Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Tác động của quản trị công ty đến quản tri lợi nhuận tại các công ty niêm yết vn...

Tài liệu Tác động của quản trị công ty đến quản tri lợi nhuận tại các công ty niêm yết vn30 trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

.PDF
87
1
55

Mô tả:

UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN THỊ KIM OANH TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VN30 TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN MÃ SỐ: 83 403 01 BÌNH DƢƠNG - 2018 UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN THỊ KIM OANH TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VN30 TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN MÃ SỐ: 83 403 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN QUỐC THỊNH BÌNH DƢƠNG - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Tác động của quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào. Tác giả Trần Thị Kim Oanh i LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Kết quả hôm nay không chỉ do quá trình nỗ lực của bản thân, mà còn nhờ rất nhiều sự hỗ trợ của nhiều ngƣời. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Quý Thầy, Cô trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã truyền đạt những kiến thức trong suốt thời gian mà tôi đƣợc học tại trƣờng, đặc biệt là sự hƣớng dẫn tận tình của TS. Trần Quốc Thịnh. Trong quá trình hoàn thiện đề tài, mặc dù tôi đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu, tranh thủ nhiều ý kiến góp ý, tuy nhiên thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báu từ quý Thầy, Cô, đồng nghiệp và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Trần Thị Kim Oanh ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG BIỂU .................................................................... vii TÓM TẮT ..................................................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Lý do thực hiện đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu ........................................................................................................... 3 2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................... 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 4 7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU .......................................... 6 1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài ............................................................................ 6 1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc........................................................................... 10 1.3 Nhận xét về các công trình nghiên cứu trƣớc đây......................................... 15 1.4 Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 16 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................... 17 CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................... 18 2.1. Các khái niệm .............................................................................................. 18 2.1.1. Quản trị lợi nhuận ................................................................................. 18 2.1.2 Đo lƣờng động cơ quản trị lợi nhuận ..................................................... 19 2.1.3. Quản trị công ty .................................................................................... 21 2.1.4 Nguồn gốc quản trị công ty ................................................................... 23 2.2 Các lý thuyết có liên quan ............................................................................ 24 iii 2.2.1. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)................................. 24 2.2.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory) ...................................................... 25 2.2.3. Lý thuyết quản lý (Stewardship theory)................................................ 26 2.2.4. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource dependency theory) ............ 27 2.2.5 Lý thuyết hành vi ................................................................................... 27 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................... 29 CHƢƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..................................................... 30 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 30 3.2. Mô tả tổng thể mẫu nghiên cứu ................................................................... 32 3.3 Mô hình nghiên cứu..................................................................................... 32 3.3.1 Lựa chọn và đo lƣờng các biến .............................................................. 32 3.3.1.1 Biến phụ thuộc : Quản trị lợi nhuận ................................................. 32 3.3.1.2.Các biến độc lập............................................................................... 33 3.3.2 Mô hình nghiên cứu............................................................................... 38 3.3.2.1 Mô tả các biến nghiên cứu ............................................................... 38 3.3.2.2. Mô hình hồi qui đa biến .................................................................. 40 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................... 42 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 43 4.1 Kết quả thống kê mô tả................................................................................. 43 4.2 Phân tích tƣơng quan và hồi qui ................................................................... 44 4.2.1 Phân tích tƣơng quan .............................................................................. 44 4.2.2 Phân tích hồi qui .................................................................................... 45 4.3 Kiểm định giả thuyết .................................................................................... 45 4.3.1 Quy mô hội đồng quản trị ...................................................................... 46 4.3.2 Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập ............................................ 46 4.3.3 Tính kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc ....................... 47 4.3.4 Cuộc họp của hội đồng quản trị ............................................................. 48 4.3.5 Tỷ lệ sở hữu của hội đồng quản trị ........................................................ 49 4.3.6 Trình độ chuyên môn của hội đồng quản trị .......................................... 50 4.4 Kết quả phân tích hồi qui đa biến ................................................................. 51 iv 4.4.1 Xét ma trận hệ số tƣơng quan ................................................................ 51 4.4.2 Đánh giá sự phù hợp của mô hình ......................................................... 53 4.4.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ....................................................... 54 4.4.4 Kiểm tra đa công tuyến .......................................................................... 54 4.4.5 Kết quả hồi quy ..................................................................................... 55 4.4.6 Bàn luận về kết quả nghiên cứu ............................................................. 57 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .................................. 59 5.1 Kết luận ........................................................................................................ 59 5.2 Gợi ý các chính sách có liên quan ................................................................ 59 5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai.............................. 60 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ................................................................................... 62 LỜI KẾT ............................................................................................................ 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 1 PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 Kết quả SPSS v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt Nguyên Nghĩa Từ viết tắt BCTC Báo cáo tài chính CEO Giám đốc điều hành CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp HĐQT Hội đồng quản trị QTLN Quản trị lợi nhuận QTCT Quản trị công ty ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu SSTY Sai sót trọng yếu TNDN Thu nhập doanh nghiệp TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTCK Thị trƣờng chứng khoán Từ viết tắt Tiếng Anh Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Asia-Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Cooperation Á - Thái Bình Dƣơng The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á -Âu Association of South East Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nations Nam Á IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế IFC International Finance Corporation Tổ chức tài chính quốc tế WB World Bank Ngân hàng Thế giới Organization for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển operation and Development Kinh tế World Trade Organization Tổ chức Thƣơng mại thế giới APEC ASEM ASEAN OECD WTO vi DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG BIỂU Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu của Luận văn .................................................... 30 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 41 Bảng 3.1 : Tổng hợp kỳ vọng các biến độc lập với biến phụ thuộc .................... 39 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến quan sát ....................................................... 43 Bảng 4.2 Tóm tắt phƣơng pháp kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ................ 45 Bảng 4.3 Tƣơng quan của biến quy mô HĐQT và quản trị lợi nhuận ................ 46 Bảng 4.4 Tƣơng quan của biến tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập và quản trị lợi nhuận .................................................................................................................. 47 Bảng 4.5 Tƣơng quan của biến tính kiệm nhiệm của chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc và quản trị lợi nhuận .................................................................................... 48 Bảng 4.6 Tƣơng quan của biến tần suất cuộc họp HĐQT và quản trị lợi nhuận . 49 Bảng 4.7 Tƣơng quan của biến tỷ lệ sở hữu HĐQT và quản trị lợi nhuận.......... 49 Bảng 4.8 Tƣơng quan của biến trình độ chuyên môn HĐQT và quản trị lợi nhuận ........................................................................................................................... 50 Bảng 4.9 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết ......................................... 51 4.4 Kết quả phân tích hồi qui đa biến ................................................................. 51 Bảng 4.10 Ma trận hệ số tƣơng quan .................................................................. 52 Bảng 4.11 Kiểm định tính phù hợp của mô hình ................................................ 53 Bảng 4.12 Kết quả phân tích phƣơng sai ............................................................ 54 Bảng 4.13 Phân tích VIF .................................................................................... 55 Bảng 4.14 Kết quả hồi quy ................................................................................. 56 Bảng 4.15 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ............................................................... 57 vii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của 107 công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Đề tài kế thừa mô hình Y Nugroho, B và Eko, U. (2011) nghiên cứu về ảnh hƣởng của đặc tính hội đồng quản trị và quản trị lợi nhuận, và mô hình của C.A. Kankanamage (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc tính hội đồng và quản trị lợi nhuận để xem xét 6 biến độc lập bao gồm Quy mô HĐQT, tính độc lập của HĐQT, tính kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, cuộc họp của HĐQT, quyền sở hữu của HĐQT, trình độ chuyên môn của HĐQT. Kết quả nghiên cứu có 1 biến tác động ngƣợc chiều đến quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số chính sách có liên quan đến quản trị lợi nhuận theo từng đối tƣợng : đối với công ty niêm yết, đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc, đối với nhà đầu tƣ và ngƣời sử dụng thông tin báo cáo tài chính nhằm giúp họ có các nhìn tổng quát hơn về hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. viii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Trong xu hƣớng toàn cầu hoá kinh tế, Việt Nam từng bƣớc tham gia vào các tổ chức kinh tế - chính trị trên thế giới, Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế và khu vực nhƣ Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF),... Ở cấp liên khu vực, Việt Nam là thành viên tích cực của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC), Diễn đàn hợp tác ASEM, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... và sự kiện vô cùng quan trọng là chúng ta đã chính thức gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Tuy nhiên khi Việt Nam gia nhập WTO và từng bƣớc hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhu cầu về quản trị công ty (QTCT) sẽ là vấn đề bức bách. Chính các trƣờng đại học, trung tâm nghiên cứu, các hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác sẽ hợp tác cùng chính phủ để tìm ra các hệ thống QTCT phù hợp cho quốc gia. Các tổ chức nghiên cứu và hiệp hội sẽ là những trung tâm hội tụ tri thức tiến hành các nghiên cứu nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và hoàn thiện các cơ chế luật của đất nƣớc, tạo niềm tin và đem lại giá trị cho doanh nghiệp và cho toàn xã hội. Hội nhập kinh tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho đất nƣớc phát triển, một trong những điều kiện để gia nhập kinh tế thế giới thì việc phát triển thị trƣờng chứng khoán là rất quan trọng, do đó các công ty hoạt động kinh doanh đều có mục tiêu niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Để đƣợc niêm yết trên sàn giao dịch đòi hỏi báo cáo tài chính phải đƣợc trình bày theo đúng chuẩn mực, đúng các quy định hiện hành và phải cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tƣ ra quyết định. Báo chí ở Việt Nam gần đây đăng nhiều vấn đề của thị trƣờng chứng khoán với những tiêu đề lớn nhƣ giao dịch nội gián, công ty niêm yết chƣa hiểu rõ về công bố thông tin, phƣơng án phát hành cổ phần của Vipco, 130 tỷ đồng cổ phiếu ƣu đãi Savico (Hoàng Ly, 2007), những thông tin này khiến nhiều nhà đầu tƣ suy nghĩ và đã gây ra tranh cãi, đó chính là các chủ đề của QTCT. Tuy nhiên nhà đầu tƣ chỉ quan tâm đến chỉ tiêu lợi nhuận và kết quả hoạt động của công ty ra sao, chỉ tiêu lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong báo 1 cáo tài chính. Để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không thì thành phần của quản trị công ty đóng vai trò rất lớn quyết định sự tồn tại của công ty. Công ty có bộ phận quản trị tốt không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn nâng cao hiệu suất (Syed Fuziet al.,2015), ngƣợc lại quản trị công ty không tốt, công ty có hành vi điều chỉnh lợi nhuận sẽ dẫn đến hiệu quả xấu, thậm chí phá sản công ty (Võ Văn Nhị và Hoàng Cẩm Trang, 2013). Hiện nay tại Việt Nam các vấn đề liên quan đến QTCT cũng khởi nguồn từ quá trình cổ phần hoá, bằng chứng là Chính phủ đã ban hành Nghị định 59/2011/NĐ-CP về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nƣớc thành công ty cổ phần (Chính phủ, 2011) và Nghị định 116/2015/NĐ-CP về việc sửa đổi Nghị định 59/2011/NĐ-CP (Chính phủ, 2015). Việc tạo ra một cấu trúc quản trị tốt sẽ là cơ sở để quá trình cổ phần hoá thành công dù là quan điểm Nhà nƣớc hay tƣ nhân là nhà đầu tƣ tiềm năng. Kinh nghiệm trong quá trình cổ phần hoá cho thấy những quy định không rõ ràng và thiếu minh bạch đã dẫn đến những hành vi kinh doanh thiếu nghiêm túc trong thời gian vừa qua. Không những thế, ngay cả tại các công ty toàn cầu hiện nay, chủ đề QTCT đƣợc đặt ra nhƣ là cơ chế đảm bảo cho sự phát triển bền vững của DN. Lúc này, xây dựng hệ thống QTCT tốt là một trong những nhu cầu quan trọng của cả khối nhà nƣớc cũng nhƣ tƣ nhân. Nhƣ vậy, vấn đề đặt ra là các công ty niêm yết có những hành động quản trị lợi nhuận để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra trƣớc đó. Theo thống kê của Vietstock tính đến ngày 09/05/2016, toàn thị trƣờng có 628 doanh nghiệp công bố BCTC của quý 1/2016, trong đó có 60 doanh nghiệp đảo ngƣợc vị thế, 28 doanh nghiệp chuyển lỗ sang lãi và 32 doanh nghiệp chuyển lãi sang lỗ, lúc này báo cáo tài chính không phản ánh tình hình thực tế của doanh nghiệp (Trần Quyền, 2016) Hành động QTLN gây ảnh hƣởng rất lớn đến nhà đầu tƣ và lợi ích cổ đông và là một thực tế rất đƣợc quan tâm. Họ gặp nhiều khó khăn trong cách tiếp cận và xử lý khi chất lƣợng thông tin trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam quá lớn và không phải tất cả thông tin đều đáng tin cậy. Hơn nữa, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, VN30 là mã chứng khoán đầu tiên dẫn đầu thị trƣờng về giá trị vốn hóa cũng nhƣ tính thanh khoản cao, nhƣ 2 vậy, bên cạnh việc cung cấp cho nhà đầu tƣ thêm một chỉ số để tham chiếu thì chỉ số VN30 giúp tạo thêm hàng hóa mới trên TTCK, gián tiếp cung cấp cho các nhà đầu tƣ thêm một sự lựa chọn đầu tƣ. Đối với những doanh nghiệp niêm yết, chứng kiến mã chứng khoán của mình đƣợc vinh danh trên đại sảnh HOSE không hẳn chỉ là niềm tự hào mà còn là một động lực để tiếp tục trên con đƣờng phát triển của chính doanh nghiệp. Để đƣợc lâu dài nằm trong số Top 30 doanh nghiệp hàng đầu trên TTCK, không có cách nào khác doanh nghiệp phải cố gắng hết sức mình trên mọi phƣơng diện, từ phát triển sản xuất kinh doanh, quản trị công ty, hay thực hiện đúng nghĩa vụ công bố thông tin… Nhƣng cũng chính bởi những “rào cản” khó khăn mới đƣợc sàng lọc vào rổ chỉ số VN 30, nên vô hình trung, chỉ số VN 30 là cột mốc để cho toàn bộ các doanh nghiệp trên TTCK phấn đấu không ngừng nghỉ. Sự ra đời của VN30 sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu tìm hiểu thông tin chi tiết của thị trƣờng đồng thời với một chỉ số có khả năng mô phỏng và đầu tƣ đƣợc, các nhà đầu tƣ sẽ có thêm nhiều cơ hội đầu tƣ và từ đó tự tin hơn khi xây dựng danh mục đầu tƣ cho riêng mình. Xuất phát từ thực tiễn và nhận định đƣợc vấn đề quan trọng giữa quản trị công ty và quản trị lợi nhuận tác giả chọn đề tài “Tác động của quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM “ làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố của QTCT làm tác động đến quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM nhằm gợi ý chính sách giúp các đối tƣợng sử dụng thông tin nhận định đúng trong việc QTLN tại các công ty này. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài xác định các nhân tố và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố của QTCT đến quản trị lợi nhuận. 3 Đề tài gợi ý chính sách liên quan đến QTCT tại các công ty niêm yết VN30 cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tƣ tiềm năng. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nhƣ trên đề tài đề ra 2 câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau : Các nhân tố của QTCT và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này đến QTLN của các công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM nhƣ thế nào? Chính sách nào phù hợp để kiểm soát QTLN tại các công ty niêm yết VN30? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các nhân tố của QTCT tác động đến quản trị lợi nhuận ở các công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung : Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý thuyết và xác định các nhân tố của QTCT có tác động đến QTLN tại các công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Về không gian và thời gian : Gồm 30 công ty niêm yết VN30 trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 5 năm từ năm 2012- 2016. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng phƣơng pháp định lƣợng thông qua dữ liệu bảng theo chuỗi thời gian (OLS) cụ thể nhƣ kiểm định giả thuyết nghiên cứu, ma trận hệ số tƣơng quan, mức độ phù hợp của mô hình và phân tích hồi quy đa biến nhằm xác định các nhân tố của QTCT tác động đến QTLN tại các công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài góp phần xác định các nhân tố của QTCT tác động đến QTLN tại các công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. 4 Thông qua kết quả nghiên cứu để đƣa ra các gợi ý chính sách nhằm nâng cao mức độ QTLN tại các công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, bảng biểu và phụ lục, luận văn gồm có 5 chƣơng Chƣơng 1 : Tổng quan các nghiên cứu Chƣơng 2 : Cơ sở lý thuyết Chƣơng 3 : Thiết kế nghiên cứu Chƣơng 4 : Kết quả nghiên cứu Chƣơng 5 : Kết luận và gợi ý chính sách 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU 1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài Nghiên cứu của Park, Y.W and Shin,H. H. (2004) nghiên cứu về thành phần hội đồng quản trị và quản trị lợi nhuận, tác giả sử dụng 539 mẫu quan sát từ các công ty ở Canada giai đoạn 1991-1997, sử dụng mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Dechow & các cộng sự (1995)- Modified. Nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của thành viên Hội đồng quản trị đến từ các trung gian tài chính và sự hiện diện của cổ đông là tổ chức thì làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận, tăng tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị bên ngoài làm tăng hành vi điều chỉnh lợi nhuận, kết quả trái ngƣợc với quan điểm cho rằng tăng tỷ lệ Hội đồng quản trị bên ngoài sẽ giúp Hội đồng quản trị tăng tính độc lập, giải quyết xung đột lợi ích giữa cổ đông nhỏ và cổ đông lớn. Tác giả cho rằng các thành viên hội đồng quản trị bên ngoài ở các công ty Canada thiếu sự tinh tế trong lĩnh vực tài chính hay thiếu sự truy cập thông tin để phát hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận, thêm vào đó có thể các thành viên bên ngoài thiếu quan tâm đến hoạt động công ty vì họ thiếu quyền sở hữu, hoặc do thiếu sự độc lập thực sự và thiếu quyền lực để thực hiện việc giám sát. Ali Shah, S. Z., Zafar, N and Durrani, T. N. (2009) nghiên cứu mối quan hệ giữa hội đồng thành phần và quản trị lợi nhuận trong các công ty niêm yết tại Pakistan trong giai đoạn 2003 đến 2007 nghiên cứu 120 công ty niêm yết từ nhiều lĩnh vực khác nhau, nguồn thu thập số liệu từ bảng phân tích cân đối kế toán và báo cáo thƣờng niên của các công ty. Quản trị lợi nhuận trong nghiên cứu này đƣợc sử dụng phƣơng pháp trích trƣớc dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo lƣu chuyển tiền. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp hồi quy và thống kê mô tả để phân tích các yếu tố gồm hội đồng quản trị độc lập, sở hữu tổ chức, quy mô công ty và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tác giả kết luận rằng trong các yếu tố xem xét đều có ảnh hƣởng tiêu cực, mặc dù hội đồng quản trị độc lập có ảnh hƣởng tích cực với quản trị lợi nhuận tuy nhiên mối quan hệ này là không đáng kể về mặt thống kê. 6 Nugroho, B.Y and Eko, U. (2011) nghiên cứu về ảnh hƣởng của đặc tính hội đồng quản trị và quản trị lợi nhuận của 212 công ty niêm yết về giao dịch chứng khoán tại Indonesia trong giai đoạn 2004 – 2008. Nghiên cứu phân tích bao gồm 8 nhân tố: hội đồng quản trị độc lập, tính kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và CEO, quy mô của hội đồng quản trị, quyền sở hữu quản lý, hội đồng thành phần, nhiệm kỳ của hội đồng quản trị, hội đồng kiêm nhiệm và uỷ ban kiểm toán. Qua phân tích định lƣợng và dữ liệu thứ cấp thu đƣợc từ các nguồn khác nhau, kết quả cho thấy : 1 trong 8 biến có ảnh hƣởng cùng chiều đến quản trị lợi nhuận là biến tính kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và CEO, 7 biến còn lại tác động ngƣợc chiều đến quản trị lợi nhuận. Ahmed. S. (2013) nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa đặc điểm Ban giám đốc và quản trị lợi nhuận từ năm 2011 đến năm 2015 trên 71 công ty niêm yết của Malaysia. Thông tin liên quan đến đặc điểm của Ban giám đốc đƣợc chiết xuất từ báo cáo hàng năm của hội đồng quản trị trình bày tại đại hội các cổ đông, thông tin còn lại đƣợc lấy trực tiếp từ các công ty đƣợc nghiên cứu. Quản trị lợi nhuận đƣợc đo bằng phƣơng pháp trích trƣớc và để ƣớc lƣợng các khoản trích trƣớc. Trong nghiên cứu này nhiều hồi quy tuyến tính đã đƣợc sử dụng và sử dụng phần mềm SPSS đề phân tích. Tác giả đƣa ra 4 giả thuyết nghiên cứu bao gồm : các cuộc họp của hội đồng quản trị, tỷ lệ phần trăm của giám đốc thuê bên ngoài, trình độ về chuyên môn tài chính của nhà quản trị và sự hiện diện hay vắng mặt của giám đốc quản lý và giám đốc điều hành. Kết quả nghiên cứu kết luận rằng số lƣợng cuộc họp của hội đồng quản trị không có quan hệ với tùy ý trích trƣớc, giám đốc thuê bên ngoài, trình độ về chuyên môn tài chính của ban quản trị có ảnh hƣởng tích cực đến biến tùy ý trích trƣớc, biến còn lại là sự hiện diện của giám đốc quản lý và giám đốc điều hành trong nghiên cứu này bị bác bỏ. Nghiên cứu của Sukeecheeo, S., Yarram,S.R and Farooque,O. A. (2013) nghiên cứu về quản trị lợi nhuận và đặc tính hội đồng quản trị tại Thái Lan, tác giả chọn mẫu gồm 550 công ty niêm yết ở Thái Lan giai đoạn 2006-2010, sử dụng mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Dechow & các cộng sự 7 (1995) – Modified Jones. Mô hình nghiên cứu gồm 5 biến nhƣ sau : tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị độc lập, tính kiêm nhiệm hội đồng quản trị và tổng giám đốc, tần suất cuộc họp hội đồng quản trị và biến quy mô hội đồng quản trị . Nghiên cứu đã kết luận rằng tăng tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị tham gia hội đồng quản trị các công ty khác thì làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận và các công ty có lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh càng tăng thì càng làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận, thành viên hội đồng quản trị độc lập không điều hành thì làm tăng hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Park & Shin (2004), tác giả giải thích cho kết quả này là do thành viên hội đồng quản trị độc lập tại các công ty niêm yết ở Thái Lan thiếu sự độc lập và thiếu quyền lực để điều tra hành vi sai trái HĐQT, nghiên cứu không tìm ra mối quan hệ giữa tính kiêm nhiệm HĐQT và tổng giám đốc, biến quy mô hội đồng quản trị và tần số cuốc họp của HĐQT với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. C.A. Kankanamage (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc tính hội đồng và quản trị lợi nhuận, bằng chứng từ các công ty niêm yết tại Srilankan trong giai đoạn 2012 đến 2015. Tác giả chọn mẫu 160 công ty niêm yết, mô hình gồm 4 biến độc lập gồm : quy mô hội đồng quản trị, thành phần hội đồng quản trị, cuộc họp của hội đồng quản trị, chuyên môn tài chính của ban quản trị và biến phụ thuộc là QTLN. Sau khi phân tích định lƣợng nghiên cứu kết luận rằng biến quy mô hội đồng quản trị có mối quan hệ tích cực đáng kể với quản trị lợi nhuận trong khi các biến chuyên môn tài chính của hội đồng quản trị, cuộc họp của hội đồng quản trị và thành phần hồi đồng quản trị có ảnh hƣởng tiêu cực đến quản trị lợi nhuận. Okougbo, P. O., Okike, E. (2015) nghiên cứu về quản trị công ty và quản trị lợi nhuận: bằng chứng thực nghiệm từ Nigeria. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 62 công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Nigeria trong năm 2008, tác giả sử dụng 3 biến độc lập bao gồm tính kiêm nhiệm của giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT, quy mô HĐQT, ủy ban kiểm toán độc lập, ngoài ra đề tài còn sử dụng 5 biến kiểm soát bao gồm: quy mô doanh nghiệp, độ tuổi công ty, loại 8 kiểm toán viên, đòn bẩy tài chính và ROA. Bằng phƣơng pháp thống kê mô tả nghiên cứu chỉ ra rằng 1 trong 3 biến độc lập có mối quan hệ cùng chiều với quản trị lợi nhuận là kích thƣớc HĐQT, 2 biến độc lập còn lại không có ý nghĩa thống kê, 1 trong 6 biến kiểm soát là ROA có mối quan hệ tích cực với quản trị lợi nhuận, các biến kiểm soát còn lại không có ý nghĩa thống kê. Bassiouny, S. W., Soliman, M. MandRagab, A. (2016) nghiên cứu ảnh hƣởng của đặc điểm công ty về quản trị lợi nhuận ở các công ty niêm yết tại Ai Cập giai đoạn 2007 đến 2011, tác giả chọn 60 công ty lớn nhất Ai Cập ngoại trừ các ngân hàng và công ty bảo hiểm với tổng cộng 300 quan sát, các xét nghiệm cho nghiên cứu này đƣợc thực nghiệm bằng cách sử dụng hiệu ứng ngẫu nhiên, mô hình hồi quy vuông sử sụng chƣơng trình stada. Tác giả đo lƣờng biến phụ thuộc dựa vào phƣơng pháp tùy ý trích trƣớc cho quản trị lợi nhuận, nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp tiếp cận báo cáo lƣu chuyển tiền để tính tổng số trích trƣớc. Các đặc điểm đƣợc kiểm tra biến độc lập là: quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, tuổi công ty và chất lƣợng kiểm toán của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính của công ty có mối quan hệ tích cực đáng kể với quản trị lợi nhuận, các biến còn lại nhƣ quy mô doanh nghiệp, tuổi công ty và chất lƣợng kiểm toán không bị bác bỏ. Nghiên cứu còn mở rộng thêm một biến về chất lƣợng của báo cáo tài chính và tầm quan trọng của nó. Nghiên cứu của Abbadi, S. S., Hajazi, Q. F and Rahahled, A.S. (2016) về chất lƣợng quản trị công ty và quản lý thu nhập bằng chứng từ Jordan, kiểm tra các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị lợi nhuận trong giai đoạn 2009 đến 2013 với tổng số 121 công ty bao gồm tất cả các ngành công ghiệp và dịch vụ tại Amman, tổng số 558 quan sát. Chất lƣợng quản trị công ty (biến điều khiển) bao gồm ban giám đốc, các cuộc họp của Ban giám đốc, kiểm toán và đề cử và tiền bồi thƣờng. Bằng phƣơng pháp thống kê mô tả nghiên cứu đã chỉ ra quản trị công ty có ảnh hƣởng tiêu cực đáng kể đến quản trị lợi nhuận, các biến nhƣ quy mô công ty, tỷ lệ tăng doanh thu, lợi nhuận trên tài sản (ROA) có ảnh hƣởng tiêu cực đến quản trị lợi nhuận. Riêng biến đòn bẩy tài chính có ý nghĩa tích cực. 9 Daghsni, O., Zouhayer.M and Bel Hadj Mbarek,K. (2016) thực hiện nghiên cứu thực nghiệm ảnh hƣởng của đặc điểm Ban Quản trị về quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Pháp bao gồm 70 công ty với 350 quan sát trong nhiều lĩnh vực khác nhau, giai đoạn 2008 – 2012. Tác giả kiểm tra mối quan hệ giữa 4 biến độc lập bao gồm : độ lớn (kích thƣớc của hội đồng quản trị), tính độc lập của Ban quản trị, tính kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị và CEO, hoạt động của hội đồng quản trị. Ngoài ra, tác giả còn đƣa vào nghiên cứu 4 biến kiểm soát bao gồm kích thƣớc công ty, đoàn bẩy tài chính, khu vực công nghệ cao và ROI (hiệu suất công ty). Bằng phƣơng pháp định lƣợng, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng 2 trong 4 biến có ảnh hƣởng tích cực đến quản trị lợi nhuận nhƣ : tính kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị và CEO, các hoạt động của hội đồng quản trị, 2 biến còn lại của nghiên cứu có quan hệ tiêu cực với biến quản trị lợi nhuận. Ngoài ra các biến điều khiển trong nghiên cứu không có tác động đến quản trị lợi nhuận. 1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc Phạm Thị Bích Vân (2012) nghiên cứu mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết ở Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, nghiên cứu này sử dụng mô hình Modified Jones để nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của 60 doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội trong niên độ kế toán 2010, kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình Modified Jones không hiệu quả trong việc nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán HNX vì hệ số đo lƣờng mức độ phù hợp của mô hình đồng thời các hệ số hồi quy gắn với các biến không có ý nghĩa. Thông qua phân tích môi trƣờng vĩ mô của thị trƣờng chứng khoán Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, tác giả đã điều chỉnh lại một số biến để phù hợp với bối cảnh thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nhƣ: biến tài sản cố định đƣợc tác giả thay thế bằng biến chi phí khấu hao và dự phòng, biến doanh thu thuần tác giả thay thế bằng biến phải thu khách hàng, biến khoản phải trả ngƣời bán thay thế bằng biến giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Sau khi thay thế các biến vào mô hình thì kết quả thu đƣợc là mô hình 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan