Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Sử dụng tư liệu lịch sử địa phương tỉnh Bình Phước trong giảng dạy lịch sử Việt ...

Tài liệu Sử dụng tư liệu lịch sử địa phương tỉnh Bình Phước trong giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 2000 lớp 12 chương trình nâng cao

.DOC
29
196
122

Mô tả:

Giáo viên: Trương Văn Nga Sáng kiến kinh nghiệm A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lịch sử địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc học tập và nghiên cứu lịch sử dân tộc. Những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy và học tập Lịch sử địa phương được đẩy mạnh trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói riêng, trên cả nước nói chung với phương châm: "Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà ViệtNam" (Diễn ca Lịch sử Việt Nam - Hồ Chủ tịch) Tri thức lịch sử địa phương là những biểu hiện sinh động, đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Nếu tách rời lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương sẽ làm cho bộ môn Lịch sử trở nên thiếu khoa học, thiếu lô gíc, thiếu chặt chẽ, thiếu sâu sắc và giá trị thuyết phục của nó sẽ bị hạn chế. Ngược lại, nếu biết kết hợp lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương, bộ môn Lịch sử sẽ trở nên khoa học, chặt chẽ, lô gíc, sâu sắc và giá trị thuyết phục cao hơn. Như vậy, việc giảng dạy lịch sử địa phương trong nhà trường có tác dụng trực tiếp và quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử dân tộc của người giáo viên, làm cho bài giảng lịch sử sinh động hơn, có sức truyền cảm, gây thêm hứng thú học Lịch sử của học sinh, tạo được những biểu tượng lịch sử, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các khái niệm, các hiện tượng trong bài học Lịch sử dân tộc. Tri thức lịch sử địa phương còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục cho người học lòng tự hào chân chính về những truyền thống tốt đẹp của quê hương, địa phương nơi cư trú, khơi dậy tình yêu quê hương xứ sở của các em. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, sự hòa trộn giữa những nền văn hóa tất yếu dẫn đến nhiều hệ quả khác nhau và có cả những hậu quả khó tránh. Một thực tế đáng buồn là một bộ phận không nhỏ giới trẻ thờ ơ với lịch sử, thậm chí còn sẵn sàng phủ nhận quá khứ, phủ nhận truyền thống bằng một lối sống hời hợt, lệch lạc, sự hiểu biết về lịch sử địa phương mình còn rất hạn chế. Vì vậy, việc giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần phải được chú trọng hơn nữa. Từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, trong nghị quyết của mình, Đảng ta chỉ ra rằng cần thiết phải xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng XHCN. Tiếp đó, đại hội lần thứ XI của Đảng cũng đã nhận định: trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa giao lưu, mở rộng quan hệ quốc tế có rất nhiều sự tác động tiêu cực từ bên ngoài làm ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và cách nghĩ của nhiều người, nhất là giới trẻ. Vì vậy, cần phải có những chính sách, giải pháp kịp thời và khả thi trong 1 Giáo viên: Trương Văn Nga Sáng kiến kinh nghiệm việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của cha ông, của đất nước đối với lớp trẻ. Thực tế, trong nhiều năm qua tư liệu lịch sử địa phương rất hạn chế đưa vào trong chương trình dạy học lịch sử dân tộc, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bộ môn Lịch sử không gây được hứng thú đối với học sinh, cũng như không phát huy tác dụng trong việc giáo dục truyền thống đối với thế hệ trẻ. Với chức năng giáo dục đặc trưng của bộ môn Lịch sử, việc sử dụng tư liệu lịch sử địa phương trong quá trình giảng dạy nội dung lịch sử dân tộc là rất cần thiết. Vậy tại sao trong quá trình giảng dạy lịch sử dân tộc, chúng ta lại không lồng ghép vào bài giảng những đặc trưng riêng, những sự kiện nhân vật lịch sử của địa phương gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của dân tộc. Với tầm quan trọng đó, tôi mạnh dạn thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “ Sử dụng tư liệu lịch sử địa phương tỉnh Bình Phước trong giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 2000 lớp 12 chương trình nâng cao” . II. TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU + Tài liệu thành văn (sử liệu viết) + Tài liệu hiện vật (sử liệu vật chất) + Tài liệu truyền miệng + Tài liệu dân tộc học III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Học sinh lớp 12C năm học 2010 - 2011 và 2011 - 2012 IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Giúp học sinh ham hiểu biết và đam mê học lịch sử . - Cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức về lịch sử địa phương. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Sưu tầm tài liệu. - Liên hệ, tường thuật, miêu tả. - Những câu chuyện kể lại của nhân chứng lịch sử. - Phân tích - Trình chiếu hình ảnh - So sánh, đối chiếu. VI. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Sử dụng, lồng ghép tư liệu lịch sử tỉnh Bình Phước trong tiết dạy lịch sử dân tộc Việt Nam lớp 12. 2 Giáo viên: Trương Văn Nga Sáng kiến kinh nghiệm B. NỘI DUNG VẤN ĐỀ I. CÁC CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận Giáo trình “Lịch sử địa phương” Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội 2005 khẳng định: “Quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời nhau, nó nằm trong cặp phạm trù “cái chung và cái riêng”. Lịch sử địa phương là một bộ phận cơ hữu của lịch sử dân tộc, bất cứ một sự kiện nào của lịch sử dân tộc diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không gian nhất định. Tùy vào quy mô, tính chất phản ánh mà sự kiện ảnh hưởng đến phạm vi của từng địa phương, cả nước và thậm chí mang tầm thế giới. Tri thức lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện cụ thể và phong phú của tri thức lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Như vậy, không có nghĩa tri thức lịch sử dân tộc chỉ là phép cộng đơn giản tri thức lịch sử các địa phương mà việc nhận thức lịch sử các địa phương và lịch sử dân tộc phải được hình thành trên nền tảng tri thức lịch sử địa phương đa dạng đã được tổng hợp, khái quát ở mức độ cao. Do đó, việc dạy học lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xuất phát từ những nhận thức đó, có thể khẳng định việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong giảng dạy lịch sử dân tộc là cần thiết trong các nhà trường phổ thông. Việc làm này có ý nghĩa rất lớn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, những chất liệu lịch sử địa phương sẽ làm cho bài học về lịch sử dân tộc thậm chí cả thế giới thêm sống động, cụ thể hơn và thực hơn, tạo nên những cảm xúc thật của thầy và trò trong mỗi bài học lịch sử. Bởi việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc giúp học sinh có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử dân tộc. Từ đó, các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái niệm lịch sử, nắm được các kết luận khoa học mang tính khái quát. Mặt khác, nó còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho học sinh. Mỗi sự kiện lịch sử địa phương đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống, qua đó gợi lên ở các em lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Trong dạy học lịch sử dân tộc, việc sử dụng các nguồn tài liệu lịch sử địa phương còn giúp các em thấy được mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng; cái phổ biến, cái đặc thù. Qua đó góp phần phát triển tư duy cho học sinh. 3 Giáo viên: Trương Văn Nga Sáng kiến kinh nghiệm Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc ở các trường phổ thông hiện nay, mặc dù có nhiều cố gắng, song vẫn còn nhiều hạn chế: tài liệu lịch sử địa phương được sưu tầm, lưu giữ trong các trường phổ thông còn nghèo nàn, giáo viên chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng. Nếu có sử dụng cũng chỉ dừng lại ở mức độ minh họa, làm rõ thêm các sự kiện chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức cần phải có trong mỗi bài giảng. Ở một số nơi, các tiết lịch sử địa phương được quy định trong chương trình còn bị xem nhẹ, thiếu sự đầu tư nên giờ học mang tính chất hình thức; có giáo viên còn sử dụng các giờ học lịch sử địa phương để dạy bù, ôn tập. Vì vậy, chưa nâng cao được chất lượng giáo dục của bộ môn lịch sử, chưa tạo ra mối gắn kết tình cảm, xác định trách nhiệm của học sinh đối với quê hương, đất nước. Trong thời gian gần đây, ngành giáo dục nước ta đang tiến hành đổi mới một cách tích cực về phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Một số tỉnh và thành phố đã có nhiều hoạt động đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử phong phú và đa dạng, trong đó đặc biệt là sự gắn kết các sự kiện lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, các em được hóa thân vào vai những nhân vật lịch sử, hòa mình vào những thời khắc thiêng liêng của dân tộc. Nhờ đó, các em học sinh được sống lại cùng với những trang sử hào hùng và oanh liệt của quê hương, đất nước. Điều này không chỉ làm cho các em học sinh thấy được giá trị của những sự kiện, hiện tượng lịch sử, mà ngày càng yêu quê hương đất nước mình hơn cũng như trách nhiệm của các em trong việc gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông. 2. Cơ sở thực tiễn Cuối năm học 2009 - 2010, tôi có làm một khảo sát với 40 học sinh lớp 12C học theo chương trình nâng cao tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh ( Xem câu hỏi khảo sát phần phụ lục 1). Đây là năm học mà giáo viên không sử dụng biện pháp lồng ghép, liên hệ với lịch sử địa phương, kết quả khảo sát phản ánh số liệu cụ thể như sau: 4 Giáo viên: Trương Văn Nga Sáng kiến kinh nghiệm Kết quả khảo sát mức độ nhận thức lịch sử của học sinh lớp 12C năm học 2009 - 2010 Mức độ nhận thức về lịch sử của HS qua tiết học lịch sử NĂM HỌC LỚP SỐ LƯỢNG 2009 2010 12C 40 Đánh giá về bài học Mức độ hiểu biết về kiến Thái độ với lịch sử địa lịch sử khi không liên thức lịch sử địa phương phương hệ, lồng ghép với lịch sử địa phương Bình Nhàm Nặng Hấp Mơ Bình Kĩ Tự Thờ ơ thường chán nề dẫn, hồ thường càng hào sinh động 22 24 12 4 32 6 2 16 2 (55%) (60%) (30%) (10%) (80%) (15%) (5%) (40%) (5%) Kết quả bảng số liệu khảo sát ở trên cụ thể là: - 32 học sinh (80%) cho rằng mình hiểu mơ hồ về kiến thức lịch sử địa phương, 6 học sinh (15%) cho rằng mình hiểu mức bình thường, chỉ có 2 học sinh (5%) cho rằng hiểu kĩ càng. - Khi được hỏi “Ở những bài học không có sự liên hệ, lồng ghép lịch sử địa phương trong tiết lịch sử, em nhận thấy bài học như thế nào?”, kết quả cho thấy 24 em (60% học sinh) cho rằng nhàm chán, 12 học sinh (30%) cho rằng bài học nặng nề và 4 học sinh (khoảng 10%) cho rằng bài học sinh động, hấp dẫn. - Khi hỏi “Thái độ của em đối vơi lịch sử địa phương như thế nào?” + Có 16 học sinh (40%) cho rằng mình tự hào, trân trọng. + 2 học sinh (5%) có thái độ Bình thường. + Còn lại 22 học sinh (55%) có thái độ thờ ơ. - Với câu hỏi “Theo em có nên lồng ghép lịch sử địa phương vào trong tiết dạy lịch sử dân tộc Việt Nam?” thì khoảng 36 học sinh (90%) trả lời nên lồng ghép, 4 học sinh (10%) trả lời không. Từ số liệu khảo sát cho thấy nhiều giáo viên chỉ chú trọng nội dung kiến thức lịch sử dân tộc đã trình bày ở sách giáo khoa. Việc liên hệ thực tế những sự kiện lịch sử địa phương hoặc sử dụng tư liệu lịch sử địa phương trong dạy học nội khóa thì đa số giáo viên ít chú trọng, dẫn tới 5 Giáo viên: Trương Văn Nga Sáng kiến kinh nghiệm chất lượng môn sử thấp và sự hiểu biết lịch sử của các em về mảnh đất quê hương mình rấ mơ hồ. Bài học lịch sử trở nên nhàm chán, nặng nề. Hạn chế này là do những nguyên nhân sau: * Về phía giáo viên giảng dạy: - Giáo viên còn khó khăn trong việc xác định nội dung tư liệu về lịch sử địa phương cho một tiết dạy, nên chưa xây dựng được kế hoạch, nội dung của một bài giảng lịch sử địa phương. - Sự chuẩn bị một tiết dạy lịch sử địa phương của giáo viên còn sơ sài nên khi tổ chức giảng dạy vài lần không thành công, giáo viên lại xem nhẹ nội dung này. - Hình thức tổ chức dạy và học còn đơn giản, chưa phong phú, chưa đáp ứng nhu cầu nhận thức của học sinh, chưa kích thích được tính ham hiểu biết và hứng thú học tập của học sinh, thiếu các bài tập về nhà sưu tầm lịch sử địa phương. * Về chương trình SGK: - Phân bố chương trình lịch sử 12 cả năm là 72 tiết, trong đó nội dung chương trình lịch sử địa phương là 2 tiết lại phân bố ở cuối học kỳ, nên đa số giáo viên lại sử dụng số tiết này vào ôn tập học kỳ. - Sách giáo khoa và sách giáo viên không có hướng dẫn cụ thể về nội dung hình thức cho từng tiết dạy. * Về phía học sinh: Từ những nguyên nhân trên cũng là một phần dẫn đến các em thờ ơ với lịch sử địa phương, không quan tâm đến tư liệu lịch sử địa phương. * Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, coi nhẹ bộ môn lịch sử nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các em tự học ở nhà. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên có thể khẳng định giáo viên bộ môn cần phải sử dụng tư liệu lịch sử địa phương trong quá trình dạy học để phát huy tính sáng tạo và hứng thú học tập cho các em. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Khái niệm “ lịch sử địa phương” 6 Giáo viên: Trương Văn Nga Sáng kiến kinh nghiệm Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có những sắc thái đặc thù riêng, là một bộ phận cấu thành đất nước. Khái niệm “địa phương” có thể hiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng. Với nghĩa thứ nhất, có thể gọi địa phương là những đơn vị hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành phố. Với nghĩa thứ hai, có thể gọi “địa phương” là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác, ví dụ: miền Nam, miền Bắc, khu vực Tây Bắc, Việt Bắc...Có ý kiến quan niệm theo cách đơn giản là: tất cả những gì không phải là của “Trung ương” hay “Quốc gia” đều được coi là địa phương. Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiểu được lịch sử địa phương cũng chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng, miền. Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị sản xuất, chiến đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp... Xét về yếu tố địa lý, các đơn vị đó đều gắn với một địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ thuật, chuyên môn do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành. Như vậy, bản thân lịch sử địa phương rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể loại. 2. Mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc Đây là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “Cái chung và cái riêng”. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng các tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc, nhưng không phải là kết quả của phép cộng các cuốn lịch sử địa phương. Lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát hóa và tổng hợp ở mức độ cao. Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, bởi nó gắn với một vị trí không gian cụ thể ở một địa phương hoặc một số địa phương nhất định. Tuy nhiên, những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất, quy mô, mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng trong phạm vi hẹp của địa phương, nhưng có những sự kiện, hiện tượng xảy ra có mức độ ảnh hưởng vượt khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa rộng với quốc gia, thậm chí đối với cả thế giới. Không chỉ riêng các nhà sử học chuyên nghiên cứu sâu về lịch sử, mỗi con người (ở mức độ khác nhau) đều có thể tìm hiểu về cuộc sống, những vị trí không gian khác nhau. Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm tri thức của cuộc sống con người. Bài học lịch sử luôn chỉ cho con người biết cách hoạt động đúng đắn trong hiện tại và tương lai. Lịch sử thực sự là “người thầy của cuộc 7 Giáo viên: Trương Văn Nga Sáng kiến kinh nghiệm sống”. Chính vì lẽ đó, sự am tường về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về lịch sử của chính miền quê, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của chính mình, hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc và rộng lớn hơn là lịch sử lịch sử thế giới. Việc sử dụng tư liệu lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông. Thông qua đó, các em học sinh thấy được sự phát triển đa dạng sinh động, phức tạp và thú vị của lịch sử địa phương, song vẫn tuân thủ theo quy luật phát triển chung của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Nguồn tài liệu lịch sử địa phương, với những loại hình đa dạng phong phú, sinh động là cơ sở cho việc tạo những biểu tượng lịch sử và hiểu sâu sắc các khái niệm, các sự kiện, hiện tượng ở bài học lịch sử. Tri thức lịch sử địa phương có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, lòng tự hào chân chính và những truyền thống tốt đẹp của địa phương, tình yêu quê hương, xứ sở, ý thức bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa, di tích lịch sử... Tư liệu lịch sử địa phương chẳng những là cứ liệu khoa học để hiểu rõ sự phát triển của lịch sử các địa phương, mà còn là những căn cứ cụ thể chi tiết để xem xét đánh giá một cách toàn diện những sự kiện, hiện tượng, biến cố trong lịch sử dân tộc. 3. Phương pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc * Yêu cầu chung: Tài liệu lịch sử địa phương được sử dụng theo nhiều phương pháp khác nhau ở cả những bài học nội khóa và ngoại khóa. Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương phải được căn cứ vào nội dung kiến thức của bài học, căn cứ vào nội dung kiến thức của bài học, căn cứ vào đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh, căn cứ vào điều kiện phương tiện dạy học của nhà trường và gắn với mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục của bài học với mục tiêu kinh tế, xã hội của từng địa phương... Dựa vào những tiêu chí đó người giáo viên phải biết lựa chọn tài liệu điển hình và những phương pháp sư phạm phù hợp. Khi lựa chọn tài liệu và phương pháp dạy học lịch sử địa phương cần phân biệt những loại tài liệu nào dùng để minh họa bài học lịch sử dân tộc, loại nào để giảng bài lịch sử địa phương, những loại nào cần kết hợp trong bài lịch sử ở thực địa, và loại nào để hướng dẫn các hoạt động ngoại khóa...Đây là vấn đề đòi hỏi sự nỗ lực và sức sáng tạo của giáo viên bộ môn lịch sử ở từng địa phương cụ thể. * Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong bài lịch sử nội khóa 8 Giáo viên: Trương Văn Nga Sáng kiến kinh nghiệm - Trước hết việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong giảng dạy các bài lịch sử dân tộc. Mục tiêu của công việc này là minh họa bài học lịch sử dân tộc bằng những tư liệu sinh động cụ thể ở địa phương. Khi sử dụng tư liệu để giảng dạy những loại bài này cần chú ý hai khuynh hướng: + Quá tham lam, ôm đồm, sử dụng nhiều tài liệu để địa phương hóa bài lịch sử dân tộc. Như vậy, kiến thức của bài học lịch sử sẽ bị loãng và dàn trải, học sinh khó xác định kiến thức cơ bản của bài học, mục tiêu giáo dưỡng của bài học chưa được đáp ứng. + Sử dụng tài liệu sơ sài, gò gượng áp đặt, khiên cưỡng làm cho giờ học vừa nặng nề vừa tẻ nhạt, học sinh không cảm thấy hứng thú học tập, chất lượng của bài học sẽ bị hạn chế. Để khắc phục tình trạng đó, giáo viên phải xác định được định tính, định lượng trong mối quan hệ tương quan giữa kiến thức cơ bản của bài học với tài liệu minh họa và thời gian khống chế để thực hiện. Mặt khác không nên sử dụng tư liệu minh họa dưới dạng “ thông báo” kiến thức lịch sử mà nên xây dựng thành những đoạn miêu tả, tường thuật, những mẩu chuyện lịch sử hoặc phương pháp trực quan, kết hợp việc phân tích, giải thích, bình luận, gợi mở vấn đề....Với đề tài này, tôi đã thiết kế trên bài dạy trình chiếu Powerpoint để tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên cần hiểu rằng, nguồn tài liệu địa phương không chỉ thuần túy cung cấp và minh họa tri thức lịch sử dân tộc, mà còn phải thực hiện chức năng giáo dục trong một chừng mực nhất định. Chừng nào mà học sinh cảm nhận được sự đóng góp của địa phương đối với lịch sử của dân tộc, gắn được kiến thức lịch sử dân tộc với những hiện tượng, sự kiện gần gũi với thực tiễn của địa phương thì chừng đó mới có tác dụng giáo dục lịch sử. Khi dạy về “ truyền thống ý thức dân tộc của nhân dân Việt Nam” ở trường phổ thông giáo viên chú ý nguồn tài liệu dân gian, tài liệu dân tộc học. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sưu tầm tài liệu, thời lượng trong một tiết dạy, phương pháp...Trong năm học vừa qua, nhóm giáo viên bộ môn Lịch sử chúng tôi đã cùng nhau trao đổi, học hỏi rút kinh nghiệm trong việc sử dụng tư liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc. Trong quá trình thực hiện, có những giờ giảng không thành công, song tôi mạnh dạn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp một phần thực nghiệm trong chương trình lịch sử lớp 12 - ban nâng cao. Rất mong sự đóng gớp ý kiến của các bạn để tôi ngày càng hoàn thiện hơn trong công tác chuyên môn. 4. Phần thực nghiệm ở bài nội khóa trên lớp 4.1. Sự ra đời chi bộ Đảng đầu tiên ở Bình Phước 9 Giáo viên: Trương Văn Nga Sáng kiến kinh nghiệm Khi dạy “ Bài 15: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 ”, giáo viên có thể lồng ghép sự kiện chủ trương Vô sản hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại địa bàn Bình Phước và sự ra đời chi bộ Đảng đầu tiên ở tỉnh ta. Khi trình bày hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, trong chủ trương Vô sản hóa, giáo viên dẫn dắt: Ở Bình Phước, đầu năm 1928 Đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh (Nguyễn Xuân Cừ) được Kỳ bộ Thanh niên cách mạng đồng chí hội Bắc kỳ cử đi “Vô sản hóa” ở đồn điền cao su Phú Riềng, vào đây đồng chí đã cùng đồng chí Trần Tử Bình lập tổ chức cơ sở hội (có 05 đồng chí) vào tháng 4/1928 để lái phong trào đấu tranh hữu hiệu hơn. Từ đó, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh phát triển mạnh mẽ hơn, nhất là phong trào đấu tranh của công nhân các đồn điền cao su.” Trong phần này, giáo viên chiếu hình ảnh đồng chí Trần Tử Bình, bí thư chi bộ Phú Riềng năm 1930. 10 Giáo viên: Trương Văn Nga Sáng kiến kinh nghiệm Đồng chí Trần Tử Bình - Bí thư chi bộ đồn điền Phú Riềng 1930 11 Giáo viên: Trương Văn Nga Sáng kiến kinh nghiệm Làng 3 xã Thuận Lợi (Đồng Phú) - nơi ra đời chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Sau đó giáo viên có thể dẫn dắt “Trên cơ sở hoạt động của Hội, chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh ta đã được thành lập”, giáo viên đặt câu hỏi: “Em có thể cho biết chi bộ Đảng đầu tiên tại tỉnh Bình Phước ra đời lúc nào và ở đâu?” Giáo viên chốt lại: “Như vậy đến tháng 10 năm 1929, trên cơ sở tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đồn điền cao su Phú Riềng được thành lập tại Làng 3 xã Thuận Lợi (Đồng Phú). Đây chính là chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Bình Phước. Chi bộ gồm 6 đảng viên là: Nguyễn Văn Vĩnh (tức Nguyễn Văn Cừ), Trần Tử Bình, Phạm Thư Hồng, Tạ, Hòa và Doanh. Nguyễn Văn Vĩnh được cử làm Bí thư. Đây đồng thời cũng là chi bộ cộng sản đầu tiên của ngành cao su Việt Nam. Cũng trong tháng 10 năm 1929 Xứ ủy Đông Dương Cộng sản Đảng đã “cắm” xong một tổ chức “đỏ” ở Phú Riềng, hình thành bộ khung tổ chức Đảng ở 3 nơi; Ba Son - Phú Riềng - Vĩnh Kim.” 12 Giáo viên: Trương Văn Nga Sáng kiến kinh nghiệm 4.2. Sự kiện Phú Riềng đỏ Khi dạy “Bài 16 : Phong trào cách mạng 1930 đến 1935 ’’, ở phần Phong trào cách mạng 1930 - 1931 trên phạm vi cả nước, giáo viên có thể đưa sự kiện Phú Riềng đỏ (cuộc bãi công và khởi nghĩa của công nhân cao su Phú riềng ) để bài học trở nên sinh động. Giáo viên trình bày diễn biến phong trào cách mạng 1930 - 1931 trên phạm vi cả nước vào giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 6/1930 , tiêu biểu với sự kiện Phú Riềng đỏ. Sau đó đặt câu hỏi ‘‘ Vì sao lại diễn ra cuộc đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng ? ’’, khi học sinh trả lời giáo viên chốt lại nguyên nhân bùng nổ : “Cuộc sống công nhân trong đồn điền cao su là một địa ngục trần gian. Lúc đầu, bọn tư bản đồn điền tuyển người địa phương - nông dân người Kinh và người các dân tộc vào làm. Sau đó do yêu cầu phát triển của sản xuất cao su, số dân địa phương không đủ cung cấp cho các đồn điền, buộc chúng phải ra miền Bắc, miền Trung chiêu mộ “nhân công giao kèo”. Đời sống của công nhân vô cùng cơ cực, họ bị cưỡng bức lao động quá sức chịu đựng của con người. Những câu da dao của công nhân cao su miền Đông Nam Bộ còn lưu truyền mãi đã thể hiện phần nào cuộc sống của họ: Ai về đất đỏ miền Đông Mà nghe lao động đồn điền thở than Than rằng: cực lắm trời ơi! Dân phu phải sống cuộc đời tối tăm Cá hôi, gạo mục quanh năm. Vẫn chưa đầy bụng, đói nằm rừng cây. Trời cao, cao mấy tầng mây, Trời cao có thấu nỗi này cho chăng? Đên đây, giáo viên có thể minh họa bằng hình ảnh những người công nhân cao su tại các đồn điền ở Bình Phước thời thuộc Pháp: 13 Giáo viên: Trương Văn Nga Sáng kiến kinh nghiệm Công nhân đồn điền cao su thời thuộc Pháp Quá trình hình thành và phát triển các đồn điền cao su của thực dân Pháp gắn liền với việc cướp đoạt đất đai, nương rẫy của đồng bào các dân tộc và bóc lột thậm tệ đối với công nhân. Từ áp bức và bóc lột cùng cực của chủ đồn điền và lũ tay sai, đã buộc người công nhân cao su đoàn kết với các dân tộc S’tiêng, M’nông, Châu Mạ, Châu Ro… đứng lên chống lại để bảo vệ quyền sống của mình”. Giáo viên đặt câu hỏi “Em có thể cho biết diễn biến cuộc đấu tranh của công nhân cao su Phú Riêng?” sau đó tường thuật: ‘‘ Ngày 30 tháng 1 năm 1930, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng Phú Riềng, lần đầu tiên công hội đỏ tổ chức một cuộc biểu tình thị uy lớn kết hợp với bãi công gồm 500 công nhân đưa yêu sách đòi thực hiện đúng giao kèo giữa chủ thợ, cấm đánh đập, cấm cúp lương vô lý, miễn sưu thuế, trả lương cho nữ công nhân nghỉ đẻ, bồi thường tai nạn lao động, được trị bệnh và cung cấp đủ lương khi ốm đau. Cuộc đấu tranh diễn ra từ ngày 30 tháng 1 năm 1930 đến ngày 6 tháng 2 năm 1930, công nhân tước được 7 khẩu súng, bắt được 5 lính giải tới chủ sở làm con tin, buộc tên Soumagnac phải ký vào biên bản, ghi nhận đầy đủ những yêu cầu của nghiệp đoàn công nhân cao su Phú Riềng. Sau cuộc đấu tranh này, nhiều đảng viên kể cả Bí thư chi bộ, cán bộ nghiệp đoàn và thư ký nghiệp đoàn đã sa vào tay giặc, số còn lại rất ít nhưng họ vẫn giữ vững ý chí đấu tranh bất khuất, và tiếp tục vận động được hàng ngàn công nhân tham gia biểu tình đưa các yêu sách đòi ngày làm việc 8 giờ, tăng lương, bỏ đánh đập, thả những người bị bắt… Họ còn có ý định 14 Giáo viên: Trương Văn Nga Sáng kiến kinh nghiệm kéo xuống Biên Hòa gặp tỉnh trưởng, nhưng bọn chủ điều lính từ quận Bà Rá đến đàn áp. Cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền caosu Phú Riềng Giáo viên nêu ý nghĩa sự kiện Phú Riềng đỏ : Cuộc tổng bãi công và khởi nghĩa ở Phú Riềng từ đấy trở thành sự kiện trung tâm bình luận của báo chí ở Nam kỳ. Sự kiện này cũng đã có tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng ở Bình Phước nói riêng và cả nước nói chung. Và tiếng vọng của “Phú Riềng đỏ” còn là tiếng pháo đón mừng hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc triệu tập được tổ chức ở Cửu Long (Trung Quốc) đánh dấu sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các chi bộ của ba tổ chức cộng sản trước đó chuyển thành chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam trong đó có chi bộ Phú Riềng. Từ “Phú Riềng đỏ”, phong trào đấu tranh lan nhanh như một phản ứng dây chuyền”. 4.3. Chiến dịch Đồng Xoài 1965 Ở bài 25 “ Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam (1961- 1965), giáo viên có thể khắc sâu CHIẾN DỊCH ĐỒNG XOÀI (1965) để nêu bật thắng 15 Giáo viên: Trương Văn Nga Sáng kiến kinh nghiệm lợi của quân dân ta trong việc đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ. Sau khi trình bày những thắng lợi nổi bật của quân dân miền Nam trên mặt trận quân sự trong việc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, giáo viên dẫn dắt và đặt câu hỏi: “Hãy cho biết tác giả và hoàn cảnh ra đời bài hát “Tiếng chày trên sóc Bom Bo?”, giáo viên chốt lại: Trong một dịp tham gia chiến dịch Đồng Xoài, đồng chí Xuân Hồng được lệnh hành quân đến Sóc Bom Bo (nay là ấp 1, xã Bom Bo, Bù Đăng) để nhận gạo. Sóc Bom Bo là một đơn vị hậu phương vững chắc, người dân nơi đây sẵn sang ăn củ rừng để nhường gạo cho cách mạng, ăn tro để nhường muối cho bộ đội. Tập quán của Sóc là giã gạo ngày nào ăn ngày đó và đó là công việc của phụ nữ. Trong không khí đó, bài hát “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” ra đời. Trong phần này giáo viên có thể cho học sinh hát bài hát để tạo không khí. Sau đó giáo viên tường thuật chiến dịch Đồng Xoài: “Đầu năm 1965, sau chiến thắng Bình Giã, trước sự sụp đổ của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, có khả năng Mỹ sẽ thay đổi chiến lược sẽ đưa quân chiến đấu ồ ạt vào chiến trường… Tháng 3 năm 1965, trên cơ sở phân tích khả năng đó, Hội nghị lần thứ 11 Trung ương Đảng chủ trương “tích cực kìm chế và thắng địch trong chiến tranh đặc biệt… đồng thời sẵn sàng đối phó và quyết thắng cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam nếu địch gây ra”. Quyết tâm đánh quỵ quân ngụy trước khi quân Mỹ ồ ạt vào miền Nam, Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền chủ trương mở đợt hoạt động quân sự mùa mưa 1965, mở đầu bằng chiến dịch tiến công với hướng chính là địa bàn hai tỉnh Bình Long, Phước Long. Nhân dân các dân tộc hai tỉnh Bình Long, Phước Long tích cực đóng góp sức người, sức của, tập trung vào các mặt bảo đảm dân công, lương thực, thực phẩm… Có thể nói, những ngày chuẩn bị chiến dịch Đồng Xoài, cả rừng núi Phước Long ngày đêm không ngủ. Tiếng chày giã gạo, ánh đuốc lồ ô, tiếng bước chân, tiếng nói, tiếng cười dân công… tạo nên bức tranh hoàn thiện về toàn dân làm hậu cần, toàn dân kháng chiến của đồng bào các dân tộc vùng rừng núi miền Đông Nam Bộ. Hình ảnh đó đã tạo niềm cảm hứng cho nhạc sĩ Xuân Hồng với bài hát Tiếng chày trên sóc Bom Bo đã đi vào lịch sử. Cách mạng cần gạo nhiều để đánh Mỹ Sóc Bom Bo sẵn có cối chày đây Người Bom Bo sẵn có đôi bàn tay Với lòng yêu nước và thù giặc ngày ngày… Công tác chuẩn bị cho chiến dịch đã hoàn tất, đêm 10 rạng ngày 11 tháng 5 năm 1965, mở màn chiến dịch, quân ta đồng loạt tiến công vào thị xã 16 Giáo viên: Trương Văn Nga Sáng kiến kinh nghiệm và tiểu khu Phước Long, chi khu Phước Bình (trong đó tiểu đoàn 840 nằm trong đội hình tiến công tiểu khu Phước Long). Chỉ trong một ngày, quân ta chiếm nhiều mục tiêu của tiểu khu Phước Long, tiêu diệt chi khu Phước Bình, bắt sống 3 tên, thu nhiều súng đạn (phải xe tải chở), làm chủ một vùng rộng xung quanh thị xã Phước Long hàng ngàn dân thoát ách kìm kẹp của địch. Đêm 9 rạng ngày 10 tháng 6 năm 1965, quân ta nổ súng tiến công chi khu Đồng Xoài. Lính Mĩ bị tiêu diệt trong Chiến dịch Đồng Xoài Giáo viên cần nêu kết quả - ý nghĩa chiến dịch: Qua 64 ngày đêm, với chiến dịch Phước Long - Đồng Xoài, ta đã diệt gần 4.500 tên địch và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của chúng. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa to lớn nhiều mặt. Ta đã tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực địch, trong đó có những đơn vị tinh nhuệ, ác ôn…, đập vỡ một mảng tuyến phòng thủ kiên cố của chúng gồm nhiều căn cứ, cả chi khu, tiểu khu, khiến tinh thần địch hoang mang nghiêm trọng. Vấn đề lớn hơn là đánh mạnh, đánh trúng “quốc sách” ấp chiến lược và lực lượng chủ yếu của chiến lược Chiến tranh đặc biệt, trong đó hàng loạt hệ thống ấp 17 Giáo viên: Trương Văn Nga Sáng kiến kinh nghiệm chiến lược, dinh điền của địch bị phá banh, phá rã, vùng giải phóng được mở ra rộng lớn. Chiến dịch Phước Long - Đồng Xoài đã đi vào lịch sử: Ai về Sông Bé - Phước Long Còn nghe vang dội chiến công Đồng Xoài Tượng đài chiến thắng Đồng Xoài Tiếp theo chiến dịch Bình Giã, các chiến dịch Ba Gia, Phước Long Đồng Xoài cùng với cao trào phá ấp chiến lược trên toàn miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ngụy. 4.4. Sự kiện giải phóng Lộc Ninh và chiến dịch Nguyễn Huệ Ở bài 27 “Chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ở miền Nam”, khi dạy Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, giáo viên khắc sâu sự kiện giải phóng Lộc Ninh và chiến dịch Nguyễn Huệ ở địa bàn Bình Phước. Sau khi trình bày diễn biến cuộc tiến công chiến lược 1972, giáo viên có thể chiếu một số hình ảnh về cuộc tiến công chiến lược này tại Bình Phước như: hình ảnh ta giải phóng Lộc Ninh, nhà Giao tế, mộ 3000 người tại Bình 18 Giáo viên: Trương Văn Nga Sáng kiến kinh nghiệm Long, tượng đài chốt chặn Tàu Ô… Sau đó giáo viên dẫn dắt tường thuật chiến dịch Nguyễn Huệ và sự kiện Lộc Ninh được giải phóng: “Tháng 3 năm 1972 Quân ủy và Bộ chỉ huy miền quyết định mở chiến dịch Nguyễn Huệ trên chiến trường miền Đông Nam Bộ Hướng chủ yếu của chiến dịch là đường 13 - Lộc Ninh, Bình Long. Các tỉnh Tây Ninh, Phước Long, Biên Hòa, Long Khánh… là hướng phối hợp thứ yếu Ngày 30 tháng 3 năm 1972 cuộc tiến công chiến lược trên toàn Miền mở ra ở Đông Hà, Quảng Trị và Bắc Tây Nguyên. Ngay trong những ngày đầu ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, phá vỡ nhiều tuyến phòng thủ kiên cố và cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của địch. Ngày 1 tháng 5 năm 1972 ta giải phóng tỉnh Quảng Trị Trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, ngày 1 tháng 4 năm 1972, quân chủ lực Miền cùng lực lượng vũ trang Tây Ninh nổ súng tiến công Thiện Ngôn - Xa Mát để nghi binh thu hút địch. Lộc Ninh được Mỹ - ngụy xem như một cụm cứ điểm vững chắc nằm trên đường 13 trong tuyến phòng ngự từ xa. Trận tấn công Lộc Ninh bắt bắt đầu hồi 3 giờ 30 phút sáng ngày 5 tháng 4 năm 1972. Bộ đội chủ lực Miền đã lần lượt tiêu diệt trung đoàn thiết giáp số 1, chiến đoàn 9 thuộc sư đoàn 5 ngụy… đánh chiếm toàn bộ căn cứ, đồn bốt địch trong huyện Lộc Ninh. Ngày 7 tháng 4 năm 1972, bất ngờ xe tăng ta xuất hiện, địch hoang mang bỏ chạy, bộ đội ta tiếp tục truy quét chúng đến tận hang ổ cuối cùng. Sau 2 giờ chiến đấu quyết liệt, toàn bộ sĩ quan, binh sĩ ngụy đều bị diệt hoặc bị ta bắt sống. Lộc Ninh được hoàn toàn giải phóng. Ta khẩn trương phát triển lực lượng, ngày đêm sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng giải phóng, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng vùng giải phóng, đào tạo cán bộ, ổn định đời sống nhân dân, huy động hàng ngàn dân công phục vụ chiến trường. 19 Giáo viên: Trương Văn Nga Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên trình chiếu hình ảnh Nhà giao tế - trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam sau khi Lộc Ninh được giải phóng. Nhà giao tế Lộc Ninh Ngày 13 tháng 4 năm 1972, ta bắt đầu tiến công thị xã Bình Long. Trong suốt 32 ngày đêm chiến đấu giằng co quyết liệt giữa ta và địch. Pháo, đạn, bom kể cả bom B52 cày nát mặt đất, giết hại hàng ngàn thường dân vô tội, hủy diệt nhiều tài sản của nhân dân. Dã man nhất là trận Mỹ ném bom vào bệnh viện Bình Long giết chết gần 3.000 người trong đó có bệnh nhân, binh sĩ ngụy bị thương đang nằm viện và thường dân. Với quyết tâm chiếm lại An Lộc, các sư đoàn thiện chiến của địch kết hợp bộ binh với cơ giới và phi pháo tổ chức đột kích mạnh nhưng đều bị thất bại. Có ngày địch dùng tới cả chục phi vụ B52, 60 phi vụ máy bay chiến thuật ném bom vào khu vực Tàu Ô - Xóm Ruộng. Ngày 15 tháng 5 năm 1972, địch tăng thêm quân để mở đợt phản kích. Để tránh tổn thất ta rút khỏi thị xã An Lộc, lập điểm chốt chặn ở Tàu Ô, Tân Khai đánh địch càn quét giải tỏa đường 13. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan