Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự vận dụng chính sách tiền tệ ở việt nam...

Tài liệu Sự vận dụng chính sách tiền tệ ở việt nam

.PDF
51
98
125

Mô tả:

SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM Mở bài Trong nền kinh tế, hệ thống ngân hàng của một đất nước đóng vai trò hết sức quan trọng, như kiểm soát và điều tiết mức cung tiền cũng như các vấn đề liên quan đến tiền tệ, quản lý hoạt động của các ngân hàng trung gian, thực hiện nhiều nhiệm vụ của chính phủ, và để thực hiện được vai trò này, ngân hàng trung ương vận dụng các công cụ của chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ là một chính sách vĩ mô. Nó tạo ra những tác động nhằm định hướng và điều tiết nền kinh tế. Vì vậy để có một nền kinh tế tăng trưởng phát triển cao và ổn định thì ngân hàng trung ương cần phải xem xét vận dụng những công cụ gì của chính sách tiền tệ cho thích hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Ở Việt Nam, sau chiến tranh nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng và từ những năm 1987 nền kinh tế đất nước rơi vào lạm phát cao ba con số làm cho lòng tin của nhân dân vào chính phủ ngày càng giảm sút. Nhưng do sự vận dụng đúng đắn của chính sách tiền tệ, đã làm cho lạm phát giảm thấp từng bước ổn định và đưa nền kinh tế đến tăng trưởng. Cũng chính vì tầm quan trọng này mà trong đề tài này em xin đề cập đến những chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương và sự vận vụng của nó ở Việt Nam. Nhưng do sự hiểu biết của em còn hạn hẹp nên mong được sự góp ý chỉ bảo thêm từ thầy cô. SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM PHẦN A CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG I. KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TÊ: 1. Chính sách tiền tệ là gì? Chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước. Nó là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ do ngân hàng trung ương khởi thảo và thực hiện với mục tiêu cao nhất là ổn định giá trị đồng tiền để từ đó ổn định và tăng trưởng kinh tế. 2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ: Bất cứ chính sách nào đều có mục tiêu của nó. Vì chính sách tiền tệ là hoạt động có ý thức của NHTƯ, cho nên những tác động của nó đến nền kinh tế phải được hiểu là nằm trong hệ thống các mục đích mà NHTƯ cần đạt được. Tất cả các NHTƯ của các nước trên thế giới hiện nay đều có những mục tiêu khá giống nhau trong việc xây dựng chính sách tiền tệ và điều tiết cung ứng tiền. Trên đại thể, mục tiêu của chính sách tiền tệ có thể quy về hai nhóm sau: Mục tiêu tiền tệ và mục tiêu kinh tế. a. Mục tiêu tiền tệ: Về phương diện tiền tệ, có 4 mục tiêu mà chính sách tiền tệ mong muốn đạt tới: điều hoà khối tiền tệ, kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền, bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền bằng cách ổn định vật giá và ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền. a.1. Điều hoà khối tiền tệ: Đó là nhằm duy trì mối tương quan tiền - hàng được ổn định bằng cách giữ nguyên, tăng hay giảm khối tiền tệ. Có một nguyên tắc tổng quát: nếu mỗi năm kinh tế đều tăng trưởng, thì phải tăng khối tiền tệ bằng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Nguyên tắc này khắc chế xu hướng ấn định khối tiền tệ cứng nhắc một lần cho khoảng thời gian dài. Một khối tiền tệ ấn định trước một cách chặt chẽ sẽ có tác dụng làm cho giá cả và lương bổng giảm nếu sản xuất tăng lên. Nhưng làm như vậy sẽ tạo ra nhiều căng thẳng trong các hoạt động sản xuất, lưu thông phân phối, làm nguy hại đến mức tăng trưởng kinh tế. Khối tiền tệ ở Việt Nam hiện nay bao gồm phần lớn là tiền giấy do ngân hàng Nhà nước phát hành. Hầu như tiền mặt vẫn là công cụ thanh toán duy nhất. Đôi khi cũng có thanh toán bằng séc hay chuyển khoản, song séc thì định mức, còn chuyển khoản thì rườm rà, khó khăn. Chính vì thành phần đơn nhất của khối tiền tệ (hầu như chỉ duy nhất là tiền giấy của NHTƯ), mà việc điều hoà khối tiền tệ trước đây chỉ chăm chú vào quản lý tiền mặt, lãng quên tiền chuyển khoản, tiền bút tệ. Việc điều hoà khối tiền tệ kiểu đó không thừa nhận tiền trên các tài SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM khoản tiền gởi thanh toán (tài khoản có thể rút séc) có thể chuyển hoá thành tiền mặt; là thành phần đương nhiên của khối tiền tệ, thậm chí còn tìm cách ngăn chặn sự chuyển hoá của tiền tệ, ngăn cản nguồn phát sinh tiền mặt từ các tài khoản tiền gởi thanh toán. Đó là cách làm nghịch lý, dẫn tới việc các doanh nghiệp găm giữ tiền mặt, gây ra phản ứng dây chuyền thiếu tiền mặt thường xuyên trong hệ thống ngân hàng và trong nền kinh tế. Hạn chế tiền mặt sẽ kích thích tâm lý thông tin vào hệ thống ngân hàng, không ai muốn gởi tiền vào ngân hàng và sẽ tự động chuỷen ra đô la hoặc ra vàng gây nên bất động hoá về vốn. Điều hoà khối tiền tệ ngày nay có nghĩa là điều chỉnh việc tạo tiền và sử dụng tiền trong hệ thống ngân hàng hai cấp. Một khả năng kỳ bí của hệ thống ngân hàng hai cấp là tạo tiền, điều chỉnh mức cung tiền để ổn định tiền tệ. Do việc phân chia hệ thống ngân hàng thành hai cấp, nên có việc phân chia hai loại tiền: tiền ngân hàng trung ương và tiền ngân hàng. Tiền trung ương là tiền cho NHTƯ độc quyền phát hành. Tiền ngân hàng (tiền tín dụng) là tiền do các NHTM tạo ra thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế, đặc biệt là tiền các tài khoản thanh toán séc. Nó được tạo ra như là sự mở rộng gấp nhiều lần quỹ dự trữ ngân hàng (thông qua hệ số tạo tiền) . Hệ thống NHTM không thể tạo tiền tín dụng từ hư không mà phải dựa vào tiền trung ương. Mức tạo tiền tín dụng do hệ số tạo tiền hay tỉ lệ dự trữ bắt buộc quyết định. Một đồng tiền ngân hàng trung ương mà NHTM huy động được tạo khả năng cho NHTM cung ứng cho nền kinh tế số tiền tín dụng gấp nhiều lần; ngược lại mức cung tiền tín dụng của NHTM cũng giảm gấp nhiều lần khi tiền trung ương trong tay họ giảm đi một. Cơ chế tạo ra tiền của NHTM xuất phát từ 2 nguồn: a) tiền gởi của công chúng; b) sự cho vay của ngân hàng. Chính vì khả năng tạo ra bút tệ (tiền tín dụng) của các NHTM trong việc điều hoà khối tiền tệ, ngân hàng trung ương thường kiểm soát khối dự trữ của NHTM và theo dõi tỷ số giữa các dự trữ của ngân hàng này với tổng số tiền gởi. Để điều hoà khối tiền tệ, NHTƯ sử dụng các phương tiện trực tiếp và gián tiếp. Những phương tiện trực tiếp có ảnh hưởng thẳng đối với khối tiền tệ lưu hành, những phương tiện trực tiếp bao gồm: 1) kiểm soát các NGTM; 2) sự bất động hoá vàng nhập khẩu; 3) hạn chế nhập nội các ngoại tệ... Những phương tiện gián tiếp có ảnh hưởng không chắc chắn, ảnh hưởng có xảy ra hay không là tuỳ ở phản ứng của các đối tượng, bao gồm: 1) tăng hay giảm lãi suất chiết khấu; 2) chính sách thị trường mở. Những phương tiện gián tiếp chủ yếu thực hiện thông qua cơ chế thị trường, mà công cụ chủ yếu trong cơ chế thị trường là lãi suất. Như vậy, thông qua việc cung ứng tiền trung ương và các phương tiện trực tiếp hoặc gián tiếp, NHTƯ hoàn toàn làm chủ khả năng điều hoà khối tiền tệ cung ứng cho nền kinh tế và đó là lẽ sống còn của NHTƯ. a.2. Kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền: SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM Việc kiểm soát khối tiền tệ đơn thuần có nhược điểm là không lưu ý tới tốc độ lưu hành tiền tệ. Cái gì ảnh hưởng mạnh mẽ đến vật giá, không phải chỉ có khối tiền tệ M, mà còn có tốc độ lưu hành tiền tệ V nữa. Vậy kiểm soát khối lượng M chưa đủ, mà phải lưu ý tới V, hay đúng hơn, kiểm soát M. V. mà người ta gọi là trào lượng tiền tệ, tức là tổng số lượng tiền tệ dùng để chi trả trong khoảng thời gian nhất định với tốc độ V. Tốc độ V có tác dụng khuyếch đại nhiều hay ít khối lượng tiền tệ M. Trào lượng tiền tệ tăng hay giảm chưa nói lên được tác dụng của nó làm giảm hay tăng giá trị tiền tệ. Cần phải xem nó có tác dụng như thế nào đối với T. Mà T bao gồm trong bản thân nó hai thành phần: một là số lượng hàng hoá và dịch vụ do sản xuất trong nước cung ứng và một là số lượng hàng hoá dịch vụ xuất phát từ nhập khẩu. Nếu đứng trên phương diện cả nước nói chung, số lượng tiền tệ M được lưu thông từ tay người này sang tay người khác với một tốc độ nào đó, ta gọi là V. Với V, M biến thành một trào lượng tiền tệ M. V tức là tổng số giá trị chi trả để trao đổi với T (hàng hoá và dịch vụ), tổng số hàng hoá và dịch vụ được dùng trao đổi với M qua V lần sử dụng. Nhưng việc kiểm oast M. V. rất khó, bởi vì tuỳ thuộc vào cách hành động của các chủ thể kinh tế riêng biệt trong sử dụng tiền tệ. Nó tuỳ thuộc vào niềm tin của những người nầy đối với giá trị tiền tệ, sự tiên liệu của họ về thời cơ kinh tế, những cơ hội làm ăn sinh lời, khuynh hướng tiêu xài của dân chúng, lòng tin vào chính sách kinh tế của Nhà nước. Ngoài ra, nó còn tuỳ thuộc vào khả năng thanh toán của ngân hàng, trình độ kỹ thuật ngân hàng, mức độ tin tưởng của dân chúng đối với ngân hàng. Ở những nước công nghiệp phát triển, các tiện ích ngân hàng được sử dụng rộng rãi, các chủ thể kinh tế quen dùng séc trong thanh toán. Tổng số thanh toán các cuộc giao dịch bằng phương tiện này lên đến 70 - 80% trên tổng số thanh toán của dân cư. Vì vậy, NHTƯ kiểm soát số chi trả của toàn xã hội qua hệ thống ngân hàng bằng cách tính tổng giá trị séc đưa đi giao hoán tại NHTƯ và theo dõi biến chuyển của nó. Ở nước ta, việc dùng séc trong dân cư ít thông dụng, dùng tiền mặt để chi trả là phổ biến, cho nên một khối tiền mặt rất lớn lưu thông bên ngoài hệ thống ngân hàng, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của NHTƯ. Đó là đầu mối gây bất ổn cho nền kinh tế một cách đột biến. Đó cũng là lý do cần phải thu hút lượng tiền trong tay dân cư vào hệ thống ngân hàng dưới hình thức tiền gởi không kỳ hạn và dùng sẽ để thanh toán, một yếu tố cần thiết để cho việc thực thi chính sách tiền tệ được hữu hiệu. a.3. Bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền bằng cách ổn định vật giá: Giá trị quốc nội của đồng tiền là sức mua của nó đối với hàng hoá và dịch vụ trong nước. Sức mua của đồng tiền biến đổi ngược chiều với vật giá. Khi mức vật giá chung gia tăng, sức mua của đồng tiền giảm. Ngược lại, khi mức vật SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM giá chung giảm, sức mua của đồng tiền tăng. Tuy nhiên, nếu vế thứ nhất không có điều gì phải tranh cãi, vế thứ hai cần xác định rõ hơn. Sức mua đồng tiền tăng khi mức vật giá chung giảm chỉ là điều đáng mừng khi nào do năng suất chung tăng lên. Thật vậy, trong trường hợp này, nhfa sản xuất tuy bán lẻ với giá hạ hơn nhưng vẫn có lời vì nhờ năng suất tăng, giá thành mỗi đơn vị sản phẩm vẫn thấp hơn giá bán. Nhà sản xuất có lời, họ vẫn tiếp tục sản xuất, nhân công chẳng những duy trì được việc làm mà còn có thể tăng thu nhập đó là do năng suất lao động tăng. Trái lại, nếu vật giá chung giảm, không do năng suất mà do mức cầu trên thị trường giảm, thì là một biểu hiện đáng lo. Vật giá giảm, sức mua đồng tiền tuy có tăng, nhưng đó chỉ là tăng nhất thời, vì người sản xuất có thể rơi vào tình trạng lỗ lã. Họ có thể xét lại kế hoạch sản xuất, có thể sẽ bớt nhân công, bớt số lượng sản xuất, nếu tình trạng hạ giá, hàng hoá tồn đọng kéo dài. Tình hình đó mà lan rộng, thất nghiệp sẽ trầm trọng, làm giảm số cầu của thị trường, làm cho kinh tế suy thoái thêm. Do đó chính sách tiền tệ phải nhằm đảm bảo mức vật giá chung ổn định. Sự ổn định của vật giá là điều cần thiết để mọi người được an tâm, tin tưởng trong việc tính toán công việc đầu tư, vì đầu tư là cuộc tính toán lâu dài. Vậy cần có sự ổn định lâu dài mới khuyến khích sức đầu tư. Trong trường hợp không duy trì được sự ổn định, một mức vật giá tăng hàng năm ở mức 2 hay 3% là mức gia tăng thuận lợi cho sự phát triển mà chính sách tiền tệ có thể chấp nhận được. Lẽ tất nhiên, một chính sách tiền tệ có thể tác động tới sự gia tăng năng suất trong hoạt động sản xuất của các chủ thể kinh tế vẫn là điều mỏng mỏi. a.4. Ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền: Giá trị quốc ngoại của đồng tiền được đo lường bởi tỷ giá hối đoái thả nổi. Một sơ biến động của tỷ giá hối đoái ít hay nhiều ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế trong nươc tuỳ theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế. Trái lại, mọi biến chuyển về tiền tệ cũng tác động tới mối tương quan giữa tiền tệ trong nước với tiền tệ nước ngoài. Tỷ giá hối đoái chịu sự tác động mạnh của khối dự trữ ngoại hối, thị trường và chính sách hối đoái, tình hình giá cả trong nước. Do đó, một chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế trong nước cần phải đi đôi với những biện pháp nhằm ổn định tỷ giá hối đoái. Về phương tiện tiền tệ, khối dự trữ ngoại hối, thị trường và chính sách hối đoái, tỷ giá hối đoái là những yếu tố tác động mạnh tới khối tiền tệ. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết những yếu tố này ở phần dưới đây. Dự trữ ngoại hối: Mỗi nước đều có khối dự trữ ngoại hối , lớn hay nhỏ tùy theo khả năng của nền kinh tế nước đó có thể tạo lập được nhiều hay ít. Nó là kết quả của tổng số thu và chi ngoại tệ (kể cả vàng) của một nước trong thời hạn nhất định, thường là một năm. Dự trữ ngoại hối tăng khi thu lớn hơn chi, bất kể SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM thu, chi ngoại hối vì lý do gì. Điều đó có được khi Ngân hàng trung ương mua bán ngoại hối. Ngân hàng trung ương mua ngoại hối, khối tiền tệ tăng thêm; ngược lại khi ngân hàng trung ương bán ngoại hối, khối tiền tệ giảm, nếu những yếu tố khác không thay đổi. Khối dữ trữ ngoại hối nước ta hiện nay còn khiêm nhường, vì vậy tác động của sự biến chuyển trong dự trữ ngoại hối không lớn lắm đối với khối tiền tệ. Tuy nhiên, trong tương lai thì dự trữ ngoại hối trở nên quan trọng hơn, tác động của nó trên khối tiền tệ cũng lớn hơn. Nói chung, một sự gia tăng dự trữ ngoại hối kéo theo sự gia tăng trong khối tiền tệ. Ngược lại, một sự giảm thiểu trong dự trữ đó đưa đến hậu quả tất yếu là giảm thiểu khối tiền tệ. Sự biến chuyển trong dự trữ ngoại hối tuỳ thuộc vào thị trường và chính sách hối đoái. Thị trường hối đoái: là nơi mua, bán ngoại tệ. Trong một nước mà thị trường hối đoái tổ chức quá đơn sơ, thị trường hối đoái không tổ chức sẽ bành trướng mạnh mẽ, khiến cho NHTƯ chẳng những không thể tích luỹ được dự trữ ngoại hối, mà cũng không chủ động được nguồn cung ứng tiền tệ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các đơn vị này khi có nhu cầu ngoại tệ lại đi mua ngoại tệ trôi nổi trên thị trường không tổ chức bằng lượng tiền đồng Việt Nam mà hậu quả cuối cùng là số lượng tiền đồng lớn luân lưu ngoài hệ thống ngân hàng: một yếu tố làm tăng áp lực vay tiền ngân hàng để bổ sung nguồn vốn lưu động mà ngân hàng thương mại lại thiếu tiền. Từ đó áp lực trên nhu cầu phát hành tiền sẽ gia tăng. Thị trường hối đoái ở nước ta còn đang ở dạng là những điểm mua, bán ngoại tệ (mua nhiều hơn bán), thật ra thì là điểm mua ngoại tệ thì đúng hơn. Cần phải tổ chức thị trường hối đoái với quy mô lớn hơn, hoàn chỉnh hơn. Ở đây mới nêu lên với tính cách đặt vấn đề, chưa đề cập đến cách tổ chức một thị trường hối đoái hoàn chỉnh. Thị trường hối đoái có tổ chức hoàn hảo hay không còn phụ thuộc vào chính sách hối đoái (đáp ứng chính sách kinh tế mở cửa đất nước tới mức độ nào...) Chính sách hối đoái: Trên nguyên tắc, nước ta áp dụng chính sách ngoại hối có quản lý chặt. Điều 51 pháp lệnh NHNN nêu rõ: Tất cả các tổ chức, cá nhân có ngoại tệ đều phải bán cho ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối, khi có nhu cầu thì mua ngoại tệ tại ngân hàng. Các tổ chức thì có thể mua ngoại tệ tại thị trường hối đoái trong nước. Nhưng trong thực tế, các tổ chức, cá nhân lại có thể mua bán ngoại tệ trôi nổi ngoài những nơi chỉ định trên, mặc dầu bị cấm đoán. Chính vì vậy một lượng lớn ngoại tệ đang luân lưu bên ngoài hệ thống ngân hàng. Lại nữa, chúng ta đang tổ chức thị trường mua bán ngoại tệ với tỷ giá dựa trên cơ sở cung cầu thị trường, đồng thời vẫn duy trì một cơ chế tiền gởi bằng ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng để rồi nhận lấy hết những rủi ro không đáng có. Xin kể ra đây một nghịch lý: trong khi chúng ta đang khuyến khích thu hút SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM ngoại tệ vào trong nước để đầu tư phát triển kinh tế, nhưng với cơ chế và cách làm của ta, chúng ta phải mang ngoại tệ ra gởi ở nước ngoài, vô tình dã làm lợi cho những nước có ngoại tệ đó. Từ những ví dụ trên, tuỳ theo góc độ đánh giá, có thể có nhiều cách phân tách, lý giải. Chúng ta hãy nghe những lý giải xung quanh ví dụ 1. Nhìn theo một khía cạnh nào đó, thì đây là một điều hại, vì ngân hàng Nhà nước, qua hệ thống ngân hàng trung gian, không mua được nhiều ngoại tệ cho nhu cầu của mình. Và như vậy, khả năng điều hoà lưu lượng tiền tệ cũng bị hạn chế. Một lượng tiền tệ và một lượng ngoại tệ đang nằm bên ngoài thẩm quyền điều tiết của hệ thóng ngân hàng. Trái lại, nhìn ở khía cạnh khác, điều đó cũng có mặt thuận lợi là giảm bớt căng thẳng về nhu cầu ngoại tệ của đơn vị sản xuất kinh doanh. Một chính sách độc quyền hối đoái quá cứng nhắc sẽ không tránh khỏi những căng thẳng nói trên. Đó là điểm cần lưu ý khi thiết lập một thị trường hối đoái có tổ chức trong tương lai với những quy định sao cho uyển chuyển thích hợp với tình hình thực tế trong nước mà không cản trở sản xuất kinh doanh. Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, cũng là đòn bẩy kinh tế tác động mạnh đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh. xuất khẩu, nhập khẩu trong nước. Một tỷ giá hối đoái quá thấp (tức là đồngbản tệ có giá trị tăng lên so với ngoại tệ) có tác dụng khuyến khích nhập khẩu, gây bất lợi cho xuất khẩu vì hàng xuất khẩu tương đối đắt, khó bán ra nước ngoài, tức là gây trở ngại cho ngành sản xuất trong nước hướng về xuất khẩu, bất lợi cho cuộc chuyển dịch ngoại tệ từ nước ngoài vào trong nước; khối lượng dự trữ ngoại hối dễ bị xói mòn. Ngược lại, một tỷ giá hối đoái cao (nghĩa là đồng bản tệ có giá trị thấp so với ngoại tệ), có tác động bất lợi cho nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu vì làm cho hàng xuất khẩu đắt hơn, hàng xuất khẩu rẻ hơn để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, dễ tìm được thị trường hơn. Do đó, những ngành sản xuất có nguyên liệu nhập khẩu hay thay thế hàng nhập khẩu gặp trở ngại, trong khi ngành sản xuất hàng cho thị trường nước ngoài thuận lợi hơn, lượng ngoại tệ có khuynh hướng chuyển vào trong nước khá hơn, khối dự trữ ngoại tệ có cơ hội gia tăng. Mức tỷ giá quá cao hay thấp là so với tỷ giá thực tế được quyết định bởi cung cầu ngoại tệ trên thị trường hối đoái hay thị trường đen (nơi nào không có thị trường hối đoái tự do). Tỷ giá hối đoái cao hay thấp là tỷ giá do NHTƯ ấn định, cố định (fixed exchange rates), còn tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do hoàn toàn không có sự can thiệp của NHTƯ là tỷ giá thả nổi do cung cầu ngoại tệ trên thị trường quyết định (floating rates). Thế giới đã trải qua một thời kỳ khá lâu áp dụng tỷ giá hối đoái ấn định, cố định từ thập niên 1930 đến giữa thập niên 1970. Từ năm 1973, nhiều nước công nghiệp hàng đầu đã thử nguyệm tỷ giá hối đoái thả nổi và sau đó áp dụng tỷ giá hối đoái thả nổi có "quản lý". Đến năm 1976 các nước phương tây đã đạt được một thoả hiệp tạm thời gọi là Thoả hiệp Jamaica, công khai chấp nhận hệ thốgn tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý (system of managed floating rates), vì cả hai tỷ giá cố định cứng nhắc và tỷ giá SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM thả nổi hoàn toàn đều có điều bất tiện tác động trên nền kinh tế trong nước và trên sự chuyển dịch tài nguyên ngoại tệ trên bình diện quốc tế. Theo hệ thống NHTƯ can thiệp để giữ cho tỷ giá hối đoái không thăng trầm quá đáng, làm dịu bớt tình trạng bất ổn định của nền kinh tế trong nước. NHTƯ can thiệp trên thị trường hối đoái bằng cách tham gia mua hay bán ngoại tệ để duy trì tỷ giá hối đoái biến đổi trong một biên vực không quá lớn, nhờ đó chế ngự bớt tác động đối với nền kinh tế trong nước, khi giá ngoại tệ lên cao, NHTƯ đưa ngoại tệ ra bán để làm chậm bớt nhịp tăng giá ngoại tệ. Dĩ nhiên, chỉ làm được điều đó khi dự trữ ngoại hối còn ở mức độ tương đối khả quan. Ngược lại, khi giá ngoại tệ xuống quá thấp, NHTƯ dùng tiền trong nước mua ngoại tệ vào để duy trì một biên vực biến đổi ít tác động mạnh đối với sinh hoạt kinh tế trong nước, nhất là để tái tạo khối dự trữ ngoại tệ đã bị thiếu hụt. Nước ta đang áp dụng tỷ giá hối đoái ấn định nhưng không quá cứng nhắc, có thể thay đổi theo tình hình ngoại hối trong nước. Một phần nào có hiệu quả, nhất là trong tình hình ngoại hối chậm biến đổi. Trái lại, khi tình hình ngoại hối biến đổi thường xuyên, một sự chậm trễ trong việc thay đổi tỷ giá ấn định thường gây thiệt hại cho các ngành hoạt động kinh tế trong nước. Đối với nước ta hiện nay, khả năng ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền còn rất hạn chế. Vì vậy, cần có kế hoạch mở rộng đầu tư các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, làm sao cho nước ta trở thành điểm thu hút đầu tư quốc tế mạnh hơn nữa để tăng nhanh khả năng ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền Việt Nam. b. Mục tiêu kinh tế: Chính sách tiền tệ còn nhằm đến mục đích xa hơn: đó là mục tiêu kinh tế, gồm hai điểm chính dưới đây: + Tăng trưởng kinh tế, trong đó có mục tiêu đạt đến mức nhân dụng cao. + Giảm thiểu những thăng trầm chu chuyển kinh tế. b.1. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế: Hiện nay còn có quan điểm khác nhau về vai trò tác đông của tiền tệ đối với tăng trưởng kinh tế. Còn nhiều ý kiến khác nhau về chi tiết, những xác định được quan điểm chung về tác động của lãi suất và số cầu tổng hợp của khối tiền tệ trên mức tăng trưởng đó. Tác động đó thông qua hai ngõ: Khi khối tiền tệ M tăng, nói chung nó có tác dụng làm giảm lãi suất (vì NHTƯ khi chủ trương bành trướng khối tiền tệ thì cũng muốn như vậy), lãi suất giảm sẽ khuyến khích việc đầu tư. Đầu tư gia tăng, tổng sản phẩm xã hội cũng tăng. Nếu tỷ lệ gia tăng tổng sản phẩm xã hội lớn hơn nhịp gia tăng dân số sẽ có tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, sự gia tăng khối tiền tệ đưa đến tác dụng làm tăng số cầu tổng hợp: các thành phần dân cư có tiền nhiều hơn, sẽ tiêu thụ nhiều hơn và mãi lực trên thị trường tăng giúp giải quyết hàng tồn đọng, làm cho các doanh nghiệp tăng gia sản xuất, hàng hoá lưu thông, phân phối với nhịp điệu rộn rịp hơn. Đến SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM một lúc nào đó, doanh nghiệp cũng phải tăng thêm việc mua sắm máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng... Cả hai sức cầu về sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm đầu tư đều tăng, từ đó tổng sản phẩm xã hội cũng tăng. Nếu mức gia tăng đó lớn hơn nhịp gia tăng dân số, sẽ có tăng trưởng kinh tế. Trong cả hai trường hợp, đều có sự gia tăng nhân dụng, vì nhân công, tư bản (máy móc), kỹ thuật công nghệ (technology) là 3 yếu tố quan trọng quyết định số lướng, trong đó yếu tố nhân công được tăng lên trước khi xí nghiệp gia tăng sản xuất. Đối với xí nghiệp quản lý có hiệu quả, việc tuyển dụng thêm nhân công chỉ xảy ra khi số nhân lực hiện hữu được tận dụng. Như vậy, muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ngoài việc gia tăng khối tiền tệ trong chính sách tiền tệ, cần có những biện pháp đẩy mạnh đầu tư sản xuất để thâm dụng nhân công. b.2. Giảm thiểu những thăng trầm chu chuyển kinh tế: Sự tăng trưởng kinh tế bất cứ nước nào không thể kéo dài mãi với thời gian. Lý do cơ bản là số cầu dù tiếp tục gia tăng nhưng số cung không thể đáp ứng mãi mãi được. Nó bị hạn chế bởi nhiều yếu tố, đáng kể trước tiên là nhân công. Khi nền kinh tế tăng trưởng liên tục, đến một lúc nào đó, nhân công khan hiếm, hạn chế mức gia tăng sản xuất . Đó là chưa kể nguyên liệu có thể cũng khan hiếm. Sự khan hiếm của yếu tố nhân công, nguyên liệu làm tăng phí tổn sản xuất, nâng cao giá thành và giá bán trên thị trường. Vào thời điểm này, nếu khối lượng tiền tệ tiếp tục gia tăng mà không kềm chế, số cầu tăng mạnh, hậu quả tất yếu làm tăng vật giá, tình trạng lạm phát ngày càng trầm trọng hơn. Tình hình đó buộc phải giảm bớt khối tiền tệ, từ đó làm giảm số cầu, làm giảm khuynh hướng tiêu thụ của dân cư. Hoạt động kinh tế rơi vào tình trạng ngưng trệ. Trước tình hình này, các đơn vị sản xuất hàng hoá bán chậm lại, hàng tồn kho tích luỹ ngày càng nhiều, tất sẽ có phản ứng là giảm bớt sản xuất. Trong trường hợp tiên đoán tình hình tiêu thụ trên thị trường xấu nhiều hơn nữa và có tính cách lâu dài, họ phải sa thải bớt nhân công, sau một thời gian nghỉ giảm lương. Nhân công thất nghiệp, giảm thu nhập, giảm tiêu pha, kéo theo suy giảm trong khối lượng sản xuất. Không ai chịu đầu tư trong tình huống như thế: tình trạng: suy thoái kinh tế lan rộng. Để chặn đứng đà suy thoái, NHTƯ sẽ phải thi hành chính sách bành trướng khối tiền tệ, khuyến khích các ngân hàng cho vay để nâng số cầu lên, giúp các nhà sản xuất có một cái nhìn lạc quan trên thị trường. Nhân công thất nghiệp nhiều và lâu ngày, nên giá nhân công rẻ, hàng tồn kho giảm dần, nhu cầu tái sản xuất theo một nhịp độ lớn dần, khiến cho nhu cầu đầu tư tăng lên. Những sự kiện đó đưa nền kinh tế từ giai đoạn suy thoái sang giai đoạn phục hưng. Lúc này, tiền được rót thêm vào guồng máu kinh tế kích thích tiêu thụ tăng mạnh kéo theo sức gia tăng trong số lượng đầu tư, trước tiên là thay thế máy móc hư hỏng, rồi dần dần đổi mới guồng máu sản xuất. Từ đó có khả năng nền kinh tế chuyển từ giai đoạn phục hưng sang giai đoạn tăng trưởng mạnh. SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM Trước đây, có một nhận thức cho rằng, một chu kỳ kinh tế là một chuỗi các trạng huống kinh tế, nhìn chung được phân ra làm bốn giai đoạn: - Mở rộng (giai đoạn thăng hoa). Bối cảnh thuận. - Phồn vinh (đỉnh cao). Bối cảnh tốt. - Suy thoái (giai đoạn xuống dốc). Bối cảnh bất thuận. - Suy sụp (giai đoạn lõm). Bối cảnh xấu. Nhưng ngày nay, phác đồ này đã bị biến đổi do: a) các doanh nghiệp đã quản lý tốt sản xuất; b) các NHTƯ can thiệp cho trượt lạm phát để tránh bất kỳ căng thẳng nào. Trong mỗi giai đoạn kinh tế, chính sách tiền tệ đóng một vait rò quan trọng, góp phần rút ngắn thời gian ngưng trệ và suy thoái kinh tế để chuyển sang giai đoạn tăng trưởng kinh tế, nhất là làm sao duy trì một mức độ tăng trưởng với lạm phát ở tỷ lệ chấp nhận được, có thể là tỷ lệ lạm phát một con số, hay tổng quát hơn, một tỷ lệ lạm phát thấp với tỷ lệ thất nghiệp thấp. Mục tiêu của chính sách tiền tệ đã từng thay đổi, kế tiếp nhau trong thời gian, phù hợp với trình độ hiểu biết ngày càng cao hơn về mối tương quan giữa tiền tệ và nền kinh tế. Trước đây, người ta áp dụng luận điểm của kinh tế học cổ điển cho rằng những thay đổi về tiền tệ chỉ tác động đến giá cả và tiền công, chứkhông ảnh hưởng đến công ăn việc làm và chu kỳ phát triển kinh tế vào việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Loại chính sách tiền tệ này chưa được coi là công cụ quan trọng để ổn định kinh tế và không có tác động đến quá trình tăng trưởng, có cơ chế vận hành bao gồm các yếu tố chủ yếu: mức lãi suất thực âm cao triền miên và có độ bất định lớn. Nó có khuynh hướng làm xói mòn nguồn vốn, trong thực tế, kết quả thu được đi ngược lại ý đồ ban đầu được dành cho nó: thay vì mức tiết kiệm và năng lực đầu tư nội địa được nâng lên là tình trạng thâm hụt ngân sách, khối lượng nợ nước ngoài và phần của cải đất nước sản xuất ra nhưng phải dành cho trả nợ và lãi nợ ngày càng lớn; hậu quả không tránh khỏi sau đó là lạm phát cao, bất ổn định và trì trệ, suy thoái. Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, chính sách tiền tệ mới trở thành khái niệm trung tâm trong hoạt động quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô, được coi là công cụ quan trọng để ổn định kinh tế và tác động đến quá trình tăng trưởng, hướng tới mục tiêu phát triển môi trường tài chính, kích thích tối đa sự vận động của các nguồn lực khác của đất nước. Chính sách tiền tệ kiểu này được gọi là chính sách tiền tệ mở rộng nguồn vốn, có cơ chế vận hành bao gồm các yếu tố chính: duy trì mức lãi suất thực dương, quy định dự trữ bắt buộc thấp đối với các ngân hàng thương mại. Ngày nay do những đối nghịch của các mục tiêu, các NHTƯ khó có thể thực hiện được ngay mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Thông thường, trong một thời kỳ xác định, việc thực hiện mục tiêu này sẽ cản trở việc đạt thành tích cao ở mục tiêu khác trong hệ mục tiêu đã nêu. Muốn có lạm phát thấp thì khó lòng tăng trưởng cao. Duy trì tỷ giá hối đoái cố định thfi dễ rơi vào tình SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM trạng "nhập khẩu lạm phát". Do đó, NHTƯ phải xác định những mục tiêu đặc thù hay trung gian, từ đó phải có nghệ thuật phối hợp các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ trên thực tế. Với tư cách là một công cụ trong tay Nhà nước, chích sách tiền tệ có hai đặc điểm nổi bật vềmặt chức năng của nó là: 1) Phù hợp với chức năng can thiệp chung của Nhà nước đối với mọi hoạt động của nền kinh tế. Đó là điều chỉnh lại sự phân bổ các nguồn lực, điều chỉnh lại sự phân phối thu nhập và của cải trong xã hội và ổn định lại tình hình kinh tế vĩ mô. 2) Chính sách tiền tệ là loại công cụ của chính sách can thiệp bằng kinh tế, dựa trên bản thân cơ chế thị trường và các quy luật vận động của nó. Có thể xem các chức năng chung có tính chất nguyên lý của chính sách tiền tệ như một mô hình chính sách cơ bản, còn những biến thể của nó thì như những mô hình chính sách đặc thù. Tuy dựa trên nền tảng của kinh tế thị trường nên đương nhiên nguyên tắc chung về điều chỉnh kinh tế của các nhà nước pháp quyền thống nhất ở chỗ được thể chế hoá bằng hệ thống pháp luật chặt chẽ, song các mô hình chính sách đặc thù luôn mang đậm dấu ấn của những điều kiện kinh tế, xã hội, truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc cũng như thiết chế và năng lực thực tiễn của Nhà nước ở mỗi quốc gia, đồng thời nó phản ánh rõ những mâu thuẫn, những vấn đề nổi lên cần được tập trung giải quyết của mỗi nền kinh tế trong mỗi thời kỳ nhất định. Phạm vi và thứ tự ưu tiên của các mục tiêu cụ thể cần đạt tới của mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ được xác định một cách không giống nhau. Thành ra một điều rất tự nhiên là mỗi nước trong lịch sử có một chính sách tiền tệ riêng của mình. Các mô hình chính sách cụ thể cho thấy sự phong phú của các sắc thái riêng biệt trong cơ chế vận hành của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Vì mỗi giai đoạn phát triển ở mỗi quốc gia có những mục tiêu kinh tế - xã hội không giống nhau, nên các chính sách tiền tệ luôn bao hàm trong đó những nét đặc thù và do vậy chúng được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với mỗi một mô hình điều chỉnh kinh tế đặc thù. Điều này góp phần làm phong phú thêm lý luận kinh tế học hiện đại và cung cấp ngày càng nhiều hơn những bài học kinh nghiệm từ thực tế cho việc nghiên cứu, học hỏi và lựa chọn để xây dựng chính sách tiền tệ phù hợp với những điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Từ nhiều thập kỷ nay và nhất là từ cuộc thế chiến lần thứ hai, chính sách tiền tệ của nhiều nước có nền kinh tế phát triển luôn luôn nhằm mục tiêu chủ yếu là đấu tranh chống lạm phát, nhưng đồng thời không được làm ảnh hưởng đến sản xuất quốc dân và việc tạo đầy đủ côgn ăn việc làm. Căn cứ vào những mục tiêu cơ bản này, các nước đó lựa chọn các công cụ can thiệp cần thiết, các công cụ này chủ yếu tác động vào nguồn đối ứng của khối lượng tiền tệ, vì đó là nguồn tạo ra tiền, nhưng chúng còn có thể có tác dụng phụ là nhằm định hướng việc sử dụng đồng tiền đã được tạo ra cho các chủ thể kinh tế. SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM II. PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ: Ngân hàng trung ương nói chung không giao dịch trực tiếp với công chúng, mà chỉ quan hệ với bốn đầu mối chính sau đây: - Giao dịch với chính phủ (Bộ Tài chính, kho bạc...) - Giao dịch với ngân hàng trung gian. - Giao dịch với các thị trường tiền tệ. - Giao dụch với các khu vực tài chính, tiền tệ đối ngoại. Bốn đầu mối quan hệ của NHTƯ là bốn con kênh qua đó NHTƯ thực thi chính sách tiền tệ; bằng cách xử lý tổng hợp bốn đầu mối quan hệ đó, NHTƯ tăng hay giảm khối tiền tệ tuỳ theo tình hình nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định. Dưới đây sẽ tập trung trình bày phương thức vận hành những công cụ tác động đến hai đầu mối là ngân hàng trung gian và thị trường tiền tệ. Hai đầu mối quan hệ còn lại không phải là đối tượng chính và sẽ được đề cập ở một chừng mực cần thiết. Điều này cho thấy tính giới hạn của chính sách tiền tệ và sự cần thiết phải tiến hành song song những chính sách khác nhằm xử lý hai đầu mối quan hệ còn lại: quan hệ với chính phủ và quan hệ với khu vực tài chính tiền tệ đối ngoại. 1. Phương thức vận hành các công cụ chính sách tiền tệ của NHTƯ đối với các ngân hàng trung gian và thị trường tiền tệ. Có tất cả 7 công cụ nằm trong tay NHTƯ: dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, thị trường tiền tệ mở, kiểm soát tín dụng chọn lọc, lãi suất tiền gởi, kiểm soát tín dụng tài trợ thị trường chứng khoán, kiểm soát tín dụng tiêu thụ. Các công cụ này là những thao tác hoạt động hàng ngày của cá NHTƯ. Vì thế, có thể nói rằng, mọi hoạt động của NHTƯ đều tác động đến nền kinh tế vĩ mô trong khuôn khổ của chính sách tiền tệ đã vạch ra. Sự điều tiết tiền tệ (bao gồm chính sách tiền tệ và các công cụ của nó) có thể điều tiết gián tiếp và vô cùng hiệu quả đến những hoạt động của nền kinh tế quốc gia từ vĩ mô đến vi mô. a. Thay đổi dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng trung gian: Ngân hàng trung gian gồm nhiều loại ngân hàng mà quan trọng hàng đầu là ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại là ngân hàng thực hiện nhiều loại nghiệp vụ ngân hàng hơn hết trong số ngân hàng trung gian. Chính vì vai trò quan trọng của ngân hàng thương mại nên NHTƯ của hầu hết các nước được luật pháp cho phép có rất nhiều thẩm quyền đối với NHTM. Điều đó nhằm mục đích thực thi chính sách tiền tệ, giữ vững hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp và công chúng, đồng thời tạo thuận lợi cho NHTM hoạt động hữu hiệu góp phần phát triển kinh tế đất nước. Ngân hàng trung ương được giao quyền bắt buộc các ngân hàng trung gian phải ký gởi tại NHTƯ một phần của tổng số tiền gởi mà họ nhận được từ SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM dân cư và các thành phần kinh tế theo một tỷ lệ nhất định. Phần bắt buộc ký gởi đó gọi là dự trữ bắt buộc. NHTƯ ấn định tỷ lệ đó khi tăng khi giảm tuỳ theo tình hình. Mục đích của việc bắt buộc dự trữ như vậy là để giới hạn khả năng cho vay của NHTM, tránh trường hợp ngân hàng này ham kiếm lợi nhuận bằng cách cho vay quá mức, có thể phương hại tới quyền lợi của người ký gởi tiền ở ngân hàng. Hơn nữa, việc tập trung dự trữ của NHTM ở NHTƯ còn là một phương tiện để ngân hàng này có thêm quyền lực điều khiển hệ thống ngân hàng, tạo sự lệ thuộc của NHTM đối với NHTƯ. Khả năng cho vay của NHTM bị hạn chế do tỷ lệ dự trữ bắt buộc nêu trên sẽ buộc họ phải đi vay lại ở NHTƯ, NHTƯ là người cho vay sau cùng của mọi ngân hàng và là cứu tinh của họ trong những trường hợp khẩn cấp như trường hợp xảy ra tình trạng đồng loạt rút tiền gởi của công chúng. Số nhân mức cung tiền n = S 1 1   M tè lãû DTBB r NHTM sử dụng công cụ này với nội dung mức cung tiền tệ để tăng V, giảm lượng tiền cơ sở ngoài lưu thông. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là công cụ khối lượng quan trọng nhất của NHTƯ. Việc quy định dự trữ bắt buộc này làm tăng khả năng điều tiết của NHTƯ đối với các NHTM. Các công cụ lãi suất của NHTƯ càng phát triển bao nhiêu thì công cụ dự trữ bắt buộc càng ít quan trọng bấy nhiêu. Ngược lại, chừng nào trong nền kinh tế chưa có thị trường chứng khoán, nghiệp vụ hối phiếu cũng như các công cụ kỹ thuật tài chính, tức là những công cụ có thể phản ứng nhanh trước sự biến động của lãi suất, thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc vẫn còn là công cụ quan trọng của NHTƯ. Đối với NHTM hiện đại, tức là tạo ra những công cụ thanh toán qua ngân hàng thay tiền trung ương hoặc cơ số tiền tệ mà NHTƯ không sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc thì không thể khống chế được khối tín dụng bằng biện pháp kinh tế. Về nguyên tắc, khi ấn định một mức dự trữ bất buộc ở mức thấp NHTƯ muốn khuyến khích các ngân hàng trung gian mở rộng mức cho vay của họ, tức là muốn bành trướng khối tiền tệ. Ngược lại, khi nâng cao mức dự trữ bắt buộc, NHTƯ giới hạn khả năng cho vay của ngân hàng trung gian, báo hiệu một chính sách tiền tệ "thắtc hặt" hay giảm thiểu khối tiền tệ, từ đó tác động tới khả năng thu doanh lợi của ngân hàng. Chính vì vậy, một sự gia tăng dự trữ bắt buộc đòi hỏi phải nghiên cứu trước sức chịu đựng của ngân hàng trung gian đối với mức dự trữ mới sẽ ban hành. Để cho ngân hàng này không bị lỗ và cộng tác trong việc thực thi chính sách tiền tệ, NHTƯ có thể trả lãi cho mức dự trữ thặng dư nào đócủa ngân hàng trung gian, kèm theo một chính sách lãi suất thích hợp. NHTƯ có thể vận dụng mức dự trữ bắt buộc, chẳng hạn một mức dự trữ bắt buộc cho loại tiền gởi không kỳ hạn và một mức dự trữ thấp hơn cho loại tiền SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM gởi tiết kiệm và tiền gởi có kỳ hạn. Cũng có thể áp dụng một tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hơn cho ngân hàng hoạt động ở nông thôn... Biện pháp thay đổi dự trữ bắt buộc cần thực hiện một cách thận trọng và muốn có hiệu quả, cần phải đi kèm những biện pháp khác. Theo Điều 44 và 45 của Pháp lệnh và Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước có quyền bắtb uộc các tổ chức tín dụng duy trì: - Các quỹ dự trữ pháp định. - Các nguồn tiền khách sẵn sàng thanh toán các khoản tiền gởi và nợ theo quy định của ngân hàng Nhà nước. - Tỷ lệ dự trữ tối thiểu bắt buộc và các tỷ lệ an toàn khác. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ít nhất ở mức 10% và nhiều nhất ở mức 35% trên toàn bộ tiền gởi ở tổ chức tín dụng. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng quản trị NHNN quyết định tăng tỷ lệ dự trữ trên mức 35% và NHNN trả lãi cho mức tăng đó, NHNN quy định mức phạt đối với tổ chức tín dụng vi phạm. Để thi hành hai điều khoản này, các tổ chức tín dụng mở tài khoản tại NHNN và gởi vào đó một số tiền gồm hai phần: - Phần tối thiểu để thoả mãn quy định của NHNN về mức dự trữ bắt buộc. - Phần thặng dư dùng để giao hoán séc và thanh toán nợ giữa các tổ chức tín dụng theo thể lệ do NHNN ấn định. Phần thặng dư này nhiều hay ít tuỳ theo tình hình do tổ chức tín dụng quyết định sao cho việc quản lý được tối ưu, nghĩa là đừng để mức dự trữ bắt buộc bị thiếu hụt mà bị phạt, hoặc thặng dư quá nhiều thì không sinh lợi. Khi quyết định gia tăng tỷ lệ dự trữ tối thiểu bắt buộc, NHNN sẽ cho các tổ chức tín dụng một thời gian đủ để tăng khoảng dự trữ lên ngạch số bắt buộc. Có một vấn đề rất nhạy cảm và được thường xuyên chú ý là mối liên hệ giữa dự trữ bắt buộc và vấn đề lời lỗ của các tổ chức tín dụng. Như đã trình bày, một trong những công dụng của dự trữ bắt buộc là để thực thi chính sách tiền tệ, mà cụ thể là vận dụng khối tiền tệ theo ý muốn của NHNN. Ở nước ta hiện nay, đại bộ phận của khối tiền tệ là tiền phát hành, trong khi ở các nước có hệ thống ngân hàng theo nền kinh tế thị trường, tỷ lệ tiền phát hành chỉ chiếm một phần nhỏ trong khối tiền tệ, còn phần lớn là tiền gởi không kỳ hạn ở ngân hàng trung gian (nước ta gọi là cơ quan tín dụng). Với một quá trình tiền tệ hoá cao hơn, một phương tiện ngân hàng khác ra đời và ngày càng trở nên quan trọng: đó là tiền gởi có kỳ hạn. Về mặt pháp lý, tiền gởi có kỳ hạn tại ngân hàng không thể chuyển nhượng bất cứ lúc nào như tiền gởi không kỳ hạn, nó chỉ được chuyển nhượng sau một thời hạn nhất định. Nhờ tính cách này, ngân hàng yên tâm hơn trong việc sử dụng số tiền gởi đó để cho vay và vì vậy ngân hàng trả lãi cho người gởi theo lối này. Đối với tiền gởi không kỳ hạn tại ngân hàng, hầu hết các nước cấm trả lãi cho loại tiền gởi này. Cả hai loại tiền gởi (không kỳ hạn và có kỳ hạn) được gọi chung là động sản tài chính. Khác với các loại tài sản "phi tài chính" như đất đai, nhà cửa, máy móc... động sản tài chính có thể nhanh chóng SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM chuyển sang dạng tiền. Và tiền là dạng động nhất trong tất cả các dạng tài sản. tiền gởi không kỳ hạn cũng có tính cách động không kém, vì vậy nó được xếp vào thành phần khối tiền tệ. Còn tiền gởi có kỳ hạn cũng có tính cách động nhưng kém hơn, cho nên các nhà kinh tế nước ta trước kia đã không xếp nó vào thành phần khối tiền tệ, mà xem nó là "chuẩn tiền". Tuy nhiên, từ đầu thập niên 80 trở đi nhiều nhà kinh tế bắt đầu coi những "chuẩn tiền" là một thành phần của khối tiền tệ, mặc dầu không phải tất cả các nhà kinh tế đều đồng ý với quan điểm này. Để dung hoà các quan điểm và với sự thận trọng cần thiết, người ta phân biệt nhiều dạng thành phần khối tiền tệ dưới những ký hiệu khác nhau. Trước hết, gọi khối tiền tệ gồm tiền phát hành và ký thác không kỳ hạn là M1. Sau khi cộng thêm vào đó các khoản tiền gởi tiết kiệm và tiền gởi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại, ta có M2. Nếu cộng thêm vào khối tiền tệ M2, tất cả các loại tiền gởi ở các định chế tài chính khác, ta có khối tiền tệ M3 gọi chung là động sản tài chính hay là tiêu sản động. Ở các nước, ngân hàng thương mại nhận tiền gởi không kỳ hạn rất có lợi vì không phải trả lãi, vì vậy khi họ bị bắt buộc phải duy trì mức dự trữ tối thiểu tại NHTƯ từ 10 đến 35% tổng số tiền gởi của họ thì không bị lỗ. Trái lại, NHTM ở nước ta vì chưa được phép mở "tài khoản tiền gởi không kỳ hạn rút bằng séc" rộng rãi trong các thành phần dân cư, nên khoản tiền gởi này tương đối ít hơn tiền gởi tiết kiệm và tiền gởi định kỳ. Nói cách khác, đa số tiền gởi ở NHTM nước ta hiện nay đều phải trả lãi. Do đó, khi NHNN bắt buộc họ phải duy trì mức dự trữ tối thiểu dù là 10% trên tổng số tiền gởi thì NHTM sẽ bị lỗ vì phải trả lãi cho số tiền gởi đó của khách hàng. Đó là chưa kể đến việc còn phải bất động hoá một số thanh khoản tại ngân quỹ của mình mfa không sinh lời để sẵn sàng thanh toán các khoản tiền gởi và Nợ. Vậy, để thi hành điều khoản dự trữ bắt buộc, mà không gây ra lỗ lãi cho các tổ chức tín dụng, thếit nghĩ NHNN có thể chọn lựa một trong hai cách sau đây: - Một là, hoàn lại số tiền lãi mà các tổ chức tín dụng phải trả lãi cho khách hàng có tiền gởi. - Hai là, đợi tới khi nào NHNN cho phép sử dụng tài khoản tiền gởi không kỳ hạn (còn gọi là tài khoản séc) một cách rộng rãi trong mọi tầng lớp dân cư. Cả hai biện pháp tránh cho NHTM không bị lỗ và tự giác cộng tác với NHNN. Một vấn đề đáng quan tâm nữa là tác dụng bội số của sự vận dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với mức tăng, giảm của khối tiền tệ. NHNN nước ta thường xuyên gặp phải tình trạng thiếu tiền mặt là vì dân cư chưa được phép sử dụng rộng rãi tài khoản tiền gởi không kỳ hạn dùng séc. Về phương tiện kỹ thuật ngân hàng, nếu tiền gởi không kỳ hạn tại một ngân hàng thương mại gia tăng thêm là 1.000 đồng, tổng số tiền gởi không kỳ hạn trong toàn bộ hệ thống ngân hàng tăng lên gấp bội, có thể từ bốn năm lần đến mười lần số tiền gởi tăng thêm ban đầu, tuỳ theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHNN ấn định. Chính vì lẽ đó, khi NHNN bơm một lượng tiền là 1.000 đồng vào hệ thống ngân hàng thì khối tiền tệ có thể SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM tăng thêm một số tiền bằng gấp bội số tiền đó. Ngược lại, nếu NHNN rút bớt một số tiền 1.000 đồng ra khỏi hệ thống ngân hàng, khối tiền tệ có thể giảm bớt một số tiền cũng gấp bội. Như vậy, hệ thống NHTM không thể tạo lập tiền từ hư không, nếu không có tiền trung ương (tiền do NHNN phát hành). Mức tạo tiền do tỷ lệ dự trữ bắt buộc quyết định. Từ đó, có thể thấy rằng, thông qua việc cung ứng tiền trung ương và tỷ lệ dự trữ bắt buộc NHTƯ có thể tăng hay giảm khối tiền tệ, hay nói cách khác, NHTƯ hoàn toàn làm chủ khả năng kiểm soát lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế. Muốn tạo ra tiền, phải sử dụng cả hệ thống ngân hàng. Một ngân hàng đơn độc không có khả năng tạo ra tiền. Để minh hoạ, có thể xem thí dụ sau đây: giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, nghĩa là ngân hàng kinh doanh cứ 100 đồng thì phải có 10 đồng ở trạng thái dự trữ. Giả sử NH A có 1.000 đồng do ai đó gởi, nó có thể cho vay 900 đồng, còn 100 đồng để dự trữ . Giả sử ai đó vay được 900 đồng của Ngân hàng A và sau đó nộp vào ngân hàng B. Lúc này, NH B lại có thể cho vay 810 đồng và để dự trữ 90 đồng. Bằng cách nào đó NH C lại có được khoản 810 đồng mà NHB đã cho vay và đến lượt mình, NH C lại có thể vay 729 đồng và bắt buộc phải để 81 đồng dự trữ theo quy định.... Như vậy, số tiền được cho vay có thể lớn hơn số tiền 1.000 đồng ban đầu rất nhiều. Theo thí dụ vừa nêu, số gia tăng tiền gởi ban đầu là 1.000 dồng và qua cơ chế cho vay và ký thác tiếp theo, số ký thác ứng lập gia tăng ở mỗi ngân hàng, nhưng ngạch số giảm dần. Ta có thể tiếp tục theo dõi hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng từ số tiền gởi gia tăng ban đầu cho đến khi, vì lý do phải dự trữ tại ngân hàng Nhà nước nên lần lần bị triệt tiêu. Tổng cộng lại, ta sẽ có số gia tăng tiền gởi không kỳ hạn từ đầu cho đến cuối như sau: 1.00 + 900 + 729 + 656, L + ... = 10.000 đ. Như vậy, với số tiền 1.000 đồng ban đầu ở một ngân hàng đơn độc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% thì cả hệ thống ngân hàng đã tạo thêm được 9.000 đồng tiền gởi. Sự thay đổi tiềm tàng trong tiền gởi có thể được tính bằng công thức tổng quát sau: 1 Số tiền ban đầu x Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Số nhân viên tiền tệ hay thừa số tiền tệ tạo ra từ việc lấy 1 chia cho tỷ lệ 10 dự trữ tại các NHTM = với tỷ lệ dự trữ 10%, số nhân = 1 : 100 10 lần. Điều đáng chú ý là với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, thì tiền trung ương sẽ có bội số 10 (hệ số tạo tiền) khi nó đi qua các NHTM để trở thành tiền tín dụng và ngược lại, mức cung tiền tệ sẽ giảm đi 10 lần khi tiền trung ương giảm đi 1. Nếu ngân hàng giữ cả 100% làm dự trữ thì ngân hàng không tạo ra tiền. Do đó, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho hợp lý là một nghệ thuật. Qua cách trình bày trên, có thể hình dung được rằng, bằng việc vận dụng tỷ lệ dự trữ tối thiểu bắt buộc, NHTƯ có thể tăng hay giảm khối tiền tệ. SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM Tuy nhiên, tiến trình gia tăng bội số trên đây đặt trong một bối cảnh lý tưởng, cho nên tác dụng đó tối đa. Trong thực tế, có nhiều phản ứng không hoàn toàn thuận lợi như vậy, cho nên tác dụng của nó có thể sẽ ít hơn. Thứ nhất, người gởi tiền ban đầu và những người gởi tiền kế tiếp để yên số tiền gởi của mình, không rút ra để chi trả những cuộc giao dịch khác. Nếu yếu tố này nảy sinh, nó sẽ làm giảm bớt hiệu lực bội số gia tăng trong số tiền gởi về sau. Thứ hai, những người nhận được những món tiền chi trả có thể ký gởi một phần vào tiền gởi tiết kiệm hay định kỳ, tức là giảm bớt tác dụng bội số của mức gia tăng nói trên. Thứ ba, các ngân hàng có thể không kiếm đủ khách hàng để cho vay tới mức tối đa. Thứ tư, trong rất nhiều trường hợp, hoạt động kinh tế phát triển, nhu cầu tiền mặt trong lưu thông phải nhiều hơn, do đó có khả năng những cuộc chi trả do khách hàng vay ở ngân hàng thực hiện sẽ không trở lại ngân hàng ngay, tức là giảm bớt khả năng cho vay và sáng tạo ký thác ở những ngân hàng kế tiếp (khách hàng rút tiền mặt, còn gọi là "tiêu huỷ bút tệ") Dẫu sao tác dụng bội số vẫn có, mặc dù tác dụng đó ở mức thấp hơn mức độ đã chứng minh qua công thức nói trên. Tác dụng bội số vẫn có, dù ngân hàng sử dụng tiền gởi không kỳ hạn hay tiền gởi tiết kiệm hoặc tiền gởi định kỳ, cũng theo một diễn trình như trên, nhưng ở mức độ thấp hơn một chút. Ngoài tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHNN còn buộc các tổ chức tín dụng dự trữ các nguồn tiền khác sẵn sàng thanh toán các khoản tiền gởi và Nợ (tỷ lệ thanh khoản tối thiểu). NHTM phải dự trữ tại chỗ một số thanh khoản tối thiểu do NHNN quy định tuỳ thời kỳ. Thông thường nguồn tiền sẵn sàng thanh toán gồm có tiền mặt, các trái phiếu kho bạc. Mục đích của việc duy trì tỷ lệ thanh khoản này là bảo vệ quyền lợi của người gởi tiền, kiểm soát khối lượng tiền tệ và tín dụng và tiến hành chính sách tiền tệ. NHNN có thể ấn định cho NHTM một phần suất tối thiểu trái phiếu kho bạc so với tổng số tiền gởi nhận được. Các ngân hàng được dự tính trái phiếu kho bạc dưới hình thức tài khoản vãng lai (giao dịch) mở tại NHNN và do NHNN quản lý. Số dư tài khoản "Trái phiếu kho bạc" này được tính vào tỷ lệ thanh khoản tối thiểu NHTM phải duy trì. Các trái phiếu kho bạc có lãi do NHNN quy định. Nhìn chung, dự trữ bắt buộc là công cụ mang tính chất hành chính của NHTƯ nhằm điều tiết mức cung tiền tệ của NHTM cho nền kinh tế, thông qua hệ số tạo tiền (hệ số nhân tiền tín dụng) đối với lượng tín dụng của các NHTM cung ứng cho nền kinh tế. Mức dự trữ bắt buộc do luật pháp quy định. Đó là một tỷ lệ nhất định tiền gởi của khách hàng mà NHTM thu hút được (ở một số ít nước, là tỷ lệ nhất định các khoản tín dụng đã cấp) phải gởi vào một tài khoản không lãi ở NHTƯ. Dự trữ bắt buộc là biện pháp kiểm soát cung ứng tiền tệ, chớ SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM không phải là cách để cho tiền ổn định. Nó có ý nghĩa to lớn để điều hoà cung cầu trên thị trường tiền tệ, thực hiện yêu cầu của chính sách tiền tệ. b. Biện pháp chiết khấu, tái chiết khấu: Đứng về phương diện nghề nghiệp ngân hàng, NHTƯ là "người của các ngân hàng". Với vai trò này, có thể nói NHTƯ là người "ơn" là vị cứu tinh của ngân hàng trung gian, nhất là ngân hàng thương mại. Nếu trong một nước không có NHTƯ, nghề làm ngân hàng sẽ rất nguy hiểm, vì dễ rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả mà ở sau lưng ngân hàng không có chỗ dựa, không có người cho vay sau cùng (là NHTƯ với khả năng vô biên). Chức năng người "cho vay cuối cùng" chỉ phục vụ việc duy trì tính co giãn cần thiết của việc cung ứng tiền cho toàn bộ hệ thống ngân hàng, chứ không phải là cho từng ngân hàng riêng lẻ. Điều đó cho thấy rõ một mặt NHTƯ bảo đảm khả năng thanh toán cho toàn hệ thống ngân hàng và mặt khác phải điều tiết hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng thông qua hoạt động thanh tra tín dụng, sao cho lòng tin của khách hàng vào hệ thống ngân hàng không bị mất đi. Nếu trong bất cứ trường hợp những khoản nợ phải đòi nào, NHTƯ cũng phải can thiệp vào với tư cách là người cho vay cuối cùng, thì NHTƯ sẽ mất đi khả năng duy trì sự khan hiếm của tiền tệ. Đối với NHTM, lẽ sống còn của họ là nhận tiền gởi của mọi giới và cho vay phần lớn tiền gởi đó. Ngân hàng nhận tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi định kỳ, có trả lãi. Đa số các nước cấm ngân hàng trả lãi trên tiền gởi không kỳ hạn, ngân hàng phải cho vay tới mức mà NHTƯ cho phép để tối đa hoá doanh lợi, ngoài việc đài thọ các chi phí, tiền trả lãi... Nhưng không phải l úc nào hoạt động ngân hàng cũng đều thuận lợi. Có những lúc người gởi tiền đến đòi rút tiền quá nhiều, ngân hàng dễ tơi vào tình trạng kẹt vốn. Những trường hợp ào ạt đòi rút tiền thường xảy ea trong chu kỳ kinh tế. Nhiều ngân hàng, dầu rất thận trọng trong việc cho vay, cũng khó tránh khỏi tình trạng thiếu khả năng chi trả. Chính vào những lúc "ngàn cân treo sợi tóc" đó. NHTM tìm đến những sự giúp đỡ của NHTƯ, người cho vay cuối cùng có khả năng vô biên, không bao giờ bị phá sản. NHTƯ cấp tín dụng cho ngân hàng trung gian qua nhiều hình thức. Hình thức thông dụng và cổ điển là chiết khấu các thương phiếu của ngân hàng trung gian (hoặc tái chiết khấu nếu ngân hàng trung gian đã chiết khấu thương phiếu trước đó). Hình thức thứ hai là thế chấp hay ứng trước. Khi nhận chiết khấu (hay tái chiết khấu), NHTƯ làm tăng khối tiền tệ. Đó là hình thức phát hành tiền được các nhà kinh tế xem là lành mạnh, vì nó có khả năng tự thanh toán do chỗ thương phiếu tượng trưng cho một món nợ về thương mại xuất phát từ việc lưu thông phân phối và nhờ lưu thông phân phối, công cuộc sản xuất trở nên thuận lợi. Với việc nâng cao hoặc giảm mức lãi suất tái chiết khấu, NHTƯ có thể khuyến khích giảm hoặc tăng mức cung ứng tín dụng của NHTM đối với nền kinh tế, đồng thời thông qua đó cũng giảm hoặc tăng mức cung ứng tiền tệ. Chúng ta hãy xem xét vấn đề này chi tiết hơn. Bằng nghiệp vụ chiết khấu, NHTƯ muốn bành trướng hay bó hẹp khối tiền tệ qua việc vận dụng lãi suất SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM chiết khấu, để khuyến khích hay làm nản lòng ngân hàng trung gian trong việc đi vay ở NHTƯ. Nếu chính sách là khuyến khích, NHTƯ hạ thấp lãi suất chiết khấu. Ngân hàng trung gian trong trường hợp này đi vay rẻ, nên có khuynh hướng cũng giảm bớt lãi suất cho vay, miễn là còn hưởng được lãi suất sai biệt giữa hai lãi suất đó. Ngược lại, khi muốn giảm bớt cơ hội làm tăng khối lượng tiền tệ, NHTƯ nâng lãi suất chiết khấu áp dụng cho những cuộc vay mượn của ngân hàng trung gian, gián tiếp áp lực ngân hàng này nâng lãi suất cho vay hoặc hạn chế bớt những cơ hội cho vay. Chính sách chiết khấu, tái chiết khấu còn là công cụ định hướng tín dụng. Nếu NHTƯ muốn kích thích xuất khẩu, sẽ cho tái chiết khấu trước hết các thương phiếu đó. Trong nhiều trường hợp, NHTƯ có thể đặt ra những điều kiện thuận lợi hay chặt chẽ cho từng loại tín dụng của ngân hàng trung gian để được chiết khấu hay tái chiết khấu ở NHTƯ như: chiết khấu để giúp ngân hàng trung gian điều chỉnh dự trữ bắt buộc bị thiếu hụt vì có sự rút tiền gởi đột ngột và quá lớn; chiết khấu đề giúp ngân hàng trung gian thực hiện tín dụng từng mùa, nhất là những ngân hàng ở vùng trọng điểm nông nghiệp; chiết khấu nhằm giúp ngân hàng nào thiếu hụt thanh khoản vì những nghiệp vụ cho vay tương đối dài hạn để khuyến khích phát triển. Tái chiết khấu cho phép NHTƯ giữ vai trò chủ động trong hành động của nó vì mục tiêu phát hành. Nhưng không phải lúc nào NHTƯ cũng chủ động được có nhiều trường hợp cho vay chiết khấu của nó là thụ động vì phải "chữa cháy" những khó khăn khẩn cấp cho các NHTG. Tóm lại, biện pháp chiết khấu, tái chiết khấu là những điều kiện mà NHTƯ mua các thương phiếu của các ngân hàng trung gian nhằm điều chỉnh mức cung ứng tín dụng của ngân hàng trung gian đối với nền kinh tế, đồng thời thông qua đó điều chỉnh mức cung ứng tiền tệ. So với việc phát hành tiền cho chính phủ, việc phát hành dựa trên thương phiếu tương đối đảm bảo cho số tiền phát hành có tính thanh khiết cao, vì nó giúp lưu động hoá một khối lượng hàng hoá và dịch vụ, đổi phần khả dĩ làm cơ sở cho sức mua của tiền tệ được vững chắc. c. Chính sách thị trường mở: Trước kia, các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của NHTƯ chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Về sau, người ta thấy rõ mặt hạn chế của nghiệp vụ tái chiết khấu. Mặt hạn chế đó là NHTƯ muốn mở rộng khối tiền tệ phải đợi ngân hàng trung gian cảm thấy nhu cầu đi vay lại ở NHTƯ. Mà ngân hàng trung gian về sau này, một là không muốn đến vay ở NHTƯ vì những điều kiện và thủ tục của nó, hai là có thể họ không cảm thấy nhu cầu đi vay. Với thị trường mở, ngân hàng trung gian có thể tìm cho mình nguồn tài trợ cần thiết, với những thủ tục nhanh, gọn. Cho nên hoạt động của thị trường mở ngày càng quan trọng hơn, làm giảm bớt hoạt động tái chiết khấu. Qua thị SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM trường này, NHTƯ có thể tác động đến việc tăng, giảm khối tiền tệ một cách trực tiếp đối với ngân hàng. Trên thị trường mở, NHTƯ chủ yếu mua, bán trái phiếu của chính phủ. Bằng cách mua trái phiếu (bất cứ của ai), NHTƯ tăng khối dự trữ của ngân hàng trung gian, vì ngân hàng này cần dự trữ nên đem bán trái phiếu hoặc bán trái phiếu với lãi suất thấp để cho vay sinh lợi nhiều hơn (vì NHTƯ với dụng tâm mua cho được trái phiếu thì mua với giá cao hơn nên lãi suất trái phiếu trở nên thấp hơn). Khi dự trữ của ngân hàng thặng dư, thí dụ tăng thêm một, ngân hàng trung gian có thể mở rộng khả năng cho vay gấp 4 hoặc 5 lần, tuỳ theo mức dự trữ bắt buộc (xem chi tiết ở mục 1 "thay đổi mức dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng trung gian"), vì phần dự trữ tăng lên có tác dụng như phần tiền gởi ở ngân hàng này. Thêm vào đó, còn có tác dụng của việc NHTƯ mua trái phiếu của chính phủ với giá cao hơn và lãi suất hạ xuống kích thích giới doanh nghiệp đi vay, tức là một cách tăng thêm khối tiền tệ. Ngược lại, khi muốn giảm bớt khối tiền tệ, NHTƯ bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở cho bất cứ ai muốn mua: người, doanh nghiệp hay cá nhân (doanh nghiệp hay cá nhân mua hay bán đều thông qua tài khoản của ngân hàng). Hậu quả là dự trữ của ngân hàng trung gian tại NHTƯ giảm xuống, khả năng cho vay của ngân hàng trung gian bị thu hẹp, nhất là khi tiền mua trái phiếu chính phủ do cá nhân hay doanh nghiệp mua và trả bằng chi phiếu: tiền gởi không kỳ hạn giảm, làm giảm thiểu khối tiền tệ. Nếu không có sự tham gia mua, bán của NHTƯ trên thị trường này, mà chỉ có việc mua, bán trái phiếu giữa các ngân hàng trung gian với nhau, thì khối tiền tệ nói chung không thay đổi. Đó là vì một ngân hàng thương mại khác bán và một ngân hàng thương mại khác mua, thì đối với toàn cục, chỉ có sự di chuyển trái phiếu từ ngân hàng thương mại này sang ngân hàng thương mại khác và một sự di chuyển ngược lại từ một phần dự trữ thặng dư của ngân hàng thừa vào dự trữ của ngân hàng đang thiếu. Chính sách thị trường mở là việc NHTƯ mua bán giấy tờ có giá với mục đích tác động tới thị trường tiền tệ, điều hoà cung và cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối dự trữ của các NHTM tại NHTƯ, từ đó tác động đến khả năng cung cấp tín dụng của các ngân hàng này. Thuật ngữ "chính sách thị trường mở" lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào những năm 20 khi chính sách này bắt đầu được thi hành. Các nghiệp vụ của NHTƯ Mỹ về thị trường mở so với các nước khác có phạm vi rộng nhất, bởi vì ở nước này có thị trường giấy tờ có giá lớn nhất. Thị trường mở là một trong những cửa ngõ của NHTƯ phát hành tiền vào guồng máy kinh tế hoặc rút bớt khối tiền lưu thông trong đó, bằng cách mua hay bán những trái phiếu, bằng những nghiệp vụ gọi là "những nghiệp vụ thị trường mở". Nếu như chính sách chiết khấu có tác động tổng hợp và có những hạn chế tạm thời, thì chính sách thị trường mở là công cụ tác động nhanh và linh hoạt.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan