Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự hình thành và phát sinh loài người các chủng tộc loài người...

Tài liệu Sự hình thành và phát sinh loài người các chủng tộc loài người

.DOC
15
1407
63

Mô tả:

MỤC LỤC A – MỞ ĐẦU……………………………………………………………… 2 B – NỘI DUNG……………………………………………………………. 3 I. Sự hình thành và phát sinh loài người……………………………… 3 I.1. Các giả thuyết về sự hình thành và phát sinh loài người………….. 3 I.2. Các giai đoạn và sự kiện chính trong quá trình phát sinh loài người. …………………………………………………………………………… ... 4 II. Các chủng tộc loài người…………………………………………… . 7 II.1. Khái niệm chủng tộc……………………………………………... 7 II.2. Đặc điểm, sự phân bố các chủng tộc trên thế giới……………… 7 C – KẾT LUẬN……………………………………………………………. 14 D – TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 1 14 A-MỞ ĐẦU Loài người ( Homo sapiens sapiens) thuộc họ người (Hominidae), bộ Linh trưởng (Primate), lớp động vật có vú (Mamalia). Homo sapiens sapiens, tiếng La-tinh nghĩa là "người thông thái" hay "người thông minh", là loài còn sống duy nhất của chi Homo trong lớp động vật có vú Con người là loài sinh vật có bộ não tiến hóa rất cao cho phép thực hiện các suy luận trừu tượng, ngôn ngữ và xem xét nội tâm. Điều trên kết hợp với một cơ thể đứng thẳng cho phép giải phóng hai chi trước khỏi việc di chuyển và được dùng vào việc cầm nắm, cho phép con người có thể dùng nhiều công cụ hơn tất cả các loài khác. Sự hình thành, phát sinh loài người luôn là chủ đề rất được quan tâm. Nhờ những tiến bộ trong khảo cổ học, nghiên cứu di truyền học, nhân loại học.. vấn đề nguồn gốc loài người, sự hình thành các chủng tộc loài người ngày càng được làm sáng tỏ. 2 B-NỘI DUNG I. Sự hình thành và phát sinh loài người I.1. Các giả thuyết về sự hình thành và phát sinh loài người Có hai giả thuyết được đưa ra nhằm lý giải cho sự hình thành loài người. Thuyết đa vùng ( multiregional theory) cho rằng người hiện đại homo sapiens là hậu duệ của nhiều dòng người homo erectus ( sống cách đây khoảng 1-2 triệu năm) xuất hiện ở các châu lục khác nhau. Thuyết đơn nguồn (monogenesis theory) còn được gọi là thuyết ngoài châu Phi cho rằng người hiện đại đầu tiên xuất hiện ở châu Phi cách đây khoảng 100.000-150.000 năm. Họ đã di cư đến sinh sống ở các vùng khác nhau trên trái đất và hình thành các chủng người khác nhau hiện nay. Các nhà nhân chủng học hiện đại đang chấp nhận giả thuyết một nguồn gốc rộng rãi hơn. Họ cho rằng loài Homo sapiens được hình thành ở những đồng cỏ Châu Phi khoảng 200.000 đến 250.000 năm về trước, là hậu duệ của loài Homo erectus, tiếp tục mở rộng lãnh địa cư trú và rồi thống trị lục địa ÁÂu và khu vực Thái Bình Dương vào khoảng 40.000 năm về trước, cuối cùng là châu Mỹ vào 10.000 năm trước. Chúng đã thay thế loài Homo neanderthalensis và loài Homo floresinesis vốn cũng là những hậu duệ khác của loài Homo erectus ( phát triển khắp lục địa Á-Âu vào hơn 2 triệu năm trước) do có sức sinh sản tốt hơn và tìm kiếm thức ăn tốt hơn. Những người thượng cổ thường kiếm sống bằng cách săn bắn-hái lượm, một lối sống rất phù hợp với những vùng đồng cỏ Châu Phi. Một số nhóm người về sau bắt đầu sống lối sống du mục và thường hay bắt thú vật để nuôi lấy thịt. Sau nữa, khi lối sống định cư phát triển thì nền nông nghiệp cũng ra đời. Những khu vực định cư chính của con người phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước, vào lối sống, vào tài nguyên thiên nhiên (như đất đai có phù hợp để gieo trồng hay không, có nhiều cỏ để chăn nuôi hay không, có nhiều thú để săn bắn hay không). Tuy nhiên, con người lại có khả năng thay đổi nơi cư trú 3 của họ bằng các phương tiện vận chuyển khác nhau. Do đó, sự thay đổi môi trường là nhân tố chủ yếu khiến con người thay đổi nơi cư sinh sống. Khoa học kĩ thuật đã cho phép con người thống trị tất cả những lục địa và sinh tồn ở bất cứ thời tiết nào. Trong những thập niên gần đây, con người đã thám hiểm Nam Cực, đáy biển sâu và ngay cả không gian vũ trụ, mặc dù cư trú lâu dài ở những vùng như thế là chưa hoàn toàn có thể. Với dân số khoảng 6 tỉ người, con người là loài đông nhất trong số những loài động vật có vú. Phần lớn người (61%) sống ở Châu Á, phần còn lại chia đều cho châu Mỹ (14%), châu Phi (13%) và châu Âu (12%). Châu Đại Dương chiếm 0.5% I.2. Các giai đoạn và sự kiện chính trong quá trình phát sinh loài người Có thể chia quá trình phát sinh loài người thành 4 giai đoạn cơ bản: Giai đoạn 1.Các dạng vượn người hoá thạch: Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là Parapitec sống ở giữa kỷ Thứ ba, cách đây khoảng 30 triệu năm. Từ Parapitec đã phát sinh ra vượn, đười ươi ngày nay và Đriôpitec đã tuyệt diệt. Một nhánh con cháu của Đriôpitec dẫn tới gôrila và tinh tinh. Một nhánh khác dẫn tới loài người, qua một dạng trung gian đã tuyệt diệt là Ôxtraôpitec sống ở cuối kỷ Thứ ba, cách đây hơn 5 triệu năm. Giai đoạn 2. Người tối cổ (còn gọi là người vượn) Pitêcantrôp sống cách đây khoảng 80 vạn – 1 triệu năm. Tiếp theo Pitêcantrôp là dạng người tối cổ Xinantrôp sống cách đây 50 – 70 vạn năm, đã chế tạo được đồ dùng bằng đá, biết giữ lửa, biết săn thú và dùng thịt thú làm thức ăn chính. Giai đoạn 3: Người cổ Nêanđectan: Ở một số cá thể đã có lồi cằm chứng tỏ tiếng nói đã khá phát triển nhưng họ trao đổi ý kiến chủ yếu vẫn bằng điệu bộ. Công cụ của người Nêanđectan khá phong phú, được ghe` đẽo công phu, biết dùng lửa thông thạo, sống thành từng đa`n chủ yếu trong các hang đá, che thân bằng tấm da thú, bước đầu đã biết phân công lao động. Giai đoạn 4. Người hiện đại Crômanhôn Người Crômanhôn sống cách đây 3 – 5 vạn năm, cao, to, trán rộng và thẳng, không còn gờ trên hốc mắt. Hàm dưới có lồi cằm rõ, chứng tỏ tiếng nói đã phát triển. Họ có hình dáng giống hệt chúng ta ngày nay, chỉ khác là răng họ to khoẻ và mòn nhiều hơn do ăn nhiều thức ăn rắn và chưa chế biến. Họ đã chế tạo và 4 sử dụng nhiều công cụ lao động tinh xảo, có mầm mống quan niệm tôn giáo. Người Crômanhôn đã chuyển từ giai đoạn tiến hoá sinh học (trong đó các nhân tố sinh học đóng vai trò chủ yếu) sang giai đoạn tiến hoá xã hội (trong đó các nhân tố xã hội đóng vai trò chủ yếu). Các nhà khoa học xếp người Crômanhôn với người ngày nay vào một loài là người mới (Neanthropus) hay người khôn ngoan (Homosapiens). * Các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người a)Lao động - Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật. Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định đảm bảo sự sinh tồn phát triển, tự vệ, làm chủ thiên nhiên la` điểm cơ bản phân biệt người với động vật. Bằng công cụ lao động con người đã tác động vào tự nhiên, cải tạo hoàn cảnh. Lao động, hiểu như một hoạt động chế tạo công cụ, đã làm cho người thoát khỏi trình độ động vật. b) Các sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người. 5 Có 4 sự kiện quan trọng: - Bàn tay trở thành cơ quan chế tạo công cụ lao động và là sản phẩm hoàn thiện do lao động. - Sự phát triển tiếng nói có âm tiết. - Sự phát triển bộ não và hình thành ý thức, tư duy. Nhờ có trí khôn, tổ tiên loài người đã phát triển vượt lên tất cả các động vật khác. Đây la` điểm căn bản phân biệt người với động vật. - Sự hình thành đời sống văn hoá làm cho loài người thoát khỏi đời sống bầy đa`n chuyển sang đời sống xã hội * Vai trò của các nhân tố sinh học và các nhân tố xã hội. - Các nhân tố sinh học đã đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn vượn người hoá thạch. Những biến đổi trên cơ thể các dạng vượn người hoá thạch là kết quả sự tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp dưới tác dụng của CLTN. - Từ giai đoạn người tối cổ trở đi, vai trò chủ đạo thuộc về các nhân tố xã hội. Các nhân tố này đã chi phối sự hình thành nhiều đặc điểm trên cơ thể người khác với động vật. Lao động có mục đích đã quyết định hướng tiến hoá của họ người. Ngày nay, tất cả các qui luật sinh học đặc trưng cho động vật có vú vẫn phát huy tác dụng đối với cơ thể con người nhưng xã hội loài người phát triển dưới tác dụng chủ đạo của các qui luật xã hội. Con người thích nghi với môi trường không phải chủ yếu bằng những biến đổi hình thái, sinh lý trên cơ thể, bằng sự phân hoá và chuyên hoá các cơ quan như ở động vật mà bằng lao động sản xuất, cải tạo hoàn cảnh. Động lực quá trình phát triển xã hội loài người là việc cải tiến công cụ lao động, phát triển lực lượng sản xuất, cải tạo quan hệ sản xuất. Vì loài người có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lý cho nên về mặt sinh học loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác nhưng xã hội loài người vẫn không ngừng phát triển. 6 Hộp sọ được tái tạo lại của Người Peking, một đại diện xa xưa đã tuyệt chủng được xem là tổ tiên gần nhất của Homo sapiens: Homo erectus. II. Các chủng tộc loài người 1. Khái niệm Chủng tộc là những nhóm người hình thành trong lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, có một số đặc điểm chung trên cơ thể mang tính di truyền. Những dấu hiệu cơ bản để phân loại chủng tộc là các đặc điểm hình thái bề ngoài cơ thể, trong đó những đặc điểm dễ nhận thấy nhất là màu da, dạng tóc, hình dạng hộp sọ, sống mũi, môi, tầm vóc. Chủng Mongoloid Chủng Europeoid Chủng negroid Chủng Australoid 1. đặc điểm, sự phân bố các chủng tộc trên thế giới 1.đại chủng môngôlôit 7 đại chủng môngôlôit bao gồm phần lớn cư dân sống ở châu á và cả thổ dân da đỏ châu mỹ, nên còn gọi là đại chủng á mỹ. môngôlôit bắt nguồn từ chữ mongol có nghĩa là mông cổ vì gốc của đại chủng này có lẽ là những cư dân cổ sống ở mông cổ và nam sibir. người mông cổ hiện nay vẫn còn có những nét điển hình của đại chủng môngôlôit. đại chủng môngôlôit có màu da từ hơi vàng đến nâu nhạt nên còn gọi là đại chủng da vàng. tóc đen và thẳng, lông và râu ít phát triển. mắt đen, mí trên rất phát triển, có mí lót (nếp mi mông cổ). khuôn mặt to, bẹt, gò má cao, xương gò má phát triển. mũi rộng trung bình, sống mũi không cao, môi dày trung bình. đầu tròn hoặc ngắn, răng cửa hình xẻng, chân tay ngắn. đại chủng môngôlôit chiếm hơn một nửa dân số trên thế giới. đại chủng này ra đời ở trung tâm châu á rồi di lên phương bắc, xuống phương nam và sang châu mỹ, tạo thành 3 nhóm : môngôlôit phương bắc, môngôlôit phương nam và môngôlôit châu mỹ. nhóm bắc môngôlôit có 2 loại hình : xibiarian và đông á bao gồm cư dân mông cổ, bắc trung quốc, triều tiên, nhật bản… có tầm vóc cao lớn, da màu sáng. người môngôlôit thiên di xuống phía nam rồi hợp huyết với người ôxtralôit ở đấy làm thành nhóm nam môngôlôit gồm người choang, người việt, người thái, người miama và người mãlai sống ở nam trung quốc và đông nam á. cách đây khoảng hơn 2 vạn năm, người môngôlôit ở đông bắc á thiên di sang châu mỹ qua eo biển bêrinh trong thời kỳ băng hà tạo thành nhóm thổ dân châu mỹ (môngôlôit châu mỹ), còn gọi là người da đỏ hay người inđian. họ có màu da vàng sẫm, có ánh đỏ, tóc đen và thẳng, người ít lông, mặt rộng và bẹt, mí mắt trên ít phát triển, mũi dài và khoằm. họ có một số đặc điểm khác với người môngôlôit châu á, có thể do những người môngôlôit di cư từ châu á sang muộn hơn, nên đã có điều kiện hỗn chủng với người địa trung hải hoặc người 8 ôxtralôit (người bản xứ châu đại dương). do sự thích nghi với môi trường địa lý, nên có sự khác nhau đôi chút giữa thổ dân bắc mỹ, trung mỹ và nam mỹ nên nhiều người chia nhóm người môngôlôit châu mỹ làm 3 loại hình : môngôlôit bắc mỹ, môngôlôit trung mỹ và môngôlôit nam mỹ. hiện nay, người da đỏ châu mỹ đã bị tiêu diệt gần hêt, chỉ còn một ít dồn lại sống ở miền hoang mạc phía tây nam hoa kỳ và trong rừng rậm lưu vực sông amadôn. 2.đại chủng ơrôpôit đại chủng ơrôpôit còn gọi là đại chủng châu âu hoặc đại chủng da trắng vì họ sống tập trung chủ yếu ở châu âu và có nhiều loại hình da trắng. đại chủng này chiếm khoảng 40% dân số thế giới, phân bố chủ yếu ở châu âu, bắc phi, tây á, ấn độ. đại chủng ơrôpôit có những đặc điểm hình thái chủ yếu sau : da từ trắng đến ngăm đen, lông trên mình phát triển, đặc biệt là râu. tóc mềm, màu vàng nhạt đến đen, thẳng hay uốn làn sóng. mắt to, mắt thường màu xanh nhạt, màu tro hoặc nâu nhạt. mặt hẹp và dài, gò má không cao, mũi cao và hẹp, môi thường mỏng, cằm dài lại vểnh. tầm vóc người thường cao hoặc trung bình. đầu thường tròn, răng hàm trên có núm. đại chủng ơrôpôit ra đời ở châu á, địa bàn đầu tiên có lẽ là ấn độ, sau mở rộng ra tây á, bắc phi và nam âu, tạo thành nhánh nam ơrôpôit hay nhóm “ấn độ - địa trung hải” bao gồm người ấn độ, iran, ả rập, do thái, thổ nhĩ kỳ, ai cập, anbani, italia, pháp sau thời kỳ băng hà tan, người ơrôpôit di cư lên phương bắc, tạo thành nhánh bắc ơrôpôit hay còn gọi là nhóm “ đại tây dương – ban tích” có thân hình cao lớn hơn và màu da, màu mắt, màu tóc sáng hơn nhánh phía nam. họ thường có da trắng, tóc vàng, mắt xanh, bao gồm người bắc đức, hà lan, anh, đan mạch, thuỵ điển, phần lan, nga. càng lên phương bắc thì màu da, màu tóc, 9 màu mắt càng sáng hơn, tầm vóc cao lớn hơn. nhánh bắc ơrôpôit gồm 2 loại hình: phương bắc và đông âu (nga, phần lan). những khu vực mà hai chủng tộc ơrôpôit và môngôlôit sống gần nhau, hợp huyết sinh ra những chủng tộc lai như người côdắc, kiêcghidi… ở trung á. 3. đại chủng nêgrôit đại chủng nêgrôit sống tập trung chủ yếu ở lục địa châu phi và có màu da đen nên còn được gọi là đại chủng phi hay đại chủng da đen. tổng cộng số dân của đại chủng này chỉ chiếm 1/10 dân số thế giới, phân bố chủ yếu từ sa mạc xahara trở về phía nam lục địa phi, ngoài ra còn có ở miền nam ấn độ, các đảo thuộc ấn độ dương và châu mỹ. đặc điểm nhân chủng điển hình của đại chủng này là có da màu từ tối đến đen sẫm, tóc đen, xoăn tít, lông trên thân rất ít, mắt đen, to, mũi rộng, môi rất dày, mặt hẹp, vóc người thường cao, chân dài (trừ người lùn pichmê ở trung phi), đầu dài, răng hàm trên có núm phụ. đại chủng nêgrôit chia làm 3 tiểu chủng : nêgrô, nêgrilô và busơmen. tiểu chủng nêgrô hay xuđan là tiểu chủng điển hình nhất, chiếm hầu hết những đặc điểm hình thái chung của chủng tộc đã nêu trên. họ có màu da rất tối hoặc đen, tầm vóc cao, sống chủ yếu từ phía nam xahara tới xích đạo, mà diển hình là dân cư sống ở các lưu vực sông nigiê, sông cônggô và thượng sông nin. tiểu chủng nêgrilô chủ yếu sống trong vùng rừng xích đạo trung phi, đại biểu là người picmê - có tầm vóc thấp bé, cao trung bình 141 – 142cm, chân ngắn, da sáng hơn người nêgrô, lớp lông trên mặt khá phát triển, đầu to và tròn, mặt ngắn, hốc mắt rất to, môi không dày lắm, trán dô, mũi rộng. tiểu chủng busơmen hiện nay còn rất ít, gồm có người busơmen và người hốttentốt sống ở vùng bán hoang mạc và hoang mạc ở tây nam phi và nam phi. họ có da màu lá khô, tầm vóc trung bình hoặc thấp, chân ngắn, mặt bẹt hơn, đặc biệt có mí trên rất phát triển, có nếp mí mông cổ. 10 ngoài ra ở châu phi còn có loại hình đặc biệt nữa, đó là người êtiôpia ở đông phi (chủng tộc đông phi). họ có nhiều nét giống người nêgrôit như mặt hẹp, môi dày, tóc xoăn, ít lông trên thân mình. nhưng lại có một số nét giống người ơrôpôit như mũi hẹp và thẳng. họ là kết quả của sự hỗn chủng giữa người ơrôpôit với người nêgrôit nên có khuôn mặt giống người âu, nhưng da tối hơn. vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng đây là một chủng tộc lai giữa hai đại chủng nêgrôit và ơrôpôit. 4. đại chủng ôxtralôit đại chủng ôxtralôit bao gồm đa số các thổ dân sinh sống ở lục địa ôxtrâylia và trên các đảo lân cận phía nam thái bình dương, họ có da màu sẫm (đen hoặc nâu đen), lớp lông trên người rất phát triển, đặc biệt có râu rất rậm. mặt ngắn và hẹp, gò má thấp, trán vát, gờ trên ổ mắt khá phát triển, mũi rộng, sống mũi gẫy, môi dầy và hàm trên vẩu, đầu dài. vóc dáng người trung bình (trừ người lùn nêgritô gần giống người lùn picmê ở châu phi). về đặc điểm huyết học, họ có nhóm máu khác hẳn người nêgrôit ở châu phi. đại chủng ôxtralôit gồm nhiều tiểu chủng có đặc điểm hơi khác nhau tuỳ theo vùng như : người mêlanêdiêng, người nêgritô, người ôxtraliêng… người mêlanêdiêng là đại diện điển hình của đại chủng ôxtralôit. họ hiện sống rải rác ở châu đại dương trên đảo papua, niu ghinê và một số đảo phía nam thái bình dương. người nêgritô có thân hình thấp bé, giống người lùn picmê ở châu phi. họ sống chủ yếu ở niu ghinê, niu hêbrit, tân caliđôni và một số đảo khác. người ôxtraliêng mà đại diện là những thổ dân trên lục địa ôxtrâylia. họ có đặc điểm hình thái gần giống người mêlanêdiêng, cũng có lông trên người và râu rậm, tóc uốn làn sóng, trán vát hơn. hiện nay họ chỉ còn khoảng vài vạn người, sống biệt lập trong những vùng núi hoang vu ở trung tâm lục địa. ngoài ra, trên quần đảo pôlinêdi thuộc nam thái bình dương có một loại 11 hình người đặc biệt, đó là người pôlinêdiêng, hiện sống trên các đảo như hawai, samoa, tahiti, họ có một số đặc điểm nhân chủng điển hình của người ôxtralôit như tóc xoăn, môi dầy, trán hơi vạt… theo nghiên cứu của các nhà nhân chủng học thì đây là chủng tộc trung gian giữa 2 đại chủng ôxtralôit và môngôlôit, vì căn cứ vào vị trí địa lý cư trú của người mêlanêdiêng và những đặc điểm hình thái của họ. 3. nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các chủng tộc. sự hình thành chủng tộc có rất nhiều nguyên nhân nhưng có 3 nguyên nhân cơ bản sau: 3.1 sự thích nghi với hoàn cảnh tự nhiên tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đặc điểm chủng tộc. nhiều đặc điểm chủng tộc là kết quả sự chọn lọc tự nhiên và sự thích nghi với môi trường, vì lúc bấy giờ sức sản xuất thấp và những thiết chế của con người chưa được hoàn chỉnh, chưa đủ sức chống lại những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên. màu da là một ví dụ rõ ràng về sự thích ứng tự nhiên. màu da người đậm nhạt là do lượng sắc tố mêlanin trong da quyết định. sắc tố mêlanin có khả năng hấp thụ tia tử ngoại mặt trời, do đó có tác dụng bảo vệ các kết cấu quan trọng trong da. người da đen sống ở vùng xích đạo châu phi và tây thái bình dương quanh năm ánh sáng chói chang tất nhiên phải có nhiều mêlanin trong da và da phải đen. tóc người da đen thường xoăn, là một hình thức thích ứng để chấp nhận với môi rrường đó. người môngôlôit (mông cổ) khe mắt nhỏ thường là mắt một mí hay có mí góc che hạch nước mắt. những đặc điểm đó có liên quan với điều kiện sống trong vùng nhiều gió cát ở trung á và xibia. cũng cần nói thêm rằng, hoàn cảnh 12 tự nhiên chỉ có tác dụng đối với quá trình hình thành chủng tộc, khi kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật phát triển thì sự thích ứng tự nhiên không còn là nguyên nhân xuất hiện chủng tộc nữa. 3.2 sự sống biệt lập giữa các nhóm người do dân số ít, mỗi quần thể ban đầu chỉ vài trăm người ở các môi trường khác nhau đã tạo nên sự khác biệt về một số đặc điểm cấu tạo bên ngoài của cơ thể. theo các nhà dân tộc học, do sự sống biệt lập, họ tiến hành nội hôn trong nhóm, điều đó đóng vai trò to lớn trong việc hình thành chủng tộc. di truyền học cho biết nếu lấy nhau trong nội bộ thì khoảng 50 thế hệ, mỗi thế hệ khoảng 25 năm thì 1250 năm có thể làm biến đổi một số đặc điểm của chủng tộc ban đầu 3.3 sự lai tạo giống giữa các nhóm người. là nguyên nhân quan trọng và là yếu tố để hình thành, hợp nhất các chủng tộc. thời kỳ đầu, những đặc điểm chủng tộc được hình thành do sự thích nghi với môi trường địa lý, nhưng về sau khi các điều kiện kinh tế xã hội phát triển thì các yếu tố có tính chất xã hội càng được tăng cường, sự lai giống ngày một đẩy mạnh, đóng vai trò quan trọng để hình thành các loại hình nhân chủng mới 13 c-kết luận loài người phát sinh và tiến hóa từ tổ tiên là dạng vượn người driopithecus → người tối cổ australopithecus (đi bằng hai chân) → người cổ homo erectus (sử dụng công cụ lao động) → người hiện đại (homo sapiens). sự phát sinh và tiến hóa của loài người chịu sự tác động của các nhân tố sinh học và xó hội nhưng nhân tố xó hội cú vai trũ quyết định. trên thế giới tất cả các tộc người hiện đại ngày nay đều có tổ tiên từ vượn và người vượn và có một quãng đường tiến hóa như nhau. sự khác nhau về đặc điểm hình thái hoàn toàn không có ý nghĩa quyết định đối với dời sống con người. tát cả các chủng tộc đều có khả năng như nhau trong việc chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội và sáng tạo ra khoa học kỹ thuật, văn hóa. d-tÀi liệu tham khảo 1. sinh học. philip và chilton. nxb giỏo dục 2. dân tộc học đai cương -lê sĩ giáo-nxbgd 3. các chủng tộc loài người- nguyễn quang quyền_nxbkhkt 4. http://www.youtube.com/watch?v=bysws0mxb8i 5.http://vi.wikipedia.org/wiki/lo%c3%a0i_ng%c6%b0%e1%bb%9di 14 2. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất