Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sưu tầm và giới thiệu sản phẩm gốm tại xã mường tranh huyện mai sơn tỉnh sơn la...

Tài liệu Sưu tầm và giới thiệu sản phẩm gốm tại xã mường tranh huyện mai sơn tỉnh sơn la

.PDF
57
311
86

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy những giá trị văn hóa trong thời đại ngày nay có một tầm quan trọng đặc biệt và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy, khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa, coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội mà nghề cổ truyền là một trong yếu tố thể hiện rất rõ bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại diễn văn khai mạc Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nhấn mạnh: “Khai thác và phát triển mọi giá trị văn hóa, nghệ thuật và sắc thái của các dân tộc trên đất nước, tạo ra sự thống nhất, đa dạng và phong phú của nền văn hóa Việt Nam”. Tây Bắc là miền đất chứa đựng nhiều yếu tố mang bản sắc văn hóa, tuy đã được chú ý giữ gìn nhưng nguy cơ mai một ngày càng đáng lo ngại cần được nhiều người quan tâm. Riêng tỉnh Sơn La, các nghề truyền thống như chế tác nhạc cụ, chế tác đồ trang sức, vật dụng mây tre… rất phong phú nhưng nguy cơ thất truyền rất rõ. Chúng tôi nhận thấy các sản phẩm gốm ở xã Mường Tranh huyện Mai Sơn, Sơn La là những sản phẩm truyền thống của nghề gốm cần được giới thiệu, lưu giữ, phổ biến và nghiên cứu kĩ càng để đưa ra những định hướng phát triển có thể sẽ góp phần đưa nghề gốm của Mường Tranh thành nghề vừa có hiệu quả kinh tế vừa mang bản sắc văn hóa độc đáo. Trung tâm nghiên cứu Văn hóa các dân tộc Tây Bắc thuộc Trường Đại học Tây Bắc mới được thành lập và dần đi vào hoạt động một cách thiết thực với hy vọng công tác nghiên cứu ngày càng có chất lượng, góp phần vào sự bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mang bản sắc văn hóa vùng. Với những lý do khách quan và chủ quan như trên, chúng tôi lựa chọn đề tài : “Sưu tầm và giới thiệu sản phẩm gốm tại xã Mường Tranh huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La”. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Sản phẩm gốm Mường Tranh là vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu, các cơ quan ban ngành liên quan chú trọng. Tuy nhiên sách viết về sản phẩm, đề tài này không nhiều. Cho tới nay vẫn chỉ có một vài công trình mang tính khảo cứu rất chung chung: + Trong cuốn “Gốm sành nâu ở Phù Lãng” do Trương Minh Hằng chủ biên các lò gốm đầu tiên được phát hiện trong đó có sản phẩm gốm Mường Tranh, + Cuốn “Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam” do Nguyễn Văn Huy chủ biên cũng có sử dụng hình ảnh về sản phẩm nghề gốm của người Thái đen Mường Tranh. + Cuốn “Một số vấn đề văn hóa phong tục của các dân tộc ít người ở Việt Nam” của dự án phát triển giáo viên Trung học phổ thông và Trung học chuyên nghiệp Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế đã đưa ra những nét khái quát về sản phẩm gốm truyền thống của Mường Tranh. Trên cơ sở đó giúp người nghiên cứu hiểu và phân tích được những giá trị vật chất cũng như giá trị tinh thần của nghề gốm. + “Cơ sở văn hóa Việt Nam” do Trần Ngọc Thêm chủ biên, mục Không gian văn hóa cũng nêu...“chôn người chết trong các chum vại”...[12;tr31] + Phần khái quát về thời kì tiền sử và sơ sử ở Tây Bắc trong cuốn “Một số vấn đề về lịch sử và văn hóa Tây Bắc” do Phạm Văn Lực chủ biên, Công cụ được tìm thấy có những mảnh gốm thô... Hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể, chi tiết và hoàn chỉnh về sản phẩm gốm. Nhiều vấn đề cần được làm rõ vì vậy đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này là hết sức cần thiết và quan trọng góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc thiểu số. Thông qua khảo sát, nghiên cứu tài liệu, thực tế điền dã tại xã Mường Tranh, Bảo tàng tỉnh, Phường Chiềng Cơi cũng góp phần vào việc giới thiệu, trưng bày, lưu giữ, bảo tồn sản phẩm gốm Mường Tranh tại Trường Đại học Tây Bắc. 2 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu thực tế việc sản xuất đồ gốm tại xã Mường Tranh huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La, chúng tôi muốn sưu tầm một số hiện vật và giới thiệu về nghề sản xuất đồ gốm của địa phương. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quy trình và kết quả sản xuất đồ gốm tại xã Mường Tranh huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La. 4.2. Địa bàn nghiên cứu Xã Mường Tranh huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La. 5. Đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu thành công sẽ góp phần khẳng định giá trị, giới thiệu, lưu giữ phổ biến và định hướng phát triển cho nghề gốm ở địa phương. Có thể sẽ góp phần đưa nghề gốm của Mường Tranh thành nghề vừa có hiệu quả kinh tế vừa mang bản sắc văn hóa độc đáo. Xa hơn nữa, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần thúc đẩy việc tìm hiểu nghiên cứu gìn giữ và phát triển các ngành nghề khác ở trong tỉnh. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được những mục tiêu của đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau: - Thực địa tại xã Mường Tranh huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La. - Sưu tầm một số hiện vật đồ gốm tại xã Mường Tranh huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La. - Trưng bày và giới thiệu một số đồ gốm tại Phòng trưng bày Văn hóa ở Trường ĐH Tây Bắc. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành các phương pháp: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 3 Thống kê tài liệu, tư liệu, tham khảo các văn bản, nghị quyết và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan để xác định cơ sở lý luận chủ yếu của vấn đề nghiên cứu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Khảo sát thực địa. - Nghiên cứu những tài liệu về kỹ thuật sản xuất đồ gốm có liên quan đến đề tài. - Phỏng vấn, trao đổi: gặp gỡ, trao đổi, hỏi ý kiến (trực tiếp, gián tiếp) với người sản xuất. 7.3. Phân tích dữ liệu. 8. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu, đề tài có cấu trúc chia thành 3 chương: Chƣơng 1: Những vấn đề chung: Phần này trình bày các cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chƣơng 2: Quy trình sản xuất đồ gốm tại xã Mường Tranh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Chƣơng 3: Giới thiệu một số sản phẩm đồ gốm đã được nghiên cứu và đề xuất trưng bày tại Phòng Trưng bày văn hóa Trường Đại học Tây Bắc. 4 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm đồ gốm Gốm là những sản phẩm làm từ đất sét và những hỗn hợp của nó với các phụ gia vô cơ hoặc hữu cơ, được nung qua lửa. Và theo nghĩa rộng, gốm là những sản phẩm được sản xuất bằng cách nung nguyên liệu dạng bột bao gồm các khoáng thiên nhiên và các chất vô cơ tổng hợp kể cả kim loại. Tuỳ theo nguyên liệu và kỹ thuật chế biến nguyên liệu, cách nung (nhiệt độ) khác nhau tạo ra các loại gốm khác nhau, phổ biến là các loại: gốm đất nung, gốm sành nâu, gốm sành xốp, gốm sành trắng, đồ bán sứ, đồ sứ... Như thế, gốm là một tên gọi chung, và sứ là một trong những sản phẩm của gốm. Gốm và sứ đều có thể tráng men, hoặc không (có loại sứ kỹ thuật không cần tráng men); và nếu dựa vào nhiệt độ nung để nhận biết thì đôi khi cũng không đúng, ví dụ, sành (gốm thô), đôi khi được nung ở nhiệt độ cao hơn sứ mới kết sành được …“hay gốm chịu lửa, được nung ở nhiệt độ cao hơn 1350°C, nhưng nó vẫn gọi là gốm. Nhưng những sản phẩm sau, nếu gọi là sứ thì không sai lệch nhiều nếu như có những đặc điểm: xương màu trắng, đôi khi gần trong và đồng nhất; độ hút nước xấp xỉ = 0 (độ kết khối xấp xỉ 100%); hoạ tiết tinh xảo cho những sản phẩm có hoạ tiết và có những tính chất đặc biệt khác với loại gốm thông thường, ví như độ bền axit, tính cách điện”... [16,tr1] Trong “Dấu ấn văn hóa từ đất đá”, GS Trần Kim Thạch dùng những khái niệm làm gốm là "biến đất thành đá", hay "gốm không nung". Ông cho rằng ngày nay việc làm gốm về cơ bản tương tự của người xưa, nhưng nay nhờ khoa học kỹ thuật tân tiến nên có thể có những "hợp chất mới". Và cách tự đặt tên là "gốm không nung" nó sẽ không được giới kỹ thuật chấp nhận bởi so với gốm nung, những chỉ tiêu về độ hút nước, độ mài mòn, độ bền hoá, độ cách điện, độ bền theo thời gian...thì gốm không nung khó có thể đáp ứng. Cho dù có đáp ứng đi chăng nữa thì đối với nghệ thuật nó vẫn không có giá trị hơn gốm nung, bởi 5 nó đã bị đơn giản trong chế tác giống như tranh sơn mài ngày xưa và sơn mài ngày nay vậy. Tóm lại: Gốm là vật liệu vô cơ không kim loại, có cấu trúc đa tinh thể, ngoài ra có thể gồm cả pha thủy tinh. Nguyên liệu để sản xuất gốm gồm một phần hay tất cả là đất sét hay cao lanh. Phối liệu sản xuất gốm được tạo hình và thiêu kết ở nhiệt độ cao làm cho vật liệu có được những tính chất lý hóa đặc trưng. Từ gốm còn được dùng để chỉ những sản phẩm làm từ vật liệu gốm. 1.1.2. Đồ gốm sinh hoạt Theo khái niệm về gốm đã nêu thì đồ gốm sinh hoạt bao gồm tất cả các sản phẩm đã sản xuất qua nung hoặc chưa nung bằng đất sét hay đất pha cao lanh không tạp chất. Nhằm mục đích sử dụng trong sinh hoạt, lao động sản xuất, trao đổi mua bán như: chum, vại, hũ, lọ, cối ...thì được gọi là đồ gốm sinh hoạt hoặc đồ gốm phục vụ mục đích sử dụng của con người. Vào xã Mường Tranh đầu tiên chúng tôi đã bắt gặp hình ảnh các chum chứa nước để sinh hoạt ngay tai đầu nhà sàn, các đồ dùng trong bếp cũng được người dân sử dụng bằng sản phẩm gốm của địa phương. Sản xuất gốm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong vùng, trước đây ở nhiều nơi thuộc tỉnh Sơn La có lò gốm “Chiềng Ly (Thuận Châu), Pống Lúa (Sông Mã), Chiềng Cơi (thành phố Sơn La)... Chuyên sản xuất các đồ dùng, vật dụng lao động” [15;tr1]. 1.1.3. Đồ gốm sử dụng ngoài mục đích sinh hoạt. Gặp gỡ và trao đổi với cụ Cầm Thị Chiêu, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục Sơn La, một nhân chứng lịch sử thời chống Pháp, chúng tôi được biết từ xa xưa mỗi gia đình Mường Tranh còn có một việc làm gần như tục lệ là trong nhà có bao nhiêu người cao niên thì làm sẵn bằng nấy cái hũ gốm để sau khi người chết được hỏa táng, phần tro hài cốt sẽ được đựng vào hũ để bảo quản lâu dài và có thể đặt trong nhà với quan niệm người quá cố vẫn gần gũi người thân. 6 1.2. Điều kiện địa lý, lịch sử, đặc điểm kinh tế và thực trạng nghề làm gốm ở Mƣờng Tranh 1.2.1. Điều kiện địa lí Xã Mường Tranh thuộc huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La, có vị trí nằm ở phía Bắc của huyện, cách huyện lỵ 50 km, cách Trung tâm thành phố Sơn La 22km. Phía Đông giáp xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn; Phía Tây giáp xã Bản Lầm, huyện Thuận Châu; Phía Bắc giáp xã Hua La, Thành phố Sơn La. … “Thung lũng Mường Tranh là cánh đồng lúa mênh mông, có suối Nậm Tranh chảy từ Thuận Châu xuôi về Mường Tranh, đây là con suối cung cấp đủ lượng nước cho nông nghiệp và chăn nuôi trong vùng. Các bản liền kề đan xen lẫn nhau dọc theo chân núi, bao bọc lấy cánh đồng”…[10; tr151] Mường Tranh chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mua nhiều, phân chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mường Tranh có tài nguyên đất phong phú, đất ở đây dẻo, mịn, mềm tạo điều kiện thuận lợi cho nghề gốm phát triển cung cấp một lượng lớn vật dụng bằng gốm cho các vùng lân cận. Đất Mường Tranh cũng rất phù hợp cho việc trồng lúa và hoa màu. Xã có diện tích tự nhiên: 2835 ha “Đất thổ cư: 12,3 ha Đất ruộng: 140 ha Đất rừng bảo vệ: 750 ha Đất ao cá: 14 ha” [8;tr2]. 7 Bản đồ địa lí xã Mường Tranh 1.2.2. Đặc điểm kinh tế Nhân dân trong xã chủ yếu làm ruộng nước và nương rẫy, số ít hộ làm kinh doanh buôn bán trao đổi hang hóa, hiện xã có thu nhập ổn định đời sống ngày được nâng cao, được sử dụng nhiều dịch vụ: nghe nhìn, điện lưới quốc gia, nước sạch, dịch vụ y tế, giáo dục. Phương thức kĩ thuật trồng lúa nước lâu đời đã giúp nhân dân trong vùng có thu nhập ổn định. Ngoài ra họ còn chăn nuôi gia súc gia cầm để phát triển kinh tế. Phát triển nông nghiệp tự cung tự cấp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, công cụ lao động, giống và phân bón chưa được chú trọng. Tài nguyên rừng bị thu hẹp do tập quán du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy …“Năm 2006, với 8 dự án 661 xã đã khuyến khích nhân dân trồng rừng với diện tích là 155ha, rừng ở Mường Tranh đang dần khôi phục”...[10;tr153] Ngoài kinh tế nông nghiệp, Mường Tranh còn phát triển nghề gốm có thời gian dài các hộ trong vùng đều sản xuất gốm và dệt chiếu đã đáp ứng nhu cầu tại địa phương. Kinh thế tiểu thủ công nghiệp vẫn bị ảnh hưởng của nông nghiệp chưa tách rời, qui mô còn nhỏ nhưng đã có những tác động về thu nhập trao đổi của một vùng rộng lớn. 1.2.3. Một vài nét về lịch sử văn hóa Mường Tranh trước đây có tên là Chiềng Quen, sau chính quyền thuộc Pháp đổi thành “Mường Tranh” chữ “Tranh” ở đây nghĩa là tranh đấu. Theo kể lại, thời kỳ đó nhân dân Chiềng Quen có phong trào đấu tranh với phìa tạo địa phương và quan lại trên tỉnh chống lại các thứ thuế vô lý của bọn thực dân, đòi quyền lợi cho mình và bản làng. Chính quyền thực dân sau đó đã dựa vào đặc điểm này của nhân dân Chiềng Quen để đổi tên thành “Mường Tranh”. Mường Tranh là khu căn cứ cách mạng của Sơn La và cũng là của khu Tây Bắc từ thời tiền khởi nghĩa. Mường Tranh là mảnh đất có truyền thống cách mạng lâu đời, nhân dân có tinh thần yêu nước, họ đã đứng lên đấu tranh kiên cường trong suốt hai cuộc kháng chiến cực kỳ gian khổ, chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Cũng theo cụ Cầm Thị Chiêu, trong cuộc kháng chiến chống Pháp gần như toàn bộ dân xã Mường Tranh tham gia kháng chiến và đã phải tản cư (hiện nay trong xã Mường Tranh có trên 90% gia đình đều được nhận huân huy chương do nhà nước trao tặng). Hầu hết các cán bộ Đảng của Sơn La đều có nguồn gốc là người Mường Tranh. Các cán bộ cao cấp của Sơn La như nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Sơn La Hoàng Nó, nguyên Bí thư tỉnh ủy Sơn la Cầm Liên, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Sơn La Cầm Đoản, Hiệu trưởng Cao đẳng sư phạm Tây Bắc Cầm Quynh và rất nhiều cán bộ lãnh đạo các Ban, Ngành của Sơn La và của Khu Tây Bắc là người Mường Tranh. Có thể nói Mường Tranh là mảnh đất địa linh nhân kiệt của Sơn La. 9 Sau tản cư, người dân Mường Tranh hồi hương, hồi cư trên mảnh đất tro tàn bởi chính quyền thực dân phong kiến gần như đã hủy diệt toàn bộ nền tảng kinh tế của địa phương. Nghề gốm được nhanh chóng khôi phục vì nó là cứu cánh cho người dân. Gốm Mường Tranh lại có mặt gần như khắp vùng Tây Bắc. Gốm đổi lấy gạo, lấy vải, lấy tất cả những vật dụng khác. Người dân Mường Tranh đã có cách nói rất độc đáo: “Con rể dệt vải, con gái làm chăn” vì các con rể chủ yếu làm gốm để đổi lấy sợi, lấy vải. Đây là xã 90% dân tộc Thái đen. Người Thái Mường Tranh giỏi làm bếp, họ chế biến được nhiều món ăn ngon và nổi tiếng như: món xôi nhuộm màu, cơm lam, cá nướng, rượu cần và các món làm từ thịt trâu, bò… Người Thái Mường Tranh có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng. Họ còn giữ đến ngày nay nhiều nghi lễ đậm chất nông nghiệp, nhân văn: xên bản, xên mường, lễ hội càu mưa, cúng rừng cầu may, cúng ma… tất cả các nghi lễ văn hóa tâm linh không thể thiếu sản phẩm gốm, gốm được dùng làm vật trao tặng cho các đôi trai gái lúc lên vợ lên chồng, gốm dùng để đựng hương, đựng nước trong các buổi cúng tế… Theo một số thông tin của người dân, qua các tư liệu nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất của người thợ gốm Mường Tranh thì đây là một làng gốm rất lâu đời, thậm chí là trung tâm gốm cổ của đồng bào Thái đen trên đất Sơn La. Sản phẩm làm ra đều đem trao đổi với phương thức “mua bán” giản đơn cổ xưa, kiểu đổi chác lấy các nông sản như: bông, vải, thóc,…Họ có quan niệm hàng hóa đem đổi càng xa thì giá trị càng cao. Chẳng hạn, cùng một sản phẩm nếu đem đi xa khoảng 2-3 ngày đường có thể đổi gấp đôi số nông sản so với đổi tại chỗ (nơi sản xuất). Có thể thấy, đây là sự bảo lưu quan niệm thời xa xưa về giá trị hàng hóa của dân tộc Thái đen với nghề gốm này ...“Những đồ gốm ở đây còn thô, rất gần với các loại gốm tối cổ được các nhà khảo cổ phát hiện và nổi tiếng với các địa danh Phù Lãng (Bắc Ninh), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Bến Ngự (Thanh Hóa), Mường Tranh (Sơn La), Thổ Hà (Bắc Giang)”…[7;tr11]. 10 Mường Tranh là nơi duy nhất còn tồn tại và duy trì nghề làm đồ gốm thủ công truyền thống. Đồ gốm Mường Tranh nổi tiếng với các sản phẩm chính nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống của người dân như: chum, vại, hũ, lọ… được dùng với rất nhiều công dụng: đựng nước, ngâm chàm nhuộm vải, đựng muối, mỡ, mắm cá, muối dưa cà rất thơm ngon, dùng chứa hạt giống, đựng thóc, sắn, thức ăn và phục vụ nhiều mục đích khác. Việc sản xuất gốm Mường Tranh gặp rất nhiều khó khăn chủ yếu về củi đốt, sản phẩm đơn điệu, mẫu mã hạn chế về mặt thẩm mĩ… Hiện nay, cả xã chỉ còn gia đình ông Hoàng Văn Nam ở bản Nong Ten là còn duy trì nghề gốm nhưng cũng chỉ làm vài mẻ trong một năm. Chính vì vậy, nghề gốm truyền thống ở Mường Tranh rất cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường, phổ biến và quan tâm tới việc truyền dạy kỹ thuật, gặp gỡ trao đổi với các làng nghề gốm khác để các thế hệ tiếp theo nhằm giữ gìn và phát triển nghề gốm truyền thống của xã Mường Tranh nói riêng và của dân tộc Thái đen nói chung. Vài mươi năm gần đây, nhất là từ thời kì đổi mới, do những sản phẩm gốm ở miền xuôi cạnh tranh, chiếm ưu thế cả về chất lượng và kỹ thuật. Gốm Mường Tranh lại không được cải tiến kỹ thuật, nguồn nguyên liệu làm nghề gốm bị thu hẹp mang tính địa phương tại chỗ nên nghề làm gốm gặp rất nhiều khó khăn. Song những nghệ nhân làm gốm với những “đôi tay vàng” vẫn đang trăn trở cho sự tồn vong của nghề gốm – một nét văn hóa độc đáo và đặc sắc, niềm tự hào của người dân Mường Tranh nói riêng và người Thái Sơn La nói chung. 11 Chƣơng 2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐỒ GỐM TẠI XÃ MƢỜNG TRANH, HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA 2.1. Nguyên liệu sản xuất Nguyên liệu làm gốm ở Mường Tranh chủ yếu là đất sét màu trắng nhạt, xanh đen, vàng, đỏ rất mịn và dẻo không phải qua công đoạn xử lý hoặc pha trộn thêm cao lanh. Trước đây, đất được cho vào cối dùng chày tay giã cho thật nhuyễn, ngày nay họ để đất lên bàn kê bằng gỗ và dùng gậy gỗ để đập. Vì thế việc sử dụng đất không những trở lên nhẹ nhàng mà còn có năng xuất cao hơn. Vùng Mường Tranh khá dồi dào về nguyên liệu chế tác đồ gốm, có chỗ đất sét nằm ngay dưới lớp đất màu, cách mặt đất khoảng 20 – 30cm nhưng cũng có nơi sâu tới 2 – 3m. Được khai thác vào buổi sáng hoặc chiều những ngày nắng ráo. Có nguồn nguyên liệu tốt nên nhìn chung họ không lọc đất qua dụng cụ chuyên dụng như người Kinh, người Hoa, người Nùng, trong quá trình đập đất hay nặn sản phẩm nếu phát hiện tạp chất, sạn sỏi thì mới loại bỏ. Người Mường Tranh cũng không hề sử dụng thêm bất kỳ chất phụ gia nào để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Đất làm gốm ở Mường Tranh là loại đất dẻo, đất sét pha cao lanh có chất lượng tốt. Đất được khai thác trên mỗi thửa ruộng của gia đình và được chuyển về bằng những đôi sọt nan hoặc được nặn thành từng những viên tròn gánh về nhà. Khai thác đất lên, đem về sản xuất ngay hoặc bảo quản nơi kín gió (hiện tại đất đã có tạp chất nên khi chọn lựa và khai thác mang về thường hay ủ ở gầm sàn) để dùng dần. Trong các loại đất thì chất đất có tính kết dính cao nhất là đất màu hanh đỏ, nhưng hiện nay loại đất này đã mất dần mà chỉ còn lại màu vàng nhạt. Trước khi tạo hình gốm, đất được gia công thật nhuyễn, loại bỏ tạp chất bằng cách giã, hay đập tùy theo từng gia đình và sở thích của người làm. Sau đó người thợ sử dụng đôi bàn tay khéo léo và những công cụ tạo hình đơn giản để tạo ra những sản phẩm gốm phong phú và đa dạng. Khảo sát quá trình khai thác 12 đất làm gốm chúng tôi thấy địa điểm lấy đất không xa gia đình sản xuất đồ gốm tuy không phải chỗ nào cũng có đất sét. 2.2. Quy trình sản xuất 2.2.1. Công cụ sản xuất - Bàn xoay: (Khiên) Theo tiếng Thái gọi là khiên, một bàn xoay tròn. Thân bàn xoay liền với mặt bàn xoay có hình chóp cụt . Dưới thân bàn xoay là trụ bàn xoay (lắc khiên) một đầu được nối với bàn xoay, một đầu được chốt chặt với thân cối. Bàn xoay có diện tích mặt 35 – 40 cm, cao tính từ thân bàn xoay lên mặt bàn xoay là 50 cm. 13 - Chậu đựng nước (Áng xó nặm) Miệng, đáy và thân tròn. Chậu đựng nước để chống dính khi người thợ tạo dáng và tạo hoa văn cho sản phẩm gốm. Chậu đựng nước tại đây cũng sử dụng chậu bằng gốm đã nung. Đường kính đáy chậu từ 15 – 20 cm, mặt chậu 30 cm. 14 - Chậu đựng tro bếp: Chậu đựng tro để khi làm rắc lên mặt bàn xoay nhằm chống dính giữa đáy sản phẩm và mặt bàn xoay. Chậu này tiếng Thái gọi là Áng tó tau. Chậu có diện tích tương đương với chậu đựng nước, và cũng được làm bằng gốm đã qua nung đốt. 15 - Ván để sản phẩm gốm chưa nung (péng tẳng tay): Là một tấm ván có hình chữ nhật dài có tác dụng giữ nguyên đáy sản phẩm gốm, chống dính, biến dạng giữa sản phẩm với mặt đất, để bảo quản, giúp sản phẩm nhanh khô hơn, có tác dụng chống ẩm cho các sản phẩm gốm thô, ván được làm bằng gỗ. Diện tích của ván rộng 50 cm, dài 90 cm. 16 - Rìu tre cắt đất (Bi tra): Lược ráp Là công cụ để cắt đất có phần lưỡi sắc. Cán rìu khuyết, rìu có tác dụng tạo dáng hiện vật và cắt bỏ những phần thừa của sản phẩm. Bi tra được làm bằng tre hoặc gỗ. Bi tra có diện tích khá nhỏ phần lưỡi rộng 6 cm, dài 9 cm. 17 - Vải nhúng nước để tạo dáng sản phẩm (phả hồi chụp năm): Vải có hình chữ nhật được gấp làm bốn khâu lại thành hình chữ nhật dài, vải được các thợ thủ công nhúng nước để khi tạo dáng và làm hoa văn dễ hơn lại không bị dính. 18 - Lược gọt đất (bi kiệng): Lược đơn Hai cái to (bi kiểng nha ứ), hai cái nhỏ (bi kiểng nọi). Lược to để tạo dáng các sản phẩm có kích thước lớn. Lược nhỏ để tạo dáng các sản phẩm có kích thước nhỏ. Cả 4 lược đều có cạnh sắc có tác dụng gọt đất và tạo dáng sản phẩm, Lược gọt đất được làm bằng tre, gỗ, nhựa. Diện tích phần lưỡi 8 cm. 19 - Dây cắt đất (Mà tắt đin): Có cán cầm bằng tre vót tròn và một số sợi dây, dây có tác dụng cắt tạo mặt phẳng của sản phẩm, dây được làm bằng dây cây móc mọc tại địa phương. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất