Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Sử dụng website httptruonghocketnoi.edu.vn tạo môi trường trao đổi, học tập giúp...

Tài liệu Sử dụng website httptruonghocketnoi.edu.vn tạo môi trường trao đổi, học tập giúp học sinh tự nghiên cứu và chuẩn bị bài học lịch sử ở lớp 10.

.PDF
81
1354
147

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN ---------------------------------Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG WEBSITE: HTTP://TRUONGHOCKETNOI.EDU.VN/ TẠO MÔI TRƯỜNG TRAO ĐỔI, HỌC TẬP GIÚP HỌC SINH TỰ NGHIÊN CỨU VÀ CHUẨN BỊ BÀI HỌC LỊCH SỬ Ở LỚP 10. Người thực hiện: NGUYỄN THỊ NGA Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử  - Lĩnh vực khác: ..................................................  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2016 - 2017 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Nga 2. Ngày tháng năm sinh: 04/09/1985. 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: H2/042B – Nam Sơn – Quang Trung – Thống Nhất – Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613867151 (CQ)/ ĐTDĐ: 01629478449 6. E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Lịch sử ở các lớp: 10C1, 10C3, 10S1, 10S8; 12S2, 12S3, 12S6 chủ nhiệm lớp 10C1. 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Kiệm Tân II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Lịch sử. - Năm nhận bằng: 2009 - Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Lịch sử. - Số năm có kinh nghiệm: 8 năm. - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: - Một vài trao đổi về việc hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, xây dựng bài học lịch sử lớp 10 cơ bản. - Phát huy tính tích cực của học sinh qua việc hướng dẫn học sinh tìm tư liệu để xây dựng bài học lịch sử trong trường THPT. Trang 2 BM03-TMSKKN Tên SKKN SỬ DỤNG WEBSITE: HTTP://TRUONGHOCKETNOI.EDU.VN/ TẠO MÔI TRƯỜNG TRAO ĐỔI, HỌC TẬP GIÚP HỌC SINH TỰ NGHIÊN CỨU VÀ CHUẨN BỊ BÀI HỌC LỊCH SỬ Ở LỚP 10. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Sau 8 năm công tác tại trường THPT Kiệm Tân, tôi nhận thấy rằng học sinh của trường chưa thật sự có hứng thú với bộ môn lịch sử. Các em giành nhiều thời gian cho các môn học mà các em yêu thích hoặc có tính hướng nghiệp cao, đặc biệt là các môn có nhiều khối ngành lựa chọn trong các kỳ tuyển sinh đại học như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ,… Điều này, dẫn đến cách nghĩ khá tiêu cực của một bộ phận không nhỏ học sinh được hỏi trả lời: “Môn Lịch sử là môn học phụ không quan trọng”, trước động cơ học tập được xác định mờ nhạt, thiển cận nhưng có phần thực tế càng làm cho công tác giảng dạy của bản thân tôi và đồng nghiệp trở nên vô cùng khó khăn. - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không ngừng đổi mới, triển khai những đề án thi THPT Quốc gia, mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều khác nhau thì dấu hiệu tích cực và mang nhiều ý nghĩa thấy rõ cho bộ môn Lịch sử là: Có nhiều tổ hợp thi xuất hiện môn Lịch sử, điều đó có nghĩa sẽ có nhiều cơ hội cho học sinh lựa chọn môn Lịch sử cho các ngành nghề đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng. Trước sự thay đổi mang nhiều ý nghĩa đó, bản thân nhìn nhận và hiểu rằng mình phải thay đổi tư duy giảng dạy để tiệm cận hơn với sự thay đổi của nên giáo dục nước nhà. - Những thay đổi phải bắt đầu từ các tiết giảng dạy, cụ thể là học sinh tiếp cận bài học như thế nào để từ đó thay đổi thái độ về môn học. Nếu không tạo động cơ học tập và tự nghiên cứu bài học của học sinh thì không thể giải quyết được tình hình thực tế của vấn đề dạy và học môn Lịch sử tại đơn vị một cách căn cơ và triệt để. Qua nhiều năm trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu và mạnh dạn thực hiện nhiều phương pháp ứng dụng, nhiều sáng kiến nhằm mục đích chuyển thế chủ động về phía cho học sinh trong vấn đề tiếp cận bài học, trong cách làm đó học sinh tự vận động, làm chủ được kiến thức và đảm bảo được nội dung bài học hơn. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận. - Lịch sử là môn khoa học khó nghiên cứu, cần nhiều tư liệu phức tạp, nguồn khảo cổ quý giá, nhân chứng lịch sử để minh chứng, các thông tin liên quan như ngày tháng, sự kiện, phương tiện đáp ứng cho công tác giảng dạy gặp nhiều khó khăn chưa tạo được sự hấp dẫn cho học sinh, về phía học sinh thì chưa có nhiều hứng thú với môn học lịch sử. - Thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT đang vướng mắc nhiều khó khăn nhất định: Theo Giáo sư Phan Huy Lê - chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam nhận định, “mấy năm gần đây thực trạng dạy và học lịch sử trong trường phổ thông đã gây ra sự bức xúc, nỗi lo âu của xã hội. Điều này không chỉ được phản ánh qua điểm số các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng mà còn qua kết quả điều tra xã hội học, qua các sân chơi truyền hình và qua dư luận xã hội. Mặt hạn chế nặng nề nhất của giáo dục môn sử là đại bộ phận học sinh không thích học môn sử, coi như môn học của các sự kiện, năm tháng, môn học của trí nhớ, khô khan, nhàm chán. Thái độ đó thật đáng buồn nhưng hoàn toàn không thuộc trách nhiệm của học sinh mà là trách nhiệm của nền giáo dục và chính là biểu hiện của việc dạy và học môn lịch sử chưa có hiệu quả”. nguồn dẫn: Hội thảo Khoa học Quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam tại Đà nẵng: Đừng để thế thệ trẻ thờ ơ với lịch sử ngày 18 và 19/8/2014 ) Đăng ngày 20/08/2014. Trang 3 - Bên cạnh sự đỏi hỏi cấp thiết của việc thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học (PPDH) và kiểm tra, đánh giá (KTĐG) ở trường phổ thông theo công văn; bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về phát triển chương trình giáo dục nhà trường và đổi mới PPDH, KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh, nguồn dẫn công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014. - Bộ và Sở Giáo dục & Đào tạo đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt nhằm thực hiển mục tiêu cải cách giáo dục theo định hướng Nghị quyết số 29-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhiều giải pháp được đưa ra, thay thế và kiểm nghiệm liên tục, nhưng cho đến thời điểm này, vấn đề vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. 2. Cơ sở thực tiễn. - Việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn còn nhiều hạn chế vướng mắc do các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Từ nhận thức của học sinh, từ đáp ứng môn học trong nhu cầu cuộc sống, từ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, …. Bế tắc trong cách dạy và học không phải là điều khó nhận ra ở các trường THPT. Tình trạng thầy đọc, trò chép diễn ra hằng ngày. Học sinh thì chưa thay đổi được cách nghĩ về Bộ môn Lịch sử. - Muốn đổi mới, phải thay đổi ngay từ đội ngủ, giải pháp và cách thực hiện từ những giáo viên giảng dạy trực tiếp ở bộ môn Lịch sử. Từ những thay đổi đó, cụ thể bằng những giải pháp có hiệu quả, tạo hứng thú học tập từ chính các chủ thể là học sinh, bởi Nếu không tạo động cơ học tập và tự nghiên cứu bài học từ phía học sinh thì không thể giải quyết được tình hình thực tế của vấn đề dạy và học môn Lịch sử tại đơn vị một cách triệt để. Để học sinh chủ động trong tiếp cận nguồn tri thức của môn Lịch sử thì hãy để các em phải là người trong cuộc, tự khám phá môn học theo hướng dẫn của giáo viên, dần dần trong quá trình tìm tòi nghiên cứu, học hỏi bước đầu có thể các em thực hiện theo yêu cầu ràng buộc nhưng dần dần các em tìm và xây dựng được cảm giác đam mê học tập bộ môn. Giải pháp: sử dụng website: http://truonghocketnoi.edu.vn/ tạo môi trường trao đổi, học tập giúp học sinh tự nghiên cứu và chuẩn bị bài học lịch sử ở lớp 10 chưa được áp dụng tại bất kì đơn vị nào, bản thân tôi cũng chỉ mới áp dụng trong năm học: 2016 – 2017 và thấy kết quả rất khả quan, hứa hẹn một hướng giải quyết triển vọng cho việc dạy và học bộ môn Lịch sử tại đơn vị. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP. Giải pháp: sử dụng website: http://truonghocketnoi.edu.vn/ tạo môi trường trao đổi, học tập giúp học sinh tự nghiên cứu và chuẩn bị bài học lịch sử ở lớp 10. 1. Thay đổi bố cục tiết học môn Lịch sử. (để phù hợp cho việc ứng dụng giải pháp). Để tổ chức được tiết học với sự tham gia chủ động của học sinh thì bản thân tôi thay đổi lại bố cục của tiết dạy theo trình tự sau: 1.1. Kiểm tra kiến thức trọng tâm (5 phút). - Phần này giúp học sinh nhớ kiến thức cơ bản của bài học đã nghiên cứu, hệ thống một cách căn bản, khái quát nhất những kiến thức đã được học trong tiết học trước đó. 1.2. Xây dựng bài học mới. (35 phút). - Các nhóm học sinh báo cáo các phần tự nghiên cứu (chuẩn bị trước), thảo luận, phản biện xây dựng bài học dưới sự giám sát và cố vấn của giáo viên bộ môn. 1.3. Giáo viên giao nhiệm vụ nghiên cứu bài học ở tiết tiếp theo (5 phút). Trang 4 - So với các phương án thực hiện trong các năm học trước, bản thân có nhiều thuận lợi hơn trong thời lượng giao nhiệm vụ nghiên cứu bài học cho học sinh, như hai năm trước bản thân phải đầu tư thời lượng giao bài học nghiên cứu cho học sinh ít nhất là 10 phút, năm nay, khi đưa vào sử dụng website: http://truonghocketnoi.edu.vn/ bản thân chỉ cần gợi ý khoảng chưa đầy 5 phút, chủ yếu là để học sinh chú ý tập trung phần công việc được giao, thời lượng trao đổi thoải mái, không hạn chế không gian, thời gian và những e ngại thường thấy khi học sinh trao đổi trực tiếp trên lớp học. - Những chủ đề, nội dung bài học cần nghiên cứu trong tiết học tiếp theo, trọng tâm việc nghiên cứu tìm hiểu và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm. Đặt các câu hỏi mang tính gợi ý để học sinh chuẩn bị chi tiết, có chất lượng, tập trung và xoáy sâu vào trọng tâm cần nghiên cứu, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng. Hình 1. Tỉ lệ thời lượng tiết nghiên cứu bài học. 2. Tổ chức lại quy trình nghiên cứu chuẩn bị một bài học Lịch sử. Gồm tám bước thực hiện nghiên cứu, bắt đầu từ: Bước 1. Giáo viên giao đề tài cho học sinh nghiên cứu bài học. - Giao đề tài tại lớp, giao đề tài qua trang Web. Bước 2. Học sinh đăng ký tham gia bài học theo Nhóm. Bước 3. Học sinh tự tìm hiểu bài học. - Từ sách giáo khoa. - Từ các tài liệu tham khảo. - Từ mạng Internet. - Nhân chứng lịch sử (nếu có). Bước 4. Học sinh thảo luận nhóm trên website: http://truonghocketnoi.edu.vn/ - Giữa các học sinh trong cùng Nhóm. - Học sinh với giáo viên. Bước 5. Học sinh nộp sản phẩm. Bước 6. Giáo viên đọc sản phẩm, góp ý. Bước 7. Lập sơ đồ tư duy nhận thức, chuẩn bị phương án thuyết trình, phản biện. Hình 2. Quy trình nghiên cứu một bài Bước 8. Thuyết trình, phản biên và Giáo học của học sinh. viên góp ý hoàn thành bài học. (thực hiện trên lớp học). Trang 5 3. Phạm vi và đối tượng tác động đề tài: - Đề tài chỉ ứng dụng trên những lớp bản thân có tham gia dạy môn Lịch sử tại lớp đó: 10C1, 10C3, 10S1, 10S8. - Đề tài trình bày: - Các kỹ thuật thao tác sử dựng Website http://truongketnoi.edu.vn/ - tập trung vào nội dung tạo bài học, đăng ký bài học, trao đổi, thảo luận của học sinh, học sinh và giáo viên. Mô tả các bước thực hiện vào các bài học lịch sử lớp 10. 4. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN. 4.1. KHAI THÁC WEB HTTP://TRUONGHOCKETNOI.EDU.VN/ . 4.1.1. Địa chỉ truy cập: http://truonghocketnoi.edu.vn/. - Người dùng sử dụng một trình duyệt Web như Internet Explorer, Google Chrome, Firefox. Khuyên dùng Google Chrome vì lý dobảo mật, an toàn thông tin, truy cập ổn định, nhanh chóng và được hỗ trợ nhiều tiện ích khi lướt Web. -Trên màn hình Deskop nhấp chuột vào biểu tượng http://truonghocketnoi.edu.vn/ vào thanh địa chỉ. , xuất hiện giao diện web, gõ 4.1.2. Giao diện trang. 4.2. CÁC THAO TÁC TRÊN TRANG WEB. 4.2.1. Đăng nhập và sửa thông tin. - Mỗi giáo viên được admin nhà trường tạo sẵn cho một tài khoản trong http://truonghocketnoi.edu.vn/, giáo viên chỉ cần đăng nhập, chỉnh sửa thông tin và thao tác liên quan. Do đó, trước khi đăng nhập Bạn phải liên hệ với Admin nhà trường (Người quản trị Trường học kết nối của nhà trường) để được cấp Tài khoản và Mật khẩu đăng nhập lần đầu trong website http://truonghocketnoi.edu.vn/. - Sử dụng tài khoản được cấp đăng nhập vào góc phải màn hình. Lưu ý: Trong chỉ mục tỉnh/thành chọn Đồng Nai. Trang 6 - Sau khi đăng nhập xong, nhấn vào “Thông tin cá nhân” để cập nhật. Đối với lần đầu tiên đăng nhập, chủ tài khoản cần nhập đầy đủ thông tin. - Để thay đổi thông tin, ta vào “Sửa thông tin cá nhân” nhập đầy đủ, đúng thông tin. Sau khi nhập xong, nhấn “Cập nhật thông tin cá nhân”. - Để thay đổi mật khẩu tao vào “Đổi mật khẩu” . Sau đó, nhập mật khẩu cũ và mật khẩu mới muốn thay mới , cuối cùng nhấn “Đổi mật khẩu mới”. - Để thay đổi địa chỉ email, SĐT, tài khoản, ta vào mục “Đổi email, SĐT, tài khoản” nhập tên đăng nhập, số ĐT, địa chỉ email muốn thay đổi và nhập mật khẩu đã được cấp. Cuối cùng nhấn “Cập nhật”. Trang 7 - Để tham gia được diễn đàn, cần phải đưa ảnh thẻ cá nhân lên. Quy trình như sau, ta vào “Đổi ảnh thẻ” nhấn “chọn tệp tin” cuối cùng nhấn “OK” - Sau khi thực hiện đăng nhập và chỉnh sửa thông tin thành công, chúng ta xem lại “Thông tin cá nhân” để đảm bảo được độ chính xác. Chú ý: Để đảm bảo tính bảo mật cho tài khoản bạn cần: - Mật khẩu phải đảm bảo độ mạnh như: từ 8 kí tự trở lên, gồm cả chữ cái IN HOA và In thường, có cả chữ và số, nên có kí hiệu đặc biệt (*, &, #, @, #, !,…), và thỏa mãn mật khẩu dễ nhớ. - Các thông tin: email, số điện thoại phải được cập nhật đầy đủ để dễ dàng khôi phục khi có sự cố về tài khoản. 4.2.2. Tạo tài khoản cho học sinh. - Khi admin (Người Quản trị caco nhất TruongKetNoi của đơn vị trường) tạo danh sách lớp cho năm học mới, đồng thời cấp tài khoản, số lượng tài khoản cho một lớp học và phân công giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy các bộ môn cho lớp phân công. 4.2.3. Giáo viên hướng dẫn học sinh cập nhật tài khoản và tham gia nhóm. Bước 1. Cấp tài khoản đến học sinh. - Khi Admin cập nhật bước 2.2.1, giáo viên đăng nhập vào tài khoản của mình theo trình tự: Trang 8 Chọn xem danh sách lớp, sử dụng thanh cuộn để xem hết danh sách học sinh, đồng thời có thể tạo, đổi mật khẩu cho học sinh. Giáo viên có thể cấp hàng loạt Tài khoản và Mật khẩu cho học sinh bằng cách cuộn màn hình về cuối trang, download Danh sách lớp, in ra rồi cấp cho học sinh. Trang 9 Giáo viên nên đổi mật khẩu cho học sinh, lý do: - Website cho phép tạo mật khẩu ngẫu nhiên để đảm bảo tính bảo mật mật khẩu tạo ra phức tạp, khó nhớ, khó đăng nhập lần đầu, điều này gây không ít khó khăn cho học sinh khi lần đầu tiếp cận. - Giáo viên can thiệp bằng cách: Copy Mật khẩu tạo sẵn, Thực hiện Đổi mật khẩu, và đăng nhập vào tài khoản học sinh, sau đó đổi mật khẩu lại cho dễ nhớ trước khi cấp cho học sinh. - Khi học sinh báo đã đăng nhập thành công, yêu cầu học sinh đổi mật khẩu lại để đảm bảo tính bảo mật. 4.2.4. Học sinh đăng nhập tài khoản. Giáo viên hướng dẫn học sinh đăng nhập tại phòng máy của nhà trường, sau khi đã cấp tài khoản và và mật khẩu. 4.2.5. Học sinh tham gia nhóm. Nhóm trưởng đăng nhập và đăng kí bài học. Khi đã vào được tài khoản, Chọn không gian trường học, Chọn giáo viên, lớp, lĩnh vực (nếu nhiều bài học xuất hiện mà chúng ta chưa xác định được bài học nằm ở đâu). Khi Trang 10 xác định đầy đủ các thông tin thì đối tượng tìm kiếm được xác định và hiển thị như ở trang sau: Tiếp tục chọn bài học cần tham gia, trong ví dụ được nêu, Nhóm trưởng nhóm 4 đăng kí tham gia bài học: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, của giáo viên Nguyễn Thị Nga bộ môn Lịch sử 10. Bài học đã được giáo viên tóm tắt, đặt nội dung yêu cầu và các nhóm nhiệm vụ. Khi nhóm trưởng đăng kí tham gia khóa học thì hộp thoại sau đây xuất hiện Bấm OK để xác định, màn hình xuất hiện “Đăng kí tham gia khóa học” với hai kiểu tham gia: Đăng kí nhóm hoặc Đăng kí cá nhân. Trang 11 Vì là tham gia theo nhóm nên, Nhóm trưởng nhóm 4 phải đăng kí tham gia theo nhóm. Đặt tên nhóm là Nhóm 4, sau đó thêm các thành viên: - Nhập mã số của các thành viên vào ô và nhấn nút khi đó, các thông tin của thành viên được hiển thị, nếu đúng như thành viên cần tìm kiếm thì ta tiếp tục nhấn Thêm thành viên - Hộp thoại kiểm tra: Bạn có chắc chắn thêm thành viên…, chúng ta chấp nhận. - Nếu việc thêm thành viên thành công sẽ có thông báo, thêm thành công (màu đỏ) Chú ý: Trong trường hợp, hộp thoại thông báo , điều đó có nghĩa thành viên muốn bổ sung tham gia vào nhóm, chưa đăng nhập tài khoản Trường học kết nối hoặc đã đăng nhập nhưng chưa khai báo đầy đủ thông tin, đặc biệt là cập nhật hình ảnh cá nhân. Sau khi thêm đầy đủ các thành viên dự kiến của nhóm, chúng ta thấy xuất hiện họp thoại Trang 12 - Các dấu sao màu đỏ xuất hiện có nghĩa là các thành viên chưa đăng nhập để đăng kí tham gia nhóm, khi đó nhóm trưởng phải đợi đầy đủ các thành viên này xác nhận mới đăng kí khóa học với giáo viên. - Về phần học sinh có mã số: HS.07290.00052 muốn xác nhận thì tiến hành đăng nhập vào tài khoản của mình. Chọn bài học Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, của giáo viên Nguyễn Thị Nga bộ môn Lịch sử 10. Thực hiện tham gia nhóm chọn vào nhóm 4 Khi đó các thông tin của nhóm 4 xuất hiện Nhấn nút Đồng ý hoặc từ chối để tham gia nhóm khác. Nhấn OK để xác nhận. - Kiểm tra thành viên nhóm xem đã hoàn tất công việc xác nhận đăng nhập chưa. - Dấu hiệu nhận biết tất cả các thành viên đã xác nhận, bằng dấu hiệu Trang 13 Nhóm trưởng quay vào nhóm đăng kí để tiến hành thoại dưới góc phải. ở hộp Khi đó cả Nhóm 4 phải đợi sự cho phép của giáo viên để được tham gia bài học. Nếu được Giáo viên đồng ý thì giao diện xuất hiện Cả nhóm có thể trao đổi với nhau qua Thảo luận nhóm, trao đổi với giáo viên, Chọn nhóm học sinh – sản phẩm thông tin, Hoạt động – Thông báo và nộp sản phẩm khi thực hiện xong. để kiểm tra các Về phía giáo viên: nhóm học sinh đăng kí tham gia bài học Đồng ý nếu cho phép Nhóm tham gia bài học. 4.2.6. Tạo bài học mới. Trang 14 Để tạo bài học mới cho học sinh tham gia học tập ta nhấn, trên thanh Menu chính đưa trỏ chuột đến “Không gian trường học” Màn hình chính xuất hiện giao diện như hình dưới: Chọn Giáo viên, lĩnh vực, lớp tạo bài học Sau khi chọn xong, giáo viên chọn tạo bài học mới Trang 15 Giáo viên tiến hành CẬP NHẬT BÀI HỌC, điền các thông tin như: Tiêu đề, Lĩnh vực, Lớp, Phạm vi, Kiểm soát đăng kí, Mô tả về bài học, trong đó: - Tiêu đề: Đặt tiêu đề cho nội dung bài học nghiên cứu, tựa đề ngắn gọn, dễ hiểu, toát lên được ý nghĩa cốt lõi của nội dung nghiên cứu. - Phạm vi điều chỉnh: Là khối. - Kiểm soát đăng ký: Số lượng học sinh cho phép đăng kí tham gia bài học. - Mô tả bài học: Thể hiện các nội dung yêu cầu, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu bài học giao về cho học sinh. - Cuối cùng nhấn “Tạo bài học”. - Khi tạo xong có thể chỉnh sửa thông tin, bằng việc nhấn vào tên bài học, ta có thể bổ sung thêm tài liệu bằng cách nhấn “Thêm tài liệu” - Khi thêm xong, nhấn “OK” - Trong qua trình, theo dõi việc học tập của học sinh, GV có thể gửi các thông báo bằng cách nhấn “Hoạt động – Thông báo”. 4.3. XÂY DỰNG BÀI HỌC. 4.3.1. Bài 19 (tiết 25) Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X -XV. 4.3.1.1. Giáo viên tạo bài học. Giáo viên và giao diện Web http://truonghocketnoi.edu.vn/ tạo bài học mới như sau: Trang 16 Giáo viên thông báo bài học đến học sinh để các nhóm đăng ký tham gia bài học. 4.3.1.2. Học sinh đăng ký tham gia bài học theo Nhóm. - Phân công các em học sinh có năng lực quản lý nhóm, tổ chức tốt nhạy bén, nhanh nhẹn làm Nhóm trưởng của các Nhóm. Nhóm Đăng ký 1 Trang 17 Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Thu Thảo Chịu trách nhiệm phân công các thành viên trong nhóm làm nhiệm vụ. 2 Nhóm trưởng: Nguyễn Tiến Đạt Chịu trách nhiệm phân công các thành viên trong nhóm làm nhiệm vụ. Trang 18 3 Nhóm trưởng: Nguyễn Trung Tín Chịu trách nhiệm phân công các thành viên trong nhóm làm nhiệm vụ. Trang 19 4 Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan