Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự phân bố và vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết dengue của hai loài muỗi ae. ae...

Tài liệu Sự phân bố và vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết dengue của hai loài muỗi ae. aegypti và ae. albopictus tại hà nội, 2011-2013

.PDF
150
314
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG ----------------------------- VŨ TRỌNG DƢỢC SỰ PHÂN BỐ VÀ VAI TRÒ TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA HAI LOÀI MUỖI AEDES AEGYPTI VÀ AEDES ALBOPICTUS TẠI HÀ NỘI, 2011-2013 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI - 2015 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG -------------------------- VŨ TRỌNG DƢỢC SỰ PHÂN BỐ VÀ VAI TRÒ TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA HAI LOÀI MUỖI AEDES AEGYPTI VÀ AEDES ALBOPICTUS TẠI HÀ NỘI, 2011-2013 Chuyên ngành: Dịch tễ học Mã số: 62.72.01.17 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trần Nhƣ Dƣơng 2. PGS.TS Nguyễn Văn Bình HÀ NỘI - 2015 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả các kết quả và số liệu trong luận án do chính tôi thực hiện. Tất cả các số liệu trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Vũ Trọng Dƣợc 3 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Trần Như Dương, phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, là người hướng dẫn khoa học, đã luôn giúp đỡ tôi, tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quí báu để tôi có thể hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Văn Bình, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, là giáo viên đồng hướng dẫn, đã luôn nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo động viên trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Bộ môn Dịch tễ học, Khoa Đào tạo và Quản lý khoa học, khoa vi rút, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất và trang bị giúp đỡ tôi trau dồi kiến thức, đóng góp những ý kiến quí báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Côn trùng và Động Vật Y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về nhân lực và trang thiết bị nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, các trung tâm y tế quận/huyện thuộc thành phố Hà Nội, lãnh đạo chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và các đối tượng tham gia nghiên cứu đã nhiệt tình, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian điều tra thu thập số liệu tại thực địa. Tôi xin chân thành cảm ơn các GS, PGS, TS trong các hội đồng khoa học chấm luận án đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có thêm kiến thức và hoàn thiện luận án đạt chất lượng tốt hơn. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các anh chị và các bạn nghiên cứu sinh, viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, giúp đỡ, hỗ trợ, động viên, an ủi tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình cha mẹ, vợ, các con, anh chị em cùng bạn bè và đồng nghiệp thân thiết, những người đã hết lòng ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận án tốt nghiệp. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận án Vũ Trọng Dƣợc 4 Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên các đề tài nghiên cứu và Dự án: - Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu sự phân bố và vai tr truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Chikungunya của hai loài mu i Aedes aegypti và Aedes albopictus tại Hà Nội” - Dự án “Ph ng chống một số bệnh truyền nhiễm có tính chất nguy hiểm đối với cộng, chương trình mục tiêu quốc gia y tế”. 5 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Luận văn dựa trên các đề tài nghiên cứu và Dự án Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4 1.1. Lịch sử bệnh sốt xuất huyết Dengue 4 1.2. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue 6 1.2.1. Vị trí phân loại 6 1.2.2. Hình thái, cấu trúc 7 1.3. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue 10 1.3.1. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới 10 1.3.2. Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Đông Nam Á 12 1.3.3. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam 13 1.3.4. Bệnh SXHD tại Hà Nội - địa bàn nghiên cứu 18 1.4. Véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue 21 1.4.1. Muỗi Ae. aegypti 22 1.4.1.1. Đặc điểm sinh học Ae. aegypti 1.4.1.2. Nơi trú đậu và sinh sản của muỗi 1.4.2.3. Sự phân bố của loài muỗi Ae. aegypti 1.4.2. Muỗi Ae. albopictus 22 24 24 26 1.4.2.1. Đặc điểm sinh học Ae. albopictus 26 1.4.2.2. Nơi trú đậu và sinh sản của muỗi Ae. albopictus 26 1.4.2.3. Sự phân bố của loài muỗi Ae. albopictus 27 1.5. Nghiên cứu về vai trò truyền bệnh của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus 27 6 1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới 27 1.5.1.1. Vai trò truyền bệnh của muỗi Ae. aegypti 27 1.5.1.2. Vai trò truyền bệnh của muỗi Ae. albopictus 30 1.5.2. Các nghiên cứu về vai trò truyền bệnh SXHD của muỗi Aedes tại Việt Nam 1.6. Các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 31 1.6.1. Phòng chống không đặc hiệu 32 1.6.2. Nghiên cứu về vắc xin sốt xuất huyết Dengue 34 CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 2.1. Địa điểm nghiên cứu 36 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu của mục tiêu 1 36 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu của mục tiêu 2 36 2.2. Thời gian nghiên cứu 37 2.2.1. Thời gian nghiên cứu của mục tiêu 1 37 2.2.2. Thời gian nghiên cứu của mục tiêu 2 37 2.3. Đối tƣợng nghiên cứu 37 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 1 37 2.3.2. Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 2 37 2.4. Thiết kế nghiên cứu 39 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu của mục tiêu 1 39 2.4.2. Thiết kế nghiên cứu của mục tiêu 2 39 2.5. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 39 2.5.1. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu của mục tiêu 1 39 2.5.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu của mục tiêu 2 39 Vai trò truyền bệnh SXHD của 2 loại muỗi Aedes tại thực địa ổ dịch đang hoạt động 46 Vai trò truyền bệnh SXHD của 2 loại muỗi Aedes bằng gây nhiễm trong phòng thí nghiệm 46 2.6. Cách thức tiến hành nghiên cứu 2.6.1. Cách thức tiến hành nghiên cứu của mục tiêu 1 7 32 46 47 2.6.2. Cách thức tiến hành nghiên cứu của mục tiêu 2 47 2.6.2.1. Vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue của hai loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trên thực địa ổ dịch SXHD đang hoạt động 2.6.2.2. Vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus qua gây nhiễm trong phòng thí nghiệm 2.7. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu 45 2.8. Sai số trong nghiên cứu và cách khắc phục 50 2.8.1. Sai số 50 2.8.2. Cách khắc phục sai số 50 2.9. Nhập liệu và phân tích số liệu 51 2.9.1. Nhập liệu 51 2.9.2. Phân tích số liệu 51 2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 52 2.11. Đóng góp mới của nghiên cứu 53 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54 3.1. Ph n ố quần thể muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Hà Nội 3.1.1. Phân bố muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại cộng đồng không có ổ dịch hoạt động 3.1.1.1. Tỷ lệ muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Hà Nội 54 3.1.1.2. Phân bố các chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti và Ae. albopictus theo một số điểm dân cư khác nhau 3.1.1.3. Phân bố mật độ muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus theo thời gian. 3.1.1.4. Ổ bọ gậy nguồn của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus 55 3.1.1.5. Mối liên quan giữa yếu tố mùa và số lượng bọ gậy 64 3.1.2. Muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại các ổ dịch hoạt động trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội 3.2. Vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue của hai loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Hà Nội 3.2.1. Một số đặc điểm dịch tễ và xét nghiệm các ca bệnh SXHD ghi nhận được từ ổ dịch tại Hà Nội 66 8 45 50 54 54 57 60 67 68 3.2.2. Phân bố của 2 loại muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trong ổ dịch 3.2.2.1. Sự hiện diện của 2 loài muỗi trong các ổ dịch đang hoạt động 3.2.2.2. Tỷ lệ muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại ổ dịch 72 3.2.2.3. Tỷ lệ có mặt của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại ổ dịch theo các năm nghiên cứu 3.2.3. Xác định vi rút Dengue trên muỗi tại các ổ dịch đang hoạt động 3.2.3.1. Kết quả xác định vi rút Dengue trên muỗi Ae. aegypti tại ổ dịch SXHD đang hoạt động Tỷ lệ ổ dịch phát hiện vi rút Dengue trên mu i Ae. aegypti 73 Kết quả phân tích sự tương đồng về típ vi rút và cấu trúc gen của vi rút Dengue trên muỗi và trên bệnh nhân 3.2.3.2. Xác định vi rút Dengue trên muỗi Ae. albopictus tại ổ dịch SXHD đang hoạt động 3.2.3.2. Kết quả phân tích sự tương đồng về típ vi rút và cấu trúc gen của vi rút Dengue trên muỗi và trên bệnh nhân 3.2.4. Kết quả phân tích mối liên quan giữa muỗi Aedes và ổ dịch sốt xuất huyết Dengue 3.2.4.1. Mối tương quan giữa số lượng muỗi Ae. aegypti trong ổ dịch và số lượng bệnh nhân trong ổ dịch SXHD 3.2.4.2. Mối tương quan giữa số lượng muỗi Ae. aegypti trong ổ dịch và thời gian kéo dài ổ dịch SXHD 3.2.4.3. Mối tương quan giữa số lượng muỗi Ae. albopictus trong ổ dịch và số lượng bệnh nhân trong ổ dịch SXHD 3.2.4.4. Mối tương quan giữa số lượng muỗi Ae. albopictus trong ổ dịch và thời gian kéo dài ổ dịch SXHD 3.2.5. Kết quả phân tích vai trò truyền bệnh của muỗi Ae. aegypti và muỗi Ae. albopictus đối với bệnh SXHD trong phòng thí nghiệm 3.2.5.1. Tỷ lệ nhiễm vi rút Dengue của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus bằng gây nhiễm thực nghiệm 3.2.4.2. Nồng độ nhiễm vi rút Dengue của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus bằng gây nhiễm thực nghiệm CHƢƠNG IV: BÀN LUẬN 78 9 72 73 74 74 74 79 75 81 81 82 83 84 85 85 88 92 4.1. Phân bố quần thể muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus 92 4.2. Vai trò của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus đối với bệnh sốt xuất huyết Dengue 4.2.1. Vai trò của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus đối với bệnh sốt xuất huyết Dengue tại thực địa 4.2.2. Vai trò của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus đối với bệnh sốt xuất huyết Dengue qua theo dõi trong phòng thí nghiệm CHƢƠNG V: KẾT LUẬN 99 KIẾN NGHỊ 99 108 115 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 10 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ SXHD Sốt xuất huyết Dengue Ae. aegypti Mu i Aedes aegypti Ae. albopictus Mu i Aedes albopictus Ae. aeg Mu i Aedes aegypti Ae. albo Mu i Aedes albopictus OBGN Ổ bọ gậy nguồn DCCN Dụng cụ chứa nước RT-PCR Reverse transcription polymerase chain reaction MDM Mật độ mu i trên nhà MDMBG Mật độ bọ gậy trên nhà BI Breteau Index HI Chỉ số nhà có mu i MDNBG Chỉ số nhà có bọ gậy PTN Ph ng thí nghiệm SXHS Sốt xuất huyết Dengue sốc WHO Wolrd Health Organiszation TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới D1 Vi rút Dengue típ 1 D2 Vi rút Dengue típ 2 D3 Vi rút Dengue típ 3 D4 Vi rút Dengue típ 4 6 D và 4 D Mu i 6 ngày tuổi và mu i 4 ngày tuổi DENV Vi rút Dengue ARN Axít ribonucleic DEN1 Vi rút Dengue típ 1 DANH MỤC BẢNG Bảng Tên ảng Trang Tổng hợp các nghiên cứu vai trò truyền bệnh của muỗi Ae. 29 1.1 aegypti đối với bệnh SXHD Tổng hợp các nghiên cứu vai trò truyền bệnh của muỗi Ae. 31 1.2 albopictus đối với bệnh SXHD Bảng biến số được sử dụng trong nghiên cứu 48 2.1 3.1 3.2 Khái quát về khu vực nghiên cứu quần thể muỗi Chỉ số muỗi và bọ gậy hai loài Ae. aegypti và Ae. 11 54 56 albopictus ở một số điểm dân cư khác nhau tại Hà Nội, 2011-2013 3.3 Ổ bọ gậy nguồn khu vực ngoại thành Hà Nội, 2011-2013 60 3.4 Ổ bọ gậy nguồn khu vực nội thành Hà Nội, 2011-2013 62 3.5 Ổ bọ gậy nguồn khu vực đệm của Hà Nội, 2011-2013 63 So sánh sự khác nhau về số bọ gậy thu thập được theo mùa tại các điểm nghiên cứu Một số đặc điểm dịch tễ ca bệnh ghi nhận được từ ổ dịch tại Hà Nội, 2011-2013 Thông tin chung về các ổ dịch tại Hà Nội, 2011-2013 65 Kết quả phân típ vi rút Dengue phát hiện trên muỗi Ae. aegypti theo địa điểm ổ dịch Kết quả xét nghiệm tìm vi rút Dengue trên muỗi Ae. albopictus trong ổ dịch đang hoạt động. Số lượng muỗi Aedes và khả năng sống sót của chúng sau khi gây nhiễm với vi rút Dengue Tỷ lệ nhiễm vi rút Dengue trên muỗi Ae. aegypti và Ae. alpopictus (lô muỗi sống) Tỷ lệ nhiễm vi rút Dengue trên muỗi Ae. aegypti (lô muỗi sống) 76 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11 3.12 3.13 Biểu đồ 1.1 1.2 1.3 1.4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Tên iểu đồ Số mắc sốt xuất huyết Dengue báo cáo hàng năm cho HO giai đoạn 1995-2007, và số được báo cáo trong giai đoạn hiện tại, 2008-2010 Tình hình mắc và tử vong do sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam từ năm 1980-2013 Phân bố số ca mắc theo tháng của cả nước giai đoạn,2009-2012 Sự lưu hành vi rút Dengue tại Việt Nam 1991-2013 (SXHQG) 12 68 70 79 85 86 88 Trang 12 15 16 16 Diễn biến chỉ số côn trùng trung bình theo tháng tại các khu vực khác nhau 2000-2014 Phân bố tỷ lệ muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Hà Nội, 2011-2013 Mật độ loài muỗi Ae. aegypti theo các quý điều tra tại Hà Nội, 2011-2013 Mật độ loài muỗi Ae. albopictus theo các quý điều tra tại Hà Nội, 2011-2013 17 Sự có mặt của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus thu thập được trong số các ổ dịch được điều tra Phân bố tỷ lệ muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus thu thập được trong tất cả các ổ dịch được điều tra 72 3.6 Phân bố tỷ lệ muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus thu thập được trong ổ dịch theo các năm nghiên cứu 74 3.7 Tỷ lệ ổ dịch phát hiện vi rút Dengue trên muỗi Ae. aegypti trong 67 ổ dịch bằng kỹ thuật PCR Mối tương quan giữa số lượng muỗi Ae. aegypti thu thập được và số ca bệnh tại các ổ dịch SXHD Hà Nội, 20112013 Mối tương quan giữa số lượng muỗi Ae. aegypti thu thập được và thời gian kéo dài ổ dịch (ngày) SXHD tại Hà Nội, 2011-2013 Mối tương quan giữa số lượng muỗi Ae. albopictus thu thập được và số ca bệnh tại các ổ dịch SXHD Hà Nội, 2011-2013 Mối tương quan giữa số lượng muỗi Ae. albopictus thu thập được và thời gian kéo dài ổ dịch (ngày) SXHD Hà Nội, 2011-2013 Số lượng bản sao ARN của vi rút Dengue ở muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus còn sống Số lượng bản sao ARN của vi rút Dengue ở muỗi Ae. aegypti đã chết 75 1.5 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.8 3.9 3.10 3.11 3.12 3.13 13 55 58 59 73 81 82 83 84 89 90 DANH MỤC HÌNH Tên iểu đồ Hình 1.1 Trang 11 1.7 Vị trí phân loại của vi rút Dengue (theo phân loại của Baltimore) Cấu trúc gen của vi rút Dengue và quá trình chế biến polyprotein Cấu trúc gen trưởng thành và chưa trưởng thành của vi rút Dengue Phân bố vùng/lãnh thổ có nguy cơ mắc sốt xuất huyết Dengue trên thế giới (WHO 2012) Bản đồ phân bố ca mắc sốt xuất huyết Dengue trung bình khu vực Đông Nam Á, 1998-2012. Sơ đồ đường truyền của vi rút Dengue và vòng đời muỗi Aedes Muỗi Ae. aegypti 1.8 Muỗi Ae. albopictus 26 2.1 Thử nghiệm gây nhiễm virus Dengue vào muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trong phòng thí nghiệm 46 2.2 Các công đoạn trong quá trình gây nhiễm vi rút Dengue vào muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trong phòng thí nghiệm Bản đồ sự phân bố muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trong một số ổ dịch được điều tra tại Hà Nội, 2011-2013 Hình ảnh một số sản phẩm điện di của xét nghiệm PCR trên mẫu máu bệnh nhân có kết quả dương tính với vi rút Dengue trong ổ dịch, 2011-2013 Bản đồ vị trí các ổ dịch tìm được muỗi Ae. aegypti dương tính với vi rút Dengue tại Hà Nội, 2011-2013 Bản đồ vị trí các ổ dịch tìm được muỗi Ae. albopictus tại Hà Nội, 2011-2013 47 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 3.1 3.2 3.3 3.4 14 7 8 9 13 21 22 67 71 77 80 ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) hiện nay đang là vấn đề y tế công cộng rất lớn trên toàn cầu và được tổ chức y tế thế giới đánh giá là một trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất [83]. Khoảng 40% dân số thế giới, tương đương 2,5 tỷ người đang sống trong vùng lưu hành dịch và có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh ghi nhận ở hơn 100 quốc gia khắp các châu lục, trong đó khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo ước tính, hàng năm thế giới ghi nhận khoảng 50 -100 triệu trường hợp mắc, 500.000 trường hợp nặng phải nhập viện. Tỷ lệ tử vong trung bình là 2,5%, tương đương khoảng 25.000 người chết m i năm [84], [85]. Tại Việt Nam, SXHD cũng đang là vấn đề y tế công cộng rất lớn và là một trong các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất ở nước ta. Dịch bệnh được ghi nhận ở cả 4 khu vực Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên [2]. Theo ước tính, khoảng 70 triệu người Việt Nam nằm trong vùng có dịch SXHD lưu hành và có nguy cơ bị mắc bệnh. Mặc dù đã có chương trình ph ng chống SXHD quốc gia được thiết lập từ năm 1999 hoạt động rất tích cực, số mắc và tử vong có giảm tuy nhiên số mắc trung bình hàng năm vẫn luôn ở mức rất cao, khoảng 70.000 - 100.000 trường hợp với hàng trăm trường hợp tử vong [22]. Hà Nội là thành phố thủ đô, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị và du lịch của cả nước, trong những năm gần đây cũng liên tục ghi nhận dịch bệnh với số mắc cao và được xác định là vùng trọng điểm nhất về sốt xuất huyết Dengue của khu vực miền Bắc [18],[32]. Bệnh sốt xuất huyết Dengue được lây truyền qua mu i. Trên thế giới, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 2 loài mu i quan trọng truyền bệnh là mu i Ae. aegypti và mu i Ae. albopictus, trong đó Ae. aegypti là véc tơ chính. Mu i Ae. aegypti phân bố trong vùng nhiệt đới và ôn đới của các châu lục, giữa 45o vĩ 15 tuyến Bắc và 35o vĩ tuyến Nam, trong khoảng nhiệt từ 100C trở lên và ở độ cao từ 0 - 1200 mét. Mu i Ae. albopictus phân bố rộng ở nhiều châu lục, giữa 35o vĩ tuyến Bắc và 35o vĩ tuyến Nam, cũng trong khoảng nhiệt từ 100C trở lên [20],[41],[50],[71],[88]. Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về hai loài mu i này trong những năm trước đây và ghi nhận sự có mặt cả hai loài mu i, tuy nhiên việc phân bố của chúng liên tục thay đổi theo thời gian, theo vùng miền và theo sinh cảnh khác nhau [36]. Bên cạnh đó vai tr truyền bệnh thực sự của 2 loài mu i này tại các ổ dịch đang hoạt động, cũng như khả năng nhiễm vi rút của chúng trong ph ng thí nghiệm ở nước ta vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và chưa có câu trả lời [31]. Hiện nay việc ph ng chống SXHD trên thế giới nói chung và tại Hà Nội nói riêng là vô cùng khó khăn vì chưa có vắc xin ph ng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp ph ng chống chủ yếu và có hiệu quả là dựa vào kiểm soát véc tơ truyền bệnh. Do mu i Ae. aegypti và Ae. albopictus có các đặc điểm sinh học, dân cư và tập tính rất khác nhau, mu i Ae. aegypti ưa sống trong nhà, trong khi đó Ae. albopictus lại ưa sống ngoài nhà ở các bụi cây nên các biện pháp và chiến lược ph ng chống hai loài mu i này cũng phải có những đặc thù riêng thì mới đạt được hiệu quả. Vậy phân bố quần thể hai loại mu i này tại Hà Nội như thế nào? Vai tr truyền bệnh SXHD của chúng tại thực địa ra sao? Liệu có thể xác định được vai tr của chúng với bệnh SXHD trong ph ng thí nghiệm không? Việc trả lời được 03 câu hỏi trên là vô cùng quan trọng và cần thiết, góp phần quan trọng giúp cho các nhà quản lý cũng như các nhà chuyên môn trong định hướng, lập kế hoạch cũng như đề ra các chiến lược phù hợp, hiệu quả cho công tác ph ng chống dịch bệnh SXHD - một dịch bệnh hiện nay đang thu hút sự quan tâm hàng đầu của thành phố Hà Nội cũng như ở nước ta [2],[17],[20],[23],[26],[29],[30],[34]. 16 Chính vì những lý do trên, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu: “Sự ph n ố và vai trò truyền ệnh sốt xuất huyết Dengue của hai loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Hà Nội, 2011-2013”, với 2 mục tiêu sau: 1. Xác định một số đặc điểm phân bố quần thể hai loài mu i Ae. aegypti và Ae. albopictus tại một số vùng dân cư của Hà Nội, 2011 2013. 2. Xác định vai tr truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue của hai loài mu i Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Hà Nội, 2011 - 2013. CHƢƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử ệnh sốt xuất huyết Dengue Vào khoảng đầu năm 992 sau Công Nguyên, đã có một bệnh tương tự như sốt xuất huyết Dengue (SXHD) bây giờ nhưng không rõ tác nhân là gì đã 17 được ghi nhận tại Trung Quốc. Sau đó, dịch sốt xuất huyết nhưng không rõ tác nhân này bùng phát rải rác và ghi nhận rõ nhất cách đây đã hơn 3 thế kỷ ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Năm 1635, dịch bệnh ghi nhận vào ở những vùng Tây Ấn Độ thuộc cộng h a Pháp. Năm 1780, nhiều tác giả đã mô tả bệnh sốt gãy xương ở Philadelphia có các đặc điểm lâm sàng giống với SXHD, rất có thể đấy chính là bệnh SXHD ngày nay, nhưng vào thời điểm đó khoa học chưa đủ để minh chứng. Trong thế kỷ XVIII, XIX và đầu thế kỷ XX, đã xảy ra những vụ dịch sốt xuất huyết tương tự ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới và một số vùng có khí hậu ôn đới. Hầu hết các trường hợp bệnh của những vụ dịch này là sốt xuất huyết thể nhẹ và chỉ chiếm một tỷ lệ không nhiều là các trường hợp mắc sốt xuất huyết thể nặng [54],[55],[88]. Các vụ dịch tương tự ghi nhận xảy ra vào những năm 17781780 ở châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ gần như đồng thời chứng tỏ rằng nếu đây là dịch bệnh SXHD thì tác nhân gây bệnh cũng như véc tơ truyền bệnh đã phân bố rộng rãi trên toàn thế giới từ hơn 200 năm trước. Trong suốt thời gian này SXH chưa xác định được tác nhân gây bệnh và chỉ được xem là bệnh nhẹ, không nguy hiểm [16],[89],[102]. Vụ dịch sốt xuất huyết Dengue đầu tiên với tác nhân rõ ràng xảy ra tại Úc vào năm 1897, kế đến được ghi nhận tại Hy Lạp vào năm 1928 và Đài Loan 1931. Một vụ đại dịch SXHD đã được ghi nhận ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ II và từ đó lan rộng trên toàn cầu. Vào năm 1953-1954, dịch SXHD cũng được phát hiện tại Philippine, sau đó dịch tiếp tục xảy ra khắp các vùng/lãnh thổ thuộc Đông Nam Á gồm Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Sri Lanka và Thái Lan… Từ thập kỷ 80, dịch SXHD tiếp tục tăng lên ở Đông Nam Á, các bán đảo Đông Dương, Ấn Độ Dương, tại Trung và Nam Mỹ, các đảo Thái Bình Dương và đảo Caribê (nhiều nhất là Cuba). Những năm 1970 SXHD xuất hiện hầu hết các nước Châu Á trong đó bao gồm cả Việt Nam, 18 hàng năm có khoảng 600.000 ca bệnh SXHD. Trước năm 1975 có khoảng 10 nước báo cáo có dịch SXHD, từ năm 1980 có trên 50 nước thông báo có dịch SXHD. Gần đây, các vụ dịch SXHD đã liên tiếp xảy ra ở 5 trong số 6 khu vực là thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ trừ khu vực Châu Âu. Tuy vậy, một số nước thuộc khu vực Châu Âu này đã có một số lượng đáng kể các trường hợp SXHD từ các nước khác đến. Tại một số nước ở Đông Nam Á, dịch SXHD hầu như năm nào cũng xảy ra với quy mô ngày một lan rộng. Ngày nay, bệnh đã trở thành nguyên nhân nhập viện và tử vong thường gặp ở trẻ em tại các nước nhiệt đới Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương [39],[89],[91],[102]. Dịch SXH Dengue, trước đây thường xảy ra theo quy luật chu kỳ ở các vùng có vi rút Dengue lưu hành quanh năm và thường không theo quy luật chu kì ở các vùng không có vi rút lưu hành. Tuy nhiên, những năm gần đây, tính chu kì của dịch SXHD không thể hiện rõ ràng nữa. Những yếu tố quan trọng liên quan đến tính chu kỳ dịch chưa có được những giải thích vững chắc, mà chỉ là giả định như vai tr của các chủng vi rút, các típ huyết thanh, tính hữu hiệu của véc tơ và có thể c n có những túc chủ, véc tơ nội tại hay ngoại lai khác, cùng các yếu tố khác liên quan đến vi rút trong sự lan truyền dịch [67]. Tại Việt Nam, dịch SXHD xuất hiện đầu tiên từ cuối những năm 1950, cho đến nay đã trở thành một dịch bệnh lưu hành địa phương, phát triển mạnh tại các tỉnh thành khu vực miền Nam. Trong quá khứ đã có những vụ dịch rất lớn xảy ra như vụ dịch SXHD năm 1987 và 1998 xảy ra ở 56 trong tổng số 61 tỉnh thành trong cả nước với ca mắc lên đến hàng trăm nghìn trường hợp. Trước tình hình dịch bệnh SXHD diễn biến phức tạp và bùng phát mạnh, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Dự án quốc gia ph ng chống SXHD và bắt đầu hoạt động từ năm 1999. Sau khi có dự án tình hình dịch bệnh có chiều 19 hướng giảm trong các năm sau đó, tuy nhiên từ năm 2004 trở lại đây dịch bệnh có chiều hướng gia tăng trở lại và đã trở thành một trong mười bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần được quan tâm hàng đầu tại Việt Nam [7],[15],[16],[20],[22],[29],[34]. 1.2. Tác nh n g y ệnh sốt xuất huyết Dengue 1.2.1. Vị trí phân loài Vi rút Dengue thuộc họ Flaviviridae, nhóm Arbovi rút (arthropod-borne virus) được lây truyền cho người thông qua động vật chân khớp. Họ Flavividae gồm 3 chi: Flavivirus, Pestivirus và Hepacivirus. Flavivirus (trong tiếng Latin, “flavus” có nghĩa là “màu vàng” bởi vàng da gây bởi vi rút sốt vàng), gồm hơn 70 thành viên, các triệu chứng của nhiễm Flavivirus có thể trong phạm vi từ sốt nhẹ và khó chịu tới viêm não và sốt xuất huyết. Các Flavivirus có nhiều đặc điểm giống nhau về cấu tạo, hình thái, cấu trúc hệ gen và phương thức sao chép vật chất di truyền [91],[102]. Bên cạnh đó, các thành viên chi Flavivirus c n có chung các quyết định kháng nguyên, gây khó khăn cho việc xác định các thành viên riêng biệt bởi phương pháp huyết thanh học. Vi rút Dengue bao gồm 4 típ huyết thanh là D1, D2, D3 và D4, sự nhiễm với bất kì típ nào cũng không bảo vệ bệnh nhân khỏi sự nhiễm với 3 típ c n lại, ngoài ra sự nhiễm liên tiếp với nhiều típ là tiền đề cho hội chứng sốc Dengue [4],[7],[12],[15],[16]. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất