Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự kế thừa và phát triển về nghệ thuật ở tiểu thuyết hồ biểu chánh...

Tài liệu Sự kế thừa và phát triển về nghệ thuật ở tiểu thuyết hồ biểu chánh

.PDF
92
399
56

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN HUỲNH NGỌC ÚT MSSV: 6075469 SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN VỀ NGHỆ THUẬT Ở TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành ngữ văn Cán bộ hướng dẫn: Ths. HUỲNH THỊ LAN PHƯƠNG Cần Thơ, tháng 5 năm 2011 PHẦN MỘT MỞ ĐẦU 2 I. Lí do chọn đề tài Nam bộ, vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ, có nhiều sản vật tài nguyên, đã trải qua nhiều thế kỉ tồn tại và phát triển. Với những điều kiện thuận lợi ấy có thể mang đến cho người dân nơi đây cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chính vì thế, ít nhiều tính cách của họ trở nên phóng khoáng và dễ gần gũi. Song song với quá trình phát triển kinh tế thì đời sống tinh thần được quan tâm nhiều hơn, phát triển từ sơ khai dần dần đến đỉnh cao của nghệ thuật. Những câu hò, điệu lí, câu vọng cổ rất được người dân nơi đây ưa chuộng, họ hát đối đáp với nhau những lúc làm việc hay lúc rãnh rỗi để quên đi cực nhọc, mệt mỏi. Trên cơ sở đó, văn chương Nam bộ hình thành và phát triển, xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ với nhiều tác phẩm nổi tiếng ra đời. Trong số nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ấy là nhà văn – nhà tiểu thuyết – Hồ Biểu Chánh với lượng tác phẩm khá lớn. Những tác phẩm của ông đã đi vào lòng người đọc với nghệ thuật viết tiểu thuyết mới lạ, hấp dẫn so với những cây bút cùng thời. Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh được xem là mới hơn cả về lối hành văn, cách xây dựng nhân vật, kết cấu tác phẩm, nhất là về ngôn từ được sử dụng trong tác phẩm. Để có những cuốn tiểu thuyết đoạt giải hôm nay thì thể loại tiểu thuyết buổi sơ khai phải trải qua những bước thâm trầm. Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có sự kế thừa và đổi mới, tức là ông có kế thừa và phát huy, xây dựng trên nền tảng của quá khứ kết hợp chọn lọc để hoàn thiện hơn cho tiểu thuyết. Chính sự mới lạ về nghệ thuật tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh ở giai đoạn đầu thế kỉ đã thu hút người viết. Cho nên, người viết đã chọn đề tài “Sự kế thừa và đổi mới về nghệ thuật ở tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh phần nào đó tìm hiểu khía cạnh lịch sử văn học dân tộc. II. Lịch sử vấn đề Nếu trước năm 1930, Hoàng Ngọc Phách nổi tiếng ở miền Bắc với tác phẩm Tố tâm thì ở Nam bộ Hồ Biểu Chánh là tác giả được nhiều người yêu thích, kể cả hai miền Nam - Bắc. Về số lượng cũng như chất lượng mà nói, Hồ Biểu Chánh là nhà văn đáng chú ý nhất của văn học vào giai đoạn này. Trong Bảng lược đồ văn học Việt Nam của Thanh Lãng, tác giả đã đề cập đến Hồ Biểu Chánh với những đóng góp về đề tài, cách xây dựng truyện và văn cách cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Thiếu Sơn trong bài viết đăng trên báo Phụ nữ Tân Văn số 106 ngày 19 tháng 10 năm 1931 có nói, Hồ Biểu Chánh là đại diện cho lối viết kiểu phê bình nhân vật. Ông 3 không ngần ngại ca ngợi Hồ Biểu Chánh: “Ông Hồ Biểu Chánh chẳng những đã biết do sự quan sát mà sáng tạo ra được những nhân vật đúng với cái khuôn mẫu với người đời, biết cho nhân vật đó sống theo tánh cách riêng, cái thái độ riêng, trong mỗi hoàn cảnh riêng của họ, mà ông khéo léo cho những nhân vật đó hiệp thành cái xã hội gần giống như xã hội ta…” Thiếu Sơn có nhận xét khá tinh nhạy về tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, nhưng chỉ có cái nhìn về một phương diện nghệ thuật xây dựng “nhân vật”. Trong Tiến trình văn nghệ miền Nam, Nguyễn Q. Thắng đã phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của Hồ Biểu Chánh. Ông đánh giá về mặt đổi mới của nhân vật từ tính cách đa dạng, tình cảm, tâm lí của nhân vật trong tác phẩm và phong phú về mặt nghệ thuật ngôn từ. Nhưng nhìn chung, ông cũng chỉ đánh giá khái quát những đóng góp của Hồ Biểu Chánh trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đầu thế kỉ XX, chứ chưa đi sâu vào phân tích nội dung hay một phương diện nghệ thuật cụ thể của tác phẩm. Ngoài ra, Hồ Biểu Chánh là nhà tiểu thuyết Nam bộ duy nhất được Vũ Ngọc Phan giới thiệu trong bộ sách phê bình văn học Nhà văn hiện đại Việt Nam (1942) tâp 1. Ông khẳng định tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh giai đoạn đầu thế kỉ đã có nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam hiện đại, nó mang tính bình dân từ nhân vật đến lời văn, lối kết cấu, dựng việc, sự quan sát của Hồ Biểu Chánh rất tinh sảo. Đó là bước đi đầu tiên để có những bước đi vững vàng của tiểu thuyết sau này. Nhìn chung, Vũ Ngọc Phan đánh giá cao ở Hồ Biểu Chánh về nghệ thuật xây dựng nhân vật và miêu tả cảnh, ông có đưa một vài dẫn chứng để phân tích, tuy nhiên chưa đi sâu vào khám phá nghệ thuật của tác phẩm, chỉ nhìn nhận ở bình diện bao quát. Khi viết Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1974) Phan Cự Đệ tập trung vào một số tác phẩm tiêu biểu được sáng từ năm 1900 đến 1930 một số tác phẩm của Hồ Biểu Chánh ở miền Nam. Phân tích chủ yếu những mặt tích cực và hạn chế về nội dung tác phẩm. Ông nhận định, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh vẫn còn những ảnh hưởng của tiểu thuyết truyền thống về hình thức kết cấu và nội dung luân lí, nhưng nội dung có những điểm đổi mới đáng ghi nhận là đã phản ánh được hiện thực xã hội Nam bộ trong giai đoạn đầu thế kỉ đầy rối ren phức tạp. Từ sau 1975 đến nay, đất nước thống nhất đã tạo điều kiện thuận lợi để khắc phục những hạn chế ở giai đoạn trước trong việc nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến Hồ Biểu Chánh và trực tiếp nghiên cứu về những 4 khía cạnh khác tiểu thuyết của ông như: Những áng văn chương Quốc ngữ đầu tiên, truyện Thầy Lazaro phiền của Nguyễn Văn Trung (1987); Tiến trình Văn nghệ miền Nam hiện đại (1998), Bình minh của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1990) của Nguyễn Q. Thắng; Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 – 1945 của Mã Giang Lân chủ biên (2000); Tiểu thuyết Nam bộ cuối thế kỉ XIX của Nguyễn Kim Anh chủ biên (2004). Những công trình này đã có những nhận xét về vị trí của Hồ Biểu Chánh trong quá trình vận động và phát triển của văn học Nam bộ cũng như trong lòng độc giả những năm đầu thế kỉ XX. Bên cạnh đó, những công trình trực tiếp nghiên cứu về tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cũng góp phần làm phong phú hơn về quá trình tìm hiểu Hồ Biểu Chánh: Trong Thi pháp nhân vật tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh trước 1945 của Nguyễn Thị Phương Thảo đã đi vào phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội: giàu – nghèo, chính diện – phản diện từ ngoại hình, ngôn ngữ đến tính cách nhân vật. Người viết đã đưa ra quan điểm của bản thân về tài tăng nghệ thuật Hồ Biểu Chánh, đó là sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức, mang màu sắc thẩm mĩ của người phương Đông. Đồng thời nêu lên quan niệm của tác giả khi xây dựng nhân vật trong xã hội đầy biến động. Cái nhìn của Hồ Biểu Chánh về người dân Nam bộ của Huỳnh Thị Lan Phương (2006). Người viết cho rằng, Hồ Biểu chánh đã phản ánh được cuộc sống nghèo khó và tính cách của người nông dân: hiền lành, bộc trực, thẳng thắng, sống nghĩa tình, cam chịu, nhẫn nhục. Đôi khi có phản kháng nhưng yếu ớt và mang tính“tức nước vỡ bờ”, bên canh đó thì “cái nhìn” của Hồ Biểu Chánh còn lệch lạc về người nông dân, chưa nhận ra ở họ sức mạnh vùng lên. Nhà văn cũng đưa ra những biện pháp giúp cho người nông dân thoát cảnh lầm thang, bằng sự hỗ trợ của những địa chủ giàu sang, tâm đức, tuy nhiên đó chỉ là cách giải quyết giàu màu sắc “cải lương”. Nhưng dù sao thì Hồ Biểu Chánh vẫn có “cái nhìn” nhân đạo đối với người nông dân. Vài nét về phong cách ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh của Huỳnh Thị Lan Phương và Nguyễn Văn Nở, nhận xét Hồ Biểu Chánh có phong cách rất đời thường, nhà văn đã vận dụng những lớp ngôn ngữ như: khẩu ngữ, phương ngữ, từ biến thể, từ địa phương … trong sáng tác của mình, chính phong cách ngôn ngữ này đã đưa tiểu thuyết ông đến gần với đông đảo công chúng bình dân. 5 Công trình ngiên cứu Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh của Trà Thị Lâm Vân, chia kết cấu tiểu thuyết thành hai cấp độ: kết cấu trần thuật và kết cấu hình tượng. Hồ Biểu Chánh đã học tập và vận dụng nghệ thuật kết cấu của tiểu thuyết phương Tây vào trong tác phẩm của mình và đã có những thử nghiệm khá ấn tượng. Dù vậy, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ba mươi năm đầu thế kỉ vẫn có tính chất quá độ giao thời, chưa thoát khỏi kết cấu chương hồi truyền thống. Qua quá trình tìm tư liệu, người viết nhận thấy tất cả công trình nghiên cứu nói về cuộc đời cũng như tác phẩm Hồ Biểu chánh, chỉ nhận xét sơ lược về nội dung và nghệ thuật. Có chăng một số công trình đi vào nghiên cứu vài phương diện nghệ thuật riêng lẻ của tác phẩm Hồ Biểu Chánh như: ngôn ngữ, kết cấu, nhân vật, lối hành văn… chứ chưa có công trình nghiên cứu mang tính tổng quát về nghệ thuật của tác phẩm Hồ Biểu Chánh. Đề tài của người viết Sự kế thừa và đổi mới về nghệ thuật ở tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh sẽ đi vào nghiên cứu nghệ thuật, cụ thể hơn là yếu tố truyền thống và cách tân về nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông. Thông qua thủ pháp nghệ thuật, người viết sẽ nhận rõ hơn các giá trị tư tưởng của tác phẩm Hồ Biểu Chánh. III. Mục đích nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại có cách tân về nội dung, nghệ thuật là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên trên cơ sở “hiện đại hóa” văn học Việt Nam, các nhà văn của chúng ta vẫn có sự kế thừa và phát huy truyền thống văn học. Hiện đại không có nghĩa là từ bỏ, tuyệt giao truyền thống, cần phải có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại về cả nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh không nằm ngoài sự kết hợp đó. Đề tài đòi hỏi công trình nghiên cứu của chúng ta phải nhìn nhận và khẳng định đóng góp của Hồ Biểu Chánh trên con đường hình thành tiểu thuyết Việt Nam và chỉ ra được sự kế thừa và đổi mới về nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Từ đó nhận rõ các giá trị của tác phẩm cũng như quan niệm của nhà văn thông qua những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu. Đồng thời đề tài nghiên cứu giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về nghệ thuật văn chương, đặc biệt là nghệ thuật viết tiểu thuyết hiện đại. Bản thân chúng tôi nhận thấy đề tài có thể góp một phần nhỏ vào lĩnh vực nghiên cứu và là dữ liệu tham khảo về nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh sau này. IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 Đối tượng khảo sát của luận văn là một số tiểu thuyết tiêu biểu của Hồ Biểu Chánh. Luận văn tập trung vào hai vấn đề chính: sự kế thừa và đổi mới về nghệ thuật ở tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết của nhà văn Nam bộ, thông qua đó thấy được quan niệm nghệ thuật chi phối trong sáng tác truyện của ông. V. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành khảo sát, giải quyết vấn đề đưa ra, trong luận văn chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Thứ nhất là phương pháp thống kê, phân loại nhằm tìm hiểu thủ pháp nghệ thuật mà Hồ Biểu Chánh sử dụng trong tác phẩm của ông. Trên cơ sở đó thấy được những yếu tố truyền thống và cách tân của nhà văn. Thứ hai là phương pháp tổng hợp, khái quát nhằm xác định những đóng góp tích cực của ông trong quá trình hình thành tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Thứ ba là phương pháp phân tích lịch sử giúp cho việc tiếp cận các thủ pháp nghệ thuật mang tính đặc thù thời đại của ông và các tư tưởng, quan niệm được thể hiện qua thủ pháp ấy, như chứng minh, so sánh. 7 PHẦN HAI NỘI DUNG CHÍNH 8 Chương 1: Vài nét về thể loại tiểu thuyết 1.1. Khái niệm về tiểu thuyết Tiểu thuyết là một thuật ngữ Hán việt. Hiểu một cách đơn giản, tiểu là nhỏ nhặt, thuyết là nói, là bàn. Thực tế cho thấy, hiện nay, tiểu thuyết là tác phẩm chứa đựng dung lượng cuộc sống rộng lớn, nhiều trang so với các thể loại khác. Vậy chúng ta nên hiểu “tiểu thuyết” như thế nào cho đúng và hợp lí. Trước khi định nghĩa tiểu thuyết, chúng ta dành ít thời gian ngược dòng lịch sử tìm hiểu sự ra đời của “tiểu thuyết”. Theo quan niệm về tiểu thuyết của Trung hoa, nguồn gốc của tiểu thuyết là những câu chuyện vặt vãnh nơi thôn xóm, phố phường được quan lại thu thập nhằm khảo sát tư tưởng chính trị và tập quán của người dân. Theo quan niệm thời bấy giờ, nhất là tầng lớp thượng lưu, thì tiểu thuyết không được coi là chính thư, không được dùng để dạy và học. Nghệ thuật tiểu thuyết không thể so sánh với nghệ thuật lớn của thơ ca, nó chỉ là loại văn xuôi kể chuyện đời thường, chuyện nhỏ nhặt, những thuật kể của của bọn văn gia tẹp nhẹp khác với bậc thánh hiền, học giả. Chữ “tiểu” cũng có nghĩa là “tiểu sự tình”, ý nói những việc nhỏ nhặt, lượm lặt ở những nơi góc phố, chợ búa, hay câu chuyện kể ở tửu trà, thuộc về dân gian tầm thường. Phương Lựu đã khái quát lại hàm nghĩa tiểu thuyết qua các thời đại ở Trung Hoa: chữ tiểu thuyết xuất hiện sớm nhất trong Ngoại thiên sách Trang Tử nhưng mang hàm nghĩa gần như học thuyết chứ không phải là sáng tác văn học. Đến đời Hán trong sách “Hán Thư”, thiên “Nghệ văn chí”, Ban Cố cho rằng tiểu thuyết gia thuộc một trong mười loại nhà văn và nói tiếp: “Loại tiểu gia xuất thân từ hạng quan nhỏ, nghe các lời nói trong thôn cùng ngõ hẻm khắp các nẻo đường mà viết nên. Khổng Tử có nói: Tuy là con đường nhỏ, nhưng tất yếu cũng có cái có thể xem được… cho nên quân tử không làm ra nó, song cũng không tiêu diệt nó”. Đến nhà Minh, Tiêu Hoa chủ nhân thì cho rằng: “tiểu thuyết là sách của bọn tài tử” [46:135]. Nhà tiểu thuyết Phùng Mộng Long có nói: “Ngoài Lục Kinh Quốc sử ra, phàm những trước thuật khác đều gọi là tiểu thuyết” (Tựa cảnh thế hằng ngôn). Manh nha từ thời Hán Vũ đế, thế kỉ thứ 2 trước công Nguyên, nhưng phải trải qua hàng chục thế kỉ, thể loại tiểu thuyết của Trung Quốc mới thật sự hình thành và dần dần phát triển. Nhất là vào thời thịnh Đường, loại tiểu thuyết truyền kì rất được ưa 9 chuộng, thể hiện vấn đề số phận và phẩm chất cá nhân trong cuộc sống. Thời Minh trở đi tiểu thuyết vào giai đoạn phát triển rực rỡ theo dạng chương hồi như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân… Sang đời Thanh, xã hội trở nên thối nát, xuất hiện các tiểu thuyết xuất sắc kể về đời tư và đạo đức thế sự như Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần. Qua đó, ta thấy tiểu thuyết Trung Hoa ra đời từ lớp bình dân trong dân gian, sáng tác từ những chuyện nhỏ nhặt đơn giản đến chuyện lớn hơn, phức tạp hơn để phản ánh mọi phương diện của cuộc sống. Nếu lấy Tam Quốc Diễn Nghĩa làm ví dụ ắt hẳn trước khi tiểu thuyết bằng giấy mực ra đời đã có nhiều câu chuyện nhỏ nhặt được kể và lưu truyền như Tam cố thảo lư, La Quán Trung như người tổng hợp lại để viết nên Tam quốc diễn nghĩa hoàn chỉnh với dung lượng đồ sộ. Quan niệm tiểu thuyết Trung Hoa có đặc điểm chung là tiểu thuyết không mang tính quy phạm như các thể loại văn học khác như: thơ, phú, từ… Chia loại tiểu thuyết ở Trung Hoa, có nhiều quan niệm khác nhau về cách chia tiểu thuyết. Qua khảo sát thì tiểu thuyết chia thành 3 loại: Đoản thiên tiểu thuyết, trung thiên tiểu thuyết, trường thiên tiểu thuyết. Hay: Giản thiên tiểu thuyết, truyền kì tiểu thuyết, chương hồi tiểu thuyết (Dịch Quân Tả). Đây là những loại tiểu thuyết phát triển qua nhiều giai đoạn văn học, trải qua bao thâm trầm trước biến thiên của hoàn cảnh xã hội rồi phát triển rực rỡ ở đỉnh cao nhất vào thời Minh – Thanh và sau này thể loại tiểu thuyết được thừa nhận là một thể loại văn học. Thể loại tiểu thuyết đã được các nhà văn sử dụng để sáng tác phẩm phản ánh cuộc sống. Điều đáng nói hơn là từ nghệ thuật kể truyện vặt vãnh, vãn trà, túc tửu bị xem thường không bằng những câu thơ, câu phú, bài từ thì nay thể loại tiểu thuyết được công nhận và đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Bởi nó chứa đựng dung lượng lớn, đáp ứng được nhu cầu của người đọc và của thời đại. Trong những quan niệm phân chia tiểu thuyết ở Trung Hoa thì chúng tôi nhận thấy cách chia của Dịch Quân Tả (giản thể tiểu thuyết, truyền kì tiểu thuyết, chương hồi tiểu thuyết) là gần gũi với tiểu thuyết Việt Nam hơn cả. Ở Việt Nam, các loại truyện kể dân gian như loại truyện cổ tích, truyền kì, truyền thuyết, dã sử… đã có từ xa xưa và lưu lại cho đời sau bằng hình thức truyền miệng. Từ khoảng thế kỉ XIII – XIV trở đi nhiều tác phẩm văn xuôi ra đời: Lĩnh nam chích quái của Trần Thế Pháp, Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Đầu thế kỉ XIX thì tác phẩm Hoàng lê nhất thống chí của Ngô gia văn 10 phái ra đời. Đây là tác phẩm dài bằng văn xuôi có phạm vi phản ánh cuộc sống các sự kiện lịch sử rộng lớn, nhân vật đông đảo, tính cách sinh động và quan hệ với nhau trong một hệ thống tình tiết phong phú, kết cấu chặt chẽ. Chính quy mô của dung lượng phản ánh cuộc sống đã làm cho tác phẩm Hoàng lê nhất thống chí bước vào một vị trí tiểu thuyết đích thực. Đây là cuốn tiểu thuyết chữ Hán gần gũi nhất với tiểu thuyết hiện đại của chúng ta hiện nay. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, cũng xếp các loại truyện Nôm: Trê cóc, trinh thử vào thể loại tiểu thuyết viết bằng văn vần. Loại truyện thơ Nôm này đặc biệt phát triển vào cuối đời nhà Trần và đầu nhà Nguyễn như: Hoa Tiên, Song Tinh, Phạm Công Cúc Hoa, Phan Trần, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên. Các truyện Nôm này ảnh hưởng từ tiểu thuyết Trung Hoa thời trung đại. Các nhà thơ, nhà văn đã mượn đề tài, tích xưa trong sử Trung Hoa mà dựng nên câu chuyện riêng, thường có cấu trúc quen thuộc “Hội ngộ - lưu lạc - đoàn viên”. Nhân vật là những tài tử giai nhân, anh hùng liệt nữ, tài hoa bạc mệnh… Cuối câu truyện thường là những bài học giáo huấn về luân lí, đạo đức, nhân cách, chí làm trai hay thiện ác ở đời theo thuyết “nhân quả” của đạo giáo. Bước sang giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX danh từ “tiểu thuyết” mới bắt đầu xuất hiện. Cuộc xâm lược của thực dân Pháp chính là yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc hình thành tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX. Để thực hiện bộ máy cai trị ở Việt Nam, thực dân Pháp đã đào tạo ra những tay chân đắc lực, sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, mở trường dạy học để đào tạo những người biết tiếng Pháp phục vụ lại chúng. Nhờ đó các tầng lớp trí thức có được điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa mới, trong khung cảnh giao lưu văn hóa phương Tây. Trước hết là văn học Pháp, các nhà văn được tiếp xúc với thể loại tiểu thuyết, những tác phẩm nổi tiếng của: Banzăc, Lev Tolstoy, Huygô… và trong điều kiện các phương diện in ấn máy móc có ở Việt Nam, tiểu thuyết được viết theo cách mới lần lượt ra đời. Đặc biệt là được viết bằng khuôn chữ mới, chữ Quốc ngữ. Giai đoạn sơ khai của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, các nhà văn của chúng ta đã nói nhiều, viết nhiều về tiểu thuyết, nhưng mỗi người có quan niệm riêng. Tác phẩm Thầy Lazarô Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quảng tuy là một truyện ngắn nhưng nội dung có thể xem như là một tác phẩm tiểu thuyết. Vì thế những nhà ngiên cứu thường 11 lấy tác phẩm làm mốc cho sự ra đời đầu tiên của văn học viết chữ Quốc ngữ ở Việt Nam. Hay tác phẩm Hoàng Tố Anh hàm oan (1910) của Trần Chánh Chiếu, sau này có tác phẩm Tố tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách được xem là một cuốn tiểu thuyết được nhiều đọc giả đón nhận với tư tưởng tiến bộ ở thời kì đầu của tiểu thuyết hiện đại. Thầy Lazaro Phiền là tác phẩm chính thức cấm mốc cho sự ra đời của tiểu thuyết văn xuôi Việt Nam. Song chưa được hoàn chỉnh. Tác phẩm chỉ mang hơi, giọng và kết cấu của tiểu thuyết hiện đại chứ chưa sắc sảo. Phải đến những năm 30 của thế kỉ XX văn học Việt Nam mới xuất hiện tiểu thuyết với đầy đủ tính chất của thể loại hiện đại. Cùng phong trào thơ mới, tiểu thuyết hiện đại Việt Nam từ năm 1930 – 1945 có những bước tiến vượt bậc và thành tựu lớn với hai khuynh hướng sáng tác: Những khuynh hướng lãng mạn với cây bút nổi tiếng của Tự Lực Văn Đoàn và khuynh hướng hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng… Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc, chống Mĩ và chống Pháp, đội ngũ sáng tác tiểu thuyết ngày càng đông đảo và đi dần đến sự hoàn thiện: Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc… Với lực lượng nhà văn như thế ít nhiều tiểu thuyết Việt Nam đạt được những thành tựu đáng nói. Sau 1986, lịch sử Việt Nam bước sang giai đoạn mới, lịch sử tiểu thuyết Việt Nam cũng sang trang mới, thời kì đổi mới văn học với những tên tuổi như: Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp… có nội dung sâu sắc hơn về thân phận con người và hình thức có dấu hiệu manh nha của văn chương thời hiện đại. Nhìn chung tiểu thuyết giai đoạn đầu còn non trẻ, yếu ớt chỉ là “Bước đầu làm quen với thể loại mới mẻ này trong hoàn cảnh tác giả chưa phải đã có được nội lực sung mãn về nhiều phương diện, tác phẩm của họ chưa đầy đặn, dài hơi, kể cũng là điều dễ hiểu” [61:11]. Giai đoạn “bình minh của tiểu thuyết” đã có quan niệm mới về tiểu thuyết so với quan niệm thời trung đại. Tiểu thuyết không còn là câu truyện nhỏ nhặt ở đầu đường xó chợ, ở quán trà tán gẫu nữa. Tiểu thuyết hiện đại có số lượng lớn hơn, nhân vật cũng nhiều hơn, đặc biệt là đưa cuộc sống riêng tư vào trong sáng tác, không còn những tích xưa mà là hiện thực, con người của đời sống, nhất là tiểu thuyết mang tính chất lãng mạn của văn học Pháp. Giai đoạn đầu có rất nhiều quan niệm khác nhau về viểu thuyết, nhưng rất tiếc chưa có khái niệm tiểu thuyết hoàn chỉnh và chính xác. Ở giai đoạn đầu, cách hiểu tiểu 12 thuyết còn mang tính khái quát để chỉ chung cho tác phẩm văn xuôi dù đó là truyện ngắn, truyện dài hay truyện vừa. Sau này các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan niệm và đi đến kết luận cho khái niệm tiểu thuyết như: Tô Hoài, Phan Cự Đệ, Nguyễn Trọng Quảng, Ngô Đức kế, Nguyễn Thi... Song, cho đến hiện nay, khái niệm “tiểu thuyết” vẫn chưa được thống nhất vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Nhất là giai đoạn tiểu thuyết sau 1945 đến 1975. Sự phân định về mặt thể loại tiểu thuyết ngày càng cụ thể hơn, khái niệm về tiểu thuyết cũng được các nhà lí luận phê bình văn học miền Nam hiểu rõ ràng, sát với đặc trưng thể loại. Trong chuyên luận “Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết” Nguyễn Văn Trung cho rằng: “Yếu tính của tiểu thuyết là cái tưởng tượng, không thể kiểm chứng được”. Nguyễn Duy Anh thì quan niệm“tiểu thuyết mà thiếu tưởng tượng không phải là tiểu thuyết. Và bắt buộc, nó khó lòng thoát lên cao”. Còn với Võ Phiến: “Tiểu thuyết là công trình giả tưởng. Màu sắc, cây lá, gió trăng mọi hoạt động đều là bịa đặt”… Cách diễn giải về khái niệm tiểu thuyết của các nhà văn tuy khác nhau nhưng có điểm thống nhất trong quan niệm: tiểu thuyết là hư cấu, tưởng tượng. Tuy nhiên, tiểu thuyết không phải luôn là tưởng tượng, hư cấu mà còn phải gắn kết với hiện thực cuộc sống, cần phải tôn trọng sự thực đó. Bởi vì “với sự có mặt của mình trong cuộc đời, tiểu thuyết là một hình thái của nghệ thuật, một lối diễn đạt của con người gần với cuộc đời nhất”. Nó chỉ là “vẽ thực” tiểu thuyết không phải là tấm gương phản ánh đời sống mà là cái phần được che giấu của đời sống, cái phần không thuộc về đời sống” (Nguyễn Đình Toàn). Nó không phải là bản sao mà chỉ là phản ánh qua lăng kính của tác giả một cách chủ quan mà thôi. Không chỉ phản ánh cuộc đời, tiểu thuyết còn phải phản ánh thế giới sâu bên trong tâm hồn con người. Nếu chúng ta chỉ quan tâm tiểu thuyết có phản ánh đúng sự thật của đời sống, tất cả nguyên bản, thì vô hình dung làm nghèo giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết và làm vơi đi sự tưởng tượng của người tiếp nhận. Tiểu thuyết là một thể loại văn học gần gũi nhất với cuộc sống. Đây là đặc trưng thẩm mĩ của tiểu thuyết. Trong thể loại này cuộc sống được thể hiện một cách chọn vẹn với tất cả tính chất sinh động, phức tạp, nhiều màu, nhiều vẻ của nó. Đặc điểm này cũng là đặc điểm chung của các ngành nghệ thuật khác. Nhưng đối với tiểu thuyết nó được bộc lộ một cách sâu sắc nhất, rõ rệt nhất. Cuộc sống trong tiểu thuyết bao giờ cũng là một cuộc sống phong phú, toàn diện về nhiều mặt từ ngoại cảnh đến tâm cảnh, từ tình hình kinh tế, văn học, chính trị, tư tưởng…của thời đại đến những biến động 13 trong từng số phận con người. Tất cả hiện lên như một cuốn phim, được xây dựng bằng chất liệu ngôn ngữ giàu hình ảnh “Cái khuynh hướng của tiểu thuyết bây giờ là hết sức gần sự sống, được linh động và thật như cuộc sống” (Thạch Lam). Nguyễn Thi cho rằng “Mỗi cuốn tiểu thuyết đều phần nào mang tính chất bách khoa ấy, vì đời sống tự nó là bách khoa. Tiểu thuyết có thể đi sâu vào mọi ngỏ ngách của tâm hồn, của đời sống với những phát hiện hết sức tinh vi”. Tiểu thuyết là một thể loại dân chủ nhất cho phép người trần thuật có thể có thái độ thân mật hoặc ngược lại đối với nhân vật của mình. Có sự đan chéo giữa cái xấu và cái tốt, cái đẹp và cái cao thượng. Đó là màu sắc thẫm mĩ của tiểu thuyết được pha trộn, màu sắc này được thể hiện trong từng nhân vật, từng sự kiện, từng chi tiết, mọi thứ đều có khả năng quay ra một mặt khác, thậm chí là đối lập nhau. Ở phương Tây, tiểu thuyết có mầm móng ban đầu từ các tác phẩm tự sự viết bằng tiếng Roman, thường là thể loại anh hùng đó là những tiểu thuyết kị sĩ với những biến cố và tình huống phi thường. Tuy nhiên, về nguồn gốc của thể loại, các nhà nghiên cứu có thể truy nguyên nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại, bên cạnh những tác phẩm cổ đại với cảm hứng về cái chung và cái anh hùng là chủ đạo, vẫn có những tác phẩm lấy cảm hứng từ con người riêng lẻ và Belinski rất có lí khi cho rằng “Tiểu thuyết hình thành khi vận mệnh con người, mọi mối quan hệ của nó với đời sống nhân dân được ý thức” và “đời sống cá nhân bất luận thế nào cũng không thể là nội dung của anh hùng ca Hy Lạp, nhưng có thể là nội dung tiểu thuyết”. Tóm lại, cho đến bây giờ khái niệm “tiểu thuyết” vẫn chưa được thống nhất vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng dù là góc độ nào đi chăng thì tiểu thuyết cũng có những nét chung và khái quát: Tiểu thuyết là hình thức kể chuyện với quy mô lớn có khả năng phản ánh hiện thực ở mọi giới hạn không gian và thời gian… Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, tập quán, đạo đức xã hội, miêu tả cuộc sống sinh hoạt nhiều tính cách, đa dạng và điển hình. Số phận nhân vật, sự kiện chồng chéo vào nhau. Tiểu thuyết được định nghĩa trong nhiều từ điển, theo thời gian càng về sau định nghĩa tiểu thuyết càng gần chân lí hơn: Theo tự điển Hán – Việt, Sài Gòn, 1953: “Tiểu thuyết là thể loại văn xuôi kể một câu truyện”. 14 Năm 1961, Tô Hoài đưa ra nhận định của mình về tiểu thuyết: “Không thể cho tiểu thuyết một định nghĩa cố định tiểu thuyết lúc nào cũng phát triển và biến đổi. Tiểu thuyết có khả năng tung hoành không bờ bến”. Phan Cự Đệ đã nhận xét: “Đúng như anh Tô Hoài nói tiểu thuyết rất khó định nghĩa, nhưng không lẽ chúng ta đành khoanh tay như những kẻ bất tri”. Vì tiểu thuyết không phải “một vật tự có” của chủ nghĩa bất khả tri và vẫn có thể xác định được bản chất của tiểu thuyết. Mặc khác, định nghĩa tiểu thuyết cần phải căn cứ vào dòng chủ lưu của thể loại tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa. Đây là những tiểu thuyết phát triển vào loại sớm trong lịch sử tiểu thuyết và sẽ có một tương lai lâu dài nhất so với những dòng tiểu thuyết khác. Tự điển học sinh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1971: “Tiểu thuyết là truyện có cốt truyện và nhân vật mà nhà văn dựa vào cuộc sống xây dựng nên theo một phương pháp điển hình hóa và theo một tư tưởng tình cảm”. Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988: “Tiểu thuyết là truyện dài bằng văn xuôi có dung lượng lớn với nhiều nhân vật hoạt động trong phạm vi lịch sử xã hội rộng lớn”. Dựa vào những đặc điểm và định nghĩa nêu trên đồng thời căn cứ vào thực tiễn phát triển thể loại tiểu thuyết, chúng tôi xin đưa ra quan niệm của mình về tiểu thuyết: “Tiểu thuyết là hình thức kể truyện với quy mô lớn, chủ yếu viết bằng văn xuôi. Trong đó có nhiều trang, nhiều nhân vật, tình tiết phức tạp, nhiều tuyến, nhiều tầng hoạt động trong không gian và thời gian giới hạn. Chính kết cấu chặt chẽ, đa tầng, đa tuyến, tình tiết hấp dẫn, sự phong phú của cuộc sống được phản ánh trong tiểu thuyết là chất liệu sống cho tiểu thuyết tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay”. 1.2. Một số đặc điểm của tiểu thuyết trung đại Tiểu thuyết trung đại phản ánh bức tranh xã hội thật sinh động với nhiều tầng nghĩa, nhiều khía cạnh khác nhau nhưng chung quy lại thì đó là vấn đề con người, nhất là thân phận người phụ nữ, ngoại trừ tiểu thuyết chương hồi là tiểu thuyết lịch sử ít nói đến. Vấn đề về người phụ nữ đó là biểu hiện trực tiếp quan niệm về tình yêu, hạnh phúc của các nhà văn, nhà thơ nhưng cho đến nay nó chưa được lí giải một cách hợp lí và thuyết phục. Trong Truyện Kiều, nhân vật Thúy Kiều phải chịu cảnh mười lăm năm lưu lạc thật oan ức, nàng phải xa gia đình, xa người mà mình đã nặng lời hẹn ước. 15 Kiều hết ở nhà chứa này đến nhà chứa khác, làm vợ khắp thiên hạ nhưng cô không được quyền lên tiếng đòi công lí cho mình. Cô chẳng khác nào một thứ trò chơi dai dẳng của người và của đời, mà đến hồi cuối vẫn không được hưởng hạnh phúc một cách trọn vẹn. Mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc và các thế lực tàn bạo của xã hội phong kiến chính là hạt nhân nghệ thuật của tiểu thuyết trung đại như một số truyện trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ chẳng hạn, người phụ nữ luôn gánh chịu những thiệt thòi, khổ sở do chiến tranh gây ra (Truyện Lệ Nương). Hoặc vì kẻ ác ỷ thế lộng quyền mà phải chịu cảnh “rẽ thúy chia uyên” (Truyện Túy Tiêu), hoặc vì chế độ nam quyền phong kiến nên vợ chồng, con cái phải xa cách tiêu biểu là truyện Người con gái Nam Xương. Niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ thường đi vào ngõ cụt dẫn đến cái chết thương tâm. Trong Truyện Kiều, đáng lí ra Kiều đã được sống êm đềm hạnh phúc bên cạnh Từ Hải nhưng hạnh phúc ấy lại một lần nữa tuột khỏi tầm tay. Bởi những kẻ chuyên quyền, xảo trá, độc ác như Hồ Tôn Hiến đã âm mưu chia cắt, khuyên dụ Thúy Kiều, giết Từ Hải hòng lập công với triều đình và chiếm đoạt mỹ nhân cho thỏa lòng dâm dục. Bước ngoặc cuối cùng của cuộc đời Kiều là khi nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn chấm dứt những năm tháng đoạn trường đầy cay đắng, tủi nhục. Thiết nghĩ, đó là hành động tất yếu sẽ xảy ra, Thúy Kiều đã rơi vào tình trạng vô cùng tuyệt vọng. Từ Hải là vị anh hùng cái thế, người ân nhân cao cả của Thúy Kiều đã chết vì sự lừa gạt, giả dối của Hồ Tôn Hiến. Ước mơ có một mái ấm gia đình nương tựa và gặp lại cha mẹ sau mười lăm năm lưu lạc thế là bị tan vỡ. Trước mắt Kiều là một màn đen tối, nàng bị tên “Tổng đốc đại thần” đẩy vào cảnh éo le, nhục nhã không thể chấp nhận được: “Giết chồng mà lại lấy chồng. Mặt nào mà lại đứng trong cõi đời? Thôi thì một thác cho rồi, Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông!” Đặc biệt là nhân vật Đào Hàn Than trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị, nàng chính là biểu hiện của lòng khát khao mãnh liệt vươn tới cuộc sống hạnh phúc mà nàng hằng mong muốn. Hơn mọi đau khổ của những người phụ nữ trong Truyền kì mạn lục, Đào Thị là hiện thân mỗi nỗi đau của một kiếp người bé nhỏ không phương tự vệ, trong xã hội đầy rẫy những oan trái, bất công mà Nguyễn Dữ thấy được. Truyện Cây gạo nói về cô gái chết trẻ tên là Nhị Khanh biến thành ma, quyến rũ một chàng lái 16 buôn tên là Trung Ngộ, hai người yêu nhau say đắm. Đến khi biết nàng là ma và tung tích lúc sống rõ ràng, chàng thoát khỏi sự ngăn trở của người thân để tìm đến với người yêu và ôm lấy quan tài của nàng mà chết. Người ta chôn chàng bên cạnh nàng. Từ đó về sau phàm những đêm tối trời, người ta thường thấy họ dắt nhau đi đôi, khi thì hát, khi thì khóc. Ý nghĩa câu truyện đọng lại ở đó, gợi cho đọc giả nhiều suy nghĩ, tình yêu là tình cảm thủy chung, sâu sắc, mãnh liệt và nghĩa tình, đồng thời đó cũng là niềm khao khát một hạnh phúc trong sáng, chân thật của con người theo quy luật tự nhiên. Cuộc đời cô gái bị cắt ngang, cô chết nhưng luôn tìm kiếm tình yêu cho mình, khao khát được hạnh phúc. Tiếng kêu dấu kín trong câu truyện của con người cá nhân thật tội nghiệp, bao nhiêu chi tiết tiếp theo là dành cho xã hội gia giáo đáng lên án, phỉ nhổ. Hay trong Chinh phụ ngâm, nội dung ý nghĩa chính của khúc ngâm là lên án chiến tranh, lên án mọi thứ danh lợi phù hoa, để có được nó người phụ nữ phải đánh đổi bằng hạnh phúc, bằng cả tuổi thanh xuân mơ mộng. Đồng thời cũng bày tỏ nỗi xót xa sâu sắc, niềm ước mơ thầm kín về hạnh phúc lứa đôi, vợ chồng sum hợp, nỗi cô đơn trong cảnh phòng khuê lạnh lẽo. Họ đang vui sung sướng với hạnh phúc thực tại bên gia đình, thế mà bỗng chốc người phụ nữ phải sống lẻ loi đơn độc, một mình, một bóng trông ngóng tin chồng. Thử xem nỗi niềm ấy sâu đến độ nào: “Gác nguyệt nọ mơ màng vẻ mặt Lầu hoa kia phản phất mùi hương.” Nhớ cảnh bên nhau ngày nọ, hạnh phúc ấm êm còn vươn vấn mà hai người phải chia lìa hai ngã, vẻ mặt còn đây, hơi thở còn đây nhưng người xưa không còn kề bên nữa. Ngoài ra tiểu thuyết thời trung đại cũng đề cập đến những mâu thuẫn trong xã hội, xã hội nào cũng có những mâu thuẫn nhưng chỉ là mức độ mà thôi. Vào thời trung đại thì sự mâu thuẫn thể hiện rõ, như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du bọn quan lại mặc dù rất giàu có nhưng vì muốn nâng cao quyền lực và danh vọng của mình nên đã bốc lột người dân, tham ô mà hại gia đình Kiều. Vì vậy sự mâu thuẫn trong xã hội ngày càng gây gắt, kẻ giàu thì lại giàu thêm, người nghèo càng trở nên xơ xát và dần dần đi vào ngõ cụt. Bọn quan lại, cường hào ỷ thế ỷ quyền đàn áp những con người thấp cổ bé miệng có địa vị nhỏ nhoi trong xã hội. Đây là những hình ảnh của bọn quyền cao chức trọng: “Quyền vị đã cao Lý Bền làm những việc trái phép, dựa vào kẻ trộm cướp 17 như lòng ruột, coi người nho sĩ như cừu thù, thích sắc đẹp, ham tiền tài, tham lam không chán, lại tậu lắm ruộng vườn, dựng nhiều nhà cửa, khai đào đồng nội để làm ao…” [32:345]. Một tên quan công nhiên tuyên bố “Ta làm quan đến quan ngôi Thượng Công, quyền cao lộc hậu, việc khoản đãi khách mỗi ngày tốn phí đến hàng ngàn trung tước” [31:322]. Trong khi đó người nông dân sống trong cảnh “Người nằm trong dòng phục dịch nhọc nhằn, anh nghỉ thì em đi, chồng về thì vợ hỏi, ai nấy đều vai sưng, tay rách, rất khổ sở nhưng hắn vẫn điềm nhiên không chút từ tâm” [31:347]. Qua một số truyện, chúng ta thấy trong xã hội lúc bấy giờ lớp người buôn bán giàu có thường dựa vào thế lực đồng tiền để mưu cầu khoái lạc vật chất không hiếm gì. Trọng Quỳ vì chơi bời và ham tiền trong một canh bạc đã đẩy vợ rơi vào tay lái buôn nhà giàu là Đỗ Tam (Người Nghĩa Phụ Khoái Châu). Điều đó cho ta thấy được sức mạnh của đồng tiền cũng là một nội dung quan trọng của tiểu thuyết trung đại mà các nhà văn muốn đề cập đến. Ở đây không còn vị trí nào cho lòng nhân nghĩa nữa mà chỉ có chỗ đứng của bọn cường quyền với quan niệm “kẻ mạnh là kẻ phải biết đứng trên vai của kẻ khác”. Nguyễn Du đã thể hiện điều đó qua Truyện Kiều. Trong Truyện Kiều hầu như đồng tiền có sức mạnh vạn năng, vì tiền mà gia đình Kiều tan nát và nàng phải chịu sống cuộc đời lưu lạc suốt mười lăm năm trời. Vì tiền mà bọn Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh không kể nhân tính, bất chấp đạo đức để hành nghề buôn thịt bán người, giết chết cuộc đời của biết cô gái son trẻ vào chốn tanh hôi, bùn nhơ, nhục nhã. Trong chế độ phong kiến công lí trở thành màn sương mỏng manh trước ánh hào quang của đồng tiền, quyền thế, không phân biệt đúng sai, hậu quả ra sao. Tiểu thuyết trung đại thường được viết theo kiểu chương hồi, tiểu thuyết Việt Nam trong văn học truyền thống sang thế kỉ XVIII mới xuất hiện hoàn chỉnh hơn, có giá trị lịch sử và xã hội. “Văn học Việt Nam trung đại có ba bộ tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán. Đó là Nam triều công nghiệp diễn chí, còn gọi là Việt Nam khai quốc chí truyện của Nguyễn Khoa Chiêm, Tây Dương Gia Tố sĩ lục do tác giả Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hòa Đường, Nguyễn Bá Ân, Trần Trình Hiến soạn và Hoàng lê thống nhất chí của Ngô Gia Văn Phái…” [53:37]. Tiểu thuyết chương hồi viết bằng văn xuôi chữ Hán là một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam trong bối cảnh các nền văn học chịu ảnh hưởng từ văn học chữ Hán. Khác với truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi Việt Nam trung đại hầu như không đề cập đến đề tài tình yêu, mà chủ yếu liên quan đến đề tài lịch sử. Đề tài lịch sử này 18 theo nhận xét của Rytin về Hoàng lê nhất thống chí thì không phải là lịch sử quá khứ, mà lịch sử đương đại của tác giả. Ghi chép lịch sử đương đại của các sử gia. Nó có nét độc đáo so với tiểu thuyết lịch sử hiện đại. Tính thời sự, chính trị của các bộ tiểu thuyết chương hồi đều rất cao. Tiểu thuyết gần với kí sự lịch sử. Do là tiểu thuyết lịch sử nên hầu như ít có việc hư cấu nhân vật và sự kiện. Về hình thức. Trừ Nam triều công nghiệp diễn chí, Tây Dương Gia Tô bí lục là chia quyển, còn Hoàng lê nhất thống chí hoàn toàn theo mô hình chương hồi Trung Quốc. Mỗi hồi chứa đựng một sự kiện chính, có một câu đối ở đầu hồi tóm gọn nội dung sự kiện. Cách trần thuật mở đầu bằng niên hiệu lịch sử. Tả người, chủ yếu bằng phương pháp tương phản, miêu tả tâm lí nhân vật chỉ bằng vài đường nét phát họa. Tiểu thuyết lịch sử miêu tả chiến trận, thuật dùng binh, tuy nhiên cũng miêu tả nhiều trạng thái xã hội và nhiều bi kịch, chẳng hạn: Nam triều công nghiệp diễn chí, Tây Dương Gia Tô bí lục lại mang tính chất tố cáo. Tác giả vạch ra rằng đạo Giesu là lừa phỉnh con người, là các phép nhằm khiến con người trở nên ngu độn, mất hết tình cảm, mất hết chí khôn, để dễ bề sai bảo. Tính chất lật tẩy và đối thoại, chế giễu là đặt trưng của bút pháp. Tóm lại, tiểu thuyết chương hồi Việt Nam trung đại là thể loại gắn liền với lịch sử, trực tiếp lấy lịch sử làm đề tài. Nó thể hiện nổi bật tính chất văn sử bất phản, đồng thời cũng thể hiện rõ chất văn học do chú trọng vào tính cách, chi tiết biểu hiện và hình thức tổ chức tác phẩm. Mặc khác do gắn với lịch sử, số phận nhân vật ít khi kết thúc có hậu, mà thường là bi kịch. Đây là đặc điểm quan trọng làm cho các văn học viết khác hẳn văn học truyền miệng dân gian. Công việc sáng tạo của nhà văn là họ không chú ý đến xây dựng cốt truyện riêng biệt nào mà họ viết ra: “trung thành với nguyên mẫu” càng ít hư cấu bịa đặt càng tốt, hợp nguyên tắt thông báo. Do kết cấu chương hồi nên tác phẩm không có nhiều bình diện, nhiều tuyến nhân vật và nội dung xuyên suốt trải dài theo một xâu chuỗi không đan chéo vào nhau như tiểu thuyết hiện đại. Trong tiểu thuyết trung đại, nhà văn kể theo lối văn biền ngẫu, nhiều điển cố điển tích và ước lệ tượng trưng. Hiện thực cuộc sống trong tiểu thuyết trung đại Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng và chi phối bởi giáo huấn “Văn dĩ tải đạo”, tính uyên bác, tính sùng cổ, chủ nghĩa quy phạm và tính phi ngã rất phổ biến trong nền văn học phong kiến. Điều này làm hạn chế việc bộc lộ cái 19 tôi cá nhân cũng như tính độc đáo của người sáng tác, nhân vật là những người anh hùng, mỹ nhân tài hoa, cang cường khí tiết. Ngoài ra tiểu thuyết trung đại có nguồn gốc từ những câu chuyện kể dân gian, vì thế ít nhiều còn mang lối kể, mô tiếp dân gian quen thuộc. Quá trình sưu tầm chỉnh lí truyện dân gian, hay khai thác đề tài văn học dân gian của tác giả văn học viết, là một quá trình kế thừa nâng cao liên tục, người sau nối gót và rút kinh nghiệm của người đi trước. Từ đó, vai trò người dẫn chuyện, phương thức dẫn chuyện như: theo trật tự thời gian, sử dụng yếu tố thần linh, bố trí nhân vật thành hai tuyến thiện ác, tốt xấu, kết thúc có hậu… đều những kết cấu đặc trưng mà tiểu thuyết trung đại thường sử dụng. 1.3. Một số đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại Tiểu thuyết vốn là một thể loại sinh sau đẻ muộn, nhưng ngày nay, tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam cũng như trên thế giới có vị trí quan trọng trong văn học. Quan niệm hiện đại bao gồm cả hai yếu tố nội dung và hình thức. Tiểu thuyết hiện đại phản ánh được tư tưởng tình cảm của những giai cấp, những tầng lớp trong xã hội hiện đại, đặt ra những vấn đề có ý nghĩa thời đại. Nó soi rọi ánh sáng vào thời kì quá khứ xa xưa nhưng với quan điểm lịch sử, với cái nhìn đánh giá của con người hiện đại. Tiểu thuyết hiện đại Việt Nam được xây dựng theo kiểu kết cấu mới, phương pháp điển hình hóa (khác với những truyện Nôm và tiểu thuyết chương hồi trong thế kỉ XVIII – XIX), ngôn ngữ mới – không phải thứ văn chương biền ngẫu đầy điển tích nặng nề, và quan điểm thẩm mĩ mới. Tiểu thuyết hiện đại có xu hướng tả thực, chủ trương phủ định cái huyền ảo, li kì trong tiểu thuyết truyền thống, đề cao vai trò tả thực trong tiểu thuyết. Nếu như những tiểu thuyết truyền thống thường khai thác những truyện xưa, chuyện thần tiên huyền ảo thì tiểu thuyết hiện đại chọn những đề tài có ý nghĩa thực tế, gần gũi với đời sống. Tác phẩm nêu ra những vấn đề thiết thực đối với đời sống xã hội, khác với những câu chuyện mang tính răn dạy luân lí cho người đọc trong tiểu thuyết trung đại. Tả thực tức là cần thể hiện cái nguyên sơ, bề bộn, ngổn ngang của cuộc sống, cái tự nhiên của cuộc đời với tất cả tính chất sinh động, nhiều màu nhiều vẻ của nó. Thạch Lam từng nhận xét: “Cái khuynh hướng của tiểu thuyết bây giờ là hết sức gần sự sống để được linh hoạt và thật như cuộc đời” [47:119]. Trong tiểu thuyết ta có thể bắt gặp mọi thứ xảy ra ở cuộc đời thực: những vấn đề triết học, văn nghệ, chính trị quân sự, kinh tế, đạo đức mà nhân loại hằng quan tâm, sự hình thành tính cách của một con người, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng