Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của địa hình với khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật...

Tài liệu Tác động của địa hình với khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật

.DOC
11
4468
61

Mô tả:

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ X TRƯỜNG THPT CHUYÊN TUYÊN QUANG * MÔN: ĐỊA LÍ CHUYÊN ĐỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỊA HÌNH VỚI KHÍ HẬU, SÔNG NGÒI, ĐẤT, SINH VẬT Tác giả: Tạ Thị Thúy Hoàn - Chu Thị Kim Liên Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Chuyên tỉnh Tuyên Quang A. ĐẶT VẤN ĐỀ Với cấu trúc đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí hiện hành, nội dung địa lí tự nhiên đại cương và địa lí tự nhiên Việt Nam chiếm 9/20 điểm. Đây cũng là nội dung quan trọng trong các đề thi học giỏi cấp trường, cấp tỉnh hay giao lưu khu vực dành cho học sinh THPT chuyên lớp 11 và 12. Trong đó, nội dung phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên là một trong những nội dung quan trọng, thường có số điểm khá cao trong các đề thi. Tuy nhiên, kiến thức trong sách giáo khoa lớp 10, lớp 12 tương đối hạn chế, chủ yếu chỉ phân tích đặc điểm của từng thành phần tự nhiên mà hầu như không có nội dung cụ thể cho việc phân tích mối quan hệ qua lại giữa các thành phần tự nhiên. Trong phạm vi của chuyên đề này, chúng tôi chỉ xin phân tích ngắn gọn về tác động của địa hình với khí hậu, sông ngòi, đất và sinh vật B. NỘI DUNG I. Tác động của địa hình tới khí hậu, sông ngòi, đất đai, sinh vật: Mỗi thành phần của vỏ cảnh quan ( địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, nước, thế giới hữu cơ…) tồn tại và phát triển theo những quy luật riêng của nó. Tuy nhiên, không một thành phần nào trong số các thành phần đó lại tồn tại và phát triển một cách cô lập, chúng luôn chịu ảnh hưởng của các thành phần khác và ngược lại cũng phát huy tác động ảnh hưởng của mình tới các thành phần khác. Sự phối hợp hoạt động của tất cả các thành phần biến chúng thành một hệ thống vật liệu thống nhất, trong đó thành phần này phụ thuộc vào thành phần khác, thành phần này ảnh hưởng tới thành phần khác. Địa hình là nhân tố rất quan trọng của tự nhiên. Điều đó được thể hiện ở chỗ địa hình làm nền và tác động mạnh tới các yếu tố tự nhiên khác. Đối với Việt Nam, trong các thành phần tự nhiên thì địa hình có vai trò chủ yếu nhất đối với sự phân hóa thiên nhiên nước ta 1.Tác động của địa hình tới khí hậu Địa hình tác động tới khí hậu với các yếu tố nhiệt độ; lượng mưa… thông qua hướng sườn, độ cao và mức độ gồ ghề của địa hình a. Tác động của địa hình tới nhiệt độ 1 - Độ cao địa hình: Trong tầng đối lưu, càng lên cao, nhiệt độ không khí càng giảm, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C - Hướng sườn: Nhiệt độ khác nhau ở các hướng của sườn núi. Sườn phơi nắng (hoặc sườn đón nắng) có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng - Độ dốc và hướng sườn: + Khi hướng phơi 2 sườn như nhau: Độ dốc lớn hơn thì nhiệt độ thấp hơn vì không khí được đốt nóng có độ dày nhỏ hơn + Sườn đón nắng: độ dốc càng lớn thì nhiệt độ càng cao + Sườn khuất nắng: độ dốc càng lớn thì nhiệt độ càng thấp - Bề mặt địa hình: biên độ nhiệt thay đổi theo địa hình, nơi đất bằng biên độ nhiệt nhỏ hơn nơi đất trũng vì nơi đất trũng ban ngày ít gió, nhiệt độ cao, ban đêm khí lạnh trên cao dồn xuống làm cho nhiệt độ hạ thấp. Trên mặt cao nguyên không khí loãng hơn ở đồng bằng nên nhiệt độ thay đổi nhanh hơn ở đồng bằng b. Tác động của địa hình tới lượng mưa - Độ cao địa hình: Cùng một sườn, không khí ẩm chuyển động gặp địa hình cao thì gây mưa, càng lên cao càng mưa nhiều tới 1 độ cao nhất định không khí trở nên khô, không mưa - Hướng sườn: Mưa nhiều ở sườn đón gió; mưa ít ở sườn khuất gió 2. Tác động của địa hình tới sông ngòi: Một số tác giả bằng những nghiên cứu của mình đã kết luận rằng nhân tố khí hậu – thủy văn có tác dụng khoảng 75-85% tới sông ngòi còn các nhân tố bề mặt có ảnh hưởng tới 15- 25%. Trong nhóm nhân tố bề mặt địa hình giữ vai trò quan trọng nhất. Địa hình có thể ảnh hưởng tới dòng chảy sông ngòi qua nhiều yếu tố: - Hướng nghiêng của địa hình và hướng núi có tác động lớn trong việc quy định hướng sông - Độ dốc quy định tốc độ dòng chảy, độ dốc lớn làm tăng tốc độ dòng chảy, tăng cường quá trình tập trung lũ và cường suất nước dâng; sông miền núi chảy nhanh hơn sông ở đồng bằng. Ngay trong một lưu vực sông khi độ cao thay đổi lượng dòng chảy cũng thay đổi theo - Mật độ và độ sâu chia cắt cũng có thể làm tăng lượng dòng chảy, tác dụng điều tiết tự nhiên của khu vực. - Hướng sườn cũng ảnh hưởng lớn tới dòng chảy sông ngòi, có thể thấy qua ví dụ trong bảng sau Sông Trạm Diện tích lưu vực ( km2) Hướng sườn Lượng mưa (mm/ năm) Mo đun dòng chảy ( l/s – km2) Hệ số dòng chảy Tiên Yên Kỳ Cùng Bình Liêu Bản Lãi 505 455 Đón gió Khuất gió 2041 1686 46,5 24,6 0,72 0,46 Nghĩa Vĩnh Yên 138 Đón gió 2389 58,3 0,77 2 Đô Chảy 31,6 Cốc Ly 3480 Khuất gió 1917 0,52 3. Tác động của địa hình tới đất đai: Ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hình thành đất thông qua trao đổi nhiệt độ, độ ẩm: - Địa hình là nguyên nhân tạo ra các vỏ phong hóa tàn tích ( tự thành) chúng thường xảy ra ở những địa hình cao, chia nước. Địa hình cũng là nguyên nhân tạo ra lớp vỏ phong hóa trầm tích ( thủy thành) thể hiện ở những địa hình lõm, trên sườn tạo ra những nón phóng vật, sườn tích - Độ dốc của địa hình đã phân bố lại vật chất trong đất, sườn càng dốc tầng đất càng mỏng do xói mòn càng mạnh, đất nơi cao bị bào mòn đến nơi thấp do trọng lực, nếu trên sườn dốc tốc độ nước tăng gấp đôi thì lượng vật chất di chuyển đi tăng gấp 16 lần - Hướng của sườn cũng có vai trò khá quan trọng, sườn đón gió mưa nhiều, tầng đất thường mỏng; sườn khuất gió mưa ít, quá trình xói mòn diễn ra yếu song quá trình hình thành đất cũng chậm hơn. - Địa hình cao, thấp, lồi lõm có chế độ nước, chế độ khí, độ Ph và thành phần hóa học khác nhau: + Ở địa hình lồi ( đường chia nước): các điều kiện địa hóa cảnh quan thường mang tính độc lập, thường mất nước, khô hạn, nhiệt độ thấp, cường độ phong hóa yếu + Trên địa hình lõm ( chân núi, đồng bằng) các điều kiện địa hóa cảnh quan có tính phụ thuộc, đó là phụ thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ. Độ ẩm thường cao, nhiệt độ cao thuận lợi cho cường độ phong hóa đất diễn ra mạnh mẽ, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế, đất thường dày và màu mỡ hơn. Trên dạng địa hình này còn liên quan tới mực nước ngầm, liên quan tới hồ, sông xung quanh. Vì vậy, trên dạng địa hình lõm thấp thường có quá trình hình hành đất phức tạp - Ở các vùng núi cao khí hậu được phân hóa thành các vành đai cao kéo theo sự phân hóa các đai của sinh vật từ đó tính địa đới theo chiều cao của đất cũng được hình thành và sự phân hóa của hướng sườn, độ dốc, độ cao, vị trí địa lí cũng chi phối đến quá trình hình thành đất. Trên núi cao khí hậu thường lạnh, tạo điều kiện cho than bùn xuất hiện cùng mưa khí quyển tăng dần từ chân đến lưng chừng núi cũng ảnh hưởng tới đất, sinh vật. Vì vậy, vùng núi cao quá trình phá hủy đá diễn ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất chậm. 4. Tác động của địa hình tới sinh vật: Độ cao, độ dốc, hướng sườn của địa hình ảnh hưởng tới sự phân bố sinh vật ở vùng núi - Độ cao: càng lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi dẫn đến hình thành các vành đai sinh vật khác nhau - Hướng sườn khác nhau thường nhận được lượng nhiệt nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng khác nhau nên ảnh hưởng tới độ cao nơi bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật II. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 3 1. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu nước ta. Gợi ý trả lời a. Khái quát đặc điểm địa hình nước ta - Đất nước nhiều đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. - Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng: + Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt + Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng Tây Bắc - Đông Nam. + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung. b. Phân tích ảnh hưởng * Độ cao địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu, đặc biệt là chế độ nhiệt. - Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu vẫn được bảo tồn ở vành đai chân núi (ở miền Bắc dưới 600 - 700m, miền Nam dưới 900 - 1000m). - Do địa hình nước ta 3/4 là đồi núi nên ngoài sự phân hóa theo chiều Bắc Nam, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao khá rõ. + Đai nhiệt đới gió mùa (600 - 700m ở miền Bắc, dưới 1000m ở miền Nam).Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt ở nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C). Độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô hạn đến ẩm ướt. + Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (miền Bắc: 600 - 700m đến 2600m; miền Nam: 900 - 1000m đến 2600m): khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng lên. + Đai ôn đới gió mùa trên núi (trên 2600m, chỉ có ở Hoàng Liên Sơn): khí hậu có nét giống với khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông xuống dưới 50C. - Theo quy luật đai cao cứ lên cao khoảng 100m thì nhiệt độ giảm khoảng 0,60C. Vì vậy, những vùng núi cao của nước ta có nhiệt độ thấp hơn so với nền nhiệt độ trung bình của cả nước (Sa Pa nhiệt độ trung bình năm 15,2 0C so với nhiệt độ trung bình cả nước là 230C). * Hướng nghiêng chung của địa hình và hướng núi có ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm khí hậu. - Ảnh hưởng của hướng nghiêng địa hình đến các đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam. Do địa hình nước ta có hướng nghiêng chung là Tây Bắc - Đông Nam thấp dần ra biển kết hợp với hướng các loại gió thịnh hành trong năm nên ảnh hưởng của biển có thể tác động sâu vào trong lục địa khiến tính lục địa của các địa phương không thể hiện rõ nét, làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dương điều hòa khác hẳn với các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phí, Bắc Phi. - Ảnh hưởng của hướng núi đến sự phân hóa, khí hậu theo chiều Bắc - Nam và Đông - Tây. 4 + Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta khiến các địa phương ở phía bắc có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp. Hướng vòng cung của các cánh cung Trường Sơn Nam song song với hướng gió ở duyên hải khiến cho nhiều địa phương có lượng mưa thấp (Ninh Thuận, Bình Thuận lượng mưa trung bình năm thấp nhất nước ta khoảng 600 - 700mm). + Hướng Tây Bắc - Đông Nam. Hướng Tây Bắc - Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn so với khu Đông Bắc. Ở khu vực Đông Bắc, mùa đông kéo dài 3 tháng, nhiệt độ trung bình ở các địa điểm cùng độ cao so với Tây Bắc thường thấp hơn 2 - 30C. Trong khi đó ở khu vực Tây Bắc, mùa đông ấm áp hơn, số tháng lạnh chỉ còn 2 tháng (ở vùng thấp). Hướng Tây Bắc - Đông Nam của dãy Trường Sơn vuông góc với gió Tây Nam khiến cho sườn đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa hạ nhiệt độ lên cao, mưa ít. Sang mùa đông thì sườn đông lại ở vị trí đón gió nên mưa nhiều (điều này thể hiện rất rõ ở khu vực Bắc Trung Bộ mùa mưa thường chậm dần so với mùa mưa cả nước, vào khoảng tháng 9 - 12 hằng năm). Hướng Tây - Đông của các dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió Đông Bắc xuống phía nam góp phần làm cho nền nhiệt độ ở phía nam cao hơn phía bắc (phần lãnh thổ phía Bắc từ dãy Bạch Mã trở ra nhiệt độ trung bình năm trên 200C, có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 18 0C trong khi phần lãnh thổ phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào nhiệt độ trung bình năm trên 200C, không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C). + Các địa điểm nằm ở sườn đón gió của các dãy núi thì có lượng mưa lớn nằm ở sườn khuất gió thì có lượng mưa nhỏ hơn. Vùng núi thượng nguồn sông Chảy, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, vùng đồng bằng ven biển Quảng Ninh, duyên hải Thừa Thiên - Huế là những nơi mưa nhiều nhất nước ta (24002800mm), trong khi những nơi khuất gió như thung lũng sông Cả, sông Mã, sông Ba lượng mưa trung bình năm rất thấp (800 - 1200mm). 2. Nêu vai trò của địa hình đối với sự phân hóa thiên nhiên nước ta Gợi ý: - Khái quát: Đối với phân hoá các thành phần tự nhiên : địa hình là bề mặt làm phân hoá các thành phần tự nhiên khác, biểu hiện trước hết ở sự phân phối lại tương quan nhiệt ẩm, từ đó tác động đến mạng lưới dòng chảy sông ngòi, ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất và lớp phủ thực vật - Đối với thiên nhiên : sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta thể hiện trước hết ở địa hình. + Phân hoá theo Bắc - Nam : dãy Bạch Mã trong sự kết hợp với gió mùa Đông Bắc được xem là một trong hai nguyên nhân gây ra sự phân hoá. + Phân hoá theo Đông - Tây : các đại địa hình (vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi) được xem là cơ sở cho sự phân hoá. + Phân hoá theo độ cao : độ cao địa hình là nguyên nhân chủ yếu gây ra. 3. Phân tích tác động của địa hình tới khí hậu của vùng núi Đông Bắc. Gợi ý trả lời: 5 - Khái quát: Địa hình tác động đến khí hậu: qua độ cao, một số dãy núi chắn gió ảnh hưởng đến nhiệt độ, gió, mưa… - Phân tích cụ thể: + Hướng các dãy núi: vòng cung tác động đón gió mùa Đông Bắc tràn sâu vào đất liền nên vùng có một mùa đông lạnh nhất cả nước; các cánh cung lồi ra phía biển trở thành địa hình đón gió gây mưa nhiều cho vùng ven biển Quảng Ninh, khô hạn ở vùng khuất gió Cao Bằng, Lạng Sơn + Chủ yếu đồi núi nên có sự phân hóa khí hậu theo độ cao + Hướng nghiêng địa hình tạo điều kiện cho ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền 4. Dựa vào Átlát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học chứng minh rằng độ cao và hướng sườn của địa hình tác động tới sự phân hóa của khí hậu nước ta a. Khí hậu nước ta có sự phân hoá theo độ cao địa hình: * Sự phân hoá của nhiệt độ - Cứ lên cao 100m, t0 giảm 0,60c + Đà Lạt ở độ cao trên 1000m có nhiệt độ trung bình năm dưới 200c + Nha Trang ở độ cao 0 – 50m so với mặt nước biển, có nhiệt độ trung bình năm khoảng 260 C - Các địa phương ở đồng bằng sông Hồng có nhiệt độ trung bình năm cao trên 200 C - Các địa phương thuộc Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiệt độ trung bình năm dưới 180 C đến 200C * Sự phân hoá của lượng mưa - Đà Lạt ở độ cao trên 1000m có lượng mưa trung bình năm 1600 – 2000mm - Nha Trang ở độ cao 0 – 50m có lượng mưa trung bình năm : 800-1600mm - Những nơi có địa hình cao, đón gió thường mưa nhiều hơn địa hình thấp, khuất gió + Đồng bằng sông Hồng : 1200-2000mm + Núi cao như Tây Côn Lĩnh : > 2400mm b. Khí hậu nước ta có sự phân hoá theo hướng sườn * Ảnh hưởng của dãy núi Hoàng Liên Sơn : do dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa đông bắc nên hai sườn của dãy Hoàng Liên Sơn có sự khác nhau về số tháng lạnh và nhiệt độ vào các tháng mùa đông - Đông Bắc có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, trong khi Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh vừa ; Tây Bắc có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn so với Tây Bắc + Lạng Sơn (Đông Bắc) có 6 tháng lạnh, t0 dưới 200c, mùa đông dài. + Điện Biên (Tây Bắc) có 4 tháng t0 dưới 200 C(mùa đông ngắn hơn) * Ảnh hưởng của hệ thống núi Trường Sơn Do có dãy Trường Sơn làm biến tính các khối khí ở 2 hướng sườn nên Duyên hải miền Trung có mùa hạ: nóng, khô, mưa vào thu đông, trong khi Tây 6 Nguyên mưa vào mùa hạ, mùa đông khô sâu sắc. (D/c: mùa mưa ở 2 địa điểm Nha Trang và Đà lạt ) * Sườn đón gió – sườn khuất gió Các địa phương ở sườn đón gió biển thổi vào luôn có lượng mưa lớn hơn các địa phương khuất gió. (D/c lượng mưa ở 2 địa điểm khuất gió và đón gió và giải thích.) 4. Chứng minh rằng Việt Nam là đất nước có cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế Gợi ý trả lời : * Khái quát : Một đặc điểm nổi bật của tự nhiên Việt Nam có nhiều đồi núi. Vùng núi Việt Nam chiếm hơn 3/4 diện tích cả nước, trải rộng khắp các tỉnh biên giới phía Bắc, kép dài dọc theo phần lớn biên giới phía Tây và chạy sát ra biển ở cực Nam Trung bộ tạo thành một khối thống nhất liên hoàn, làm nền tảng vững chắc cho toàn bộ lãnh thổ. * Chứng minh : đặc điểm nhiều đồi núi đã có những ảnh hưởng rõ rệt đến các điều kiện tự nhiên và được biểu hiện cụ thể như sau: a. Việt Nam có nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp và được phân thành các bậc địa hình Tính chung, 85% diện tích Việt Nam có độ cao dưới 1000m, trong đó các vùng có độ cao dưới 500m đã chiếm tới 70% diện tích. Các vùng núi có độ cao từ 1000m đến 2000m chiếm 14% diện tích và các khu vực núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước. Như vậy, tính chất chung của địa hình Việt Nam chủ yếu vẫn là đồi núi thấp và được phân chia thành các bậc địa hình. Vùng núi cao chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Điều này đã làm cho đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam chịu sự chi phối chủ yếu của quy luật địa tới. Đồng bằng ở Việt Nam chỉ chiếm 1/4 diện tích cả nước. Vùng đồng bằng có địa hình thấp và khá bằng phẳng với hai đồng bằng lớn là đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng Bắc Bộ, ngoài ra còn có một dải đồng bằng hẹp ven biển miền Trung. Phần lớn các đồng bằng ở Việt Nam có nguồn gốc là đồng bằng châu thổ, được bồi đắp bằng phù sa của các dòng sông lớn nên có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Do địa hình thấp, khá bằng phẳng nên vùng đồng bằng có khí hậu, đất đai khá đồng nhất, sự phân hoá của các điều kiện tự nhiên diễn ra không rõ rệt lắm. Mặt khác, đây cũng là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên của biển. Các vùng đồng bằng ở Việt Nam đều đã được khai phá để canh tác từ lâu đời, chủ yếu là trồng lúa nước do có các điều kiện tự nhiên thích hợp. Vùng đồng bằng cũng là vùng tập trung đông dân cư, phát triển đô thị, các khu công nghiệp và các đường giao thông quan trọng. b. Địa hình khá đa dạng tạo nên sự phân hoá mạnh mẽ của các điều kiện tự nhiên Trên bình diện cả nước, vùng núi tuy có độ cao không lớn nhưng địa hình bị chia cắt rất mạnh bởi mạng lưới sông suối dày đặc, trung bình cứ 1km 2 có 1km sông suối, thường xuyên được cung cấp bởi lượng nước mưa và nước ngầm khá lớn. 7 Ở một số vùng núi cao có địa hình hiểm trở, khí hậu lạnh, lớp phủ thổ nhưỡng và sinh vật mang sắc thái á nhiệt đới (cận nhiệt đới) và ôn đới. Nhìn chung, miền núi Việt Nam có khí hậu lạnh hơn, khắc nghiệt hơn và có nhiều biến động hơn so với các vùng đồng bằng và ven biển. Tuy vậy, nhiều nơi có lượng mưa và lượng ẩm đầy đủ, đất tốt, địa hình tương đối bằng phẳng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp như trên các cao nguyên ở vùng núi phía Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên. ở một số vùng núi còn có sự biến đổi sâu sắc và nhanh chóng các điều kiện tự nhiên trong một phạm vi không gian không rộng lớn lắm, đặc biệt ở các sườn đón gió, tạo nên sự khác biệt ngay giữa sườn Bắc - sườn Nam, sườn đông - sườn tây của một dãy núi. Ở Việt Nam có một số dãy núi lớn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam như dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn ... hoặc các dãy núi chạy ngang theo hướng Tây - Đông như Hoành Sơn, Bạch Mã ... đã trở thành ranh giới tự nhiên của khí hậu cũng như ranh giới của các vùng tự nhiên khác nhau. 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích tác động của địa hình tới sông ngòi ở nước ta? Gợi ý trả lời: a. Khái quát về đặc điểm địa hình b. Phân tích - Địa hình nhiều đồi núi, bề mặt địa hình bị cắt xẻ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có lượng mưa lớn đã tạo ra cho nước ta một mạng lưới sông ngòi dày đặc. Cả nước có 2360 sông dài từ 10 km trở lên, trong đó có 106 dòng sông chính và 2254 phụ lưu. Mật độ lưới sông 0.6km/km2, đi trên mặt đất cứ 600 1000m thì gặp một dòng nước chảy qua, nhiều nơi khoảng 300-500m. Đi dọc bờ biển cứ 20 km gặp một cửa sông. Các hệ thống sông chính như sông Cửu Long, s.Hồng và s.Thái Bình, s Mã, s.Cả, s.Đồng Nai... - Là một mạng lưới sông miền núi, độ cao bình quân các lưu vực sông từ 500 – 1000m, thuộc địa hình núi thấp, độ dốc bình quân của lưu vực khoảng 20 – 25%. Độ dốc của đáy sông cũng lớn, bình quân 2,2% - Hướng chính của địa hình là hướng Tây Bắc Đông Nam và hướng vòng cung nên hướng hướng chính của sông ngòi cũng là hướng Tây Bắc Đông Nam và hướng vòng cung - Hướng nghiêng của địa hình theo hướng Tây Bắc Đông Nam nên đa số các con sông đều đỏ ra biển Đông, theo hướng cấu trúc địa hình - Cấu trúc địa hình đồi núi già được Tân kiến tạo làm trẻ lại thể hiện rõ trong hình thái sông. Trên cùng một dòng sông cũng có khúc già, khúc trẻ xen kẽ, điển hình nhất là các sông chảy trên cao nguyên xếp tầng như sông Đa Nhim, sông Đa Đưng. Trong vùng núi mà phần lớn các sông trẻ đang đào lòng dữ dội , thung lũng hẹp, có nơi là những hẻm vực thì tồn tại cả những thung lũng già có bãi bồi, thềm đất. Hiện nay chỉ có suối nhỏ đang chảy ở đó còn dòng sông lớn tạo ra thung lũng ấy thì đã chuyển dịch đi như đoạn thung lũng cũ của sông Kỳ Cùng từ Lạng Sơn đến Na Sầm, đoạn thung lũng cũ của sông Hồng đoạn từ Bát Xát đến Cam Đường. Nhiều sông có những khúc chuyển hướng đột ngột, gần như thẳng góc bằng chứng của sự cướp dòng như đoàn Xiềng Lâm – Cửa Rào trên sông Cả. - Do có sự tương phản sâu sắc giữa địa hình đồi núi và địa hình đồng bằng mà có sự thay đổi đột ngột giữa vùng hạ du và vùng thượng lưu sông. Dòng sông 8 ở thượng lưu rất dốc sông chảy xiết và lắm thác ghềnh thì đến đồng bằng sông chảy êm đềm, khúc uốn quanh co, đồng thời phải phân ra nhiều chi lưu để tiêu nhanh lượng nước lớn ra biển qua nhiều cửa sông. - Địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa được biểu hiện ở quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi nên sông ngòi nước ta giàu phù sa, nhất là vào mùa lũ, góp phần làm cho các đồng bằng lấn ra biển. Tổng lượng phù sa của sông ngòi tới 200 triệu tấn/ năm. Trong đó riêng sông Hồng đã vận chuyển khoảng 120 triệu tấn, sông Cửu Long khoảng 70 triệu tấn… 7. Đặc điểm địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có tác động như thế nào tới đặc điểm sông ngòi của miền? Gợi ý trả lời: a. Khái quát về đặc điểm địa hình của miền b. Tác động của địa hình tới đặc điểm sông ngòi của miền - Hướng nghiêng chung của địa hình và hướng núi quy định hướng sông làm cho sông ngòi của miền chảy theo 2 hướng chính: + Hướng tây bắc – đông nam: sông Đà, sông Mã, sông Cả + Hướng tây – đông: sông Đại, sông Bến Hải, sông Bồ - Địa hình có độ dốc lớn do không có bộ phận chuyển tiếp nên độ dốc của sông ngòi cũng lớn đặc biệt là các sông ở Bắc Trung Bộ - Đại hình núi tập trung ở phía tây, tây bắc lãnh thổ kết hợp với hình dáng lãnh thổ làm chiều dài sông có sự phân hóa: + Tây Bắc: sông dài, diện tích lưu vực lớn + Bắc Trung Bộ: sông nhỏ, ngắn, dốc - Địa hình là nhân tố quan trọng làm chế độ nước sông có sự phân hóa theo không gian: + Tây Bắc: mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10 + Bắc Trung Bộ mùa lũ từ tháng 8 đến tháng 12 ( do ảnh hưởng của dãy Trường Sơn đón gió Đông Bắc gây mưa vào mùa thu – đông và hiện tượng phơn vào nửa đầu mùa hạ) - Địa hình có độ dốc lớn kết hợp với cấu trúc nham thạch cứng nên khả năng bồi lấp phù sa ở vùng hạ nguồn hạn chế. 8. Phân tích tác động của địa hình đối với sinh vật nước ta Gợi ý trả lời: a) Khái quát chung: - Đặc điểm địa hình Việt Nam - Tác động của địa hình tới sinh vật: phân tích theo các khía cạnh như độ cao, hướng, kiểu địa hình, phân hóa lãnh thổ... b) Phân tích tác động của địa hình đối với sinh vật nước ta - Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, hệ thống núi ở Việt Nam kéo dài từ hệ thống núi ở miền nam Trung Quốc và chân dãy núi Himalaya. Hệ thống núi của nước ta kéo dài liên tục từ Bắc vào Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự di cư của các luồng động thực vật cận nhiệt đới và ôn đới vào lãnh thổ Việt Nam nên sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng 9 - Địa hình nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp nên các hệ sinh thái nhiệt đới chiếm ưu thế - Hướng ưu thế của địa hình Việt Nam là hướng tây bắc đông nam nên có tác động ngăn cản bớt không khí lạnh tràn xuống phía nam và sang phía Tây, Trong khi các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc lại đón gió mùa đông bắc tạo nên một mùa đông lạnh cho vùng núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Dẫn tới, có sự phân hóa đa dạng về sinh vật từ đông sang tây, từ bắc vào nam: + Phần lãnh thổ phía Bắc: tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa với thành phần loài thực vật, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cận nhiệt đới, ôn đới. + Phần lãnh thổ phía Nam: tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa với thành phần loài thực vật, động vật phần lớn là thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam - Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi nên sinh vật có sự phân hóa theo độ cao địa hình với 3 đai cao: + Đai nhiệt đới gió mùa ( ở miền Bắc giới hạn ở độ cao trung bình dưới 600700m; ở miền Nam lên đến độ cao 900-1000m): sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới + Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ( ở miền Bắc giới hạn ở độ cao trung bình từ 600-700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900-1000m đến 2600m): sinh vật gồm các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim + Đai ôn đới gió mùa trên núi ( độ cao từ 2600m trở lên): có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam... - Địa hình nước ta có nhiều kiểu theo đó cũng có những hệ sinh thái khác nhau, ví dụ như: + Địa hình núi gặp các hệ sinh thái rừng rậm cận nhiệt đới gió mùa ẩm lá rộng thường xanh hoặc hỗn giao lá rông – lá kim + Địa hình núi cao ở Tây Bắc, các đỉnh núi ở dải Trường Sơn và vùng núi cực Nam Trung Bộ thích ứng với các loài thực vật di cư từ luống Himalaya là các loài thực vật ôn đới lạnh và khô, động vật có bộ lông dày như Gấu ngựa, Cầy mực... + Vùng núi ẩm ướt ở Bắc Trung Bộ và khu rừng thưa ở Tây Nguyên thích hợp với các loài động thực vật luồng Malaixia – Indonexia là các loài thực vật cận xích đạo và nhiệt đới nóng ẩm, một số loài rụng lá mọc khá tập trung thành các rừng thưa ở Tây Nguyên. + Ở những vùng núi thấp phía nam khu vực Tây Bắc và ở Trung Bộ thích hợp với các loài động thực vật luồng Ấn Độ - Mianma là loài ưa nóng và khô. + Trên các địa hình cacxtơ vách đứng, lũng hẹp rừng cũng có sắc thái riêng với các loại cây ưa canxi + Địa hình đầm lầy đất phèn tiềm tàng hay hoạt động là rừng tràm, ven biển có rừng ngập mặn sú, vẹt, đước, trên các cồn cát là truông cỏ và cây bụi + Địa hình đồng bằng đất phù sa chủ yếu là hệ sinh thái nông nghiệp với 3 phân hệ là phân hệ đồng ruộng, phân hệ vườn làng và phân hệ sông, hồ, ao đầm... - Hết10 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan