Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học môn th & xh lớp 2...

Tài liệu Sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học môn th & xh lớp 2

.DOC
4
884
90

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Nội dung giáo dục ở bậc tiểu học là một nội dung giáo dục toàn diện, ở bậc này trẻ được học các môn như tiếng Việt, toán, một số môn học khác và một bộ phận thuộc nội dung giáo dục có tính thời đại. Điều 24, Luật giáo dục ghi rõ : “Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người...” Điều đó chứng tỏ rằng môn TH&XH có một vai trò hết sức quan trọng trong chương trình giáo dục ở tiểu học. Đặc biệt là các em ở lứa tuổi lớp 2, môn TH&XH giúp cho các em có những hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, xã hội, con người. Mục tiêu của môn TH&XH lớp 2 là giúp cho học sinh Có một số kiến thức cơ bản ban đầu, thiết thực về con người và sức khoẻ.... đồng thời hình thành và phát triển kỹ năng về cách thức tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đó giáo viên phải có trình độ nghiệp vụ sư phạm cao, có lòng nhiệt huyết với nghề nghiệp, biết yêu nghề mến trẻ và sử dụng thành thạo, linh hoạt các phương pháp dạy học theo chương trình đổi mới hiện nay. Tuy nhiên để nghiên cứu vè các phương pháp dạy học trong môn TH&XH lớp 2 đòi hỏi phải nghiên cứu sâu rộng, thời gian dài mới thấy hết giá trị, hiệu quả cũng như sự tồn tại của các phương pháp đó. Vì thời gian có hạn nên tôi chỉ dừng lại nghiên cứu “Sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học môn TH & XH lớp 2”. 2) Phạm vi nghiên cứu : Việc sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học môn TH & XH lớp 2 là một nội dung mới lạ nghiên cứu về đối tượng học sinh lớp 2. Chính vì thế mà phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Tài liệu về phương pháp dạy học TH&XH . - Sách giáo khoa và sách giáo viên môn TH&XH . - Sách giáo trình Giáo dục học và tâm lý giáo dục. - Học sinh lớp 2 – trường tiểu học ............... ĐỂ NHẬN ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG SÁNG KIẾN, MỜI QUÝ THẦY CÔ BẤM VÀO ĐÂY: http://tailieugiaoduc.edu.vn/t.aspx?id=327 Sáng kiến kinh nghiệm.............................................................................................. PHẦN THỨ NHẤT: THỰC TRẠNG I. NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT : 1) Phương pháp dạy học tích cực : Phương pháp dạy học tích là một khái niệm dùng để chỉ cách dạy hướng tới việc phát huy tính tích cực, chủ động và chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh. - Dạy học theo quan điểm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh tức là dạy học cách học, dạy học sinh biết tự học, không có một quy trình dạy học cứng nhắc. Bởi vậy giáo viên cần sử dụng các phương pháp dạy học một cách sáng tạo trên cơ sở tổ chức học sinh thực hiện các hoạt động học tập đa dạng : + Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động khám phá nhằm khiêu gợi sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi. Tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế xung quanh. + Tổ chức học sinh tập giải quyết những vấn đề đơn giản, gắn liền với những tình huống có ý nghĩa. Học sinh sẽ có dịp vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống một cách phù hợp. + Tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp (Nhóm 2 học sinh) và nhóm nhỏ (3-5 học sinh) sẽ giúp các em có nhiều cơ hội để nói lên những ý kiến của mình. + Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi học tập nhằm giúp học sinh không chỉ thư giãn đơn thuần mà còn có tác dụng rèn luyện về mặt trí tuệ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. + Tổ chức cho học sinh đóng vai, những hoạt động thực hành để học sinh được tập luyện những hành vi sức khoẻ có lợi và phản đối, từ chối thực hiện những hành vi có hại đến sức khoẻ bản thân, gia đình, cộng đồng. - Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, không có nghĩa là phải bỏ tất cả phương pháp cũ, học phương pháp mới mà phát huy tính tích cực của phương pháp dạy học truyền thống. Thông qua hoạt động học tập thì học sinh mới thể hiện tính tích cực. Muốn vậy, người giáo viên phải tạo tình huống, phải thiết kế hướng dẫn bài dạy cho học sinh. - Khi xây dựng kế hoạch bài học, giáo viên cần phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong mỗi tiết học một cách sáng tạo và linh hoạt theo hướng giảm sự can thiệp của giáo viên và tăng cường tham gia của học sinh vào các hoạt động phát hiện, tìm kiếm ra tri thức mới. Từ đó rèn thói quen chủ động trong học tập, tự giác sáng tạo trong học tập cho học sinh. - Dạy học phối hợp hoạt động cá nhân với hoạt động hợp tác. Đưa cái mới vào giáo dục một cách hợp lý để tạo ra sự phát triển mới, để nâng cao hiệu quả đào tạo mà vẫn giữ được tính ổn định. 2. Hệ thống phương pháp dạy học TH&XH ở lớp 2 : Để thực hiện được những mục tiêu trên của phân môn TH&XH thông qua giờ dạy của giáo viên. Giáo viên có trách nhiệm chuyển tải nội dung và ý nghĩa của câu Sáng kiến kinh nghiệm.............................................................................................. chuyện thì phải có phương pháp để thực hiện nhiệm vụ đó. Ở lớp 2 việc sử dụng các phương pháp dạy học trong phân môn TH&XH phù hợp với nội dung, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh là yếu tố cơ bản nhất để thực hiện mục tiêu của phân môn TH&XH . Có nhiều phương pháp để sử dụng trong dạy TH&XH . Sau đây tôi xin trình bày một số phương pháp chính được sử dụng trong tiết TH&XH : 1) Phương pháp động não: Là phương pháp nhằm giúp học sinh trong thời gian ngắn nảy sinh nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Ưu điểm, Nhược điểm : - Phương pháp giúp học sinh thu thập nhiều ý kiến và thông tin trong thời gian ngắn, nhưng nếu giáo viên không nắm vững kỹ thuật thì sẽ dễ biến thành các phương pháp khác. - Phương pháp này dùng để lý giải bất kỳ một vấn đề nào nhưng đặc biệt phù hợp với những vấn đề quen thuộc trong thực tế cuộc sống của học sinh. Các ý kiến cần ngắn gọn bằng một từ hoặc một cụm từ. 2) Phương pháp đóng vai: Là phương pháp dạy học trong đó học sinh tham gia diễn xuất một cách bộc phát một vấn đề hay một tình huống của nội dung học tập mà không cấn luyện tập trước. Ưu điểm : - Hình thành các khái niệm giao tiếp. - Học sinh được bộc lộ cảm xúc. - Phát triển tính tự tin. - Tạo tình huống giúp học sinh suy nghĩ và tự ra quyết định Nhược điểm : - Học sinh có thể làm ra kịch bản. - Mất thời gian vạ mất trật tự lớp học 3) Phương pháp thảo luận nhóm: Là phương pháp học tập hợp tác, thường được sử dụng để thực hiện một nhiệm vụ hoặc giải quyết một vấn đề của bài học mà mỗi cá nhân học sinh không đủ khả năng để hoàn thành mà cần có sự tham gia của nhiều người. Ưu điểm : - Phát huy được tính sáng tạo, tích cực học tập của học sinh, giúp học sinh biết trình bày ý kiến của mình với người khác. - Rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin trong học tập. - Học sinh có điều kiện học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. Nhược điểm : - Học sinh di chuyển ồn ào. 4) Phương pháp tổ chức trò chơi học tập: Là phương pháp dạy học tổ chức cho học sinh khám phá và lĩnh hội kiến thức thực hành hoặc luyện tập một kỹ năng nào đó thông qua trò chơi. Sáng kiến kinh nghiệm.............................................................................................. Ưu điểm : - Làm không khí lớp học thoải mái, hứng thú. - Giúp quá trình học tập trở thành một trò chơi hấp dẫn phù hợp với đặc điểm của tâm lý học sinh tiểu học . - Học sinh tự giác tiếp thu kiến thức được củng cố và hệ thống kiến thức một cách thoải mái. - Tăng cường khả năng giao tiếp của học sinh. Nhược điểm : - Mất thời gian nếu giáo viên không kiểm soát trò chơi, dễ bị cháy giáo án. - Học sinh quá hương phấn nên làm ảnh hưởng đến những tiết học kế tiếp. - Nếu giáo viên không chuẩn bị tốt thì sẽ khó khăn trong việc nhận xét kết quả. - Gây ồn ào dễ mất trật tự lớp học 5) Phương pháp vấn đáp : Là phương pháp dạy học trong đó thông qua hỏi đáp giữa giáo viên và học sinh, giúp học sinh đi đến những kết luận khoa học hoặc giải đáp những vấn đề TH&XH bằng vấn đề của mình. Ưu điểm : - Gây hứng thú học tập, khai thác được vốn sống, hiểu biết của học sinh - Duy trì thái độ phân hoá giữa từng học sinh nghĩa là dễ dàng phát hiện năng lực của các em để kịp thời bồi dưỡng và bổ sung kiến thức. . - Tìm ra kiến thức mới, giúp dễ hiểu bài và phấn khởi hơn. - Rèn luyện học sinh cách trả lời, giúp phát triển ngôn ngữ cho học sinh. 6) Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát là phương pháp dạy học sinh cách sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp có mục đích các đối tượng trong TH&XH , mà không có sự can thiệp vào quá trình diễn biến của các đối tượng đó. Ưu điểm : Học sinh có thể tri giác trực tiếp hình dạng , đặc điểm bên ngoài của các sự vật hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên và cuộc sống hằng ngày. Nhược điểm : ĐỂ NHẬN ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG SÁNG KIẾN, MỜI QUÝ THẦY CÔ BẤM VÀO ĐÂY: Sáng kiến kinh nghiệm..............................................................................................
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất