Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm y...

Tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam giai đoạn 2007 - 2011

.PDF
77
640
102

Mô tả:

i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn này: “Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011” là bài nghiên cứu của tôi. Các nội dung tham khảo được trình bày trong luận văn được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các cơ sở đào tạo khác. TP. HCM, ngày … tháng … năm 2013 Người cam đoan Trần Đại Hưng Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy Cô đã hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức trong gần hai năm học cao học tại Trường Đại học Mở TPHCM. Những kiến thức đã học là nền tảng cơ bản để tôi hoàn thành luận văn cũng như giúp ích rất nhiều cho công việc. Tôi xin đặc biệt cảm ơn Thầy Nguyễn Minh Hà, thầy giáo hướng dẫn tôi thực hiện luận văn. Thầy là người đã định hướng và chỉ dẫn cho tôi ngay từ những bước đầu tiên. Thầy cũng đã thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần khi tôi gặp những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đặc biệt là vợ tôi, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành được luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các anh chị và các bạn lớp Cao học Tài chính ngân hàng khoá 2 (MFB2) đã hỗ trợ trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài. TP. HCM, ngày … tháng … năm 2013. Trần Đại Hưng Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 iii TÓM TẮT Đề tài này tìm hiểu sự tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) từ năm 2007 đến năm 2011. Trong đó, lợi nhuận được đo lường bởi hai biến ROA và ROE. Các biến số độc lập đại diện cho quản trị vốn lưu động bao gồm kỳ thu tiền bình quân (ACP), kỳ trả tiền bình quân (APP), số ngày tồn kho (IT) và chu kỳ luân chuyển tiền (CCC). Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng. Dữ liệu thu thập có cấu trúc dạng bảng được lấy từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và bản cáo bạch của 241 công ty niêm yết 2007 đến 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc quản trị vốn lưu động đã có những ảnh hưởng rõ ràng đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong thời kỳ khảo sát. Cụ thể, ba biến số độc lập chính là kỳ thu tiền bình quân (ACP), kỳ trả tiền bình quân (APP) và chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) có tác động âm tới lợi nhuận, trong khi biến số độc lập còn lại là ngày tồn kho (IT) không thể hiện bất cứ ảnh hưởng nào đến lợi nhuận. Một số biến kiểm soát cũng có những ảnh hưởng nhất định tới lợi nhuận của các công ty trong thời kỳ này. Các biến số cấu trúc tài sản, tuổi đời công ty, sở hữu nhà nước từ 5% đến 35% và sở hữu nhà nước trên 35% có ảnh hưởng âm tới lợi nhuận. Biến tỷ số thanh toán lãi vay cho thấy tác động ngược lại. Đề tài sử dụng các kết quả thu được từ quá trình phân tích làm căn cứ để đưa ra các khuyến nghị liên quan đến việc quản trị vốn lưu động nhằm nâng cao lợi nhuận của các công ty. Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii TÓM TẮT .................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG .................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ............................................................. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... ix CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ................................................................................. 1 1.1. Lý do nghiên cứu. ................................................................................ 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu. ............................................................................. 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu. ........................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ....................................................... 3 1.5. Ý nghĩa của đề tài. ............................................................................... 3 1.6. Kết cấu của luận văn. ........................................................................... 4 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................... 5 2.1. Tổng quan về quản trị vốn lưu động. ................................................ 5 2.1.1. Khái niệm về vốn lưu động........................................................................ 5 2.1.2. Quản trị vốn lưu động................................................................................ 6 2.1.3. Mục tiêu của quản trị vốn lưu động. .......................................................... 7 2.2. Các nhân tố chính cấu thành nên quản trị vốn lưu động. ................... 8 2.2.1. Quản trị khoản phải thu. ............................................................................ 8 2.2.2. Quản trị hàng tồn kho. ............................................................................... 9 Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 v 2.2.3. Quản trị khoản phải trả. ........................................................................... 10 2.2.4. Quản trị chu kỳ luân chuyển tiền. ............................................................ 10 2.3. Khái niệm về lợi nhuận công ty. ......................................................12 2.4. Tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận công ty. ...............13 2.5. Một số nghiên cứu trước. .................................................................16 CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 18 3.1. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................18 3.2. Mô hình nghiên cứu. ...........................................................................19 3.3. Các biến số trong mô hình nghiên cứu. ...............................................21 3.3.1. Biến số phụ thuộc. ................................................................................... 21 3.3.2. Biến số độc lập và giả thuyết nghiên cứu. ................................................ 21 3.4. Dữ liệu nghiên cứu..............................................................................27 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỐNG KÊ VÀ HỒI QUY ....... 28 4.1. Một số đặc điểm của các công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán. ........................................................................................................28 4.2. Phân tích ma trận tương quan các biến số độc lập. ..............................32 4.3. Phân tích kết quả hồi quy. ...................................................................34 4.3.1. Kiểm định đa cộng tuyến VIF.................................................................. 34 4.3.2. Kiểm định Hausman. ............................................................................... 36 4.3.3. Phân tích kết quả mô hình hồi quy. .......................................................... 37 Biến ACP (Kỳ thu tiền bình quân). ........................................................................ 40 Biến IT (Số ngày tồn kho). .................................................................................... 41 Biến APP (Kỳ trả tiền bình quân). ......................................................................... 42 Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 vi Biến CCC (Chu kỳ luân chuyển tiền). ....................................................................43 Biến ICR (Tỷ số thanh toán lãi vay). ...................................................................... 44 Biến DE2 (Bình phương tỷ lệ nợ vay). ....................................................................45 Biến Tang (Cấu trúc tài sản). ................................................................................. 45 Biến State1 và State2 (Tỷ lệ sở hữu nhà nước). ...................................................... 46 Biến Age (Tuổi doanh nghiệp). .............................................................................. 46 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 48 5.1. Kết luận. .............................................................................................48 5.2. Kiến nghị. ...........................................................................................50 5.3. Hạn chế của đề tài. ..............................................................................51 5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 53 PHỤ LỤC.................................................................................................... 57 Phụ lục 1. Kiểm tra VIF lần 1: Mô hình hồi quy có biến số ACP, APP và IT. ........................................................................................................................57 Phụ lục 2. Kiểm tra VIF lần 2: Mô hình hồi quy có biến số ACP, APP và IT. ........................................................................................................................57 Phụ lục 3. Kiểm tra VIF lần 1: Mô hình hồi quy có biến số CCC. ..............58 Phụ lục 4. Kiểm tra VIF lần 2: Mô hình hồi quy có biến số CCC. ..............58 Phụ lục 5. Hausman Test với biến phụ thuộc là ROA, biến độc lập là ACP, APP và IT.............................................................................................................59 Phụ lục 6. Hồi quy Fixed Effect với biến phụ thuộc là ROA, biến độc lập là ACP, APP và IT. ..................................................................................................60 Phụ lục 7. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi cho phụ lục 6. ..............61 Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 vii Phụ lục 8. Hausman Test với biến phụ thuộc là ROE, biến độc lập là ACP, APP và IT.............................................................................................................61 Phụ lục 9. Hồi quy Fixed Effect cho biến phụ thuộc là ROE, biến độc lập là ACP, APP và IT. ..................................................................................................62 Phụ lục 10. Kiểm định phương sai thay đổi cho phụ lục 9..........................62 Phụ lục 11. Hausman Test với biến phụ thuộc là ROA, biến độc lập là CCC.63 Phụ lục 12. Hồi quy Fixed Effect cho biến phụ thuộc là ROA, biến độc lập là CCC. ................................................................................................................64 Phụ lục 13. Kiểm định phương sai thay đổi cho phụ lục 12........................64 Phụ lục 14. Hausaman Test cho biến phụ thuộc là ROE, biến độc lập là CCC. ....................................................................................................................65 Phụ lục 15. Hồi quy Fixed Effect cho biến phụ thuộc là ROE, biến độc lập là CCC. ................................................................................................................66 Phụ lục 16. Kiểm định phương sai thay đổi cho phụ lục 15........................67 Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1 Tổng hợp kết quả một số nghiên cứu trước ................................. 14 Bảng 3. 1 Bảng tổng hơp giả thuyết nghiên cứu .......................................... 25 Bảng 3. 2 Bảng tóm tắt việc thu thập và tính toán các biến số nghiên cứu ... 26 Bảng 4.1 So sánh giá trị trung bình về tài sản và lao động giữa các công ty sản xuất và toàn bộ các công ty trên thị trường chứng khoán từ 2007 đến 2011. ........................................................................... 29 Bảng 4.2 So sánh về chu kỳ kinh tế của công ty sản xuất giữa Việt Nam và Châu Âu ..................................................................................... 30 Bảng 4.3 Thống kê mô tả các biến số ngoài mô hình .................................. 31 Bảng 4.4 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình ................................... 32 Bảng 4.5 Bảng phân tích tương quan .......................................................... 33 Bảng 4.6 Kiểm định đa cộng tuyến cho trường hợp 1................................. 35 Bảng 4.7 Kiểm định đa cộng tuyến cho trường hợp hồi quy 2 .................... 35 Bảng 4.8 Kiểm định Hausmen cho trường hơp 1......................................... 36 Bảng 4.9 Kiểm định Hausmen cho trường hơp 2......................................... 37 Bảng 4.10 Kết quả hồi quy tóm tắt cho trường hợp 1 ................................. 37 Bảng 4.11 Kết quả hồi quy tóm tắt cho trường hợp 2 .................................. 37 DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Hình 2. 1 Sơ đồ mô tả các thành phần của chu kỳ luân chuyển tiền............. 11 Hình 3. 1 Mô hình nghiên cứu .................................................................... 20 Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACP Average Collection Period. APP Average Payment Period. BCB Bản cáo bạch. BCTC Báo cáo tài chính. BCTN Báo cao thường niên. BQKPThu Bình quân khoản phải thu. BQKPTrả Bình quân khoản phải trả. BQTK Bình quân tồn kho. CCC Cash Conversion Cycle. D/E Debt/Equity. DIO Day Inventory Outstanding. DPO Days Payable Outstanding. DSO Day Sales Outstanding. DT Doanh thu. EAT Earnings After Tax. EBIT Earnings Before Interest and Tax. FE Fixed Effect. GDP Gross Domestic Product. GOP Gross Operating Profit. GVHB Giá vốn hàng bán. HNX Hanoi Stock Exchange. HOSE Hochiminh Stock Exchange. Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 x ICR Interest Coverage Ratio. IT Inventory Turnover. NWC Net Working Capital. OC Operating Cycle. RE Random Effect . ROA Return on Assets. ROCE Return on Capital Employed. ROE Return on Equity. TTS Tổng tài sản. VCSH Vốn chủ sở hữu. VIF Variance Inflation Factor. VQKPThu Vòng quay khoản phải thu. VQKPTrả Vòng quay khoản phải trả. VQTK Vòng quay tồn kho. WB World Bank. WC Working Capital. WCM Working Capital Management. Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 1 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do nghiên cứu. Lợi nhuận là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong việc quản trị công ty. Khả năng tạo ra lợi nhuận của một công ty phụ thuộc vào việc công ty đó quản lý các nhân tố tác động tới nó như thế nào. Rất nhiều các nghiên cứu trước đã cho thấy lợi nhuận bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Bên cạnh những yếu tố như quy mô, đòn cân nợ, cấu trúc tài sản, …, vốn lưu động được coi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty. Nói cách khác, quản trị tốt vốn lưu động sẽ góp phần cải thiện lợi nhuận công ty. Việc quản trị vốn lưu động liên quan đến quản trị khoản phải thu, tồn kho, khoản phải trả, tiền mặt và một số yếu tố tài chính ngắn hạn khác. Nghiên cứu của Brigham và Houston (2003) kết luận rằng khoảng 60% thời gian của các giám đốc tài chính là tập trung vào việc quản trị vốn lưu động. Một trong những mục tiêu quan trọng của quản trị vốn lưu động là duy trì tính thanh khoản cần thiết cho các hoạt động hàng ngày để đảm bảo công ty được vận hành thông suốt và thực hiện được các nghĩa vụ của nó (Eljelly, 2004). Smith (1980) cho rằng quản trị vốn lưu động là một vấn đề quan trọng vì nó tác động của nó tới lợi nhuận, rủi ro và giá trị của công ty. Tại một nước đang phát triển như Việt Nam, quản trị vốn lưu động tuy không còn là một vấn đề mới nhưng chưa có một quá trình tích lũy kinh nghiệm lâu dài như các nước đã phát triển. Các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán phần lớn là các công ty trong nước, với khả năng quản trị nói chung và quản trị vốn lưu động nói riêng vẫn còn ít kinh nghiệm so với các công ty nước ngoài. Do vậy, công ty nào biết quản trị vốn lưu động hiệu quả, công ty đó nhất thiết tạo ra lợi thế cạnh tranh so với những công ty trong nước khác và thu hẹp dần khoảng cách với các công ty nước ngoài. Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 2 Hiện nay, kinh tế Việt Nam chưa bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm 2008 và còn gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng siết chặt tín dụng và việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán bị đình trệ. Trong khi đó, tồn kho của nền kinh tế tăng cao (theo báo cáo Bộ Công Thương ngày 3/9/2013) do bị ảnh hưởng từ sự khó khăn chung của kinh tế trong nước và thế giới. Chính vì vậy, rất nhiều công ty gặp trở ngại thực sự về thanh khoản và dẫn đến phá sản. Số liệu công bố tại lễ báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2011 do Phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 14/3/2012 cho biết, tính đến ngày 31/12/2011, cả nước có 622,997 doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần). Trong số đó có đến 79,014 doanh nghiệp đã đăng ký ngừng hoạt động hoặc tuyên bố phá sản tức chiếm đến 12.68%. Nếu so với mức bình quân các năm trước thì số lượng phá sản và ngừng hoạt động của năm 2011 cao hơn đến khoảng 8 lần. Theo báo cáo tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2012 – 2013” thì số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản cả nước năm 2011 và 2012 bằng 50% tổng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường suốt 20 năm qua. Với những thách thức ấy, các công ty cần phải thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu trong công tác quản trị điều hành để tồn tại và phát triển. Một trong các biện pháp quan trọng là quản trị hiệu quả vốn lưu động. Chủ đề về tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của công ty đã được nghiên cứu tương đối rộng rãi trên thế giới. Trong phạm vi tìm hiểu của tác giả, tại thị trường Việt Nam có nghiên cứu của Huynh và Su (2010) đề cập về vấn đề này. Nghiên cứu của Huynh và Su (2010) thực hiện trong khoảng thời gian từ 2006 - 2008 với quy mô 130 công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cũng như nhiều nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này lựa chọn hướng tiếp cận định lượng để tìm hiểu tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2011 và đưa ra các khuyến nghị cần thiết đối với các vấn đề liên quan. Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 3 1.2. Câu hỏi nghiên cứu. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài như sau: (i). Quản trị vốn lưu động là gì? (ii). Các yếu tố nào cấu thành nên quản trị vốn lưu động? (iii). Quản trị vốn lưu động ảnh hưởng như thế nào tới lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011? 1.3. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được xác định như sau: (i). Xác định quản trị vốn lưu động và các yếu tố cấu thành quản trị vốn lưu động. (ii). Nghiên cứu sự tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011. (iii). Từ kết quả đó, đề ra một số kiến nghị giải pháp để nâng cao lợi nhuận của công ty thông qua việc quản trị vốn lưu động. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là sự tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2007 tới 2011. 1.5. Ý nghĩa của đề tài. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào hiểu biết chung về tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các kết luận được rút ra từ quá trình phân tích sẽ góp phần giúp cho các công ty đưa ra các quyết định phù hợp trong việc quản trị vốn lưu động Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 4 nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty. Nó cũng góp phần đưa ra các khuyến nghị về chính sách đối với Nhà nước để các cơ quan quản lý Nhà nước có những chính sách cụ thể có liên quan đến công việc quản trị vốn lưu động nhằm nâng cao lợi nhuận công ty. 1.6. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành năm chương, bao gồm: Chương 1: Mở đầu. Trình bày lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Nội dung trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước về tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của công ty. Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu. Mục đích của chương mô tả mô hình nghiên cứu, giải thích các biến trong mô hình và dữ liệu nghiên cứu. Chương 4: Phân tích kết quả thống kê và hồi quy. Chương này đưa ra các kết quả phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy đồng thời đưa ra các nhận xét trong quá trình phân tích. Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này nêu lên các kết luận rút ra từ quá trình phân tích đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với các đối tượng liên quan dựa trên các kết luận đã nêu. Chương 5 cũng nêu lên những hạn chế của đề tài trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 5 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương này tập trung vào ba nội dung chính. Nội dung thứ nhất trình bày lý thuyết về quản trị vốn lưu động, trong đó nêu lên định nghĩa, các nhân tố thể hiện quản trị vốn lưu động và sự đo lường các nhân tố này. Nội dung thứ hai đề cập tới tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của công ty. Và cuối cùng tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan về quản trị vốn lưu động và những điều học hỏi được rút ra từ những nghiên cứu này. 2.1. Tổng quan về quản trị vốn lưu động. Lý thuyết về tài chính công ty thường đề cập tới việc nghiên cứu hai loại hình ra quyết định tài chính: quyết định tài chính ngắn hạn và quyết định tài chính dài hạn. Các quyết định tài chính dài hạn liên quan tới cấu trúc vốn, đầu tư, cổ tức, định giá công ty,…. Trong khi đó các quyết định tài chính ngắn hạn thường liên quan tới vốn lưu động. Quản trị vốn lưu động là một thành phần quan trọng trong quản trị tài chính công ty vì những tác động trực tiếp của nó tới lợi nhuận và các hoạt động thường ngày của công ty. Nếu quản trị vốn lưu động không hiệu quả, hoạt động của công ty ngay lập tức bị cản trở và gẫy vụn. Do vậy việc tìm hiểu sâu về quản trị vốn lưu động có thể được coi là nhu cầu thiết yếu trong quản trị công ty. 2.1.1. Khái niệm về vốn lưu động. Vốn lưu động là một thành phần trong quá trình quản trị công ty để tạo ra lợi nhuận và sự tăng trưởng. Sự thiếu hụt vốn lưu động có thể dẫn đến những khó khăn trong hoạt động hàng ngày của công ty (Horne và Wachowicz, 2000). Trong bảng cân đối kế toán, có hai khoản mục quan trọng có liên quan tới vốn lưu động là “Tổng vốn lưu động” (Gross working capital) và “Vốn lưu động ròng” (Net working capital). “Tổng vốn lưu động” được biết tới như là tổng các tài sản ngắn hạn và được định nghĩa bởi từ điển “Tài chính ngân hàng” (Law và Smullen, 2005) của Oxford như sau: Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 6 “Tổng vốn lưu động là tổng các khoản tiền và tương đương tiền mà công ty đang nắm giữ. Các khoản tương đương tiền có thể là hàng tồn kho, khoản phải thu và đầu tư tài chính ngắn hạn”. “Vốn lưu động ròng là lượng vốn thanh khoản trong hoạt động hàng ngày của công ty và được đo lường bởi hiệu số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn” Các nghiên cứu kinh tế thông thường đề cập đến vốn lưu động ròng và đôi khi được gọi tắt là vốn lưu động. Theo định nghĩa phía trên về vốn lưu động ròng, giá trị của vốn lưu động ròng có thể là âm hoặc dương tùy vào từng công ty. Theo Brigham và Houston (2003), cả hai trường hợp về giá trị của vốn lưu động ròng đều có ảnh hưởng quan trọng trong công tác quản trị công ty. Giá trị này âm khiến công ty phải tìm cách mở rộng các nguồn vốn tài trợ để tăng tính thanh khoản của công ty vì tài sản ngắn hạn hiện tại không tài trợ được các khoản nợ ngắn hạn. Ngược lại, giá trị này dương thì công ty phải tập trung vào việc tối ưu hóa các khoản đầu tư tài sản ngắn hạn. 2.1.2. Quản trị vốn lưu động. Trước năm 1980, quản trị vốn lưu động thông thường được chia nhỏ thành tiền mặt, khoản phải thu và khoản phải trả. Mỗi thành phần được quản trị bởi từng nhà quản lý riêng (Sartoris và Hill, 1983). Tuy nhiên Sartoris và Hill (1983) cho rằng việc quản trị vốn lưu động hiệu quả cần phải được xem xét một cách tổng thể bằng cách kết hợp cả ba thành phần này lại. Các nghiên cứu kinh tế hiện nay cũng xem xét việc quản trị vốn lưu động dưới cái nhìn tổng thể như Sartoris và Hill (1983) đã đề cập. Theo Paramasivan và Subramanian (2009), quản trị vốn lưu động (Working capital management - WCM) là việc “xử lý các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát các nhân tố cấu thành nên vốn lưu động như là tiền mặt, vay ngắn hạn, khoản phải trả, khoản phải thu và tồn kho”. Từ điển “Tài chính ngân hàng” (Law và Smullen, 2005) của Oxford định nghĩa WCM như sau: “WCM liên quan tới việc quản trị mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn với mục tiêu là đảm Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 7 bảo việc duy trì các hoạt động kinh doanh hàng ngày và đảm bảo đủ dòng tiền để phục vụ cho việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn tới hạn và các chi phí hoạt động sắp xảy ra”. Kết hợp các định nghĩa trên, nghiên cứu này đưa ra định nghĩa về quản trị vốn lưu động như sau: “Quản trị vốn lưu động là việc quản trị các nhân tố tạo thành vốn lưu động như tiền, khoản vay ngắn hạn, khoản phải trả, khoản phải thu và tồn kho nhằm mục đích duy trì các hoạt động kinh doanh hàng ngày và đảm bảo đủ dòng tiền để chi trả các khoản nợ ngắn hạn tới hạn và các chi phí hoạt động sắp xảy ra”. Quản trị vốn lưu động là công việc vô cùng quan trọng của công ty, đặc biệt là đối với các công ty sản xuất, thương mại và phân phối bởi vì thông thường các công ty này có lượng vốn lưu động chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản (Raheman và Nasr, 2007). Việc quản trị vốn lưu động không tốt có thể làm cho một công ty đang hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận ổn định phải phá sản (Kargar và Bluementhal, 1994). 2.1.3. Mục tiêu của quản trị vốn lưu động. Theo Gitman (2009), mục tiêu của quản trị vốn lưu động là tối thiểu hóa chu kỳ tiền mặt (Cash conversion cycle - CCC) và lượng vốn tài trợ cho tải sản ngắn hạn. Nó tập trung vào việc kiểm soát các khoản phải thu, các khoản phải trả và quản lý việc đầu tư vào hàng tồn kho. Quản trị vốn lưu động đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại, sự ổn định và hiệu quả kinh doanh của công ty. Weinraub và Visscher (1998) cho rằng các nhà quản lý có thể quản trị vốn lưu động theo ba hướng tiếp cận mang tính đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro là năng động, ôn hòa và bảo thủ. Đặc điểm của chiến lược năng động là lợi nhuận cao và rủi ro cao. Trong chiến lược này, công ty sẽ nắm giữ một lượng hàng tồn kho tối thiểu, lượng tiền mặt vừa đủ và thúc ép khách hàng trả tiền bán hàng sớm ngay khi có thể. Bằng cách đó, công ty sẽ tối thiểu hóa chi phí tồn kho và chi phí dành cho khoản phải thu, nhưng Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 8 đánh đổi lại công ty sẽ gặp rủi ro trong việc không đủ lượng hàng để cung cấp ra thị trường hoặc trong dự phòng rủi ro. Chiến lược ôn hòa mang đặc điểm của lợi nhuận và rủi ro ở mức trung bình, công ty đưa ra chính sách tồn kho, tồn trữ tiền mặt và kỳ thu tiền hàng ở mức trung bình. Cuối cùng, chiến lược bảo thủ đề cập tới mục đích an toàn, ở đó công ty chấp nhận mức lợi nhuận thấp nhất nhưng đổi lại rủi ro cũng ở mức thấp nhất. Trong chiến lược này, công ty đạt được lợi thế khi giảm được chi phí cung ứng, tránh được hiện tượng giá cả hàng hóa dao động lớn, tăng doanh thu nhờ vào việc chấp nhận chính sách tồn kho cao và khoản phải thu cao. Tuy nhiên do chi phí dành cho tồn kho và các khoản phải thu tăng lên làm cho lợi nhuận giảm xuống đồng thời công ty còn phải đối mặt với rủi ro không thu được các khoản khách hàng mua do chấp nhận nới rộng chính sách bán chịu. 2.2. Các nhân tố chính cấu thành nên quản trị vốn lưu động. Các nhân tố chính cấu thành nên quản trị vốn lưu động thường được sử dụng bao gồm: (i) Quản trị khoản phải thu, (ii) Quản trị khoản phải trả, (iii) Quản trị hàng tồn kho và (iv) Quản trị chu kỳ luân chuyển tiền. 2.2.1. Quản trị khoản phải thu. Mua bán chịu phát sinh khi người bán tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa dịch vụ của mình cho người mua với cam kết trả tiền vào một ngày xác định trong tương lai. Về lý thuyết, khoản phải thu liên quan tới bốn yếu tố: (i) Tài trợ cho khoản phải thu, (ii) điều khoản bán chịu, (iii) tiêu chuẩn bán chịu và (iv) phân tích tình hình mua chịu của khách hàng. Mục tiêu của quản trị khoản phải thu là tối đa hóa giá trị của công ty thông qua việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Với mục đích này, các nhà quản lý tài chính có thể tối ưu hóa giá trị của doanh thu, kiểm soát được chi phí dành cho khoản phải thu, kiểm soát nợ xấu và duy trì số lượng khách hàng mua chịu ở mức tối thiểu dựa vào chính sách bán chịu (Timothy và Joseph, 2002). Fabozzi và Peterson (2003) cho rằng khi công ty cho phép khách hàng trả chậm hơn sẽ làm tăng chi chí bán chịu, tăng chi phí đầu tư vào khoản bán chịu và Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 9 tăng nợ xấu để đánh đổi lại mức doanh thu tăng cao hơn trước. Điều này là ngược lại nếu công ty yêu cầu khách hàng chi trả nhanh hơn. Công ty có thể nắm được bức tranh tổng thể về việc quản trị khoản phải thu thông qua chỉ số “Kỳ thu tiền bình quân” (Average Collection Period - ACP). Theo Brigham và Houston (2003), ACP là khoảng thời gian cho phép khách hàng thanh toán tiền hàng. ACP còn được gọi là số ngày chưa thu doanh thu (Days Sales Outstanding - DSO). ACP được tính toán như sau: ACP = 365/(Vòng quay khoản phải thu) = 365/(Doanh thu/Bình quân khoản phải thu) Gitman (2009) và Hatten (2008) đưa ra ý kiến rằng tất cả các công ty phải tính toán chỉ số này để quyết định hiệu quả của lượng tín dụng cung cấp cho khách hàng và chính sách thu hồi công nợ. Chỉ số này cao có nghĩa là các nhà quản lý cần phải quan tâm đến số lượng khoản phải thu không thể thu hồi, ngược lại chỉ số này thấp là một chỉ báo rằng có thể tồn tại một chính sách giới hạn tín dụng quá mức chịu đựng của khách hàng. 2.2.2. Quản trị hàng tồn kho. Hàng tồn kho là một bộ phận quan trọng của tài sản ngắn hạn, nó được coi như là một khoản đầu tư. Hàng tồn kho bao gồm ba loại cần phải được quản lý: tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho bán thành phẩm và tồn kho thành phẩm. Quản trị hàng tồn kho liên quan tới việc tối ưu hóa chi phí đầu tư vào hàng tồn kho mà việc này phụ thuộc vào nhu cầu về hàng tồn kho, chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho. Đầu tư quá mức và mất cân đối vào hàng tồn kho khiến cho công ty không đủ vốn để tài trợ cho các hoạt động cần thiết khác. Ngược lại, đầu tư quá ít vào hàng tồn kho sẽ làm cho công ty mất cơ hội tăng doanh thu khi nhu cầu tăng lên và không có đủ hàng hóa dự phòng trong các tình huống rủi ro. Do vậy, công ty cần phải có đủ hàng tồn kho để có thể phục vụ cho các nhu cầu tăng bất thường nhưng phải đảm bảo chi phí tồn trữ hàng tồn kho không vượt quá lợi nhuận mà nó đem lại (Brealey and Myers, 2003). Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 10 Công ty có thể kiểm soát hàng tồn kho thông qua chỉ số “số ngày tồn kho” IT (Inventory Turnover). Số ngày tồn kho còn được ký hiệu là DIO (Days Inventory outstanding). Chỉ số này được tính như sau: IT = 365/(Vòng quay hàng tồn kho) = 365/(Doanh thu/Bình quân hàng tồn kho) 2.2.3. Quản trị khoản phải trả. Khi công ty đặt mua hàng và được người bán chấp nhận cho thanh toán trả chậm thì công ty đã sử dụng được một nguồn tài trợ vốn. Quản trị khoản phải trả là việc tối ưu hóa lợi ích và các rủi ro liên quan tới các khoản phải trả. Việc này phụ thuộc vào các yếu tố như thời gian thanh toán, hạn mức mua chịu, chiết khấu, ký gửi hay tính mùa vụ. Việc quản trị yếu kém các khoản phải trả có thể dẫn công ty tới nguy cơ phá sản. Gánh nặng nợ nần do mua chịu quá nhiều trong khi không thể đẩy mạnh doanh thu bán hàng và không có biện pháp gia tăng dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh sẽ đưa công ty tới chỗ suy yếu về tài chính và thiếu hụt nguồn tiền để trả nợ. Công ty có thể kiểm soát khoản phải trả thông qua chỉ số “Kỳ trả tiền bình quân” APP (Average payment period). Chỉ số này còn có tên gọi khác là số ngày phải trả tiền DPO (Days Payable Outstanding). Chỉ số này được tính như sau: APP = 365/(Vòng quay khoản phải trả) = 365/(Giá vốn hàng bán/Bình quân khoản phải trả) Nếu một công ty có kỳ trả tiền bình quân thấp, tức là công ty đó thanh toán các khoản phải trả nhanh và vì vậy có thể nhận được các khoản chiết khấu do thanh toán nhanh. Ngược lại nếu chỉ số này cao, có thể công ty không đủ tiền để thanh toán khoản phải trả đúng hạn và không nhận được các khoản chiết khấu thanh toán. 2.2.4. Quản trị chu kỳ luân chuyển tiền. Chu kỳ luân chuyển tiền CCC (Cash Conversion Cycle) là khoảng thời gian tiền vốn nằm trong vốn lưu động, hay là khoảng thời gian từ khi chi tiền cho vốn Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan