Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của di cư mùa vụ nông thôn - đô thị đến đời sống gia đình nông thôn xã ...

Tài liệu Tác động của di cư mùa vụ nông thôn - đô thị đến đời sống gia đình nông thôn xã cẩm văn - cẩm giàng - hải dương

.PDF
86
569
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------*-------------- NGUYỄN THỊ KIM ANH TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN XÃ CẨM VĂN CẨM GIÀNG - HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2014 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Di dân (migration) không phải là một hiện tượng mới mẻ trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của bất cứ quốc gia nào. Trong lịch sử Việt Nam đã chứng kiến nhiều cuộc di dân lớn nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc khai hoang lấn biển, mở mang bờ cõi từ thời đầu dựng nước, cho đến các cuộc di dân có tổ chức với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước. Và đây luôn là mối quan tâm nghiên cứu của nghiều ngành khoa học xã hội cả ở trong và ngoài nước. Đặc biệt kể từ năm 1986, tại kì họp Quốc hội lần thứ VI, chính phủ đã chính thức đề ra chính sách Đổi mới nhằm phát triển đất nước theo định hướng kinh tế thị trường. Chính sách Đổi mới đã góp phần giải phóng lực lượng lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như biến đổi xã hội ở quy mô lớn. Ảnh hưởng lớn từ chính sách này đến di dân là không hề nhỏ, một là nó tạo điều kiện cho người lao động tách mình khỏi những ràng buộc của cơ chế bao cấp, và gò bó trong môi trường hợp tác xã. Người lao động được tự do hơn trong lựa chọn công việc và nơi làm việc cho mình. Thứ hai, chính sách Đổi mới nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã mở ra một con đường, một kỷ nguyên phát triển mới cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là các thành phần kinh tế tư nhân, ngoài nhà nước mở rộng quy mô sản xuất, từ đó nhu cầu sử dụng lao động tăng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân. Hai tác động này cộng hưởng đã tạo ra một luồng di dân lớn từ nông thôn đến đô thị của người dân nông thôn nhằm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập và điều kiện sống. Rõ ràng, sự thay đổi này tất yếu dù ít hay nhiều đều có những tác động nhất định đến đời sống người di dân và gia đình người di dân nói riêng và đời sống nông thôn nói chung. Vậy tác động cụ thể của di dân nông thôn – đô thị theo mùa vụ đến đời sống gia đình nông thôn như thế nào? Đã có không ít những nhà nghiên cứu quan tâm và tiến hành nghiên cứu về vấn đề di dân cũng như tác động của nó 1 đến đời sống kinh tế - xã hội, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đều ở quy mô lớn và mang tính tổng quát, chung chung. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về tác động của di dân nông thôn – đô thị đến đời sống gia đình nông thôn với trường hợp cụ thể là ở xã Cẩm Văn – Cẩm Giàng – Hải Dương. Đây là một địa bàn có nhiều biến đổi về đời sống kinh tế - văn hóa, trong đó di dân từ nông thôn đến đô thị cũng là một vấn đề được người dân và các cấp chính quyền nơi đây quan tâm. Vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Tác động của di cư mùa vụ nông thôn - đô thị đến đời sống gia đình nông thôn” (Nghiên cứu trường hợp xã Cẩm Văn – Cẩm Giàng – Hải Dương để đóng góp một bằng chứng cụ thể, chi tiết và bổ sung cho các nghiên cứu vĩ mô trước đó. Đồng thời chỉ ra thực trạng vấn đề di dân mùa vụ nông thôn – đô thị và tác động của nó đến đời sống gia đình nông thôn không chỉ cho người dân mà còn cho các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương có những nhìn nhận và giải pháp quản lý tốt hơn vấn đề này. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1 Ý nghĩa khoa học Đề tài này tiếp cận những kiến thức của xã hội học, trong đó vận dụng những lý thuyết cụ thể như lý thuyết hút – đẩy của Everetts Lee và lý thuyết phân tích mạng lưới xã hội để giải thích hiện tượng di cư mùa vụ nông thôn – đô thị; giúp bổ sung và làm rõ thêm hệ khái niệm của xã hội học và đặc biệt là các khái niệm liên quan đến di cư và gia đình. Từ đó góp phần chứng minh các lý thuyết này. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn áp dụng những phương pháp nghiên cứu xã hội học bao gồm các phương pháp thu thập thông tin định lượng và định tính để có những bằng chứng khoa học chứng minh cho các giả thuyết nghiên cứu đưa ra. Với những áp dụng này, luận văn có ý nghĩa khoa học sâu sắc. 2.2 Ý nghĩa thực tiễn Đề tài mô tả và phân tích một hiện tượng xã hội đang được quan tâm là di cư mùa vụ nông thôn – đô thị tại một địa bàn nghiên cứu cụ thể là xã Cẩm 2 Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Từ đó chỉ ra thực trạng và các tác động của di cư mùa vụ đối với đời sống gia đình nông thôn để hướng tới đưa ra các khuyến nghị về quản lý di cư tại nông thôn. Đề tài còn giúp người nghiên cứu vận dụng được những kiến thức, kỹ năng, phương pháp trong xã hội học để triển khai một vấn đề cụ thể và có thêm kinh nghiệm trong nghiên cứu xã hội học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm tìm hiểu những đặc trưng di dân mùa vụ nông thôn – đô thị và tác động của nó đến đời sống kinh tế - xã hội của các gia đình nông thôn trên một địa bàn nghiên cứu là xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp, khuyến nghị cho vấn đề di dân cũng như quản lý di dân mùa vụ nông thôn – đô thị ngày nay đối với các cấp chính quyền địa phương. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các đặc trưng của người di dân và hộ gia đình có người di dân mùa vụ nông thôn – đô thị, đặc biệt là các đặc trưng về nhân khẩu học; - Tìm hiểu tác động của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống vật chất (kinh tế) của gia đình nông thôn; - Tìm hiểu tác động của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống tinh thần, sức khỏe của gia đình nông thôn. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tác động của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống của người dân nông thôn. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Người di dân - Hộ gia đình của người di dân - Cơ quan chức năng tại địa phương 3 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian thực hiện: 15/01/2013 – 15/11/2013 - Địa điểm: thôn Hoành Lộc, thôn Văn Thai, thôn Đức Chính – xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng di dân mùa vụ nông thôn – đô thị ở xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương đang diễn ra như thế nào? - Di dân mùa vụ nông thôn – đô thị có tác động như thế nào đến đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, giáo dục, tinh thần, xã họi và chính trị của các gia đình ở xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tinh Hải Dương? 6. Giả thuyết nghiên cứu - Chính sách đổi mới kinh tế tạo điều kiện cho thị trường lao động mở rộng, khuyến khích người dân nông thôn di dân ra đô thị. - Di dân mùa vụ nông thôn – đô thị có tác động đến đời sống kinh tế, vật chất của người di dân và gia đình có người di dân ở nông thôn. - Di dân mùa vụ nông thôn – đô thị góp phần thay đổi đời sống văn hóa, giáo dục, văn hóa, tinh thần, xã hội và chính trị của người di dân và gia đình. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phân tích tài liệu Thực chất của việc phân tích tài liệu là phân tích, bóc tách các thông tin có sẵn trong tài liệu, trên cơ sở đó rút ra các thông tin cần thiết nhằm đáp ứng những mục tiêu của đề tài. Trong đề tài này, chúng tôi phân tích một số tài liệu chủ yếu sau: - Các tài liệu luật pháp liên quan đến vấn đề di dân; - Các tài liệu, văn bản về tình hình kinh tế - xã hội xã Cẩm Văn – Cẩm Giàng – Hải Dương; - Các nghiên cứu trong nước về vấn đề di dân; - Các nghiên cứu nước ngoài về vấn đề di dân. 4 7.2. Phương pháp chọn mẫu Quy trình chọn mẫu của cuộc điều tra tuân thủ theo phương pháp luận về chọn mẫu thống nhất. Sử dụng phương pháp chọn mẫu mạng lưới (mô hình quả bóng tuyết hay chuỗi liên tiếp hoặc chọn mẫu theo uy tín/ danh tiếng) và chọn mẫu có chủ đích. Phương pháp chọn mẫu mạng lưới (mô hình quả bóng tuyết): được chấp nhận sử dụng cho một vài trường hợp đặc biệt như các thành viên của một dân số đặc biệt khó tiếp cận. Bắt đầu phỏng vấn từ một hoặc một vài người, sau đó dựa trên cơ sở mạng lưới quan hệ quen biết của họ để đề nghị giới thiệu đến những người tiếp theo và tiếp tục triển khai phỏng vấn. Tiếp tục triển khai phỏng vấn cho đến khi đủ số lượng 300 mẫu. Phương pháp chọn mẫu có chủ đích: Là phương pháp chọn các trường hợp gia đình có người di dân mùa vụ từ nông thôn đến đô thị, và những người di dân này nhằm mục đích làm ăn kinh tế, không phải vì mục đích học tập (sinh viên). Phương pháp này không dựa trên một bản danh sách có sẵn về các gia đình di dân và lựa chọn ngẫu nhiên từ bản danh sách đó, do việc quản lý nhân khẩu và quản lý số liệu về số lượng người di dân mùa vụ trên thực tế là một việc làm khó khăn và độ chính xác không cao. Do đó, phương pháp này cũng không cho biết rằng mẫu được lấy có đại diện cho toàn dân số của xã hay không. 7.3. Phỏng vấn bằng bảng hỏi Là phương pháp định lượng, chúng tôi sử dụng một bảng hỏi đã được chuẩn hoá, bao gồm câu hỏi và các câu thu thập thông tin từ người trả lời. Trong cuộc nghiên cứu này, chúng tôi thu về được 300 bảng hỏi hợp lệ và được xử lý qua chương trình SPSS. 7.4. Phỏng vấn sâu Là dạng phỏng vấn trong đó người ta xác định sơ bộ những vấn đề cần thu thập thông tin, người phỏng vấn chủ động trong cách dẫn dắt, cách sắp xếp câu hỏi, cách thức đặt câu hỏi nhằm thu được thông tin mong muốn. Mục tiêu là tìm hiểu sâu về vấn đề nghiên cứu. 5 Trong đề tài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc với 10 cuộc phỏng vấn sâu: 03 phỏng vấn cán bộ chính quyền địa phương, 07 phỏng vấn người dân. Đây là một phương pháp thu thập thông tin cần thiết và hữu ích cho đề tài này vì có một số chỉ báo về nguyên nhân và giải pháp không thể thực hiện được trên phiếu trưng cầu ý kiến. Mặt khác, phỏng vấn sâu còn giúp cho người nghiên cứu phát hiện ra những vấn đề mà phỏng vấn bằng bảng hỏi chưa lường hết, và kiểm định lại thông tin trong bảng hỏi có trung thực hay không. 7.5. Phân tích thống kê SPSS SPSS là một phần mềm thống kê được ứng dụng rộng rãi trong xử lý và phân tích thông tin định lượng cho các nghiên cứu xã hội học. Trong luận văn này, chúng tôi xử dụng SPSS để phân tích mô tả thực trạng di dân mùa vụ nông thôn – đô thị và ý kiến của người tham gia nghiên cứu về tác động của di dân mùa vụ đến đời sống gia đình nông thôn tại xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích tương quan để xem xét xem liệu các biến số về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân của người di dân… có dẫn đến sự khác biệt về sự tác động (nếu có) không? 6 8. Khung lý thuyết Chính sách Kinh tế - Xã hội của Nhà nước Thị trường lao động Đặc trưng của gia đình và người di cư Di cư mùa vụ nông thôn – đô thị Tác động: - Đời sống kinh tế - Đời sống tinh thần - Đời sống giáo dục - Đời sống y tế - Đời sống chính trị Quá trình đô thị hóa Đề tài xác định các biến số như sau:  Biến số phụ thuộc: Đời sống gia đình nông thôn - Đời sống kinh tế - Đời sống tinh thần - Đời sống giáo dục - Đời sống y tế - Đời sống chính trị  Biến số độc lập: Tình trạng di dân - Thực trạng di dân ở xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương - Đặc trưng nhân khẩu của người di dân: độ tuổi, giới tính, học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, vị thế trong gia đình, thời gian di dân, thu nhập 7 - Đặc trưng của gia đình người di dân: Quy mô gia đình, số thế hệ, số nhân khẩu phụ thuộc, thu nhập, nghề nghiệp, tổng số người di dân trong gia đình.  Biến số can thiệp - Điều kiện KT – XH địa phương - Thị trường lao động 8 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Di dân Di dân hay di cư là hai khái niệm được sử dụng rộng rãi diện nay không chỉ trong nước mà còn trên phạm vi quốc tế. Năm 1958, Liên hợp quốc đưa ra khái niệm về di dân là sự di chuyển dân cư trong không gian giữa một đơn vị hành chính này đến một đơn vị hành chính khác, kèm theo sự thay đổi về chỗ ở thường xuyên trong khoảng cách di dân xác định. Năm 1973, Liên hợp quốc đưa ra hai khái niệm di dân dài hạn và di dân ngắn hạn. Trong đó, di dân dài hạn là người di dân đến nơi ở mới từ 12 tháng trở lên. Di dân ngắn hạn là người di dân đến nơi ở mới dưới 12 tháng.[Trích 5, tr.9-10] Ở Việt Nam, trong từng bối cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội, việc một nhóm dân cư di chuyển từ nơi này đến nơi khác được gọi với những tên cụ thể khác nhau. Trong chiến tranh hoặc khi có thiên tai xảy ra, người dân thay đổi chỗ ở đến một nơi khác an toàn hơn, khi đó hiện tượng này được gọi là “tản cư” và người dân thực hiện việc “tản cư” được gọi là “dân tản cư”. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều khu dân cư nằm trong khu vực quy hoạch để xây dựng các công trình công cộng (đường, trường học, khu hành chính, thủy điện…) hoặc các khu công nghiệp, người đân ở những khu vực này được đền bù và chuyển nơi ở đến một nơi mới gọi là “di dân tái định cư. Ở Việt Nam có nhiều dân tộc, tộc người có văn hóa và truyền thống sản xuất thường xuyên thay đổi chỗ ở để tìm khu vực canh tác mới gọi là “du canh, du cư”. Ở Miền Bắc, trong những năm 60 thế kỷ XX, người dân vùng đồng bằng di chuyển lên khi vực trung du, miền núi gọi là “dân đi khai hoang”. Sau năm 1975, với chính sách di dân và phát triển kinh tế, người dân từ đô thị, đồng bằng di chuyển tới miền núi để phát triển kinh tế miền núi được gọi là “di dân đi vùng kinh tế mới”. 9 Tại Mục 7, Điều 1, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số 06/2003/PL-UBTVQH11, ngày 09 tháng 01 năm 2003 khái niệm di dân là “sự di chuyển dân số từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ địa phương này sang địa phương khác”. Theo quan niệm của Đặng Nguyên Anh: di dân theo nghĩa rộng là sự chuyên dịch bất kỳ của con người trong không gian và thời gian nhất định, kèm theo thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn; di dân theo nghĩa hẹp là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập nơi cư trú mới, trong một khoảng thời gian nhất định [6, tr.36] Hoàng Văn Chức có khái niệm: di cư có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là hiện tượng di chuyển để mưu sinh của bầy đoàn khi chuyển mùa, nghĩa thứ hai là hiện tượng người dân dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác để sinh sống, nghĩa thứ hai được hiểu đồng nghĩa với di dân. Theo đó, nên sử dụng thuật ngữ di dân, bởi lẽ di dân “dùng để chỉ về sự thay đổi nơi cư trú từ nơi này đến nơi khác của cả con người và động vật”; và khi sử dụng thuật ngữ di dân phải kèm theo các từ chỉ người như “người di dân” [5, tr.11-12] Theo quan điểm của người viết, di cư và di dân là hai thuật ngữ có thể được sử dụng song song hoặc được sử dụng tùy theo ý đồ người viết cũng như hoàn cảnh, không gian và thời gian của từng nghiên cứu. Trong luận văn này, thuật ngữ chính được người viết sử dụng là “di dân”, tuy nhiên cũng có sử dụng thuật ngữ “di cư” song song trong trường hợp trích dẫn hoặc truyền tải quan điểm của một tác giả khác. Tổng hợp các quan điểm, khái niệm khác nhau về di dân, tác giả nhận thấy về cơ bản di dân là một hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan, mang tính phổ biến của xã hội loài người, có những đặc điểm chung về con người, thời gian và không gian. Như vậy, trong luận văn này, di dân được hiểu là: “một khái niệm chỉ trạng thái chuyển dịch dân số từ nơi này sang nơi khác, từ một đơn vị lãnh thổ hành chính này sang đơn vị lãnh thổ hành chính khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác, có kèm theo sự thay đổi về nơi cư 10 trú một cách tạm thời hay vĩnh viễn, thời gian di dân tùy theo mục đích di dân của người di dân.” Như đã đề cập ở trên, hai yếu tố chính trong khái niệm “di dân” là thời gian di dân và không gian. Không gian của di dân là nơi đi – nơi đến. Thời gian của di dân là thời điểm và quãng thời gian diễn ra sự di dân. Quy mô của không gian và thời gian di dân tùy thuộc vào từng loại hình di dân trong đó có các yếu tố tác động như sự quản lý của chính quyền địa phương nơi đi và nơi đến; mục đích di dân của người đi cư; điều kiện kinh tế - xã hội của nơi đi và nơi đến… 1.1.1.2. Di dân mùa vụ nông thôn – đô thị Các loại hình di dân được phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như tính chất di dân, đặc trưng di dân, theo không gian và thời gian di dân. Theo tính chất di dân có di dân tự nguyện và di dân bắt buộc. Về đặc trưng, có di dân có tổ chức và di dân tự do (di dân có tổ chức, di dân tự phát). Theo không gian, có di dân nội vùng và ngoại vùng, di dân nội tỉnh và ngoại tỉnh, di dân quốc gia và quốc tế, di dân nông thôn – đô thị, di dân đô thị - nông thôn… Theo thời gian có di dân tạm thời, di dân mùa vụ, di dân con lắc,... Trong luận văn này, hình thức di dân được nghiên cứu có sự kết hợp giữa hai yếu tố không gian và thời gian: di dân mùa vụ nông thôn – đô thị. Di dân mùa vụ, là hình thái di dân theo công việc, theo “mùa, vụ”; vào thời gian nông nhàn, một số người dân nông thôn di dân ra thành phố để kiếm việc làm, đến thời điểm cấy cày, người dân lại trở về nông thôn để làm việc; hoặc di dân theo mùa lễ hội, du lịch. Nơi đi là nông thôn và nơi đến là đô thị. Thời gian ở đô thị khoảng từ 1 đến 3 tháng. Ngoài ra, trong luận văn, tác giả cũng lồng ghép khái niệm di dân mùa vụ với di dân tạm thời và di dân con lắc. Di dân tạm thời là hình thái di dân của người dân khu vực nông thôn đến một khu vực của đô thị định cư trong thời gian ngắn, sau đó chuyển đến chỗ ở khác hoặc trở về nơi ở cũ. Người di dân không có ý định hoặc chưa có ý định định cư lâu dài ở thành phố mà có xu hướng trở về quê sau một thời gian làm ăn, sinh sống ở đô thị. Thời gian tạm trú ở thành phố khoảng từ 6 đến 12 tháng. 11 Di dân con lắc là hình thái di dân luân chuyển giữa nông thôn và đô thị khá ổn định về không gian, thời gian; loại hình di dân có thời hạn liên quan đến việc làm hoặc lý do khác đòi hỏi người di dân phải ngủ qua đêm ở đô thị, được lặp đi lặp lại và không nhất thiết phải thay đổi nơi cư trú chính thức [2, tr.40 -45] Do loại hình di dân nông thôn – đô thị có sự đan xen và có thể là hình thái đặc biệt của nhau. Di dân mùa vụ có thể được xem là trường hợp đặc biệt của di dân tạm thời. Về hình thức, di dân con lắc cơ bản giống như di dân mùa vụ, song có sự khác nhau về hướng di chuyển và diễn ra đều đặn hơn ở các tháng trong năm. Di dân mùa vụ có thể được xem như là một hình thái đặc thù của di dân con lắc, diễn ra theo chu kỳ rõ rệt hơn về thời gian [2, tr.40-45]. Như vậy, điểm khác biệt cơ bản giữa di dân tạm thời, mùa vụ và con lắc là ở quy mô về quãng thời gian, chu kỳ di dân từ nông thôn đến đô thị. Với sự đan xen đó, trong luận văn này, tác giả sẽ hướng đến các khách thể với các hình thái di dân đan xen giữa di dân mùa vụ, di dân tạm thời và di dân con lắc để đảm bảo tính đa dạng và bao trùm của luận văn. 1.1.1.3. Gia đình Gia đình là một khái niệm được nhiều ngành khoa học xã hội quan tâm. Có nhiều khái niệm khác nhau về gia đình, đến nay rất khó để tìm được một khái niệm chung về gia đình. Tuy nhiên đứng ở góc nhìn xã hội học, gia đình được hiểu như sau: Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của luật này [25]. Như vậy về mặt luật pháp, ở nước ta chỉ công nhận những cặp vợ chồng có đăng ký kết hôn chính thức. Điều này hoàn toàn đúng đắng với một định nghĩa về khái niệm gia đình dưới góc độ hoa khọc pháp lý và đạo lý, là cơ sở thực tiễn để quản lý nhà nước về gia đình, nhưng 12 rõ ràng, nó lại chưa đầy đủ cơ sở thực tiễn về mặt xã hội học, không bao quát được thực trạng của nhiều hình thức gia đình khác, những hình thức gia đình có thể bị coi là “bất hợp pháp” nhưng vẫn tồn tại trong xã hội. Gia đình là một nhóm xã hội. Khi nói gia đình là một nhóm xã hội thì điều đó có nghĩa là trong gia đình phải có tối thiểu là hai người, Khi một người cô độc, khi những thành viên khác trong gia đình không còn nữa, lúc đó người duy nhất còn lại cũng không còn có cuộc sống gia đình. Về phương diện này, sự tồn tại của gia đình chính là sự tồn tại của các mối quan hệ gia đình. Người cô độc không còn các mối quan hệ gia đình, họ cũng không còn gia đình. Sự khác biệt giữa nhóm gia đình và các nhóm xã hội khác là ở chỗ, sự liên kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau thường chặt chẽ hơn nhiều so với các nhóm xã hội khác như nhóm bạn bè, nhóm sở thích, nhóm đồng nghiệp… Nếu các nhóm xã hội khác thường liên kết với nhau theo tính cơ cấu chức năng, tức là quan hệ theo chiều rộng của không gian xã hội giữa người này với người khác, thì nhóm gia đình còn quan hệ với nhau theo tính lịch đại, tức là quan hệ theo chiều dọc của huyết thống giữa những người có chung gốc gác tổ tiên, ông bà [Trích Gia đình học, Tr. 55 – 56] Gia đình còn được coi là một “tổ chức xã hội” cơ bản và tự nhiên nhất trong các nhóm xã hội. Người ta có thể thay đổi các nhóm bạn, thay đổi nghề nghiệp và nhóm đồng nghiệp nhiều lần trong cuộc đời nhưng không dễ gì thay đổi cho mình vào một nhóm gia đình khác. Thêm nữa, việc trở thành thành viên của một gia đình có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều so với việc được liên kết đơn giản với những cá nhân khác. Là một thành viên trong gia đình cũng đồng nghĩa với việc được sự thừa nhận những quyền lợi và nghĩa vụ về mặt pháp lý và văn hóa. Những quyền lợi và nghĩa vụ này được quy định rõ trong bộ luật của mỗi quốc gia, cũng như trong những phong tục tập quán và truyền thống dân tộc… Khi đã coi gia đình là một nhóm xã hội thì điều đó cũng có nghĩa rằng nhóm gia đình phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản nhất của một nhóm xã hội. Những nguyên tắc này dựa trên vị thế, vai trò cũng với 13 nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm của mỗi thành viên gia đình trong gia đình. [Gia đình học. tr.57] Gia đình là một thiết chế xã hội. Theo Hoàng Bá Thịnh, Xã hội học đại cương [11, tr.202]. Thiết chế gia đình là hệ thống quy định ổn định và tiêu chuẩn hóa tính giao và sự truyền chủng của con người. Hình thức phổ biến nhất của nó là chế độ một vợ - một chồng sống chung với con cái trong gia đình. Nằm trong thiết chế này là các thiết chế phụ thuộc như đính hôn, hôn nhân, nuôi dưỡng trẻ em, quan hệ thân tộc… Các chức năng của thiết chế gia đình gồm có: Điều chỉnh hành vi tình dục và giới; Duy trì sự tái sinh sản các thành viên trong gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác; Chăm sóc và bảo vệ trẻ em (sơ sinh và thiếu niên); Xã hội hóa trẻ em; Gắn vai trò và thiết lập vị thế đã được thừa kế từ gia đình; Đảm bảo cung cấp kinh tế gia đình để gia đình như là một đơn vị tiêu dùng và đơn vị sản xuất. Theo tác giả Nguyễn Đình Tấn, Gia đình với tư cách là tế bào xã hội đã tồn tại từ lâu trong sự phát triển của lịch sử. Cơ sở của nó là mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và thân tộc. Theo quan niệm chung nhất, gia đình là một nhóm xã hội nhỏ đặc thù, có đặc trưng cơ bản là được thiết lập trên cơ sở của hôn nhân mà từ đó hình thành các quan hệ huyết thống ruột thịt giữa các thành viên. [11, tr.17] Trong đề tài này, chúng tôi kết hợp khái niệm về gia đình của các tác giả trên, đặc biệt là theo quan điểm của tác giả Nguyễn Đình Tấn, để xem xét gia đình người di dân ở nông thôn là một nhóm xã hội, xem xét mối quan hệ giữa người di dân và các thành viên khác trong gia đình và tác động của họ đến các mặt trong đời sống gia đình. 1.1.1.4. Đời sống gia đình nông thôn: Đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, đời sống xã hội, đời sống chính trị Khác với cách hiểu thông thường về “đời sống” như là cuộc sống thường ngày, “đời sống” ở đây là nguyên tắc và chuẩn mực để đánh giá mọi hiện tượng văn hoá. Là cội nguồn cho triết học của Schopenhauer, Nietzsche, 14 cho xã hội học của Max Weber (1864 – 1920), một trong những ông tổ của xã hội học hiện đại, tâm phân học của Sigmund Freud cho đến triết học sinh thái của Hans Jonas và “lý thuyết phê phán” của trường phái Frankfurt... Theo Nietzsche và Spengler: “Đời sống” với các tính chất trái ngược: tăng cường sức sống hoặc suy đồi, hưng thịnh hoặc suy tàn, trẻ trung hoặc già cỗi, năng động hoặc trì trệ trở thành những kích thước để phê phán văn hoá. “Đời sống” trở thành điểm quy chiếu. “Đời sống” là cái toàn thể, bao hàm cả văn hoá lẫn văn minh, bởi cả hai đều chỉ là những biểu hiện khác nhau trong quá trình dị biệt hoá của “đời sống”. Điều quan trọng là, chỉ từ nền tảng ấy, thuật ngữ văn hoá và văn minh mới được sử dụng một cách khách quan và trung lập về giá trị, nghĩa là, chúng được giải thoát khỏi vai trò làm thước đo cho phê phán văn hoá. Thật thế, khác với Kant hay Humboldt trước đây, Nietzsche không cần đồng nhất mình với văn hoá, trái lại, đã có một thế đứng mới để có thể nhìn văn hoá và văn minh bằng con mắt lạnh lùng và khách quan. Có thể nói không ngoa rằng chỉ từ khi việc phê phán văn hoá chuyển hướng sang “đời sống”, thì nguyện vọng xây dựng các môn khoa học xã hội và nhân văn (gọi chung là “các khoa học văn hoá”) một cách khách quan, trung lập về giá trị (value-free) theo tinh thần của Max Weber, mới có thể thực hiện được. Cần lưu ý thêm rằng ở đây, “đời sống” cũng không đồng nghĩa với “văn hoá”, cho dù văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm cả “văn hoá” (tinh thần) theo nghĩa hẹp và văn minh. Văn hoá, hiểu rộng như toàn bộ thế giới cuộc sống của con người, vẫn nằm bên dưới thẩm quyền cao hơn là “đời sống”, vì xét đến cùng, văn hoá, theo nghĩa rộng, vẫn chỉ là một hình thái biểu hiện đặc thù của đời sống nói chung: đặc thù trong những điều kiện và hoàn cảnh sống của con người. Thông thường, khi nói đến đời sống, người ta thường chia làm hai loại là “đời sống vật chất” và “đời sống tinh thần”. Trong luận văn này, tác giả đã phân tích “đời sống gia đình nông thôn” ở các khía cạnh sau: 15 - Đời sống kinh tế: trong đó luận văn sẽ nhấn mạnh vào các yếu tố cụ thể của đời sống kinh tế như thu nhập chung của gia đình, các điều kiện về nhà ở, các trang thiết bị, nội thất - Đời sống tinh thần: đời sống tinh thần gia đình nông thôn được thể hiện qua sự tham gia của họ trong các hoạt động văn hóa, trong gia đình, địa bàn sinh sống và xã hội như: thời gian nghỉ ngơi, các hình thức giải trí, lễ hội, du lịch… - Đời sống giáo dục: ở luận văn này chúng tôi xét đến hình thức giáo dục chính thức, tức là hình thức giáo dục thông qua hệ thống trường lớp công hoặc tư nhân. Đời sống giáo dục của gia đình nông thôn xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương sẽ được xem xét ở khía cạnh như trình độ học vấn và mức độ đầu tư cho giáo dục của con cái. - Đời sống y tế: Đời sống y tế của gia đình nông thôn được xem xét qua việc khám sức khỏe định kỳ và chăm sóc sức khỏe cho con cái. - Đời sống chính trị: Trong luận văn này đời sống chính trị của gia đình người di dân ở nông thôn được thể hiện qua sự tham gia của người di dân và gia đình người di dân vào các quá trình ra quyết định của chính quyền địa phương, các cuộc họp tại thôn, xã, bầu cử và đóng góp ý kiến trong các cuộc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương. 1.1.2. Lý thuyết 1.1.2.1. Lý thuyết hút – đẩy của Everetts Lee (1966). Trong lịch sử nghiên cứu về di dân, có nhiều lý thuyết được xây dựng và lập luận để giải thích hiện tượng này. Một trong những lý thuyết được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu di dân là lý thuyết “hút – đẩy” của Everetts Lee. Theo đó, Lee lập luận rằng về cơ bản di dân được dựa trên 4 nhóm nhân tố: i) các nhân tố liên quan đến nơi đi (nơi ở gốc); ii) các yếu tố liên quan đến nơi đến; iii) các trở ngại di dân; và, iv) các nhân tố thuộc về người di dân. Cả nơi đến và nơi đi đều có những đặc điểm thuận lợi hoặc khó khăn về các mặt, các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên để người di dân 16 cân nhắc như thu nhập, việc làm, nhà ở, phúc lợi xã hội, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, địa hình, khí hậu,… Lực hút tại các vùng dân chuyển đến gồm: đất đai, tài nguyên, khí hậu, môi trường sống thuận lợi, cơ hội sống thuận lợi, dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, có triển vọng cải thiện đời sống; môi trường văn hóa – xã hội tốt. Lực đẩy tại các vùng đân chuyển đi : điều kiện sống khó khăn, khó kiếm việc làm, thiên tai, dịch bệnh; đất canh tác ít, không có vốn để chuyển đổi ngành nghề đảm bảo cuộc sống; nơi ở cũ bị giải tỏa, di dời; tác động của các chính sách điều chuyển lao động;… [trích theo 1, tr.47]. Thông thường, các điều kiện khó khăn về các lĩnh vực như trên ở nơi đi (nơi ở gốc) được coi là nhân tố “đẩy” chủ yếu của việc xuất cư, trong khi đó những điều kiện thuận lợi hơn ở nơi đến lại là nhân tố “hút” quan trọng nhất của việc nhập cư. Ngoài ra, khoảng cách địa lý và các chi phí vật chất và chi phí tinh thần như chi phí vận chuyển cũng là một yếu tố quan trọng luôn được cân nhắc trong các quyết định di dân. Yếu tố cuối cùng nhưng cũng vô cùng quan trọng được các nhà nghiên cứu gọi là “tính chọn lọc di dân” (migration selective). Yếu tố này phụ thuộc vào những phẩm chất cá nhân của từng người. Do đó, có thể nói lý thuyết hút đẩy của Lee có tính ứng dụng rộng rãi cho cả các nghiên cứu vĩ mô và vi mô về di dân. Như vậy, có thể xem nguyên nhân dẫn đến di dân: Nơi đi và nơi đến – cả nơi đi và nơi đến đều có lực hút và lực đẩy (vĩ mô), các yếu tố can thiệp (vi mô) vào các yếu tố cá nhân (trung mô). Các yếu tố tiêu cực tác động như là lực đẩy, còn các yếu tố tích cực là lực hút. [10] Việc vận dụng lý thuyết của Lee trong đề tài nghiên cứu này nhằm làm rõ các nội dung chủ yếu sau: - Phân tích các động lực di dân mùa vụ nông thôn – đô thị, trong đó các tập trung phân tích các động lực về kinh tế và quỹ đất nông nghiệp, xem xét xem liệu động lực kinh tế có phải là động lực chính trong các quyết định di dân hay không. 17 - Làm rõ các điều kiện lao động, việc làm, điều kiện sống ở khu vực nông thôn (nơi đi) để tìm hiểu các yếu tố lực đẩy của di dân. Ngược lại, phân tích các điều kiện sống, lao động, việc làm ở nơi đến để làm rõ các yếu tố lực hút của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị. - Khi phân tích các điều kiện lao động, việc làm và điều kiện sống ở nơi đi và nơi đến, sẽ chú trọng vào các điều kiện thuận lợi ở nơi đến và những khó khăn, hạn chế ở nơi đi. Đồng thời, xem xét xem các điều kiện này có được cải thiện hơn không. 1.1.2.2. Lý thuyết phân tích mạng lưới xã hội (Social Network Analysis Theory) Mạng lưới xã hội là một cách tiếp cận chuyên sâu để lý giải vấn đề di dân thông qua việc phân tích các vấn đề về mạng lưới xã hội. Thuật ngữ mạng lưới xã hội đã và đang được các nhà khoa học nghiên cứu, vận dụng trong xem xét hiện thực xã hội, mỗi nhà khoa học có đưa ra những quan điểm tương đồng và khác nhau về thuật ngữ này. Lê Ngọc Hùng quan niệm, mạng lưới xã hội là phức hợp các mối quan hệ của các cá nhân trong các nhóm, tổ chức, cộng đồng. Các mạng lưới xã hội bao gồm các quan hệ đan chéo chằng chịt từ quan hệ gia điình, thân tộc, bạn bè, láng giềng, cho tới các quan hệ trong tổ chức, đoàn thể, tầng lớp, hiệp hội, đảng phái, nghề nghiệp… [7, tr.67 – 75]. Hoàng Bá Thịnh lại cho rằng mạng lưới xã hội gồm toàn bộ các quan hệ xã hội của các cá nhân và các thành viên của nhóm;… mạng lưới xã hội không có ranh giới rõ ràng; là một phần quan trọng của cơ cấu xã hội [13, tr.214]. Theo Phạm Xuân mạng lưới xã hội là tổng thể các quan hệ xã hội của cá nhân trong nhóm xã hội, tổ chức xã hội, cộng đồng xã hội; nó đa dạng, đan cài vào nhau từ gia đình đến xã hội [14, tr.51]. Lê Minh Tiến cho rằng, mạng lưới xã hội là tập hợp các mối quan hệ giữa các actor mang nhiều nội dung khác nhau từ sự tương trợ, trao đổi thông tin cho đến trao đổi dịch vụ [8, tr.51] Như vậy, mặc dù có một số điểm khác nhau, nhưng về cơ bản các quan niệm về mạng lưới xã hội thống nhất ở các nội dung chính: mạng lưới xã hội 18 gắn với con người, chỉ sự tương tác quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm xã hội, nhóm xã hội với nhóm xã hội; mối quan hệ này phức hợp, đa dạng, đan cài vào nhau và rất khó để phân định ranh giới. Trong khái niệm cơ bản của hệ thống xã hội (Social system) có hai khái niệm là cấu trúc xã hội (social structure) và mạng lưới xã hội (social network), trong đó cấu trúc xã hội là lát cắt theo chiều dọc, còn mạng lưới xã hội là lát cắt theo chiều ngang. Mạng lưới xã hội của mỗi cá nhân không giống nhau mà phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa dân tộc và nhóm, năng lực họa động thực tiễn của họ. Trong cùng một môi trường xã hội mà mỗi người xác lập phạm vi, tính chất mạng lưới quan hệ xã hội khác nhau. Mạng lưới xã hội có vai trò quan trọng đối với mỗi con người và xã hội. Với cá nhân, mạng lưới xã hội tạo môi trường để mỗi người học hỏi xã hội, qua đó hoàn thiện con người xã hội; thông qua mạng lưới xã hội, các cá nhân khẳng định cái “tôi xã hội”, tạo ra sự ảnh hưởng và xác lập quyền lực, uy quyền xã hội trong nhóm xã hội và cộng đồng xã hội. Một số nhà xã hội học cho rằng mạng lưới xã hội gắn liền với “vốn xã hội”, vốn xã hội ở trong mạng lưới xã hội và mạng lưới xã hội là thành tố của vốn xã hội. Do đó, vốn xã hội là nguồn lực nằm trong mạng lưới xã hội, các cá nhân có thể sử dụng vốn xã hội là mạng lưới xã hội để tạo dựng sự thăng tiến xã hội, tìm kiếm lợi ích, đảm bảo cuộc sống cho mình, gia đình và nhóm xã hội. Quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế thị trường, xu thế toàn cầu hóa với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cá nhân mở rộng mạng lưới xã hội cũng như làm phong phú hơn vốn xã hội của mình, phát huy vốn xã hội tốt hơn. Với xã hội, mạng lưới xã hội tạo ra đoàn kết xã hội, sự thống nhất hành vi trong các nhóm xã hội. Chứng minh cho điều này, đã có một số nhà xã hội học đã đưa ra những luận điểm, khái niệm, lý thuyết liên quan dựa trên mối quan tâm về cách tiếp cận mạng lưới. Một trong số đó là tác giả E. Durkheim theo thuyết cấu trúc – chức năng với khái niệm đoàn kết xã hội bao gồm đoàn 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan