Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự nghiệp nghiên cứu phê bình văn học của nhà văn Trương Tửu...

Tài liệu Sự nghiệp nghiên cứu phê bình văn học của nhà văn Trương Tửu

.DOC
126
179
68

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ BÌNH SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA NHÀ VĂN TRƯƠNG TỬU Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 Hà Nội - 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ BÌNH SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA NHÀ VĂN TRƯƠNG TỬU Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÁ THÀNH Hà Nội - 2013 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Bá Thành – Giảng viên Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính khoa học cũng như về nội dung trích dẫn và các tài liệu của luận văn này. Hà Nội, Ngày.....tháng......năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Bình 3 4 THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Bình 2. Giới tính: Nư 3. Ngày sinh: 16/12/1978 4. Nơi sinh: Đông Anh – Hà Nội 5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/2010/QĐ- XHNV- SĐH Ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: “Sự nghiệp nghiên cứu phê bình văn học của nhà văn Trương Tửu” 8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bá Thành, Công tác tại: Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: 1.1. Trương Tửu là một trong nhưng nhà phê bình tiên phong của thế kỷ XX và là “người đầu tiên đưa ra và độc nhất đã đưa ra một quan niệm phê bình rõ rệt và áp dụng nó một cách có hệ thống, với một lối văn lôi cuốn” (Nguyễn Văn Trung trong bộ Lược khảo văn học, tập 3, tr192). 1.2. Trương tửu là một cây bút có khả năng cảm thụ văn học tinh tế và sâu sắc, có quan điểm và phương pháp phê bình riêng. Nhà văn đã cung cấp cho nhưng người quan tâm đến sự phát triển của nền văn học nước nhà nhưng tài liệu quý giá, đặc biệt đã đánh dấu sự ra đời của khuynh hướng phê bình văn học Việt Nam, đó là phương pháp phê bình khách quan, khoa học. 1.3.Sự nghiệp nghiên cứu phê bình văn học của Trương Tửu đã để lại cho thế hệ độc giả đời sau nhưng bài học quý. Đó là một phương pháp phê bình luôn “tôn trọng khoa học”, mọi sự phân tích lý giải đều xuất phát từ nhưng cơ sở của tri thức khoa học. Với lối phê bình này người đọc có thể tiếp nhận ở đấy một lối 5 MẪU trình bày lôgíc, rõ ràng, mạch lạc, gợi cho người đọc sự độc lập trong tư duy và trong cách tiếp cận các văn phẩm. Đồng thời, cũng qua đó, người đọc rút ra cho mình nhưng bài học bổ ích từ nhưng cái còn thiếu sót của Trương Tửu. 1.4. Bên cạnh thành công là nhưng hạn chế dường như khó tránh khỏi trong bất kỳ lĩnh vực nào chứ không riêng gì trong nghiên cứu phê bình văn học. Còn hiện tượng như vậy, trước hết do hoàn cảnh lịch sử đồng thời do hạn chế của chính bản thân mình. Với Trương Tửu là sự áp dụng nhưng tri thức khoa học một cách máy móc, dẫn đến kết luận vội vã, cực đoan. Điều đó, là không tránh khỏi khi lần đầu tiên áp dụng nhưng nguồn tri thức ấy. Song một điều mà ngày nay chúng ta ai cũng phải công nhận, nhưng công trình nghiên cứu của ông đã đánh dấu bước phát triển của nền phê bình hiện đại Việt Nam, đồng thời nó cũng khẳng định được vai trò và vị trí hết sức quan trọng của tác giả trong lich sử phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại. 11. Khả năng ứng dụng dụng trong thực tiễn: Luận văn có thể là tài tiệu tham khảo bổ ích cho sinh viên ngành văn học. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGƯỜI THỰC HIỆN PGS.TS. Nguyễn Bá Thành Nguyễn Thị Bình 6 INFORMATION ON MASTER’S THESIS 1.Full name : Nguyen Thi Binh 2. Sex: Female 3.Date of birth: December 16th 1978 4.Place of birth: Ha Noi 5.Admission decision number: 1883 dated Octoder 21st 2010 by Rector of University of Social sciences and Humanities, Viet Nam National University, Ha Noi. 6.Changes in academic process: No 7.Official thesis title: “Career studying literary criticism of writers Truong Tuu” 8. Major: Vietnamese literature Code: 60 22 34 9. Supervisors: Assoc. Prof., PhD. Nguyen Ba Thanh. Working at: Faculty of literature, University of Social Sciences and Humanities. 10.Summary of the findings of the thesis: 1.1. Truong Tuu is one of the pioneer critics of the twentieth century and is "the first to offer unique and has given a clear conception criticism and apply it systematically, with a style of charismatic "(Nguyen Van Trung Brief survey of the literature, Episode 3, tr192). 1.2. Truong Tuu is a pen that intuition literary sophistication and depth, with perspective and approach separate criticism. Writers have provided for those interested in the development of the country's culture is valuable materials, particularly marked the birth of literary critics tend to Vietnam, which is the critical method objective science. 1.3. Career studying literary criticism of writers Truong Tuu has left generations of readers born after the lesson. It is a critical method always "respected scientists", explains all the analysis comes from the base of scientific knowledge. With this criticism readers can receive in a way that presents logical, clear, coherent, reminds readers independence in thinking and approach in the literature. At the same time, and that, the reader draw their own lessons from the useful ones lacking of Truong Tuu. 7 1.4. Besides the limited success seem inevitable in any public areas, not only in the study of literary criticism. But such phenomena, firstly because of historical circumstances and because of the restrictions themselves. With Truong Tuu is the application of scientific knowledge in a machine, leading to hasty conclusions, extreme. That, is inevitable when you first apply this knowledge sources. But one thing that today we all have to admit, the study of his works marked the development of modern criticism Vietnam, it also confirms the role and position of power important authors in the history of the development of the literature of modern Vietnam. 11. Applicability into practice: Thesis may be useful reference inclusion for students of literature. SUPERVISOR(s) Date: 5/2013 Signature: ………………… Asscoc.Prof.,PhD. Full name: Nguyen Thi Binh Nguyen Ba Thanh 8 LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời tri ân và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Bá Thành – người đã hết lòng động viên, tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô giáo trong khoa Văn học cùng các cán bộ thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn đã quan tâm và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Hà Nội, Ngày.....tháng.....năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Bình 9 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát. 15 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 15 5. Phương pháp nghiên cứu 15 6. Cấu trúc luận văn 16 CHƯƠNG 1: TRƯƠNG TỬU VỚI VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 17 1.1.Vài nét về tác giả và các công trình nghiên cứu 17 1.2. Trương Tửu với văn học dân gian 19 1.3. Trương Tửu với văn học trung đại Việt Nam 27 1.2.1. Trương Tửu với Truyện Kiều của Nguyễn Du 28 1.3.2. Trương Tửu với sáng tác của Nguyễn Công Trứ 37 CHƯƠNG 2: TRƯƠNG TỬU VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VĂN HỌC 50 2.1. Nghiên cứu và phê bình thơ Tản Đà 50 2.2. Nghiên cứu và phê bình văn xuôi 58 2.2.1. Trương Tửu với sáng tác của Song An Hoàng Ngọc Phách, Khái Hưng, Nhất Linh 58 10 2.2.2. Trương Tửu với sáng tác của Thế Lư, Lan Khai, Lưu Trọng Lư, Tam Lang. 66 2.3. Trương Tửu với một số vấn đề lý luận văn học 79 2.3.1. Bàn về Tương lai văn nghệ Việt Nam 79 2.3.2.Quan niệm về tự do sáng tác 83 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NÉT TIÊU BIỂU TRONG PHONG CÁCH NGHIÊN CỨU - PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA TRƯƠNG TỬU 87 3.1. Phương pháp nghiên cứu khách quan, khoa học 88 3.2. Lối văn gân guốc, sắc sảo, mang tính tranh luận. 98 3.3. "Cá tính độc đáo và bản lĩnh cứng cỏi…" 102 KẾT LUẬN 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO 113 11 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trương Tửu là một trong nhưng nhà lý luận phê bình thuộc thế hệ tiền chiến. Ông là một trong nhưng nhà phê bình tiên phong đã đưa phê bình Việt Nam vào thời hiện đại. Trương Tửu viết trước Hoài Thanh và Vũ Ngọc Phan. Trương Tửu cũng là cây bút vận dụng phương pháp phê bình mới của thế kỷ XX. Bài viết đầu tay của ông là bài Triết lí truyện Kiều in trên Đông Tây tuần báo năm 1931, năm ấy ông mới 19 tuổi và đang tự học để đi thi tú tài. Từ đó ông hiện diện thường xuyên trên các tạp chí văn học tại Hà Nội. Trương Tửu nổi tiếng từ năm 1935 với loạt bài phê bình viết trên báo Loa dưới nhan đề Văn học Việt Nam hiện đại. Từ quan niệm về văn chương, phê bình văn học đến phương pháp phê bình, … Trương Tửu đều có nhưng đóng góp độc đáo. Vì vậy việc tìm hiểu sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Trương Tửu, đánh giá vị trí của Trương Tửu trong lịch sử văn học sẽ góp phần khẳng định vai trò vị trí ý nghĩa của nghiên cứu và phê bình văn học đối với lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, một vấn đề có ý nghĩa đang đặt ra trong đời sống văn học hiện nay. Quá trình hoạt động nghiên cứu và phê bình văn học của Trương Tửu gồm cả phần trước cách mạng và sau cách mạng, vừa có sự thay đổi rõ rệt vừa duy trì nhưng yếu tố liên tục, bền vưng về tư tưởng và phong cách cũng giống như các nhà văn tiền chiến khác. Do đó việc nghiên cứu Trương Tửu sẽ góp phần làm rõ con đường đến với cách mạng của một thế hệ nhà văn, một hiện tượng rất đáng quan tâm khi xem xét quá trình phát triển lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. 12 Trương Tửu là người có nhiều kinh nghiệm phê bình văn học. Vì thế, việc tìm hiểu Trương Tửu sẽ rút ra được nhiều bài học quý giá, nhưng kinh nghiệm phong phú và bổ ích bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm đối với hoạt động nghiên cứu và phê bình văn học. Với đề tài “Sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn học của Trương Tửu”, luận văn sẽ tìm hiểu một cách toàn diện sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Trương Tửu trước và sau cách mạng tháng tám : Quá trình hoạt động nghiên cứu phê bình văn học, phương pháp nghiên cứu và phê bình, thành tựu và tác động của sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Trương Tửu đối với quá trình phát triển văn học Việt Nam hiện đại, xác định vị trí của Trương Tửu trong lịch sử phê bình văn học Việt Nam 2. Lịch sử vấn đề Các tác phẩm của Trương Tửu – Nguyễn Bách Khoa ngay từ khi ra đời được nhiều độc giả chú ý đặc biệt giới nghiên cứu phê bình. Cũng như các hiện tượng văn chương khác, số phận nhưng tác phẩm này cũng như tác giả của nó đã trải qua nhưng thăng trầm. Vì thế, vị trí của Trương Tửu trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc cũng có lúc chịu sự thử thách, phán xét, sàng lọc có phần nghiệt ngã của thời gian và dư luận. Trương Tửu là một hiện tượng phức tạp trên văn đàn từng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học cả miền Nam và miền Bắc. Ở miền Bắc, Trên tạp chí Tiên Phong các số 2, 3 (1945) và số 6 (1946), Đặng Thai Mai dưới bút danh Thanh Bình có bài Phê bình tập sách Tương lai văn nghệ Việt Nam của Trương Tửu. Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra một nhận xét mang tính khái quát: “Đáng tiếc là ông Trương Tửu chưa hề lĩnh hội vấn đề văn nghệ một cách đầy đủ và đến nơi đến chốn để đem lại cho chúng 13 ta một chương trình thiết thực. Tập luận án của ông Trương Tửu thực quá mông lung về phần lý luận, và khi bàn đến chương trình hành động lại có ý kiến quá tỉ mỉ, quá “máy móc” và sao nhãng hẳn nhưng điểm rất cần thiết cho sự xây dựng một nền văn nghệ” [4, tr7]. Từ năm 1958 đến 1986 chủ yếu là nhưng bài “đánh” và phê phán quyết liệt quan niệm văn chương và phương pháp nghiên cứu phê bình của Trương Tửu. Năm 1958 trong không khí nóng bỏng của cuộc đấu tranh chống Nhân văn giai phẩm, Phan Cự Đệ có bài viết: Thái độ và phương pháp giảng dạy của Trương Tửu trên báo Độc lập. Trong bài viết này, Phan Đệ Cự cho rằng: “Trương Tửu luôn luôn tìm cách đả kích vào lãnh đạo, gây bè phái để chia rẽ hàng ngũ giáo sư, sinh viên”. Tác giả còn viết: “Trương Tửu xuyên tạc văn hóa sử dụng theo phương pháp suy luận duy tâm chủ quan để bênh vực cho lập trường văn nghệ phản động của mình” [14]. Không chỉ vậy, ông còn cho rằng: “Trương Tửu là người hay nói bừa bãi, xuyên tạc trắng trợn, sợ phải chịu trách nhiệm trước “giấy trắng mực đen” nên không dám viết giáo trình cho sinh viên. “Dụng ý của Trương Tửu trong lúc giảng dạy rất là thâm độc. Có thể nói Trương Tửu đã nhiều lần xuyên tạc giáo trình để đầu độc tư tưởng của sinh viên... Phương pháp nghiên cứu văn học của Trương Tửu là phương pháp duy tâm chủ quan, thích ai thì khen, ghét ai thì chê, hoàn toàn theo ý muốn cá nhân của mình. Về thái độ chính trị thì đó là chủ nghĩa cơ hội, phản động, lợi dụng thời cơ để phất cờ, hôm nay nói thế này, mai nói thế khác một cách giáo giở” [14]. Cuối cùng ông đi đến một kết luận khá gay gắt: “Với một lập trường chính trị phản động, thù địch với tư tưởng xã hội chủ nghĩa, với nhưng quan điểm văn nghệ tư sản lỗi thời, với một phương pháp giảng dạy hoàn toàn duy tâm chủ quan, cơ hội, chúng ta có thể kết luận rằng: trong mấy năm qua, Trương Tửu đã tỏ ra không xứng đáng một tý nào với cương vị giáo 14 sư một trường Đại học của chế độ ta, chế độ tốt đẹp đang tiến lên xã hội chủ nghĩa”. [14] Năm 1958, Ngô Thế Hinh thể hiện thái độ gay gắt, quyết liệt xoay quanh vấn đề “Tự do của văn nghệ sĩ” của Trương Tửu. Theo ông, Trương Tửu “núp” dưới lời nói của Lê nin “Trong sự nghiệp văn học tuyệt đối phải bảo đảm phạm vi thật rộng rãi cho sáng kiến cá nhân, cho sở thích cá nhân, đảm bảo phạm vi rộng rãi cho sức tưởng tượng, cho hình thức và cho nội dung” để “xuyên tạc, dẫn tới nhưng luận điểm thật là phản động và sai lầm. Trương Tửu thực hiện đúng khẩu hiệu “đầu Mác –xít, đít tư bản” khẩu hiệu mà bọn Đệ nhị quốc tế thực hiện rất đúng... Trương Tửu trắng trợn chống lại đường lối văn nghệ của Đảng, đường lối phục vụ của Chính phủ dân chủ cộng hòa [24]. Ông cho rằng vì muốn tự do trong sáng tác nên “Trương Tửu khùng lên, giơ tay, trợn mắt chống lại sự giáo dục, hướng dẫn của Đảng, của chủ nghĩa Mác – Lê nin đối với văn nghệ... Trương Tửu thốt ra nhưng câu sặc mùi chủ quan, phản động, vô tổ chức, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân đến cao độ... Tiến xa hơn nưa, Trương Tửu muốn ngoe ngách, giẫy giụa, vùng vằng hô hào văn nghệ sĩ thoát ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng” [24]. Với nhưng ý kiến nêu ra ở trên, kết thúc bài viết Ngô Thế Hinh đưa ra lời đề nghị “Lấy tư cách là một người công tác giáo dục, một người mến văn nghệ, chúng tôi cực lực phản đối nhưng luận điểm sai lầm của Trương Tửu. Chúng tôi đề nghị Đảng, chính phủ và Bộ giáo dục có nhưng biện pháp thích đáng đối với nhưng luận điểm sai lầm của Trương Tửu” [24]. Trên Tạp chí Văn nghệ số 11, tháng 5/1958 Hoài Thanh trong bài “ Thực chất của Trương Tửu” viết "Trương Tửu nhắc đi nhắc lại lời Gide khuyên các nhà văn nhà nghệ sĩ hãy gieo rắc vào tâm trí mọi người chất men bất phục tùng và phản kháng (...) Trương Tửu chủ trương thành lập một đoàn Tân văn nghệ, không chịu sự lãnh đạo của một đảng nào hết, mà chỉ có thể 15 hợp tác với đảng chính trị một cách hãn hưu". Vẫn lời của Hoài Thanh trong bài “ Thực chất của Trương Tửu” viết : "Trong ba tập Giai Phẩm liên tiếp, nó đả kích thậm tệ vào toàn bộ cán bộ Đảng phụ trách công tác văn nghệ, phủ nhận tính chất mác xít, tính chất vô sản của đảng. Vẫn một lối huênh hoang và bịp bợm cũ, nó làm như chỉ có nó mới là triệt để cách mạng. Một mặt nó bóp méo, bịa đặt sự việc để vu khống... một mặt khác nó xuyên tạc lời nói của các lãnh tụ". Loạt bài Phê phán “Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam” của Trương Tửu, là trường hợp được đề cập hầu như muộn nhất, khi cao trào của đợt đấu tranh đã hầu như chấm dứt. Nhưng quyết định hoặc khai trừ hoặc treo bút đối với nhưng cá nhân cụ thể đã được tuyên bố. Hơn 3 tháng sau mới thấy loạt bài phê phán cuốn văn học sử này xuất hiện như một đợt công kích mới, đăng tải nhiều kỳ trên báo Văn học từ 25/9/1958 đến cuối năm 1958. Trương Tửu đã bị nhưng cây bút có tiếng cùng thời như Hoài Thanh, Ngô Tất Tố, Đinh Gia Trinh, Lê Huy Vân v.v... phản đối dư dội. Tháng 6/1959, Tố Hưu viết: "Chúng - tức là Trương Tửu và Trần Đức Thảo - muốn biến đại học thành một pháo đài phản cách mạng như bọn chúng thú nhận, và thật sự từ vị trí ấy, chúng đã tung ra trong giới văn nghệ sĩ trí thức nhưng sách báo phản động nhất, nhưng tác phẩm của Trốt- Ky phương Tây, cùng nhưng tài liệu của bọn phản cách mạng, bọn xét lại quốc tế"(trích Bọn Nhân Văn Giai Phẩm Trước Tòa Án Dư Luận, tr. 161). Nếu ở miềm Bắc sau sự kiện Nhân Văn Giai Phẩm, tên tuổi và tác phẩm của Trương Tửu bị loại trừ, thì ở miền Nam, ảnh hưởng Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa trong đại học rất lớn. Nguyễn Văn Trung trong bộ Lược Khảo Văn Học, Tập ba viết : "Nguyễn Bách Khoa là người đầu tiên và độc nhất đã đưa ra một quan niệm phê bình rõ rệt và áp dụng nó một cách có hệ 16 thống với một lối văn lôi cuốn. Chưa xét quan niệm phê bình mác- xít đúng hay không đúng. Chỉ xét về phương diện chủ thuyết và viết thành hệ thống thì phải nhận là Nguyễn Bách Khoa thành công hơn tất cả nhưng nhà phê bình trước ông và hiện nay (tức là năm 1968) cũng khó tìm ra một Nguyễn Bách Khoa khác. Do đó ảnh hưởng của Nguyễn Bách Khoa vẫn còn rất mạnh ở miền Nam hiện nay như Thanh Lãng đã nhận định: "Mấy cuốn phê bình của Nguyễn Bách Khoa, nhất là từ sau 1947 trở đi, đã hầu như biến thành sách gối đầu giường cho thế hệ trẻ. Ở nhà trường, từ giáo sư cho đến học sinh, tất cả đều phê bình theo Nguyễn Bách Khoa. Một phong trào rộng lớn lan tràn" [60,tr.192]. Nhưng lời trên đây của giáo sư Nguyễn Văn Trung cho thấy địa vị của Trương Tửu trong giới đại học miền Nam. Sau năm 1986, trong xu thế đổi mới, nhiều nhân vật lịch sử một thời từng bị phê phán, đả kích, nay đã được nhận thức lại với thái độ khách quan, khoa học, Trương Tửu là một trong số đó. Bài viết của nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy mang tên Nguyễn Du và Truyện Kiều dưới cái nhìn của Trương Tửu giúp người đọc thấy được đóng góp mới mẻ và độc đáo này của Trương Tửu: “Có thể nói, trước Trương Tửu, các nhà phê bình mới chỉ đọc Nguyễn Du theo cách đọc tiểu sử học. Nghĩa là, họ tìm thấy ở Truyện Kiều cái điều mà họ muốn thấy là tâm sự của tác giả. Với khái niệm - chìa khóa cá tính Nguyễn Du - một mặt, nhà phê bình Trương Tửu đã lý giải được nhưng động lực sáng tác, một thứ tâm lý học sáng tạo ở nhà thơ, mặt khác, phát hiện soi sáng một cách khoa học, khách quan nhưng đặc sắc nghệ thuật ở Truyện Kiều”[59] Hai nhà nghiên cứu văn học Trịnh Bá Đĩnh - Nguyễn Hưu Sơn cũng có nhưng nhận định thỏa đáng về Trương Tửu ở vấn đề “phê bình khoa học” này: “Nói một cách công bằng, phê bình tính cách với lý thuyết chủng tộc - 17 địa lý và tâm phân học của Trương Tửu trong Nguyễn Du và Truyện Kiều có nhiều điểm khả thủ, đáng tiếc là chúng bị che khuất bởi nhiều nhưng kết luận vội vã, lối nói áp đặt, sự vận dụng lý thuyết khoa học một cách máy móc không tính đến đặc thù của nghệ thuật ngôn từ. Giai đoạn này nhận định về Trương Tửu có lẽ công minh nhất là người bạn thân cùng thời của Trương Tửu - nhà thơ Nguyễn Vỹ. Nguyễn Vỹ đã phác họa một chân dung văn học khá độc đáo về Trương Tửu: “Trương Tửu có khiếu ngôn ngư và lý luận. Lời nói của anh là một sản phẩm của máy móc, lý luận của anh là một dây chuyền ngôn ngư phối trí chặt chẽ, liên kết mạch lạc, và rèn giũa với một nghệ thuật tinh vi tế nhị. Anh là một nhà hùng biện bẩm sinh…” [62,tr.221-223]. Điếu văn do Nguyễn Đình Chú đọc tại lễ truy điệu Trương Tửu tại Hà Nội ngày 19-12-1999 thật cảm động, có thể nói nó như một sự thức tỉnh lương tri, trong đó có đoạn: “ Thầy ơi! Cái vinh quang của Thầy còn là ở ngay trong cảnh ngộ vất vả, nhọc nhằn. Bởi dù cảnh ngộ có nhọc nhằn, Thầy bằng bản lĩnh và tài năng vốn có của mình, đã giư lấy sự thanh thản, yên bình trong tâm hồn, để từ đó, vẫn tiếp tục sống có ích cho gia đình, cho nhân quần, cho cuộc đời”. Theo Đặng Thanh Lê, một học trò của Trương Tửu, cho dù trong nghiên cứu khoa học, Trương Tửu đôi chỗ có nhưng kết luận cực đoan, đôi chỗ máy móc do bản tính nghệ sĩ chi phối, nhưng ông vẫn là người có tư duy tỉnh táo và nhất định không phải là người phản bội dân tộc như cái án ông bị lịch sử quy kết. PGS-TS Nguyễn Hưu Sơn cũng khẳng định cuộc đời Trương Tửu là một chuỗi nhưng thăng trầm, nhưng cuộc dấn thân trên tinh thần trung thực, tranh đấu vì học thuật và lẽ phải. 18 Năm 2004, Trịnh Bá Đĩnh viết các hình thái tư duy phê bình đầu thế kỷ XX đăng lên Tạp chí Hồn Việt, số 2. Trong bài viết này, Trịnh Bá Đĩnh nói về tư duy phê bình khoa học của Trần Thanh Mại, Lê Thai, Đào Duy Anh, nhưng theo ông, “tư duy phê bình khoa học đạt đến sự triệt để nhất phải là ở Nguyễn Bách Khoa. Có thể gọi phê bình của Nguyễn Bách Khoa là phê bình khoa học” [16,tr 192]. Từ lời nhận xét mang tính khẳng định ấy, Trịnh Bá Đĩnh đã làm sáng tỏ vấn đề trong một loạt tác phẩm: Nguyễn Du và Truyện Kiều, Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, Văn Chương Truyện Kiều. Ở mỗi tác phẩm ông đều chỉ ra nhưng thành tựu và nhưng cái còn thiếu sót trong lối phê bình của Trưởng Tửu. Tuy nhiên, “ở đây không phải chỗ để đánh giá các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bách Khoa, ở đây ta đề cập đến hình thức tư duy trong các văn bản khoa học. Về phương diện ấy thì có thể nói rằng các tác phẩm của Nguyễn Bách Khoa là các văn bản khoa học thực sự: xác định về khái niệm, suy đoán theo quy luật nhận thức và hệ thống chặt chẽ... Nghiên cứu có tình hệ thống là đặc điểm chính của phong cách Nguyễn Bách Khoa” [16, tr201]. Đến năm 2005, trên báo đời sống văn nghệ Đỗ Lai Thúy có bài Nguyễn Du và Truyện Kiều dưới cái nhìn của Trương Tửu. Ở bài viết này, tác giả đã đi vào phân tích các yếu tố góp phần làm nên thiên tài Nguyễn Du như huyết thống, quê quán và thời đại. Hai yếu tố huyết thống và quê quán, “mặc dù góp phần quan trọng vào sự hình thành cá tính Nguyễn Du nhưng vì là nhưng yếu tố tĩnh, nên nó chỉ thực sự có tác động mạnh mẽ vào nhưng thời điểm động. Thời đại Nguyễn Du chính là một thời điểm động đó” [59]. Các yếu tố này “không tác động đến nhà thơ ở các phần nổi của nó, mà là phần chìm, hay đúng hơn là cái phần chìm đó kết tinh, ngưng kết thành cá tính Nguyễn Du. Và như vậy, con người đích thực của Nguyễn Du, con người Nguyễn Du trong Nguyễn Du không phải chỉ là con người xã hội đã mang nặng tâm sự 19 hoài Lê. Mà đúng hơn là kẻ mang tâm bệnh” [59]. Từ đó, tác giả đi vào một số bài thơ từ chư Hán đến chư Nôm, đặc biệt ở Truyện Kiều thể hiện rõ tính “ảo giác của trí tưởng tượng của Nguyễn Du”. Kết thúc bài viết, Đỗ Lai Thúy đã khẳng định “Phải nói rằng, phê bình Truyện Kiều nói riêng và phê bình văn học nói chung, đến Trương Tửu đã đặt được một cột mốc mới. Bởi lẽ, từ tâm sự đến cá tính là hành trình từ con người xã hội bề mặt đến con người tâm lý bề sâu, từ con người hưu thức đến con người tiềm thức. Với khái niệm – chìa khóa cá tính Nguyễn Du, một mặt nhà phê bình Trương Tửu đã lý giải được nhưng động lực sáng tác, một thứ tâm lý học sáng tạo ở nhà thơ, mặt khác, phát hiện soi sáng một cách khoa học, khách quan nhưng đặc sắc nghệ thuật ở Truyện Kiều” [59]. Năm 2007, trong lời giới thiệu cuốn sách Trương Tửu – tuyển tập nghiên cứu phê bình, Nguyễn Hưu Sơn và Trịnh Bá Đĩnh đã bộc lộ sự tiếc nuối về một cây bút đầy tài năng - nhưng đã vội “buông bút sau vụ án văn nghệ” ấy. Ở bài viết này, Nguyễn Hưu Sơn và Trịnh Bá Đĩnh tập trung nói về phê bình khoa học của Trương Tửu. “Chư khoa học được Trương Tửu dùng với hai nghĩa, thứ nhất, sự “khách quan” trong phân tích đánh giá sự kiện, hiện tượng; thứ hai, khả năng vận dụng các lý thuyết của nhưng bộ môn khoa học như tâm lý học, di truyền học, xã hội học ... vào phê bình văn chương” [17]. Đáng chú ý nhất, năm 2008, nhân kỉ niệm 95 năm ngày sinh của Trương Tửu một cuộc hội thảo về ông được tổ chức tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong dịp đó đã có một loạt bài viết về con người, sự nghiệp và con đường tư tưởng của ông được đăng trên các trang báo mạng: Bài viết của Nguyễn Thị Bình đã thể hiện sự boăn khoăn của mình cũng như của cả thế hệ về Trương Tửu, bởi họ “không hiểu ông là ai giưa nhưng lời kết án nặng trịch trên giấy trắng mực đen và vô số đồn thổi vừa đầy 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất