Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ công...

Tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của việt nam

.PDF
194
248
68

Mô tả:

GS.TS. LÊ HỮU NGHĨA - TS. LÊ VĂN CHIẾN (Đổng Chủ biên) TÁC DỘNG CỦA ^ DÍU lử TMrCTỊẾPNUVC NGOÀI ĐẸN NĂNG SUẨT ư o ĐỌNG VÀ INÌNH D ị CÕNG NGHỆ CỦA VIỆT 'n a m NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUÓC GIA TẮC ĐỘNG CỦA DẨU TỬ TRirC TIẾP N trức NGOÀI DẾN NANG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TRÌNH Dộ CỔNG NGHỆ CỦA VIỆT NAM Biẻn mục trẽn xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam / Lê Hữu Nghĩa, Lê Vân Chiến (ch.b.), Nguyễn Viết Thông... - H. : Chính trị Quốc gia, 2014. 192tr.; 21cm Thư mục: tr. 188-191 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 2. Nàng suất lao động 3. Trình độ công nghệ 4. Việt Nam 332.67309597 - dc23 CTH0152p-CIP Mã sô': 335.1 CTQG - 2014 GS.TS. LỀ HỮU NGHĨA - TS. LÊ VĂN CHIẾN (Đồng Chủ biên) TÁC ĐỘNG CỦA ^ DẦU TÙ TRỤC TỊÉP N vức NGOÀI ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TRÌNH Độ CỔNG NGHỆ CỦA VIỆT'n a m (Sách chuỵên khảo) NHÀ XUẤT BẢN CHINH TRỊ QUốC GIA - sự THẬT Hà Nội - 2014 TẬP THỂ TÁC GIẢ GS.TS. LÊ HỮU NGHĨA - TS. LÊ VÃN CHIẾN (Đồng Chủ biên) CÁC CỘNG TÁC VIÊN PGS. TS. NGUYỄN VlẾT THÔNG TS. LÊ KIM SA TS. ĐẶNG ÁNH TUYẾT ThS. VÕ HỔNG LOAN ThS. NGUYỄN MẠNH TRUÔNG LỜI NHÀ XUẤT BẢN Đầu tư trực tiếp nưốc ngoài là sự di chuyển vô"n quốc tế dưới hình thức vô'n sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốh vào một nước khác để đầu tư, đồng thòi trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vô'n, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý,... nhằm mục đích thu lợi nhuận. Trong những nàm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trỏ thành một trong những nguồn vấn bên ngoài cực kỳ quan trọng đốì vói nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là tại các nưóc đang phát triển, các nước nghèo. Sau gần 30 năm đổi mới, thực hiện chính sách mỏ cửa, thu hút đầu tư, khu vực kinh tế có vôn đầu tư nước ngoài ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, những tác động thực sự của FDI đến nền kinh tế nưốc ta như thế nào vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ, thỏa đáng và vẫn là chủ đề còn nhiều tranh luận. Nhằm cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản về đầu tư trực tiếp nưốc ngoài, phân tích thực trạng đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong những năm qua; từ đó thấy được những tác động của nó đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam, để có những giải pháp phù hợp trong giai đoạn tiếp theo, Nhà xuất bản Chính trị quôh gia - Sự thật giối thiệu cuốn sách Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam của GS.TS. Lê Hữu Nghĩa và TS. Lê Văn Chiến đồng Chủ biên. Cuô'n sách gồm bôn chương: - Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nưóc ngoài ở Việt Nam trong những năm qua. - Chương III: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam. - Chương IV; Kết luận và những kiến nghị chính sách. Xin giới thiệu cuô"n sách với bạn đọc. Tháng 10 năm 2014 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT MỤC LỤC Trang Lời Nhà xuất bẳn Mở đầu Chương I Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐẦU TU TRựC TIẾP NUỚC n g o à i I. Cơ sỏ lý luận 1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2. Các hình thức đầu tư 3. Lý luận về tác động của FDI đến nền kinh tế của nưóc nhận dầu tư II. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nưóc ỏ châu Á 1. 2. 3. 4. Chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc Chính sách thu hút FDI của Thải Lan Chính sách thu hút FDI của Trung Quốc Một sô bài học kmh nghiệm đôĩ với Việt Nam Chương II THỰC TRẠNG ĐẦU t ơ TRỰC TIẾP NUỚC ngoài ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA I. Chính sách đốì vói đầu tư nước ngoài II. Thực trạng thu hút FDI 1. 2. Tình hình chung Thu hút vốh FDI theo vùng lãnh thổ 5 9 16 16 16 21 26 34 35 38 43 51 58 59 61 61 74 3. 4. 5. Thu hút vốn FDI theo cơ cấu ngành Thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tư Thu hút vốn FDI theo đối tác đầu tư 80 84 89 III. Vai trò của nguồn vô"n FDI đốì với phát triển kinh tế - xã hội ỏ Việt Nam 94 1. 2. 3. 4. 5. Đóng góp của FDI vào tảng sản lượng của nền lánh tế Đóng góp của FDI vào tiết kiệm và đầu tư Đóng góp của FDI vào ngoại thương Việt Nam. Đóng góp của FDI vào trình độ công nghệ của Việt Nam Đóng góp của FDI vào giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động ổ. Đóng góp của FDI vào ngân sách nhà nước 7. Một sô'đóng góp khác của FDI rv. Một số hạn chế trong thu hút đầu tư trực tiếp nưốc ngoài vào Việt Nam Chương III TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU Tư TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN NÂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ CỦA VIỆT NAM 94 98 100 104 107 112 112 114 128 I. Khung phân tích, mô hình và số liệu 128 II. Kết quả ưóc lượng và thảo luận 136 III. Tác động của FDI thông qua tăng trưởng năng suất các yếu tô' tổng hợp (TFP) của doanh nghiệp 149 Chương rv KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 166 Một sô' kết luận Kiến nghị chính sách 166 170 I. II. Phụ lục Tài liệu tham khảo 8 186 188 MỞ ĐẦU Trong vài thập kỷ gần đây, đầu tư trực tiếp nưốc ngoài (FDI) đã trở thành một trong những nguồn vốh bên ngoài quan trọng nhất đối với rất nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển, nước nghèo trên thế giối. Tuy vậy, tác động thực sự của FDI đến nền kinh tê các nước nhận đầu tư như thế nào vẫn là chủ đề còn nhiều tranh luận. Một số nhà kinh tế và chính trị cho rằng FDI là động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước nhận đầu tư bởi các lý do: Một là, so với đầu tư gián tiếp hoặc tín dụng thương mại, FDI thường ổn định hơn do các dự án đầu tư trực tiếp thường gắn liền vối những quan tâm dài hạn của các nhà đầu tư. Các khó khăn nhất thời, sự biến động ngắn hạn trong môi trường đầu tư ở các nước nhận đầu tư thường dẫn tối sự thoái lui của các khoản đầu tư gián tiếp hơn là đầu tư trực tiếp. Hai là, đầu tư trực tiếp nưốc ngoài bổ sung vào nguồn vô"n đầu tư xã hội của nước nhận đầu tư, giúp cho nước này có thể phát triển sản xuất nhiều hơn nếu chỉ có nguồn vô"n trong nước. Vì thế FDI giúp cho nước nhận đầu tư mở rộng được giối hạn khả năng sản xuất của mình. Thứ ba, theo quan điểm của các nước nhận đầu tư thì FDI giúp các nước này tăng đầu tư mà không gây nên gánh nặng nỢ như việc đi vay nưốc ngoài để tự đầu tư. Quan điểm này đặc biệt thịnh hành sau khi một số nước Nam Mỹ rơi vào cảnh phá sản trong đầu thập niên 90 của thế kỷ XX khiến cho việc đi vay trở nên khó khăn hơn nhiều đôl vối các nước đang phát triển. Đầu tư trực tiếp nưốc ngoài được các nước đang phát triển ưa thích một phần do thị trường tài chính của các nước này kém phát triển nên họ khó thu hút nguồn vô"n đầu tư gián tiếp. Thứ tư, FDI cũng thường xuyên mang theo công nghệ, bí quyết, kỹ năng quản lý, marketing đến các nước nhận đầu tư. Vì thế, FDI tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao động, V .V .. Tác động này được xem là các fác động lan tỏa của FDI, góp phần làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Trong khi đó, một sô' nhà kinh tế và chính trị khác lại cho rằng, đầu tư trực tiếp nưốc ngoài thường có tác dụng tiêu cực hơn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những người theo quan điểm này cho rằng đầu tư trực tiếp nưốc ngoài không những không làm gia tăng mà thậm chí còn làm giảm sút đầu tư xã hội của nưốc nhận đầu tư. Nguyên nhân của tình trạng này là do khi đầu tư ra nưốc ngoài, các công ty xuyên quốc gia (thông thường là các công ty có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và kinh nghiệm 10 quản lý) thường cạnh tranh quyết liệt với các công ty trong nước hoạt động cùng lĩnh vực, khiến các công ty này mất thị phần hoặc thậm chí phá sản. Hơn nữa, các công ty xuyên quốc gia cũng được coi là nguyên nhân làm tăng khoản nỢ quốic gia do các công ty xuyên quốc gia thường huy động vô"n từ các ngân hàng nưốc thứ ba hoặc ngân hàng nước chủ đầu tư để tài trỢ cho các dự án kinh doanh của mình. Trong một số trường hỢp, các công ty xuyên quốc gia được cho là đã nhập công nghệ lạc hậu vào nhưng cô' tình tính giá cao để nâng phần vốh góp của mình vào liên doanh, sở dĩ như vậy là do các đối tác trong nước thường bị thiếu thông tin về những dây chuyền công nghệ nhập khẩu. Trong một số trường hỢp khác, các chi nhánh tại nưốc nhận đầu tư có thể tiến hành các hoạt động gian lận như chuyển giá (mua đầu vào của công ty mẹ ỏ chính quổc với giá đắt và bán sản phẩm cho công ty mẹ với giá thấp) nhằm chuyển lợi nhuận cho công ty mẹ và đẩy đốì tác của nước sở tại rơi vào tình trạng phá sản. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty đa quốc gia có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, chính trị của nước nhận đầu tư khiến cho các nước này bị phụ thuộc vào các công ty lốn và do đó làm yếu đi quyền tự quyết của chính phủ nước nhận đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thậm chí còn bị coi là công cụ của chủ nghĩa thực dân kiểu mối nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên và thị trường của nước tiếp nhận đầu tư. Bởi vậy, quan điểm này cho rằng các nưốc đang phát triển cần phải rất thận trọng với hoạt động của các công ty FDI. 11 Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cũng chỉ ra rằng, chỉ một nước đã thành công trong việc thu hút FDI nhằm nâng cao trình độ công nghệ, thúc đẩy kinh tế phát triển, trong khi đó không ít nghiên cứu đã chứng minh rằng trong những điều kiện cụ thể FDI có tác động tiêu cực hơn là tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Thực trạng này khiến cho các nhà kinh tê ngày càng quan tâm nhiều hơn tối việc đánh giá tác động của FDI tới năng suất lao động, trình độ công nghệ và tăng trưởng kinh tế của các nước nhận đầu tư. ở Việt Nam, sau khi đường lối đổi mới được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986, hàng loạt hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết như tham gia AFTA của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, tham gia Diễn đàn kinh tế Á - Âu (ASEM) vào năm 2001; ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ năm 2001; và quan trọng nhất là việc Việt'Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giối (WTO) vào năm 2007. Bên cạnh mỏ cửa cho thương mại, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam đã và đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư, trước hết là khung khổ pháp luật nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốíc hội thông qua vào năm 1987 đến nay đã qua năm lần sửa đổi, bổ sung và cuối cùng đã thống nhất với Luật đầu tư năm 2005. 12 Hiện nay, Quổic hội khoá XIII đang tiếp tục sửa đổi Luật đầu tư cho hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký hiệp định song phương về khuyên khích và bảo hộ đầu tư với gần 50 nước và vùng lãnh thổ, trong đó phạm vi điều chỉnh của các hiệp định đều mở rộng hơn so với những quy định hiện hành của Luật đầu tư năm 2005 tại Việt Nam. Các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đã đem lại những kết quả đáng khích lệ về thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Tính đến ngày 20-5-2013, Việt Nam đã thu hút được gần 15 ngàn dự án đầu tư nước ngoài (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) vối tổng vốh đăng ký khoảng 217 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm), trong đó đã có 97,4 tỷ USD được giải ngân (chiếm 47% vốh đăng ký)\ Đến nay, khu vực có vốh đầu tư nưốc ngoài được công nhận là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế với đóng góp vào GDP ngày càng tăng, đạt 19% vào năm 2011. Ngoài ra, khu vực có vốh đầu tư nước ngoài còn tạo thêm việc làm, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước và đóng góp cho ngân sách nhà nước. Với sự đóng góp của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá thuyết phục về kinh tế và xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 7,3% giai đoạn 1990-2004 và 7% giai đoạn 2006-2010; 1. Đào Quang Thu: "Đầu tư trực tiếp nưốc ngoài tại Việt Nam: 25 năm thu hút và phát triển", Báo cáo tại Hội nghị tổng kết 25 năm thu hút đầu tư nước ngoài. 13 GDP bình quân đầu người tăng từ 100 USD năm 1990 lên 1.168 USD năm 2010^ (tăng trung bình 5,7%/năm), đồng thòi, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ gần 80% năm 1986 xuống còn 9,5% năm 2010^. Trong hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam luôn được xếp vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, giảm nghèo nhanh trên thê giới. Thành tựu đó đã chứng tỏ sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo là hoàn toàn đúng đắn. Đây cũng là kết quả của các nỗ lực mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã và đang thực hiện trong thời gian qua, thòi kỳ thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giối, đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam vẫn chưa tận Sụng tốì ưu các cơ hội thu hút FDI và chưa tôl đa hoá được lợi ích mà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể mang lại. Cơ sở dẫn đến các nhận xét trên là diễn biến thất thường về dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam, tỷ lệ FDI thực hiện so với vốh đăng ký còn thấp, FDI chỉ tập trung trong một số ngành, vùng, khả năng tuyển dụng lao động còn khiêm tốn, V .V .. Phần lớn các dự án FDI có quy mô nhỏ, công nghệ sử dụng chủ yếu có nguồn gổíc từ châu Á, đạt mức trung bình, đặc biệt là Việt Nam chưa được chọn là điểm đầu tư của phần lớn các công ty đa quốic gia có tiềm năng 1, 2. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại bội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 151, 154. 14 lón về công nghệ, sẵn sàng chuyển giao công nghệ và tri thức. Thực trạng này cùng với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn về thu hút FDI từ phía Trung Quốc và các nưốc trong khu vực đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam. Do vậy, để có căn cứ cho xây dựng và điểu chỉnh chính sách thì việc nghiên cứu và đánh giá được những tác động của FDI đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua là một việc làm hết sức cần thiết. Đáp ứng yêu cầu đó, Hội đồng Lý luận Trung ương đã chủ trì dự án nghiên cứu điều tra “ Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam” Cuốh sách 'T ác động của đẩu tư . trực tiếp nước ngoài đến nàng su ấ t lao động và trìn h độ công nghệ của V iệt Nam" là kết quả nghiên cứu của dự án này. 15 Chương I Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐẦU T ư TRỰC TIẾP Nước NGOÀI I. Cơ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm về đầu tư trự c tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) là một loại hoạt động xuyên quốc gia của các công ty mà ở đó chủ đầu tư là các tổ chức hoặc cá nhân của một nước đầu tư xây dựng mối hoặc mua lại công ty ỏ một nước khác. Hoạt động đầu tư trực tiếp nưốc ngoài không chỉ đơn thuần là hoạt động chuyển vốn hoặc đầu tư qua biên giối quốc gia mà nó còn liên quan đến quyền sở hữu và quyền điều hành doanh nghiệp của chủ đầu tư ở nước nhận đầu tư. Chính quyền điều hành doanh nghiệp là điểm khác biệt cơ bản giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp vì đầu tư gián tiếp thì chủ đầu tư có quyền sở hữu một phần doanh nghiệp nhưng lại không có chút quyền hành nào trong việc điều hành doanh nghiệp. Mặc dù lịch sử cho thấy đầu tư trực tiếp nưốc ngoài đã bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ XIX và phát triển mạnh 16 từ sau Chiến tranh thê giới thứ hai nhưng cho đến nay vẫh tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về FDI. Theo cuộc điểu tra về chuẩn mực đầu tư trực tiếp nưổc ngoài do Quỹ Tiền tệ quốíc tế (IMF) tiến hành năm 2000 thì các nưốc khác nhau đưa ra tiêu chuẩn để một doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nưốc ngoài rất khác nhau (IMF, 2000). Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Quỹ Tiền tệ quốc tế đã đưa ra khuyến nghị rằng một doanh nghiệp chỉ được coi là một công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài khi chủ đầu tư nước ngoài sở hữu hoặc có quyền biểu quyết ít nhất 10% số vốn hoặc quyền biểu quyết ở doanh nghiệp đó. ở đây điểm lại một số khái niệm đang được dùng phổ biến trên thế giới và Việt Nam. - Khái niệm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nưốc ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nưốc chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nưóc khác (nưốc thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI vối các công cụ tài chính khác. Trong phần lốn trường hỢp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sỏ kinh doanh. - Khái niệm của Quỹ Tiền tệ quốc tế: Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư quốc tê mà một đơn vị hoặc công dân cư trú ỏ một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) đầu tư vào một nền kinh tế khác (xí nghiệp đầu tư trực tiếp) vối mục đích thu đưỢc lợi ích lâu dài từ hoạt động đầu tư này. 17 - Khái niệm của Hiệp hội Luật quốc tếHenxitiky. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốh từ nước của người đầu tư sang nước nhận đầu tư nhằm xây dựng ở đó những xí nghiệp kinh doanh hay dịch vụ. - Khái niệm của Tổ chúc Thương mại và Phát triển của Liên hỢp quốc (UNCTAD): Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư liên quan đến mối quan hệ dài hạn, phản ánh mối quan tâm và kiểm soát lâu dài bởi công dân của một quôc gia (nhà đầu tư hoặc công ty mẹ) đối với doanh nghiệp trong một quốc gia khác (doanh nghiệp FDI, chi nhánh công ty ở nước ngủài). FDI hàm ý rằng chủ đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý doanh nghiệp ỏ quốc gia nhận đầu tư. Những khoản được coi là đầu tư bao gồm cả các giao dịch ban đầu và tất cả các giao dịch tiếp theo (trong quá trình hoạt động) giữa chủ đầu tư (công ty mẹ) và công ty hoặc chi nhánh của họ ở nưốc ngoài. FDI có thể được thực hiện bởi các cá nhân hoặc các tổ chức kinh doanh^ Theo UNCTAD, một số khái niệm liên quan đến FDI cần lưu ý là: + Dòng vốh đầu tư trực tiếp (hằng năm) là số vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua một công ty có hên quan khác) bối một nhà đầu tư nưốc ngoầd cho một công ty FDI, hoặc là sô" vốh một nhà đầu tư nước ngoài nhận được từ công ty của họ (công ty FDI) ở nưốc ngoỀd. Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm ba thỀmh phần; vốn tài sản (equity Capital), khoản thu nhập được tái đầu tư (reinvested earnings), và các khoản vay (trả) trong nội bộ công ty (intra-company loans)^. 1, 2. Báo cáo đầu tư thế giới, 2004, tr. 345. 18 + Vô"n tài sản là một phần của công ty ở nước ngoài do nhà đầu tư sở hữu^ + Thu nhập được tái đầu tư là phần thu nhập từ hoạt động của công ty FDI (theo tỷ lệ góp vốn của chủ đầu tư) nhưng không được chia lại cho chủ đầu tư dưói dạng cổ tức hoặc chuyển vào tài khoản cá nhân cho chủ đầu tư tiêu dùng mà nó đưỢc giữ lại công ty để tái đầu tư. + Các khoản vay (trả) nội bộ công ty là các khoản giao dịch nỢ (vay/trả nỢ) ngắn hạn và dài hạn giữa công ty mẹ và công ty con ở nước ngoài hoặc các chi nhánh của một công ty ở các nước khác nhau^. Như vậy, theo định nghĩa về dòng vốh đầu tư này thì trong một năm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một nưốc có thể là một con số dương hoặc âm. Dòng vốh này sẽ mang dấu dương nếu ít nhất một trong ba thành phần của nó (vốn tài sản, thu nhập tái đầu tư và vay nội bộ) dương và tổng các thành phần dương lớn hơn tổng các thành phần mang dấu âm. Ngược lại, dòng vốh này mang dấu âm nếu ít nhất một trong ba thành phần mang dấu âm và tổng giá trị các thành phần mang dấu âm lốn hơn tổng giá trị các thành phần mang dấu dương. + Tổng vốn đầu tư nước ngoài lũy kế là giá trị của các tài sản (gồm cả hàng tồn kho, dự trữ, thu nhập chưa chia,...) của chủ đầu tư và các khoản nợ ròng mà công ty FDI nỢ công ty mẹ của nó. 1, 2. Báo cáo đầu tư thế giói, 2004, tr.345. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan