Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến biến đổi chức năng kinh tế của...

Tài liệu Tác động của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình ở huyện nam sách tỉnh hải dương hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã ái quốc và xã đồng lạc)

.PDF
137
213
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *************** ĐỖ HỒNG THỊNH TÁC ĐỘNG CỦA THU HỒI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN NAM SÁCH TỈNH HẢI DƯƠNG ( Nghiên cứu trường hợp tại xã Ái Quốc và xã Đồng Lạc) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *************** ĐỖ HỒNG THỊNH TÁC ĐỘNG CỦA THU HỒI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN NAM SÁCH TỈNH HẢI DƯƠNG ( Nghiên cứu trường hợp tại xã Ái Quốc và xã Đồng Lạc) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC Mã số: 60 31 03 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Hào Quang Hà Nội - 2014 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ........................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................................................... 8 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 10 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ........................................ 10 6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 11 7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết............................................. 11 8. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 13 NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................... 16 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................... 16 1.1 Cơ sở lý luận ...................................................................................... 16 1.1.1. Khái niệm công cụ ...................................................................... 16 1.1.2. Những lý thuyết xã hội học được vận dụng ................................. 21 1.1.3. Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước về gia đình và ruộng đất .............................................................................................. 28 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................. 35 1.2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu…………………………………...37 1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội ở xã Ái Quốc và Đồng Lạc ............... 359 1.2.3. Đặc điểm về quá trình đô thị hóa………………………………. 48 Chương 2: THỰC TRẠNG MẤT ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở XÃ ÁI QUỐC VÀ XÃ ĐỒNG LẠC .......................................................... 48 2.1. Thực trạng dân số, lao động, ngành nghề ........................................... 48 2.1.1 Cơ cấu dân số, lao động ............................................................... 48 2.1.2 Cơ cấu ngành nghề ...................................................................... 49 2.2. Thực trạng mất đất sản xuất nông nghiệp ở xã Ái Quốc và Đồng Lạc ................................................................................................................ .60 2.2.1 Thực trạng mất đất nông nghiệp ở xã Ái Quốc............................ 60 2.2.2 Thực trạng mất đất nông nghiệp ở xã Đồng Lạc .......................... 62 Chương 3: BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH .. 65 3.1 Tác động của thu hồi đất nông nghiệp tới sự biến đổi nghề nghiệp, việc làm của gia đình ....................................................................................... 65 3.1.1. Biến đổi cơ cấu nghề nghiệp ....................................................... 65 3.1.2. Biến đổi vai trò giới trong gia đình ............................................. 71 3.1.3. Biến đổi lao động việc làm ......................................................... 73 3.2. Biến đổi phương thức sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình .............. 81 3.2.1. Biến đổi phương thức sản xuất nông nghiệp ............................... 81 3.2.2. Biến đổi phương thức kinh doanh .............................................. 84 3.3. Biến đổi mức sống của hộ gia đình .................................................... 87 3.3.1. Biến đổi mức sống của hộ gia đình ............................................. 87 3.3.2. Biến đổi cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình ...................................... 89 3.4. Những tác động tích cực và tiêu cực của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình ............................. 93 3.4.1. Những tác động tích cực ............................................................. 93 3.4.2. Những tác động tiêu cực ............................................................. 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Biến đổi nghề nghiệp theo địa bàn nghiên cứu ............................. 65 Bảng 3.2. Biến đổi sản xuất theo địa bàn nghiên cứu.................................... 67 Bảng 3.3. Tương quan về tuổi theo địa bàn khảo sát..................................... 69 Bảng 3.4. Tương quan mức độ thu hồi đất nông nghiệp khi xây dựng khu công nghiệp theo tuổi ................................................................................... 70 Bảng 3.5. Tương quan về tình trạng việc làm theo giới tính ......................... 77 Bảng 3.6.Tương quan tình trạng việc làm của người lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp theo giới tính ................................................................ 79 Bảng 3.7: Tương quan lý do người lao động không được nhận vào xí nghiệp làm việc theo giới tính .................................................................................. 80 Bảng 3.8. Sự chuyển đổi đất nông nghiệp theo địa bàn nghiên cứu .............. 82 Bảng 3.9. Tương quan Mức độ biến đổi quy mô trồng Lúa sau khi thu hồi đất nông nghiệp theo tuổi ................................................................................... 83 Bảng 3.10. Mục đích sử dụng tiền đền bù theo địa bàn nghiên cứu .............. 84 Bảng 3.11: Tương quan mục đích sử dụng tiền đền bù từ đất nông nghiệp theo giới tính ........................................................................................................ 86 Bảng 3.12. Thu nhập từ các nguồn khác nhau theo địa bàn nghiên cứu ........ 88 Bảng 3.13. Các khoản chi tiêu hiện nay so với trước đây theo địa bàn nghiên cứu ............................................................................................................... 90 Bảng 3.14: Chi tiêu bình quân theo đầu người/ tháng của các hộ gia đình theo địa bàn nghiên cứu ....................................................................................... 92 Bảng 3.15. Đồ dùng trong gia đình theo địa bàn nghiên cứu ........................ 96 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Đóng góp chính vào thu nhập hộ gia đình theo địa bàn nghiên cứu ............................................................................................................... 71 Biểu đồ 3.2. Sự thay đổi việc làm theo địa bàn nghiên cứu........................... 73 Biểu đồ 3.3. Thực trạng việc làm theo địa bàn nghiên cứu ........................... 76 Biểu đồ 3.4. Biến đổi mức sống theo địa bàn nghiên cứu ............................. 87 Biểu đồ 3.5. Loại nhà ở theo địa bàn nghiên cứu ......................................... 93 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo đó là quá trình đô thị hóa đang diễn ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước với tốc độ ngày càng cao. Theo quy luật chung, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa sẽ dẫn đến việc hình thành nên các khu công nghiệp, khu đô thị và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Để có tiền đề về vị trí, đất đai xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị và các công trình công cộng, Nhà nước đã tiến hành thu hồi nhiều khu đất trong đó phần lớn là đất nông nghiệp giao cho các chủ đầu tư để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh và phát triển cơ sở hạ tầng… Điều đó đã gây ảnh hưởng lớn đến việc làm và đời sống hộ gia đình bị thu hồi đất. Hải Dương là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020 phấn đấu trở thành tỉnh có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu, trong những năm qua Hải Dương đã triển khai thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội như: chỉnh trang đô thi; xây dựng mới công sở; mở rộng hạ tầng giao thông; xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất… Điều đó đã giúp cho Hải Dương đạt được những thành công nhất định trong việc thu hút các nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động, phát triển kinh tế - xã hội. Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, Hải Dương tiến hành thu hồi đất trong đó phần lớn là đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Việc thu hồi đất làm cho người nông dân mất toàn bộ hoặc một phần đất sản xuất không có 1 khả năng chuyển đổi nghề nghiệp hoặc thiếu việc làm dẫn đến giảm thu nhập, đời sống hộ gia đình gặp nhiều khó khăn. Từ đó đã nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp: khiếu kiện đông người, thất nghiệp tăng, dư thừa lao động, không có việc làm, lao động di cư tự do tới các thành phố lớn, tệ nạn xã hội…và tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định xã hội. Việc nghiên cứu những thay đổi trong cuộc sống của người nông dân cùng những khó khăn mà họ phải đương đầu trong quá trình chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp như phải chuyển đổi việc làm, thay đổi thu nhập, lối sống, phương thức đầu tư sản xuất kinh doanh, định hướng nghề cho con cái, chiến lược sống ... là vấn đề cần thiết và cấp bách trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế - xã hội, nhằm tìm hiểu khả năng thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống của người nông dân, cũng như việc đền bù đất đai sau khi thu hồi sẽ gây nên những hậu quả không tốt đến người nông dân, từ đó góp phần tìm ra hướng đi và cách giải quyết đúng đắn cho vấn đề này. Thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện công nghiệp hóa trong những năm gần đây đã mang lại những thay đổi lớn ở các vùng nông thôn. Các nhà máy, khu công nghiệp được hình thành đã tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo ra nhiều nguồn thu nhập, nâng cấp cơ sở hạ tầng và góp phần rất lớn trong việc xóa đói giảm nghèo ở nhiều vùng nông thôn. Tuy nhiên, việc thu hồi đất nông nghiệp cho công nghiệp hóa đã tác động đến việc làm và đời sống của các hộ nông dân trước mắt cũng như lâu dài. Việc mất đất sẽ dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, dư thừa một bộ phận lao động, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, tình hình trật tự an ninh trở nên ngày càng phức tạp, không tự chủ về lương thực là tình trạng phổ biến của người nông dân vùng công nghiệp hóa. Vì một phần lớn diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi cho việc xây dựng các khu công nghiệp, cụm công 2 nghiệp, đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng, số hộ nông dân mất đất phải chuyển đổi việc làm tăng lên nhanh chóng. Ngoài việc đền bù cho nông dân bằng tiền mặt, những nỗ lực của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp lấy đất nhằm giúp đỡ nông dân tìm kiếm việc làm sau khi thu hồi đất là rất ít. Chính sách thu hồi đất để phát triển công nghiệp do đó đã để lại những mặt tích cực và hạn chế trên cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Quá trình thu hồi đất nông nghiệp có tác động rất lớn đến sự biến đổi các chức năng cơ bản trong gia đình hiện nay, đặc biệt là chức năng kinh tế của hộ gia đình. Sự biến đổi chức năng kinh tế tất yếu sẽ ảnh hưởng đến các chức năng khác của gia đình như ảnh hưởng đến giáo dục gia đình, phân công lao động theo giới. Mặt khác sự biến đổi chức năng kinh tế gia đình còn thể hiện ở việc gia đình với tư cách là đơn vị kinh tế tự cung tự cấp, sản xuất khép kín, thành một đơn vị kinh tế độc lập phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường... đồng thời nó cũng làm thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, việc làm, lao động theo trình độ, độ tuổi và giới tính; các mối quan hệ trong gia đình; văn hóa gia đình, và đây như là một hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn hiện nay, tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương” (nghiên cứu trường hợp tại Xã Ái Quốc và Xã Đồng Lạc). Với đề tài trên tác giả mong muốn được góp phần nào đó nhằm làm rõ hơn chính sách thu hồi đất sản xuất nông nghiệp của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đối với vấn đề này, đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng cho những hộ gia đình bị thu hồi đất. 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 3 Trong lịch sử phát triển của gia đình, gia đình vừa là một đơn vị kinh tế, vừa là cái nôi đầu tiên và suốt đời nuôi dưỡng, giáo dục con người duy trì và phát triển ở họ những quan hệ tình cảm đặc biệt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dưới tác động của quá trình đô thị hóa thì chức năng của gia đình đang có nhiều biến đổi, thiết chế gia đình cũng đang cần có những thay đổi phù hợp với giá trị về sự bình đẳng và an sinh cho mỗi thành viên của gia đình trong những điều kiện mới. Sự biến đổi chức năng kinh tế của gia đình đã có tác động rất lớn đến cơ cấu nghề nghiệp, việc làm, chiến lược sống, phong tục tập quán, thói quen ứng xử, việc quản lý giáo dục con cái trong gia đình Việt Nam truyền thống, các giá trị mới xuất hiện đã phá vỡ những hệ giá trị truyền thống. Vì lẽ đó gia đình đang trở thành một vấn đề của toàn cầu, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển chung của toàn bộ nhân loại. Gia đình đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong mọi chiến lược phát triển của các quốc gia, cũng như của Liên Hợp Quốc. Trong cuốn “Gia đình học” của hai tác giả là GS.TS Đặng Cảnh Khanh và PGS.TS Lê Thị Quý, NXB Lý luận chính trị, HN. 2007: Trong cuốn sách này đã có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu lý luận về gia đình, phân tích những biến đổi của gia đình Việt Nam từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp hóa. Những thách thức của gia đình Việt Nam trước quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã phản ánh sâu sắc những biến đổi của gia đình. Trong đó tập trung vào nghiên cứu vị trí vai trò cũng như chức năng của gia đình đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người. Trong cuốn sách này tác giả đã đề cập đến chức năng kinh tế của gia đình, coi gia đình như là một đơn vị kinh tế. Vai trò và tầm quan trọng trong phát triển kinh tế của gia đình trong sự phát triển của đất nước. 4 Trong cuốn “Gia đình và biến đổi gia đình Việt Nam” của PGS. TS Lê Ngọc Văn, NXB Khoa học xã hội, HN. 2011: Trong cuốn sách này tác giả đã làm rõ những biến đổi về chức năng, mối quan hệ trong gia đình hiện nay dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời cũng làm rõ những xu hướng biến đổi mối quan hệ gia đình trong điều kiện kinh tế xã hội mới, đó là sự biến đổi mối quan hệ của gia đình từ gia đình truyền thống đến sự phát triển của gia đình hiện đại. Những nghiên cứu trên đã phản ánh những biến đổi các chức năng, mối quan hệ gia đình trong điều kiện CNH, HĐH đất nước. Ngoài ra còn có rất nhiều những nghiên cứu về sự tác động của quá trình đô thị hóa đến sự biến đổi của gia đình. Hoàng Bá Thịnh, Công nghiệp hóa nông thôn và những biến đổi trong gia đình nông thôn hiện nay. (Nghiên cứu trường hợp xã Ái Quốc, Nam Sách - Hải Dương). Nghiên cứu phản ánh những biến đổi trong đời sống kinh tế xã hội của người nông dân khi bị thu hồi đất, ngoài những biến đổi trong đời sống kinh tế, thu nhập, vấn đề việc làm, nghề nghiệp của hộ gia đình. Mặt khác đó là những biến đổi về gia đình ở nông thôn hiện nay, đó là sự biến đổi về quy mô gia đình, nghề nghiệp, vai trò của giới trong gia đình, định hướng học tập của cha mẹ đối với con, sự biến đổi trong quan hệ gia đình do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mang lại. Đánh giá những tác động tích cực và những tác động tiêu cực của quá trình đó đối với gia đình ở nông thôn hiện nay. [16] Phan Mai Hương, Vấn đề việc làm trong chiến lược sống của người nông dân vùng ven đô dưới tác động của đô thị hóa, Tạp chí Xã hội học số 1(101), 2008. Bài viết phản ánh những tác động của đô thị hóa không chỉ làm thay đổi những yếu tố vật chất, mà còn làm chuyển biến những khuôn mẫu xã hội. Quá 5 trình đó đã tác động mạnh mẽ tới nông thôn và tạo ra nhiều hệ quả xã hội như: thiếu việc làm, phân hóa giàu nghèo, làm gia tăng các tệ nạn xã hội, biến đổi lối sống và phong tục tập quán, biến đổi trong quan hệ xã hội, nhận thức và thái độ đối với các giá trị truyền thống trong gia đình. Từ sự biến đổi đó ảnh hưởng đến phương thức kiếm sống, và chiến lược sống của gia đình. Mặt khác đó là những biến đổi liên quan đến giao tiếp, quan hệ xã hội, quan hệ gia đình, phản ánh những thay đổi về tâm lý liên quan đến động thái trong chiến lược sống của hộ gia đình vùng ven đô từ góc độ nghề nghiệp, việc làm dưới tác động của đô thị hóa. [8, tr. 21]. "Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá" (2010) - cuốn sách do tác giả Nguyễn Thị Thơm và Phí Thị Hằng làm đồng chủ biên. Cuốn sách đã được các tác giả đã bàn về những vấn đề nảy sinh do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mọc lên khắp nơi đã làm cho đất đai sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, người nông dân mất tư liệu sản xuất chủ yếu đồng nghĩa với việc mất hoặc thiếu việc làm, gây nên nhiều vấn đề xã hội khác nảy sinh. Từ việc chỉ ra thực trạng của Hải Dương - một tỉnh trọng điểm vùng đồng bằng sông Hồng, nhóm tác giả đã đưa ra một số dự báo và giải pháp trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá: Nâng cao hiệu quả quy hoạch, mở rộng cầu lao động, nâng cao chất lượng cung lao động, phát triển thị trường lao động và giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách đối với lao động nông nghiệp bị thu hồi đất [68]. "Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010" (2010) do tác giả Trần Thị Minh Ngọc làm chủ biên. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành tựu, hạn chế trong quá trình giải quyết việc làm cho 6 nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ đó nhóm tác giả đề ra phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân: điều chỉnh cơ cấu đầu tư, phát riển các ngành kinh tế nhằm giải quyết việc làm; đồng thời tác giả cũng đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cho người lao động để tăng cơ hội tìm kiếm được việc làm và các giải pháp hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về việc làm cho người lao động [41]. Trong các công tŕnh nghiên cứu, còn có "Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa" của PGS.TS Lê Ngọc Văn, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996. Đặc biệt gần đây, có đề tài cấp Nhà nước KX - 07- 09: "Vai trò gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam", của Trung tâm Nghiên cứu về gia đình và phụ nữ, mà Giáo sư Lê Thi làm chủ biên, do Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành năm 1997. Tập thể các tác giả cho rằng, những thành tựu to lớn của cách mạng khoa học và công nghệ trong những năm cuối thế kỷ XX đang đưa lại những khả năng sáng tạo, trí thông minh tuyệt vời cho con người và hứa hẹn đem lại những tiến bộ vượt bậc cho cuộc sống của cá nhân, gia đình, xã hội cả về vật chất và tinh thần. Bên cạnh những tiến bộ vượt bậc do con người tạo ra, thì hàng loạt những sai lầm, hành vi lệch chuẩn, thiếu hụt, những tệ nạn xã hội, nguy hiểm đang tồn tại trên khắp thế giới... cũng lại do con người gây ra. Hậu quả đó đang làm cho những mối quan hệ trong gia đình bị dạn nứt, xấu đi. Tác giả khẳng định, bàn về sự phát triển ổn định của xã hội, không thể tách rời sự phát triển của con người và vai trò của gia đình trong việc bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nhân cách con người. Lê Thái Thị Băng Tâm, Một vài đặc điểm của hộ gia đình sau khi bị thu hồi quyền sử dụng đất canh tác, Tạp chí Xã hội học số 3 (115), 2001. Nghiên 7 cứu này chỉ ra một số đặc điểm của hộ gia đình nông thôn bị thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp cũng như một số thay đổi của những gia đình này từ trước và sau khi bị thu hồi đất, một số khác biệt giữa các hộ gia đình bị thu hồi đất và không bị thu hồi đất. Đồng thời phản ánh những tác động của đô thị hóa đến sự thay đổi chiến lược sinh kế của hộ gia đình, mặt khác cũng phản ánh sự thiếu bền vững, đe dọa đến sự phát triển kinh tế hộ gia đình trong những điều kiện cụ thể. [21, tr. 47]. Ngoài ra còn một số nghiên cứu về chức năng kinh tế của gia đình như Bài viết của Vũ Hào Quang trên tạp chí xã hội học. Bài viết của Nguyễn Thị Kim Hoa trên tạp chí xã hội học. Vũ Hào Quang, “Biến đổi xã hội nông thôn trong quá trình dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất và đô thị hóa” (Nghiên cứu trường hợp Hải Dương). Như vậy, những công trình nghiên cứu trên đã đánh giá về những tác động của đô thị hóa đến sự biến đổi các chức năng của gia đình như sự biến đổi về nghề nghiệp, việc làm, thu nhập của gia đình. Cung cấp những luận cứ khoa học để đưa ra những chính sách phù hợp cho sự ổn định và phát triển của gia đình trong điều kiện mới. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về sự biến đổi các chức năng cơ bản của gia đình trước tác động của thu hồi đất. Đề tài nghiên cứu “Tác động của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sự biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại Xã Ái Quốc và Xã Đồng Lạc) mong muốn đóng góp thêm một phần nhỏ vào xu hướng nghiên cứu sự biến đổi các chức năng cơ bản của hộ gia đình trong đó có chức năng kinh tế dưới tác động của quá trình thu hồi đất. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học 8 Qua nghiên cứu đề tài “Tác động của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại Xã Ái Quốc và Xã Đồng Lạc) qua đây vận dụng một số lý luận, lý thuyết xã hội học để nghiên cứu về sự tác động của việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đối với sự biến đổi các chức năng trong gia đình nông thôn hiện nay, trong đó có chức năng kinh tế. Đánh giá và phân tích để đưa ra những luận cứ khoa học nhằm phản ánh đúng thực tiễn vấn đề. Qua nghiên cứu góp phần đem lại cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách của Đảng và nhà nước về gia đình. Đồng thời vận dụng một số lý thuyết của xã hội học để nghiên cứu làm rõ sự biến đổi chức năng của gia đình trước tác động của việc thu hồi đất. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Trong thời gian qua, việc nghiên cứu những bất cập nảy sinh do việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng những KCN, KĐT và hệ thống hạ tầng cơ sở tại các vùng nông thôn được nhiều tác giả thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt quan tâm thực hiện. Kết quả của những công trình nghiên cứu này cho thấy, việc thu hồi đất nông nghiệp đã ảnh hưởng rất lớn đến việc làm, đời sống kinh tế - xã hội và môi trường sống của người dân bị thu hồi đất. Tuy nhiên, với đề tài này tác giả muốn đi sâu tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu về khía cạnh tác động của việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sự biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình bị thu hồi đất và làm sáng tỏ những tác động việc thu hồi đất đến sự biến đổi chức năng của hộ gia đình từ đó phát huy những tác động tích cực, khắc phục những tác động tiêu cực… nâng cao nhận thức của hộ gia đình, tạo môi trường thích ứng cho người dân khi họ mất đất. 9 Đưa ra những đề xuất kiến nghị và những giải pháp nhằm xây dựng gia đình ổn định và bền vững trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu, phân tích, quá trình thu hồi đất sản xuất nông nghiệp và sự tác động của quá trình đó đến sự biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình bị thu hồi đất tại 2 xã Ái Quốc và xã Đồng Lạc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm ổn định và nâng cao chất lượng sống cho các hộ gia đình sau việc thu hồi đất. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khái quát về quá trình đô thị hóa tại Huyện Nam Sách và khái quát về địa bàn nghiên cứu ở 2 xã Ái Quốc và xã Đồng Lạc. Tìm hiểu về thực trạng đời sống của hộ gia đình( hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, thu nhập, điều kiện sinh hoạt…) Phân tích, đánh giá tác động của việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sự biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình. Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sự biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình. Biến đổi kinh tế: sự biến đổi về nghề nghiệp, thu nhập, việc làm, chiến lược sống, phương tiện sinh hoạt, quá trình sản xuất, tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ. 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Tác động của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình ở Huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương 10 5.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là những hộ gia đình bị thu hồi đất trên địa bàn xã Ái Quốc và xã Đồng Lạc; Cán bộ địa phương(xã). 5.3. Phạm vi nghiên cứu 5.3.1. Phạm vi không gian Đề tài tiến hành khảo sát tại địa bàn 2 xã Ái Quốc và xã Đồng Lạc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. 5.3.2.Phạm vi thời gian Đề tài tiến hành nghiên cứu từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014. 5.3.3 Phạm vi nội dung nghiên cứu Nghiên cứu về những tác động của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến biến đổi chức năng kinh tế của gia đình, đó là sự biến đổi về mức sống, thu nhập, tiêu dùng và vấn đề lao động, việc làm của hộ gia đình. 6. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp ở xã Ái Quốc và xã Đồng Lạc diễn ra như thế nào? Việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đã tác động như thế nào đến sự biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình hiện nay? Làm gì để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn khi mất đất sản xuất nông nghiệp? 7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 7.1. Giả thuyết nghiên cứu Việc thu hồi đất nông nghiệp ở xã Ái Quốc và xã Đồng Lạc đã diễn ra theo đúng quy định của luật đất đai và được người dân chấp nhận. Chức năng kinh tế đã thay đổi theo hướng tích cực hơn. Đã có sự thay đổi rất lớn trong đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của hộ gia đình. 11 Việc thu hồi đất nông nghiệp đã làm thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, việc làm, thu nhập, đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng, nội dung và định hướng nghề nghiệp tương lai cho con cái trong gia đình. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến đổi chức năng kinh tế là do thiếu đất sản xuất, công cụ sản xuất thô sơ, cách thức tổ chức sản xuất, và quan hệ sản xuất sau đền bù đất đai chưa phù hợp. 7.2. Khung lý thuyết Điều kiện kinh tế - xã hội Quá trình thu hồi đất sản xuất nông nghiệp Thu hồi đất sản xuất nông nghiệp Biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình - Mất đất sản xuất - Thu nhập của gia đình - Xây dựng các khu công - Biến đổi nghề nghiệp, nghiệp, cơ sở hạ tầng việc làm của gia đình - Quá trình đô thị hóa - Biến đổi sản xuất kinh - Chính sách về thu hồi đất doanh hàng hóa, dịch vụ - Công tác đền bù, giải 12 - Biến đổi chi tiêu của hộ phóng mặt bằng gia đình - Sự chuyển dịch cơ cấu, - Thay đổi chiến lược sống qua đào tạo nghề Giải pháp cho sự biến đổi chức năng kinh tế của gia đình 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp luận Lý luận và phương pháp luận được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của luận văn để nhận thức các sự kiện, các hiện tượng là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các hiện tượng, vấn đề và sự kiện khi xem xét hoàn toàn không theo ý chủ quan hay áp đặt của con người mà được đặt trong những quy luật vận động và phát triển của thực tiễn. Điều này có nghĩa là tất cả các vấn đề các hiện tượng đều phải xem xét trong mối liên hệ biện chứng, phụ thuộc, tác động qua lại với nhau, chi phối ảnh hưởng lẫn nhau. Đồng thời phải đứng trên quan điểm toàn diện. Nghĩa là vấn đề này được đặt trong bối cảnh của sự phát triển, những biến đổi kinh tế - xã hội trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Mà ở đây là quá trình đô thị hóa đã tác động và dẫn đến những biến đổi nhanh chóng trong đời sống kinh tế - xã hội. 13 Vận dụng phương pháp luận để lý giải sự ảnh hưởng từ việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến chức năng kinh tế của hộ gia đình, như thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, việc làm, nguồn thu nhập, phương thức sản xuất kinh doanhmức sống và chiến lược sống của hộ gia đình khi bị mất đất canh tác. Nó có tác động tích cực hay không tích cực đến chức năng kinh tế hộ gia đình. Ngược lại, sự biến đổi về chức năng kinh tế hộ gia đình phản ánh chính sách thu hồi đất nông nghiệp ra sao, có hợp lòng dân và được người nông dân đồng tình hay không. 8.2. Phương pháp chọn mẫu Đề tài thu thập thông tin định lượng bằng bảng hỏi với 300 phiếu hỏi, tiến hành ở 2 xã Ái Quốc và xã Đồng Lạc ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. Trong đó số phiếu dành cho mỗi xã là 150 phiếu và phiếu phỏng vấn dành cho đại diện chủ hộ bị thu hồi đất nông nghiệp. Đề tài áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Đó là cách chọn sao cho mọi phần tử của tổng thể đều có cơ hội được lựa chọn như nhau. Đây là phương pháp chọn mẫu bằng cách rút thăm lấy ngẫu nhiên một đơn vị đầu tiên sau đó các đơn vị tiếp theo được chọn theo hệ thống. Áp dụng công thức chọn mẫu ngẫu nhiên K = N/n, trong đó k là khoảng cách trên danh sách các phần tử được chọn, N là kích thước của tổng thể, n là dung lượng mẫu. Đối với xã Ái Quốc tiến hành khảo sát 150 hộ bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trong tổng số 450 hộ. Áp dụng công thức ta có: K=N/n= 450:150=3. Như vậy trung bình cứ 3 hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp ta chọn 1 hộ gia đình để khảo sát và thu thập thông tin. Đối với xã Đồng Lạc tiến hành khảo sát 150 hộ gia đình bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trong tổng số 300 hộ. Áp dụng công thức ta có: K=N/n= 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan