Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế việt n...

Tài liệu Tác động của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế việt nam

.PDF
82
271
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHAN VĂN NAM TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHAN VĂN NAM TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: bài nghiên cứu này là kết quả nghiên cứu của chính cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Uyên Uyên – Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Học viên Phan Văn Nam MỤC LỤC Nội dung: Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................ 1 1.1 Lý do nghiên cứu đề tài .................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 1.6 Kết cấu của đề tài ............................................................................................. 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. ..... 5 2.1 Các nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. ............................................................................ 5 2.2 Các nghiên cứu về những tác động của FPI đến tăng trưởng kinh tế .............. 7 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 12 3.1 Giới thiệu mô hình ........................................................................................... 12 3.2 Lựa chọn mô hình ............................................................................................ 14 CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM..................... 17 4.1 Quá trình tìm kiếm dòng vốn FPI tại Việt Nam............................................... 17 4.1.1 Trước khi Việt Nam gia nhập WTO (2007).................................................. 17 4.1.2 Sau khi Việt Nam gia nhập WTO từ năm 2008 đến nay .............................. 23 4.2 Xu thế vận động dòng vốn FPI tại Việt Nam................................................... 25 4.2.1 Các Quỹ đầu tư ............................................................................................. 25 4.2.2 Một số Công ty quản lý Quỹ chủ yếu ........................................................... 28 4.2.3 Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán ................................................. 34 4.3 Đánh giá chung về thực trạng dòng vốn FPI tại Việt Nam.............................. 37 4.3.1 Thuận lợi và khó khăn trong thu hút dòng vốn FPI tại Việt Nam ................ 37 4.3.2 Những thành công trong thu hút dòng vốn FPI và một số tồn tại................. 39 4.4 Quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ................................................... 42 4.4.1 Trước khi Việt Nam gia nhập WTO ............................................................. 42 4.4.2 Sau khi gia nhập WTO .................................................................................. 42 4.5 Tác động của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam ............................................................................................................ 46 4.5.1 Dữ liệu trong mô hình ................................................................................... 46 4.5.2 Kết quả kiểm định ......................................................................................... 46 4.5.3 Kết quả ước lượng và đánh giá .................................................................... 47 4.6 Mối quan hệ nhân quả giữa dòng vốn FPI và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ........................................................................................................................ 49 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................... 53 5.1 Tổng kết lại các kết quả nghiên cứu ................................................................ 53 5.2 Gợi ý giải pháp thu hút và kiểm soát vốn FPI tại Việt Nam ............................ 54 5.2.1 Giải pháp thông qua thị trường chứng khoán ............................................... 54 5.2.2 Hoàn thiện môi trường đầu tư ....................................................................... 56 5.2.2.1 Môi trường pháp lý ................................................................................... 56 5.2.2.2 Các chính sách mở cửa thu hút vốn .......................................................... 58 5.2.3 Giải pháp kiểm soát vốn ............................................................................... 58 5.3 Những hạn chế của nghiên cứu ........................................................................ 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 61 CÁC PHỤ LỤC ...................................................................................................... 63 Phụ lục 1: Tính các chỉ số áp dụng mô hình cho Việt Nam Phụ lục 2: Các kết quả nghiên cứu của mô hình Phụ lục 3: Các kết quả kiểm định White Phụ lục 4: Kết quả kiểm định Granger Phụ lục 5: Các kết quả kiểm định ADF DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT FPI: Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế TTCK: Thị trường chứng khoán TTTC: Thị trường tài chính WTO: Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang: Bảng 4.1: Các Quỹ đầu tư, công ty quản lý Quỹ ở Việt Nam ............................... 31 Bảng 4.2: Dữ liệu các biến trong mô hình hồi quy ................................................ 46 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định ADF ........................................................................ 47 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy tác động của FPI đến tăng trưởng kinh tế ................... 47 Bảng 4.5: Ma trận hệ số tương quan ...................................................................... 48 Bảng 4.6: Kiểm định quan hệ nhân quả Granger ................................................... 50 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Quy mô giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (20022007)....................................................................................................................... 19 Hình 4.2: Quy mô giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (20052007)....................................................................................................................... 19 Hình 4.3: Số lượng Công ty cổ phần hóa (1992-2006) .......................................... 20 Hình 4.4: Quy mô khối lương giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài so với toàn thị trường (2002-2007) ........................................................................................... 21 Hình 4.5: Tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài so với toàn thị trường (2002-2007) ............................................................................................................ 22 Hình 4.6: Cơ cấu đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK VN (tính đến cuối T5/2007) ......................................................................................................... 23 Hình 4.7: So sánh mức độ vốn hóa trị trường chiếm trong GDP các nước trong khu vực tính đến cuối năm 2005 ................................................................. 34 Hình 4.8: Số lượng công ty niêm yết tại tháng 2-2007 của các nước trong khu vực .......................................................................................................................... 35 Hình 4.9: Quy mô dòng vốn FPI giai đoạn 2001 đến Tháng 6/2011..................... 40 Hình 4.10: Tỷ trọng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài so với toàn thị trường năm 2009 -2011 .......................................................................................... 41 Hình 4.11: Tỷ trọng FPI / FDI giai đoạn (2001-2010) .......................................... 42 Hình 4.12: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam (2001-2011) ......................... 44 Hình 4.13: Tỷ trọng FPI/GDP giai đoạn (2001-2011) ........................................... 45 1 TÓM TẮT Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài là lĩnh vực không còn xa lạ với nhiều học giả kinh tế. Tuy nhiên, tác động của dòng vốn này đến tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia nhƣ thế nào vẫn còn nhiều tranh luận trái chiều. Bên cạnh những nghiên cứu thực nghiệm về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, bài viết này kiểm tra sự tác động của đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (FPI) đến tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam dựa vào nghiên cứu năm 2003 của tác giả J. Benson Durham “Đầu tư gián tiếp nước ngoài, cho vay của ngân hàng nước ngoài và tăng trưởng kinh tế”. Tuy nhiên, trong điều kiện của Việt Nam, không thể phân tích tách bạch giữa các dòng vốn FPI đầu tƣ vào các loại chứng khoán khác nhau, chỉ có thể đánh giá tác động dòng vốn FPI nói chung đối với tăng trƣởng kinh tế dƣới ảnh hƣởng của hai biến “vốn hóa TTCK” và “tốc độ tăng trƣởng tín dụng”, hai biến này thể hiện mức độ phát triển của TTTC Việt Nam. Do đề tài chỉ đánh giá tác động của dòng vốn FPI đến tăng trƣởng kinh tế Việt Nam, chứ không so sánh với các thị trƣờng khác, nên trong nghiên cứu này tác giả chỉ sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian (2000-2011), không nhƣ trong mô hình của Durham lại sử dụng dữ liệu chéo, mang tính so sánh. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do nghiên cứu đề tài Muốn phát triển nền kinh tế, trƣớc hết phải đảm bảo nhu cầu về vốn đầu tƣ. Nhƣng nếu chỉ trông chờ vào nguồn vốn từ tiết kiệm trong nƣớc không thì chƣa đủ, các quốc gia cần phải thu hút nguồn vốn từ bên ngoài bao gồm nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và nguồn vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (FPI). Trong những năm gần đây, môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam trở nên hấp 2 dẫn và thuận lợi hơn so với các nƣớc trong khu vực nhờ có sự ổn định về chính trị - xã hội, tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối nhanh và cạnh tranh chƣa nhiều nên đã thu hút đƣợc sự quan tâm và chú ý của các định chế tài chính, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên khắp thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO. Năm 2006, thị trƣờng chứng khoán phát triển mạnh mẽ đã tạo nên một kênh thu hút quan trọng nguồn vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài. Để có thể tận dụng cơ hội này, chính phủ và các cấp lãnh đạo đã có rất nhiều cố gắng đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FPI cho phát triển kinh tế trong nƣớc. Nguồn vốn FPI vào Việt Nam ngày đƣợc cải thiện, số lƣợng và quy mô hoạt động của các công ty quản lý quỹ cũng nhƣ quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài gia tăng đáng kể, nhất là trong thời kỳ hƣng thịnh của TTCK Việt Nam. Đây là nguồn vốn quan trọng có tác dụng tăng lƣợng vốn cần thiết cho Việt Nam phát triển, trực tiếp thúc đẩy TTCK và tạo ra sức hấp dẫn cho cổ phiếu công ty. Tuy nhiên, dòng vốn FPI cũng hàm chứa nhiều rủi ro mà đặc biệt nhất chính là tính bất ổn của dòng vốn. Dòng vốn FPI có thể vào quốc gia một cách ồ ạt nhƣng cũng có thể nhanh chóng rút ra khỏi quốc gia trong một sớm một chiều. Ngoài những lợi ích cũng nhƣ sự cần thiết của dòng vốn này, nguồn vốn FPI có thể tác động xấu dẫn đến khủng hoảng nền kinh tế của một quốc gia, thậm chí có thể gây đổ vỡ thị trƣờng tài chính nếu các nhà đầu tƣ đồng loạt rút vốn. Vậy tác động tích cực lẫn tiêu cực của dòng vốn này đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam những năm vừa qua nhƣ thế nào? Việt Nam cần đến những biện pháp gì để kiểm soát dòng vốn này và ngăn ngừa những bất lợi một cách hiệu quả nhất? Trƣớc thực trạng đó, tác giả đã chọn và thực hiện đề tài “Tác động của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam” dựa theo mô hình 3 nghiên cứu năm 2003 của tác giả J. Benson Durham “Đầu tư gián tiếp nước ngoài, cho vay của ngân hàng nước ngoài và tăng trưởng kinh tế” cho luận văn Cao học của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là làm rõ mối tƣơng quan giữa dòng FPI và tăng trƣởng kinh tế Việt Nam, có hay không tác động của dòng FPI đến sự tăng trƣởng kinh tế, từ đó có những khuyến nghị nhằm thu hút và quản lý dòng vốn này một cách hiệu quả, để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế quốc gia. Đề tài đƣợc cụ thể hoá ở các mục tiêu cụ thể nhƣ sau: Làm rõ các vấn đề liên quan đến đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài và tăng trƣởng kinh tế. Sau đó, xác định mối tƣơng quan giữa đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài và tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài đến tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam – trên cơ sở phân tích số liệu chuỗi thời gian từ 2000-2011. Qua đó, đề ra các biện pháp quản lý FPI một cách hiệu quả nhằm nâng cao tăng trƣởng kinh tế. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài có tác động đến tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam hay không ? Tác động nhƣ thế nào? Thực trạng dòng vốn FPI và tăng trƣởng kinh tế thông qua chỉ tiêu tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) những năm vừa qua tại Việt Nam nhƣ thế nào? Mô hình nào là phù hợp có thể sử dụng để có thể kiểm định, đánh giá tác động của đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài đến tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam? 4 Và cuối cùng là Việt Nam cần có những giải pháp nào để có thể thu hút, sử dụng dòng vốn này một cách hiệu quả nhất nhằm nâng cao tăng trƣởng kinh tế? 1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài Để phân tích tác động của đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài đến tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam. Tác giả sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ 2000 – 2011 của Việt Nam. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài này thực hiện theo phƣơng pháp nghiên cứu năm 2003 của tác giả J.Benson Durham “Đầu tư gián tiếp nước ngoài, cho vay của ngân hàng nước ngoài và tăng trưởng kinh tế”, theo phƣơng trình hồi quy bằng phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất. Tuy nhiên, để áp dụng tại Việt Nam, tác giả chỉ sử dụng số liệu của Việt Nam chứ không sử dụng bộ dữ liệu chéo nhƣ tác giả J.Benson Durham. 1.6 Kết cấu của đề tài CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ ĐẦU TƢ GIÁN TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ. CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN ĐẦU TƢ GIÁN TIẾP NƢỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN 5 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ ĐẦU TƢ GIÁN TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ. Khoa học kinh tế đã có khá nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của FPI đến tăng trƣởng kinh tế và thƣờng sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để kiểm định và lƣợng hóa các tác động này. 2.1 Các nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, các nhân tố ảnh hƣởng đến dòng vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài. Theo IMF, Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (Foreign Portfolio Investment – FPI) là hoạt động mua chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) đƣợc phát hành bởi một công ty hoặc cơ quan Chính phủ của một nƣớc khác trên thị trƣờng tài chính trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài. TS Nguyễn Minh Phong (2007) trong bài nghiên cứu của mình đã nêu lên định nghĩa về đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài dựa vào Luật Đầu tƣ Việt Nam và khái niệm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là theo điều 3 Luật Đầu tƣ 2005 của Việt Nam, “Đầu tƣ gián tiếp là hình thức đầu tƣ thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tƣ chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tƣ không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ”. Theo cách hiểu này, đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài là các khoản đầu tƣ gián tiếp do các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện – để phân biệt với đầu tƣ trong nƣớc do các nhà đầu tƣ trong nƣớc thực hiện. Tác giả cũng nêu lên một số đặc điểm của dòng vốn FPI, đó là: Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không nắm quyền kiểm soát, quản lý hoạt động của tổ chức phát hành chứng khoán; bên tiếp nhận đầu tƣ có quyền chủ động hoàn toàn trong kinh doanh sản xuất. 6 Thu nhập của nhà đầu tƣ phụ thuộc vào loại chứng khoán mà nhà đầu tƣ mua, có thể cố định hoặc không. Nhà đầu tƣ không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý (điều này chỉ có trong FDI). FPI là đầu tƣ tài chính thuần túy trên thị trƣờng tài chính. FPI mang tính đầu cơ nhiều hơn đầu tƣ. Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc mua cổ phiếu với tỷ lệ tối đa là 49% (theo Quyết định 238/2005/QĐ-TTg), trừ các ngân hàng thƣơng mại cổ phần, theo quy định chuyên ngành, hiện chỉ cho phép tỷ lệ 30%. Dòng vốn FPI chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố sau: Sự phát triển và độ mở cửa của TTCK, chất lƣợng các cổ phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp và nhà nƣớc phát hành, cũng nhƣ các chứng từ có giá khác lƣu thông trên thị trƣờng tài chính. Sự đa dạng và vận hành có hiệu quả của các định chế tài chính trung gian (các quỹ đầu tƣ chứng khoán, công ty đầu tƣ tài chính, quỹ đầu tƣ mạo hiểm, quỹ 5 thành viên…) cũng nhƣ chất lƣợng, sự phát triển của hệ thống tiền tệ, hệ thống thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, trong đó phải kể đến các tổ chức cung cấp dịch vụ tƣ vấn và dịch vụ định mức hệ số tín nhiệm. Bối cảnh quốc tế: hòa bình, ổn định vĩ mô, tình hình tài chính quốc tế và khu vực, các quan hệ ngoại giao, môi trƣờng pháp lý… Nhu cầu và khả năng của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Mức độ tƣ do hóa và sức cạnh tranh của môi trƣờng đầu tƣ trong nƣớc, chủ yếu là các chính sách ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ và sự thuận tiện của quản lý nhà nƣớc. 7 2.2 Các nghiên cứu về những tác động của FPI đến tăng trƣởng kinh tế. Để lƣợng hóa các tác động tích cực cũng nhƣ tiêu cực của dòng vốn FPI đến tăng trƣởng kinh tế, kiểm tra xem dòng vốn FPI tác động đến tăng trƣởng nhƣ thế nào, J.Benson Durham (2003) tiến hành nghiên cứu và kiểm định những tác động của các dòng vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài đến tăng trƣởng trên 88 nền kinh tế khác nhau (tuy nhiên không có Việt Nam). Durham cho rằng FPI có ảnh hƣởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến sự tăng trƣởng. Kết quả kiểm định tác động trực tiếp của FPI đến tăng trƣởng cho thấy rằng: cùng với sự ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng đầu tƣ, mà theo ông các yếu tố đó bao gồm khả năng hấp thụ dòng vốn (nhƣ sự phát triển của thị trƣờng tài chính, tín dụng ngân hàng), hệ thống pháp lý, tình trạng tham nhũng và xếp hạng hệ số tín nhiệm của quốc gia đó…, thì ảnh hƣởng của FPI đến tăng trƣởng kinh tế chỉ phụ thuộc vào khả năng hấp thụ dòng vốn cũng nhƣ những điều kiện về pháp lý của nƣớc tiếp nhận vốn đầu tƣ. Đặc biệt, với việc nghiên cứu tách bạch giữa dòng FPI đầu tƣ vào cổ phiếu công ty và dòng FPI đầu tƣ vào trái phiếu, Durham kết luận rằng, dòng FPI vào cổ phiếu sẽ hạn chế (hoặc thúc đẩy) tăng trƣởng ở các quốc gia có TTCK tƣơng đối nhỏ (lớn) và nạn tham nhũng phổ biến (hạn chế), trong khi đó dòng FPI vào trái phiếu lại không có tác động đáng kể đến tăng trƣởng. Thậm chí, khi nghiên cứu tác động gián tiếp của đầu tƣ nƣớc ngoài đến tăng trƣởng kinh tế thông qua các biến động kinh tế vĩ mô, kết quả còn cho thấy rằng có một số trƣờng hợp dòng FPI đầu tƣ vào trái phiếu sẽ gây cản trở tăng trƣởng, mà ở đây các biến động kinh tế vĩ mô chính là các cuộc khủng hoảng tài chính hay các chu kỳ kinh tế, tuy nhiên tác động tiêu cực này đã đƣợc giảm nhẹ một phần nhờ vào sự phát triển tài chính, cũng nhƣ hệ thống pháp lý. 8 TS Nguyễn Minh Phong (2007) cũng cho rằng, FPI có tác động hai mặt đến sự tăng trƣởng kinh tế, cụ thể là tăng trƣởng kinh tế Việt Nam. Những tác động tích cực bao gồm: Dòng vốn FPI khi đổ vào Việt Nam sẽ trực tiếp làm tăng lƣợng vốn đầu tƣ gián tiếp trên thị trƣờng vốn trong nƣớc. Bên cạnh đó, vốn FPI tăng sẽ có tác động gia tăng dây chuyền đến dòng vốn đầu tƣ gián tiếp trong nƣớc, kết quả là tổng đầu tƣ gián tiếp xã hội sẽ tăng lên. Hơn nữa, vốn FPI gia tăng sẽ là một sự bảo đảm và tạo động lực mới hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tƣ trực tiếp, kết quả là gián tiếp góp phần làm tăng đầu tƣ trực tiếp xã hội từ phía các nhà đầu tƣ cả nƣớc ngoài, cũng nhƣ trong nƣớc. Phát triển thị trƣờng vốn đầu tƣ gián tiếp mang lại những cơ hội mới và sự đa dạng hoá trong lựa chọn phƣơng thức đầu tƣ cho các nhà đầu tƣ tiềm năng trong và ngoài nƣớc. Các nhà đầu tƣ có thêm sự lựa chọn, đầu tƣ dƣới hình thức trực tiếp hay gián tiếp thông qua các định chế tài chính trung gian. Việc đầu tƣ này sẽ tạo ra lợi nhuận từ đó cải thiện thu nhập, mức sống của đông đảo các nhà đầu tƣ là ngƣời dân, tùy theo lƣợng vốn và kỹ năng đầu tƣ mà họ có. Hơn nữa, qua quá trình tham gia đầu tƣ gián tiếp này, nhà đầu tƣ trong nƣớc và ngƣời dân còn đƣợc rèn luyện, bồi dƣỡng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và nâng cao trình độ bản thân…. Góp phần tích cực vào phát tiển TTTC nói riêng, hoàn thiện các thể chế và cơ chế thị trƣờng nói chung. Việc gia tăng và phát triển bộ phận thị trƣờng vốn FPI sẽ làm cho TTTC (đặc biệt là TTCK) Việt Nam trở nên đồng bộ, cân đối và sôi động hơn, khắc phục đƣợc sự thiếu hụt, trống vắng và trầm lắng, thậm chí đơn điệu, kém hấp dẫn kéo dài của thị trƣờng trong thời gian qua. Hơn nữa, sự gia tăng dòng vốn FPI khiến cho các định chế và dịch vụ tài chính - chứng khoán 9 phát triển; đồng thời kéo theo sự gia tăng yêu cầu và hiệu quả áp dụng các nguyên tắc cạnh tranh thị trƣờng, trƣớc hết là trên TTCK. Góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc theo các nguyên tắc và các yêu cầu kinh tế thị trƣờng, hội nhập quốc tế. Việc quản lý và quản trị doanh nghiệp phát hành chứng khoán sẽ đƣợc thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn do yêu cầu về báo cáo tài chính doanh nghiệp và minh bạch hoá, cập nhật hoá thông tin liên quan đến các chứng khoán mà doanh nghiệp đã và sẽ phát hành. Hơn nữa, các nhà đầu tƣ chỉ muốn đầu tƣ vào chứng khoán của các doanh nghiệp đáng tin cậy, đang và sẽ có triển vọng phát triển tốt trong tƣơng lai. Những tác động tiêu cực bao gồm: Làm tăng mức độ nhạy cảm và bất ổn về kinh tế có yếu tố nƣớc ngoài. Do vốn FPI đƣợc thực hiện dƣới dạng đầu tƣ tài chính thuần tuý với các chứng khoán có thể chuyển đổi và mang tính thanh khoản cao trên TTTC, nên các nhà đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài dễ dàng và nhanh chóng mở rộng hoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn đầu tƣ của mình về nƣớc, hay chuyển sang đầu tƣ dƣới dạng khác tùy theo kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của mình. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên và khuếch đại độ nhạy cảm, chấn động kinh tế ngoại nhập của dòng vốn FPI đối với nền kinh tế của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, đặc biệt khi việc chuyển đổi và rút vốn đầu tƣ gián tiếp nói trên diễn ra theo kiểu tháo chạy đồng loạt dễ gây đổ vỡ TTTC, và tệ hơn nữa là gây hậu quả dây chuyền lên cả nền kinh tế bằng các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn tài chính đối với các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán. Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập đƣợc nắm giữ 10 bởi các nhà đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài đến một mức nhất định nào đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh và các chủ quyền khác của doanh nghiệp, tổ chức phát hành chứng khoán, thậm chí lũng đoạn doanh nghiệp theo phƣơng hƣớng, kế hoạch, mục tiêu riêng của mình, kể cả các hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Làm tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình trạng tội phạm kinh tế quốc tế. Đầu tƣ gián tiếp quốc tế không chỉ làm gia tăng các nguy cơ và tác hại của các hoạt động đầu cơ, lũng đoạn kinh tế, vi phạm các quy định pháp lý của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, mà còn là mảnh đất mầu mỡ sinh sôi và phát triển các loại tội phạm kinh tế có yếu tố nƣớc ngoài, thậm chí xuyên quốc gia, nhƣ hoạt động lừa đảo, rửa tiền, hoạt động tiếp vốn cho các vụ kinh doanh phi pháp và hoạt động khủng bố, cùng các loại tội phạm và các đe doạ an ninh phi truyền thống khác. Bên cạnh những tác động tiêu cực đó, Nguyễn Công Duy (2007) còn cho rằng FPI làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá. Khi quá trình tự do hoá tài khoản vốn xảy ra thì ngân hàng trung ƣơng của các nƣớc chỉ thực hiện đƣợc một trong hai mục tiêu: sự độc lập của chính sách tiền tệ hay sự độc lập của chính sách tỷ giá hối đoái. Nếu ngân hàng trung ƣơng muốn duy trì chính sách tiền tệ độc lập thì phải thả nổi tỷ giá hối đoái và ngƣợc lại (bộ ba bất khả thi). Jarita Duasa, Salina (2009) nghiên cứu về mối trƣơng quan giữa đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài và tăng trƣởng kinh tế tại Malaysia trong suốt thời kỳ 1991-2006 bằng kiểm định nhân quả Granger. Các biến trong bài nghiên cứu này gồm sản lƣợng GDP thực tế, dòng vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài của Malaysia và một biến giả thể hiện cho cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 (trong đó: GDP thực là biến phụ thuộc và FPI là biến độc lập). Kết quả của bài nghiên cứu này cho thấy 11 sự tăng trƣởng kinh tế là yếu tố tác động chủ yếu trong thu hút dòng vốn FPI tại nƣớc này, bên cạnh đó dòng vốn FPI vào không có ảnh hƣởng mạnh đến tăng trƣởng kinh tế nhƣ dòng vốn FPI ra. Tác giả cũng nêu lên bằng chứng cho thấy dòng vốn FPI vào thấp hơn nhiều so với dòng vốn ra vào thời kỳ khủng hoảng. Vì vậy, cần đảm bảo sự tăng trƣởng lành mạnh và bền vững để duy trì niềm tin của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đối với nền kinh tế. Lưu Đức Hải, Trần Thu Thủy (2010) có bài viết nghiên cứu tình hình thu hút vốn FPI qua các năm bằng phƣơng pháp thống kê, tổng hợp các dữ liệu về FPI, tác giả đã cho thấy sự tăng trƣởng nhanh chóng của dòng vốn FPI tại Việt Nam, và vai trò ngày càng cao của dòng vốn này, khi tỷ lệ FPI/FDI không ngừng gia tăng, FPI đã trở thành nguồn tài trợ chính cho lƣợng thiếu hụt ngoại tệ của Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn thống kê hoạt động giao dịch của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên TTCK, cho thấy đƣợc thực trạng và sự quan tâm của khối nhà đầu tƣ này đối với TTCK Việt Nam, đặc biệt là sau thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, dòng vốn FPI lại mang tính đầu cơ cao và chảy mạnh vào Việt Nam với kỳ vọng mang lại lợi nhuận nhanh chóng và vì thế, có thể tạo nên rất nhiều bong bóng kinh tế, gây ảnh hƣởng tiêu cực đến sự tăng trƣởng kinh tế.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất