Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự kết hợp giữa các yếu tố tài chính, vĩ mô và thị trường trong dự báo kiệt quệ ...

Tài liệu Sự kết hợp giữa các yếu tố tài chính, vĩ mô và thị trường trong dự báo kiệt quệ tài chính của các công ty tài chính

.PDF
85
174
85

Mô tả:

1 MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................... 1 TÓM TẮT............................................................................................................................ 4 1. GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 6 1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 6 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 6 1.3. Phƣơng pháp và nội dung nghiên cứu.................................................................... 7 1.4. Đóng góp của đề tài ............................................................................................... 8 1.5. Bố cục bài nghiên cứu ............................................................................................ 8 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY VỀ DỰ BÁO KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH VÀ PHÁ SẢN ................................................................. 10 2.1. Tổng quan lý thuyết về kiệt quệ tài chính ............................................................ 10 2.1.1. Sự phát triển của các định nghĩa về kiệt quệ tài chính .................................. 10 2.1.2. Nguyên nhân gây ra kiệt quệ tài chính .......................................................... 12 2.1.3. Tác động của kiệt quệ tài chính..................................................................... 14 2.1.4. Tái cấu trúc công ty khi kiệt quệ tài chính .................................................... 16 2.2. 3. Các nghiên cứu trƣớc đây về dự báo kiệt quệ tài chính và phá sản ..................... 18 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 29 3.1. Mô hình hồi quy nhị phân Logit với dữ liệu bảng ............................................... 29 3.2. Tác động cận biên của các biến độc lập ............................................................... 30 3.3. Dữ liệu và xác định các biến số ........................................................................... 31 3.3.1. Biến phụ thuộc FD – Kiệt quệ tài chính ........................................................ 31 3.3.2. Các biến độc lập ............................................................................................ 32 2 3.3.2.1. Các biến số tỷ số tài chính ...................................................................... 32 TFOTL – Tỷ số Dòng tiền hoạt động kinh doanh trên Tổng nợ ....................................... 32 TLTA – Tỷ số Tổng nợ trên Tổng tài sản ......................................................................... 32 NOCREDINT – (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho – Nợ ngắn hạn)/ Chi phí hoạt động hàng ngày ........................................................................................................................... 33 COVERAGE – Tỷ số EBITDA trên Chi phí lãi vay ......................................................... 34 3.3.2.2. Các biến chỉ báo kinh tế vĩ mô ............................................................... 34 CPI – Lạm phát đƣợc tính toán bằng phần trăm thay đổi của Chỉ số giá tiêu dùng .......... 34 TBILL – Lãi suất tín phiếu kho bạc kỳ hạn một năm ....................................................... 35 3.3.2.3. Các biến số thị trƣờng ............................................................................ 36 PRICE – Giá cổ phiếu ....................................................................................................... 36 ABNRET – Tỷ suất sinh lợi vƣợt trội ............................................................................... 36 SIZE – Quy mô công ty ..................................................................................................... 37 VOLATILITY – Biến động trong tỷ suất sinh lợi của giá cổ phiếu ................................. 38 4. 4.1. 4.1.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 40 Thống kê mô tả .................................................................................................... 40 Thống kê mô tả cho các biến số sử dụng trong mô hình 1 – gồm các biến số tỷ số tài chính ..................................................................................................................... 40 4.1.2. Thống kê mô tả cho các biến số sử dụng trong mô hình 2 – gồm các biến số tỷ số tài chính và chỉ báo kinh tế vĩ mô ............................................................................. 42 4.1.3. Thống kê mô tả cho các biến số sử dụng trong mô hình 3 – gồm các biến số tỷ số tài chính, chỉ báo kinh tế vĩ mô và thị trƣờng ........................................................... 45 4.1.4. 4.2. Ma trận hệ số tƣơng quan và nhân tử phóng đại phƣơng sai VIF ................. 47 Kết quả hồi quy với mô hình Logit ...................................................................... 48 3 4.3. Đo lƣờng khả năng dự báo và phân loại của các mô hình ................................... 53 4.3.1. Các giá trị thống kê đo lƣờng khả năng dự báo của các mô hình ................. 53 4.3.2. Kiểm định sự khác nhau về mặt thống kê của các giá trị AUC .................... 57 4.3.3. Đánh giá khả năng phân loại của các mô hình .............................................. 62 4.3.4. So sánh khả năng dự báo của mô hình đầy đủ đƣợc ƣớc lƣợng theo phƣơng pháp Logit, Probit và Mạng thần kinh nhân tạo ................................................................ 66 4.4. Đo lƣờng tác động cận biên trung bình (Average Marginal Effects) và xác suất dự báo khả năng rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính (Predicted Probabilities) ............... 67 4.5. 5. Phân tích một số trƣờng hợp cụ thể ..................................................................... 72 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 77 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu.................................................................................. 77 5.2. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .............................................. 78 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 81 4 TÓM TẮT Bài nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp hồi quy Logit với dữ liệu dạng bảng gồm 1444 quan sát công ty – năm của các công ty phi tài chính đƣợc niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2008 – 2012 để xem xét khả năng kết hợp các biến số tài chính, các biến số kinh tế vĩ mô và các biến số thị trƣờng trong việc dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính của các công ty. Đầu tiên, nhóm tác giả thực hiện hồi quy Logit với mô hình chỉ gồm biến phụ thuộc nhị phân và các biến số tỷ số tài chính. Sau đó, nhóm tác giả lần lƣợt tiến hành thêm vào mô hình ban đầu các biến số chỉ báo kinh tế vĩ mô và các biến số thị trƣờng nhằm xem xét sự đóng góp của các loại biến số này trong việc gia tăng khả năng dự báo và phân loại của mô hình. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng tiến hành tính toán những tác động cận biên của các biến độc lập lên xác suất rơi vào kiệt quệ tài chính của các công ty để có thể giải thích rõ ràng hơn ảnh hƣởng của những thay đổi trong giá trị các biến độc lập sẽ tác động nhƣ thế nào lên xác suất các công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Nhóm tác giả thu đƣợc những kết quả chính nhƣ sau: - Thứ nhất, các biến số tỷ số tài chính có khả năng dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính của các công ty không cao. - Thứ hai, các biến số chỉ báo kinh tế vĩ mô ít có đóng góp vào khả năng dự báo kiệt quệ tài chính của các công ty. - Thứ ba, các biến số thị trƣờng đóng góp nhiều nhất vào khả năng dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính của các công ty. - Thứ tƣ, việc kết hợp các biến số tỷ số tài chính, chỉ báo kinh tế vĩ mô và thị trƣờng vào một mô hình cho thấy khả năng dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính với mức độ chính xác cao nhất. Những kết quả nói trên cho thấy rằng tình trạng kiệt quệ tài chính của các công ty tại Việt Nam không đƣợc dự báo hoàn toàn bởi thông tin thu thập đƣợc từ Báo cáo tài chính, mà 5 còn chịu ảnh hƣởng bởi các nhân tố bên ngoài từ môi trƣờng kinh tế vĩ mô và đặc biệt là từ các yếu tố thị trƣờng. Từ khóa: kiệt quệ tài chính, mô hình Logit. 6 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Kinh tế thế giới trong những năm gần đây biến động mạnh mẽ, mang đến cho các công ty nhiều cơ hội nhƣng cũng không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Trong một môi trƣờng kinh tế phát triển năng động, việc dự báo chính xác khả năng rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính là một trong vấn đề cốt lõi giúp các nhà quản lý đƣa ra những quyết định phù hợp, duy trì sự tồn tại và thúc đẩy sự phát triển của công ty. Các nguyên nhân dẫn đến kiệt quệ tài chính ngày càng phức tạp. Tình trạng kiệt quệ tài chính không đơn thuần chỉ do các yếu tố bên trong công ty gây ra mà còn do các yếu tố bên ngoài tác động đến. Các mô hình dự báo kiệt quệ tài chính hiện nay hoặc chỉ dựa vào các yếu tố bên trong nhƣ các biến số tỷ số tài chính, hoặc chỉ dựa vào các yếu tố bên ngoài nhƣ các biến số thị trƣờng và vĩ mô. Do đó, các mô hình dự báo hiện tại không thể phát huy đƣợc hết khả năng dự báo kiệt quệ tài chính. Vì vậy, cần thiết phải có một cách thức dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính chính xác hơn nhằm giúp các nhà quản lý đƣa ra các hành động kịp thời và đúng đắn, giúp công ty tránh khỏi tình trạng kiệt quệ tài chính và từ đó nâng cao giá trị công ty. Từ yêu cầu bức thiết nói trên, nhóm tác giả chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm ra một mô hình dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính cho các công ty niêm yết tại Việt Nam có kết hợp cả dữ liệu tài chính bên trong công ty cũng nhƣ dữ liệu thị trƣờng và vĩ mô bên ngoài công ty. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về mô hình dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính. Tuy nhiên, hoặc chúng chỉ sử dụng dữ liệu tài chính, hoặc là chỉ sử dụng dữ liệu thị trƣờng. Kết quả dự báo thu đƣợc từ những mô hình này là khác nhau vì những đặc điểm riêng của từng loại dữ liệu và có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng loại dữ liệu nào để tiến hành dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính sẽ tốt hơn. Gần đây xuất hiện một số nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận kết hợp, sử dụng cả dữ liệu tài chính và dữ liệu thị trƣờng 7 trong mô hình. Kết quả thu đƣợc cho thấy rằng dữ liệu tài chính và dữ liệu thị trƣờng kết hợp với nhau sẽ tạo nên một mô hình dự báo tốt hơn. Vì vậy, chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này để kiểm tra một cách thực nghiệm sự hữu ích khi kết hợp các biến số tỷ số tài chính, biến thị trƣờng và biến kinh tế vĩ mô vào một mô hình dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính. Nghiên cứu này phát triển các mô hình dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính cho các công ty niêm yết tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu nói trên, nhóm tác giả cần giải quyết những vấn đề sau: - Đƣa ra cơ sở để xác định nhƣ thế nào là một công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. - Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính của công ty. - Sử dụng một mô hình hồi quy kinh tế lƣợng thích hợp để đo lƣờng tác động của từng yếu tố đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính. 1.3. Phƣơng pháp và nội dung nghiên cứu Để xem xét khả năng dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính của các công ty thông qua các biến số tỷ số tài chính, chỉ báo kinh tế vĩ mô cũng nhƣ những biến số thị trƣờng với các công ty trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, nhóm tác giả đã chọn ra các công ty phi tài chính có niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội. Bài nghiên cứu này sử dụng nguồn dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của Bloomberg gồm 1444 quan sát công ty – năm của các công ty đƣợc niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2012. Ngoài ra, việc thu thập dữ liệu vĩ mô còn dựa trên cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới – World Bank. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả phân loại các quan sát thành hai loại: những quan sát rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính đƣợc gán giá trị biến phụ thuộc là 1, những quan sát không bị kiệt quệ tài chính đƣợc gán giá trị biến phụ thuộc là 0. Để giải quyết 8 vấn đề biến phụ thuộc là biến nhị phân, nhóm tác giả sử dụng mô hình Logit trong bài nghiên cứu này. 1.4. Đóng góp của đề tài Kết quả bài nghiên cứu cho thấy rằng khi kết hợp các biến số tỷ số tài chính, chỉ báo kinh tế vĩ mô và các biến số thị trƣờng vào mô hình thì khả năng dự báo và phân loại của mô hình tốt hơn trong trƣờng hợp chỉ sử dụng các biến số tỷ số tài chính. Điều này hàm ý rằng tình trạng kiệt quệ tài chính không đƣợc dự báo hoàn toàn từ các bảng báo cáo tài chính, mà còn chịu ảnh hƣởng bởi các nhân tố bên ngoài từ môi trƣờng kinh tế vĩ mô và các yếu tố thị trƣờng. Việc đƣa ra một mô hình dự báo khả năng rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính của công ty chính xác hơn giúp các công ty có biện pháp ngăn chặn kịp thời các tổn thất có thể xảy ra. Điều này giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động trong một nền kinh tế ngày càng cạnh tranh và biến động. Mặt khác, khi dự báo đƣợc khả năng một công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính thì các chủ nợ cũng nhƣ các nhà đầu tƣ đại chúng khác sẽ đƣa ra đƣợc các quyết định đúng đắn hơn. Đây là bài nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về mô hình dự báo khả năng rơi vào kiệt quệ tài chính của các công ty mà có sử dụng kết hợp của các loại biến số tài chính, biến số thị trƣờng và biến số chỉ báo kinh tế vĩ mô dựa trên một bộ dữ liệu lớn. Đặt nền tảng cho các nghiên cứu sau này về mô hình dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính sử dụng kết hợp các biến số tỷ số tài chính, các biến số chỉ báo kinh tế vĩ mô và các biến số thị trƣờng. 1.5. Bố cục bài nghiên cứu Bài nghiên cứu của nhóm tác giả gồm 5 phần: Phần 1 – Giới thiệu tổng quan đề tài. Trong phần 1, nhóm tác giả trình bày tổng quan các vấn đề của bài nghiên cứu. Cụ thể, nhóm tác giả sẽ chỉ ra những yêu cầu bức thiết dẫn nhóm tác giả đến việc thực hiện bài nghiên cứu, từ đó cho thấy đóng góp của đề tài trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, nhóm tác giả cũng xây dựng mục tiêu nghiên cứu và cung 9 cấp một cái nhìn tổng quát về phƣơng pháp cũng nhƣ số liệu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này. Phần 2 – Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về dự báo kiệt quệ tài chính và phá sản. Nhóm tác giả xây dựng phần này với mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan về kiệt quệ tài chính, bao gồm sự phát triển của các định nghĩa về kiệt quệ tài chính, nguyên nhân gây ra tình trạng kiệt quệ tài chính, tác động của kiệt quệ tài chính lên công ty và một số biện pháp tái cấu trúc công ty khi rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Đồng thời, nhóm tác giả cũng cung cấp một cái nhìn xuyên suốt về quá trình phát triển của những nghiên cứu thực nghiệm về dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính và phá sản trên thế giới nhằm có một định hƣớng rõ ràng hơn trong việc xây dựng phƣơng pháp nghiên cứu và lựa chọn các biến số cho mô hình dự báo kiệt quệ tài chính ở phía sau. Phần 3 – Phương pháp nghiên cứu. Phần này cung cấp một chi tiết hóa về phƣơng pháp nghiên cứu, dữ liệu cũng nhƣ cách xác định các biến số đƣợc sử dụng trong nghiên cứu của nhóm tác giả. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng đƣa ra các kỳ vọng về dấu của các biến số trong mô hình hồi quy ở phần này. Phần 4 – Kết quả nghiên cứu. Nhóm tác giả trình bày các kết quả từ mô hình hồi quy Logit; các kiểm định liên quan nhằm đánh giá mức độ chính xác trong dự báo kiệt quệ tài chính của các mô hình cũng nhƣ thảo luận kết quả nghiên cứu cho các công ty tại Việt Nam trong phần này. Phần 5 – Kết luận. Phần này tóm tắt kết quả nghiên cứu cũng nhƣ nêu lên những hạn chế của đề tài và những hƣớng mở rộng nghiên cứu tiếp theo. 10 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY VỀ DỰ BÁO KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH VÀ PHÁ SẢN 2.1. Tổng quan lý thuyết về kiệt quệ tài chính 2.1.1. Sự phát triển của các định nghĩa về kiệt quệ tài chính Rắc rối lớn nhất trong lĩnh vực dự báo kiệt quệ tài chính là thiếu một định nghĩa thống nhất về tình trạng khó khăn tài chính mà công ty phải đối mặt. Bởi vì định nghĩa về kiệt quệ tài chính sẽ xác định mục tiêu nghiên cứu và là điều kiện tiên quyết để dự báo kiệt quệ tài chính, cho nên các nghiên cứu trƣớc đây đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm ra định nghĩa phù hợp về kiệt quệ tài chính. Theo Brealey Meyers (2003), kiệt quệ tài chính xảy ra khi công ty gặp khó khăn tài chính (financial difficulties) không thể đáp ứng các hứa hẹn với các chủ nợ hay đáp ứng một cách khó khăn. Trong một số nghiên cứu kinh điển, những khó khăn tài chính nhƣ vậy bao gồm việc không có khả năng trả nợ hoặc trả cổ tức cổ phần ƣu đãi và dẫn đến những hậu quả tƣơng ứng nhƣ thấu chi tiền gửi ngân hàng phải thanh lý tài sản công ty để trả nợ, hoặc thậm chí là tuyên bố phá sản theo luật định (Beaver, 1966 và Altman, 1968). Cho đến bây giờ, phá sản (bankruptcy) là một trong những khái niệm phổ biến nhất đƣợc dùng nhƣ là từ đồng nghĩa với tình trạng công ty đang đối mặt với những khó khăn tài chính. Phá sản là một tiến trình theo luật định mà ở đó những công ty không trả đƣợc nợ tuyên bố mất khả năng chi trả nợ, đó là hình thức cuối cùng và nghiêm trọng nhất của kiệt quệ tài chính. Hầu hết các nghiên cứu trƣớc đây về dự báo thất bại công ty (corporate failure) đều tập trung vào những công ty đệ đơn phá sản (Beaver, 1966, 1968; Altman, 1968; Altman, Haldeman và Narayanan, 1977; Ohlson, 1980). Mất khả năng chi trả (insolvency) là khái niệm pháp lý thƣờng đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp công ty đối mặt với khó khăn tài chính, bao gồm các vấn đề về tính thanh khoản và thành quả hoạt động (Altman và Hotchkiss, 2006). Công ty mất khả năng thanh toán đƣợc xác định là những công ty có lợi nhuận hoạt động âm và hiện giá dòng tiền công ty ít hơn tổng giá trị các nghĩa vụ tài chính (Altman, 1983; Keating cùng cộng sự, 2005). Khi mà 11 một công ty trách nhiệm hữu hạn mất khả năng thanh toán, công ty có thể sẽ bán tài sản và tái phân phối thu nhập cho ngƣời khởi kiện hay là thực hiện thanh lý (liquidation) (Wruck, 1990). Mặt khác, phá sản cũng có thể là một lựa chọn đƣợc xem xét khi công ty mất khả năng thanh toán. Bên cạnh phá sản, mất khả năng thanh toán, thanh lý, không thực hiện nghĩa vụ (default) cũng là tình trạng công ty đang đối mặt với khó khăn tài chính. Theo Altman và Hotchkiss (2006), không thực hiện nghĩa vụ xảy ra khi công ty không hoàn thành nghĩa vụ pháp lý đối với chủ nợ và khi những thủ tục pháp lý hệ quả đƣợc tiến hành. Trong những nghiên cứu trƣớc đây, thất bại công ty (corporate failure) đƣợc định nghĩa nhƣ một khái niệm tổng hợp, gồm những tình trạng sau: hủy niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, thua lỗ làm mất cân đối tài sản, đang trong quá trình thanh lý, tỷ suất sinh lợi cổ phiếu âm, phải tiến hành dàn xếp với chủ nợ. Balcaen và Ooghe (2006) cho rằng tiêu chuẩn thất bại công ty nhƣ vậy không phải là một sự phân định rõ ràng và đƣợc chọn một cách tùy ý theo mục đich nghiên cứu. Những định nghĩa gần đây hơn của Altman và Hotchkiss (2006) xác định rằng: thất bại công ty xảy ra khi tỷ suất sinh lợi thực điều chỉnh rủi ro của các dự án mà công ty đầu tƣ liên tục thấp hơn một cách rõ ràng so với mức kì vọng. Ngoài ra, Carminchael (1972) tin rằng khó khăn tài chính là một trạng thái mà công ty gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ. Những khó khăn này bao gồm: thiếu khả năng thanh toán, thâm hụt vốn chủ sở hữu, mất khả năng chi trả nợ, và thiếu hụt nguồn vốn có tính thanh khoản. Foster (1986) định nghĩa kiệt quệ tài chính là một vấn đề nghiêm trọng về thanh khoản, vấn đề chỉ có thể đƣợc giải quyết bằng việc tái cơ cấu quy mô lớn về hoạt động kinh doanh hoặc cấu trúc của tổ chức kinh tế. Trong Doumpos và Zopounidis (1999), kiệt quệ tài chính không chỉ bao gồm tình trạng không có khả năng chi trả và các hậu quả kéo theo nhƣ trên, mà còn bao gồm tình hình giá trị tài sản ròng âm, nghĩa là tổng số nợ của công ty vƣợt quá tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán. Ross cùng cộng sự (1999) tổng kết các nghiên cứu trƣớc đó và kết luận những khó khăn tài chính bao gồm bốn điều kiện sau đây: (1) thất bại trong kinh doanh, nghĩa là một công ty có thể không trả đƣợc dƣ nợ sau khi thanh lý, (2) phá sản theo luật định, nghĩa là một 12 công ty nộp đơn cho tòa án để tuyên bố phá sản; (3) phá sản mang tính kỹ thuật, nghĩa là một công ty không thể hoàn thành hợp đồng theo lịch trình để trả nợ gốc và lãi, và (4) phá sản mang tính kế toán, nghĩa là giá trị sổ sách ròng của công ty là âm. Tóm lại, theo Jie Sun 2013 có thể diễn đạt sự phát triển của định nghĩa về kiệt quệ tài chính theo hai quan điểm chính là lý thuyết và thực nghiệm. Từ quan điểm của phân tích lý thuyết, kiệt quệ tài chính có các mức độ khác nhau: kiệt quệ tài chính mức độ nhẹ chỉ là khó khăn dòng tiền tạm thời, trong khi kiệt quệ tài chính ở mức nghiêm trọng là khánh kiệt hay phá sản. Kiệt quệ tài chính là quá trình thay đổi linh hoạt các trạng thái khác nhau giữa khó khăn tạm thời và phá sản; là kết quả của các bất thƣờng xảy ra đối với hoạt động kinh doanh trong suốt một khoảng thời gian. Do yêu cầu về tính rõ ràng của tiêu chuẩn lấy mẫu nghiên cứu hoặc do những hạn chế trong dữ liệu sẵn có nên quan điểm nghiên cứu thực nghiệm về kiệt quệ tài chính có sự khác biệt. Kiệt quệ tài chính đƣợc xác định dƣới quan điểm thực nghiệm cho thấy khó khăn tài chính của công ty một cách rõ ràng, chẳng hạn nhƣ tình trạng thông báo phá sản hoặc bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán. Những nghiên cứu gần đây chỉ dùng các tiêu chuẩn riêng lẻ để xác định công ty có rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính hay không, điều này không thể hiện đƣợc sự biến đổi linh hoạt về hình thái biểu hiện của kiệt quệ tài chính. Các nghiên cứu trong tƣơng lai cần phải tìm ra một tiêu chuẩn toàn diện hơn mà có thể phân loại các công ty theo các mức độ kiệt quệ tài chính khác nhau nhƣ nhẹ, trung bình và phá sản. 2.1.2. Nguyên nhân gây ra kiệt quệ tài chính Ngoài việc tìm kiếm một định nghĩa thỏa đáng, việc xác định nguyên nhân kiệt quệ tài chính cũng có vai trò quan trọng trong việc trình bày chiến lƣợc thích hợp cho nhà đầu tƣ. Theo Jahur và Quadir (2012), nguyên nhân phổ biến của kiệt quệ tài chính thƣờng là một kết hợp phức tạp của lý do và biểu hiện của kiệt quệ tài chính, tức là triệu chứng cũng có thể là nguyên nhân để gây ra kiệt quệ tài chính. Các nguyên nhân gây ra tình trạng kiệt quệ tài chính đƣợc phân chia thành nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. 13 Nhân tố bên trong đề cập đến các vấn đề nội bộ liên quan đến quản lý yếu kém của công ty bao gồm: quản lý dự án không tốt hoặc để xảy ra gian lận; phẩm chất và kĩ năng quản lý kém; hệ thống thông tin kế toán hoạt động không hiệu quả; lợi nhuận biên và hiệu quả hoạt động thấp; quản lý nguồn vốn, thanh khoản kém; chuyển giao quyền quản lý không phù hợp. Theo Zwaig & Pickett (2012), quản lý không thay đổi kịp thời theo sự mở rộng nhanh chóng của hoạt động kinh doanh hoặc không thích nghi với chiến lƣợc mới của đối thủ cạnh tranh có thể kéo theo sự thất bại công ty. Việc tuyển dụng đội ngũ quản lý không cân xứng và thiếu kỹ năng cần thiết để quản lý công ty sẽ đẩy công ty rơi vào kiệt quệ tài chính, do các quyết định đầu tƣ sai lầm với tổn thất kinh phí lớn mà không thể khắc phục đƣợc (Galloway và Jones, 2006). Đối với các công ty mới thành lập, nguyên nhân quan trọng nhất gây ra kiệt quệ tài chính là sự thiếu vốn ngay từ lúc khởi đầu kinh doanh. Nguồn vốn trong kinh doanh có vai trò nhƣ một tấm đệm chống lại những thua lỗ bất thƣờng mà không thể bù đắp bởi thu nhập hiện tại (Adeyemi, 2012 ). Việc đổi mới cũng có vai trò quan trọng trong thành công hay thất bại của công ty do những rủi ro gắn với việc này (Chao, Lipson & Loutskina, 2012). Xác suất công ty rơi vào kiệt quệ tài chính do đổi mới là đặc biệt cao khi đối thủ giới thiệu sản phẩm sáng tạo và cạnh tranh làm giảm sự hấp dẫn của các sản phẩm và dịch vụ mới của công ty (Jahur & Quadir, 2012 ). Vì vậy, đổi mới có thể đem đến cho công ty một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ hoặc kéo theo sự sụp đổ. Các nhân tố bên ngoài tác động lên toàn bộ thị trƣờng bao gồm: sự cạnh tranh của các đối thủ trong thị trƣờng; sự vỡ nợ của các đối tác kinh doanh; biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng cao; thay đổi bất lợi trong chính sách của chính phủ; khác biệt giữa lạm phát thực tế và kì vọng. Những nhân tố bên ngoài thì không phụ thuộc vào kỹ năng quản trị công ty (Karels & Plakash, 1987). Ngoài các nguyên nhân trên, Stephen G. Moyer (2005) cho rằng chu kì kinh tế là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến kiệt quệ tài chính. Khi chu kì kinh tế đang ở giai đoạn suy thoái, dòng tiền thu đƣợc từ đƣợc hoạt động kinh doanh thấp sẽ làm cho công ty không thể đáp ứng hoặc đáp ứng 14 khó khăn các nghĩa vụ nợ. Điều này xảy ra đối với toàn bộ các công ty trong nền kinh tế, tuy nhiên mức độ tác động thì phụ thuộc vào đặc điểm riêng biệt của ngành và công ty. Tuy nhiên, một số đặc điểm của công ty có thể làm giảm nhẹ tác động của các nguyên nhân trên là quy mô công ty, ngành đang hoạt động và khả năng chuyển đổi kinh doanh linh hoạt. Quy mô công ty đóng một vai trò quan trọng quyết định công ty có rơi vào kiệt quệ tài chính hay không. Chỉ có một số ít công ty lớn gặp phải các vấn đề tài chính so với những công ty vừa và nhỏ (Monti & Mariano, 2010). Những công ty lớn có thể dễ dàng thu hút vốn rẻ từ bên ngoài và có khả năng sống sót trong suốt thời kì khủng hoảng cao hơn so với những công ty nhỏ bằng nguồn vốn dự trữ tích lũy (Ooghe & Prijcker, 2008). Cũng có những bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm chỉ ra rằng tỷ suất sinh lợi của công ty tăng theo mức độ gia tăng tài sản. Điều này hàm ý rằng một công ty có tài sản lớn hơn sẽ có rủi ro rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính thấp hơn so với công ty vừa và nhỏ với cùng một giá trị các tỷ số tài chính (Alexander, 2001). Cuối cùng, những công ty ở các ngành khác nhau thì có xác suất rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính và quy mô chi phí kiệt quệ tài chính phải gánh chịu là khác nhau do đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành. 2.1.3. Tác động của kiệt quệ tài chính Công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính sẽ phải gánh chịu những chi phí, đƣợc gọi là chi phí kiệt quệ tài chính. Chi phí kiệt quệ tài chính xuất phát từ 3 nguyên nhân chủ yếu nhƣ sau: - Thứ nhất, một công ty đang trong tình trạng kiệt quệ tài chính có thể mất khách hàng, các nhà cung cấp quan trọng và các nhân sự chủ chốt. Opler và Titman (1994) đƣa ra các bằng chứng thực nghiệm cho thấy một công ty kiệt quệ tài chính bị mất thị phần đáng kể so với các đối thủ đang hoạt động tốt trong thời kỳ suy thoái của ngành. Nguyên nhân là do khách hàng không thích kinh doanh với một công ty đang trong tình trạng kiệt quệ tài chính. Hơn nữa, các đối thủ cạnh tranh lợi dụng tình trạng công ty đang suy yếu 15 về tài chính để giảm giá sản phẩm, thực hiện các chiến lƣợc quảng cáo mạnh mẽ nhằm thu hút khách hàng. Nghiên cứu của Chevalier (1995a, b) cũng tìm thấy bằng chứng cho rằng nợ làm yếu đi vị thế cạnh tranh của công ty. Những công ty có đòn bẩy tài chính càng cao thì mất thị phần càng nhiều so với những đối thủ có đòn bẩy thấp hơn trong điều kiện ngành đi xuống. - Thứ hai, các mâu thuẫn về quyền lợi giữa trái chủ và cổ đông của công ty trong tình trạng kiệt quệ tài chính có thể đƣa đến các quyết định yếu kém về hoạt động và đầu tƣ. Các cổ đông hành động vì quyền lợi cá nhân có thể chuyển dịch rủi ro từ họ sang cho các chủ nợ gánh chịu bằng cách thực hiện các trò chơi làm giảm tổng giá trị của công ty. Các trò chơi ở đây có thể là ―dịch chuyển rủi ro‖, ―từ chối đóng góp vốn cổ phần‖, ―thu tiền và bỏ chạy‖, ―kéo dài thời gian‖, ―thả mồi bắt bóng‖… Để ngăn chặn các trò chơi này, các chủ nợ thƣờng áp đặt các điều khoản trong hợp đồng nợ nhƣ: duy trì giá trị tài sản ròng tối thiểu hoặc tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần tối đa đối với công ty đi vay,… làm mất đi sự linh hoạt trong hoạt động của công ty đồng thời lãng phí thời gian và nguồn lực trong việc soạn thảo, giám sát và thực thi các hợp đồng nợ. Ngoài ra, một công ty kiệt quệ tài chính thì có nhiều khả năng vi phạm các hợp đồng nợ hoặc chậm trễ trong việc thanh toán lãi và nợ gốc. Sự vi phạm này gánh chịu một khoản chi phí nặng nề dƣới dạng các hình phạt tài chính để thúc đẩy việc trả nợ. - Cuối cùng, nếu công ty lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính và đi đến phá sản sẽ phát sinh các chi phí trực tiếp liên quan đến thủ tục phá sản nhƣ: lệ phí tòa án, chi phí pháp lý và hành chính khác. Ngoài ra, còn có các chi phí gián tiếp khác phản ánh các khó khăn và rắc rối trong việc quản lý và điều hành một công ty đang trong tình trạng đệ đơn phá sản. Chi phí kiệt quệ tài chính phụ thuộc vào xác suất kiệt quệ tài chính và độ lớn của chi phí phải gánh chịu nếu kiệt quệ tài chính xảy ra. Ngoài ra, công ty bị phá sản sẽ có ảnh hƣởng tiêu cực đến nhân viên, ngƣời sản xuất, cổ đông, chủ nợ, và toàn bộ cộng đồng. Vì vậy, nhà quản lý cần có một hệ thống hỗ trợ dự đoán kiệt quệ tài chính tốt để kịp thời hành động trƣớc khi gặp kiệt quệ tài chính. 16 2.1.4. Tái cấu trúc công ty khi kiệt quệ tài chính Khi rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, công ty sẽ phải đƣa ra các quyết định liên quan đến tái cấu trúc một cách toàn diện về tài chính, nhân sự, sản xuất… Nhóm tác giả sẽ trình bày ba giải pháp tài chính mà các công ty có thể chọn để đối phó với kiệt quệ tài chính theo tổng hợp của Lemma và Tracy (2012) thay vì lựa chọn thủ tục phá sản của tòa án: cơ cấu lại nợ (debt restructuring), bán tài sản (asset sale), tiếp nhận vốn mới từ nguồn bên ngoài (infusions of new capital from outside sources). Theo lý thuyết, những biện pháp tái cấu trúc này là cách thức hiệu quả hơn để giải quyết kiệt quệ tài chính so với thủ tục phá sản của toà án (Haugen và Senbet, 1978). Cơ cấu lại nợ là một quá trình cho phép con nợ là công ty kiệt quệ tài chính đàm phán với các chủ nợ của mình để sửa đổi các điều khoản của hợp đồng nợ chƣa thanh toán nhằm giảm nghĩa vụ nợ của công ty và cải thiện tình hình tài chính tổng thể. Kỹ thuật cụ thể trong quá trình cơ cấu lại nợ phụ thuộc chủ yếu vào việc hợp đồng nợ có thể giao dịch đại chúng hay không. Lý do cho sự phụ thuộc này là hợp đồng nợ không thể giao dịch đại chúng thì có những quy định về bảo mật thông tin và các hạn chế riêng mà các hợp đồng nợ có thể đƣợc giao dịch đại chúng không có. Công ty có thể nỗ lực bán tài sản để giảm thiểu khó khăn tài chính nhƣ là giải pháp thay thế cho cơ cấu lại nợ. Một phần tiền bán tháo tài sản hiện tại có thể đƣợc sử dụng để giảm dƣ nợ hoặc để thực hiện các cơ hội đầu tƣ mới. Vị thế tài chính yếu và nhu cầu thanh khoản gấp rút của công ty có thể làm suy yếu nghiêm trọng khả năng mặc cả của công ty, và do đó làm giảm giá bán tài sản của công ty. Tuy nhiên, chủ nợ vẫn có lợi từ việc cƣỡng ép công ty bán tài sản để trả nợ cho họ, vì điều này sẽ tăng tốc số thu từ dòng tiền trong tƣơng lai của tài sản công ty tránh rủi ro cho chủ nợ. Do đó, kết quả ròng của giao dịch có thể kéo theo chuyển dịch tài sản từ cổ đông sang chủ nợ cũng nhƣ làm giảm giá trị toàn bộ công ty. 17 Một công ty bị kiệt quệ tài chính thƣờng bị thiếu thanh khoản và cần đƣợc tài trợ theo tiến độ trong quá trình giải quyết tình trạng kiệt quệ tài chính. Công ty kiệt quệ tài chính cần đủ tiền mặt để trả cho nhân viên, nhà cung cấp và các bên liên quan khác. Công ty kiệt quệ tài chính cũng có thể có các dự án với hiện giá dòng tiền dƣơng cần tài trợ. Do đó, khả năng thu hút vốn mới của công ty là rất quan trọng cho sự sống còn của công ty và hiệu quả đầu tƣ. Tuy nhiên trong trƣờng hợp kiệt quệ tài chính, công ty sẽ rất khó để có đƣợc nguồn vốn bổ sung, bởi vì việc cho vay đối với các công ty kiệt quệ tài chính phát sinh vấn đề “mối nguy về nợ” (debt overhang) có rủi ro cao với nhà đầu tƣ nhƣ mô tả của Myers ( 1977). Vấn đề ―mối nguy về nợ‖ phát sinh là do lợi ích kinh tế từ nguồn vốn bổ sung này không tƣơng xứng với rủi ro nhà đầu tƣ phải gánh chịu khi tài trợ cho những công ty đang bị kiệt quệ tài chính. Đây là lý do tại sao việc tiếp nhận vốn chủ sở hữu hiếm khi quan sát đƣợc trong việc giải quyết kiệt quệ tài chính. Đa số các nghiên cứu đều tập trung vào chi phí kiệt quệ tài chính hoặc chi phí của việc tái cấu trúc mà không đề cập nhiều đến lợi ích từ việc tái cấu trúc mang lại. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu (Baker & Wruck, 1989; Kaplan & Stein, 1990) đều đồng ý rằng kiệt quệ tài chính thƣờng đi cùng với thay đổi về quản trị một cách toàn diện để có thể cải thiện phƣơng thức sử dụng nguồn lực hiệu quả. Kiệt quệ tài chính có thể khắc phục tính ì và buộc nhà quản lý phải cân nhắc thay đổi sản xuất để thích nghi với sự không chắc chắn xảy ra. Nếu thực hiện thành công thì công ty có thể vƣợt qua kiệt quệ tài chính và khôi phục lại hoạt động bình thƣờng. Qua việc xem xét các khía cạnh khác nhau của kiệt quệ tài chính, chúng ta có thể thấy đƣợc ảnh hƣởng của kiệt quệ tài chính đến hoạt động công ty là vô cùng mạnh mẽ. Do đó việc chuẩn bị kế hoạch ngăn chặn và đối phó với kiệt quệ tài chính là điều quan trọng đối với sự phát triển ổn định của công ty. Một trong những nhân tố chủ yếu tác động đến sự thành công của việc lập kế hoạch đó là khả năng dự báo. Do đó, dự báo chính xác khả năng kiệt quệ tài chính của công ty là cần thiết không chỉ với các nhà quản lý để có biện pháp giảm tổn thất, mà còn quan trọng đối với các chủ nợ và nhà đầu tƣ trong quá trình ra 18 quyết định của mình. Lịch sử phát triển của các phƣơng pháp dự báo kiệt quệ tài chính và kết quả của các mô hình này sẽ đƣợc trình bày ở phần tiếp theo. 2.2. Các nghiên cứu trƣớc đây về dự báo kiệt quệ tài chính và phá sản Dự báo kiệt quệ tài chính và phá sản là một đề tài đã đƣợc giới nghiên cứu quan tâm từ những năm 60 của thế kỷ trƣớc. Do vậy, có rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này với các phƣơng pháp tiếp cận khác nhau. Trong đó, Beaver (1966, 1968) và Altman (1968, 1977) đƣợc xem là hai tác giả tiên phong trong việc sử dụng các tỷ số tài chính để dự báo phá sản trong các bài nghiên cứu thực nghiệm. Trong bài nghiên cứu “Financial Ratios As Predictors Of Failure” (1966), Beaver là ngƣời đặt nền móng cho việc xây dựng một mô hình thống kê phân tích các tỷ số tài chính đơn lẻ để dự báo phá sản. Trong khi hầu hết các nghiên cứu vào thời điểm đó chỉ xem xét các công ty vỡ nợ là các công ty phá sản, Beaver đã mở rộng định nghĩa về sự vỡ nợ trong nghiên cứu của mình. Theo ông, vỡ nợ đƣợc định nghĩa là sự không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ đến hạn của một công ty. Do đó, nhóm các công ty vỡ nợ của Beaver bao gồm các công ty phá sản, các công ty không trả đƣợc nợ, các công ty thấu chi trên tài khoản ngân hàng và những công ty bỏ qua việc thanh toán cổ tức ƣu đãi. Trong mẫu nghiên cứu của Beaver, số lƣợng các công ty này lần lƣợt là 59, 3, 1 và 16 công ty trong khoảng thời gian từ 1954 - 1964. Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu cặp, tức là tƣơng ứng với một công ty vỡ nợ là một công ty vẫn còn hoạt động có cùng quy mô và trong cùng ngành, Beaver tiến hành thu thập báo cáo tài chính của tất cả các công ty trong giai đoạn 5 năm trƣớc khi xảy ra vỡ nợ. Beaver xem xét 30 tỷ số thuộc 6 nhóm bao gồm: nhóm các tỷ số dòng tiền, nhóm các tỷ số thu nhập ròng, nhóm các tỷ số nợ trên tổng tài sản, nhóm các tỷ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản, nhóm các tỷ số tài sản thanh khoản trên nợ ngắn hạn và nhóm các tỷ số doanh thu. Trong đó, Beaver tập trung kiểm định vào 6 tỷ số sau: tỷ số dòng tiền trên tổng nợ, tỷ số thu nhập ròng trên tổng tài sản, tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản, tỷ số vốn luân chuyển trên tổng tài sản, tỷ số tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn, tỷ số tài sản ngắn hạn trên chi tiêu hoạt động hằng ngày để phân loại nhóm công ty vỡ nợ và nhóm công ty không vỡ nợ. Đối với mỗi tỷ số, Beaver suy ra một ngƣỡng giới 19 hạn, mà những công ty ở bên trên ngƣỡng này hoặc ở bên dƣới ngƣỡng này trong trƣờng hợp tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản thì đƣợc phân loại là không vỡ nợ tiềm năng, còn những công ty ở dƣới ngƣỡng này hoặc ở bên trên ngƣỡng này trong trƣờng hợp tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản thì đƣợc phân loại là vỡ nợ tiềm năng. Ngƣỡng giới hạn này đƣợc suy ra từ việc phân tích sự khác biệt trong các tỷ số tài chính giữa các công ty vỡ nợ và các công ty không vỡ nợ và đƣợc lựa chọn dựa trên phƣơng pháp thử và sai - sao cho xác suất của việc dự báo sai là nhỏ nhất. Beaver xem công ty nhƣ là một bể dự trữ chứa các tài sản thanh khoản đƣợc bơm vào bởi các dòng tiền vào và tháo ra bởi các dòng tiền ra. Beaver phân tích các tỷ số tài chính dựa trên các định đề sau: Bể dự trữ này càng lớn thì xác suất vỡ nợ càng nhỏ; Dòng tài sản thanh khoản ròng từ hoạt động càng lớn thì xác suất vỡ nợ càng nhỏ; Vay nợ càng nhiều thì xác suất vợ nợ càng lớn; Quỹ chi tiêu cho hoạt động càng lớn thì xác suất vợ nợ càng lớn. Kết quả nghiên cứu của Beaver cho thấy các tỷ số tài chính đơn lẻ có khả năng dự báo vỡ nợ khá tốt. Chỉ 10% các công ty trong mẫu dữ liệu ban đầu bị phân loại sai theo tỷ số dòng tiền trên tổng tài sản đối với một năm trƣớc khi vỡ nợ. Các con số này lần lƣợt là 13% và 15% đối với các tỷ số dòng tiền trên tổng nợ và thu nhập ròng trên tổng nợ. Mặc dù khi tăng số năm dự báo lên đến 5 năm trƣớc khi vỡ nợ thì tỷ lệ phân loại sai có tăng lên nhƣng không đáng kể. Chẳng hạn, trong khoảng thời gian 5 năm trƣớc khi phá sản thì tỷ lệ phân loại sai chỉ là 22% đối với tỷ số dòng tiền trên tổng nợ, 28% đối với tỷ số dòng tiền trên tổng tài sản và 32% đối với tỷ số thu nhập ròng trên tổng nợ. Trong một bài nghiên cứu tiếp theo vào năm 1968, Beaver nhận thấy rằng thị trƣờng chứng khoán cũng có khả năng dự báo vỡ nợ của các công ty. Beaver đã chứng minh rằng giá chứng khoán của công ty sẽ giảm đáng kể trước khi công ty vỡ nợ. Ông tiến hành nghiên cứu xem liệu có phải thị trƣờng chứng khoán sẽ dự báo vỡ nợ trƣớc các tỷ số tài chính hay không và tìm thấy rằng thị trƣờng chứng khoán đã phản ứng trƣớc các tỷ số tài chính ở một biên độ nhỏ. Nghiên cứu này cho thấy, các mô hình dự báo phá sản đã bắt đầu quan tâm đến các dữ liệu thị trường. 20 Mặc dù phƣơng pháp trên thì dễ áp dụng và tiết kiệm thời gian, nhƣng Altman (1968) cho rằng mô hình dự báo phá sản áp dụng kỹ thuật phân tích các tỷ số tài chính đơn lẻ thì quá đơn giản để ghi nhận tính phức tạp của sự phá sản bởi vì không thể phân loại một công ty chỉ dựa vào một tỷ số tài chính đơn lẻ ở một thời điểm. Hơn nữa, phƣơng pháp này dễ đƣa ra các kết luận mâu thuẫn và nhầm lẫn bởi vì các kết quả phân loại theo các tỷ số khác nhau là khác nhau đối với cùng một công ty. Chẳng hạn nhƣ, một công ty với khả năng sinh lợi nghèo nàn nhƣng vẫn có thể trả đƣợc nợ có thể sẽ bị phân loại là phá sản tiềm năng. Vì vậy, trong bài nghiên cứu “Financial Ratios, Discriminant Analysis And The Prediction Of Corporate Bankruptcy” (1968), Altman đã sử dụng kỹ thuật phân tích đa biệt số (MDA – Multiple Discriminant Analysis) dựa trên sự kết hợp nhiều tỷ số để đƣa ra một mô hình dự báo tốt hơn. MDA là một kỹ thuật thống kê đƣợc dùng để phân loại một quan sát vào một nhóm cho trƣớc dựa vào các đặc trƣng riêng biệt của quan sát đó. MDA tạo ra một kết hợp tuyến tính hoặc bậc hai của các biến - các đặc trƣng sao cho phân biệt tốt nhất giữa các nhóm. Trong bài nghiên cứu này, Altman kết hợp cả dữ liệu tài chính và dữ liệu thị trường cho mẫu nghiên cứu gồm 66 công ty trong lĩnh vực sản xuất đƣợc chia thành 2 nhóm với mỗi nhóm gồm 33 công ty. Nhóm (1) bao gồm các công ty đệ đơn phá sản trong suốt giai đoạn 1946 – 1965. Nhóm (2) bao gồm các công ty vẫn còn tồn tại đến năm 1966, và đƣợc chọn tƣơng ứng theo cặp với các công ty trong nhóm (1) về quy mô và ngành hoạt động. Hàm phân biệt của Altman nhƣ sau: Z = 0.012X1 + 0.014X2 + 0.033 X3 + 0.006X4 + 0.999X5 Trong đó, X1 = Tỷ số vốn luân chuyển trên tổng tài sản X2 = Tỷ số thu nhập giữ lại trên tổng tài sản X3 = Tỷ số thu nhập trƣớc thuế và lãi vay trên tổng tài sản X4 = Tỷ số giá trị thị trƣờng của vốn cổ phần trên giá trị sổ sách của tổng nợ X5 = Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan