Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của công ty bất động sản niêm y...

Tài liệu Tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của công ty bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam

.PDF
55
7639
88

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------ NGUYỄN THỊ DIỄM TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN LÊN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------- NGUYỄN THỊ DIỄM TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN LÊN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS.PHAN HIỂN MINH TP.Hồ Chí Minh - Năm 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Nguyễn Thị Diễm Ngày sinh: 01/06/1982 Nơi sinh: Quảng Nam Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự giúp đỡ tận tình của người hướng dẫn khoa học là TS. Phan Hiển Minh. Các nội dung và kết quả trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Số liệu trong mô hình được chính tác giả thu thập, xử lý và có ghi rõ nguồn gốc. Ngoài ra, trong luận văn còn có sử dụng một số trích dẫn từ các nghiên cứu khác có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo và phần trích dẫn. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội Đồng nhà trường. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2012 NGƯỜI CAM ĐOAN NGUYỄN THỊ DIỄM LỜI CÁM ƠN Luận văn này được hoàn thành, với sự giúp đỡ rất nhiều từ Quý thầy cô, bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Qua đây, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS. Phan Hiển Minh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Ngoài ra tôi cũng gửi lời cám ơn chân thành, sâu sắc tới: - Các Thầy, Cô trong khoa Tài Chính Doanh Nghiệp đã cho tôi những nhận xét, hướng dẫn nhiệt tình trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này - Tập thể lớp TCDN K18 – Đêm 1 đã có những nhận xét, trao đổi bổ ích trong suốt quá trình hoàn thành đề tài. - Bạn bè, đồng nghiệp các bạn đã luôn tạo điều kiện để tôi hoàn thành công việc ở cơ quan, ngoài ra còn đóng góp ý kiến quý báu cho luận văn này. - Đặc biệt tôi muốn gửi lời cám ơn đến Mẹ, người đã luôn nhắc nhở, động viên, chia sẽ, nhận xét & góp ý chân thành để tôi hoàn thành luận văn này. Trân trọng! MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 2 5. Kết cấu luận văn.................................................................................... 3 CHƯƠNG 1....................................................................................................... 4 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ............................................................. 4 1.1 Khái niệm cấu trúc vốn của công ty....................................................... 4 1.2 Tổng quan hiệu quả hoạt động của công ty .......................................... 4 1.3 Những nghiên cứu ở các nước về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của công ty. ........................................................................................... 5 1.4 Các nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................. 9 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................ 11 CHƯƠNG 2..................................................................................................... 12 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................. 12 2.1 Nghiên cứu cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của ngành bất động sản Việt Nam. ...................................................................................... 12 2.1.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................. 12 2.1.2 Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................... 12 2.1.3 Các biến nghiên cứu. .................................................................. 14 2.1.4 Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 16 2.1.4.1 Phân tích thống kê mô tả ......................................................... 16 2.1.4.2 Phân tích tương quan ............................................................. 17 2.1.4.3 Kiểm định đa công tuyến........................................................ 17 2.1.4.4 Phân tích hồi quy .................................................................. 17 2.1.5 Giả thuyết của mô hình. .............................................................. 18 2.1.6 Mô hình hồi quy.......................................................................... 18 Tóm tắt chương 2: ........................................................................................... 19 CHƯƠNG 3..................................................................................................... 20 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 20 3.1 Kết quả nghiên cứu ............................................................................. 20 3.1.1 Phân tích thống kê mô tả ............................................................ 20 3.1.2 Phân tích tương quan. ................................................................ 24 3.1.3 Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................ 25 3.1.4 Phân tích hồi quy. ....................................................................... 25 3.1.4.1 Phân tích tác động của cấu trúc vốn lên tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) ................................................................. 26 3.1.4.2 Phân tích tác động của cấu trúc vốn lên thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) .......................................................................................... 27 3.1.4.3 Phân tích tác động của cấu trúc vốn lên hệ số biên lợi nhuân hoạt động (OPM) ................................................................................ 29 3.1.4.4 Phân tích tác động của cấu trúc vốn lên hệ số biên lợi nhuận ròng (NPM)......................................................................................... 30 3.2 Kiến nghị: ............................................................................................ 31 3.2.1 Kiến nghị đối với doanh nghiệp: ................................................ 31 3.2.2 Kiến nghị đối với nhà nước: ....................................................... 32 Tóm tắt chương 3: ........................................................................................... 34 KẾT LUẬN CHUNG:……………………………………………………….36 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI & HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO. .............................................................................. 39 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. MM : Modidliani & Miller 2. ROA : Return on asset – Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản 3. ROE : Return on Equity- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu 4. ROC : Return on capital- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn. 5. EPS : Earnings per share- Thu nhập trên mỗi cổ phần 6. OPM : Operating profit margin- Hệ số biên lợi nhuận hoạt động 7. NPM : Net profit margin – Hệ số biên lợi nhuận ròng 8. DA : Debt to assets- Tổng nợ trên tổng tài sản 9. DC : Debt to capital- Tổng nợ trên vốn 10. TDTE : Total debt to equity- Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu 11. DEMV : Debt to equity market value- Nợ trên vốn thị trường 12. SDA : Sort term debt to assets- Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản 13. LDA : Long term debt to assets- Nợ dài hạn trên tổng tài sản 14. TP.HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh. 15. FDI : Foreign direct investment- Đầu tư trực tiếp nước ngoài 16. BĐS : Bất động sản. 17. CP : Chính Phủ. 18. TT-NHNN : Thông tư- Ngân hàng nhà nước. 19. CK : Chứng khoán 20. HOSE : Sở giao dịch chứng khoán T.P Hồ chí minh. 21. HNX : Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 : Giá trị công ty có vay nợ theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn Hình 2.1: Sơ đồ tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Danh mục các công ty bất động sản nghiên cứu Bảng 2.1: Danh mục các công ty BĐS nghiên cứu. Bảng 3.1: Bảng phân tích thống kê các biến Bảng 3.2: Phân tích tương quan giữa các biến Bảng 3.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến Bảng 3.4: Kết quả hồi quy tác động của cấu trúc vốn lên tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. Bảng 3.5: Kết quả hồi quy tác động của cấu trúc vốn lên thu nhập trên mỗi cổ phần. Bảng 3.6: Kết quả hồi quy tác động của cấu trúc vốn lên hệ số biên lợi nhuận hoạt động. Bảng 3.7 Kết quả hồi quy tác động của cấu trúc vốn lên hệ số biên lợi nhuậnròng. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Cấu trúc vốn là chủ đề được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm đặc biệt tại các nước có thị trường vốn phát triển mạnh. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có quan điểm thống nhất về việc tăng cường sử dụng vốn vay làm tăng hoặc giảm hiệu quả hoạt động của công ty. Chỉ có một điều không thể phủ nhận, tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của công ty là rất lớn, lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu góp phần thành công cho mỗi công ty. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đẩy nhiều nền kinh tế vào tình trạng mất kiểm soát và nền kinh tế Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhiều doanh nghiệp không chỉ rơi vào tình trạng “khát” vốn mà còn đứng trước nguy cơ phá sản, đặc biệt là những công ty thuộc những ngành nghề thâm dụng vốn như ngành bất động sản. Đứng trước những khó khăn đó các công ty phải luôn có những quyết định quan trọng để hướng công ty đi theo hướng tốt nhất trong đó có quyết định cấu trúc vốn. Ở Việt Nam thị trường vốn phát triển chưa hài hòa nên chưa nhận được sự quan tâm của các công ty do việc tiếp cận các nguồn vốn từ các kênh khác nhau còn nhiều hạn chế. Việc tái cấu trúc thị trường vốn và thị trường bất động sản nói chung, cũng như tái cấu trúc công ty bất động sản nói riêng, gần như là lối thoát duy nhất cho thị trường bất động sản có quy mô ngày một lớn của Việt Nam. Với mục đích giúp các nhà quản trị ở các công ty tìm ra xu hướng tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của các công ty bất động sản tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của cấu trúc vốn lên hiệu 2 quả hoạt động của các công ty bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xem xét sự tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động và chiều tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của các công ty bất động sản, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành bất động sản tại Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: 26 công ty bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Giới hạn phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: từ năm 2009 đến năm 2011. - Về nội dung: Luận văn tập trung vào xem xét một số yếu tố vi mô, đặc trưng của từng công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu Khi tiến hành nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tài chính & sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) & sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) của các công ty thuộc đối tượng nghiên cứu. Dữ liệu này là cơ sở để tính toán các biến trong mô hình như: ROE - Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu; EPS - Thu nhập trên mỗi cổ phần; OPM - Hệ số biên lợi nhuận hoạt động; NPM– Hệ số biên lợi nhuận ròng; DC - Tổng nợ trên vốn; TDTE - Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu; DEMV - Nợ trên vốn thị trường; SDA - Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản; LDA - Nợ dài hạn trên tổng tài sản. Sau khi thu thập & tính toán các số liệu cần thiết, giá trị các biến sẽ được đưa vào mô hình hồi quy đa biến, Mô hình dùng số liệu hỗn hợp cả dữ liệu 3 bảng (các đặc điểm của các doanh nghiệp) và theo thời gian (từ năm 2009 đến 2011). Sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất để ước lượng các tham số trong mô hình nhằm xác định sự tác động của các biến độc lập lên từng biến phụ thuộc, trên cơ sở đó xây dựng các phương trình tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của các công ty BĐS. 5. Kết cấu luận văn Kết cấu của luận văn gồm 3 chương: 9 Chương 1: Trình bày các nghiên cứu về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động ở một số nước trên thế giới và một số nghiên cứu tại Việt Nam. 9 Chương 2: Trình bày về mô hình nghiên cứu, Giới thiệu về cách thức thu thập dữ liệu và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài. Đồng thời chương này cũng mô tả các biến phụ thuộc và biến độc lập sử dụng trong bài. 9 Chương 3: Trình bày các kết quả cũng như việc thảo luận các kết quả nghiên cứu đạt được và từ đó đưa ra những gợi ý chính sách cũng như những giới hạn của đề tài nhằm mở ra những nghiên cứu mới trong tương lai. 4 CHƯƠNG 1 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 1.1 Khái niệm cấu trúc vốn của công ty. Cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh. Cấu trúc vốn xuất phát từ cấu trúc của Bảng cân đối kế toán. Trong Bảng cân đối kế toán, cấu trúc vốn cần chỉ ra được phần nào của tổng tài sản doanh nghiệp hình thành từ vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận của chủ sở hữu được giữ lại đầu tư cho hoạt động doanh nghiệp và phần nào hình thành từ các nguồn có tính chất công nợ (thông qua các khoản nợ khác nhau). Cấu trúc vốn nói một cách đơn giản là việc các doanh nghiệp lựa chọn sự kết hợp nguồn tài trợ nợ và vốn cổ phẩn để tài trợ cho các quyết định đầu tư của mình. Một cấu trúc vốn tối ưu là một kết hợp mà ở đó chi phí sử dụng vốn là thấp nhất và giá trị thị trường của doanh nghiệp là lớn nhất. 1.2 Tổng quan hiệu quả hoạt động của công ty Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, ... cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm… 5 Kinsman và Newman (1999) đưa ra những nguyên nhân để nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả công ty.Các nguyên nhân là: Thứ nhất, Mức độ nợ của công ty tăng vượt mức thì cần phải có giải thích về tác động của nợ đối với hoạt động của doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp cần phải có quyết định về cấu trúc vốn tối ưu trong những tình huống cụ thể.Thứ hai, Mục đích của các nhà quản lý và nhà đầu tư có thể khác nhau, ưu điểm so sánh của những tác động cụ thể về mức độ nợ đối với hoạt động của doanh nghiệp nên được làm rõ.Thứ 3, Lý do quan trọng nhất trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ và hiệu quả hoạt động của công ty là đánh giá mối quan hệ giữa mức độ nợ và thu nhập của cổ đông bởi vì tối đa hóa lợi nhuận của các cổ đông là mục tiêu cao nhất đối với nhà quản lý của công ty. Khái niệm về hiệu quả hoạt động là một chủ đề gây tranh cãi trong tài chính bởi do ý nghĩa rộng lớn của nó. Hiệu quả hoạt động đo lường trên cả phương diện tài chính và tổ chức. Hiệu quả hoạt động tài chính như tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên tài sản, và tối đa hóa lợi ích của cổ đông là vấn đề cốt lõi của tính hiệu quả của doanh nghiệp. 1.3 Những nghiên cứu ở các nước về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu về cấu trúc vốn là một trong những chủ đề được các nhà học thuật quan tâm, các nghiên cứu đều dựa trên nền tảng của lý thuyết của nhà khoa học Modigliani và Miller (do 2 nhà kinh tế học Franco Modigliani và Merton Howard Miller khởi xướng) bởi nó là lý thuyết nguồn gốc của lý thuyết cấu trúc vốn. Lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại tiếp tục phát triển vào những năm sau đó bao gồm lý thuyết cân bằng, thuyết trật tự phân hạng, thuyết điều chỉnh thị trường, thuyết cơ cấu quản lý … Cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc vốn mà tại đó giá trị của doanh nghiệp là lớn nhất, hay nói cách khác chi phí tài chính là nhỏ nhất và do vậy cũng sẽ 6 mang lại tối đa hóa doanh thu của doanh nghiệp. Nếu cấu trúc vốn tác động đến hiệu quả của doanh nghiệp thì cấu trúc vốn cũng tác động đến sức khỏe của doanh nghiệp cũng như tình hình phá sản của doanh nghiệp. Vận dụng cơ sở nền của lý thuyết cấu trúc vốn, các nghiên cứu ở các nước trên thế giới đã vận dụng để nghiên cứu đo lường cấu trúc vốn và hiêu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kể đến như (Demsetz và Lahn, 1985; Gorton và Rosen, 1995; Mehran, 1995; Ang, Cole và Line, 2000) đã vận dụng các biến ROI, ROE, ROA để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Myers -2001 và Eldopmiaty-2007 đã chỉ ra rằng nghiên cứu về cấu trúc vốn không chỉ dùng để đưa ra quyết định tài chính mà còn giải thích những mâu thuẫn của những nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của công ty, như giải thích của Jermias (2008) không chỉ đòn bẩy tài chính ảnh hưởng trực tiếp lên hiệu quả hoạt động mà còn nhân tố khác như xu thế cạnh tranh và chiến lược kinh doanh của công ty. Nghiên cứu của Maslis (1983) cho thấy giá của cổ phiếu có tương quan thuận (dương) với mức độ tài trợ, cũng như là mối liên hệ giữa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp với cấu trúc vốn. Trong khoảng từ 0,23 đến 0,45 là tỷ lệ nợ hiệu quả tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Tối ưu hóa được tỷ lệ này sẽ có lợi cho doanh nghiệp. Nghiên cứu của Dilip Ratha (2003) cho thấy đòn bẩy tài chính tác động âm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở các doanh nghiệp của các nước đang phát triển. Krishnan and Moyer, (1997) nghiên cứu cho thấy có tác động tiêu cực của tổng nợ trên vốn chủ sở hữu lên thu nhập trên vốn cổ phần (ROE), một nghiên cứu khác của Gleason, Mathur and Mathur, (2000) cho thấy rằng cấu trúc vốn của công ty tác động lên tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), tăng 7 trưởng của doanh thu, lợi nhuận trước thuế.Từ đó tác giả đưa ra tỷ lệ nợ cao trong cấu trúc vốn sẽ giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Một nghiên cứu đã được thực hiện bởi Abor (2005) về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Ghana trong khoảng thời gian 5 năm. Ông phát hiện ra rằng có mối liên hệ giữa SDA (nợ ngắn hạn trên tổng tài sản) so với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và cho thấy các công ty thu lợi nhiều từ sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho công việc kinh doanh của họ. Nói cách khác, nợ ngắn hạn là một nguồn tài chính thiết yếu của các công ty Ghana, chiếm đến 85% tổng vay nợ. Mặc dù, kết quả cho thấy LDA (nợ dài hạn trên tổng tài sản) ảnh hưởng xấu đến ROE, nhưng DA (Tổng nợ trên tổng tài sản) và ROE vẫn có mối quan hệ tích cực với nhau. Điều này cho thấy rằng các công ty có lợi nhuận cao là do lựa chọn nợ.Một nghiên cứu của Abor năm 2007 nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của các công ty vừa và nhỏ ở Ghana & Nam Phi chỉ ra rằng có mối quan hệ tích cực giữa đòn bẩy tài chính được đo bằng tỷ lệ nợ ngắn hạn, nợ dài hạn,tổng nợ trên tổng tài sản và hiệu quả hoạt đông ( đo lường bằng lợi nhuận gộp), tuy nhiên mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và ROA là quan hệ tiêu cực. Nghiên cứu của Rami Zeitun (2007) cho thấy cấu trúc vốn có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi đo lường theo kế toán và theo chỉ số thị trường. Tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động dương đến hiệu quả theo thị trường của doanh nghiệp (đo lường bằng chỉ số Tobin’s Q). Một nghiên cứu (Akintoye, 2008) đã được thực hiện về hiệu quả hoạt động đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất thực phẩm và nước giải khát tại Nigeria. Kết quả cho thấy các chỉ số hoạt động kinh doanh (gồm thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT, thu nhập trên mỗi cổ phần – EPS và 8 cổ tức trên mỗi cổ phần - DPS) và các chỉ số đòn bẩy (gồm mức độ đòn bẩy hoạt động, mức độ đòn bẩy tài chính, cổ tức mỗi cổ phần) là khá nhạy cảm. Nghiên cứu mới nhất năm 2012 của Abdul Ghafoor Khan về mối quan hệ của quyết định cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của công ty trong ngành kỹ thuật tại Pakistan cho rằng cấu trúc vốn được đo lường bằng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STDTA) và tổng nợ trên tổng tài sản (TDTA) có quan hệ ngược biến với hiệu quả hoạt động đo lường bằng chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), lợi nhuận gộp (GM) và Tobin’s Q.Trong khi đó quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động đo lường bẳng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) lại tiêu cực nhưng không đáng kể. Nghiên cứu của Rasa Norvaisiene (2012) nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của công ty thực phẩm và nước giải khát Lithuanian trong giai đoạn 2005-2010. Trong đó cấu trúc vốn đo lường bởi nợ trên vốn (DC), nợ trên tổng tài sản (DA), Nợ trên vốn chủ sở hữu TDTE, hiệu quả hoạt động của công ty đo lường bởi tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, thu nhập trên mỗi cổ phần, hệ số lợi nhuận biên hoạt động, hệ số lợi nhuận ròng. Kết quả mô hình hồi quy cho thấy tất cả các tỷ lệ nợ có mối tương quan âm với hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu cuối cùng mà tác giả muốn đề cập sâu là nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hoạt động của các công ty trước và trong thời kỳ khủng hoảng (2007), mà tập trung chủ yếu vào các công ty xây dựng tại được niêm yết tại Sở giao dịch Bursa Malaysia từ 2005 đến 2008 của San & Heng. Với mẫu là 49 công ty xây dựng được phân chia theo kích thước lớn, vừa và nhỏ (công ty có quy mô lớn có số vốn > 5 tỷ RM, công ty có quy mô vừa từ 1-5 tỷ RM, công ty nhỏ có quy mô <1 tỷ RM, 1RM = 6,787.15 VNĐ), dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm định sự ảnh hưởng của các biến cho 9 thấy có sự liên hệ giữa cấu trúc vốn của và hoạt động của các công ty. Các hệ số về cấu trúc vốn sẽ phản ứng lại với các hệ số hoạt động công ty. Đối với các công ty xây dựng lớn, chỉ có tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROC) và thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) cho các công ty xây dựng lớn có mối quan hệ đáng kể tới cấu trúc vốn. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROC) và Nợ trên vốn thị trường (DEMV) là tương quan nhất và miêu tả mối quan hệ mạnh nhất trong số tất cả các biến được kiểm định. Trong khi DEMV, LDC(Nợ dài hạn trên vốn) và DC(Tổng nợ trên vốn) có tác động trực tiếp đến hoạt động của các công ty lớn, còn các biến độc lập khác không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Đối với các công ty xây dựng trung bình, chỉ có hệ số biên lợi nhuận hoạt động (OPM) có mối quan hệ đáng kể đến cấu trúc vốn. LDCE (Nợ trên vốn cổ phần thường)có tác động trực tiếp đến hoạt động của các công ty trung bình. Tuy nhiên, các biến độc lập khác không ảnh hưởng đến các biến phụ thuộc. Bên cạnh đó, đối với các công ty xây dựng nhỏ thì chỉ thu nhập trên vốn cổ phần (EPS) là có mối quan hệ đáng kể với cấu trúc vốn. Nợ trên vốn có tác động trực tiếp lên hoạt động của các công ty nhỏ, trong khi biến độc lập khác không ảnh hưởng đến các biến phụ thuộc. 1.4 Các nghiên cứu tại Việt Nam “Tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán T.P Hồ Chí Minh” luận văn Thạc sĩ kinh tế Việt Nam- Hà Lan của của tác giả Nguyễn Thanh Bình, bài viết nghiên cứu số liệu của 150 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE, dữ liệu nghiên cứu từ năm 2006-2008, với 2 biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động như: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu-ROE, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản động-ROA và 6 biến phụ thuộc như: Tổng nợ /vốn chủ sở hữu, tài sản lưu động/nợ ngắn hạn, sở hữu Nhà nước, tỷ lệ tăng trưởng, quy mô công ty.Kết quả mô hình hồi quy cho thấy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tác động ngược 10 chiều lên tỷ suất lợi nhuân trên tài sản,trong khi đó tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều lên tỷ suất lợi nhận trên vốn chủ sở hữu, bài nghiên cứu cũng đưa ra đề xuất để gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bằng cách tăng tỷ lệ tài trợ bằng nợ vay, xác định điểm tối ưu của ROE để xây dựng cấu trúc vốn với mục đích đạt ROE cao nhất. “Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nôi” luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Tấn Vinh năm 2011. Bài này sử dung mô hình nghiên cứu của 2 ông R.Zeitun và G.G Tian với mô hình hồi quy bình phương để kiểm tra giả thuyết rằng khả năng sinh lợi, cơ hội tăng trưởng, quy mô công ty, tài sản hữu hình sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty, trong đó cấu trúc tài chính của công ty được sử dụng 5 thước đo đòn bẩy nợ (nợ trên tổng tài sản, nợ trên vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn trên tổng tài sản, nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, nợ trên vốn). Qua phân tích hồi quy của mô hình đòn bẩy cho thấy cho thấy lợi nhuận của công ty là yếu tố quyết định có tác động mạnh mẽ nhất đối với cấu trúc vốn của công ty (tổng nợ trên tổng tài sản, nợ ngắn hạn trên tổng tài sản), một kết quả nữa là quy mô của công ty tác động tích cực lên số đo đòn bẩy như: nợ trên tổng tài sản, nợ trên vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn trên tổng tài sản, nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, nghiên cứu còn chỉ ra rằng không có sự tác động giữa cơ cấu vốn đến số đo thị trường P/E (chỉ ra thị trường Việt Nam không hiệu quả) “Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán T.P HCM” đăng trên tạp chí phát triển kinh tế của đại học kinh tế TP.HCM tháng 12/2008. Bài viết đưa ra cái nhìn mới về mối liên hệ giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu này sử dụng số liệu của 50 công ty phi tài chính đang niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có giá trị lớn nhất tính đến thời điểm tháng 9/2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bị tác 11 động bởi cấu trúc vốn. (1) Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có tương quan dương với cấu trúc vốn. (2) Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có mối liên hệ bậc hai và bậc ba chặt chẽ với cấu trúc vốn của doanh nghiệp khi tỷ lệ nợ dưới 100%. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có tương quan âm với cấu trúc vốn khi tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu lớn hơn 1,812, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có tương quan dương với cấu trúc vốn khi tỷ lệ nợ/vốn chủ sở nằm trong khoảng 0,9755 và 2,799.Do hạn chế về thông tin và số liệu nên bài viết chỉ đo lường hiệu quả của doanh nghiệp bằng chỉ tiêu kế toán chứ chưa đo lường bằng các biến liên quan đến giá trị thị trường, bài viết cũng chưa nêu số liệu được lấy trong khoảng thời gian từ năm nào. Tóm tắt chương 1 Chương 1 trình bày tóm lược các nghiên cứu trên thế giới cũng như một số bài nghiên cứu ở Việt Nam. Dựa trên bài nghiên cứu tiêu biểu của San & Heng (2011) phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc vốn mà đại diện là 6 biến độc lập và hiệu quả hoạt động mà đại diện là 6 biến phụ thuôc được tác giả lấy làm cơ sở để ứng dụng để phân tích tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của ngành bất động sản của Việt Nam. 12 CHƯƠNG 2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Nghiên cứu cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của ngành bất động sản Việt Nam. 2.1.1 Quy trình nghiên cứu Việc phân tích mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của công ty bất động sản Việt Nam được thực hiện qua các giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Thu thập dữ liệu: Dữ liệu nghiên cứu được tìm kiếm, trích lọc từ các báo cáo tài chính của các công ty thuộc đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn (2009 – 2011). Các báo cáo tài chính của các công ty này đã thông qua kiểm toán và được công bố công khai trên website của Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh & của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Giai đoạn 2: Nhận diện các biến độc lập và biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu, qua đó tác giả tính toán số liệu của các biến độc lập và biến phụ thuộc (các biến liệt kê phần 2.1.3) Giai đoạn 3: Xử lý các dữ liệu thu thập bằng công cụ phân tích SPSS. Thông qua các phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy để xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, đồng thời xem chiều tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc. 2.1.2 Dữ liệu nghiên cứu Với đề tài cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.Tính đến thời điểm năm 2012 thì cả 2 sàn HOSE & HNX có 59 công ty bất động sản niêm yết, trong đó có 33 công ty bất động sản niêm yết bắt đầu từ năm 2010 nhưng do mô hình nghiên cứu mà tác giả chọn được tính dựa trên 6 biến độc lập và 6 biến phụ thuộc, đề tài có những biến khi tính phải dựa vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành và giá thị trường cổ phiếu. Do vậy tác giả chỉ chọn ra được 26 công ty
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất