Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại việt na...

Tài liệu Tác động của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam 2013 2015

.PDF
94
306
136

Mô tả:

tác động của sở hữu chéo đến hệ thống ngân hàng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THÀNH ĐẠT LUẬN VĂN THẠC SĨ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.34.02.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THẾ SAO TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2016 i CHUẨN Y CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN Luận văn tựa đề: “Ảnh hưởng của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” công trình được học viên Nguyễn Thành Đạt thực hiện và nộp nhằm thoả một phần yêu cầu tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng. Viện đào tạo sau đại học Giảng viên hướng dẫn TS. TRẦN THẾ SAO Ngày bảo vệ luận văn, TP.HCM, Ngày 09 tháng 01 năm 2017 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Ảnh hưởng của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” của chính tôi. Kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện. Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Những tài liệu tham khảo được trích dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn theo đúng quy định. Luận văn này chưa được trình nộp để lấy học vị thạc sỹ tại bất cứ một trường đại học nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. Thành Phố Hồ Chí Minh, Ngày 7 Tháng 12 Năm 2016. Tác giả Nguyễn Thành Đạt iii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này không thể thiếu sự động viên và tận tình giúp đỡ của quý Thầy Cô. Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới quý Thầy, Cô Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng nói chung và Thầy Cô Viện sau đại học nói riêng Và xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Thầy TS. Trần Thế Sao đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn tới các các chuyên gia đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình phỏng vấn thực hiện đề tài Sau cùng tôi xin cảm ơn tới tất cả các bạn lớp VS15.CH1 đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Trong quá trình hoàn thành luận văn, mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn tốt nhất song cũng không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được đóng góp của Thầy Cô. Trân trọng! Thành Phố Hồ Chí Minh, Ngày 7 Tháng 12 Năm 2016 Tác giả Nguyễn Thành Đạt iv TÓM TẮT TIẾNG VIỆT Sở hữu chéo không còn là hiện tượng xa lạ trong nền kinh tế. Sở hữu chéo tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, những ảnh hưởng mang lại bao gồm cả những điều tích cực lẫn tiêu cực. Sở hữu chéo góp phần ổn định cơ cấu quản trị và sở hữu ngân hàng, gia tăng nguồn vốn, công nghệ mà ta thấy được ở hình thức ngân hàng liên doanh với các cổ đông, công ty nước ngoài. Bên cạnh đó sở hữu chéo cũng mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sự ổn định của các ngân hàng, thông qua nhiều thủ đoạn khác nhau, các quy định về an toàn hoạt động, quy định giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần hay các hoạt động tín dụng và đầu tư bị vi phạm qua hình thức sở hữu chéo. Dẫn đến những đánh giá không đúng cho sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng, khả năng quản trị cũng giảm dần, lũng đoạn hệ thống tài chính. Cho nên tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu về thực trạng sở hữu chéo hiện nay và những ảnh hưởng của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính Phủ nhằm kiểm soát những ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, đem lại sự lành mạnh cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. v ABSTRACT Cross-ownership is no longer a strange phenomenon in the economy. Crossownership exists in many different forms, bringing influences include both positive and negative. Cross-ownership structure contributes to stable management and bank ownership, increased capital and technology that we see in the form of a joint venture bank with shareholders, foreign companies. Besides cross-ownership also brings many negative effects for the stability of the banks, through various tricks, the rules of safe operation, limits the proportion of shareholding or credit activities and investments are violated through cross-ownership. Lead to underestimating the soundness of the banking system, capable administrator and descending, cornering the financial system. So the authors chose this topic for study on the status of the current cross-ownership and cross-ownership effect of the operation of the commercial banking system in Vietnam. Since then the thesis has proposed a number of solutions for the State Bank and the Government to control the negative impact of cross-ownership to the activities of commercial banking system, bringing the system healthy Vietnam's banking system. vi MỤC LỤC CHUẨN Y CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN .......................................................................... i LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................................. ii LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................................... iii TÓM TẮT TIẾNG VIỆT .................................................................................................................... iv ABSTRACT ........................................................................................................................................... v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................................. xi CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................................... 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu ..................................................................................................................... 3 1.6 Cấu trúc của luận văn ................................................................................................................. 3 TÓM TẮT CHƯƠNG 1: .................................................................................................................. 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN........................... 4 2.1 Khái niệm sở hữu chéo và các hình thức sở hữu chéo ............................................................. 4 2.1.1 Khái niệm .................................................................................................................................. 4 2.1.2 Các hình thức sở hữu chéo ...................................................................................................... 5 - Theo hình thức sở hữu ................................................................................................................ 5 + Sở hữu chéo dạng tháp đơn giản .............................................................................................. 5 + Sở hữu chéo dạng tháp quay ngược ......................................................................................... 6 - Theo cấu trúc đầu tư................................................................................................................... 7 + Sở hữu chéo giản đơn................................................................................................................. 7 + Sở hữu chéo đường thẳng .......................................................................................................... 8 + Sở hữu chéo vòng tròn ............................................................................................................... 8 + Sở hữu chéo mạng lưới .............................................................................................................. 9 2.2 Các hình thức sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng ......................................................... 9 2.2.1. Sở hữu chéo đường thẳng ................................................................................................... 9 2.2.2. Sở hữu chéo vòng tròn ...................................................................................................... 10 2.2.3. Sở hữu chéo mạng lưới ..................................................................................................... 11 vii 2.3 Nguyên nhân hình thành sở hữu chéo ..................................................................................... 11 2.4 Ảnh hưởng của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại.............. 13 2.4.1 Ảnh hưởng tích cực ............................................................................................................ 13 2.4.2 Ảnh hưởng tiêu cực ............................................................................................................ 14 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sở hữu chéo ................................................................................... 16 2.5.1 Môi trường kinh tế vĩ mô ................................................................................................... 16 2.5.2 Hoạt động nội bộ ngành ngân hàng .................................................................................. 18 2.5.3 Áp lực thị trường và áp lực cạnh tranh ............................................................................ 19 2.6 Kinh nghiệm kiểm soát sở hữu chéo ở một số nước trên thế giới ......................................... 19 2.6.1 Nhật Bản ............................................................................................................................. 19 2.6.2 Đức ....................................................................................................................................... 21 2.6.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................................. 22 2.7 Các nghiên cứu có liên quan..................................................................................................... 23 2.7.1. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................................. 23 2.7.2 Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................................... 24 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................................. 25 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 27 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................................ 27 3.2 Các phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 29 3.3 Mẫu nghiên cứu ......................................................................................................................... 30 3.4 Công cụ nghiên cứu ................................................................................................................... 30 3.5 Thu thập dữ liệu ........................................................................................................................ 31 3.5.1 Dữ liệu thứ cấp ................................................................................................................... 31 3.5.2 Dữ liệu sơ cấp...................................................................................................................... 31 3.6 Xử lý dữ liệu............................................................................................................................... 31 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 32 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 33 4.1 Sự hình thành và phát triển sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam ................ 33 4.2 Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ......................... 34 4.2.1. Sở hữu chéo đường thẳng ................................................................................................. 34 4.2.1.1. Cổ đông chiến lược nước ngoài tại NHTM .................................................................. 34 4.2.1.2 Ngân hàng Nhà Nước tại các ngân hàng thương mại .................................................. 36 4.2.1.3. Tập đoàn, DNNN với NHTM ........................................................................................ 37 4.2.1.4. Các ngân hàng thương mại cổ phần với nhau ............................................................. 40 viii 4.2.1.5. Nhóm cổ đông tại ngân hàng Sacombank .................................................................... 41 4.2.2 Sở hữu chéo mạng lưới ...................................................................................................... 42 4.2.2.1. Tại ngân hàng Á Châu của Bầu Kiên và nhóm cổ đông ............................................. 42 4.2.2.2. Tại Ngân hàng Xây Dựng của Phạm công Danh ......................................................... 44 4.2.2.3. Tại ba Ngân hàng thương mại cổ phần của Trương Mỹ Lan và nhóm cổ đông ...... 45 4.2.2.4. Tại ngân hàng Sacombank của nhóm cổ đông gia đình Trầm Bê ............................. 47 4.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của sở hữu chéo ................................................................... 48 4.3.1 Ảnh hưởng tích cực ............................................................................................................ 48 4.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực ............................................................................................................ 50 4.3.3 Nguyên nhân dẫn đến tiêu cực .......................................................................................... 54 4.3.3.1. Môi trường kinh tế vĩ mô ............................................................................................... 54 4.3.3.2. Hoạt động nội bộ ngành ngân hàng .............................................................................. 55 4.3.3.3. Áp lực thị trường và Áp lực cạnh tranh ....................................................................... 56 4.4 Phân tích thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................. 58 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .............................................................................................................. 64 CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ..................................................................................... 65 5.1 Định hướng mục tiêu phát triển của ngân hàng ..................................................................... 65 5.1.1 Định hướng, mục tiêu phát triển chung của ngành ngân hàng đến năm 2020 ............. 65 5.1.2 Mục tiêu cụ thể đối với sở hữu chéo ................................................................................. 66 5.2 Đề xuất kiến nghị ....................................................................................................................... 67 5.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước ............................................................................................ 67 5.2.2 Đối với Chính phủ .............................................................................................................. 68 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .................................................................................................................. 70 KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 73 ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ACI– HN : Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư Á Châu Hà Nội CTCP TN : Công ty cổ phần Thiên Nam CTCP B&B : Công ty cổ phần đầu tư Thương mại B&B CTCP AFG : Công ty cổ phần Tập đoàn Tài chính Á Châu CTCP ACBI : Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội CTCP ACI : Công ty cổ phần đầu tư Á Châu ACI– HN : Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư Á Châu Hà Nội CTCPĐT : Công ty cổ phần đầu tư CTCP&ĐTPT : Công ty cổ phần và đầu tư phát triển CTCP : Công ty cổ phần DN : Doanh nghiệp ETF : Quỹ đầu tư chỉ số HĐQT : Hội đồng quản trị HTTC : Hệ thống tài chính M&A : Mua bán và sáp nhập NH : Ngân hàng NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMNN : Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN : Ngân hàng Nhà nước x NHLD : Ngân hàng liên doanh ROA : Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROE : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu SHC : Sở hữu chéo TCTD : Tổ chức tín dụng TTCK : Thị trường chứng khoáng xi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sở hữu chéo dạng tháp đơn giản ................................................................6 Hình 2.2: Sở hữu chéo dạng tháp mở rộng .................................................................7 Hình 2.3: Sở hữu chéo dạng tháp quay ngược ..........................................................8 Hình 2.4: Sở hữu chéo giản đơn ................................................................................ 8 Hình 2.5: Sở hữu chéo đường thẳng .......................................................................... 9 Hình 2.6: Sở hữu chéo vòng tròn .............................................................................. 9 Hình 2.7: Sở hữu chéo mạng lưới............................................................................ 10 Hình 2.8: Sở hữu chéo đường thẳng trong ngân hàng ............................................. 11 Hình 2.9: Sở hữu chéo vòng tròn trong ngân hàng ..................................................11 Hình 2.10: Sở hữu chéo mạng lưới trong ngân hàng .............................................. 12 Hình 4.1: Sở hữu chéo đường thẳng của cổ đông chiến lược tại Vietcombank .......34 Hình 4.2: Sở hữu chéo đường thẳng của các cổ đông chiến lược tại Vietinbank ....34 Hình 4.3: Cơ cấu sở hữu chéo đường thẳng của NHNN tại các NHTMNN ............35 Hình 4.4: Sở hữu chéo giữa các Tập Đoàn, DNNN với NHTM ..............................37 Hình 4.5: Sở hữu chéo giữa các Tập Đoàn, DNNN và NHTM ...............................38 Hình 4.6: Sở hữu chéo giữa các NHTMCP ..............................................................39 Hình 4.7: Sở hữu chéo đường thẳng nhóm cổ đông tại ngân hàng Sacombank ......40 Hình 4.8: Sở hữu chéo mạng lưới của Nguyễn Đức Kiên........................................42 Hình 4.9: Sở hữu chéo mạng lưới của Phạm Công Danh ........................................44 Hình 4.10: Sở hữu chéo mạng lưới của nhóm cổ đông sở hữu ngân hàng ..............45 xii Hình 4.11: Sở hữu chéo mạng lưới của nhóm cổ đông gia đình Trầm Bê tại Sacombank................................................................................................................46 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, vấn đề sở hữu chéo không còn quá xa lạ. Sở hữu chéo tồn tại khách quan ở nhiều nền kinh tế, ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt trong hệ thống ngân hàng cũng tồn tại nhiều trường hợp sở hữu chéo. Nó mang đến nhiều điều tích cực như tăng sự hiểu biết về nhau, góp phần ổn định chiến lược quản trị, nâng cao tiềm lực về vốn cho các ngân hàng. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, sở hữu chéo còn mang đến nhiều điều tiêu cực như: khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng không được đánh giá đúng mức, làm tăng việc cho vay thiếu kiểm soát. Trong quá trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng, sở hữu chéo là một trong những vấn đề cần quan tâm xử lý hàng đầu, đặc biệt là đối với công tác giải quyết nợ xấu cũng như tăng cường minh bạch của hệ thống ngân hàng. Theo như nhận định của nhiều chuyên gia “bản chất ban đầu của sở hữu chéo là tích cực, nhưng các đối tượng lại lợi dụng nó vào mục đích xấu hình thành vốn ảo, gây ra cuộc chạy đua lãi suất vô cùng lộn xộn và trở thành sân sau của các ông chủ ngân hàng”. Chính những điều này đã làm cho hệ thống ngân hàng Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Chưa bao giờ số vụ án liên quan đến sai phạm ngân hàng bị phát hiện nhiều như thời gian qua, với mức gây thiệt hại từ hàng nghìn đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điển hình cho những vụ bê bối này chính là vụ án “Bầu Kiên ở ngân hàng Á Châu”, vụ án “Phạm Công Danh tại ngân hàng Xây dựng” mà nguyên nhân đều có liên quan đến vấn đề sở hữu chéo. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” để nghiên cứu sâu hơn và có cái nhìn tổng thể về sở hữu chéo, nhằm làm sáng tỏ ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực và đưa ra những giải pháp kiểm soát những ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu ảnh hưởng của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu chung của nghiên cứu ta tiếp tục đi vào mục tiêu cụ thể:  Nghiên cứu cơ sở lý luận về sở hữu chéo.  Làm rõ ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.  Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm kiểm soát ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ─ Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam diễn ra như thế nào? ─ Sở hữu chéo ảnh hưởng ra sao đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam? ─ Giải pháp nào cần thực hiện để kiểm soát ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu thì luận văn sẽ tập trung vào nghiên cứu vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, thông qua các số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2010-2015 thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, của các ngân hàng thương mại và số liệu sơ cấp có được từ việc phỏng vấn các chuyên gia ngành tài chính ngân hàng, từ đó làm rõ ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 3 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu về ảnh hưởng của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, đề tài đã:  Góp phần làm sang tỏ thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.  Chỉ ra những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.  Đề xuất các giải pháp phù hợp để kiểm soát những ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu chéo, góp phần làm cho hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển lành mạnh. 1.6 Cấu trúc của luận văn Luận văn có kết cấu 5 chương bao gồm: Chương 1: MỞ ĐẦU Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Chương 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN TÓM TẮT CHƯƠNG 1: Chương 1 của luận văn đã khái quát về lý do chọn đề tài nghiên cứu, từ đó đưa ra mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp và nêu ra ý nghĩa nghiên cứu của luận văn. Đây là cơ sở để triển khai nội dung trong các chương sau của luận văn. 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.1 Khái niệm sở hữu chéo và các hình thức sở hữu chéo 2.1.1 Khái niệm Sở hữu chéo là hiện tượng phổ biến ở hầu hết nền kinh tế trên thế giới như Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia... Khái niệm sở hữu chéo được dùng để chỉ ra các mối quan hệ sở hữu của cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ cổ phần và quyền kiểm soát điều hành nhiều công ty khác. Điều quan trọng nhất trong sở hữu chéo là hình thành mối liên kết và xâm nhập vào hoạt động, cũng như những quyết định quản trị của nhau. Theo Alberto Onetti và Alessia Pisoni (2009): “Sở hữu chéo là việc các công ty thuộc lĩnh vực tài chính và công nghiệp, nắm giữ lâu dài cổ phần của nhau”. Theo Schel (2010): “Sở hữu chéo được hiểu là hai hay nhiều công ty nắm cổ phần của nhau”. Theo Đinh Tuấn Minh (2013): “Sở hữu chéo là hiện tượng công ty này chiếm giữ cổ phần công ty khác”. Hay có thể hiểu đơn giản, sở hữu chéo là việc các tổ chức này nắm giữ cổ phần tổ chứ khác (Ogishima and Kobayashi). Tóm lại ta có thể hiểu sở hữu chéo là mối quan hệ giữa hai hay nhiều chủ thể kinh tế trong đó các chủ thể kinh tế có quan hệ sở hữu trực tiếp hay gián tiếp nhau thông qua sở hữu cổ phần. Các công ty sở hữu trực tiếp với nhau có thể là sở hữu đơn phương hoặc song phương. Còn đối với lĩnh vực ngân hàng sở hữu chéo là mối quan hệ sở hữu cổ phần của nhau giữa ngân hàng với ngân hàng, hay ngân hàng với doanh nghiệp bằng hình thức sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua công ty con, công ty liên kết để có thể hợp thức hoá việc sở hữu. 5 2.1.2 Các hình thức sở hữu chéo Từ khi hình thành cho đến nay sở hữu chéo đã không ngừng biến đổi và ngày càng phức tạp hơn, sở hữu chéo có thể được chia theo hình thức sở hữu và theo cấu trúc đầu tư. - Theo hình thức sở hữu Xét theo góc độ hình thức sở hữu, thì các công ty sở hữu cổ phần lẫn nhau từ đơn giản đến phức. Trong hình thức sở hữu này, các công ty nằm ở vị trí trên đóng vai trò sở hữu cuối cùng, còn các công ty bên dưới đóng vai trò trung gian vừa sở hữu vừa bị sở hữu. Thông qua mối quan hệ sở hữu chéo theo hình thức sở hữu ta thấy chiều phân bố giữa các công ty sở hữu và bị sở hữu hướng từ trên xuống và có hình dạng trông giống như kim tự tháp. Theo đó có dạng: + Sở hữu chéo dạng tháp đơn giản Sở hữu chéo dạng tháp đơn giản là hình thức sở hữu chéo mức độ cấp thấp nhất, ở mức độ này việc sở hữu chéo chỉ là một nhánh của hình tháp, thông qua việc sở hữu công ty A nắm quyền kiểm soát trực tiếp công ty B và gián tiếp công ty C. CÔNG TY A CÔNG TY B CÔNG TY C Hình 2.1: Sở hữu chéo dạng tháp đơn giản (Nguồn: Graham và Dodd, 1994) 6 + Sở hữu chéo dạng tháp mở rộng Sở hữu chéo dạng tháp mở rộng là hình thức phức tạp hơn của dạng tháp đơn giản, Mức độ này làm cho việc sở hữu càng được nhân lên, và giúp cho chủ sở hữu cuối cùng kiểm soát chi phối cùng lúc nhiều công ty thông qua việc sở hữu trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ như công ty A sở hữu công ty B và công ty D, công ty B, D lại sở hữu cổ phần công ty C, E. Như vậy công ty A là công ty sở hữu cuối cùng các công ty này thông qua sở hữu trực tiếp và gián tiếp. CÔNG TY A CÔNG TY B CÔNG TY D CÔNG TY E CÔNG TY C Hình 2.2: Sở hữu chéo dạng tháp mở rộng (Nguồn: Graham và Dodd, 1994) + Sở hữu chéo dạng tháp quay ngược Sở hữu chéo dạng tháp quay ngược là hình thức giống với hình thức sở hữu chéo dạng tháp mở rộng, nhưng điều khác biệt ở đây là mô hình tháp có chiều quay ngược và lúc này công ty cuối cùng bên dưới bị sở hữu chi phối cùng lúc bởi nhiều công ty khác thông qua mối quan hệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp, chẳng hạn công ty C và công ty E là người sở hữu cuối cùng trong quan hệ này. Và công ty A là công ty bị sở hữu của công ty C, B và công ty E, D. 7 CÔNG TY E CÔNG TY C CÔNG TY D CÔNG TY B CÔNG TY A Hình 2.3: Sở hữu chéo dạng tháp quay ngược (Nguồn: Graham và Dodd, 1994) - Theo cấu trúc đầu tư Theo cấu trúc đầu tư, sở hữu chéo có thể tồn tại dưới nhiều dạng từ đơn giản đến phức tạp. Một khi mở rộng quy mô đầu tư nhằm tăng lợi nhuận kinh doanh thì việc sở hữu sẽ càng phức tạp đan xen nhiều công ty thông qua các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp. Theo đó bao gồm: + Sở hữu chéo giản đơn Đây là hình thức đơn giản nhất, các công ty chỉ dừng ở mức độ sở hữu trực tiếp với nhau và không có sở hữu gián tiếp do quy mô đầu tư chưa được mở rộng. Ví dụ công ty A đầu tư trực tiếp vào công ty B và công ty B cũng sở hữu cổ phần công ty A CÔNG TY A CÔNG TY B Hình 2.4: Sở hữu chéo giản đơn (Nguồn: Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng