Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Sử trung quốc nguyễn hiến lê...

Tài liệu Sử trung quốc nguyễn hiến lê

.PDF
727
249
152

Mô tả:

SỬ TRUNG QUỐC Biên soạn: Nguyễn Hiến Lê Nhà xuất bản: Văn Hóa Năm xuất bản: 1997 Chia sẻ ebook : http://downloadsach.com/ Follow us on Facebook : https://www.facebook.com/caphebuoitoi MỤC LỤC: Học giả Nguyễn Hiến Lê và tác phẩm cuối đời của ông Tựa PHẦN I. THỜI NGUYÊN THỦY VÀ THỜI PHONG KIẾN §I. Khối Trung Hoa 1. Một khối biệt lập 2. Không nhất trí Phương Bắc và phương Nam – Ho{ng H{ v{ Dương Tử giang 3. Nhưng thống nhất nhờ chữ viết §II. Nguồn Gốc A. Huyền thoại 1. Bàn Cổ 2. Tam Hoàng 3. Ngũ Đế 4. Từ Nghiêu, Thuấn tới cuối nhà Hạ B. Các vụ khai quật gần đ}y 1. Xương người 2. Giáp cốt (mai rùa v{ xương lo{i vật) 3. Thời đại đồ đồng §III. Nh{ Thương 1. Đất đai, triều đại 2. Xã hội: Tín ngưỡng – Nông nghiệp… §IV. Nhà Chu 1. Các thời kỳ v{ niên đại 2. Thời Tây Chu–Chế độ phong kiến a. Văn minh nh{ Chu. Ba ông th|nh b. Chế độ phong kiến c. Chế độ tôn pháp Tôn giáo d. Tổ chức hành chính Triều đình – Quan chế Điền chế Binh chế Pháp chế Giáo dục e. Xã hội Nông dân Cưới hỏi Chôn cất 3. Thời Đông Chu a. Nguyên nhân suy vi b. Thất Bá Tề Hoàn công c. Thời đại đồ sắt Chế độ cai trị thay đổi Đảo lộn địa vị xã hội Cách mạng về chiến thuật d. Thất Hùng §V. Nhà Tần (221–206 Trước CN) (Thời của pháp gia) 1. Tần Thủy Hoàng 2. Tổ chức hành chính 3. Trọng nông 4. Thống nhất văn tự, đồ đo lường, tư tưởng 5. Xây cất 6. Mở mang bờ cõi 7. Thủy Hoàng chết – Nhị Thế lên thay 8. Nhà Tần chấm dứt – Hạng Vũ v{ Lưu Bang §VI. Tư Tưởng Trung Hoa Thời Tiền Tần 1. Triết học a. Đặc điểm của triết học Trung Quốc Tư tưởng chính trị – Các phái b. Phái Nhân Trị – Hữu Vi Khổng Tử Nhà chính trị Nhà luân lí Nhà giáo Mặc Tử – Biệt Mặc Biệt Mặc Mạnh Tử Tuân Tử c. Phái Vô Vi Dương Tử Lão Tử Trang Tử d. Phái Pháp Trị – Cực Hữu Vi Hàn Phi e. Âm Dương Gia Trâu Diễn Dịch học phái 2. Văn Học Kinh Thi Sở Từ Văn xuôi Kí sự Luận thuyết PHẦN II. THỜI QUÂN CHỦ Giai đoạn đầu – Hán thịnh, Hồ còn yếu Tổng quan về thời quân chủ §I. Nhà Hán (–206 – +220) A. Tiền Hán 1. Từ Cao Tổ đến Cảnh đế 2. Huệ đế và Lữ hậu 3. Văn đế và Cảnh đế 4. Võ đế 5. Vương M~ng biến pháp B. Hậu Hán 6. Quang Võ 7. Họa ngoại thích và hoạn quan. Giặc Hoàng Cân. Hậu Hán chấm dứt C. Chống ngoại xâm – Mở mang để quốc 1. Dẹp Hung Nô và các bộ lạc ở Tây Vực 2. Chiếm Triều Tiên 3. Tiến xuống phía Nam D. Kinh tế 1. Nông nghiệp 2. Công nghiệp 3. Thương m~i 4. Dân số E. Văn hóa 1. Triết học và tôn giáo a. Khổng giáo b. Lão giáo – Đạo giáo c. Phật giáo vào Trung Quốc 2. Văn Học a. Văn xuôi b. Phú c. Thơ d. Biên khảo e. Thư viện–Trường đại học 3. Mĩ thuật 4. Khoa học §II. Thời Tan R~ Đầu Tiên Của Đế Quốc Tổng Quan A. Tam Quốc (213–280) Tình thế của Thục Hán Tình thế của Ngô Tình thế của Ngụy B. Tây Tấn (265–317) C. Nam Bắc Triều (317–580) 1. Tổng quan 2. Bắc Triều 3. Nam Triều Tình hình xã hội miền Nam Nh{ Đông Tấn Nhà Tiền Tống (hoặc Lưu Tống) Nam Tề Lương Trần D. Kinh tế 1. Nông nghiệp 2. Tiểu công nghệ 3. Thương mại E. Văn hóa 1. Triết học–Tôn giáo Nho – Lão Huyền học Phật giáo 2. Văn học a. Văn tr{o b. Văn xuôi Sử Kí sự và tự tình Phê bình Tiểu thuyết Từ, phú, thơ c. Thơ 3. Khoa học 4. Hội họa Điêu khắc Kiến trúc 5. Âm nhạc §III. Thống Nhất Trở Lại (580–906) A. Nhà Tùy (581–618) 1. Văn đế (581–604) 2. Dạng đế (605–617) B. Nh{ Đường (618–906) 1. Thời thịnh trị: Thái tôn Dẹp hết loạn Mở mang bờ cõi Chiến tranh Triều Tiên Bi kịch giành ngôi Chính trị Giáo dục Binh chế Cải cách pháp luật 2. Võ hậu tiếm ngôi (684–705) Tư c|ch Võ hậu Lên ngôi ho{ng đế. Nhà Chu Vi hậu Hai phe ở triều đình 3. Thời rực rỡ: Huyền tôn Một ông vua nghệ sĩ Họa phiên trấn Họa hoạn quan 4. Mạt vận của nh{ Đường Nỗi điêu đứng của dân Loạn Hoàng Sào Nh{ Đường chấm dứt 5. Kinh tế – Xã hội Nông nghiệp Công nghiệp Thương nghiệp Dân số – Thị trấn 6. Văn hóa Triết học – Tôn giáo Phật giáo Các tôn phái Những tôn giáo mới truyền vào 7. Văn Học a. Văn Sử Tiểu thuyết Văn dịch b. Thơ c. Từ d. Âm nhạc e. Hội họa g. Kiến trúc – Điêu khắc h. Khoa học Văn minh Trung Quốc truyền qua c|c nước khác. §IV. Tan Rã Lần Thứ Nhì (906–960) – Ngũ Đại Và Thập Quốc 1. Tổng Quan 2. Ngũ Đại ở Bắc Hậu Lương Hậu Đường Hậu Tấn Hậu Hán Hậu Chu 3. Thập Quốc ở Nam §V. Thống nhất và phân chia lần thứ III A. Thống nhất: Bắc Tống (960–1120) 1. Thống nhất đất đai 2. Củng cố nội bộ Thu quyền chính trị về trung ương Tổ chức lại qu}n đội 3. Ngoại giao Với Liêu Với Tây Hạ 4. Kinh tế suy sụp – Quốc khố rỗng không 5. Cuộc biến pháp của Vương An Trạch 6. Tân pháp thất bại – Hai đảng tranh nhau 7. Rợ Kim mạnh lên, chiếm trọn miền bắc Trung Quốc B. Chia hai nam bắc – Nam Tống (1127–1279) 1. Cao Tôn lên ngôi, dời đô xuống Nam 2. Tống, Kim ghìm nhau 3. Phe chủ chiến 4. C|c đảng nghĩa qu}n 5. Phong trào học sinh dâng thỉnh nguyện 6. Tống, Kim và Mông Cổ ở cuối thế kỷ XII Tống, Kim đều suy Mông Cổ mạnh lên Tống vong tam kiệt C. Kinh Tế – Xã Hội 1. Nông nghiệp 2. Công Nghiệp 3. Thương m~i 4. Đời sống thành thị 5. Hàng Châu – Đời sống các giới D. VĂN HOÁ 1. Tôn giáo 2. Triết học 3. Văn, thơ 4. Sử học Ngữ lục Tiểu thuyết Thơ Từ Họa 6. Khoa học 7. Phong hóa đời Tống PHẦN III. THỜI QUÂN CHỦ (Tiếp) Giai đoạn sau: Hán suy, Hồ mạnh §I. Dưới Sự Thống Trị Của Mông Cổ: Nhà Nguyên (1277–1367) Tổng Quan A. Chính sách của Mông Cổ 1. Chính sách chung của các rợ 2. Kỳ thị Trung hoa 3. Nhưng tiếp đón mọi dân tộc 4. Tính mở mang thêm Đế Quốc 5. Chế độ chánh trị B. Tình hình xã hội 1. Không tổ chức, bất công 2. Kinh Tế 3. Nguyên Nhân suy vi C. Nhà Nguyên bị diệt D. Văn hóa Văn thơ Tuồng Khoa học §II. Nhà Minh (1368–1644) A. Thời thịnh 1. Thái Tổ (1368–1398), ông vua độc tài nhất trong lịch sử Trung Hoa 2. Huệ Đế– Loạn Tĩnh Nạn – Thành Tổ (1403–1424) 3. Thành Tổ (1403–1424) B. Chính trị 1. Quân chủ chuyên chế 2. Binh chế 3. Hình pháp 4. Giáo dục – Thi cử 5. Canh nông – Thuế C. Ngoại giao 1. Bảy lần đi sứ và thám hiểm của của Trịnh Hoà 2. Người Trung Hoa ra hải ngoại l{m ăn 3. Người Âu vào Trung Quốc D. Suy vong Loạn ở trong 1. Đảng Đồng Lâm 2. Kinh tế lâm nguy 3. Họa Nhật Bản 4. Tệ tham nhũng E. Nhà Minh sụp đổ 1. M~n Ch}u đ|nh ở biên giới, giặc nổi ở trong 2. Tư Tôn tuẫn quốc. Lý Tự Thành lên ngôi 3. Ngô Tam Quế phản quốc – Thanh diệt Minh G. Văn ho| 1. Xã hội – Tôn giáo 2. Triết học 3. Văn Nghệ 4. Mỹ Thuật 5. Khoa Học §III. Dưới Sự Thống Trị Của Mãn Châu: Nhà Thanh (1644–1911) Tổng quan A. Thời thịnh trị 1. Thống nhất – củng cố Dẹp các phong trào phản Thanh phục Minh Triệt hạ ba phiên vương 2. Phát triển Chế độ – Chính chế Khang Hi (Thánh Tổ 1662–1722) Ung Chính (Thế Tôn 1723–1735) Càn Long (Cao Tôn 1736–1795) Tại Sao Mãn Thanh thành công Về Văn Hóa 1. Triết Học Hoàng Tôn Hi Vương Phu Chi Cố Viêm Võ Nhan Nguyên Đ|i Chấn Khang Hữu Vi 2. Sử học 3. Văn học Thơ Tuồng Tiểu thuyết Đoản thiên tiểu thuyết Dịch sách Âu Hội Họa Đồ sứ 4. Khoa học 5. Kinh tế – Xã hội B. Thời suy: Nội ưu và ngoại hoạn 1. Nguyên nhân suy bại 2. Nha phiến chiến tranh 3. Thái Bình Thiên Quốc 4. Loạn Niệm và Hồi Giáo 5. Chiến tranh nha phiến thứ nhì – Anh Pháp liên quân 6. Nga nhảy vô chia phần 7. Triều đình v~n Thanh – Từ Hi Thái Hậu 8. Cuộc vận động tự cường 9. Trung Hoa bị xâu xé 10. Trung – Nhật chiến tranh 11. Ba nước can thiệp v{o Liêu Đông 12. Liệt cường qua phân Trung Quốc C. Nhà Thanh sụp đổ 1. Vận động Duy Tân và chính biến Mậu Tuất (1898) 3. Nga – Nhật chiến tranh 4. Thanh dự bị lập hiến mà không thực tâm 5. Nhìn lại thời quân chủ PHẦN IV. THỜI DÂN CHỦ Lời nói đầu §1. Những Năm Đầu Của Chế Độ Cộng Hòa A. Chính phủ miền Bắc của Viên Thế Khải 1. Tôn Văn v{ cuộc cách mạng tiểu tư sản 1911 (Tân Hợi) 2. Vua Thanh thoái vị – Nhà Thanh chấm dứt 3. Viên Thế Khải phản cách mạng 4. Ngoại giao với liệt cường 5. Họa quân phiệt sau khi Viên chết 6. Ngũ tứ vận động B. Chính phủ cách mạng ở miền nam 1. Tôn Văn lập chánh phủ, tiếp xúc với Nga 2. Học thuyết Tôn Văn 3. Công của Tôn Văn C. Cách mạng Văn ho| 1. Vai trò của giới trí thức mới 2. Những nhà mở đường (1898–1916) 3. Cao trào cách mạng (1917–1927) §2. Trung Hoa Dân Quốc A. Thống nhất trở lại (1926–1928) 1. Tưởng Giới Thạch 2. Tưởng làm Tổng tư lệnh đem qu}n Bắc phạt 3. Bắc phạt, thống nhất quốc gia B. Chống cộng (1926-1938) 1. Giai đoạn đầu (1926-1927): trục xuất Cộng ra khỏi Quốc D}n đảng 2. Giai đoạn thứ nhì (1927–37): tấn công Cộng Cộng thua Cộng thay đổi đường lối Mao Trạch Đông Tưởng tấn công Mao ở Giang Tây 3. Cuộc Trường h{nh (10.1934 đến 10.1935) KIẾN THIẾT C. Thực thi dân quyền Người l~nh đạo E. Lo cho dân sinh 1. Mở mang các ngành Giao thông vận tải Canh nông Về kỹ nghệ Ngân hàng 2. Kinh tế 3. Văn hóa 4. Giáo dục 5. Văn học F. Bảo vệ dân tộc Xoá bỏ c|c điều ước bất bình đẳng Chống x}m lăng – Nhật chiếm Mãn Châu Vụ Tây An G. Chiến tranh Trung – Nhật Giai đoạn I: Trung Hoa chiến đấu lẻ loi: 1937-1941 Lên Trùng Khánh Cộng sản ở Diên An Giai đoạn sau, trong thế chiến 1941–1945 H. Lại nội chiến – Tưởng thua Hai bên chạy đua nước rút Mỹ muốn hòa giải hai phe Tại sao Tưởng thua? §3. Trung Hoa Cộng Sản A. Đảng và hiến ph|p năm 1954 Thành phần của đảng Qui chế Ý thức hệ Cấp bậc, quyền hành Cán bộ Hiến pháp 1954 Các nhà chỉ huy – Mao v{ c|c đồng chí Qu}n đội B. Tân dân chủ (1949-1952) Nét căn bản của Tân dân chủ C. Giai đoạn chuyển qua xã hội chủ nghĩa Kế hoạch thứ nhất Kế hoạch thứ nhì 1958-1962 Trăm hoa đua nở Mao bị truất, Lưu Thiếu Kỳ lên thay Cách mạng văn ho| Kinh tế a. Nông nghiệp b. Kỹ nghệ c. Chuyên chở d. Ngoại thương e. Các công trình lớn Kinh Hồng Kỳ Cầu Nam Kinh Bom hạch tâm g. Ngoại giao Nga – Hoa Hoa – Mỹ C|c nước châu Á Châu Phi và Châu Mỹ la tinh Xích mích Nga–Hoa 1. Xích mích về đường lối 2. Xích mích về ý thức hệ thời Kroutchev 3. Xích mích về quyền lợi, đất đai 4. Lý do quan trọng nhất h. Xã hội Đời sống của dân Dân Trung Hoa có thực sự hạnh phúc không? Văn học Thời chống Nhật và thời nội chiến (1938–1949) Thời kỳ chia hai (1949–1970) Đ{i Loan Kết Phần Tư PHỤ LỤC. Bảng các triều đại Phụ lục I. Bảng các triều đại Phụ lục II. Sự việc quan trọng từ 1911 đến 1973 A. Cộng hòa tiểu tư sản (1911–1927) B. Nội chiến đầu tiên (1927–1936) C. Mặt trận thống nhất Quốc–Cộng để kháng Nhật D. Nội chiến thứ nhì (1947–1949) E. Thành lập chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (1949–1957) F. Thời nhảy vọt và do dự về kinh tế 1958–1965 G. Cuộc cách mạng văn hóa v{ phản ứng (1966–1973) H. Hướng mới ngoại giao Phụ lục III. Sách tham khảo A. Thông sử v{ đoạn đại sử B. Đời một số vua chúa C. Văn ho| – Xã hội D. Từ cách mạng 1911 đến nay – Quốc D}n đảng và Cộng sản Học giả Nguyễn Hiến Lê và tác phẩm cuối đời của ông Nguyễn Hiến Lê hiệu là Lộc Đình, sinh ng{y 8 th|ng 1 năm 1912 tại Hà Nội (giấy khai sinh ghi ngày 8-4-1912), quê l{ng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn T}y (nay thuộc tỉnh Hà Tây). Ông xuất thân trong một gia đình Nho học, thân phụ, bác ruột tham gia phong trào Duy tân ở Trường Đông Kinh nghĩa thục, người bị mất tích ở nước ngo{i, người bị thực dân truy nã, người lẻn vào Sài Gòn rồi ẩn mình ở Đồng Th|p Mười. Từ đó, b|c Ba ông sống lập nghiệp luôn ở miền Tây Nam Việt. Thuở nhỏ, Nguyễn Hiến Lê học ở trường tiểu học Yên Phụ, Trường Bưởi, Trường Cao đẳng Công Chánh (Hà Nội). Năm 1934 tốt nghiệp được bổ làm việc tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, kể từ đó ông công t|c v{ định cư luôn ở miền Nam cho đến ng{y qua đời. Năm 1935 bắt đầu viết du kí, kí sự, tiểu luận, dịch tác phẩm văn chương, đến năm 1945 có đến hàng chục tác phẩm, nhưng đ~ thất lạc trong những ng{y đầu kháng chiến chống Pháp. Vì ông từng làm nhân viên Sở Công Chánh thuộc ngành Thuỷ lợi (Hydraulique) thường được đi c|c tỉnh miền Hậu Giang, Tiền Giang nên biết tường tận về đất đai v{ con người ở c|c địa phương thuộc khu vực này. Sau ngày Nam bộ kháng chiến (23-9-1945) ông bỏ đời sống công chức, tản cư về Đồng Th|p, Long Xuyên, đi dạy học. Năm 1952 thôi dạy, lên Sài Gòn sinh sống bằng ngòi bút v{ chuyên t}m v{o công t|c văn ho|. Tác phẩm đầu tay của ông là cuốn du kí khoa học có tên: Bảy ng{y trong Đồng Th|p Mười, sách tuy mỏng mà tác giả bỏ ra nhiều công sức. Nguyên s|ch được viết nhân một chuyến về Hà Nội thi lấy bằng kĩ sư do đề nghị của bạn học hiện là Chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Thanh Nghị (Vũ Đình Hoè). Tác phẩm viết xong, nhưng gởi ra Hà Nội không được (vì chiến tranh), bản thảo bị mất trong Đồng Th|p Mười, năm 1954 ông viết lại, xuất bản trong năm đó v{ được tái bản nhiều lần. Từ đó, h{ng năm ông có đôi ba t|c phẩm ra mắt công chúng độc giả. Ngòi bút Nguyễn Hiến Lê đề cập đến nhiều lĩnh vực, mà ở lĩnh vực n{o cũng có căn cứ khoa học, am tường cặn kẽ về c|c đối tượng, sâu sắc về các vấn đề được nhắc tới mà không thiếu tính nghệ thuật. Tác phẩm của ông bao gồm nhiều chủ đề, như: 1. Ngôn ngữ học 2. Gương danh nhân 3. Tự luyện đức trí 4. Giáo dục 5. Cảo luận 6. Du kí 7. Dịch thuật 8. Triết học: Gồm Đại cương triết học Trung Quốc (2 cuốn – 1996), Nho giáo một triết lí chính trị (1958), Liệt tử v{ Dương tử (1972), Một lương t}m nổi loạn (1970), Bertrand Russell (1971), Mạnh tử (1974)… 9. Văn học: Gồm một số tác phẩm đặc sắc v{ công phu như: Hương sắc trong vườn văn (2 cuốn, 1962), Luyện văn (3 cuốn, 1953), Tô Đông Pha (1970), Đại cương văn học sử Trung Quốc (3 cuốn, 1955), Văn học Trung Quốc hiện đại (2 cuốn, 1968)… giới thiệu được những tinh hoa của văn học nói chung v{ văn chương Việt Nam, Trung Hoa nói riêng. 10. Sử học: Gồm một số tác phẩm về lịch sử v{ văn minh thế giới như: Lịch sử thế giới (4 cuốn, 1955), Bài học Israël (1968), B|n đảo Ả Rập (1969), Lịch sử văn minh Trung Hoa, Lịch sử văn minh Ấn Độ (1974), Bài học của lịch sử (1972), Nguồn gốc văn minh (1971), Lịch sử văn minh Ả Rập (1969), Sử kí Tư M~ Thiên (1970), và bộ sử này (Sử Trung Quốc 3 cuốn) là những cái nhìn xuyên suốt về lịch sử văn minh v{ sử thế giới. Sử Trung Quốc là một “tập đại thành” của tác giả về toàn cảnh lịch sử Trung Quốc từ cổ đại đến hiện đại (1982). Đ}y l{ t|c phẩm lớn v{ tương đối đầy đủ nhất trong chương trình của ông về “Trung Hoa học”. Trong thư tịch Việt Nam, trước thế chiến chúng ta đ~ có Trung Hoa sử cương[1] của Đ{o Duy Anh và những năm 50 có Trung Quốc sử lược[2] của Phan Khoang. Thật ra hai tác phẩm n{y được Đ{o Duy Anh (1904-1988), Phan Khoang (1906-1971) viết cho chương trình Trung học và có tính cách phổ biến kiến thức phổ thông nhằm giúp độc giả thiếu điều kiện ngoại ngữ (nhất là chữ Hán) có cái nhìn tổng quan về lịch sử Trung Quốc. Tuy vậy, hai cuốn trên đ~ giúp ích được rất nhiều cho đa số bạn đọc Việt Nam trên nửa thế kỉ nay. Lần này với bộ Sử Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê đ~ đầu tư trí tuệ và dụng công nhiều hơn. Có thể nói đ}y l{ một tác phẩm lớn cuối đời ông, vì ông đ~ bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian cho công trình này. Như trên đ~ nói, đ}y l{ một “tập đại thành” sử học của tác giả. Suốt mấy ng{n năm lịch sử Trung Quốc đầy biến động, được ông tổng kết lại khoảng 1000 trang in. Nói về lượng thì 1000 trang này không thể nào vẽ được toàn diện một tổng quan lịch sử Trung Hoa hơn mấy ngàn năm lập quốc, kiến quốc… rồi “Hoa hoá” (Hán hoá) các dân tộc khác, nhất là các rợ phương Bắc, một thời bách chiến bách thắng trên phần lớn lục địa Âu Á. Nhưng với dung lượng khiêm nhường này, tác giả đ~ ph|c thảo được diện mạo của chiều dài lịch sử Trung Quốc. Tác phẩm này không những được tác giả trình bày cặn kẻ các sự kiện lịch sử suốt cả không gian và thời gian với đầy đủ sử liệu và chứng cứ khoa học m{ còn đ{o s}u được bề dày lịch sử, một nền văn minh cổ nhất và lâu dài nhất của nhân loại. Qua tác phẩm, tác giả giúp chúng ta tìm hiểu về toàn bộ lịch sử Trung Quốc, nhất là giai đoạn hiện đại, một c|ch đầy đủ hơn. Dựa vào những tài liệu tương đối mới (lúc đó – xem thư mục ở cuối s|ch); đặc biệt là tham khảo các tác phẩm của các học giả, sử gia T}y phương v{ Trung Quốc. Ông đ~ ph|c họa được toàn cảnh lịch sử Trung Quốc từ thời huyền sử tới hiện đại và tận đến năm 1982. T|c giả chia lịch sử Trung Quốc ra làm 3 thời kì. Điều này khác hẳn các sử gia khác khi nghiên cứu sử Trung Quốc. Đa số các học giả phương T}y chia (m{ một số sử gia Trung Hoa theo) lịch sử thế giới cũng như lịch sử Trung Quốc thành: thời thượng cổ, Trung cổ, Cận cổ, Cận đại, Hiện tại. Theo tác giả, các danh từ trên chúng ta mượn của phương Tây và những khái niệm ấy cũng không thể áp dụng vào lịch sử Trung Hoa được vì lịch sử Trung Hoa từ đời H|n đến cuối đời Thanh, diễn tiến đều đều, không thay đổi gì nhiều như lịch sử phương T}y, không l{m sao ph}n biệt được tới đ}u l{ hết thời Trung cổ, tới đ}u là hết thời Cận cổ, rồi Cận cổ với Cận đại khác nhau ra sao? Có lẽ quan niệm như vậy, tác giả chia sử Trung Quốc ra làm ba thời kì: Thời Nguyên thuỷ và thời Phong kiến gom làm một (gọi là phần 1) vì theo ông ngày nay chúng ta không biết được chắc chắn tới đâu bắt đầu thời phong kiến. Thời Quân chủ từ Hán tới cách mạng Tân Hợi (1911). Đ}y l{ thời kì dài nhất trên 21 thế kỉ, thời này ông tách làm hai: Từ Hán tới Nam Tống (phần II) Từ Nguyên tới cuối Thanh (phần III) Thời Dân chủ từ cách mạng Tân Hợi (1911) tới ngày nay (1982) (phần IV). Một điểm độc đ|o của bộ s|ch n{y như trên đ~ nói, t|c giả không những vẽ được dung mạo sử Trung Quốc m{ đ{o s}u được bản chất của nền văn minh sử ấy. Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc có một nền văn minh vô cùng độc đặc (infiniment original). Tuy ra đời sau một vài nền văn minh kh|c nhưng tồn tại lâu dài nhất (cho tới ngày nay). Khoảng 3000 năm trước, họ đ~ có một tổ chức xã hội chặt chẽ, một tôn giáo có tính cách xã hội… nhất là có một lối chữ viết tượng hình và chính nhờ lối chữ viết này (chữ Hán) mà họ thống nhất được một đất nước bao la với h{ng trăm d}n tộc kh|c nhau. V{ cũng chính nền văn minh ấy họ đ~ “Hoa hoá” được các nền văn minh kh|c, c|c tôn gi|o kh|c, c|c học thuyết khác trở thành màu sắc Trung Hoa mà các nền văn minh kh|c không có được. Chính ở khía cạnh này, tác giả đ~ l{m nổi bật được văn minh sử Trung Quốc trong cộng đồng văn hóa, có ảnh hưởng ít nhiều đến nền văn hóa đậm nét Nho – Phật ở Á Đông. Điều đó được thấy rõ qua c|ch ph}n tích, đ|nh gi| của tác giả đối với lịch sử Trung Quốc. Âu đó cũng l{ điều nổi bất trong gần 1000 trang in mà các bộ sử kh|c chưa nêu được. Và có lẽ nặng về khía cạnh “nh}n văn” này mà tác giả phần n{o l{m lo~ng đi những chiến công của sử Trung Quốc. Độc giả khó tính chắc sẽ phiền sử gia họ Nguyễn thiên vị? Có lẽ theo quan điểm nhân văn ấy ông kết luận về khía cạnh trên như sau: “Đọc sử thời quân chủ của Trung Hoa, tôi buồn cho dân tộc đó thông minh, giỏi tổ chức mà không diệt được cái họa ngoại thích và hoạn quan gây biết bao thống khổ cho d}n chúng đời n{y qua đời kh|c. Nhưng tôi rất trọng họ, mến họ vì triều đại n{o cũng có hằng ngàn hằng vạn người coi cái chết nhẹ như lông hồng, tuẫn tiết vì nước chứ không chịu nhục, và những thời triều đình “vô đạo” thì vô số kẻ sĩ coi công danh, phú quý như dép cỏ, kiếm nơi non xanh nước biếc dắt vợ con theo, cày lấy ruộng m{ ăn, đ{o lấy giếng mà uống, sống một đời thanh khiết, l{m thơ, vẽ để tiêu khiển, hoặc trứ tác về triết, sử, tuồng, tiểu thuyết để lưu lại hậu thế. Đọc đời các vị đó tôi luôn luôn thấy tâm hồn nhẹ nh{ng. Chưa có một bộ sử nào của Tây phương cho tôi được cảm tưởng đó”. (Sđd trang 294) Các nhận xét đó b{ng bạc suốt tác phẩm. Tính đến năm 1975 ông xuất bản đúng Một trăm t|c phẩm (100) với các thể loại vừa kể. Từ năm 1975 cho đến khi qua đời, ông còn viết hơn 20 t|c phẩm kh|c như: Tourguéniev, Gogol, Tchékhov, Đời nghệ sĩ, Để tôi đọc lại, Tuân tử, Hàn Phi tử, Trang tử – Nam Hoa kinh, Lão tử – Đạo đức kinh, Khổng tử – Luận ngữ, Đời viết văn của tôi (1966), Hồi kí (1992), nhất là bộ sử Trung Hoa mà chúng tôi vừa nhắc ở trên. Những năm trước 1975 tại Sài Gòn, ông là một trong một v{i người cầm bút được giới trí thức quí mến về tài học, nh}n c|ch đối với xã hội cũng như trong học thuật. Đó l{ th{nh quả lao động nghiêm cẩn của mình, ông được đa số quần chúng độc giả trân trọng kể cả học sinh, sinh viên. Những năm 60, 70 chính phủ S{i Gòn đ~ tr}n tặng ông (cùng Giản Chi) Giải thưởng văn chương to{n quốc (1966) và Giải tuyên dương sự nghiệp văn hóa (1973) với danh hiệu cao quí đương thời, cùng với một ngân phiếu lớn (tương đương mấy chục lượng v{ng). Ông đ~ công khai từ chối với lí do “dùng tiền ấy để giúp nạn nhân chiến tranh” v{ bản thân tác giả không dự giải. Tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê là những đóng góp lớn cho học thuật Việt Nam thời hiện đại. Năm 1980, ông về ẩn cư ở Long Xuyên (nay thuộc tỉnh An Giang) đến ngày 22 tháng 12 năm 1984, ông bệnh mất tại S{i Gòn, hưởng thọ 72 tuổi, thi h{i được hoả táng ở Thủ Đức, để lại sự thương tiếc trong lòng nhiều l{m văn hóa v{ bạn đọc thương mến trong và ngoài nước. Nguyễn Q. Thắng (12-1966) Ghi chú: Bài viết ở trên và phụ lục III (Sách tham khảo) ở cuối eBook là do tôi chép từ bản in của Nhà xuất bản Tổng hợp Hồ Chí Minh, năm 2006 (trọn bộ 3 cuốn – 812 trang). Ngoài ra tôi còn dùng bản này sửa lỗi và bổ sung các hình ảnh, c|c đoạn mà bản nguồn (tức bản đăng trên Việt Nam Thư Qu|n) chép thiếu, trong đó có đoạn thiếu đến 27 trang, mà bản của nhà Tổng hợp Hồ Chí Minh cũng có nhiều chỗ sai sót. Trong eBook n{y, để khỏi rườm, nhiều chỗ tôi sửa sai mà không chú thích. (Goldfish). Tựa Năm 1979, viết xong cuốn “Kinh Dịch, một tổng hợp Trung triết thời Tiên Tần”, tôi tính chấm dứt công việc biên khảo để viết hồi ký, rồi nghỉ ngơi: đ~ gần thất tuần rồi. Năm 1981, bộ Hồi ký viết xong, tôi sắp đặt lại các tủ sách ở Sài Gòn và Long Xuyên, không ngờ có tới non năm chục cuốn về lịch sử, văn minh Trung Hoa. Tôi lấy ra đọc lại hết, mượn thêm được của bạn 6–7 cuốn nữa; v{ cũng như trên ba chục năm trước khi tìm hiểu văn học Trung Quốc, tôi vừa đọc vừa ghi chép, và rốt cuộc viết thành bộ sử này, ngoài dự định của tôi. Trung Hoa ngày nay lớn gần bằng cả châu Âu, dân số trên một tỉ (1 phần 5 dân số thế giới), có truyền thống trọng sử, từ thế kỷ thứ VIII trước Tây Lịch (đời Tuyên Vương nh{ Chu) đ~ có tín sử, và từ đó đời n{o cũng có những sử quan chép sử kỹ lưỡng, có công tâm, cho nên tài liệu về sử của họ nhiều vô cùng, rất có giá trị. Bốn năm chục cuốn tôi được đọc, chỉ như một bụi cây trong một khu rừng rộng, có thấm gì đ}u, cho nên tôi phải hạn chế sự tìm hiểu của tôi. Tôi cho lịch sử Trung Hoa là lịch sử của một nền văn minh vô cùng độc đặc (infiniment originale: Guillermaz), tuy ra đời sau vài nền văn minh kh|c: Ai Cập, Lưỡng H{… nhưng tồn tại lâu nhất. Khoảng 3.000 năm trước, nó xuất hiện từ miền trung du sông Hoàng Hà. Trong khi các bộ lạc chung quanh đều bán khai thì nhà Ân (cuối nh{ Thương) v{ nh{ Chu đ~ giỏi về nông tang, đồ đồng, có một tổ chức xã hội chặt chẽ, một tôn giáo có tính cách xã hội (thờ Thượng đế, thần xã tắc, cha mẹ…), rất ít mê tín, một vũ trụ quan duy vật (thuyết }m dương) và một lối chữ tượng hình, hội ý mà một số nhà ngôn ngữ học hiện nay khen là có thể dùng làm lối chữ quốc tế được; mà sự thực trong non 3.000 năm, nó đ~ đóng vai trò ngôn ngữ quốc tế trong “thế giới” của Trung Hoa gồm cả chục dân tộc ở Đông Á. Văn minh đó truyền bá lần lần ra các miền chung quanh mà không phải dùng tới võ lực; nó thu phục rồi khai hóa, đồng hóa nhiều bộ lạc dã man, và cuối thời Chiến Quốc nó đ~ lan rộng ra gần hết lưu vực hai con sông lớn nhất của Trung Quốc: Ho{ng H{ v{ Dương Tử giang. Rồi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, chấm dứt chế độ phong kiến, lại mở mang thêm đất đai tới hạ lưu sông T}y Giang (Quảng Đông ng{y nay). Phía đông l{ biển. Phía tây và phía bắc là những c|nh đồng cỏ, những sa mạc mênh mông, bạt ngàn, từ đó, c|c dân tộc du mục hết lớp này tới lớp kh|c, đột nhập v{o đất Trung Hoa, cướp phá mùa màng, súc vật…, người Trung Hoa phải x}y trường th{nh để chặn họ; từ nhà hán phải chiến đấu với họ, dồn họ về c|c c|nh đồng cỏ, mới đầu có lẽ chỉ l{ để tự vệ, sau nhân đó m{ mở mang thêm bờ cõi, thành một cuộc tranh d{nh đất đai suốt hai ng{n năm, tới cuối nhà Thanh. Hễ Hán (Trung Hoa) thịnh thì Hồ (du mục) lùi về phương Bắc để đợi thời Hán suy để vượt trường thành vào chiếm đất: mới đầu họ chiếm được một phần miền Hoa bắc (các tỉnh Thiểm T}y, Sơn T}y…), lần lần họ mạnh lên, chiếm trọn được Hoa bắc, tới bờ sông Dương Tử, sau cùng, đời Nguyên, Thanh, có thời họ làm chủ hoàn toàn non sông của người Hán hai lần: lần đầu một thế kỷ (Nguyên), lần sau hai thế kỷ rưỡi (Thanh). Họ chiếm đất, cai trị dân tộc H|n, dùng văn tự, ngôn ngữ Hán, chỉ trong vài thế hệ H|n hóa, th{nh người Hán, và khi người Hán dành lại được chủ quyền, thì đất đai của Hồ th{nh đất đai của Hán, con dân Hồ cũng th{nh con d}n H|n, nhờ vậy mà sau thời Nam Bắc triều dân tộc H|n thêm được dòng máu Tiên Ti, Tây Tạng, Thác Bạt, sau thời Ngũ Đại, thêm được dòng m|u Sa Đ{; sau thời Thanh thêm được dòng máu Mãn, Mông, Hồi Hột v{ đế quốc của họ rộng hơn tất cả c|c đời trước, trừ đời Nguyên. Hiện tượng đó có thể nói l{ độc nhất trong lịch sử nhân loại.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan