Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Sự phát triển của thai kỳ: tuần thứ 23...

Tài liệu Sự phát triển của thai kỳ: tuần thứ 23

.PDF
3
160
55

Mô tả:

Sự phát triển của thai kỳ: tuần thứ 23 Thai nhi 23 tuần tuổi trong quá trình phát triển, bé đã nặng chừng 600g, não và các gai vị giác phát triển, phổi hình thành các nhánh trong cây hô hấp. Đây là thời điểm thích hợp để mẹ thực hiện các xét nghiệm đường huyết GCT. 1. Bé sẽ phát triển như thế nào Ở tuần thứ 23 các nhánh cây hô hấp của bé đang hình thành Tuần thứ 23 trong thai kỳ, bé vẫn đang phát triển đều đặn, đạt chiều dài 30cm và nặng khoảng 600g, cỡ một quả bắp ngô lớn. Bé tăng thêm khoảng 110g so với tuần trước. Cơ thể của bé đang phát triển cân đối và bé sẽ bắt đầu đầy đặn lên. Não và các gai vị giác của bé phát triển nhanh chóng. Đồng thời, phổi của bé đang hình thành các “nhánh” của “cây” hô hấp và các tế bào sản xuất surfactant, một chất giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Da của bé vẫn mỏng và trong suốt nhưng sẽ sớm thay đổi. 2. Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao Trong vài tuần qua, phần chóp tử cung của bạn đã vượt cao hơn rốn và hiện có kích thước của một quả bóng đá. Hầu hết các thai phụ thực hiện xét nghiệm đường huyết GCT trong khoảng thời gian từ lúc này đến khi thai được 28 tuần. Xét nghiệm này nhằm kiểm tra “tiểu đường thai kỳ”, tình trạng lượng đường trong máu cao khi mang thai. Mẹ bầu nên đi làm xét nghiệm tiểu đường từ tuần này Tiểu đường nếu không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ khó sinh thường hoặc phải mổ lấy thai do bé sẽ phát triển quá lớn, nhất là ở phần trên cơ thể. Nó cũng làm tăng nguy cơ các biến chứng ở trẻ như hạ đường huyết ngay sau sinh. Kết quả xét nghiệm dương tính sẽ không có nghĩa là bạn bị tiểu đường thai kỳ, mà bạn sẽ cần làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose GTT sau đó để biết chắc chắn. 3. Nên làm gì trong tuần này Thực hiện các kế hoạch cải thiện nhà cửa. Cùng chồng xem xét những gì bạn muốn sắp đặt trong nhà trước khi bé chào đời. Hãy để chồng bạn thực hiện chúng vì bạn không nên tiếp xúc với hóa chất hoặc lên xuống cầu thang nhiều. Tham khảo một số việc bạn có thể lên danh sách nhé:   Chuẩn bị phòng cho bé, chọn màu sơn, giấy dán tường, treo rèm, chùm trang trí, lắp các vật dụng mới. Sửa chữa hoặc tháo bỏ những đồ vật, thiết bị hư gãy.  Lắp đặt hoặc kiểm tra thiết bị báo cháy, bình chữa cháy, thiết lập đường thoát hiểm khi có hỏa hoạn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng