Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự phát triển của kinh tế tiểu thủ công nghiệp làng đồng kỵ tỉnh bắc ninh từ năm...

Tài liệu Sự phát triển của kinh tế tiểu thủ công nghiệp làng đồng kỵ tỉnh bắc ninh từ năm 1986 đến năm 2015

.PDF
87
262
118

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ MINH LÝ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP LÀNG ĐỒNG KỴ, TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN ĐỨC CƯỜNG HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: Sự phát triển của kinh tế tiểu thủ công nghiệp làng Đồng Kỵ tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2015. Tôi xin cam đoan đây là kết quả của quá trình làm việc nghiêm túc và khoa học của bản thân tôi dựa trên những nguồn tài liệu tin cậy và có tham khảo các bài viết của các tác gả đi trước. Hà Nội, ngày 20/07/2016 Học viên Nguyễn Thị Minh Lý MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: LÀNG ĐỒNG KỴ: CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP ....................................................... 8 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tư nhiên .............................................................. 8 1.2. Truyền thống lịch sử văn hóa và điều kiện dân cư .................................. 10 1.3. Một số hoạt động kinh tế của làng Đồng Kỵ trước năm 1986 ................. 18 Chương 2: LÀNG ĐỒNG KỴ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015 .................................... 28 2.1. Bối cảnh.................................................................................................... 28 2.2. Hoạt động sản xuất ................................................................................... 35 2.3. Hoạt động kinh doanh .............................................................................. 45 2.4. Một số nhận xét đánh giá ......................................................................... 50 Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT ............................................................... 55 3.1. Thành tựu ................................................................................................. 55 3.2. Hạn chế..................................................................................................... 64 3.3. Phương hướng phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp làng Đồng Kỵ .... 66 KẾT LUẬN .................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển kinh tế - xã hội theo quan điểm đổi mới ở Việt Nam là quá trình giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng, động viên và tạo mọi điều kiện cho con người Việt Nam phát huy ý chí tự lực tự cường trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình và quê hương. Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh con người và vì con người. Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, trong đó coi phát triển kinh tế là cơ sở để thực hiện chính sách xã hội và thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững. Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng của miền Bắc Việt Nam. Bắc Ninh nổi tiếng là vùng đất “văn vật”, “địa linh nhân kiệt” và là một địa phương có hơn 60 làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm như: tranh Đông Hồ, giấy Phong Khê, đồ đồng Đại Bái, rèn Đa Hội, đồ gốm Phù Lãng, đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê, Đồng Kỵ (Đồng Quang), Hương Mạc… Trong số đó có một số sản phẩm từ nhiều trăm năm nay được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Làng Đồng Kỵ là một làng cổ nằm bên dòng sông Ngũ Huyện Khê thơ mộng thuộc vùng đất Kinh Bắc. Làng Đồng Kỵ nằm ở ngã ba giữa Hà Nội, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh xưa; nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Kinh thành Thăng Long và là phên dậu, hàng rào sự phát triển của thủ đô cả nước. Trước năm 1986 làng Đồng Kỵ cũng như bao làng khác trong cả nước bị lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn. Từ sau khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (từ năm 1986 đến nay), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy Bắc Ninh, 1 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Từ Sơn, trong đó có làng Đồng Kỵ đã khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới. Đảng bộ huyện đã vận dụng sáng tạo chủ trương đường lối của Đảng vào hoàn cảnh thực tế của địa phương nên đã từng bước giải quyết được những khó khăn và ổn định đời sống nhân dân, tạo được những chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và thu được những thành tựu rất căn bản, tạo cơ sở nền tảng để làng Đồng Kỵ tiếp tục phát triển trong thời kỳ đổi mới. Đảng bộ nhân dân làng Đồng Kỵ đã vận dụng đường lối đổi mới của Đảng hết sức đúng đắn trong việc xây dựng và phát triển kinh tế, biểu hiện trực tiếp của việc. Cụ thể là việc xây dựng phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp trong các hộ gia đình. Biểu hiện trực tiếp của việc phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp ở làng Đồng Kỵ là phát triển nghề mộc và nghề nấu rượu, trong đó nghề mộc là chủ yếu. Để thấy được sự phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp trong sự phát triển chung của nền kinh tế huyện cũng như đất nước ở làng Đồng Kỵ nên tôi chọn đề tài: “Sự phát triển của kinh tế tiểu thủ công nghiệp làng Đồng Kỵ tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2015” làm luận văn Thạc sĩ của mình. Thông qua đề tài tôi muốn phản ánh một cách đầy đủ rõ nét nhất về quá trình phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp ở làng Đồng Kỵ 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Làng là một cộng đồng dân cư nông thôn của người Việt đã có lịch sử hàng mấy thiên niên kỉ. Nghiên cứu, tìm hiểu về làng xã ở Việt Nam được xem là đề tài quen thuộc gần gũi trong văn chương, nghệ thuật và cả trong các công trình nghiên cứu lịch sử của các nhà khoa học. 2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về làng - Làng Nguyễn - Tìm hiểu làng xã Việt Nam do Diệp Đình Hoa chủ biên, nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1990. Cuốn sách nói về sự ra đời và biến đổi của 2 làng Nguyễn Trong quá trình đấu tranh, xây dựng và phát triển về mọi mặt như văn hóa, giáo dục, kinh tế… - Một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII – XIX của Nguyễn Quang Ngọc, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, 1993. Tác phẩm đề cập đến bối cảnh kinh tế - xã hội ở Việt Nam thế kỷ XVIII – XIX và sự xuất hiện loại làng buôn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ như làng Đa Ngưu, Báo Đáp, Phù Lưu… - Ninh Hiệp truyền thống và phát triển của Tô Duy Hợp, Nhà xuất bản Chính trị, 1993. Tác phẩm tập trung nghiên cứu làng buôn vải nổi tiếng Ninh Hiệp xưa và nay. - Làng Yên Sở từ truyền thống đến hiện đại qua so sánh với nông thôn Hàn Quốc của Jeong Nam Song, 1996. Tác phẩm so sánh làng quê truyền thống ở Việt Nam với nông thôn bên Hàn Quốc, những điểm tương đồng và khác biệt. - Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội ở một xã châu thổ sông Hồng: xã Phụng Thương, Hà Tây 1945 - 1995. Luận án tiến sĩ lịch sử Việt Nam của Bùi Hồng Vạn, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 2002. - Định hướng phát triển làng xã Đồng Bằng sông Hồng ngày nay, của Tô Duy Hợp (2003), nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội. - Làng nghề truyền thống Việt Nam của Bùi Văn Vượng (2002), nhà xuất bản Văn hóa thông tin. Trình bày những nét khái quát nhất về làng nghề truyền thống ở Việt Nam. - Bảo tồn và phát triển làng nghề trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Ts Mai Thế Hởn (2003), Nhà xuất bản quốc gia. Tác phẩm chủ yếu trình bày quá trình bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. - Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa của Ts Dương Bá Phương (2001), Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 3 Có thể thấy công trình trên đã khảo sát khá toàn diện về biến đổi kinh tế - xã hội một số làng xã ở đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên do thời điểm nghiên cứu cách đây hàng chục năm nên những biến đổi làng quê thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa ít được cập nhật nghiên cứu. 2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về làng Đồng Kỵ. - Biến đổi kinh tế - văn hóa xã hội ở xã Đồng Quang (huyện Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh) từ 1954 đến nay của Nguyễn Văn Dũng, 2008, Tạp chí Khoa học Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2. Nội dung chủ yếu tác phẩm đề cập đến là quá trình biến đổi kinh tế - xã hội của xã Đồng Quang, mà làng Đồng Kỵ là một phần của xã Đồng Quang. - Biến đổi văn hóa làng Đồng Kỵ thời kỳ đổi mới của Nguyễn Văn Dũng, 2012, Văn hóa Nghệ thuật. Trình bày quá trình biến đổi văn hóa ở làng Đồng Kỵ với những điểm nổi bật trong thời kỳ đổi mới. - Chuyển biến kinh tế ở Đồng Quang (Từ Sơn – Bắc Ninh) từ sau đổi mới của Nguyễn Văn Dũng, 2012, Giáo dục lý luận. - Biến chuyển kinh tế của làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) từ 1986 đến 2010 của Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Đình Lê, 2012, Nghiên cứu lịch sử số 425. Nghiên cứu cho thấy quá trình biến đổi kinh tế ở làng Đồng Kỵ từ năm 1986 đến năm 2015 với nhiều điểm mới. - Quá trình hình thành và phát triển của một làng nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ của Nguyễn Xuân Hoản, 2007, Tạp chí Xưa và Nay, số 293. - Văn hóa truyền thống làng Đồng Kỵ của Lê Hồng Lý, 1999, Viện nghiên cứu văn hóa dân gian. Trên đây là các công trình nghiên cứu cụ thể về biến đổi kinh tế - xã hội ở Bắc Ninh nói chung và làng Đồng Kỵ nói riêng. Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu cụ thể sự phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp ở làng Đồng Kỵ. Việc nghiên cứu về vấn đề này phần nào làm rõ tác 4 dụng của việc phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp ở làng quê. Từ đó đề xuất các mô hình phát triển hợp lý kinh tế thủ công nghiệp ở nông thôn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Cũng như mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng thì lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có mối quan hệ biện chứng. Việc nghiên cứu sự phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp làng Đồng Kỵ đã phần nào làm rõ sự sáng tạo của Đảng và nhân dân ta trong công cuộc đổi mới nói chung và Đảng bộ nhân dân tỉnh Bắc Ninh nói riêng trong việc chỉ đạo phát triển ngành kinh tế tiểu thủ công nghiệp ở làng Đồng Kỵ, Từ Sơn. Đây là quyết định hết sức đúng đắn, chính vì vậy đã thu được kết quả hết sức to lớn, đáp ứng yêu cầu của làng Đồng Kỵ lúc bấy giờ. Luận văn cố gắng phác họa mô hình phát triển kinh tế - xã hội điển hình, năng động, sáng tạo, hội nhập biết tận dụng thời cơ xây dựng phát triển quê hương giàu mạnh. Đó được xem là niềm tự hào của nhân dân Đồng Kỵ, nhân dân Bắc Ninh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khái quát giới thiệu về làng Đồng Kỵ trước năm 1986 để thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc xây dựng quê hương hiện tại và tương lai. Nghiên cứu thực trạng kinh tế tiểu thủ công nghiệp ở làng Đồng Kỵ từ năm 1986 đến năm 2015. Từ đó thấy được quá trình biến đổi phát triển kinh tế cũng như vai trò, tác động của kinh tế đến xã hội của làng Đồng Kỵ. Đồng thời làm rõ những kết quả, thành tựu và đóng góp của làng Đồng Kỵ trên lĩnh vực kinh tế. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển của kinh tế tiểu thủ công nghiệp làng Đồng Kỵ tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2015. Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Làng Đồng Kỵ, phường Đồng Quang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh mà cụ thể đó là những biến đổi về kinh tế tiểu thủ công nghiệp. + Thời gian: Từ năm 1986 đến năm 2015. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả luôn đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để tìm hiểu vấn đề. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic được xác định là chủ đạo trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê xã hội học và khảo sát điền dã. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là một công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về quá trình phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp làng Đồng Kỵ. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò của các chính sách cụ thể của Đảng, nhà nước và nhân dân làng Đồng Kỵ trong việc phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp. Đề xuất các quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp làng Đồng Kỵ theo hướng bền vững, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Kết quả nghiên cứu đề tài còn là tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và học tập lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã. 6 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, cơ cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Làng Đồng Kỵ: Các điều kiện để phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp. Chương 2: Làng Đồng Kỵ phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp từ năm 1986 đến năm 2015. Chương 3: Một số nhận xét. 7 Chương 1 LÀNG ĐỒNG KỴ: CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý làng Đồng Kỵ Từ trung tâm thành phố Hà Nội theo đường quốc lộ 1A tới km 18 rẽ trái đi chừng 2km là tới làng Đồng Kỵ - xã Đồng Quang - thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh. Xã Đồng Quang tiếp giáp với thị xã Từ Sơn, nằm cạnh xã Phù Khê. Đồng Kỵ là một làng thuộc xã Đồng quang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Xã Đồng Quang có ba làng là Đồng Kỵ, Trang Liệt và làng Bính Hạ. Đồng Kỵ phía Đông Nam giáp làng Trang Liệt và làng Bính Hạ, phía Đông giáp xã Tân Hồng và thị xã Từ Sơn, phía Tây Nam giáp xã Châu Khê, phía Tây Bắc giáp xã Phù Khê, phía Đông Bắc giáp xã Đồng Nguyên, Tam Sơn. Diện tích tự nhiên của làng Đồng Kỵ là 334,29ha (2008). Đồng Kỵ nằm sát bên quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, tiếp giáp với thị xã Từ Sơn, cách thủ đô Hà Nội 17km về phía Đông, cách thành phố Bắc Ninh 12m về phía Nam, có đường 279 từ quốc lộ 1A lên vùng căn cứ cách mạng Hiệp Hòa Nhã Nam (Bắc Giang), Đại Từ (Thái Nguyên). Làng Đồng Kỵ có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phòng của khu vực. Làng Đồng Kỵ có hệ thống đường liên thôn liên xã được xây dựng khá hoàn thiện và sông Ngũ Huyện Khê nối với sông Đuống rất thuận tiện cho giao thông đi lại phục vụ đời sống sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế. Với vị trí chiến lược như đã nêu, trong thời kỳ tiền khởi nghĩa Đồng Kỵ đã trở thành căn cứ an toàn của Trung Ương và Xứ ủy Bắc Kỳ. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đây là nơi giao tranh ác liệt giữa các lực lượng xâm lược và chống xâm lược. Còn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đồng 8 Kỵ là nơi tập kết, tiếp viện cho chiến trường miền Nam, góp phần cùng nhân dân cả nước kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước đây cũng như xây dựng đất nước hiện nay, Đồng Kỵ trở thành địa phương đi đầu phát triển kinh tế - xã hội. Đồng Kỵ được mọi người trong nước biết đến với cái tên làng gỗ mỹ nghệ. Có cái tên như vậy bởi vì Đồng Kỵ đã có lịch sử phát triển lâu đời, trải qua bao thăng trầm của thời gian cũng như sự biến đổi của đất nước. Tới năm 1986, làng nghề Đồng Kỵ được phục hồi và phát triển. Hiện nay sản phẩm của làng Đồng Kỵ đang ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Đồng Kỵ có diện tích tự nhiên 340 ha. Tính tới năm 2008 toàn bộ làng Đồng Kỵ có 2832 hộ dân với số dân gần 14000 người trong đó có 6000 người đang ở độ tuổi lao động. Hiện nay Đồng Kỵ là làng có số lượng doanh nhân nhiều nhất trong toàn tỉnh với khoảng 500 giám đốc, phó giám đốc. Tốc độ phát triển ở đây đạt tới mức độ đáng kinh ngạc, doanh thu của làng nghề đạt khoảng 160 - 180 tỷ đồng/ năm, trong đó xuất khẩu chiếm 80 - 85%. Đây là một con số không nhỏ đối với một làng có kinh tế tiểu thủ công nghiệp là chủ yếu. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Về khí hậu, làng Đồng Kỵ thuộc vùng nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình ở đây hàng năm là 23,36*C. Lượng mưa trung bình 1400mm nước/năm. Về địa hình, làng Đồng Kỵ tương đối bằng phẳng, được hình thành trên trầm tích sa bồi của dòng Ngũ Huyện Khê và dòng Tiêu Tương cổ, đất đai chủ yếu là đất phù sa mầu mỡ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Địa hình, đất đai và khí hậu ở đây rất thuận lợi cho việc trồng lúa nước, rau màu, thâm canh tăng vụ. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi như trên cho phép Đồng Kỵ phát triển một nền kinh tế đa dạng, nhất là tiểu thủ công nghiệp và thương 9 nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là phát triển làng nghề truyền thống. Nhân dân Đồng Kỵ đã và đang phát huy những thế mạnh vốn có của mình để phát triển kinh tế xã hội, xây dựng mảnh đất này thành một làng quê giàu đẹp, văn minh. 1.2. Truyền thống lịch sử văn hóa và điều kiện dân cư 1.2.1. Truyền thống lịch sử - văn hóa Sự hình thành làng Đồng Kỵ Làng Đồng Kỵ, nằm ở khu vực được khẳng định là một trong những cái nôi của nền văn minh Việt Cổ. Làng Đồng Kỵ nằm giữa các di chỉ khảo cổ như: Di chỉ Bãi Tự (xã Tương Giang), có niên đại 1455  100 năm trước công nguyên, di chỉ Phù Lưu (xã Tân Hồng), Phù Chẩn có niên đại tương đương giai đoạn Đồng Đậu (1120 năm trước công nguyên), chợ Trâu (thị xã Từ Sơn)… nên chắc chắn từ khá sớm con người đã đặt chân đến đây định cư. Những di chỉ được phát hiện ở chợ Trâu (thị xã Từ Sơn), Đồng Út (Xuân Thụ, Đồng Nguyên), cho thấy vào giữa thời kỳ Đồng Thau thuộc nền văn hóa Đồng Đậu, các cụm dân cư sinh sống đã được mở rộng tới ven rừng ở Đồng Kỵ và các làng bên. Như vậy, mảnh đất này từ hàng ngàn năm về trước đã là điểm dừng chân, quần cư của dòng người Việt cổ từ vùng rừng núi phía Bắc xuống khai phá đồng bằng, khi đó còn là đầm lầy, rừng rậm. Quá quá trình đấu tranh chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống mới, dần dần cộng đồng dân cư hình thành và làng xã ra đời. Làng Đồng Kỵ tục gọi là làng Cời hay còn có tên khác là Kẻ Cời, là một làng Việt cổ xuất hiện khá sớm, theo thần phả và những ghi chép, trên cây hương ở chùa cho biết vào thời Hùng Vương, vùng đất này gồm có ba trang, còn gọi là Tam Trang gồm Trang Cời, Trang Cọc, Trang Cò. Mỗi trang có một ngôi chùa một ngôi đình nhưng cùng thờ chung thành hoàng làng, là thần Nông, có chợ làng buôn bán tấp nập. Theo thần tích thủa trước phu nhân Cao 10 Thị khi trên đường trở về Lỵ Sở đến Tam Trang thì trở dạ sinh hạ Đức Thánh Thiên Cương tại quán sở của làng, được nhân dân Tam Trang tận tình giúp đỡ, chăm sóc. Từ đó, Tam Trang được đổi thành Trang Nhân Hậu có đình chùa chung. Về sau, do phạm quốc húy nên trang Nhân Hậu đổi thành Đồng Chu. Đến năm Chính Hòa thứ 16 (1695), đời vua Lê Hy Tông, Đồng Chu đổi thành Đồng Kỵ. Theo sự giải thích của các cụ cao niên, Đồng Kỵ có nghĩa là cùng nhau phấn đấu vươn lên. Theo cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi vào khoảng thời Lê Thiệu Bình - Hồng Đức, Đồng Kỵ là một xã thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Làng Đồng Kỵ từ xưa đã có nhiều dòng họ cùng sinh sống. Theo thần phả Trang Nhân Hậu có 16 dòng họ là: Nguyễn, Trương, Đào, Đỗ, Phạm, Bùi, Hoàng, Phan, Triệu. Dương, Đinh, Đặng, Lê, Trần, Đình, Cao cư trú làm ăn ở ba khu: Thượng, Trung và Hạ. Sau đó có nhiều dòng họ khác đến lập nghiệp như họ Vũ, họ Chử, Ngô và một số họ Nguyễn. Hiện nay làng Đồng Kỵ có hàng chục dòng họ lớn nhỏ khác nhau, trong đó có họ lớn như: họ Dương, họ Vũ, Họ Ngô, họ Nguyễn (có 7 họ Nguyễn khác nhau). Như vậy, qua các tài liệu khảo cổ học và thư tịch cổ có thể khẳng định rằng: Đồng Kỵ là một vùng đất được khai phá từ rất sớm, từ xưa người Việt cổ đã đến đây sinh sống lập nghiệp từ những nhóm người nhỏ gồm các dòng họ dần hình thành các trang rồi thành làng lớn. “Cộng đồng làng xã này vững mạnh lên nhờ tình đoàn kết trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm vô cùng gian khổ. Biểu tượng của sự đoàn kết ấy được quy tụ vào vị thành hoàng làng - Thánh Thiên Cương đã có công giết giặc cứu nước cứu dân”. Đồng Kỵ còn là làng có truyền thống văn hóa lâu đời được vua Tự Đức ban cho bức đại tự với 4 chữ “ Mỹ tục khả phong”. 11 Truyền thống lịch sử và cách mạng Từ những buổi đầu dựng và giữ nước, người dân Đồng Kỵ đã có tinh thần đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương, đất nước góp phần vào những trang sử vàng chói lọi của dân tộc. Theo thần tích vào thời Hùng Vương đã có 50 trai tráng trang Nhân Hậu (Đồng Kỵ) theo Thánh Thiên Cương đi đánh giặc Xích Quỷ và giặc Ân xâm lược. Nhiều người của Trang đã theo An Dương Vương đánh bại cuộc xâm lược của giặc phương Bắc. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, dưới chế độ phong kiến nhân dân Đồng Kỵ luôn sát cánh chiến đấu dưới sự lãnh đạo của các triều đình phong kiến độc lập chống lại sự xâm lược và đô hộ của giặc phương Bắc. Tiểu biểu như dưới thời Trần, nhân dân Đồng Kỵ cùng các làng của xã Đồng Quang dưới sự chỉ huy của Hoài Văn Hầu - Trần Quốc Toản chiến đấu trên mặt trận Đông Ngàn giành thắng lợi trước quân Nguyên – Mông, một đội quân hùng mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Từ giữa thế kỷ XIX nhiều người dân Đồng Kỵ đã tích cực tham gia các cuộc khởi nghĩa chống ách áp bức của triều đình phong kiến mục nát do các văn thân sĩ phu yêu nước lãnh đạo, tiêu biểu là Quận Cơ - tên thật là Dương Văn Mưu (còn gọi là Ba Mưu) tham gia cuộc khởi nghĩa Cai Vàng (1862 - 1864). Vào đầu thế kỷ XX, ở làng Đồng Kỵ có cụ Đồ Khuông (tức Vũ Đình Nguyên hay Vũ Đình Khuông) tham gia phong trào yêu nước của nhóm Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Khắc Nhu (tức Xứ Nhu) lãnh đạo. Truyền thống yêu nước đấu tranh bất khuất của nhân dân Đồng Kỵ đã được khơi dậy và phát huy dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Dưới sự lãnh đạo của Đảng và mặt trận Việt Minh nhân dân Đồng Kỵ đã nổi dậy giành chính quyền từ tay địch. 12 Ngày 18/08/1945, dưới sự chỉ huy của đồng chí Từ Vân - một cán bộ của Đảng, mặt trận Việt Minh thôn Đồng Kỵ tổ chức họp dân tại Nghè tuyên bố thành lập Ủy Ban Cách mạng lâm thời thôn do ông Dương Văn Quốc làm chủ tịch, ông Võ Văn Cường làm phó chủ tịch, ông Dương Văn Thiết làm thư ký, ông Dương Văn Cư phụ trách quân sự và ông Lê Đức Uy phụ trách văn hóa - xã hội. Sau đó nhân dân Đồng Kỵ còn tham gia giành chính quyền ở huyện lị Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh. Ngày 2/9/1945 có 20 phụ nữ ở làng Đồng Kỵ do bà Dương Thị Thành dẫn đầu tham gia buổi miting mừng độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử do chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vừa giành được độc lập, nhân dân Đồng Kỵ lại cùng nhân dân cả nước bước vào cuộc trường kì kháng chiến chống Pháp gian khổ kéo dài 9 năm (1945 1954). Đây là nơi giao tranh ác liệt giữa ta và địch. Thực dân Pháp đã thiết lập được làng tề ở Đồng Kỵ, nhưng cuộc đấu tranh giữa nhân dân và bọn tề nguỵ vẫn diễn ra quyết liệt và cuối cùng, hoà chung với thắng lợi của cả nước, cuộc kháng chiến chống Pháp ở Đồng Kỵ đã giành được thắng lợi vẻ vang. Sau kháng chiến chống Pháp, nhân dân Đồng Kỵ lại bắt tay vào cuộc xây dựng, khôi phục kinh tế - xã hội để tích cực chi viện cho miền Nam và bảo vệ miền Bắc, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước. Tất cả những gì nhân dân Đồng Kỵ đã trải qua đã phần nào nói lên truyền thống đấu tranh đánh giặc giữ nước và khát vọng không gì quý hơn độc lập tự do. Qua các thời kỳ lịch sử, truyền thống hào hùng ấy vẫn tiếp tục phát huy và nâng lên tầm cao mới. Truyền thống văn hóa Quá trình dựng làng lập xóm cũng là quá trình nhân dân Đồng Kỵ tạo dựng nên những truyền thống lịch sử nhân văn mang đậm sắc thái riêng, góp 13 phần tạo nên bản sắc văn hoá của vùng đất Kinh Bắc. Những truyền thống tốt đẹp luôn được vun đắp giữ gìn và phát huy qua các thời kỳ lịch sử,trong quá trình đấu tranh chinh phục thiên nhiên, chống áp bức xã hội và xây dựng quê hương. Từ trong quá trình này, người dân Đồng Kỵ đã sớm tạo nên truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái gắn bó nhau, tạo nên một cộng đồng bền chặt vừa mang yếu tố láng giềng vừa mang yếu tố truyền thống. Ngoài gia đình, dòng họ, làng xã được chia thành các phường, hội, phe, giáp, xóm, ngõ có những quy định riêng của mình. Mặc dù vậy cộng đồng làng xã vẫn duy trì một cách bền chặt quan hệ láng giềng thân thiết. Nó biểu hiện bởi quan hệ huyết thống một cách sinh động qua sinh hoạt hội, họ như hội đồng niên, phường thợ, tục kết chạ giữa nhân dân làng Đồng Kỵ và làng Trang Liệt. Hai thôn kết nghĩa coi nhau như anh em, cùng bảo vệ nguồn nước, và gọi là chạ nước. Đây là một tập tục truyền thống đoàn kết cộng đồng tốt đẹp, cần phát huy trong thời kỳ mới. Ngoài những đặc điểm chung của dân tộc Việt Nam như: Tình yêu đất nước và yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu, không sợ gian khổ hy sinh, luôn có tinh thần học hỏi vươn lên, đoàn kết tương thân tương ái, chung tay xây dựng quê hương giàu mạnh thì người dân Đồng Kỵ đã được xây dựng những giá trị mang sắc thái riêng đó là năng động, tháo vát trong làm ăn kinh tế. Trong tiến trình lịch sử, cha ông ta đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất và quản lý xã hội để truyền thụ cho các thế hệ con cháu. Điều đó được biểu thị trong hương ước và nhiều loại hình văn hoá dân gian khác. Từ thời Đinh Tiên Hoàng (970 - 979), làng Đồng Kỵ đã có bản ước thúc với những quy ước chung về dân làng trong quan hệ cộng đồng, đất đai, thờ thành hoàng... Bản ước thúc này được sao chép bổ sung nhiều lần vào thời Lê - Nguyễn. Đến năm 1935, dân làng lập hương ước cải lương gồm 33 14 khoản quy định về xã hội với những tục lệ riêng. Hương ước góp phần xây dựng giữ gìn thuần phong mỹ tục bảo vệ trật tự an ninh, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống, thôn Đồng Kỵ đã và đang xây dựng thực hiện “Quy ước làng văn hoá mới” các dòng họ vẫn giữ gìn gia phong. Trong quá trình xây dựng quê hương, nhân dân làng Đồng Kỵ còn sáng tạo ra một kho tàng văn hoá dân gian hết sức đa dạng và phong phú. Đó là những bài dân ca, giai thoại lịch sử, những câu chuyện tiếu lâm mang tính nhân văn sâu sắc. Cùng với sự hình thành cộng đồng làng xã, dần dần các lễ thức sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, cũng ra đời và phát triển, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của nhân dân. Về tôn giáo, đại bộ phận người dân Đồng Kỵ theo Phật giáo. Đạo Phật đã du nhập vào đây từ khá sớm và đến thế kỷ IX - X, đây là một trong những trung tâm phật giáo của thị xãTừ Sơn. Đồng Kỵ có 3 ngôi chùa gồm: Chùa Cả, Chùa Hoang và Chùa Cời có lịch sử khá lâu đời. Ngày nay chùa làng vẫn là nơi diễn ra các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của làng, đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân. Người dân Đồng Kỵ có tục thờ bách thần, trong đó nổi bật nhất là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên theo huyết thống. Gia đình nào cũng có bàn thờ gia tiên đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà. Các dòng họ đều có nhà thờ tổ, nhiều dòng họ có nhà thờ khá lớn như họ Vũ, họ Dương, họ Nguyễn. Tín ngưỡng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và là chất keo củng cố mối quan hệ thân tộc. Ngoài tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của gia đình, dòng họ, làng còn thờ thành hoàng là Đức Thánh Thiên Cương. Đó là người đã giúp vua Hùng diệt trừ giặc Xích Quỷ và theo Thánh Gióng đánh giặc Ân giữ yên bờ cõi. Thánh được thờ ở đền, các triều đại Lê, Lý, Trần, Lê - Nguyễn đã sắc phong làm phúc thần với mỹ tự “Hộ quốc bảo dân”. Ngoài ra, làng Đồng Kỵ còn thờ thần Nông, vị thần bảo hộ sản xuất nông nghiệp, phù hộ cho mùa màng bội thu. 15 Thành hoàng là biểu tượng của sự đoàn kết cộng đồng. Ngoài thờ thành hoàng làng còn có tục thờ tổ nghề đó là biểu tượng thiêng liêng thể hiện sự tôn kính ngưỡng vọng của cộng đồng làng xã. Lễ hội truyền thống của làng Đồng Kỵ trước đây thường kéo dài 12 ngày, từ mùng 4 đến 16 tháng Giêng Âm lịch. Trong đó nổi bật nhất là hội thi đốt pháo mà dân gian quen gọi là Hội pháo Đồng Kỵ diễn ra trong 3 ngày là ngày mùng 4, mùng 5 và mùng 6 Âm lịch. Ngoài ra làng Đồng Kỵ còn tổ chức hội chùa vào ngày 16 tháng 2 âm lịch để cầu bình an cho dân làng. Dù gọi là Hội chùa song mọi nghi lễ lại diễn ra ở đình vì phải lập đàn lễ. Hội chùa Đồng Kỵ ngày nay vẫn được tổ chức, thu hút đông đảo khách thập phương đến lễ chùa vãn cảnh. Di tích lịch sử - văn hoá: Làng Đồng Kỵ đã tạo dựng và lưu giữ được nhiều di sản văn hoá vật chất quý giá. Đó là những công trình nghệ thuật kiến trúc đình chùa, đền miếu, trong đó chùa Đồng Kỵ được xếp hạng là di tích cách mạng. Chùa Đồng Kỵ còn gọi là chùa Cời có tên chữ là Tây Am Tự. Trước cổng chùa còn có cây hương đá được dựng vào thời Hậu Lê. Ngôi chùa này được biết ít nhất vào thời Tiền Lê thế kỷ thứ X. Chùa Đồng Kỵ không chỉ là một công trình kiến trúc, nghệ thuật, văn hoá mà còn là một di tích lịch sử cách mạng. Trong giai đoạn 1939 - 1945 dưới sự trụ trì của nhà sư yêu nước Phạm Thông Hoà, chùa Đồng Kỵ trở thành nơi an nghỉ, đi lại của cán bộ cách mạng tỉnh, xứ uỷ, trung ương, là nơi cất dấu tài liệu cách mạng. Với thành tích ấy, chùa Đồng Kỵ và nhà sư Phạm Thông Hoà đã được chính quyền cách mạng tặng bức trướng “Đạo đức siêu nhiên” và “đồng tiền vàng”. Năm 1974, Chùa Đồng Kỵ được Bộ văn hoá công nhận là Di tích cách mạng. Đền, đình Đồng Kỵ thờ Đức Thánh Thiên Cương. Các thư tịch văn bia cho biết, đền Đồng Kỵ có từ trước thời Lý. Trước kia làng Đồng Kỵ có 3 ngôi đình, nhưng sau khi đổi thành Trang Nhân Hậu, rồi Đồng Chu dân làng tập 16 trung về đình Cời. Đình xuất hiện vào thời Lý có quy mô khá lớn và vẫn lưu giữ khá nguyên vẹn kiến trúc cổ. Đình, đền Đồng Kỵ tạo thành một quần thể kiến trúc đẹp mang giá trị văn hoá cao. Vì vậy quần thể các công trình này đã được Bộ văn hoá xếp hạng Di tích lịch sử - văn hoá. Những thành tựu văn hoá nhân dân Đồng Kỵ sáng tạo ra, giữ gìn, lưu truyền và phát huy đã minh chứng cho sự lao động cần cù, thông minh, lòng dũng cảm, tinh thần yêu thương đất nước. Một mặt đó là những sắc thái, giá trị riêng của văn hoá làng xóm ở Đồng Kỵ, nhưng mặt khác đó còn là thành tố góp phần vào bản sắc văn hoá dân tộc nói chung. 1.2.2. Dân cư Cùng với sự hình thành làng xã thì số lượng và chất lượng dân số Đồng Kỵ ngày một tăng nhanh, trở thành một trong những làng xã có số lượng dân cư cao nhất của thị xã Từ Sơn. Theo thống kê năm 2006 thì làng Đồng Kỵ có khoảng 13000 dân với tỉ lệ sinh khá cao. Theo kết quả điều tra dân số năm 1927 thì làng Đồng Kỵ có 2049 người. Với bốn giáp: Thượng, Đông, Tiên, Đoài. Hiện nay, Đồng Kỵ có 2357 hộ với 12288 nhân khẩu sinh sống ở 5 xóm [5, tr.1]. Mật độ dân số 3676 người / km2. Cơ cấu dân số trẻ, số người dưới độ tuổi lao động (1 - 15 tuổi) chiếm 36,8%, trong độ tuổi lao động (16 - 60 tuổi) chiếm (53%), ngoài độ tuổi lao động (60 tuổi trở lên) chiếm 10,2%. Dân số đông cơ cấu dân số trẻ, tốc độ gia tăng hàng năm lên tới 2% đã tạo nên lực lượng lao động dồi dào, được bổ sung đáng kể mỗi năm là một lợi thế của Đồng Kỵ để phát triển kinh tế - xã hội. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945 trên 90% dân số trong làng mù chữ, nhưng hiện nay gần 100% dân số biết chữ trong đó đa số có trình độ từ phổ thông cơ sở trở lên, nhiều người có trình độ cử nhân, tiến sĩ. Đây là nguồn nhân lực, nguồn lao động dồi dào để phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng Kỵ. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan