Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 191...

Tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919 - 1975 ở các trường thpt tỉnh bắc giang

.PDF
51
1938
157

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 - 1975 Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH BẮC GIANG Tên đề tài: Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Thu Thủy Cơ quan chủ trì: Trường THPT Chuyên Bắc Giang Thời gian thực hiện đề tài: Tháng 2 đến tháng 11 năm 2014 Bắc Giang tháng 11 năm 2014 I. KHÁI QUÁT, NHỮNG THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài a. Cơ sở lý luận: Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ được chú trọng. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi bàn về công tác giáo dục đã chỉ rõ, phải “...lựa chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại. Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc; ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ đất nước...” (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII) Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của LSDT, bất cứ một sự kiện nào của lịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không gian nhất định. Tùy quy mô, tính chất phản ánh mà sự kiện ảnh hưởng đến phạm vi của từng địa phương, cả nước và thậm chí mang tầm thế giới. Tri thức LSĐP là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện cụ thể và phong phú của tri thức LSDT. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Như vậy không có nghĩa tri thức LSVN chỉ là phép cộng đơn giản tri thức lịch sử các địa phương mà việc nhận thức LSVN phải được hình thành trên nền tảng hệ thống tri thức LSĐP đa dạng đã được tổng hợp, khái quát ở mức độ cao. Do đó, việc dạy học LSVN và LSĐP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xuất phát từ những nhận thức đó, có thể khẳng định rằng việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN là cần thiết ở nhà trường phổ thông, có ý nghĩa lớn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn “Những chất liệu lịch sử địa phương sẽ làm cho bài học về lịch sử dân tộc, thậm chí cả lịch sử thế giới thêm sống động, cụ thể và thực hơn, tạo nên những xúc cảm thật của HS hoặc thầy giáo trong mỗi bài học lịch sử”. Bởi vì, sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN giúp HS có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó các em có thể dễ 1 dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát. Mặt khác, nó còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho HS. Mỗi sự kiện LSĐP đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống, qua đó mà gợi ở các em niềm tự hào, lòng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương, đây cũng là cội nguồn của lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Trong dạy học LSVN, việc sử dụng các nguồn tài liệu lịch sử dịa phương còn giúp HS thấy được mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng; cái phổ biến, cái đặc thù... Qua đó góp phần phát triển tư duy cho HS. b. Cơ sở thực tiễn Việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN ở các trường phổ thông hiện nay, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, ví như: tài liệu LSĐP sưu tầm, lưu giữ trong các trường phổ thông nghèo nàn. Nếu có sử dụng cũng chỉ dừng ở mức độ minh họa, làm rõ thêm các sự kiện chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức cần phải có trong mỗi bài giảng. Kiến thức LSĐP chỉ được sử dụng trong các tiết LSĐP theo quy định của chương trình. Vì vậy, chưa nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử, chưa tạo ra mối gắn kết tình cảm, xác định trách nhiệm của HS đối với quê hương. Nguyên nhân của tình hình đó có nhiều; song chủ yếu là do GV chưa xem việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT là cần thiết, còn lúng túng trong xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, thời lượng và mức độ vận dụng vào việc dạy học từng bài cụ thể. Vì vậy, khi dạy học LSDT sẽ khó tận dụng được sự phong phú, tính đa dạng của các nguồn tài liệu LSĐP để hiểu rõ hơn LSDT. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để HS có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về LSDT, lịch sử của mảnh đất, con người nơi các em sinh ra, lớn lên? Làm sao để khi tiến hành bài giảng, GV có thể kết hợp một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo giữa tri thức LSĐP với LSDT? Đây là một yêu cầu cần chú ý trong dạy học LSDT hiện nay. Bắc Giang là vùng đất có bề dày lịch sử. Kể từ khi Thục Phán sáng lập nước Âu Lạc, Kế tục nước Văn Lang của các vua Hùng, Bắc Giang đã xuất hiện trên bản đồ đất nước. Trải qua các biến cố và thăng trầm của lịch sử, con người 2 trên mảnh đất này đều thể hiện phẩm chất tài hoa, thông minh mà vẫn khiêm nhường, lịch lãm. Là “phên dậu” (lời Nguyễn Trãi), là một trong “tứ trấn” trọng yếu của đất nước, chính vì vậy miền đất này là nơi ngăn chặn, là chiến trường của các cuộc chiến đấu của quân và dân nước ta chống lại những cuộc xâm lăng của các triều đại phong kiến phương Bắc. Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp nổ súng xâm lược, bọn vua quan nhà Nguyễn ươn hèn đầu hàng dâng nước ta cho thực dân Pháp. Nước mất, nhưng nhân dân Bắc Giang không đầu hàng địch. Nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra chống lại thực dân Pháp mà điển hình nhất, tập trung nhất là cuộc khởi nghĩa của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế kéo dài ngót 30 năm. Sau thất bại của khởi nghĩa Yên Thế, phong trào đấu tranh của nhân dân Bắc Giang chống ách thống trị của thực dân Pháp có lúc âm ỉ, có lúc bùng lên tập hợp xung quanh tổ chức Việt Nam dân quốc của Nguyễn Khắc Nhu, rồi Việt Nam Quốc dân Đảng của Nguyễn Thái Học. Cũng lúc này ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin do đồng chí Nguyễn Ái Quốc (tức chủ tịch Hồ Chí Minh) tuyên truyền về đã xuyên qua những lớp mây mù dọi tới Bắc Giang. Tại thị xã Phủ Lạng Thương đã có những thanh niên tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin khá sớm và tại Thùng Đấu (thị xã Phủ Lạng Thương), Chi hội Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đầu tiên của tỉnh ra đời. Sau một thời gian thoái trào, phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã lan rộng và phát triển mạnh mẽ ra nhiều địa phương trong nước và trong tỉnh. Đến đầu những năm 40 của thế kỉ XX, ở Bắc Giang, An toàn khu (ATK) của Trung ương Đảng trên đất Hiệp Hòa, Phú Bình, Phổ Yên đã được thành lập, là trung tâm phong trào cách mạng của tỉnh, là sự tin tưởng của của Trung ương Đảng đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Giang. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, quân và dân Bắc Giang đã góp phần vào việc đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp, chấm dứt chế độ phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập tự do cho Tổ quốc. Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám 1945 giành thắng lợi, toàn thể dân tộc ta nói chung và nhân dân Bắc Giang nói riêng lại phải tiến hành hai cuộc kháng 3 chiến trường kỳ chống Pháp, chống Mỹ cứu nước (1954 -1975) để bảo vệ nền độc lập. Trong hai cuộc kháng chiến này, Bắc Giang đều góp phần tích cực vào thắng lợi chung của dân tộc. Vì thế, sử dụng tài liệu LSĐP Bắc Giang trong dạy học LSVN không chỉ là việc làm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở Bắc Giang mà còn làm sáng tỏ những đóng góp của nhân dân Bắc Giang vào sự nghiệp chung. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của nước nhà. Vấn đề đặt ra là xác định tiêu chí để chọn hệ thống tài liệu lịch sử Bắc Giang, sử dụng trong dạy học LSVN sao cho có hiệu quả. Đây là điều mà chúng tôi phải quan tâm giải quyết trong khuôn khổ đề tài. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1975 ở trường Trung học phổ thông tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu. 2- Mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài; a. Mục tiêu nghiên cứu Thực hiện đề tài, chúng tôi xác định rõ mục tiêu cần đạt như sau: - Khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN ở trường phổ thông, - Khai thác, sử dụng tài liệu lịch sử Bắc Giang trong dạy học LSVN giai đoạn (1919 - 1975) ở trường THPT. - Đề xuất các biện pháp sư phạm có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT Bắc Giang. Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu lý luận về vấn đề sử dụng tài liệu lịch sử nói chung, tài liệu LSĐP nói riêng có liên quan và tình hình thực tiễn làm nền tảng cho việc giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra. - Tìm hiểu chương trình, nội dung SGK Lịch sử lớp 12 (phần LSVN (1919 - 1975) và LSĐP Bắc Giang xác định những nội dung LSĐP có thể và cần sử dụng trong dạy học LSDT. 4 - Dựa vào nội dung bài học, tài liệu khai thác, đối tượng và điều kiện dạy học để đề xuất những biện pháp sư phạm theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS trong việc tổ chức dạy học trên lớp cũng như ngoài giờ học . - Qua thực nghiệm khẳng định hiệu quả sư phạm của các biện pháp đã đề xuất, từ đó rút ra những kết luận về tính khả thi của các biện pháp được tiến hành. b. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Nghiên cứu đề tài có ý nghĩa hết sức quan trọng về khoa học và thực tiễn. Về khoa học: Góp phần làm phong phú thêm lý luận về sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học lịch sử nói chung và việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN nói riêng. Đây là một trong những yêu cầu về mặt sư phạm cần thiết cho việc nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp GV phổ thông vận dụng vào thực tiễn dạy học lịch sử để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện của đề tài a. Đối tượng nghiên cứu Quá trình sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN giai đoạn (1919 1975) ở trường THPT tỉnh Bắc Giang. b. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong quá trình LSVN (1919 - 1975). - Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa các sự kiện lớn của LSDT được đề cập trong SGK với các sự kiện LSĐP, đề tài không nghiên cứu tài liệu lịch sử địa phương như một nguồn sử liệu trong nghiên cứu lịch sử dân tộc hay ở góc độ sử liệu học mà là nguồn tài liệu phục vụ cho việc dạy học LSDT. Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi xác định nguồn tài liệu LSĐP (giới hạn ở nguồn tài liệu thành văn) cần thiết và đề xuất hướng sử dụng trong dạy học LSVN (trong bài nội khoá và hoạt động ngoại khoá) cho học sinh THPT ở Bắc Giang. Từ việc xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đề xuất một số biện pháp mang tính 5 khả thi trong việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc. c. Thời gian thực hiện của đề tài Đề tài được thực hiện trong 10 tháng (từ tháng 2 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014) 4. Nội dung nghiên cứu của đề tài - Tìm hiểu lý luận về vấn đề sử dụng tài liệu lịch sử nói chung, tài liệu LSĐP nói riêng có liên quan và tình hình thực tiễn làm nền tảng cho việc giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra. - Tìm hiểu chương trình, nội dung SGK Lịch sử lớp 12 (phần LSVN 1919 - 1975) và LSĐP Bắc Giang, xác định những nội dung LSĐP có thể và cần sử dụng trong dạy học LSDT. - Dựa vào nội dung bài học, tài liệu khai thác, đối tượng và điều kiện dạy học để đề xuất những biện pháp sư phạm theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS trong việc tổ chức dạy học trên lớp cũng như ngoài giờ học . 5. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu đề tài - Cơ sở phương pháp luận: Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục phổ thông, đặc biệt là quan điểm về giáo dục lịch sử, thông qua nghiên cứu và giảng dạy lịch sử. - Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: + Nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các tác phẩm của các tác gia kinh điển, của Hồ Chí Minh bàn về công tác giáo dục ở trường phổ thông; các công trình của các nhà lý luận khoa học giáo dục, các chuyên gia về lĩnh vực giáo dục lịch sử, về LSĐP, LSVN, chương trình, nội dung SGK và các vấn đề có liên quan đến phạm vi đề tài. 6 + Tiến hành điều tra cơ bản: Thông qua nhiều cách khác nhau: dự giờ, quan sát, điều tra xã hội học, trao đổi với những người quản lý chuyên môn ở các sở Giáo dục - Đào tạo, đối với GV, HS trong các trường THPT ở Bắc Giang. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ xử lý số liệu, phân tích để phác thảo thực trạng việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN giai đoạn (1919 - 1975) ở trường THPT, đây là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp sư phạm thích hợp. + Nghiên cứu nội dung LSVN giai đoạn 1919 - 1975 trong SGK và tài liệu lịch sử Bắc Giang tương ứng, có thể, cần thiết sử dụng trong dạy học LSVN giai đoạn (1919 - 1975) ở trường THPT. + Soạn giáo án và tiến hành thực nghiệm trong các trường THPT ở Bắc Giang để kiểm tra giả thiết và hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất. II. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI VÀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Đề tài được tổ chức thực hiện theo đúng trình tự thời gian quy định. Chủ nhiệm đề tài đã phân công cộng sự thực hiện các chuyên đề theo đúng kế hoạch đặt ra. Đề tài của chúng tôi gồm có 3 chuyên đề tương ứng với 3 chương của đề tài, như sau: - Chuyên đề 1: Vấn đề sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Bắc Giang – Lý luận và thực tiễn. - Chuyên đề 2: Khai thác tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1975 ở trường THPT tỉnh Bắc Giang. - Chuyên đề 3: Các biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1975 ở trường THPT tỉnh Bắc Giang. 7 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT 1.1.1. Quan niệm về tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông. Tài liệu LSĐP phản ánh các mặt khác nhau trong đời sống quá khứ ở các khu vực, vùng, miền. Tài liệu LSĐP rất phong phú đa dạng. Do giới hạn của đề tài, chúng tôi chủ yếu sưu tầm, khai thác và sử dụng nguồn tài liệu lịch sử thành văn ở địa phương bao gồm: Lịch sử Đảng bộ; Các văn bản gốc của chính quyền Đảng bộ, các đoàn thể quần chúng ở địa phương qua các thời kỳ lịch sử (Chủ trương, chính sách, chỉ thị của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, biên bản tổng kết một trận đánh, ...); Sách báo viết về Bắc Giang như: Di tích Bắc Giang, Bác Hồ với Bắc Giang, Bắc Giang với Bác Hồ. Nguồn tài liệu trên, nếu GV làm tốt công tác sưu tầm, lựa chọn và có biện pháp sử dụng hợp lý cho mỗi hình thức dạy học lịch sử sẽ góp phần vào việc thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu nói chung, tài liệu lịch sử địa phương nói riêng trong dạy học lịch sử Việt Nam Lịch sử quá khứ bao trùm nhiều mặt của đời sống xã hội; vì vậy, nghiên cứu và dạy học lịch sử dân tộc, cần thiết phải sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau (trong đó có tài liệu LSĐP). Tài liệu LSĐP nếu sử dụng tốt trong dạy học LSDT sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy học trên cả 3 mặt: nhận thức; giáo dục và kĩ năng. 1.1.3. Những yêu cầu sư phạm đối với việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông 8 Sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT trước hết phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục Tuân thủ các yêu cầu về mặt phương pháp luận: - Phải đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng. - Chú trọng đến phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, nhưng trước hết phải chú trọng đến phương pháp lịch sử - phương pháp phù hợp nhất đối với việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Phải đảm bảo những yêu cầu về phương pháp dạy học: - Đảm bảo tính cơ bản, điển hình. - Phù hợp tâm lý lứa tuổi, đảm bảo tính vừa sức và phù hợp với thực tiễn dạy học hiện nay. - Quán triệt phương hướng đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông. 1.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI LIỆU LSĐP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT TỈNH BẮC GIANG. 1.2.1. Vấn đề sử dụng tài liệu lịch sử địa phương ở trường Trung học phổ thông nói chung và trường Trung học phổ thông ở Bắc Giang nói riêng. Trong phần này, chúng tôi tìm hiểu: - Vấn đề giảng dạy các tiết lịch sử địa phương trong nhà trường phổ thông từ sau Cách mạng tháng Tám - 1945 đến nay. - Vấn đề sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông từ sau cách mạng tháng Tám - 1945 đến nay. - Sơ lược vấn đề sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học LSDT ở trường THPT tỉnh Bắc Giang. 1.2.2. Thực tiễn sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1975 ở trường Trung học phổ thông tỉnh Bắc Giang. Để có được nhận xét khách quan, khoa học về thực trạng sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN (1919 - 1975) ở trường THPT hiện nay, chúng tôi tiến hành điều tra cơ bản đối với giáo viên (thông qua hệ thống phiếu điều tra) ở các trường THPT ở trong tỉnh. Tiến hành trao đổi với các cán bộ quản lý chuyên 9 môn của các sở Giáo dục - Đào tạo cũng như tham khảo ý kiến của đồng nghiệp ở các trường THPT tỉnh Bắc Giang. Công việc này được thực hiện theo các nguyên tắc điều tra xã hội học. Kết quả điều tra cho thấy: - Hầu hết giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tài liệu LSĐP nhằm nâng cao hiệu quả dạy học LSDT. - Tuy GV có sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT nhưng chưa xem đó là việc làm thường xuyên, còn lúng túng trong việc sưu tầm, lựa chọn, sử dụng trong giảng dạy. Đa số GV chưa đầu tư nhiều thời gian, công sức, chưa chú trọng sử dụng tài liệu LSĐP để tổ chức các hoạt động ngoại khóa và ra bài tập cho học sinh. - Đa số HS ít hứng thú với việc học tập bộ môn lịch sử, điều này do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. - Việc học ở nhà, HS chỉ thuộc lòng những điều đã được thầy cho ghi chép ở trên lớp, GV ít hướng dẫn sưu tầm, tìm hiểu LSĐP thông qua hệ thống bài tập, các hoạt động ngoại khóa... nên hiểu biết của các em về LSĐP còn hạn chế. 1.2.3. Định hướng giải quyết việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1975 Trên cơ sở lý luận và kết quả điều tra và việc rút ra kết luận sơ bộ của thực trạng sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT nói chung, phần LSDT 1919 1975 nói riêng ở trường THPT tỉnh Bắc Giang, đây sẽ là cơ sở để định hướng cho chúng tôi khi giải quyết nội dung trong khuôn khổ đề tài: Thứ nhất, phải nhận thức đúng mối quan hệ giữa việc nhận thức LSĐP với LSDT. Lịch sử địa phương phải được xem là một bộ phận hữu cơ, có quan hệ mật thiết với LSDT. Sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT, GV cần quán triệt các nguyên tắc của phương pháp luận sử học và phương pháp dạy học bộ môn. Thứ hai, GV phổ thông cần hiểu rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN giai đoạn 1919 - 1975. 10 Thứ ba, lựa chọn và sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT phải quán triệt phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường THPT. Thứ tư, trên cơ sở tài liệu LSĐP đã được lựa chọn, chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm sư phạm. Qua xử lý kết quả kiểm tra, để xem xét tính khả thi. Căn cứ vào kết quả, chúng tôi sẽ đề xuất các biện pháp, cách thức sử dụng nguồn tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT một cách có hiệu quả. Thứ năm, phải chú trọng việc tạo điều kiện, phương tiện để thực hiện tốt việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT. Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trên đây, chúng tôi sẽ tiến hành lựa chọn nội dung tài liệu LSĐP dự định sử dụng trong dạy học LSVN. Trên cơ sở kết quả TNSP, chúng tôi sẽ rút ra những kết luận, khái quát lý luận về các biện pháp sử dụng tài liệu LSĐP có tính khả thi trong dạy học LSDT. 11 CHƯƠNG II KHAI THÁC TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 - 1975 Ở TRƯỜNG THPT TỈNH BẮC GIANG Việc sử dụng tài liệu LSĐP để dạy học LSDT đòi hỏi phải xác định nội dung tài liệu cho phù hợp với các khóa trình, chương, bài. Do giới hạn của đề tài, chúng tôi tập trung vào những tài liệu LSĐP Bắc Giang liên quan đến việc dạy học LSDT giai đoạn 1919 - 1975. Từ đó, sẽ khái quát những vấn đề chung về khai thác tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT. Ở đây, chúng tôi khai thác chương trình lịch sử lớp 12 ban cơ bản để giải quyết những vấn đề sau đây: - Nội dung phần LSVN (1919 - 1975) cần phải sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học. - Khai thác và xác định nội dung tài liệu lịch sử Bắc Giang để dạy học phần LSVN (1919 - 1975) 2 1. Mục tiêu, nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 1975 ở trường Trung học phổ thông. 2.1.1. Mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông Mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông là“...nhằm giúp cho HS có những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở HS thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội”(16, tr. 5) Để đạt được mục tiêu ấy, nội dung phần LSVN 1919 - 1975, là những sự kiện lịch sử tiêu biểu, phác họa các bước phát triển chủ yếu của LSDT qua các thời kỳ. Trong học tập, HS cần nắm được mối liên hệ giữa LSĐP, LSDT và lịch sử thế giới; nhận thức vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử; nêu rõ nguyên nhân và động lực tạo ra các chuyển biến lịch sử, quy luật vận động của lịch 12 sử...Qua đó, mà hình thành cho HS những kỹ năng học tập cần thiết như biết xem xét các sự kiện lịch sử trong các quan hệ không gian, thời gian; biết cách làm việc với SGK, các nguồn sử liệu (trong đó có tài liệu LSĐP); phát triển các thao tác tư duy cần thiết đối với việc học tập lịch sử như: so sánh, tổng hợp, phân tích, vận dụng kiến thức để đặt vấn đề, để vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống và tiếp thu kiến thức mới...Mặt khác, thông qua việc dạy học khóa trình lịch sử nói trên, GV bồi dưỡng cho HS tình cảm, tư tưởng, thái độ đúng đắn, như tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, biết trân trọng quá khứ và truyền thống tốt đẹp của dân tộc; niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào CNXH, vào sự thắng lợi trong công cuộc đổi mới; những phẩm chất cần thiết cho công dân, như thái độ, trách nhiệm đối với cộng đồng, tôn trọng pháp luật, đoàn kết dân tộc... 2.1.2. Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1975 ở trường Trung học phổ thông Phần LSVN (1919 - 1975) trong SGK lịch sử lớp 12, gồm 04 chương với 12 bài (từ bài 12 đến bài 23). Cụ thể: Chương I: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 Chương II: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 Chương III: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 Chương IV: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1975 có vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình môn Lịch sử ở trường THPT. Đây là giai đoạn đầy biến động, thử thách cam go của LSDT. Nhìn chung, khóa trình này đã đề cập đến những nội dung lớn sau đây: Thứ nhất, tình hình Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng tư sản, vô sản và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mặc dù là nước thắng trận nhưng Pháp phải chịu những thiệt hại hết sức nặng nề. Để bù đắp thiệt hại và khôi phục địa vị của mình trong thế giới tư bản, Pháp thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần 13 thứ hai ở Việt Nam và Đông Dương. So với cuộc khai thác lần thứ nhất, cuộc khai thác lần này, Pháp đã đẩy mạnh quy mô, tốc độ, thay đổi hướng đầu tư để thu lợi cao nhất ở thuộc địa. Bên cạnh các chính sách về kinh tế, chúng thi hành chính sách cai trị về chính trị - văn hóa - giáo dục hết sức thâm độc nhằm để khống chế, nô dịch nhân dân ta. Chính sách khai thác của Pháp đã làm cho cơ cấu xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc. Bên cạnh các giai cấp cũ, các giai cấp mới đã ra đời không ngừng trưởng thành và tìm cách bước lên vũ đài chính trị. Trước chính sách cai trị hà khắc của thực dân phong kiến, ở trong nước đã bùng lên các cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhiều giai cấp, tầng lớp với nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau. Cũng lúc này, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lênin, bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Người tích cực truyền bá vào trong nước, từng bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng về sau. Trước sự hình thành của các tổ chức cách mạng trong năm 1929 và sự thất bại của Việt Nam Quốc dân Đảng, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối, về sự lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. Từ đây, Đảng ta bắt tay lãnh đạo cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1930 - 1945) Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, đã tác động đến hầu hết các nước trong thế giới tư bản. Pháp tìm cách trút gánh nặng khủng hoảng lên đầu nhân dân thuộc địa, trong đó có Việt Nam, làm cho đời sống nhân dân ta hết sức cơ cực, khó khăn. Mặt khác, sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, Pháp đẩy mạnh khủng bố trắng làm cho đời sống chính trị hết sức ngột ngạt. Vừa mới thành lập, Đảng ta đã lãnh đạo phong trào 1930 - 1931, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Dù cuối cùng thất bại, nhưng đây có thể xem là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng; bởi vì, phong trào đã để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cách mạng Việt Nam, như: xác định sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng liên minh công nông, xác địnhđối tương cách mạng, giành và giữ chính quyền... Sau thất bại của phong trào, trong những năm 1932 - 1935, 14 ta kiên trì đấu tranh để bảo vệ Đảng, bảo vệ phong trào; ra sức khôi phục tổ chức, cơ sở Đảng trong và ngoài nước, tiếp tục tập dượt quần chúng đấu tranh và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất được tiến hành tại Ma Cao - Trung Quốc (3/1935) Khủng hoảng kinh tế thế giới đã dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa phát xít ở một số nước, đe dọa an ninh toàn cầu. Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản đã kêu gọi thành lập mặt trận nhân dân ở các nước để tập trung mũi nhọn chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh đế quốc. Cũng lúc này, Mặt trận nhân dân do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt lên nắm quyền ở Pháp, hứa thi hành một số cải cách có lợi cho thuộc địa. ở trong nước, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục đề nặng lên đầu dân chúng Việt Nam, yêu cầu cải thiện đời sống đặt ra bức thiết. Mặt khác, với chính sách tiến bộ của Mặt trận nhân dân Pháp, nhiều tù chính trị được ân xá, tìm cách hoạt động trở lại. Trước tình hình đó, Đảng ta đã thay đổi chủ trương, khẩu hiệu, mục tiêu trước mắt, phương pháp đấu tranh phù hợp nên đã dấy lên một phong trào đấu tranh rộng lớn trong Cuộc vận động dân chủ. Nhưng, từ cuối năm 1938, khi Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp thiên sang hữu, bọn phản động Pháp bắt đầu phản công cách mạng. Cuộc vận động dân chủ bị thu hẹp dần và chấm dứt. Mặc dù vậy, có thể xem đây là cuộc diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám về sau. Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở châu Âu, Pari thất thủ (6/1940). Nhật đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc, áp sát biện giới Việt Trung. Trước tình hình đó, Hội nghị TƯ lần thứ 6 (11/1939) đã quyết định chuyển hướng đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Với chủ trương mới của Đảng, đã làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, binh biến Đô Lương, là những phát súng đầu tiên báo hiệu thời kỳ tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Tháng 9/1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, gây sức ép đẩy nhân dân ta vào tình cảnh “một cổ hai tròng”. Ngày 28/1/1941, trước sự chuyển biến tình hình trong nước và quốc tế, Nguyễn ái Quốc về nước và triệu tập Hội nghị TƯ lần thứ 8 (5/1941), tiếp tục 15 đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, thành lập Mặt trận Việt Minh. Từ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự tổ chức, tập hợp lực lượng của Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta tích cực chuẩn bị về mọi mặt tiến tới tổng khởi nghĩa. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), cao trào kháng Nhật cứu nước bùng lên mạnh mẽ, làm cho thời cơ nhanh chóng chín muồi. Trước chuyển biến của cục diện chiến tranh thế giới, nhất là khi có tin Nhật tuyên bố đầu hàng, bọn tay sai hoang mang, Đảng ta đã phát động Tổng khởi nghĩa giành được chính quyền trên phạm vi cả nước, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945). Thứ ba, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn xây dựng chế độ dân chủ nhân dân trong tình hình thù trong, giặc ngoài, thiên tai, đói kém. Với thiện chí hòa bình, chủ trương “hòa để tiến”, Đảng và nhà nước ta đã chấp nhận ký với Pháp Hiệp định sơ bộ (6/3/1946), Tạm ước (14/9/1946) nhưng chúng nuôi dã tâm cướp nước ta lần thứ hai. Vì vậy, cuộc kháng chiến toàn quốc đã bùng nổ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ kìm chân địch trong đô thị, cả nước chuyển vào cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài. Trong hoàn cảnh kháng chiến, ta vẫn nỗ lực xây dựng hậu phương vững mạnh, từng bước đập tan mọi âm mưu của Pháp. Quân dân ta đã giành nhiều thắng lợi quyết định, có tác dụng thúc đẩy kháng chiến, như chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947, chiến dịch Biên Giới Thu Đông 1950, Các chiến dịch trong những năm 1951 - 1953; Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954). Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ (7 - 1954) lập lại hoà bình ở Đông Dương. Cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ của nhân dân ta đã giành thắng lợi. Thứ tư, Công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam(1954 - 1975). Từ 1954 - 1975, đất nước tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc bắt tay vào khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiến hành cải cách ruộng đất, xây dựng CNXH. Trong quá trình đó, miền Bắc đã phải đương đầu với 2 cuộc chiến tranh phá hoại, nỗ lực xây dựng 16 và bảo vệ miền Bắc XHCN và chi viện có hiệu quả cho chiến trường miền Nam. Trong khi đó, ở miền Nam, do âm mưu của đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, chúng tìm cách phá hoại Hiệp định, cho lập quốc gia riêng từ vĩ tuyến 17 trở vào, gây nên tình trạng chia cắt. Nhưng nhân dân miền Nam, được sự chi viện sức người, sức của từ miền Bắc đã từng bước đập tan các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mỹ và tay sai, như Chiến tranh đơn phương, Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh. Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán và ký kết Hiệp định Pari - 1973, rút quân về nước. “Mỹ cút”, nhưng “Ngụy chưa nhào”, toàn Đảng, toàn dân hai miền Nam Bắc tiếp tục chiến đấu để hoàn thành thống nhất đất nước. Bằng đấu tranh anh dũng, sáng tạo của nhân dân cả nước, ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi, giang sơn thu về một mối. Từ đây, cả nước bước vào thời kỳ chung tay xây dựng CNXH. Trên đây là những nội dung cơ bản mà HS lớp 12 khi học phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1975 cần phải nắm vững. 2.2. Khai thác tài liệu lịch sử địa phương để dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1975 ở trường Trung học phổ thông tỉnh Bắc Giang. Để có nguồn tài liệu LSĐP hợp lý, phát huy tác dụng trong dạy học, cần phải định tiêu chí khi lựa chọn tài liệu, đó là: Việc lựa chọn tài liệu phải tuân thủ các nguyên tắc về tính Đảng, tính khoa học. GV cần phải đứng trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác - phải, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng. Phải xử lý mối quan hệ giữa phương pháp lịch sử, phương pháp lô gích khi lựa chọn các sự kiện để vừa cụ thể hoá các sự kiện hiện tượng lịch sử, vừa giúp hiểu được bản chất lịch sử. - Phải sử dụng các tài liệu LSĐP phù hợp với nội dung, yêu cầu của chương trình, SGK. Khi lựa chọn tài liệu phải căn cứ vào nội dung SGK, phải suy nghĩ xem tài liệu đó sử dụng trong dạy học sự kiện LSDT nào, sử dụng trong giờ học nội khoá hay ngoại khoá, thậm chí là sử dụng cho bài nội khoá trên lớp hay tại thực địa. Khi dạy học những sự kiện LSDT nêu trên, GV sử dụng tài liệu LSĐP Bắc Giang để giúp HS hiểu sâu sắc, cụ thể hơn. Đồng thời, 17 nhận thức tốt hơn LSĐP về các sự kiện này. Sử dụng tài liệu LSĐP (ở đây là tài liệu lịch sử Bắc Giang) trong mỗi bài học dân tộc nên chiếm tỷ lệ nhỏ, phù hợp với nội dung bài học, với sự tham gia tích cực của HS về sưu tầm, sử dụng tài liệu. Trên cơ sở đó, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi lựa chọn một số tư liệu LSĐP khi giảng dạy trong từng bài cụ thể như sau : Bài 12 (SGK Lịch sử 12- Ban cơ bản) Khi giảng về sự phân hóa các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh, SGK nêu rõ ngoài các giai cấp, tầng lớp cũ, xã hội Việt Nam đã hình thành các giai cấp mới . Khi dạy học phần này cho HS Bắc Giang, GV phải sử dụng tài liệu LSĐP giúp các em thấy được nét riêng của Bắc Giang. Đó là : Bộ máy quản lý các làng xã ở Bắc Giang dưới thời phong kiến được thực dân Pháp duy trì và tìm mọi cách để nắm chặt hơn, biến bọn lý dịch, hương chức thành những tên tay sai phục vụ đắc lực của bọn thống trị. Thông qua bộ máy hào lý này, bọn thực dân tiếp tục huy động sự đóng góp của các làng xã theo phương thức truyền thống của chế độ phong kiến như thuế đinh, thuế điền, binh dịch…nhưng với mức độ khắc nghiệt hơn và những thủ đoạn thâm hiểm hơn. Sưu cao, thuế nặng, phu phen tạp dịch, thiên tai lũ lụt làm cho đời sống người nông dân vô cùng cực khổ. Tên toàn quyền Đờ lanétxăng cũng phải thú nhận : ‘‘ …chính mắt tôi trông thấy con đường Phủ Lạng Thương nhiều lãng xã tan tác và những di tích của những đồng ruộng mênh mông bị bỏ hoang thành ao vũng’’. Thông qua những tư liệu ấy, GV giúp HS nhận thức được của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân, người dân Bắc Giang đói nghèo thiếu thốn về vật chất, lạc hậu, u tối về văn hoá tinh thần. Từ trong tối tăm và cảnh sống ngục tù ấy, nhiều người con yêu quý của quê hương Bắc Giang đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, quyết chí dấn thân vào con đường cách mạng để giành độc lập cho Tổ quốc, quê hương. 18 Bài 13. (SGK Lịch sử 12- Ban cơ bản) Khi nói đến Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và sự thành lập 3 tổ chức cộng sản trong năm 1929, ngoài những vấn đề chung, GV có thể sử dụng tài liệu LSĐP để nói về ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin rọi tới Bắc Giang và những cơ sở cách mạng đầu tiên được thành lập. Tháng 6/1925, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập. Đầu năm 1927, tổ chức này đã bắt mối vào tầng lớp thanh niên học sinh Bắc Giang. Một số thanh niên tiêu biểu của tỉnh đã được cử đi dự lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu do đồng chí Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giảng dạy. Đầu năm 1928, ở Thùng Đấu ( Phủ Lạng Thương), Chi hội Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đầu tiên của Bắc Giang ra đời. Cuối năm 1928, Chi hội ấp Tam Sơn (phủ Lạng Giang) thành lập. Ngoài hai Chi hội trên đây, tại làng Thổ Hà và làng Đạo Ngạn (huyện Việt Yên), mỗi làng có một hội viên ghép với Chi hội của tỉnh Bắc Ninh. Hội còn tuyên truyền được hàng trăm quần chúng cảm tình ở Phủ Lạng Thương. Tháng 9 năm 1928, Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kỳ đề ra chủ trương ‘‘vô sản hoá’’. Thực hiện chủ trương này, một số hội viên của Bắc Giang đã được cử đi lao động ở các nhà máy, hầm mỏ trong đó có đồng chí Nguyễn Văn Mẫn đi ‘‘vô sản hoá’’ ở mỏ than Mạo Khê (Quảng Ninh). Khi Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập (6/1929), một số hội viên của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên như Nguyễn Văn Mẫn, Dương Văn Phái…đã được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng, đó là những đảng viên cộng sản đầu tiên của tỉnh Bắc Giang. Tháng 8/1929, Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Bắc Giang và Bắc Ninh thành lập. Đây là một mốc quan trọng trong phong trào cách mạng tỉnh. Tuy nhiên, cuối năm 1929, do sự phản bội của một số phần tử, phong trào cách mạng Bắc Giang bị địch khủng bố khốc liệt. hầu hết cơ sở bị địch phá vỡ, cán bộ sa vào tay địch, một số mất liên lạc. Cuộc khủng bố này của kẻ thù đã gây tổn thất rất nặng nề cho phong trào cách mạng trong Tỉnh. Từ đầu năm 1930, phong trào cách mạng Bắc Giang tạm thời thoái trào. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan