Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sử dụng vaccine trong nuôi trồng thủy sản...

Tài liệu Sử dụng vaccine trong nuôi trồng thủy sản

.PDF
14
589
149

Mô tả:

Sử Dụng Vaccine Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Phạm Văn Thư Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 1. Mở đầu Thủy sản là một ngành có nhiều thế mạnh ở nước ta hiện nay, với kim ngạch xuất khuẩu năm 2006 du kiến là 3.2 tỷ đô la mỹ thì đây là một trong ba ngành có đóng góp lớn nhất cho kim ngạnh xuất khuẩu của Việt Nam. Cùng với sự phát triển của ngành thủy sản của Việt Nam thì đóng góp của nuôi trồng thủy sản ngành càng tăng do sản lượng khai thác thủy sản trong những năm gần đây tăng không đáng kể. Với các đối tượng xuất khẩu chính của nghề NTTS thì Tôm sú vẫn là đối tượng có đóng góp cao nhất cho tổng giá trị xuất khuẩu của Việt Nam với sản lượng đạt 320.000 tấn, tiếp sau đó là cá tra và cá Ba sa với sản lượng 420.000 tấn năm 2006. Bên cạnh sự phát triển nhanh tróng của nghề nuôi ven biển và nghề nuôi biển thì nghề nuôi cá nước ngọt vẫn khẳng định được vai trò của mình. Với lịch sử lâu đời của nghề nuôi cá nước ngọt và những đối tượng nuôi có giá trị cao và nhu cầu lớn trên thị trường như cá tra và cá Ba sa và gân đây là cá hồi nước lạnh thì nghề nuôi thủy sản nước ngọt vẫn là một trong những nghề mũi nhọt của NTTS tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển của các hình thức nuôi mới như nuôi với mật độ cao và nuôi thâm canh thì vấn đề dịch bệnh đã trở thành một trong những trở ngại chính cho sự phát triển bền vững của NTTS nước ngọt tại Việt Nam. Ví dụ như bệnh BNP trên cá tra và cá Ba Sa đã gây thiệt hại không nhỏ cho sự phát triển của đối tượng này. Bên cạnh đó bệnh cá trắm cỏ, một đối tượng nuôi chính của các mô hình nuôi cá nước ngọt tại miền bắc gặp không ít khó khăn. Một trong những tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên cá trắm cỏ đó là bệnh đốm đỏ do vi khuẩn gây ra. Cá hồi nước ngọt mới đưa vào nuôi thương phẩm tại miền Bắc nước ta từ năm 2005 mặc du trưa có thiệt hại do dịch bệnh gây ra nhưng chúng ta cần chú ý phòng trị bệnh cho đối tượng này vì chúng chịu ảnh hưởng của rất nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau như bệnh do vi khuẩn và bệnh do virut. Một đối tượng nuôi quan trọng khác và có tốc độ tăng trưởng rất nhanh trong thời gian gần đây đó là cá rô phi thì dịch bệnh cũng là một trong những trở ngại cho các mô hình nuôi thâm canh của đối tượng này. Kết quả nghiên cứu tác nhân gây bệnh trên cá rô phi cho thấy bệnh xuất huyết do vi khuẩn streptococcus spp gây ra. Hiện nay việc phòng trị bệnh trên cá nước ngọt ở nước ta vẫn chủ yếu dựa vào việc sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất. Hiện tại chưa có một loại vaccine phòng bệnh cho cá được đưa vào sử dụng tại Việt Nam trong khi đó trên thế giới hiện nay đã có 36 loại vaccine phòng bệnh cho vi khuẩn và hai loại vaccine phòng bệnh cho virut được sử dụng rộng rãi trên 12 đối tượng nuôi khác nhau thuộc 41 quốc gia trên thế giới chi tiết trong bảng 1 và 2. Việc phòng trị bệnh chủ yếu phụ thuộc vào các loại thuốc kháng sinh và hóa chất gần đây đã khiến cho việc xuất khuẩu thủy sản của VN gặp rất nhiều khó khăn do danh mục các loại thuốc và hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng. Ví dụ cụ thể đó là việc cấm sử dụng chloramphenicol, flomequine và xanh malachite đã ảnh hưởng 1 lớn cho nghề xuất khuẩu cá Tra và cá Ba Sa của Việt Nam trong năm 2005 và 2006. Mỹ là thị trường lớn nhất cho cá da trơn của Việt Nam trước năm 2005 đã có những chính sách tăng thuế nhập khuẩu cá tra và cá Ba Sa vào nước này. Bên cạnh chính sách bảo hộ nghề nuôi cá da trơn nọi địa của chính phủ Mỹ thì việc sử dụng thuốc thuộc danh mục cấm là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc khó khăn tìm thị trường đầu ra cho các sản phẩm của hai đối tượng trên. Vì vậy việc nghiên cứu, phát triển các phương pháp phòng trị bệnh có hiệu quả như sử dụng các loại thảo dược, chất tách chiết từ thảo dược và vaccine cho cá nước ngọt là rất cần thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nghề. Vì cá Tra và cá Ba Sa la đối tượng có sản lượng lớn nên đã thu hút được các công ty sản xuất vaccine trên thể giới đầu tư vào lĩnh vực này. Ví dụ như trường đại học Strirling, công ty vaccine Pharma của Na Uy và công ty Intervet đang đầu tư nghiên cứu và phát triển vaccine phòng bệnh hoại tử gan tụy trên cá Tra và cá ba Sa tại Việt Nam. Tuy nhiên chưa có loại vaccine phòng bệnh BNP được thương mại hóa trên thị trường. Năm 2006 bộ thủy sản cũng đầu tư 1 dự án sản xuất vaccine cho các đối tượng trên những chưa có kết quả. Vì vậy việc tập chung các nguồn lực nhằm phát triển các loại vaccine cho các đối tượng nuôi quan trọng tại nước ta cần được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trong sản xuất. 2. Vai trò của việc sử dụng vaccine trong NTTS Một trong những lợi thế lớn nhất của việc sử dụng vaccine trong NTTS đó là giảm thiểu việc sử dụng thuốc kháng sinh và tăng năng suất nuôi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. V olum e/tons round w eight 700 000 1,00 0,90 600 000 0,80 500 000 0,70 400 000 0,60 0,50 300 000 0,40 200 000 0,30 0,20 100 000 0,10 0 0,00 K g activ substance pr tons fish produced Hình 1. Ảnh hưởng của vaccine đối với việc sử dụng kháng sinh trong nghề nuôi cá hồi trên thế giới (FAO, 2006) 1981 1983 1985 1987 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 Produced salmon and trout Antibiotika per kg fish 2 Dựa vào kết quả thống kê của FAO, 2006 hình 1 là một ví dụ điển hình về ảnh hưởng của sử dụng vaccine đối với hai đối tượng nuôi chính tại châu Âu và Mỹ đó là cá hồi và cá hồi vân. Nghề nuôi cá hồi mới phát triển từ đầu năm 1980 nhưng đến năm 2003 sản lượng cá hồi trên thế giới đạt khoảng 700.000 tấn. Tuy nhiên bệnh do vi khuẩn là một trở ngại chính cho ngành công nghiệp này. Dựa vào đồ thị 1 cho chúng ta thấy lượng sử dụng thuốc kháng sinh trong nghề nuôi cá hồi tăng dần từ 0.3kg/1tấn sản phẩm đến 0.9kg/1tấn sản phẩm năm 1987, sau đó lượng kháng sinh sử dụng giảm đần từ khi xuất hiện các loại vaccine có hiệu quả trong phòng bệnh vi khuẩn gây ra trên đối tượng này từ những năm 90 của thế kỷ trước và cho đến nay thì hầu như không còn sử dụng kháng sinh trong nuôi cá hồi thương phẩm. Hình 2. Ảnh hưởng của việc sử dụng vaccine đối với chi phí sản xuất của 1kg cá hồi trên thế giới (FAO, 2006) 8,00 Production cost €/kg 7,00 6,00 5,00 4,00 3,00 2,00 1,00 19 86 19 87 19 88 19 89 19 90 19 91 19 92 19 93 19 94 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 0,00 Year Việc sử dụng vaccine không chỉ thay thế thuốc kháng sinh trong nghề nuôi cá hồi mà chúng còn giảm chi phí sản xuất cá hồi trên thế giới. Theo số liệu thống kê của FAO, 2006, chi phí sản xuất ra 1 kg cá hồi từ năm 1987 là gần 7 euro thì đến năm 2003 đã giảm xuống dưới 2 euro/kg. Có nhiều nguyên nhân giúp cho chi phí sản xuất cá hôi giảm trên 300% từ năm 1987 đến 2003 như cải thiện công nghệ nuôi, hoàn thiện thức ăn công nghiệp và đặc biệt là tăng tỷ lệ sống của cá nhờ vào việc sử dụng các loại vaccine phòng bệnh vi khuẩn trên đối tượng này. Theo kết quả thống kê của FAO, 2006 thì cho đến năm 2005 có đến 95% tổng sô cá được tiêm vaccine trước khi đưa vào nuôi thương phẩm và tỷ lệ sống của cá nuôi thương phẩm đạt trên 90%. Từ các thống kê trên đây cho thấy việc sử dụng vaccine có vai trò quan trọng trong việc gia tăng tỷ lệ sống, giảm việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong NTTS và hạ giá thành sản phấm. Bên cạnh đó việc sử dụng vaccine cũng góp phần vào việc tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. 3 3. Tổng quan về sử dụng vaccine trong nuôi trồng thủy sản 3.1. Tổng quan về sử dụng vaccine trong NTTS trên thế giới Vaccine phòng bệnh trong nuôi thủy sản được bắt đầu nghiên cứu và phát triển từ năm 1973 nhưng mãi đến cuối những năm 1987 mới được đưa vào sử dụng (Newman, S, 1993). Cho đến tháng 7 năm 2005, đã có 35 loại vaccine phòng bệnh vi khuẩn và 2 loại vaccine phòng bệnh virut được đăng ký bản quền và sử dụng cho 6 đối tượng nuôi phổ biến trên 41 quốc gia trên thế giới bao gồm cá hồi, cá chẽm châu âu, cá chẽm châu á, cá rô phi, cá Turbot, và cá bơn đuôi vàng (Hastein. T và ctv., 2005) chi tiết trong bảng 3 và bảng 5. Bên cạnh đó 5 loại vaccine phòng bệnh vi rút trên động vật thủy sản khác đang được nghiên cứu và phát triển trên (bảng 4). Bảng 1. Một số loại vaccine phòng bệnh vi khuẩn đang sử dụng trên thế giới Stt Loại vaccine 1 Aeromonas sp bacterin 2 Aeromonas salmonicida bacterin 3 Aeromonas salmonicida bacterin Biojec 1500J. Furogen J 4 Aeromonas salmonicida bacterin Furogen 2J 5 Aeromonas salmonicida immersion vaccine (Furogen bJ MICROSal) 6 Aeromonas salmonicida Vibrio anguillarum bacterin (Biojec 1900J) 7 Aeromonas salmonicida Vibrio anguillarum bacterin (Biojec 1800J, Pipogen Triple J, Lipogen Forte J MUTIVaCC) 8 Aeromonas salmonicida subsp. salmonicida 9 Autogenous bacterin 10 Autogenous bacterin J 11 Edwardsiella ictaluri bacterin (Escogen J) 12 Pasteurella sp bacterin 13 Penaeid multivalent bacterin 14 Streptococcus sp bacterin 15 16 17 18 19 20 Vibrio sp bacterin Vibrio sp bacterin (salmonid) Vibrio sp bacterin (MICROViBJ) Vibrio anguilarum bacterin Vibrio anguilarum Ordalii bacterin (Biovax 1300J, Vibrogen J, Vibrogen 2J) Vibrio anguilarum Salmonicida bacterin (Biovax 1600J) Loại bệnh Lở loét, xuất huyết Lở loét, xuất huyết Lở loét, xuất huyết Loài cá Cá hồi Cá hồi Cá hồi Lở loét, xuất huyết Lở loét, xuất huyết Cá hồi Cá hồi Lở loét, xuất huyết Cá hồi Lở loét, xuất huyết Cá hồi Khối u, lở loét Lở loét, xuất huyết Lở loét, xuất huyết Hoại tử gan tụy Lở loét Đỏ thân Xuất huyết, mù mắt Lở loét Lở loét Lở loét Lở loét Lở loét Cá hồi Cá hồi Cá hồi Cá nheo Mỹ Cá hồi Tôm sú Cá Chẽm và cá Rô phi Cá hồi Cá hồi Cá hồi Cá trình Cá trình Lở loét Cá hồi 4 Stt 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 Loại vaccine Vibrio parahaemolyticus bacterin Vibrio salmonicida bacterin Vibrio salmonicida bacterin (Biovax 1200J) Vibrio anguilarum - Ordalii – Yesinia bacterin (Biovax 1700J) Yesinia sp bacterin Yesinia ruckeri bacteria (Biovax 1100J, Biovax 1150J, Emogen J) Listonella anguillarum Vibrio ordalii Photobacterium damselae supsp. piscicida Moritella viscosa Streptococcus iniae Lactococcus garviae Photobacterium damsela subsp. damsela Bacterial kidney disease (Piscirickettsiosis) Flexibacter maritimus or Tenacibaculum maritimum 36 Vaccine phòng bệnh virut Infectious pancreatic necrosis virus 37 Viral hemorrhagic septicaemia virus Loại bệnh Lớ loét Lở loét Lở loét Lở loét Loài cá Cá hồi Cá hồi Cá hồi Cá hồi Lở loét Lở loét Cá hồi Cá hồi Lở loét Lở loét Xuất huyết Lở loét Xuất huyết, hoại tử Bệnh lở loét Lở loét Xuất huyết trên thận cá hồi Mòn vây, đuôi, mang Cá hồi Cá hồi Cá hồi Cá hồi Cá rô phi Cá chẽm Cá chẽm Cá hồi Loại bệnh IPNV (hoại tử gan tụy) VHS (bệnh xuất huyết) Loài cá Cá hồi Turbot Cá hồi Bảng 2. Một số loại vaccine cho virut đang phát triển Stt 1 2 3 4 5 Vaccine pong bệnh vi rút Infectious hematopoietic necrosis virus Spring viremia carp Herpesvirus ictaluri Viral necrosis virus Rhapdovirus Loại bệnh IHNV SVCV Herpesvirus VNN Xuất huyết Loài cá Cá hồi Cá chép Cá nheo Cá song Cá trắm cỏ Bảng 3. Một số đối tượng đang được sử dụng vaccine trên thế giới Stt 1 2 3 4 5 6 7 Tên tiếng việt Cá hồi đại tây dương Cá hồi vân Cá chẽm châu Âu Cá hồng Cá chẽm châu Á Cá rô phi Cá Turbot Tên tiếng anh Atlantic salmon Rainbow trout Sea bass Sea bream Barramundi Tilapia Turbot Tên latinh Salmo salar Oncorhynchus mykiss Dicentrarchus labrax Sparus aurata Lates calcarifer Oreochromis niloticus Scophthalmus maximus 5 Stt 8 9 10 11 12 Tên tiếng việt Cá đuôi vàng Cá amberjack Cá stripped jack Cá nheo mỹ Cá trắm cỏ Tên tiếng anh Yellowtail Amberjack Striped jack Channel catfish Grass carp Tên latinh Seriola quinqueradiata Seriola dumereli Pseudocaranx dentex Ictalurus punctatus Ctenopharyngodon idella 3.2. Các loại vaccine • Vaccine vô hoạt (inactivated) Là vaccine được sản xuất trực tiếp từ chủng vi khuẩn gây bệnh, sau khi nuôi cấy tăng sinh và diệt vi khuẩn bằng nhiệt hoặc hóa chất (formalin, glutaraldehyde). Loại vaccine này rẻ, công nghệ sản xuất đơn giản và có thể sản xuất với quy mô lớn, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên trong một số trường hợp hiệu quả của vaccine vô hoạt thấp nên các loại vaccine khác cần được phát triển và ứng dụng vào sản xuất. • Vaccine hỗn hợp Là loại vaccine có chứa nhiều hơn một chủng vi khuẩn gây bệnh đã được bất hoạt nhằm gia tăng khả năng phòng cho một hoặc nhiều loại bệnh khác nhau. • Vaccine sống (live attenuated): Là loại vaccine được sản xuất dựa vào biến đổi gene của chủng vi khuẩn gây bênh. Công việc quan trọng nhất của việc sản xuất được vaccine loại này đó là xác định được gene độc lực và loại bỏ gene độc lực trước khi sử dụng vi khuẩn vẫn còn sống. Một loại vaccine sống khác đó là lực chọn chủng vi khuẩn không gây độc nhưng có cấu truc tế bào gần giống với chủng vi khuẩn gây bệnh và điều quan trọng hơn đó là chủng vi khuẩn đó phái kích thích được hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Đây là loại vaccine đòi hỏi công nghệ cao để sản xuất và nguy cơ vi khuẩn không độc lực trở thành chủng gây bệnh ngoài môi trường do biến đổi gene hoặc thu nhập gene độc lực từ các chủng vi khuẩn gây bệnh. • Vaccine tiểu phần (recombinant) Là loại vaccine được sản xuất từ tiểu phẩn kháng nguyên của tác nhân gây bệnh. Thông thường tiểu phần kháng nguyên của vi khuẩn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cấu trúc tế bào như thành tế bào ở vi khuẩn hoặc một phần vỏ, protein, nội hoặc ngoại bào của vi khuẩn cũng như của virus. Vaccine tiểu phần có thể sản xuất được theo ba phương pháp khác nhau dưới đây. - Sản xuất vaccine tiểu phần bằng cách tách triết trực tiếp tiểu phẩn kháng nguyên từ vi khuẩn sau khi nuôi cấy tăng sinh như làm vỡ tế bào, tách lọc protein nội hoạc ngoại bào tùy vào thành phần của kháng nguyên. 6 - Vaccine tiểu phần có thể sản xuất được bằng cách xác định gene độc lực của vi - khuẩn sau đó đưa gene độc lực vào plasmid hoặc bacteriophase, trước khi đưa vào vi khuẩn E.coli và nuôi cấy vi khuẩn này trong điều kiện đặc biệt nhằm sản xuất ra tiểu phần kháng nguyên cần thiết. Sau đó tách lọc kháng nguyên và sử dụng như vaccine tiểu phần. Sauk hi xác định được gene độc lực chúng ta có thể tổng hợp protein nhân tạo bằng phương pháp phòng thí nghiệm. Việc nghiên cứu và sản xuất loại vaccine này rất tốn kém, giá thành cao nên ít loại vaccine tiểu phần được sử dụng trong NTTS. • DNA vaccine Vaccine DNA là loại vaccine có thành phần chính là gene độc lực của chủng vi khuẩn gây bệnh được tổng hợp và đưa trực tiếp vào cơ thể cá hoặc được nhân lên trong vi sinh vật mang trước khi đưa vào cơ thể cần được bảo vệ. Đây là công nghệ sản xuất vaccine mới nhất và thường áp dụng trong việc sản xuất vaccine phòng bệnh do virut gây ra. Một nhược điểm lớn nhất của loại vaccine này đó là chi phí sản xuất rất cao và ít được áp dụng trong NTTS. 3.3. Phương pháp sử dụng vaccine Việc sử dụng vaccine trong NTTS cũng có nhiều phương pháp khác nhau. Tùy từng loại vaccine khác nhau mà phương pháp sử dụng cũng khác nhau. Vì vậy tùy từng loại vaccine và khả năng áp dụng mà chúng ta có thể sử dụng bằng các phương pháp dưới đây. • Phương pháp ngâm vaccine Sử dụng vaccine theo phương pháp này bằng cách ngâm cá trực tiếp trong vaccine. Nồng độ và thời gian xử lý phụ thuộc vào loại vaccine và dùng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên để tăng hiệu quả sử dụng của vaccine thì tùy từng đối tượng nuôi và kích thước cá mà ta có thể thay đổi áp suất nhằm gia tăng hiệu quả của vaccine. Đây là phương pháp đễ áp dụng nhất và có chi phí thấp nhất. • Sử dụng vaccine bằng phương pháp tiêm Tiêm vaccine có thể tiêm xong bụng hoặc tiêm cơ. Kích thước cá và liều sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Đây là phương pháp sử dụng cho hiệu quả vaccine cao nhất. Tuy nhiên chi chí sử dụng và thời gian sử dụng là tốn kém nhất. • Bơm cao áp 7 Đây là phương pháp sử dụng vaccine giống với phương pháp tiêm, tuy nhiên chúng ta không sử dụng mũi kim thông thường mà sử dụng xy lanh có áp suất cao để đưa vaccine vào vật chủ mà không gây ra vết thương bên ngoài. Chi phí sử dụng vaccine theo phương pháp này cũng rất cao và đòi hỏi có trang thiết bị chuyên dụng. • Nhúng Đây là phương pháp sử dụng vaccine với nồng độ cao và ngâm trực tiếp cá vào trong vaccine. Đây là phương pháp sử dụng đơn giản và thời gian sử lý ngắn nhưng hiệu quả hạn chế và tốn nhiều vaccine. • Cho ăn Đây là phương pháp sử dụng vaccine đơn giản nhất và có chi phí sử dụng thấp nhất. Tuy nhiên chỉ có vaccine tiếu phần có thể áp dụng theo phương pháp này vì các loại vaccine khác khi sử dụng theo phương pháp này có hiệu quả rất thấp. • Bơm vào đường ruột Tương tự với việc sử dụng vaccine bằng phương pháp tiêm nhưng thay vi tiêm cơ hoặc tiêm xoang bụng, phương pháp này sử dụng bằng cách tiêm vào đường ruột thông qua lỗ hậu môn. Mặc dù việc sử dụng vaccine theo phương pháp này có hiệu quả tốt và không gây tổn thương cho cá tuy nhiên chi phí sử dụng cao vì tốn nhiều công lao động. 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch ở cá • Yếu tố di truyền Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng vaccine. Mối loài cá có khả năng đáp ứng miễn dịch khác nhau nên trước khi sản xuất vaccine cho từng đối tượng chúng ta cần tìm hiểu khả năng đáp ứng miễn dịch của đối tượng đó. • Kích thước cá Kích thước cá khi sử dụng vaccine là rất quan trọng dẫn đến thành công của việc sử dụng vaccine. Tùy loài cá mà khả năng đáp ứng miễn dịch ở các kích thước khác nhau. • Mùa vụ Đây là yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe của cá và điều kiện môi trường. • Nhiệt độ Thông thường việc sử dụng vaccine cho cá có hiệu quả tốt nhất trong khoảng nhiệt thích ứng của cá. Vì yếu tố nhiệt độ có liên quan đến khả năng đáp ứng miễn dịch của cá. Nếu 8 nhiệt độ dưới hoặc cao hơn mức thích ứng của cá thì việc sử dụng vaccine hàu như không có hiệu quả. • Chất lượng nước (thuốc trừ sâu, kim loại nặng, và ô nhiễm chất hữu cơ) Chất lượng nước có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe cá, nếu nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cá và có ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch của cá. • Phương pháp sử dụng vaccine có ảnh rất lớn đến hiệu quả của vaccine như đã trình bày ở phần trên • Yếu tố dinh dưỡng Yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng miễn dịch của cá. Vì vậy cần quan tâm cho cá ăn đủ chất, lượng không chỉ trong xuốt chu kỳ nuôi mà cần đặc biệt quan tâm trong trước và sau khi sử dụng vaccine nhằm tạo điềiu kiện cho hệ miễn dịch của cá đạt mức cao nhất. • Tình trạng sức khỏe cá Khả năng đáp ứng miễn dịch của cá phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe của cá. Nếu cá bị yếu hoặc đang bị bệnh thì khả năng đáp ứng rất yếu và ngược lại. Vì vậy chú ý cần sử dụng vaccing khi cá đạt tình trạng sức khỏe tốt nhất. • Việc sử dụng thuốc và hóa chất khác Việc sử dụng thuốc và hóa chất không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe cá mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch ở cá. Ví dụ như việc sử dụng thuốc Oxytetracycline có thể làm giảm đến 90% khả năng đáp ứng miễn dịch của cá. Vì vậy trước và sau khi sử dụng vaccine không được dùng bất kỳ một loại thuốc kháng sinh nào khác nhằm gia tăng khả năng đáp ứng miễn dịch ở cá. 4. Quy trình sản xuất vaccine phòng bệnh vi khuẩn trong NTTS 4.1. Xác định tác nhân gây bệnh Đây là khâu quan trọng nhất chuẩn bị cho việc xác định đối tượng có nên và có thể sản xuất vaccine hay không. Một số điều cần quan tâm khi lựa chọn chủng vi sinh vật gây bệnh để sản xuất vaccine đó là chủng vi khuẩn đó phải có độc lực cao, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả năng xuất và sản lượng nuôi. Chủng vi khuẩn đó phải nuôi cấy được trong điều kiện nhân tạo và giữ nguyên độc lực của chúng trong quá trình nuôi cấy. Xác định độc lực vi khuẩn gây bệnh trên vật chủ ở các liều gây chết khác nhau từ LC 50, 70, 100. 9 4.2. Quy trình sản xuất vaccine nhược độc Sau khi xác định được chủng vi khuẩn gây bệnh có độc lực cao, chúng ta tiến hành sản xuất vaccine theo các bước như lựa chọn môi trường, điều kiện nuôi cấy thích hợp. Tiến hành nuôi sinh khối vi khuẩn và sản xuất vaccine. 4.3. Đánh giá hiệu quả của vaccine trong phòng thí nghiệm Cá trước khi đưa vào thí nghiệm cần được thuần hóa với điều kiện thí nghiệm để chứng minh cá đó không bị ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến thí nghiệm. Thí nghiệm xác định hiệu quả của vaccine được tiến hành bằng phương pháp tiêm vaccine sau đó tiêm vi khuẩn gây bệnh với liều gây chết LC70. Tùy theo khả năng đáp ứng miễn dịch của loài mà từ thời gian sử dụng vaccine đến thời gian tiêm công cường độc khác nhau. Trung bình thời gian này có thể dao động từ 2-5 tuần. Đánh giá hiệu quả vaccine dựa vào tỷ lệ sống tương quan được tích theo công thức dưới đây theo thiết kế của Amend 1970s. % tỷ lệ chết trong lô sử dụng vaccine RPS=100 x 1- ----------------------------------------------------- (%) % tỷ lệ chết trong lô thí nghiệm đối chứng RPS: Relative Percent of Survival Đánh giá hiệu quả của vaccine với quy mô phòng thí nghiệm dựa theo tiêu chuẩn của FDA hay của EURO. Lô thí nghiệm đối chứng có tỷ lệ chết cao hơn hoặc bằng 70% trong khi đó lô thí nghiệm sử dụng vaccine có tỷ lệ chết thấp hơn 30% trong thời gian theo dõi thí nghiệm là 14 ngày hoặc sau khi cá ngừng chết hoàn toàn. Nếu vaccine có tỷ lệ bảo hộ thấp hơn 70% thì vaccine đó nên được cải thiện trước khi tiến hành thí nghiệm tiếp theo. Cách chẩn hóa vaccine có thể sử dụng bằng các phương pháp như thay đổi phương pháp sử dụng, thêm chất lâng đỡ, thay đổi tỷ lệ. 4.4. Đánh giá hiệu quả vaccine ngoài thực địa Sau khi tiến hành thử nghiệm vaccine trong phòng thí nghiệm cho kết quả tốt như độ an toàn của vaccine cao, khả năng bảo hộ lớn hơn 70% và tính ổn định của vaccine chúng ta có thể tiến hành thử nghiệm vaccine ngoài thực địa. Tùy khả năng ứng dụng của vaccine, vùng địa lý khác nhau mà quy mô khảo nghiệm vaccine ngoài thực địa cũng khác nhau nhằm đưa ra quy trình sử dụng vaccine phù hợp và đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vaccine cũng như tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. 5. Nghiên cứu ứng dụng vaccine trong NTTS tại Việt Nam 10 Theo quyết định của thủ tướng chính phủ số 10/2006/QĐ-TTg, mục tiêu ngành thủy sản VN đến năm 2010 đạt 4 tỷ đô la kim ngạch xuất khẩu và thu hút 4,6 triệu lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong nghành thủy sản. Vì vậy việc quản lý dịch bệnh trên các đối tượng quan trọng là yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu do thủ tướng chính phủ đề ra. Tuy nhiên hiện tại nghề NTTS tại việt nam đang gặp phải những trở ngại lớn như dịch bệnh BNP trên cá tra và cá Ba Sa, dịch bệnh xuất huyết trên cá Rô Phi, bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ, bệnh đốm trắng trên tôm sú, bệnh vi rút trên cá chép. Để quản lý các dịch bệnh trên các đối tượng quan trọng nhiều giải pháp đặt ra như lựa chọn con giống sạch bệnh, quản lý tốt môi trường, dinh dưỡng, sử dụng thuốc và hóa chất, tuy nhiên chưa có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Vì vậy việc phát triển và ứng dụng vacicne trong NTTS có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý dịch bệnh có hiệu quả cao hơn. Hiện tại chưa có bật kỳ một loại vaccine nào đã phát triển và ứng dụng thành công trong NTTS tại Việt Nam. Đã có một số công trình nghiên cứu và phát triển vaccine tại Việt Nam trong vài năm gần đây tuy nhiên chưa có sản phẩm thích hợp đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Ví dụ như đề tài tiến sĩ về sản xuất vaccine tiểu phần của Nguyễn Dũng Tiến, đề tài sản xuất vaccine cuả Bộ Thủy Sản, đề tài sản xuất vaccine vô hoạt phòng bệnh xuất huyết trên cá trắm cỏ. Vì vậy việc phát triển vaccine cho các bệnh có ảnh hưởng lớn trên các đối tượng nuôi chính tại Việt Nam như bệnh xuất huyết đốm đỏ trên cá trắm cỏ, bệnh xuất huyết, mù mắt trên cá rô phi, bệnh hoại tử gan tụy trên cá tra và cá Ba Sa, bệnh vi rút trên cá chép, và một số loài thủy đặc sản nước ngọt như cá lăng, chiên, salmon, và một số đối tượng quan trọng khác là rất cần thiết. Bảng 4. Một số vaccine cần phát triển và ứng dụng trong NTTS tại Việt Nam Loại vaccine Phòng bệnh Đối tượng nuôi Xuất huyết, mù mắt Rô phi Streptococcus iniae Xuất huyết, tuột vẩy Cá chẽm Streptococcus sp Lở loét Trắm cỏ Aeromonas hydrophyla Bệnh hoại tử gan tụy Cá Tra, cá Ba Sa Edwarsiella ictalury Bệnh hoại tử gan tụy Cá Tra, cá Ba Sa Edwardsiella tarda Lở loét, hoại tử Cá Hồi nước ngọt Vibrio sp Tài liệu tham khảo Tài liệu tiếng Việt 1. Bùi Quang Tề, Phạm Thị Yên, Nguyễn Thị Hà. (2003) Chẩn đoán và phòng trị một số bệnh truyền nhiễm ở cá nuôi lồng và thuỷ đặc sản. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học ngành thuỷ sản 1996 - 2000. Bộ Thuỷ sản, Nxb NN, HN. 2003 2. Dung T.T., M. Crumlish, H.W. Ferguson., N.T.N. Ngọc, N.Q. Thịnh và D.T.M. Thy. (2003) Xác định vi khuẩn gây bệnh đốm trắng trên gan cá Tra (Pangasius hypopthalmus) nuôi thâm canh ở đồng bằng sông Cửu Long 11 3. Hà Ký và CTV. (1996) Nghiên cứu biện pbáp phòng trị bệnh tôm cá. Báo cáo khoa học đề tài cấp nhà nước, mã số KN-04-12, năm 1991-1995. Bộ Thủy sản, Nxb NN, 1996 4. Lý Thi Thanh Loan, Phạm Võ Ngọc Ánh, Mã Tú Lan, Trương Hồng Việt, Phạm Văn Điền (2003) Hiệu quả của một số kháng sinh thay thế Chloramphenicol và Nitrofurans trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn trên cá nuôi nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long 5. Nguyễn Thị Hồng Minh. (2004) Định hướng phát triển bền vững sản xuất và xuất khẩu cá tra, basa Việt nam. Hội nghị chất lượng và thương hiệu cá Tra, Basa Việt Nam. An Giang, 14-16 tháng 12 năm 2004 6. Trần Thị Thanh Tâm và ctv (2003) Nghiên cứu bệnh đốm trắng trên cá tra nuôi công nghiệp. Báo cáo đề tài khoa học, 2001-2003 viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 Tài liệu tiếng Anh 7. Bondad-Reantaso, M.G., McGladdery, S.E., East, I. and Subasinghe, R.P. (2001) Asia Diagnostic Guide to Aquatic Animal Diseases., 240. FAO. Fisheries Technical. 402p, Supplement 2. Rome, FAO., Rome 8. Brit Hjeltnes, Kari Andersen and Hans-Magne Ellingsen. (1989) Vaccination against Vibrio salmonicida The Effect of different routes of Administration and of Revaccination. Aquaculture, 83 (1989): 1-6 9. Craig A. Shoemaker, Phillip H. Klesius, Joyce J. Evans. (2002) In ovo methods for utilizing the modified live Edwardsiella ictaluri vaccine against enteric septicemia in channel catfish. 10. DFID R8093. (2004) project report: Social economic assessment the impact of infectious disease in catfish farm levilihoods in Mekong delta river. 11. Eldar, A., Shapiro, O., Bejerano, Y. and Bercovier, H. (1995) Vaccination with whole-cell vaccine and bacterial protein extract protects tilapia against Streptococcus difficile meningoencephalitis. Vaccine 13: 867-870. 12. Joosten, P.H.M., Aviles-Trigueros M., Sorgeloos P. and Rombout J. H. W. M. (1995) Oral vaccination of juvenile carp (Cyprinus carpio) and gilthead seabream (Sparus aurata) with bioencapsulatedVibrio anguillarumbacterin. Fish & Shellfish Immunology 5: 289-299 13. FAO. (2006) Second workshop in sea cage aquaculture in Asia, Jijang, China 14. Hastein T, et al., 2005. Dev Biol (Basel). Vol. 121: 55-74pp 15. Klesius và Shoemaker. (1997) Heterologuos isolates challenge of channel catfish Ictalurus punctatus, immune to Ewardsiella ictaluri. 16. McLauchlan, P.E., Collet, B., Ingerslev, E., Secombes, C.J., Lorenzen, N. and Ellis, A.E. (2003) DNA vaccination against viral haemorrhagic septicaemia (VHS) in rainbow trout: size, dose, route of injection and duration of protection--early protection correlates with Mx expression. Fish & Shellfish Immunology 15: 39-50 17. Mughal, M.S., Farley-Ewens, E.K. and Manning, M.J. (1986) Effects of direct immersion in antigen on immunological memory in young carp,. Veterinary Immunology and Immunopathology 12: 181-192 12 18. Lillehaug, A. (1991) Vaccination of Atlantic salmon (Salmo salar L.) against coldwater vibriosis -- duration of protection and effect on growth rate. Aquaculture 92: 99-107 19. Lio-Po, G. and Wakabayashi, H. (1986) Immuno-response in tilapia Sarotherodon niloticus vaccinated with Edwardsiella tarda by hyperosmotic infiltration method. Veterinary Immunology and Immunopathology 12: 351-357 20. Lorenzen, N., Lorenzen, E., Einer-Jensen, K. and Lapatra, S.E. (2002) DNA vaccines as a tool for analysing the protective immune response against rhabdoviruses in rainbow trout. Fish & Shellfish Immunology 12: 439-453 21. Newman, S.G. (1993) Bacterial vaccines for fish. Annual Review of Fish Diseases 3: 145-185 22. Sommerset, I., Krossoy, B., Biering, E. and Frost, P. (2005) Vaccines for fish in aquaculture. Expert Review of Vaccines 4: 89-101 23. Van Muiswinkel, W.B., Wiegertjes, G.F. and Stet, R.J.M. (1999) The influence of environmental and genetic factors on the disease resistance of fish. Aquaculture 172: 103-110 24. Yong Byon, J., Ohira, T., Hirono, I. and Aoki, T. (2005) Use of a cDNA microarray to study immunity against viral hemorrhagic septicemia (VHS) in Japanese flounder (Paralichthys olivaceus) following DNA vaccination. Fish & Shellfish Immunology 18: 135-147 13 Mục lục 1. 2. 3. Mở đầu ....................................................................................................................... 1 Vai trò của việc sử dụng vaccine trong NTTS ........................................................ 2 Tổng quan về sử dụng vaccine trong nuôi trồng thủy sản .................................... 4 3.1. Tổng quan về sử dụng vaccine trong NTTS trên thế giới ................................... 4 3.2. Các loại vaccine .................................................................................................. 6 3.3. Phương pháp sử dụng vaccine ............................................................................ 7 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch ở cá............................. 8 4. Quy trình sản xuất vaccine phòng bệnh vi khuẩn trong NTTS............................ 9 4.1. Xác định tác nhân gây bệnh ................................................................................ 9 4.2. Quy trình sản xuất vaccine nhược độc .............................................................. 10 4.3. Đánh giá hiệu quả của vaccine trong phòng thí nghiệm ................................... 10 4.4. Đánh giá hiệu quả vaccine ngoài thực địa ........................................................ 10 5. Nghiên cứu ứng dụng vaccine trong NTTS tại Việt Nam ................................... 10 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 11 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan