Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt tỉnh sơn la...

Tài liệu Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt tỉnh sơn la

.PDF
66
540
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÙI THỊ TUYẾT SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH SƠN LA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÙI THỊ TUYẾT SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Địa lí kinh tế - xã hội KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Đỗ Thúy Mùi SƠN LA, NĂM 2015 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo – Tiến sĩ: Đỗ Thúy Mùi, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn các cô chú trong Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Thư viện tỉnh Sơn La; các thầy cô trong khoa Sử - Địa, Thư viện trường Đại học Tây Bắc… đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp tài liệu trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè trong tập thể lớp K52 - Đại học sư phạm Địa lí đã ủng hộ, giúp đỡ em trong thời gian qua. Đề tài chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 05 năm 2015 Tác giả Bùi Thị Tuyết MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài ............................................................ 2 3. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5 5. Đóng góp của đề tài........................................................................................... 6 6. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 6 NỘI DUNG........................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH SƠN LA ................................................................................................................ 7 1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ ..................................................................... 7 1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................................ 8 1.2.1. Địa hình ....................................................................................................... 8 1.2.2. Khí hậu ......................................................................................................... 9 1.2.3. Đất trồng ...................................................................................................... 9 1.2.4. Thủy văn .................................................................................................... 12 1.2.5. Tài nguyên sinh vật ................................................................................... 13 1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 14 1.3.1. Dân cư, dân tộc và nguồn lao động ........................................................... 14 1.3.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật ....................................................... 15 1.3.3. Chính sách phát triển kinh tế..................................................................... 18 1.3.4. Nguồn vốn đầu tư ...................................................................................... 19 Tiểu kết chương 1................................................................................................ 20 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH SƠN LA ....................................................................... 21 2.1. Khái quát chung về ngành trồng trọt ............................................................ 21 2.2. Cây lương thực ............................................................................................. 22 2.2.1. Khái quát chung về cây lương thực .......................................................... 22 2.2.2. Một số loại cây lương thực chính.............................................................. 22 2.3. Cây công nghiệp ........................................................................................... 29 2.3.1. Khái quát chung về cây công nghiệp ........................................................ 29 2.3.2. Cây công nghiệp hàng năm ....................................................................... 29 2.3.3. Cây công nghiệp lâu năm .......................................................................... 32 2.4. Cây ăn quả .................................................................................................... 39 Tiểu kết chương 2................................................................................................ 40 CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH SƠN LA ....................................................................... 41 3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển ............................................... 41 3.1.1. Quan điểm phát triển ................................................................................. 41 3.1.2. Mục tiêu phát triển .................................................................................... 41 3.1.3. Định hướng phát triển ngành trồng trọt .................................................... 42 3.2. Giải pháp phát triển ngành trồng trọt .......................................................... 47 3.2.1. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực............................................................. 47 3.2.2. Củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp ................................................................................................. 48 3.2.3. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ........................................... 49 3.2.4. Phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ........................ 50 3.2.5. Giải pháp về chính sách phát triển nông nghiệp ....................................... 50 3.2.6. Giải pháp về mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm .. 51 3.2.7. Giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường .................................................................................................................. 52 3.2.8. Giải pháp khác ........................................................................................... 52 Tiểu kết chương 3................................................................................................ 52 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT ĐỌC LÀ CHỮ VIẾT 1 CHDCND Lào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 2 GDP Tổng sản phẩm quốc dân 3 GS.TS Giáo sư tiến sĩ 4 HĐND Hội đồng nhân dân 5 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 6 NXB ĐHSP Nhà xuất bản Đại học sư phạm 7 PGS.TS Phó giáo sư tiến sĩ 8 RVAC Rừng – Vườn – Ao – Chuồng 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 VAC Vườn – Ao – Chuồng DANH MỤC CÁC BẢNG STT BẢNG TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 1.1 Hiện trạng sử dụng đất Sơn La năm 2012 11 2 Bảng 2.1 Diện tích các loại cây trồng giai đoạn 2000 – 2011 21 3 Bảng 2.2 Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt tỉnh Sơn La 22 giai đoạn 2000 – 2012 4 Bảng 2.3 Diện tích và sản lượng ngô phân bố theo huyện, thị, thành 23 phố giai đoạn 2000 – 2012 5 Bảng 2.4 Diện tích và sản lượng sắn, khoai lang tỉnh Sơn La giai 27 đoạn 2000 – 2012 6 Bảng 2.5 Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm 29 giai đoạn 2000 – 2012 7 Bảng 2.6 Diện tích và sản lượng cà phê phân bố theo huyện, thị, 35 thành phố năm 2012 8 Bảng 2.7 Diện tích thí điểm cây cao su phân theo các huyện năm 36 2012 9 Bảng 2.8 Diện tích và sản lượng một số loại cây ăn quả giai đoạn 2000 – 2012 38 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT 1 BIỂU Biểu đồ Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng lúa tỉnh Sơn La 2.1 2 4 5 25 31 giai đoạn 2000 – 2012 Biểu đồ Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng cà phê tỉnh Sơn La 2.5 24 giai đoạn 2000 – 2012 Biểu đồ Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng chè tỉnh Sơn La 2.4 23 đoạn 2000 – 2012 Biểu đồ Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng ngô tỉnh Sơn La 2.3 TRANG giai đoạn 2000 – 2012 Biểu đồ Biểu đồ thể hiện năng suất lúa cả năm tỉnh Sơn La giai 2.2 3 TÊN BIỂU ĐỒ ĐỒ giai đoạn 2000 – 2012 DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ Bản đồ 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La 33 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trồng trọt là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Ngoài cung cấp lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người, trồng trọt còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Trong những năm gần đây, tuy nền kinh tế đã phát triển theo hướng hiện đại, nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong GDP của cả nước. Hiện nay tỉ trọng của ngành nông nghiệp nói chung có xu hướng giảm trong cơ cấu kinh tế. Đây là xu thế tất yếu, phản ánh trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội. Mặc dù vậy, ngành trồng trọt vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cũng như cả nước, ngành trồng trọt ở Sơn La có vai trò quan trọng đóng góp giá trị GDP cao, cung cấp lương thực - thực phẩm cho nhân dân, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, cung cấp sản phẩm hàng hóa cho nhiều vùng trong cả nước. Sơn La là một tỉnh miền núi nằm ở phía tây bắc của nước ta với tổng diện tích là 14,055 km2 với dân số năm 2013 là 1150,5 nghìn người. Đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình, đất đai phong phú đã tạo nhiều thuận lợi trong việc canh tác, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, thuận lợi cho việc chuyên canh các loại cây, nhất là cây công nghiệp. Đặc biệt ở đây có lực lượng lao động dồi dào, nhân dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng lúa, ngô, chè, cà phê. Ngành trồng trọt đã và đang góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, góp phần tận dụng những lợi thế sẵn có của từng vùng. Tuy nhiên, ngành trồng trọt vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Việc canh tác còn gặp nhiều khó khăn nhất là các hiện tượng thiên nhiên bất lợi như sương muối, mưa đá, gió phơn,... gây thiệt hại lớn trong sản xuất. Để khai thác được những thế mạnh về tự nhiên và nhân văn phát triển ngành trồng trọt, giúp cho Sơn La xóa đói giảm nghèo và phát triển nông nghiệp bền vững, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt tỉnh Sơn La”. 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở đánh giá tiềm năng về tự nhiên và kinh tế - xã hội, phân tích thực trạng phát triển và phân bố ngành trồng trọt, đề tài đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển ngành trồng trọt ở tỉnh Sơn La. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ cụ thể là: - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến ngành trồng trọt tỉnh Sơn La. - Nghiên cứu thực trạng phát triển và phân bố ngành trồng trọt tỉnh Sơn La. - Đề xuất một số phương hướng cho sự phát triển ngành trồng trọt tỉnh Sơn La. 2.3. Giới hạn và phạm vi đề tài - Về nội dung: nghiên cứu về ngành trồng trọt, trọng tâm là cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả. - Về không gian nghiên cứu: nghiên cứu về sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt trên phạm vi toàn tỉnh, bao gồm 12 đơn vị hành chính: TP.Sơn La và 11 huyện: Bắc Yên, Mai Sơn, Mường La, Mộc Châu, Vân Hồ, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Phù Yên, Sông Mã, Sốp Cộp, Yên Châu. - Về thời gian nghiên cứu: sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt tỉnh Sơn La giai đoạn từ năm 2000 – 2012 và đề xuất giải pháp đến năm 2030. 3. Lịch sử nghiên cứu Nông nghiệp là ngành cổ xưa của nhân loại, bởi thế ngành nông nghiệp và địa lý ngành nông nghiệp đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Mỗi tác giả lại quan tâm nghiên cứu đến các vấn đề nội dung khác nhau. Có tác giả quan tâm đến vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp; có những tác giả nghiên cứu lý thuyết cung cầu trong nông nghiệp; có tác giả nghiên cứu, đánh giá về sự phát triển nông nghiệp trên thế giới, nông nghiệp của từng quốc gia, từng địa phương. Có tác giả lại nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Trong những năm gần đây, một số tác giả lại quan tâm nghiên cứu đến những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp. Có thể nói, các công trình nghiên cứu về ngành nông nghiệp ngày càng phong phú và toàn diện hơn. Một số công trình có giá trị lớn như: Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 2 do PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ chủ biên, Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam do GS.TS. Lê Thông chủ biên, Địa lý kinh tế xã - hội Việt Nam do GS.TS. Đỗ Thị Minh Đức chủ biên, địa lý ngành Nông – Lâm – Thủy sản Việt Nam do PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ và GS.TS. Lê Thông đồng chủ biên, giáo trình kinh tế nông nghiệp của tác giả Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng và Kinh tế nông nghiệp của Phạm Đình Vân, Đỗ Thị Kim Chung…. Trong Địa lý kinh tế - xã hội đại cương do PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ chủ biên, phần 2 tác giả đã đề cập về địa lý các ngành kinh tế trong đó có ngành nông nghiệp. Tác giả cũng đã đề cập đến những vấn đề lí luận chung về ngành nông nghiệp như vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp. Tác giả phân tích, đánh giá sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp trên thế giới, đồng thời, mỗi phần tác giả có liên hệ đến thực tiễn của Việt Nam. Trong cuốn địa lý ngành Nông – Lâm – Thủy sản Việt Nam do PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ và GS.TS. Lê Thông đồng chủ biên, NXBĐHSP năm 2012, tác giả đã đề cập đến 3 nội dung chính là cơ sở lí luận về địa lý Nông – Lâm – Thủy sản, địa lý ngành Nông – Lâm – Thủy sản Việt Nam, các vùng nông nghiệp Việt Nam. Phần cơ sở lí luận về địa lý Nông – Lâm – Thủy sản nói chung, tác giả đã tổng quan về quan niệm, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp. Phần địa lý các ngành Nông – Lâm – Thủy sản Việt Nam tác giả đã đề cập đến tổng quan địa lý ngành Nông lâm ngư nghiệp, địa lý ngành nông nghiệp, địa lý ngành lâm nghiệp, địa lý ngành thủy sản, phần địa lý các vùng nông nghiệp tác giả đã trình bày 7 vùng nông nghiệp Việt Nam. Địa lý kinh tế xã - hội Việt Nam của tác giả GS.TS. Lê Thông cũng đã đề cập đến ngành Nông – Lâm – Thủy sản trong chương 2 tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế chủ yếu ở Việt Nam. Trong phần này các tác giả đã đề những vấn đề lí luận chung như vai trò ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, các nhân tố chủ yếu tác động đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, đặc điểm nông nghiệp. Tác giả cũng đã đề cập đến địa lý các ngành nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam. 3 Trong Địa lý kinh tế xã - hội Việt Nam của GS.TS. Đỗ Thị Minh Đức, Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam, Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam của GS.TS. Lê Thông cũng đã đề cập đến sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam, của các tỉnh thành trên cả nước. Những vấn đề mà các tác giả đề cập giúp cho các thế hệ học sinh, sinh viên và những người nghiên cứu về Địa lý có cái nhìn khái quát về sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam. Ở từng địa phương cũng có nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu về ngành nông nghiệp. Các tác giả đã phân tích các điều kiện để phát triển ngành nông nghiệp, thực trạng phát triển và phân bố các ngành nông nghiệp của các địa phương. Ngoài ra, địa lý nông nghiệp của địa phương cũng có nhiều học viên cao học nghiên cứu. Năm 2005, tác giả Bùi Thị Liên nghiên cứu Địa lý nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, năm 2006 tác giả Trịnh Văn Thơm đã nghiên cứu địa lý nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Năm 2007, tác giả Ngô Anh Tuấn nghiên cứu Địa lý nông – lâm - ngư nghiệp Nghệ An, năm 2009 tác giả Hoàng Thị Việt Hà nghiên cứu Địa lý nông nghiệp Đồng Tháp. Mỗi tác giả nghiên cứu địa lý nông nghiệp ở các tỉnh thành khác nhau. Mỗi tỉnh có những thế mạnh, có sự phát triển nông nghiệp riêng. Các đề tài luận văn đó đã giúp cho tác giả có cách nhìn, cách phân tích cụ thể để áp dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ở tỉnh Sơn La cũng đã có một số công trình nghiên cứu về ngành nông nghiệp ở từng giai đoạn cụ thể. Năm 2003, tác giả Đặng Thị Nhuần đã đánh giá về ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La đến giai đoạn 2003, năm 2009 tác giả Tòng Thị Quỳnh Hương trong đề tài luận văn Thạc sỹ cũng đã phân tích các nhân tố 5 ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp, thực trạng phát triển nông nghiệp và những định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La đến năm 2020. Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn, nhưng có liên quan đến ngành nông nghiệp Sơn La như đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc thời kỳ 1996 - 2010” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hay đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ tổ chức lãnh thổ và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế xã hội vùng 4 Tây Bắc dưới tác động của thủy điện Sơn La” của Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các công trình nghiên cứu đã đánh giá được những tiềm năng để phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La. Trong đề tài này, tác giả sẽ phân tích đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển và phân bố ngành trồng trọt của tỉnh Sơn La đến năm 2012, đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển ngành trồng trọt của tỉnh đến năm 2030 giúp cho Sơn La phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu - Thu thập thông tin tài liệu là bước đầu của quá trình nghiên cứu đề tài. Trồng trọt là vấn đề đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả dựa trên những phương diện, khía cạnh khác nhau. Các thông tin, dữ liệu từ các công trình nghiên cứu đó ở trên báo chí, các trang web sẽ giúp cho nhóm đề tài có được cái nhìn tổng quát, toàn diện đầy đủ nhất về vấn đề nghiên cứu. Từ đó có thể phân tích, tổng hợp xây dựng đề tài với nội dung chính xác nhất, khoa học nhất. - Xuất phát từ những nguồn tài liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu đề tài, chọn lọc ra những nội dung cơ bản để phân tích. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được việc tổng hợp sẽ giúp chúng ta có một tài liệu toàn diện và khái quát vấn đề nghiên cứu. 4.2. Phương pháp biểu đồ, bản đồ Đây là phương pháp rất đặc trưng của khoa học địa lí, thể hiện đối tượng trực quan, sinh động và khoa học. Việc phân tích các biểu đồ về kinh tế và các bản đồ chứng minh cho các nhận định và phân tích các vấn đề phát triển kinh tế là hết sức cần thiết. Đề tài nghiên cứu đã vận dụng phương pháp biểu đồ, xây dựng được một số biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu trong ngành trồng trọt Sơn La; sử dụng phương pháp bản đồ xây dựng bản đồ hành chính Sơn La phục vụ trong quá trình nghiên cứu. 4.3. Phương pháp thực địa Nghiên cứu đề tài “Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt tỉnh Sơn La” cũng gắn liền với nghiên cứu thực địa. Công tác điều tra, ghi chép, mô tả, chụp ảnh tư liệu về các điều kiện là rất cần thiết. Các điều kiện kinh tế, môi trường hiện nay 5 trong tỉnh sẽ giúp chúng ta có những hiểu biết sâu sắc, nhận định đúng đắn hơn về tiềm năng và thực trạng của ngành trồng trọt và tác động của nó lên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, đồng thời các giải pháp đề xuất không xa rời với thực tế. 5. Đóng góp của đề tài Đề tài hoàn thành sẽ có một số đóng góp cơ bản sau: - Kế thừa, bổ sung và cập nhật những vấn đề lí luận về địa lí nông nghiệp; - Phân tích, đánh giá được các thế mạnh về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Sơn La; - Đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố ngành trồng trọt tỉnh Sơn La; - Đề xuất được một số giải pháp để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Sơn La. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1: Tiềm năng phát triển ngành trồng trọt tỉnh Sơn La; Chương 2: Thực trạng phát triển và phân bố ngành trồng trọt tỉnh Sơn La; Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển ngành trồng trọt tỉnh Sơn La. 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH SƠN LA 1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Sơn La là một tỉnh miền núi nằm ở phía tây bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 14.055 km2, chiếm 4,27% tổng diện tích của nước ta, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố của cả nước. Sơn La có hệ tọa độ địa lí từ 20˚39’ đến 22˚02’ vĩ độ bắc và từ 103˚11’ đến 105˚02’ kinh độ đông. Sơn La giáp với tỉnh Yên Bái ở phía bắc; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và CHDCND Lào; phía đông giáp với tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình; phía tây bắc giáp với tỉnh Lai Châu, Điện Biên. Sơn La có đường biên giới với Lào là 250 km và giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km, cách thủ đô Hà Nội 300 km. Với vị trí tiếp giáp này, thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh khác và nước bạn Lào. Việc thông thương giao lưu buôn bán ra nước ngoài phải nhờ vào hệ thống đường bộ và đường sông nên còn gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu thống kê Sơn La tính đến hết ngày 31/12/2012, Sơn La có một thành phố trực thuộc tỉnh, 10 huyện với 7 phường, 9 thị trấn và 188 đơn vị cấp xã. Cụ thể: Thành phố Sơn La trực thuộc tỉnh, với 10 huyện: Yên Châu, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Bắc Yên, Phù Yên, Mường La, Thuận Châu, Sốp Cộp, Mai Sơn, Mộc Châu. Hiện nay Mộc Châu đã được tách thành 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ. Tỉnh Sơn La nằm trên trục quốc lộ 6 Hà Nội – Sơn La – Điện Biên - Lai Châu, cùng với đó vị trí tiếp giáp Lào và các tỉnh bạn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương trao đổi hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp rất thuận lợi. Với vị trí địa lí như vậy, tỉnh Sơn La trở thành một trọng điểm về phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của vùng tây bắc. Điều này đặt ra cho tỉnh Sơn La phải phát triển kinh tế tương xứng với tiềm năng của tỉnh để hội nhập với nền kinh tế chung của cả nước cũng như trong khu vực. Tuy nhiên, Sơn La là tỉnh nằm sâu trong lục địa, có biên giới tiếp với nước Lào, cách xa các trung tâm công nghiệp lớn, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, do đó gây khó khăn cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 7 1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.2.1. Địa hình Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, độ cao trung bình từ 600 – 700 m. Trên 80% tổng số diện tích tự nhiên có độ dốc từ 25º trở lên. Địa hình lãnh thổ phân bố rất phức tạp, mức độ chia cắt ngang và chia cắt sâu khá mạnh bởi các dãy núi cao, thung lũng rộng và 2 cao nguyên lớn: cao nguyên Sơn La - Nà Sản và cao nguyên Mộc Châu nối tiếp nhau, chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Các dãy núi cao liên tiếp bắt đầu từ huyện Quỳnh Nhai qua Mường La đến Bắc Yên và kết thúc ở huyện Phù Yên với độ cao trung bình là 2000 m. Phía tây là dãy núi Pu Sam Sao bắt đầu từ đỉnh Pu Sam Sao đến Mường Lang (Sông Mã) độ cao trung bình từ 1200 m – 1500 m, đỉnh cao nhất là Pu Sam Sao 1925 m làm thành biên giới tự nhiên giữa 2 nước Việt - Lào. Giữa tỉnh là dãy núi chạy dài từ Thuận Châu kéo qua Mai Sơn, Yên Châu đến giáp Hòa Bình với độ cao trung bình 1000 m – 1500 m, đỉnh cao nhất là Khao Lanh cao 1500 m từ dãy núi chính có những dãy núi nhỏ chạy theo hướng gần như vuông góc với dãy núi chính làm cho địa hình vốn đã bị chia cắt lại càng bị chia cắt thêm. Sự chia cắt này tạo cho Sơn La có nhiều kiểu khí hậu, nhiều thung lũng và nhiều cánh đồng phân tán nhỏ hẹp. Sơn La có 2 cao nguyên tương đối bằng phẳng: cao nguyên Sơn La - Nà Sản và cao nguyên Mộc Châu nối tiếp nhau trải dài theo chiều dài của tỉnh và là đường phân thủy giữa sông Đà và sông Mã. Cao nguyên Sơn La - Nà Sản dài 100 km từ Thuận Châu đến Yên Châu, rộng 25 km, độ cao trung bình từ 500 m – 700 m. Cao nguyên Mộc Châu dài 80 km bắt đầu từ huyện Yên Châu đến suối Rút tỉnh Hòa Bình, rộng 25 km, độ cao trung bình từ 800 m – 1000 m. Địa hình hai cao nguyên này thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn. Các dạng địa hình ở chân núi, sườn núi nơi có độ dốc không lớn có thể sản xuất nông nghiệp như trồng ngô, đậu tương và các cây hoa màu khác. Tuy nhiên, địa hình chủ yếu là đồi núi, có độ chia cắt mạnh đã làm cho khí hậu có sự phân hóa phức tạp, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Có nhiều dạng thời tiết bất lợi như: sương muối, sương giá, giá rét kéo dài… Độ che phủ rừng ngày càng thấp nên làm cho quá trình xói mòn, lũ lụt, sạt lở diễn ra thường xuyên nhất là về mùa mưa lũ, làm giảm đi chất dinh dưỡng, các chất khoáng trong đất, làm cho đất trở nên xấu và bạc màu, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển nông nghiệp. 8 1.2.2. Khí hậu Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh khô và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu. Khí hậu của Sơn La có những nét đặc thù riêng. Nhờ dãy núi Hoàng Liên Sơn chắn gió nên gió mùa đông bắc cùng với các frông cực đới không ảnh hưởng trực tiếp đến lãnh thổ. Vì vậy, đặc điểm quan trọng nhất của khí hậu Sơn La là có một mùa đông tương đối ấm và suốt mùa đều có tình trạng khô hanh điển hình của khí hậu gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC. Số giờ nắng trung bình khoảng 1956 giờ/năm. Lượng mưa trung bình năm từ 1200mm - 1600mm và đang có xu hướng giảm xuống, số ngày mưa trung bình khoảng 123 ngày/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông mưa ít chiếm khoảng 10%, độ ẩm không khí bình quân là 81%. Những năm gần đây nhiệt độ không khí trung bình năm có xu hướng tăng hơn các năm trước từ 0,5ºC - 0,6ºC. Lượng mưa có xu hướng giảm xuống, như ở thành phố Sơn La từ 1455mm xuống còn 1402mm, huyện Mộc Châu từ 1730mm xuống còn 1563mm. Đặc điểm khí hậu của tỉnh cho phép phát triển nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú, đa dạng, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Vùng cao nguyên Mộc Châu rất thích hợp với cây trồng vật nuôi ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây trồng nhiệt đới xanh quanh năm. Tuy nhiên, Sơn La là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như sương muối, mỗi năm thường từ 1 - 3 ngày và một số thiên tai khác như mưa đá, lũ quét, sạt lở…Tình trạng khô hạn kéo dài trong mùa đông làm cho việc tăng vụ gặp khó khăn, cộng thêm gió tây nam khô nóng vào cuối tháng mùa khô và bắt đầu mùa mưa (tháng 3 - 4) gây khó khăn cho việc sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống con người. 1.2.3. Đất trồng 1.2.3.1. Các loại đất chính Sơn La có nhiều nhóm đất khác nhau. Mỗi loại đất lại thích hợp với một loại cây trồng. Nhìn chung, có thể chia thành các nhóm sau:  Nhóm đất feralit điển hình vùng nhiệt đới ẩm: - Đất feralit đỏ vàng, nâu tím trên đá sét chiếm diện tích 241.252 ha chiếm 17,08% tổng diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới nặng đến trung bình, mùn từ 9 trung bình đến nghèo, tầng đất dày từ 50 cm – 100 cm, đất chặt nên hạn chế xói mòn, rửa trôi, giữ được ẩm. Đất này phân bố nhiều phân bố nhiều ở Sốp Cộp, Sông Mã, Thuận Châu, Quỳnh Nhai. - Đất feralit vàng nhạt trên đá cát với diện tích là 241.291 ha chiếm 17,08%, có thành phần cơ giới nhẹ, mùn ít, tầng đất dày trên 50 cm, đất tơi xốp nhưng khô và rời rạc, dễ bị xói mòn rửa trôi. Phân bố chủ yếu ở Quỳnh Nhai, Sông Mã, Mộc Châu. - Đất feralit màu vàng trên đá macma axit có diện tích 70.790 ha chiếm 5,01% tổng diện tích tự nhiên. Thành phần cơ giới trung bình, tầng đất dày trên 50 cm, đất này phân bố ở Mường La, Sông Mã, Bắc Yên. - Đất feralit nâu đỏ, nâu vàng trên đá vôi với diện tích 82.426 ha chiếm 5,84% tổng diện tích tự nhiên. Thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, mùn trung bình thuộc loại đất tốt, tầng đất dày từ 50 cm – 80 cm, phân bố hầu hết ở các huyện và tập trung nhiều ở Mai Sơn, Mộc Châu, Phù Yên. - Đất feralit đỏ vàng trên đá biến chất với diện tích 125.806 ha chiếm 8,91% tổng diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới trung bình, tầng đất dày trên 50 cm, hàm lượng mùn trung bình, phân bố chủ yếu ở Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên. - Đất feralit nâu đỏ, nâu vàng trên đá macma trung tính và basic với diện tích là 115.882 ha chiếm 8,2%. Thành phần cơ giới trung bình đến nặng, độ sâu tầng đất từ mỏng đến dày, hàm lượng mùn từ ít đến trung bình, phân bố nhiều ở các huyện Mộc Châu, Thuận Châu, Sông Mã. - Đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ có diện tích là 720 ha. Nhóm đất phù sa sông suối với diện tích là 5.080 ha chủ yếu ở dọc hai bên bờ Sông Đà, sông Mã và các con suối lớn. Thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, giàu chất dinh dưỡng, tầng đất từ trung bình đến sâu.  Nhóm đất đen: Đất có thành phần cơ giới nhẹ, mùn nhiều, độ sâu tầng đất từ mỏng đến trung bình. Phân bố chủ yếu ở Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Sông Mã và ven các sông suối.  Nhóm đất feralit mùn trên núi: Diện tích 380.466 ha, nhóm đất này phân bố ở độ cao từ 900 m - 1.800 m, có ở hầu hết các huyện thị trong tỉnh. Tầng đất từ mỏng đến trung bình, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, mùn nhiều gồm các loại đất chính sau: - Đất mùn nâu đỏ, nâu vàng trên đá macma trung tính và basic, diện tích 20.242 ha 10 - Đất mùn nâu đỏ trên đá vôi diện tích 45.544 ha - Đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất diện tích 110.470 ha - Đất mùn đỏ vàng trên đá sét diện tích 61.288 ha - Đất mùn đỏ vàng trên đá macma axit diện tích 77.968 ha - Đất mùn vàng nhạt trên đá cát diện tích 64.954 ha - Đất mùn trên núi cao diện tích 29.978 ha, phân bố ở độ cao 1.800 m trở lên, đất này có chủ yếu ở Mường La, Phù Yên. Ngoài ra còn có các loại đất khác như đất feralit biến đổi do trồng lúa, đất thung lũng, đất sông suối, núi đá... 117.360 ha. Đất ở Sơn La có độ dày tương đối khá: Đất có độ dày từ 50 cm trở lên chiếm 69,6% và dưới 50 cm chiếm 30,4%. Do đa phần đất nằm trên độ dốc lớn nên cần chú trọng các biện pháp bảo vệ đất hạn chế rửa trôi xói mòn. 1.2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất Sơn La năm 2012 Tổng số (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 1417444,00 100,00 Đất nông nghiệp 923943,79 65,19 Đất phi nông nghiệp 67803,05 4,78 Đất chưa sử dụng 425697,16 30,03 Hiện trạng (Nguồn: [2])  Nhóm đất nông nghiệp: diện tích đất nông nghiệp 923943,79 ha chiếm 65,19 % tổng diện tích tự nhiên, gồm các loại đất chính sau : - Đất sản xuất nông nghiệp có 287251,61 ha chiếm 31,08% diện tích đất nông nghiệp, trong đó đất trồng cây hàng năm 245952,83 ha chiếm 85,62%, đất trồng cây lâu năm (cây công nghiệp, cây ăn quả) 41298,78 ha chiếm 14,38%. - Đất lâm nghiệp có rừng 633717,08 ha chiếm 68,59% diện tích đất nông nghiệp, trong đó rừng sản xuất 183031,85 ha; rừng phòng hộ là 402592,46 ha; rừng đặc dụng 48092,77 ha. - Đất nuôi trồng thủy sản 2833,58 ha chiếm 0,31% diện tích đất nông nghiệp. - Đất nông nghiệp khác 141,52 ha chiếm 0,02% diện tích này được sử dụng làm vườn ươm, trại thực nghiệm… 11  Nhóm đất phi nông nghiệp: diện tích đất phi nông nghiệp 67803,05 ha chiếm 4,78%, chủ yếu đất để ở và có mục đích công cộng,…  Nhóm đất chưa sử dụng của Sơn La hiện còn 425697,16 ha chiếm 30,03% tổng diện tích tự nhiên trong đó đất đồi núi chưa sử dụng 382963,40 ha chiếm 89,96% diện tích đất chưa sử dụng. Cần khai thác sử dụng diện tích đất này để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. 1.2.4. Thủy văn 1.2.4.1. Nguồn nước mặt Sơn La có mật độ sông suối khá dày đặc, khoảng 1,2 - 1,8 km/km2 nhưng phân bố không đều giữa các vùng. Các sông chính đều chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Về thủy chế các sông suối có một mùa lũ và một mùa cạn rõ nét. Mùa lũ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 nhưng diễn ra sớm hơn ở các nhánh ở thượng lưu và muộn hơn ở hạ lưu, có đến 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm tập trung trong mùa lũ này. Mùa cạn kéo dài từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Sơn La có đến 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực của 2 con sông chính là sông Đà và sông Mã. Sông Đà chảy qua Sơn La dài 253 km diện tích lưu vực là 9874 km2, sông Mã chảy qua Sơn La dài 93 km có diện tích lưu vực 3978 km2. Tuy nhiên, phần lớn mặt nước sông suối ở Sơn La lại thấp hơn mặt bằng canh tác và khu dân cư khá lớn nên đã hạn chế nhiều tới khả năng khai thác phục vụ cho sản xuất và đời sống. Đại bộ phận sông suối ở Sơn La có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên tiềm năng thủy điện khá lớn. Sơn La có trên 70 hồ thủy điện vừa và nhỏ, nhiều hồ chứa như hồ Bản Mòng, Lái Bay, Keo Bắc… đây là nguồn nước quan trọng cung cấp nước phục vụ đời sống, sản xuất của người dân nhất là trong mùa khô. Đặc biệt, ở hệ thống sông Đà có thủy điện Sơn La với công suất là 2400MW đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh và của cả nước. Tổng lượng nước mặt hàng năm của Sơn La vào khoảng 19 tỷ m3, nhưng do tỉ lệ rừng bị tàn phá nặng nề, độ che phủ năm 2000 là 25,1%, 2011 đạt 44,7% nên khả năng điều tiết nước giữa 2 mùa trở nên cực đoan. Mùa khô phần lớn nước sông cạn, mùa mưa tập trung nước nhanh với cường độ lớn thường gây lũ quét gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống con người. 1.2.4.2. Nguồn nước ngầm Nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh tồn tại dưới 2 dạng chủ yếu: 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan