Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của chính sách tín dụng trong việc xóa đói giảm nghèo tại thành phố kon...

Tài liệu Tác động của chính sách tín dụng trong việc xóa đói giảm nghèo tại thành phố kon tum giai đoạn 2014 – 2016

.PDF
96
170
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG VŨ NHẬT LINH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TRONG VIỆC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ KON TUM GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG VŨ NHẬT LINH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TRONG VIỆC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ KON TUM GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HUYỀN Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tác giả Trương Vũ Nhật Linh ii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... vi TỔNG QUAN ......................................................................................................... vii CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG VI MÔ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG DÀNH CHO HỘ NGHÈO .........11 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ VÀ TÍN DỤNG VI MÔ ....................11 1.2.TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG VI MÔ ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO................................................12 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÓI NGHÈO ................................................16 1.3.1.Khái niệm cơ bản về đói nghèo ........................................................................ 17 1.3.2.Các phương pháp xác định nghèo .................................................................... 19 1.3.3.Chuẩn mực xác định hộ đói nghèo của Việt Nam hiện nay ............................. 24 1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của hộ nghèo ....................................... 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................33 CHƯƠNG 2 -TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CHO VAY XĐGN CỦA NHCSXH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM ......................................................................34 2.1 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của NHCSXH các cấp trên địa bàn tỉnh iii Kon Tum ...................................................................................................................34 2.1.1 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động .......................................................... 34 2.1.2 Hoạt động bộ máy tác nghiệp của NHCSXH trên địa bàn tỉnh ....................... 34 2.2 Đánh giá khái quát hoạt động NHCSXH Tỉnh KonTum giai đoạn 2014 - 2016 36 2.2.1 Về nguồn vốn ................................................................................................... 36 2.2.2 Về sử dụng vốn ................................................................................................ 36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................41 CHƯƠNG 3- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................42 3.1 Các phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu trước .............................42 3.2 Phương pháp khác biệt trong khác biệt ...............................................................43 3.3 Kết hợp phương pháp khác biệt trong khác biệt với hồi quy OLS. ....................45 3.3.1. Mô hình kinh tế lượng ..................................................................................... 45 3.3.2. Mô tả và định nghĩa các biến trong mô hình................................................... 46 3.3.3 Mô tả dữ liệu .................................................................................................... 48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................50 CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................51 4.1 Kết quả hồi quy về Tác động của tín dụng và các yếu tố khác đến thu nhập của hộ nghèo. ...................................................................................................................51 4.2 Kết quả hồi quy về Tác động của tín dụng và các yếu tố khác đến tiết kiệm bình quân của hộ nghèo. ....................................................................................................54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................57 iv CHƯƠNG 5 KIẾN NGHỊ.......................................................................................59 5.1 Kiến nghị .............................................................................................................59 5.2 Hạn chế của luận văn ..........................................................................................65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AAID Australian Agency of International Development Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia DID Difference In Difference Khác biệt trong khác biệt (khác biệt kép) UNDP United Nations Development Programme Chương trình phát triển Liên hiệp quốc WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội XĐGN Xóa đói giảm nghèo M7 Tổ chức tài chính vi mô TNHH M7 Bộ LĐTBXH Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Nguồn vốn cho vay trên địa bàn thành phố Kon Tum .............................. 38 Bảng2.2 Dư nợ tín dụng ưu đãi theo thời hạn địa bàn TP Kon Tum........................ 38 Bảng2.3 Dư nợ tín dụng theo mức độ rủi ro địa bàn TP Kon Tum ......................... 39 Bảng2.4 Mô tả biến trong mô hình .......................................................................... 47 Bảng2.5 Số liệu điều tra mức sống hộ nghèo .......................................................... 49 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1Tỉ lệ nghèo Việt Nam 2009 (WB) ............................................................... 22 Hình 1.2Tỉ lệ nghèo dựa trên thu nhập (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) .. 23 Hình 2.1 Qui trình uỷ thác cho vay .......................................................................... 35 Hình 2.2 Nguồn vốn ưu đãi hộ nghèo trên địa bàn Tỉnh Kon Tum 2016 ................ 36 Hình 2.3 Dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố Kon Tum ..................................... 39 vii TỔNG QUAN 1. Lý do thực hiện đề tài: Là tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên có biên giới giáp 2 nước bạn Lào và Campuchia, Kon Tum có tới 52% là người đồng bào dân tộc thiếu số. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao so với khu vực, đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo là dân tộc thiểu số chiếm trên 90%. Trong những năm qua, công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được xem là nhiệm vụ quan trọng, luôn được chính quyền địa phương quan tâm thực hiện và đã đạt được thành tựu to lớn trong công cuộc giảm nghèo. Trong những thành tựu đó, có phần đóng góp đáng khích lệ của hoạt động tài chính vi mô, với sự tham gia tích cực của chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo. Thông qua việc trợ giúp người nghèo và những nhóm người bị thiệt thòi, chính sách tín dụng đã giúp họ vượt qua khó khăn, thách thức để không ngừng vươn lên phát triển kinh tế gia đình và đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn bộc lộ những khó khăn, vướng mắc: Việc lồng ghép, phối hợp giữa các chương trình, dự án kinh tế - xã hội trên địa bàn chưa được như mong muốn; giữa hoạt động tín dụng của NHCSXH với các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ chưa đồng bộ nên có lúc, có nơi hiệu quả sử dụng vốn chưa được phát huy. Một bộ phận hộ nghèo, đặc biệt ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc áp dụng với tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế nên hiệu quả sử dụng vốn vay thấp, chưa ý thức được trong việc vay vốn là có vay, có trả, gây khó khăn trong việc thu hồi vốn của Ngân hàng. Người dân chưa có ý thức phấn đấu để thoát nghèo, còn trông chờ ỷ lại vào các chính sách của Nhà nước nên chưa mạnh dạn vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống, tăng thu nhập từng bước thoát nghèo bền vững. viii Vốn vay chủ yếu đầu tư vào chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, rủi ro cao vì chịu ảnh hưởng yếu tố tự nhiên, dịch bệnh thường xuyên xảy ra; gây bất lợi cho người sản xuất nên hiệu quả kinh tế thấp. Nhất là trong những năm gần đây do giá cả nông sản (giá cao su, cà phê, tiêu,…) giảm mạnh làm cho thu nhập của người dân bị giảm sút dẫn đến khó thu hồi nợ đến hạn. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả các chương trình tín dụng trên địa bàn Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng, điều đầu tiên cần phải phân tích, đánh giá chính sách tín dụng đã tác động như thế nào đến việc giảm nghèo cho người dân trên địa bàn Kon Tum và tìm ra được những điểm bất cập của chính sách. Những nghiên cứu trước về vấn đề này mà tác giả đã tìm hiểu: Giải pháp XĐGN tại Tỉnh Kon Tum của Trần Ngọc Hoàng (2011). Tuy nhiên nghiên cứu chỉ mới Đánh giá được sự tác động của các nhân tố do bản thân người nghèo và nhân tố do môi trường sống ảnh hưởng đến tình trạng đói nghèo từ đó đưa ra các giải pháp XĐGN trong đó có phần nhỏ về Chính sách tín dụng chứ chưa đi sâu về tín dụng. Nghiên cứu Đánh giá tác động của việc sử dụng vốn vay từ nguồn XĐGN của NHCSXH xã YaChim, TP Kon Tum (2012), tuy nhiên đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân đến giao dịch tại NHCSXH, việc đánh giá tác động của việc sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không/có hài lòng hay không chỉ qua cảm tính đánh giá của người được phỏng vấn chứ chưa thông qua một công cụ đánh giá chính xác. Nghiên cứu Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam của tác giả Phan Thị Nữ (2010): Sử dụng phương pháp Khác biệt kép để phản ánh tác động của tín dụng đối với mức sống của người nghèo. Kết quả cho thấy Tín dụng chưa thực sự tác động đến thu nhập của người nghèo. Bài nghiên cứu Tác động của Chính sách Tín dụng trong việc xóa đói giảm nghèo tại thành phố Kon Tum giai đoạn 2014 – 2016 được thực hiện, sử dụng phương pháp Khác biệt kép sẽ kiểm chứng lại các kết quả nghiên cứu trước trên địa bàn Tp Kon Tum – địa bàn có nhiều đặc điểm kinh tế xã hội riêng biệt của vùng núi và cố gắng khắc phục những điểm còn hạn chế của đề tài đi trước. ix 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chính đánh giá Chính sách tín dụng trong việc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Kon Tum giai đoạn 2014 - 2016. Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: Mối quan hệ giữa tín dụng và thu nhập, tiết kiệm của người nghèo trên địa bàn Kon Tum là gì ? Phân tích và đánh giá: - Chính sách tín dụng có tác động đến việc giảm nghèo thông qua việc tăng thu nhập và tiết kiệm của hộ nghèo hay không? - Chính sách tín dụng có những điểm còn hạn chế như thế nào? Tiếp đến, trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá sẽ gợi ý xây dựng hệ thống chính sách tín dụng ưu đãi XĐGN theo hướng khắc phục những điểm yếu và phát huy những tác động tích cực của chính sách tín dụng để hệ thống chính sách XĐGN tác động có hiệu quả hơn nữa đến người nghèo. 3.Đối tượng/ phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Chính sách tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo trên địa bàn Thành phố Kon Tum: đại diện 3 xã nghèo nhất là Kroong, Đăkrơwa, Đăk Cấm. Nghiên cứu mức sống của các hộ gia đình thuộc diện nghèo trên địa bàn, thời gian từ năm 2014 đến 2016. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích định lượng, Phương pháp khác biệt trong khác biệt. Phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID): là một phương pháp thông dụng để đánh giá tác động của một chính sách kinh tế, một phương pháp hay công nghệ mới,... Để áp dụng phương pháp này ta cần số liệu bảng trong đó vừa chứa thông tin chéo về các đối tượng khác nhau, vừa có thông tin theo thời gian được sử dụng. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Thông qua số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2014 và 2016, nghiên cứu chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo ở các xã nghèo tại thành phố Kon Tum x bằng phương pháp DID đã cho thấy sự tác động của tín dụng đối với giảm nghèo trên địa bàn. Đánh giá được tác động việc sử dụng vốn vay từ nguồn xóa đói giảm nghèo một mặt giúp các nhà quản lý, NHCSXH trên địa bàn tham khảo, rà soát lại hoạt động tín dụng ưu đãi, xây dựng kế hoạch và có chính sách phát triển sát thực hơn trong thực tiễn; mặt khác giúp các hộ dân, đặc biệt là hộ nghèo nhận thức đầy đủ hơn về tín dụng ưu đãi. Tất cả góp phần thực hiện thành công mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta. 6. Cấu trúc luận văn: Luận văn gồm có 5 chương chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về nghèo đói và chương trình tín dụng vi mô của các tổ chức tín dụng dành cho hộ nghèo. Chương 2: Tổng quan về hoạt động cho vay XĐGN của NHCSXH tại Kon Tum. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kiến nghị. 11 CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG VI MÔ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG DÀNH CHO HỘ NGHÈO 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ VÀ TÍN DỤNG VI MÔ Tài chính vi mô là việc cấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp các khoản vay nhỏ (gọi là tín dụng vi mô), nhằm mục đích giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ. Tài chính vi mô thường kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, vì những người nghèo, người có thu nhập thấp có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính, nhưng khó tiếp cận được các thể chế tài chính chính thức. Hai cơ chế chính cho việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho các khách hàng đó là: Một là dựa trên mối quan hệ nghiệp vụ ngân hàng cho các đối tượng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và hai là dựa trên mô hình nhóm, ở đó họ có cùng mục đích vay và cùng sử dụng những dịch vụ khác được tổ chức tín dụng cung cấp. Tín dụng vi mô là việc cho vay khoản tiền có giá trị nhỏ đối với hộ nghèo, những người thu nhập thấp, thường những đối tượng này thiếu tài sản thế chấp. Nó được thiết kế để thúc đẩy tinh thần sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, giảm nghèo và cũng thường để đem lại sự bình đẳng trong xã hội. Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ. Ở Việt Nam, có nhiều tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ tài chính vi mô được chia ba khu vực: khu vực chính thức, khu vực bán chính thức và khu vực phi chính thức. 12 Khu vực chính thức gồm hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn. Khu vực bán chính thức gồm các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước và chương trình của các tổ chức xã hội. Khu vực phi chính thức là các nhóm cho vay tương hỗ dưới hình thức phường, họ, hụi, thậm chí cho vay nặng lãi. Trong các tổ chức tín dụng vừa nêu trên thì Ngân hàng chính sách xã hội có số lượng khách hàng được hưởng dịch vụ tài chính vi mô là hộ nghèo chiếm nhiều nhất và có nguồn gốc là Ngân hàng phục vụ người nghèo. 1.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG VI MÔ ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO Nguồn vốn cho các chương trình tín dụng vi mô có vai trò quan trọng cho công tác xóa đói giảm nghèo nói chung và người nghèo nói riêng, chính vì thế đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của nhiều cơ quan ban ngành, các nhà làm chính sách, những người thực hiện chính sách cũng như các nhà khoa học ở trong và ngoài nước nghiên cứu ở những góc độ và cách tiếp cận với các phương pháp khác nhau. Vốn là đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất, chính vì vậy thiếu vốn là một trong những nguyên nhân rơi vào nghèo, làm cho thu nhập và chi tiêu của người nghèo bị hạn chế. Có nhiều vốn sản xuất và dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn sẽ tạo cơ hội nâng cao mức sống cho người nghèo. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng để người nghèo tăng cường đầu tư cho sản xuất, trang trải chi phí học hành cho con cái… Nhờ đó, nâng cao thu nhập và có cơ hội thoát nghèo bền vững. WB (1995) đã khuyến cáo rằng cải thiện thị trường tín dụng là một chính sách quan trọng để giảm nghèo đói ở Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay tín dụng ở nông thôn Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tín dụng và giảm nghèo ở một số quốc gia Châu Phi, các tác giả Yasmine F. Nader (2007), Shahidur R. Khandker (2005), Jonathan 13 Morduch, Barbara Haley (2002) đã khẳng định vai trò quan trọng của việc cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho người nghèo, đó là phương tiện để giúp họ thoát nghèo. Ryu Fukui, Gilberto M. Llanto (2003): Vai trò của hoạt động tín dụng cho người nghèo thể hiện qua sự đóng góp của nó vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm tác động của sự bất ổn kinh tế và tăng tính tự chủ cho các hộ nghèo. Marget Madajewicz- Colombia University (1999) và James Copestake, Sonia Blalotra (2000) nhận thấy việc cho người nghèo vay vốn sẽ giúp họ tự làm việc cho chính mình và có vốn để thực hiện những hoạt động kinh doanh nhỏ, đó chính là cơ hội để họ thoát nghèo. Một số nghiên cứu khác ở Việt Nam có liên quan mà đề tài quan tâm nhất là: - Nghiên cứu đánh giá tiếp cận nguồn tín dụng của người nghèo ở nông thôn: Trong năm 2008, Trung tâm phát triển và hội nhập với sự tài trợ của tổ chức Action Aid Vietnam đã thực hiện dự án: Nghiên cứu về tài chính vi mô và sự tiếp cận tín dụng của người nghèo ở nông thôn sau khi Việt Nam gia nhập WTO do nhóm tác giả Hà Hoàng Hợp, Nguyễn Minh Hương và Ngô Thị Minh Hương nghiên cứu đánh giá những cơ hội và tác động có thể xảy ra của tự do hoá thương mại đến các dịch vụ tài chính dành cho người nghèo ở Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể là: Xác định khả năng tiếp cận của người nghèo và những người có nguy cơ bị gạt ra khỏi xã hội (yếu thế với các dịch vụ tài chính từ khi Việt Nam là thành viên của WTO); Đánh giá những cơ hội, thách thức và những rủi ro tiềm năng đối với các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam, gồm quản lý và hoạt động, khả năng tự vững, các khoản quỹ mang tính thị trường và phát triển bền vững. Đề xuất cơ chế dịch vụ tài chính thích hợp nhằm cải thiện khả năng tiếp cận của người nghèo đến nguồn tín dụng sản xuất và tiếp thị với chi phí chấp nhận được. Nghiên cứu này gồm 3 phần: (1) Rà soát những chính sách liên quan và khung chính sách các lĩnh vực ngân hàng và tài chính vi mô ở Việt Nam khi gia nhập WTO; (2) Nhìn lại tình hình các tổ chức tài 14 chính vi mô và các thành viên của M7 để tìm hiều những vấn đề tồn tại. Đồng thời, báo cáo cũng trình bày nghiên cứu về tiếp cận tín dụng của người nghèo ở nông thôn ở các nước khác trong khung cảnh tự do hóa thương mại. Nghiên cứu cũng rà soát thách thức và cơ hội cho các tổ chức này; (3) Tập hợp các bài học về thành công và thất bại từ các nước trong khu vực. Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu về tài chính vi mô ở Philippines nêu rõ vai trò của chính phủ và những đổi mới tài chính trong việc tiếp cận ở nông thôn và nhận định rằng những đổi mới tài chính sẽ góp phần cải thiện khả năng tiếp cận của người nghèo với tín dụng ở nông thôn và làm giảm nghèo. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu ở một số tỉnh trong 7 địa bàn của M7 để có sự phản hồi của người dân và các thể chế tín dụng vi mô là tỉnh Sơn La (Mai Sơn), tỉnh Quảng Ninh (Đông Triều và Uông Bí), tỉnh Ninh Thuận (Ninh Phước), nhóm nghiên cứu nhận thấy người dân và cả cán bộ địa phương nhận thức về WTO và các tác động của nó còn rất thấp. Điều này có thể hạn chế tới việc ở cấp cơ sở, sự chuẩn bị sẵn sàng và phương thức đối phó với các tác động bất lợi của WTO chưa tốt.“ Bằng cách tăng cường nhận thức về Tài chính vi mô”, chúng ta có thể đẩy mạnh quá trình vốn hóa và giảm nghèo tốt hơn. - Nghiên cứu đánh giá tác động tín dụng vi mô: Hoàng Hữu Hòa và Nguyễn Lê Hiệp (2007), nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tác động của vốn vay tín dụng đối với hộ nghèo. Từ kết quả nghiên cứu này đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công cụ tín dụng trong việc thực hiện chiến lược xóa đói, giảm nghèo ở 2 xã và 1 thị trấn đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau ở huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế và trên cơ sở đó chọn ngẫu nhiên ở mỗi vùng là 30 hộ nghèo có vay vốn tín dụng để điều tra thu thập thông tin. Nhóm nghiên cứu đã lượng hóa tác động của vốn vay tín dụng đối với hộ nghèo trong quá trình xóa đói, giảm nghèo. Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng 15 phương pháp hồi quy tương quan với các kiểm định thống kê phù hợp được tính toán bằng phần mềm SPSS và EVIEWS. Trong đó tập trung phân tích đánh giá các vấn đề có liên quan tới sử dụng vốn vay như: (1) Mức vốn vay và các tổ chức tín dụng cho vay; (2) Tác động của vốn vay đối với việc gia tăng tư liệu sản xuất của hộ nghèo, kết quả cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập khá chặt chẽ, có ý nghĩa thống kê và là quan hệ thuận. Hệ số hồi quy (Coefficent)= 0,505 nghĩa là khi mức vốn vay bình quân/lao động tăng lên 1 triệu đồng thì giá trị TLSX bình quân/lao động tăng lên 0,505 triệu đồng trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Việc đầu tư mua sắm TLSX là một trong những mục đích vay vốn của hộ nghèo. Nhờ đó, giúp họ khai thác tốt mọi tiềm năng sẵn có như sức lao động, thời gian nhàn rỗi, tài nguyên đất đai, mặt nước..., chủ động tự tạo việc làm cho chính mình, góp phần tăng thu nhập và tiến tới thoát nghèo. tín dụng tác động đến thu nhập của hộ nghèo rõ nét hơn ở trong dài hạn và ở những mức vốn vay cao hơn. Những hộ nghèo nào được tiếp cận với vốn tín dụng sớm hơn, có mức vốn vay nhiều hơn thì xác suất thoát nghèo cao hơn. (3) Tác động của tín dụng đối với tạo việc làm cho hộ nghèo: Điều này được thể hiện ở mức vốn vay bình quân dưới 3 triệu đồng/lao động thì 85,4% số hộ nhận thấy công ăn việc làm là không thay đổi và thay đổi ít, chỉ có 14,6% cho rằng là thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều; ở mức vay bình quân từ 3 - 6 triệu đồng/lao động thì sự cảm nhận tương ứng là 44%, 66% và ở mức vay bình quân lớn hơn 6 triệu đồng/lao động là 20,8% và 79,2%. Tức là, mức vốn vay nhiều hơn sẽ có cơ hội tạo ra nhiều việc làm hơn. (4) Tác động của vốn vay đến thu nhập của hộ nghèo: Vốn tín dụng có tác động tích cực và đồng biến đối với việc tăng thu nhập. Khi được vay vốn tín dụng đại đa số hộ nghèo đều thừa nhận có sự tăng lên của thu nhập với các mức thay đổi khác nhau. 16 Chẳng hạn với những hộ nghèo có thời gian vay vốn dưới 1 năm thì 76,5% cảm nhận thấy thu nhập không thay đổi và thay đổi ít, 23,5% cho rằng thu nhập thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều; nếu thời gian vay vốn từ 1 - 3 năm thì mức cảm nhận tương ứng là 45,5% và 54,5%, thời gian vay vốn trên 3 năm là 11,1% và 88,9%. - Nghiên cứu đánh giá tác động tín dụng ưu đãi hộ nghèo: Võ Thị Thúy Anh (2010) nghiên cứu ứng dụng mô hình Probit, Logit, Tobit đánh giá tác động của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong 3 nội dung: (1) Tác động của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo đến xác suất thoát nghèo kỳ vọng; (2) Mức độ cải thiện đời sống; (3) Mức độ cải thiện phát triển kinh doanh. Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu được thực hiện điều tra 500 hộ nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vay vốn của Ngân hàng chính sách và được tiến hành phân tích ước lượng thông qua mô hình Tobit, Logit, Probit và mô hình hồi quy tuyến tính kết hợp Phương pháp ước lượng thích hợp cực đại với phương sai hiệu chỉnh. Sử dụng các mô hình trên để ước lượng kiểm định hiệu quả hơn so với các mô hình tuyến tính cổ điển. Do biến phụ thuộc và các biến độc lập mang tính định tính, có giá trị nhị phân. Kết quả ước lượng cho thấy, số tiền vay có tác động tích cực đến xác suất thoát nghèo kỳ vọng. Xác suất thoát nghèo kỳ vọng của các hộ gia đình từ mô hình Probit, Logit tương đối đồng nhất khoảng 93%. Khi số tiền vay tăng một triệu đồng thì xác suất thoát nghèo kỳ vọng tăng khoảng 0.5%; Về mức độ cải thiện đời sống, số tiền vay và thời hạn vay đều có tác động dương đến mức độ cải thiện đời sống của các hộ gia đình. Về mức độ phát triển kinh doanh, thời gian vay vốn càng dài thì khả năng cải thiện đời sống và mức độ phát triển sản xuất của hộ nghèo càng cao. 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÓI NGHÈO 17 1.3.1. Khái niệm cơ bản về đói nghèo Trên thế giới hiện nay có rất nhiều khái niệm nghèo khác nhau áp dụng trong điều kiện cụ thể của từng quốc gia hay phục vụ cho mục đích nghiên cứu cụ thể. Trong đó, những định nghĩa đặc trưng nhất phù hợp với mục đích nghiên cứu là: “Nghèo được coi là thiếu thốn về phúc lợi và bao gồm nhiều khía cạnh. Nó bao gồm thu nhập thấp và không có khả năng mua được hàng hoá cơ bản và dịch vụ cần thiết để tồn tại. Nghèo cũng bao gồm mức độ y tế và giáo dục thấp, người nghèo tiếp cận với nước sạch và vệ sinh không đủ, không được bảo vệ, thiếu tiếng nói, thiếu năng lực và cơ hội để có cuộc sống tốt hơn.” (Phân tích đói nghèo và bất bình đẳng, WB, 5/2011). Theo Tổ chức Liên Hợp Quốc (UN), nằm trong tuyên bố Liên Hợp Quốc, tháng 6/2008: “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh”. Chiến lược Tăng cường Giảm nghèo năm 2004 của Ngân hàng Phát triển Châu Á định nghĩa nghèo đói là một khái niệm đa chiều: “Nghèo đói được đặc trưng bởi sự thiếu khả năng tiếp cận với hàng hoá, dịch vụ, tài sản thiết yếu và những cơ hội mà mỗi con người đều có quyền được hưởng. Không có người bị đói, được sống trong hòa bình và có quyền tiếp cận với nền giáo dục cơ bản, chăm sóc sức khỏe. Các hộ gia đình nghèo cần phải tự lo cho cuộc sống của gia đình bằng sức lao động của mình và nhận được kết quả xứng đáng, cần được bảo vệ khỏi những cú sốc từ bên ngoài. Ngoài ra, các cá nhân và xã hội nghèo nàn có khuynh hướng duy trì tình trạng đó - nếu họ không có 18 quyền tham gia vào việc đưa ra các quyết định liên quan đến cuộc sống của họ” (trang 1). Nghèo theo Hội nghị về chống nghèo đói khu vực châu Á – Thái Bình Dương tổ chức tại Thái Lan (tháng 9-1993) xác định: "Nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”. Nhu cầu cơ bản của con người bao gồm: ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội. Những định nghĩa này chỉ cho chúng ta thấy rằng: - Nghèo thay đổi theo thời gian: thước đo nghèo sẽ thay đổi theo thời gian, kinh tế càng phát triển, nhu cầu cơ bản của con người càng cao. - Nghèo thay đổi theo không gian: sẽ không có chuẩn nghèo chung cho tất cả các nước, vì nó phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và từng vùng. Xu hướng chung là các nước càng phát triển ngưỡng đói nghèo càng cao. Chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN giai đoạn 2001 – 2010 của Việt Nam đã đưa ra khái niệm nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có điều kiện thỏa mãn một phần nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư xét trên mọi phương diện. Mặc dù nghèo được thể hiện ở nhiều khía cạnh như vậy và không có một khái niệm duy nhất về nghèo nhưng tổng hợp lại, nghèo thường thể hiện trên ba khía cạnh chính: có thu nhập thấp hơn mức thu nhập bình quân của dân cư, có mức sống không đảm bảo những nhu cầu tối thiểu để tồn tại và không có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển của xã hội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất