Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự vận động tư tưởng trong các đảng phái chính trị ở việt nam thời kỳ cận đại...

Tài liệu Sự vận động tư tưởng trong các đảng phái chính trị ở việt nam thời kỳ cận đại

.PDF
252
802
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- TRƯƠNG THỊ BÍCH HẠNH SỰ VẬN ĐỘNG TƯ TƯỞNG TRONG CÁC ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ CẬN ĐẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Hà Nội, 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- TRƯƠNG THỊ BÍCH HẠNH SỰ VẬN ĐỘNG TƯ TƯỞNG TRONG CÁC ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ CẬN ĐẠI Chuyên ngành: Mã số: Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại 62225405 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Phạm Xanh 2. GS.TS. Phạm Hồng Tung Hà Nội, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Tên đề tài luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố. Các tài liệu, số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, khách quan, rõ ràng về xuất xứ. Những kết quả nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận án Trương Thị Bích Hạnh LỜI CẢM ƠN Bản luận án này được hoàn thành với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, gia đình và người thân. Trước hết, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Phạm Xanh - người hướng dẫn, người thầy lớn của tôi. Được thầy dìu dắt từ những bước đầu tiên làm báo cáo khoa học sinh viên, làm khóa luận tốt nghiệp, và giờ đây là hoàn thành luận án tiến sĩ lịch sử là một may mắn lớn. Thầy đã giúp tôi từ ý tưởng, phương pháp, tư liệu cho đến sửa chữa những chi tiết với trách nhiệm hiếm có, ngay cả trong thời điểm khó khăn nhất về sức khỏe. Không có thầy sẽ không có luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Phạm Hồng Tung - người đồng hướng dẫn. Không chỉ là những chỉ dẫn nghiêm khắc nhưng tận tâm, thái độ làm việc nhiệt tình, dũng cảm và cởi mở với những vấn đề mới, gai góc trong khoa học của thầy đã truyền cho tôi niềm cảm hứng lớn lao để hoàn thành luận án. Xin cảm ơn thầy cô giáo và đồng nghiệp tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là Bộ môn Lịch sử Việt Nam cận hiện đại vì những chỉ bảo, góp ý cũng như sự quan tâm, động viên, khích lệ dành cho tôi trong suốt quá trình làm nghiên cứu sinh. Tôi cũng muốn dành cơ hội này để gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, II, III, Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện Đại học Quốc gia Úc, Thư viện Đại học Giessen (CHLB Đức) đã nhiệt tình cung cấp tư liệu cho tôi. Xin cám ơn GS. David Marr, TS. Philip Taylor, TS. Li Tana (Đại học Quốc gia Úc), GS.. Detlef Brisen (ĐH Giessen) vì những giúp đỡ quý báu trong thời gian tôi thực tập tại hai quốc gia này. Xin cảm ơn Quỹ Gerda Henkel (CHLB Đức) đã cấp học bổng để tôi có cơ hội đến ĐH Giessen học tập và viết luận án. Cuối cùng, xin dành lời tri ân tới gia đình, bè bạn, đặc biệt là chồng và hai con vì đã luôn chỗ dựa và động lực cho tôi trong cuộc sống cũng như trong khoa học. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Trương Thị Bích Hạnh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ANCSĐ An Nam Cộng sản Đảng ĐDCSĐ Đông Dương Cộng sản Đảng ĐDCSLĐ Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ĐCSĐD Đảng Cộng sản Đông Dương ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam HVNCMTN Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên No. Number NXB Nhà xuất bản pp. pages QTCS Quốc tế Cộng sản Tr. trang TVCMĐ Tân Việt Cách mạng đảng VNCMĐCH Việt Nam Cách mạng đồng chí hội VNQDĐ Việt Nam Quốc dân đảng Vol. Volume MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .................................................. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5 4. Nguồn tư liệu và Phương pháp nghiên cứu ........................................................ 6 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án....................................................... 10 6. Cấu trúc luận án.................................................................................................. 11 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................... 12 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam................................................ 12 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................. 17 1.3. Những thành tựu đã đạt được và những vấn đề cần giải quyết .................. 24 Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC CHÍNH ĐẢNG Ở VIỆT NAM THỜI KỲ CẬN ĐẠI ................................................................................................. 28 2.1. Một số vấn đề lý thuyết.................................................................................... 28 2.1.1. Khái niệm chính đảng (đảng chính trị) ................................................... 28 2.1.2. Khái niệm chính đảng trong điều kiện lịch sử cụ thể ở Việt Nam thời kỳ cận đại .................................................................................................. 31 2.1.3. Một số vấn đề lý thuyết khác có liên quan ............................................. 32 2.2. Những tiền đề hình thành các chính đảng ở Việt Nam thời kỳ cận đại ...... 34 2.2.1. Những tiền đề kinh tế - xã hội ................................................................ 34 2.2.2. Ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng và mô hình chính trị phương Tây ....................................................................................................... 38 2.3. Sự hình thành các đảng phái chính trị ở Việt Nam thời kỳ cận đại............ 44 2.3.1. Các tổ chức chính trị “tiền đảng phái” ................................................... 44 2.3.2. Sự hình thành một số đảng phái chính trị của người Việt (1919-1930) ... 50 2.3.3. Sự hình thành một số đảng phái chính trị Việt Nam (1930-1945) ......... 52 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 55 1 Chương 3: SỰ VẬN ĐỘNG TƯ TƯỞNG TRONG CÁC ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1930 ..................................................... 58 3.1. Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản............................................. 58 3.1.1. Từ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đến Đảng Cộng sản Việt Nam........................................................................................................... 59 3.1.2. Từ Tân Việt đến Đông Dương Công sản Liên đoàn .............................. 71 3.2. Vận động tư tưởng trong các chính đảng dân tộc chủ nghĩa....................... 78 3.2.1. Vận động tư tưởng trong chính đảng dân tộc cách mạng - Trường hợp Việt Nam Quốc dân đảng ................................................................................. 78 3.2.2. Từ chủ nghĩa dân tộc ôn hòa đến tư tưởng thân Pháp - Trường hợp Đảng Lập hiến .................................................................................................. 83 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 87 Chương 4: SỰ VẬN ĐỘNG TƯ TƯỞNG TRONG CÁC ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 ............................... 90 4.1. Vận động tư tưởng trong Đảng Cộng sản Đông Dương và đấu tranh tư tưởng trong phong trào cộng sản ...................................................................... 90 4.1.1. Đảng Cộng sản Đông Dương và quá trình hoàn thiện tư duy về con đường giải phóng dân tộc .......................................................................... 90 4.1.2. Cuộc đấu tranh tư tưởng giữa Đảng Cộng sản Đông Dương và nhóm Trotskyist .............................................................................................. 104 4.2. Vận động tư tưởng trong các đảng phái chính trị phi vô sản .................... 119 4.2.1. Vận động tư tưởng trong các đảng phái cấp tiến .................................. 119 4.2.2. Vận động tư tưởng trong một số đảng phái dân tộc chủ nghĩa khác .... 126 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 140 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 143 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 150 PHỤ LỤC 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong phong trào yêu nước Việt Nam (ở cả trong nước và nước ngoài) đã xuất hiện một số chính đảng với những tư tưởng khác nhau. Phần lớn các chính đảng ra đời để đấu tranh chống chính quyền thực dân, phong kiến, vì mục tiêu độc lập dân tộc và xây dựng một nền chính trị mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn gốc ra đời, mục tiêu, phương pháp đấu tranh, bệ đỡ tư tưởng của các đảng phái rất khác nhau. Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, các đảng phái này liên tục vận động và phân hóa về tư tưởng cũng như tổ chức: Có chính đảng đã vươn lên bắt kịp xu hướng của thời đại, có chính đảng tan rã, có chính đảng ngày càng rời xa con đường cứu nước chân chính. Bức tranh đảng phái ở Việt Nam thời kỳ cận đại thực sự phong phú và phức tạp. Trong các tiêu chí để xác định/phân loại một đảng/phái chính trị, tiêu chí về hệ tư tưởng thường được xem là tiêu chí quan trọng. Thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam, nghiên cứu về các chính đảng, có thể nhận thấy rằng quá trình vận động về tư tưởng là quá trình nổi bật nhất. “Vận động tư tưởng” trước hết là quá trình thay đổi, chuyển biến về tư tưởng chính trị của các đảng phái dưới tác động của những nhân tố khách quan, chủ quan. Mặt khác, rộng hơn khái niệm “chuyển biến” hay “thay đổi”, “vận động tư tưởng” còn được hiểu trên những chiều kích khác: đó là thái độ của họ đối với những vấn đề trung tâm cơ bản như tư tưởng chính trị về giải phóng dân tộc; về sự khẳng định của con đường cách mạng vô sản cũng như những sắc thái tư tưởng khác với các đảng thuộc khuynh hướng phi vô sản. Làm rõ được quá trình vận động tư tưởng là góp phần làm sáng tỏ bản chất chính trị của từng chính đảng. Đây cũng chính là chìa khóa để giải mã được những thành công cũng như thất bại của từng chính đảng, từ đó định vị được vị trí, vai trò của chúng trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội ở Việt Nam. Giới sử học Việt Nam và nước ngoài đã có nhiều nghiên cứu về một số chính đảng cụ thể, nhưng việc nghiên cứu toàn diện và hệ thống về tất cả các chính đảng ở Việt Nam thời kỳ cận đại thì còn rất hiếm. Trong đó, càng thiếu những nghiên cứu về chính đảng ở Việt Nam gắn liền những lý luận của khoa học chính trị hiện đại. 3 Sự vận động tư tưởng của các chính đảng là dòng chảy song song với quá trình chuyển biến của lịch sử dân tộc vẫn còn những điểm chưa sáng tỏ. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện các đảng phái ở Việt Nam thời cận đại, trước hết trên bình diện tư tưởng thực sự có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học và thực tiễn, góp phần phát hiện và nắm bắt quy luật vận động của lịch sử dân tộc trong giai đoạn này, thậm chí góp phần giải quyết một số vấn đề đang đặt ra trong đời sống chính trị - xã hội nước ta hiện nay dù Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành Đảng cầm quyền 70 năm nay. Với những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài Sự vận động tư tưởng trong các đảng phái chính trị ở Việt Nam thời kỳ cận đại cho luận án tiến sĩ chuyên ngành lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu Luận án nhằm chỉ rõ những khuynh hướng vận động tư tưởng trong các đảng phái chính trị, lý giải nguyên nhân và tác động của sự vận động tư tưởng đó đối với phong trào giải phóng dân tộc nói riêng, với lịch sử Việt Nam thời kỳ cận đại nói chung. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ những vấn đề lý luận, đặc biệt là những khái niệm: đảng chính trị và các khái niệm khác có liên quan. - Nghiên cứu và làm sáng tỏ các điều kiện hình thành và quá trình thành lập của các đảng phái chính trị ở Việt Nam (1919-1945). - Nghiên cứu để làm sáng tỏ sự vận động tư tưởng trong các chính đảng ở Việt Nam (1919-1945), trong đó tập trung vào một nội dung xuyên suốt là các chính đảng đã tiếp cận, giải quyết vấn đề dân tộc và dân chủ trong cách mạng Việt Nam như thế nào, bằng cách gì, ở mức độ nào. - Từ việc nghiên cứu sự vận động tư tưởng của các đảng phái chính trị ở Việt Nam thời cận đại, góp phần làm sáng tỏ đặc điểm và xu hướng chuyển hóa của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam, lý giải được sự thành công của con đường giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của sự Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cũng như giải thích được sự thất bại của các đảng phái khác. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là các chính đảng của người Việt và sự vận động tư tưởng của các chính đảng đó từ năm 1919 đến năm 1945. Trên cơ sở giới thiệu một số cách tiếp cận của khoa học chính trị về đảng chính trị, tác giả luận án sẽ đưa ra định nghĩa chính đảng và lấy đây làm tiêu chí để xem xét tư tưởng của những tổ chức chính trị nào ở Việt Nam thời cận đại được coi là đối tượng nghiên cứu của luận án (phần 2.1 Một số vấn đề lý thuyết thuộc chương 2) Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian: Thời kỳ cận đại theo cách hiểu thông thường là từ năm 1858 đến năm 1945. Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu từ năm 1919 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Năm 1919, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), làm xã hội Việt Nam có những đổi thay to lớn. Mặt khác, tháng 4 năm 1919, lần đầu tiên trang đầu của tạp chí La Tribune Indigène (Diễn đàn bản xứ) mang tiêu đề “cơ quan của Đảng Lập Hiến”, đó là mốc được nhiều nhà nghiên cứu coi là thời điểm thành lập Đảng Lập hiến. Vì vậy, luận án chọn mốc 1919 để mở đầu cho nghiên cứu về chính đảng ở Việt Nam thời kỳ cận đại. Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tháng 9/1945) là mốc kết thúc thời gian nghiên cứu của luận án. Để làm rõ hơn quá trình hình thành, phát triển của các chính đảng, luận án tìm hiểu thêm về những tổ chức “tiền đảng phái” từ đầu thế kỷ XX. Sự vận động tư tưởng trong các chính đảng (1919-1945) được đặt trong mối tương quan với những dòng chảy tư tưởng của lịch sử Việt Nam thời kỳ cận đại. Về không gian: là Việt Nam với ba kỳ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) và Nam Kỳ (Cochinchine) trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Do một số đảng phái chính trị có hoạt động ở hải ngoại nên luận án sẽ mở rộng không gian nghiên cứu ra bên ngoài biên giới Việt Nam tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Về nội dung: khái niệm “tư tưởng” được sử dụng trong luận án là “tư tưởng chính trị”. Trong đó, luận án chỉ tập trung tìm hiểu quá trình vận động tư tưởng của các đảng phái về hai vấn đề cốt lõi của cách mạng Việt Nam trước năm 1945 là vấn đề dân tộc và dân chủ. Đối với mỗi khuynh hướng tư tưởng, luận án chỉ lựa chọn nghiên cứu những chính đảng mà quá trình vận động tư tưởng diễn ra tiêu biểu nhất. Đó là Đảng Lập hiến Đông Dương; Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam/Đông Dương; Tân Việt Cách mạng đảng; Việt Nam Quốc dân đảng trước năm 1930 và một số đảng phái tiêu biểu cho các khuynh hướng tư tưởng trong những năm 1930-1945: thân Nhật (Đại Việt Quốc dân đảng, 5 Việt Nam Phục quốc đồng minh hội v.v...); thân Pháp (Đảng Lập hiến); thân chính quyền Trung Hoa Dân quốc (Việt Nam Cách mệnh đồng minh hội, Việt Nam Quốc dân đảng sau khởi nghĩa Yên Bái); cấp tiến (Đảng Dân chủ Việt Nam) v.v... Luận án chỉ nghiên cứu các chính đảng, không đề cập đến các tổ chức quần chúng của đảng, các hội tương thân tương ái v.v... 4. Nguồn tư liệu và Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Các nguồn sử liệu liên quan đến các đảng phái chính trị ở Việt Nam thời cận đại rất phong phú, chủ yếu là sử liệu thành văn với hai nhóm chính: sử liệu sơ cấp (primary sources) và sử liệu thứ cấp (secondary sources). Sử liệu sơ cấp (hay sử liệu gốc) là nguồn sử liệu do chính những con người trực tiếp tham gia hoặc liên quan đến các đảng phái chính trị ở Việt Nam sản sinh ra trong quá trình lịch sử. Nguồn sử liệu này bao gồm: các văn kiện, giấy tờ, tài liệu tuyên truyền của các đảng phái; các văn bản của chính quyền (Pháp, Nhật); báo chí xuất hiện trước năm 1945; các ghi chép cá nhân của các nhân vật/nhân chứng lịch sử v.v… Tại Việt Nam hiện nay, phần lớn các tư liệu sơ cấp liên quan đến đề tài luận án chủ yếu tập trung ở các Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương (các tài liệu thuộc series F3 - các báo cáo chính trị của chính quyền và F74 - về giám sát hoạt động chính trị của người bản xứ); Phông Phủ Thống Sứ Bắc Kỳ (các tài liệu thuộc series F6, F7, G6, G7…) thuộc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I; các phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ, Tòa Khâm Sứ Trung Kỳ thuộc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. Các tài liệu tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I và II chủ yếu là những điều tra của chính quyền thực dân về hoạt động của các đảng phái chính trị; biên bản các cuộc thẩm vấn tù chính trị, trong đó nhiều nhất là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương (ĐCSĐD) và Việt Nam Quốc dân đảng (VNQDĐ). Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng là nơi lưu nhiều tài liệu vô giá về Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và các lãnh tụ. Ngoài ra, những tài liệu này còn rải rác được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; Viện Sử học; Viện Lịch sử Đảng v.v… Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, sự ra đời của bộ Văn kiện Đảng toàn tập (54 tập) một tài liệu quý giá cho người nghiên cứu vì nó chứa đựng một kho tàng về lý luận và thực tiễn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong phạm vi giới hạn thời gian nghiên cứu của đề tài luận án, tác giả tập trung nghiên cứu từ tập 1 đến tập 8 của bộ Văn kiện Đảng toàn tập do NXB Chính trị Quốc gia xuất bản trong những năm 1999-2002. Ngoài ra, Hồ Chí Minh toàn 6 tập và một số trước tác khác của các nhà lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn này như Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh v.v... cũng được coi là nguồn tư liệu quan trọng. Đối với một số đảng phái chính trị khác, có thể tìm thấy nhiều tư liệu quý giá như cương lĩnh, chương trình hành động v.v... trong bộ Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam gồm 12 tập do Trần Huy Liệu và cộng sự sưu tầm, công bố trong những năm 1955-1960. Trong hoàn cảnh một nước thuộc địa, khi các đảng phái chính trị Việt Nam hầu hết hoạt động bí mật và bất hợp pháp, báo chí là một kênh vô cùng quan trọng để họ bày tỏ lập trường chính trị, giáo dục đảng viên, thu hút và tập hợp quần chúng. Ở Việt Nam cận đại, đã thực sự hình thành dòng báo chí chính trị. Đặc biệt, trong những năm 1936-1939, khi mặt trận bình dân lên nắm quyền ở Pháp, chính quyền thực dân ở Đông Dương buộc phải nới lỏng một phần sự kiểm soát đối với báo giới, báo chí yêu nước và chống Pháp có điều kiện phát triển lên một tầm cao mới. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và nhiều nhà Nho cấp tiến ở Việt Nam đã đi đầu trong việc biên soạn, ấn hành nhiều tài liệu tuyên truyền, mở đường cho việc sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại vào mục đích giải phóng dân tộc. Tờ báo ra đời sớm gắn với Đảng Lập hiến là tờ La Tribune Indigène (Diễn đàn bản xứ), sau là tờ La Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương). Ngoài ra đảng này còn có tờ báo tiếng Việt là Đuốc Nhà Nam. Năm 1921, ngay sau khi lựa chọn con đường cách mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc đã lập ra tờ Le Paria và phát hành công khai ở Pháp. Tại Việt Nam, chính sự ra đời của La Cloche fêlée (Chuông rè) của Nguyễn An Ninh (Thanh Niên Cao vọng đảng) và Đông Pháp thời báo của Trần Huy Liệu (Đảng Thanh niên) đã mở đầu cho dòng báo chí đối lập công khai ở Việt Nam. Đảng Cộng sản Đông Dương mà tiền thân của nó là tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (HVNCMTN) là tổ chức chính trị thực sự coi trọng tuyên truyền qua báo chí. Chính bởi vậy, không ngạc nhiên khi Thanh Niên và ĐCSVN sở hữu rất nhiều tờ báo chính trị như Thanh Niên, Le Travail (Lao động), Rassemblement (Tập hợp), En Avant (Tiến lên), Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), La Lutte (trước khi bị mất vào nhóm Trotskyist), L’Avant Garde (Tiền Phong). Cũng trong cuộc vận động vì dân sinh, dân chủ (1936-1939), một số tờ báo tiếng Việt của Đảng đã ra đời như Tin tức, Đời nay, Dân Chúng v.v... Trong cuộc vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám, ĐCSĐD tiếp tục cho ra các tờ báo như Cờ giải phóng, Cứu Quốc, Việt Nam Độc lập. Trong lịch sử tồn tại của mình, các đảng phái khác cũng sở hữu một số tờ báo cả tiếng Việt và tiếng Pháp như nhóm Trotskyist có 7 các tờ La Lutte (Tranh đấu), Tháng Mười, Đại Việt có tờ Bình Minh v.v... Ngay cả những tờ báo/tạp chí tuy không hẳn là báo chí chính trị, nhưng qua đó, vẫn giúp người đọc tìm hiểu được quan điểm, cũng như những biến chuyển tư tưởng của các nhân vật liên quan như tờ Phong Hóa, Ngày Nay với nhóm Tự Lực Văn Đoàn và Đại Việt Dân chính đảng. Ngoài ra, truyền đơn là một phương thức tuyên truyền chính trị được nhiều tổ chức chính trị sử dụng thời kỳ cận, hiện đại. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam hiện đang lưu giữ một số truyền đơn liên quan đến đề tài luận án, trong đó sớm nhất là tờ Quốc tế Lao động nông hội kính báo in lời kêu gọi của Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản (QTCS) tại Moscow ngày 27/2/1924 gửi cho nhân dân Đông Dương. Nhóm sử liệu thành văn thứ cấp bao gồm toàn bộ những sử liệu khác liên quan mà không phải do những người trực tiếp tham gia vào các đảng phái chính trị sinh ra trong thời gian trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Với nguyên tắc trên, những hồi ký của các nhân chứng lịch sử viết lại về quá trình lịch sử họ tham gia hoặc chứng kiến đều được coi là sử liệu thứ cấp. Hồi ký mang đậm tính chủ quan. Các sự kiện được kể lại không khỏi chịu tác động bởi các quy luật quên lãng. Tính chủ quan khiến hồi ký không thể so bì với các tư liệu gốc, các chứng tích về tính xác thực. Tuy nhiên, điều đó phần nào được bù đắp bởi văn phong sinh động, cảm tưởng trực tiếp của cá nhân tác giả. Với đề tài này, tác giả tham khảo một khối lượng tương đối lớn các hồi ký từ hồi ký của những nhà cách mạng tiền bối như Phan Bội Châu với Ngục trung thư, đến hồi ký của những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam như Võ Nguyên Giáp (Từ nhân dân mà ra, Những năm tháng không thể nào quên), Trần Văn Giàu (hồi ký chưa được công bố chính thức), Hoàng Quốc Việt (Chặng đường nóng bỏng, Con đường theo Bác), đến những hồi ký của những người từng tham gia các đảng phái khác như Trần Huy Liệu với hồi ký mang tên ông, Nhượng Tống (Việt Nam Quốc dân đảng) với Hoa cành nam, hồi ký Đào Duy Anh - Tân Việt (Nhớ nghĩ chiều hôm), hồi ký Trần Trọng Kim (Một cơn gió bụi), hồi ký Hà Thúc Ký - đảng Đại Việt (Sống còn với dân tộc), Bùi Diễm - đảng Đại Việt (Gọng kìm lịch sử), Hoàng Linh Đỗ Mậu - cựu đảng viên Đại Việt (Việt Nam máu lửa quê hương tôi - Tâm sự tướng lưu vong), Pham Văn Hùm - Trotskyist (Ngồi tù khám lớn), Ngô Văn - Trotskyist (Tại xứ Chuông rè - Nỗi truân chuyên của một người dân Nam Kỳ thời thuộc địa), Hồ Hữu Tường - Trotskyist (41 năm làm báo) v.v… 8 Chiếm số lượng lớn nhất trong nhóm sử liệu thứ cấp là hàng trăm công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các đảng phái chính trị ở Việt Nam và những vấn đề lịch sử liên quan. Điều đáng mừng cho giới nghiên cứu là một khối lượng lớn sách báo xuất bản thời kỳ thuộc địa của Thư viện Quốc gia Pháp và một bộ phận trong bộ sưu tập Đông Dương của Thư viện Quốc gia Việt Nam đã được số hóa và chia sẻ trên internet. Những nghiên cứu này vừa cung cấp những kiến thức nền (background) của lịch sử Việt Nam cận đại vừa đi sâu nghiên cứu một chính đảng hoặc một khía cạnh nào đó của chính đảng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp lịch sử, kết hợp phương pháp logic, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp. - Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic: là hai phương pháp chính được sử dụng nhằm làm rõ điều kiện, quá trình hình thành các đảng chính trị ở Việt Nam, những chuyển biến trong tư tưởng chính trị của các đảng phái. - Phương pháp đồng đại và lịch đại: Trong khi cách tiếp cận lịch đại (chronologic approach) giúp tái hiện lịch sử theo trình tự thời gian, cách tiếp cận đồng đại (synchronic approach) giúp người nghiên cứu có thể nhìn thấu được bên trong quá trình chuyển biến tư tưởng trong các đảng phái, và những tác động của các điều kiện lịch sử cụ thể đến sự hình thành và vận động tư tưởng trong các chính đảng. - Phương pháp so sánh (comparative study): được sử dụng để so sánh các đảng phái chính trị ở Việt Nam thời kỳ cận đại, từ đó tìm được sự giống và khác nhau của các chính đảng trong cách tiếp cận vấn đề dân tộc và dân chủ trong điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: các thông tin được khai thác tại các trung tâm lưu trữ, kết hợp với các tài liệu thứ cấp sẽ được phân tích, tổng hợp thành tư liệu để phục vụ luận án. Những kết luận, đánh giá sẽ được xây dựng dựa trên phân tích và tổng hợp các sự kiện lịch sử. - Phương pháp thống kê: được sử dụng để thống kê các truyền đơn của các tổ chức chính trị ở Việt Nam trước tháng 9 năm 1945, qua đó tìm hiểu chủ trương, chính sách của từng tổ chức qua mỗi giai đoạn lịch sử cũng như chủ trương, chính sách ấy đi vào quần chúng như thế nào. 9 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Về phương pháp và cách tiếp cận: Những nghiên cứu về các đảng chính trị Việt Nam, đặc biệt là những nghiên cứu trong nước trước đây thường chỉ nghiên cứu một tổ chức riêng lẻ, dưới góc độ lịch sử thuần túy. Vì vậy, cách tiếp cận liên ngành trên cơ sở phối hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học lịch sử và khoa học chính trị là một đóng góp mới của luận án. Luận án đã sử dụng hệ thống lý thuyết chính đảng của khoa học chính đảng làm nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu lịch sử chính đảng ở Việt Nam thời kỳ cận đại. Về sử liệu: đối với Đảng Cộng sản Việt Nam/Đảng Cộng sản Đông Dương, bên cạnh khai thác tối đa bộ Văn kiện Đảng toàn tập, tác giả luận án bước đầu quan tâm đến nguồn sử liệu truyền đơn vốn chưa được sử dụng nhiều trong nghiên cứu nhằm làm rõ những biến chuyển về tư tưởng trong Đảng để tiếp cận gần hơn chân lý cứu nước. Đối với các đảng phái khác, thông tin nằm rải rác ở nhiều loại sử liệu với mức độ xác tín khác nhau. Xuất phát từ yêu cầu nghiên cứu, luận án đã sắp xếp, đối chiếu và góp phần cung cấp thông tin tương đối đầy đủ, hệ thống về diễn trình tư tưởng của những đảng phái chính trong bản đồ lịch sử chính trị - tư tưởng Việt Nam thời kỳ cận đại. Về nhận thức lịch sử: - Luận án đem đến nhận thức tương đối toàn diện và có hệ thống về quá trình vận động tư tưởng trong mỗi đảng phái và cuộc đấu tranh tư tưởng giữa các đảng phái chính trị ở Việt Nam thời kỳ cận đại. Luận án không tiếp cận nghiên cứu đảng chính trị như một thực thể riêng lẻ, mà đặt chúng trong hệ thống và xem xét xem các đảng phái chính trị đã tiếp cận, giải quyết vấn đề dân tộc và dân chủ - vấn đề xương sống của cách mạng Việt Nam như thế nào. - Luận án góp phần làm rõ và lấp dần những “khoảng trống” trong lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử chính trị, lịch sử tư tưởng Việt Nam nói riêng thời kỳ cận đại thông qua bước đầu nghiên cứu những đảng/phái ít được nghiên cứu như Đảng Đại Việt, nhóm Trotkyist… Đối với những chính đảng đã được nghiên cứu tương đối kỹ như Tân Việt Cách mạng Đảng, Việt Nam Quốc dân đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam v.v… luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề mới hoặc còn tranh cãi như cuộc đấu tranh tư tưởng giữa Đảng Cộng sản Đông Dương và nhóm Trotskyist Việt Nam, quá trình hoàn thiện tư duy về con đường giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương. 10 - Thông qua quá trình chuyển biến tư tưởng, luận án làm sáng tỏ bản chất chính trị của từng chính đảng. Đây chính là chìa khóa đề giải mã được những thành công cũng như thất bại; nguyên nhân của những thành công, thất bại đó; định vị được vị trí, vai trò của từng tổ chức trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội ở Việt Nam. Từ đó, luận án góp phần nhận thức đầy đủ hơn lịch sử Việt Nam thời kỳ cận đại trên phương diện tư tưởng chính trị. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được cấu trúc thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Quá trình hình thành các đảng phái chính trị ở Việt Nam thời kỳ cận đại Chương 3: Sự vận động tư tưởng trong các đảng phái chính trị ở Việt Nam trước năm 1930 Chương 4: Sự vận động tư tưởng trong các đảng phái chính trị ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 11 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Những nghiên cứu liên quan đến đề tài ở Việt Nam có thể chia ra làm ba giai đoạn: trước năm 1954, sau năm 1954 đến trước đổi mới và những nghiên cứu những năm gần đây. Trước năm 1954: Trong điều kiện nước ta vẫn còn nằm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nghiên cứu về các đảng phái chính trị khó có thể có thành tựu. Tuy nhiên, trên phương diện lý luận, đáng chú ý có hai cuốn sách giới thiệu cách sơ lược về các hình thức tổ chức chính trị là cuốn Hội kín xuất bản năm 1935 và cuốn Tổ chức chính trị trong một quốc gia độc lập do Impr. Tân Việt xuất bản năm 1945. Đối với những vấn đề lịch sử cụ thể, tài liệu thuộc dạng sớm về lịch sử chính trị ở Đông Dương là cuốn Contribution à l’histoire des mouvements politiques de L’Indochine Française (Góp phần vào lịch sử chính trị Đông Dương thuộc Pháp) của Louis Marty - Giám đốc An ninh Đông Dương do Phủ Toàn quyền Đông Dương xuất bản tại Hà Nội năm 1933-1934 gồm 7 tập. Cuốn sách đã cung cấp những tư liệu quan trọng về hoạt động của các đảng phái, các phong trào chính trị. Tuy nhiên, do được xây dựng dựa trên lời khai của tù chính trị nên cuốn sách chứa đựng những thông tin không chính xác vì phạm nhân thường có xu hướng nhấn mạnh “công” và chối “tội”. Mặt khác, về mặt quan điểm, vì tác giả là một nhân vật nắm vị trí trọng trách trong chính quyền thực dân nên có một số nhận định cực đoan khi coi hầu hết các đảng phái là các tổ chức phiến loạn. Về các đảng phái cụ thể, có hai cuốn sách của Nhượng Tống về hai tổ chức chính trị tiêu biểu thời cận đại là Tân Việt với Tân Việt cách mệnh đảng do Việt Nam thư xã ấn hành năm 1945 và về lãnh tụ Nguyễn Thái Học của Việt Nam Quốc dân đảng. Nguyễn Thế Nghiệp - một đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng (VNQDĐ) có công trình Việt Nam Quốc dân đảng tại hải ngoại đăng trên Hải Phòng nhật báo năm 1945. Cùng đề tài, Bạch Diện cũng viết cuốn Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc dân đảng in tại Hà Nội năm 1950. Giá trị của những công trình này nằm ở chỗ tác giả của chúng là những người cùng thời, thậm chí là người trực tiếp tham gia VNQDĐ nên có những hiểu biết về nhân vật và thời cuộc. Do đó, với tư cách là những ấn phẩm sớm nhất viết và tôn vinh Nguyễn Thái Học và VNQDĐ chúng đều chứa đựng những tư liệu lịch sử có giá trị để những thế hệ sau 12 tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, những cuốn sách nói trên cũng cho thấy thái độ chống cộng quyết liệt của Nhượng Tống hay những câu chữ đề cao đóng góp của cá nhân Nguyễn Thế Nghiệp mà người nghiên cứu khó kiểm chứng được độ xác thực. Ngoài ra, có giá trị nhất trong những công trình viết về các đảng phái chính trị trước năm 1954 phải kể đến loạt 12 bài của Phan Khôi đăng trên báo Trung Lập năm 1930 về Đảng Lập Hiến có tựa đề “Nói về Đảng Lập hiến ở Nam Kỳ”. Đọc loạt bài này ta không khỏi ngạc nhiên trước cách đánh giá sâu sắc của một học giả viết cách chúng ta nhiều năm khi nhận định tương đối chính xác những đóng góp cũng như những hạn chế của Đảng Lập hiến trên nhiều bình diện (tư tưởng, tổ chức, hoạt động…). Trong khoảng thời gian những năm 1951-1952, trên tạp chí Phổ Thông do Hội Sinh viên trường Luật ấn hành, Văn Huy trong bài “Phong trào quốc gia ở Việt Nam” cũng đề cập một cách sơ lược đến các đảng phái chính trị ở Việt Nam. Sau khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc (năm 1954), công tác nghiên cứu lịch sử nói chung, lịch sử cận hiện đại Việt Nam mới được đẩy mạnh. Cũng trong năm đó, Ban nghiên cứu Văn học, Lịch sử, Địa lý được chuyển đổi trên cơ sở tổ chức tiền thân là Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học thuộc Trung ương Đảng được thành lập ngay trong thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang trong giai đoạn quyết liệt nhất (2/12/1953). Cơ quan phát ngôn thông tin của Ban là Tạp chí Văn - Sử - Địa cũng được ra đời. Về lịch sử cách mạng Việt Nam thời cận đại, đáng chú ý có tập tài liệu gồm 12 tập do Trần Huy Liệu cùng một số cán bộ nghiên cứu của Ban nghiên cứu Văn - Sử - Địa biên soạn mang tên Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam. Cho đến nay đây vẫn là công trình có giá trị tư liệu cao, cung cấp một số tư liệu quan trọng liên quan đến cương lĩnh, chương trình hành động và các văn kiện khác của các đảng phái chính trị thời cận đại. Cuốn Lịch sử 80 năm chống Pháp cũng của Trần Huy Liệu cũng là một trong những công trình sử học tiên phong của giới sử học Việt Nam non trẻ. Quyển 2 của bộ sử này đề cập đến phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930, trong đó có một nội dung quan trọng là các đảng phái chính trị. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một công trình tổng quát về lịch sử Việt Nam, cuốn sách không có điều kiện đi sâu về các đảng phái mà chỉ giới thiệu sơ lược về tư tưởng chính trị và hoạt động của các đảng phái này. Đối với những tổ chức chính trị phi vô sản, nhìn chung, cách nhìn nhận, đánh giá còn dè dặt. 13 Khắc phục những hạn chế của những tập sách nói trên, các bộ thông sử về lịch sử Việt Nam cận đại ra đời sau như bộ Lịch sử cận đại Việt Nam xuất bản năm 1963 của nhóm tác giả Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Kiều Xuân Bá; cuốn Lịch sử Việt Nam của Hồ Song in năm 1979 và Lịch sử Việt Nam in năm 1985 của Nguyễn Khánh Toàn, và gần đây nhất là hai cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam tập 2 (xuất bản lần đầu năm 1998 và được tái bản nhiều lần) và Lịch sử Việt Nam tập 3 (năm 2012) cùng do GS. Đinh Xuân Lâm chủ biên đề cập ngày một sâu hơn về các đảng phái cũng như sự chuyển biến tư tưởng ở Việt Nam thời cận đại. Nhìn chung, hệ tư tưởng, hoạt động, những nhận định, đánh giá về các chính đảng cũng ngày một khách quan và sâu sắc hơn. Tuy nhiên, với tư cách là những bộ thông sử, các bộ sách đó cũng chỉ giới thiệu khái quát mà không có điều kiện đi sâu vào các khía cạnh của các vấn đề khoa học có liên quan. Tại miền Nam trước năm 1975, cuốn Việt Nam Pháp thuộc sử 1862-1945, Khai Trí xuất bản tại Sài Gòn năm 1961 của Phan Khoang cũng là bộ thông sử tương đối quen thuộc với giới nghiên cứu. Trong đó, tác giả dành chương 5 với tựa đề Tranh đấu, giải phóng để giới thiệu về phong trào yêu nước từ Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu đến hoạt động của các đảng phái trước năm 1945. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản không được đề cập và mặc dù có mục về các đảng chính trị nhưng dung lượng chỉ chưa đến 10 trang (từ trang 466 đến 476). Dưới góc độ khoa học chính trị, bộ sách hai tập của Tiến sĩ chính trị học Nguyễn Ngọc Huy Lịch sử các học thuyết chánh trị (năm 1971) là một tài liệu quý, không chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản về các học thuyết chính trị trên thế giới mà còn đề cập đến các học thuyết chính trị ở Việt Nam như chủ nghĩa duy tân (đảng Đại Việt Duy tân), chủ nghĩa dân tộc sinh tồn (Đại Việt Quốc dân đảng), chủ nghĩa nhân vị v.v... Bên cạnh những cuốn thông sử, đã xuất hiện những công trình chuyên khảo về một đảng chính trị cụ thể. Chiếm đa số vẫn là hàng ngàn cuốn sách, bài tạp chí, luận án tiến sĩ, luận văn cao học, khóa luận tốt nghiệp khai thác nhiều khía cạnh của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong những năm 1976-1977, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương đã cho ra mắt những bộ tư liệu rất quý có tên là Các tổ chức tiền thân của Đảng. Đây là nguồn tư liệu tương đối tin cậy để tìm hiểu về những tổ chức cách mạng trước khi thành lập Đảng. Liên quan đến đề tài luận án, có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như Lê Mậu Hãn (Sức mạnh dân tộc dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Các đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, Các cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam); Phạm Xanh (Nguyễn Ái Quốc và 14 quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, Hồ Chí Minh: Dân tộc và Thời đại, Đi tìm nguồn gốc của những biểu hiện ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh); Vũ Quang Hiển (Đảng với vấn đề nông dân, nông nghiệp, và nông thôn (1930-1975)); Phạm Hồng Tung (Lịch sử cuộc vận động vì các quyền dân sinh, dân chủ ở Việt Nam (1936-1939), Lịch sử cuộc cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam); Ngô Đăng Tri (Sự thống nhất cơ bản giữa Chánh cương và Luận cương của Đảng năm 1930); Hồ Thị Tố Lương (Quốc tế Cộng sản và Cách mạng Việt Nam)v.v... Những công trình kể trên đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó quan trọng nhất là những vấn đề sau: Thứ nhất, vấn đề thành lập Đảng và vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin, trong chuẩn bị tư tưởng - tổ chức để thành lập Đảng, trong việc đề ra Cương lĩnh chính trị đầu tiên đúng đắn và sáng tạo. Thứ hai, vấn đề đường lối chiến lược giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 đến thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đường lối đó đã thay đổi như thế nào trong từng giai đoạn lịch sử, nhân tố chủ quan và khách quan gì đã tác động đến sự thay đổi đó đó. Thứ ba, mối quan hệ đa chiều giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, giữa Quốc tế Cộng sản (QTCS) và ĐCSVN. Bên cạnh những nhận thức lịch sử tương đối thống nhất trong giới sử học, về lịch sử ĐCSVN vẫn còn nhiều vấn đề tranh luận như: về ngày thành lập Đảng và Hội nghị thành lập Đảng; có hay không sự khác biệt giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên (tháng 2/1930) và Luận cương chính trị (tháng 10/1930); trong giai đoạn 1939-1945, có sự “thay đổi chiến lược” (tương đương với các khái niệm “điều chỉnh chiến lược”, “chuyển hướng chiến lược”) hay không có sự thay đổi chiến lược, mà chỉ có sự thay đổi về chỉ đạo thực hiện chiến lược? Không chỉ tồn tại những vấn đề tranh luận, các công trình nghiên cứu lịch sử ĐCSVN hiện đang đặt ra một số vấn đề cần đổi mới và cải thiện như: phản ánh đúng những thành công, nhưng cũng cần trình bày và lý giải những khuyết điểm, sai lầm của Đảng trong tiến trình lãnh đạo cách mạng; tái hiện chân thực mối quan hệ của Đảng với QTCS, các đảng cộng sản và các tổ chức quốc tế; làm rõ chủ trương, chính sách của Đảng qua các văn kiện song cũng cần phản ánh được quá trình thảo luận, tư duy của Đảng để đi đến quyết sách đó; ngay cả đối với lịch sử Đảng cũng không thể chỉ được quan sát và tiếp cận theo một chiều từ trên xuống dưới (topdown) mà cần cả cách tiếp cận từ dưới lên (bottom-up): chủ trương, chính sách của Đảng đi vào thực tiễn như thế nào, tính chủ động, sáng tạo của các cấp bộ đảng cơ 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan