Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sử dụng một số chế phẩm sinh học để ủ chua cỏ voi và thân lá ngô cho bò sữa hf t...

Tài liệu Sử dụng một số chế phẩm sinh học để ủ chua cỏ voi và thân lá ngô cho bò sữa hf tại mộc châu

.PDF
83
807
105

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------- ---------- NGUYỄN THỊ LUYẾN SỬ DỤNG MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC ðỂ Ủ CHUA CỎ VOI VÀ THÂN LÁ NGÔ CHO BÒ SỮA HF TẠI MỘC CHÂU CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI Mà SỐ : 60.62.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN QUỐC VIỆT PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN HÀ NỘI, 2013 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan rằng, ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng ñược ai công bố, sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn này ñược ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Thị Luyến Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp i LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận ñược sự giúp ñỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của các thầy hướng dẫn PGS.TS. Bùi Quang Tuấn và TS. Trần Quốc Việt trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñối với các thầy hướng dẫn. Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành ñối với sự quan tâm giúp ñỡ của các thầy cô giáo Bộ môn dinh dưỡng và thức ăn – khoa Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ñã ñộng viên giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn ñối với Ban lãnh ñạo, các cán bộ viên chức của các ñơn vị và cá nhân: Nông trường bò sữa Mộc Châu – Sơn La, phòng phân tích – Viện Chăn nuôi và gia ñình ông Bùi Duy Minh, khu vực 19/5, thị trấn nông trường Mộc Châu, tỉnh Sơn La ñã tạo ñiều kiện thuận lợi, giúp ñỡ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện ñề tài. Xin chân thành cảm ơn bạn bè, ñồng nghiệp, người thân ñã tạo ñiều kiện, ñộng viên tôi giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn. Hà Nội, tháng 10 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Luyến Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các bảng vi Danh mục các chữ viết tắt vi MỞ ðẦU 1 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 1.1 Các quá trình sinh hóa và vi sinh vật học diễn ra trong quá trình ủ chua thức ăn 4 1.1.1 Tác ñộng của hô hấp hiếu khí 4 1.1.2 Tác ñộng của enzyme proteolysis 5 1.1.3 Tác ñộng của vi sinh vật 6 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng ñến chất lượng thức ăn ủ chua 11 1.2.1 Chất lượng nguyên liệu ủ 11 1.2.2 Chất lượng lên men 11 1.3 Tổn thất dinh dưỡng trong quá trình ủ chua 13 1.3.1 Tổn thất ngoài ñồng ruộng 13 1.3.2 Tổn thất do ôxi hoá 14 1.3.3 Tổn thất do lên men 14 1.3.4 Tổn thất do rửa trôi 14 1.4 Phân loại ủ chua 15 1.4.1 Lên men tự nhiên 15 1.4.2 Xử lý bằng các chất bổ sung 18 1.5 Cấu trúc khẩu phần ăn của bò sữa 22 1.5.1 Tỷ lệ xơ trong khẩu phần 22 Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp iii 1.5.2 Tỷ lệ gluxit dễ tiêu hóa 23 1.5.3 Tỷ lệ mỡ trong khẩu phần 24 1.5.4 Tỷ lệ nitơ tiêu hóa/năng lượng trao ñổi trong khẩu phần 25 1.5.5 Tỷ lệ các chất dinh dưỡng thoát qua 26 1.5.6 Tỷ lệ của các chất khoáng 27 1.6 Nghiên cứu trong và ngoài nước về ủ chua thức ăn 27 1.6.1 Nghiên cứu ngoài nước về ủ chua thức ăn 27 1.6.2 Nghiên cứu trong nước về ủ chua thức ăn 30 CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1 ðối tượng và vật liệu nghiên cứu 32 2.2 Nội dung nghiên cứu 32 2.3 Phương pháp nghiên cứu 32 2.3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm VSV và chế phẩm ña enzyme như chất bổ trợ sinh học ñến chất lượng cỏ voi và TLN ủ chua (nội dung 1) 2.3.2 32 Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng TLN ủ chua với chế phẩm VSV và chế phẩm ña enzyme ñến năng suất sữa của bò HF 2.3.3 tại Mộc Châu (nội dung 2) 36 Xử lý số liệu 38 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 39 Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm VSV và chế phẩm ña enzyme như chất bổ trợ sinh học ñến chất lượng cỏ voi và TLN ủ chua 3.1.1 Sử dụng chế phẩm VSV và chế phẩm ña enzyme như chất bổ trợ sinh học trong ủ chua cỏ voi 3.1.2 39 39 Sử dụng chế phẩm VSV và chế phẩm ña enzyme như chất bổ trợ sinh học trong ủ chua TLN Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 53 iv 3.1.3 Kết quả khảo sát tỷ lệ, tốc ñộ phân giải VCK và NDF in sacco của cỏ voi và TLN ủ chua với chế phẩm VSV và ña enzyme 3.2 59 nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng tln ủ chua với chế phẩm VSV và chế phẩm ña enzyme ñến năng suất sữa của bò HF tại Mộc Châu 65 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 68 1 Kết luận 68 2 ðề nghị 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC 73 Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ax Axit axetic BS Bột sắn Bu Axit butyric CTV Cộng tác viên DXKN Dẫn xuất không nitơ ðC ðối chứng ðVNL ðộng vật nhai lại KBS Không bổ sung KTS Khoáng tổng số Lac Axit lactic NLTð Năng lượng trao ñổi Pr Protein thô RM Rỉ mật mía SEM Sai số tiêu chuẩn của giá trị trung bình TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TH1B TH1 dạng bột TH2B TH2 dạng bột TH!BEZ TH1 dạng bột và chế phẩm ña enzyme TH2BEZ TH2 dạng bột và chế phẩm ña enzyme TH1L TH1 dạng lỏng TH2L TH2 dạng lỏng TN Lô thí nghiệm TLN Thân lá ngô VSV Vi sinh vật VCK Vật chất khô Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 Một số phương pháp lên men ñường trong quá trình ủ chua 7 1.2 Một số loài nấm mốc và mycotoxin của chúng trong thức ăn ủ chua 9 1.3 Thành phần hoá học của thức ăn ủ chua lên men tự nhiên, bảo quản tốt 16 1.4 Thành phần hoá học của thức ăn ủ chua lên men tự nhiên, bảo quản kém 18 1.5 Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cỏ hoà thảo ủ chua có/và không sử dụng chế phẩm vi sinh 1.6 19 Liều lượng hoá chất sử dụng trong bảo quản thức ăn xanh (cho 1 tấn thức ăn xanh) 21 2.1 Sơ ñồ bố trí thí nghiệm và khẩu phần thức ăn cho bò thí nghiệm 37 2.2 Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm (% VCK) 37 3.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung các chất bổ trợ sinh học ñến sự thay ñổi pH của cỏ voi trong quá trình bảo quản (n=3) 3.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung các chất bổ trợ sinh học ñến sự biến ñộng của hàm lượng VCK và protein thô của cỏ voi (n=3) 3.3 54 Ảnh hưởng của việc bổ sung các chất bổ trợ sinh học ñến sự biến ñộng của hàm lượng VCK và protein thô của TLN ủ chua(n=3) 3.7 51 Ảnh hưởng của việc bổ sung các chất bổ trợ sinh học ñến sự thay ñổi pH của TLN trong quá trình bảo quản (n=3) 3.6 48 Ảnh hưởng của việc bổ sung các chất bổ trợ sinh học ñến hàm lượng các axit hữu cơ trong cỏ voi héo ủ chua (% VCK) (n=3) 3.5 46 Ảnh hưởng của việc bổ sung các chất bổ trợ sinh học ñến hàm lượng các xit hữu cơ trong cỏ voi tươi ủ chua (% VCK) (n=3) 3.4b 42 Ảnh hưởng của việc bổ sung các chất bổ trợ sinh học ñến sự thay ñổi hàm lượng N-NH3 của cỏ voi trong quá trình bảo quản (g/kg) (n=3) 3.4a 40 55 Ảnh hưởng của việc bổ sung các chất bổ trợ sinh học ñến hàm lượng các axit hữu cơ trong TLN ủ chua (% VCK) (n=3) Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 57 vii 3.8 Thành phần hóa học của cỏ voi, TLN ủ chua bằng các phương pháp khác nhau (n=3) 3.9 Tỷ lệ phân giải VCK của cỏ voi, TLN ủ chua bằng các phương pháp khác nhau trong dạ cỏ của bò (n=3) 3.10 61 Tỷ lệ phân giải NDF của cỏ voi, TLN ủ chua bằng các phương pháp khác nhau trong dạ cỏ của bò (n=3) 3.12 60 ðặc ñiểm phân giải VCK của cỏ voi, TLN ủ chua bằng các phương pháp khác nhau trong dạ cỏ của bò (n=3) 3.11 59 63 ðặc ñiểm phân giải NDF của cỏ voi, TLN ủ chua bằng các phương pháp khác nhau trong dạ cỏ của bò (n=3) 64 3.13 Lượng thức ăn thu nhận của bò sữa thí nghiệm (n=5) 65 3.14 Ảnh hưởng của việc sử dụng TLN ủ chua bằng các phương pháp khác nhau ñến năng suất sữa và hiệu quả sử dụng thức ăn của bò thí nghiệm (n=5) Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 66 viii MỞ ðẦU 1. ðặt vấn ñề Một trong những thách thức lớn nhất ñối với ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ ở nước ta là việc thỏa mãn ñủ nhu cầu nguồn thức ăn thô xanh chất lượng cao. Mặc dù trong 3 năm gần ñây, số lượng ñàn trâu bò có xu hướng giảm từ 3,1 ñến 4,4% so với năm 2010, tổng ñàn trâu bò ñạt xấp xỉ 8 triệu con (Cục Chăn nuôi, 2013), nhu cầu thức ăn thô xanh cho ñàn gia súc nhai lại ở nước ta vẫn rất cao. Mặc dù là một nước nông nghiệp, khí hậu nhiệt ñới, thảm thực vật khá ña dạng, nhưng do ñặc trưng ñịa khí hậu, nên diện tích ñồng cỏ ở nước ta thấp và phân tán, năng suất cỏ trồng thấp, nên ñể ñáp ứng nhu cầu thức ăn thô xanh, chỉ có thể dựa chủ yếu vào nguồn các phụ phẩm nông nghiệp. Nhưng phần lớn các phụ phẩm nông nghiệp ở nước ta là nguồn thức ăn thô chất lượng thấp và mang tính thời vụ cao, nên muốn phát triển chăn nuôi các giống vật nuôi ăn cỏ, ñặc biệt là bò thịt và bò sữa năng suất cao thì bên cạnh việc mở rộng diện tích, phát triển những giống cỏ trồng và cây thức ăn xanh chất lượng cao thì việc nghiên cứu chế biến ñể nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn thô xanh là một nhu cầu cấp thiết. ðối với thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp giàu chất xơ, một trong những biện pháp kỹ thuật chế biến thường ñược sử dụng ở nước ta cũng như ở nhiều nước trên thế giới là phương pháp ủ chua. Phương pháp này rất thiết thực và ñược ứng dụng rất hiệu quả không chỉ ñối với các loại thức ăn xanh (cây cỏ từ nhiên và cây cỏ trồng) mà còn ñược ứng dụng rất rộng rãi ñể chế biến các phụ phẩm nông nghiệp như rơm lúa tươi (Nguyễn Xuân Trạch và ctv, 2006a; 2006b), thân lá ngô (TLN) sau thu bắp (Bùi Quang Tuấn và ctv (2006), bã sắn (Nguyễn Thị Lộc, 2008; Dư Thanh Hằng, 2008), thân lá lạc (ðoàn ðức Vũ và ctv, 2008), phụ phẩm dứa (Nguyễn Bá Mùi, 2004). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần ñây cho thấy, kỹ thuật chế biến thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp (ñặc biệt ñối với các loại thức ăn xanh và phụ phẩm nông nghiệp có hàm lượng carbohydrate dễ lên men thấp) bằng phương pháp ủ chua truyền thống (dựa chủ yếu vào khả năng lên men của các vi sinh vật sẵn có ở vật liệu ủ), trong rất nhiều trường hợp không ñem lại hiệu quả Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 1 như mong muốn. Lý do chủ yếu là sự cạnh tranh cơ chất lên men của các chủng vi sinh vật (VSV) không mong muốn với vi khuẩn lên men lactic sẵn có trong vật liệu ủ, ñặc biệt là các loài Clostridia, Enterobacteria, nấm men và nấm mốc. Sự hiện diện của những loài này làm biến ñổi tính chất vật lý, hóa học và giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp ủ theo xu hướng không có lợi theo thời gian bảo quản và làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn ở vật nuôi (Muck, 1988; Lin và ctv, 1992; Pahlow và ctv, 2003). ðể khắc phục tình trạng trên và duy trì chất lượng tốt, luôn ổn ñịnh của các loại cây, cỏ ủ trong thời gian bảo quản, các chế phẩm VSV thường ñược khuyến cáo sử dụng như các chất bổ trợ sinh học. Trong ủ chua thức ăn, vi sinh vật lên men ñường ñể tạo ra axit hữu cơ, mà chủ yếu là axit lactic. Các axit hữu cơ sẽ giúp hạ pH của khối thức ăn xuống 3,8-4,5. Chỉ trong ñiều kiện môi trường pH này thì thức ăn mới ñược bảo quản tốt. Như vậy, việc ủ chua thức ăn cần một lượng ñường nhất ñịnh ñủ ñể pH của khối thức ăn hạ xuống 3,8-4,5. Sử dụng enzyme bổ sung vào nguyên liệu ủ chua sẽ giúp phân giải tinh bột, một số thành phần của vách tế bào thực vật tạo ra các ñường ñơn, rồi sau ñó là các axit hữu cơ, nâng cao chất lượng của thức ăn ủ chua. Hiện nay, ngành chăn nuôi bò thịt và bò sữa thâm canh năng suất cao trên thế giới cũng như ở nước ta (công ty sữa Mộc Châu, Công ty TH Milk…vv) dựa chủ yếu vào việc dự trữ và cung cấp thức ăn thô xanh bằng phương pháp ủ chua, theo ñó khẩu phần TMR ñược cung cấp quanh năm và trên 70% lượng vật chất khô của khẩu phần là thức ăn thô xanh ủ chua. Những sơ xuất kỹ thuật ủ chua không chỉ gây tổn thất nặng nề về kinh tế (do tỷ lệ thối hỏng cao), mà về khía cạnh dinh dưỡng còn ảnh hưởng rất lớn ñến năng suất sinh trưởng, năng suất sữa và khả năng tái sản xuất ñàn. ðể ñáp ứng với yêu cầu của thực tế sản xuất, hiện nay, nhiều nước trên thế giới ñã nghiên cứu sản xuất và ñưa vào sử dụng các chế phẩm VSV (Inoculants) ñược dùng như chất bổ trợ sinh học làm tăng tính ổn ñịnh và chất lượng của thức ăn ủ chua. Ở Nhật Bản ñã có hơn 40 loại sản phẩm vi sinh thương mại ñược sử dụng cho mục ñích này, doanh thu từ 3 ñến 5 tỷ yên/năm (Sadahiro OHMONO, 2002). Nghiên cứu này ñược tiến hành nhằm ñánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm VSV và chế phẩm ña enzyme trong chế biến cỏ voi và TLN bằng phương pháp ủ chua làm thức ăn cho bò sữa tại Mộc Châu. Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 2 2. Mục tiêu của ñề tài ðánh giá ñược hiệu quả của chế phẩm VSV và chế phẩm ña enzyme dùng trong chế biến cỏ voi và TLN bằng phương pháp ủ chua ñể dự trữ thức ăn thô cho ñàn bò sữa. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3.1.Ý nghĩa khoa học Kết quả thu ñược của ñề tài là cơ sở cho việc xây dựng phương pháp ủ chua thức ăn xanh và phụ phẩm nông nghiệp có chất lượng cao ñể duy trì thức ăn thô cho ñàn gia súc nhai lại ở Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Chế phẩm VSV và ña enzyme bổ sung vào thức ăn ủ chua sẽ giúp nâng cao ñược chất lượng thức ăn ủ chua, tăng thu nhận thức ăn và năng suất của ñàn bò, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi. Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 3 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Thực tiễn sản xuất nông nghiệp cho thấy số lượng ñàn gia súc nhai lại phát triển tương ñối ñều trong năm nhưng sản phẩm trồng trọt, nguồn cung cấp thức ăn thô cho ñộng vật nhai lại, lại có sản lượng biến ñộng theo thời vụ. Trong mùa mưa hay trong thời gian thu hoạch cây trồng thì nguồn thức ăn thô dư thừa, nhưng trong mùa khô hay trước vụ thu hoạch thì thức ăn thô lại khan hiếm, ảnh hưởng xấu ñến sản xuất chăn nuôi. Vì vậy cần phải dự trữ thức ăn thô quanh năm thì mới chủ ñộng phát triển chăn nuôi theo ñúng kế hoạch ñã ñịnh hướng. Cho ñến nay ñã phát triển nhiều phương pháp dự trữ thức ăn thô cho ñộng vật nhai lại nhưng phương pháp phơi khô (hoặc sấy khô) và phương pháp ủ chua nhờ lên men vi sinh vật (VSV) là 2 phương pháp kinh ñiển nhất vẫn còn ñược áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới. 1.1. Các quá trình sinh hóa và vi sinh vật học diễn ra trong quá trình ủ chua thức ăn Ủ chua là một biện pháp sinh vật học ñể bảo quản thức ăn nhiều nước. Bản chất của việc ủ chua là trong ñiều kiện yếm khí, khi nén chặt sinh khối thức ăn trong tháp hoặc hố ủ sẽ xảy ra mạnh mẽ các quá trình sinh hóa và VSV học ñể lên men ñường hình thành axit lactic, axit axetic và các axit hữu cơ khác dẫn ñến môi trường axit. Môi trường axit sẽ ức chế sự phát triển của các nhóm VSV do vậy giá trị dinh dưỡng của thức ăn ñược bảo quản. Người ta phân biệt 3 tác ñộng chính trong quá trình ủ chua. 1.1.1. Tác ñộng của hô hấp hiếu khí Sau khi cắt cỏ tế bào thực vật vẫn sống và thực hiện hô hấp hiếu khí. Thông thường ñường hexose sẽ bị ôxi hoá cho ra CO2, H2O và nhiệt. Ở từng cây thức ăn riêng rẽ thì nhiệt này nhanh chóng toả vào không khí, nhưng trong thiết bị ủ (túi, bể, hào, hố ủ …) nhiệt toả ra sẽ làm tăng nhiệt ñộ của khối ủ. Nhiệt ñộ cao càng làm tăng hô hấp hiếu khí. Chỉ vài giờ sau khi ủ nhiệt ñộ của khối ủ lên tới 60 - 700C. Các sản phẩm của hô hấp hiếu khí không có ích cho ủ chua thức ăn. Ngược lại, trong ñiều kiện nhiệt ñộ cao nước bốc hơi rồi sau ñó nhỏ xuống lớp trên khối ủ, là một trong những nguyên nhân làm cho lớp thức ăn này bị mốc. Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 4 Hơn nữa, ở nhiệt ñộ khối ủ cao hơn 400C thì protein và các axit amin sẽ phản ứng với ñường tạo thành các phức hợp bền vững (melanoid) mà gia súc không thể tiêu hóa ñược. Trong trường hợp này thức ăn ủ chua có mùi thơm của táo, mùi mật hay mùi bánh mì ñen và có màu nâu thẫm. Thức ăn ủ chua loại này gia súc rất thích ăn, nhưng có tỷ lệ tiêu hoá rất thấp. Ví dụ, tiêu hoá protein thô của thức ăn loại này chỉ khoảng 10 - 15%, trong khi ñó của thức ăn ủ chua bình thường là 62 - 68%. Hô hấp hiếu khí càng mạnh, càng kéo dài thì chất lượng thức ăn ủ chua càng kém. Hô hấp hiếu khí tiêu hao ñường hoà tan dự trữ trong cây cỏ mà ñường hoà tan này rất cần thiết cho quá trình ủ chua, tạo các axit hữu cơ, giúp hạ pH của khối ủ. Hô hấp hiếu khí kéo dài ñến chừng nào còn ôxi và ñường hoà tan trong khối ủ. C6H12O6 + 6O2 = 6CO2 + 6H2O + 2822 Kj Có một số yếu tố ảnh hưởng ñến hô hấp hiếu khí: - Nhiệt ñộ khối ủ: Nhiệt ñộ khối ủ càng cao thì hô hấp hiếu khí càng mạnh. Do vậy muốn hạn chế hô hấp hiếu khí phải ủ cỏ nơi râm mát, tránh ánh nắng mặt trời. Khi cắt cỏ về chưa ủ ngay ñược phải tãi cỏ thành lớp mỏng, tránh ñánh ñống, ñể toả nhiệt. - Lượng ôxi trong khối ủ: Lượng ôxi trong khối ủ càng nhiều thì hô hấp hiếu khí càng kéo dài. Ủ nhanh, nén chặt, bịt kín túi, hào, hố, bể ủ sẽ hạn chế ñược hô hấp hiếu khí. - Ẩm ñộ của nguyên liệu ủ: Tỷ lệ nước trong nguyên liệu ủ càng cao thì hô hấp hiếu khí càng mạnh. Nhược ñiểm này hạn chế bằng cách phơi héo thức ăn sau khi băm chặt hoặc trộn thêm thức ăn thô khô như cỏ khô, rơm khô ñể hút bớt nước của khối ủ. 1.1.2. Tác ñộng của enzyme proteolysis Trong thức ăn xanh tới 77 - 90% nitơ tổng số là nitơ protein. Sau khi cắt cỏ hoạt ñộng phân giải protein bắt ñầu, chỉ sau vài ngày cỏ héo trên ñồng lượng protein giảm tới 50%. Sản phẩm của sự phân giải protein là axit amin, peptides. Mức ñộ phân giải protein biến ñộng phụ thuộc vào loài thực vật, hàm lượng chất khô và nhiệt ñộ. Sự phân giải protein sẽ bị hạn chế khi pH của khối ủ giảm. Dưới tác ñộng của enzyme thực vật các axit amin tiếp tục bị phân giải, tuy nhiên Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 5 mức ñộ phân giải bởi enzyme thực vật rất không ñáng kể so với sự phân giải bởi VSV. 1.1.3 Tác ñộng của vi sinh vật Song song với các tác ñộng trên còn có tác ñộng mạnh mẽ của các VSV có trong sinh khối ủ, chủ yếu là các loại vi khuẩn lên men lactic, axetic, butyric, các vi khuẩn gây thối, các nấm, mốc. Các VSV này có sẵn trên bề mặt nguyên liệu ủ. Nấm và vi khuẩn hiếu khí chiếm ưu thế trong thức ăn xanh, nhưng khi môi trường yếm khí ñược thiết lập chúng nhanh chóng bị thay thế bởi nhóm VSV có khả năng sống trong ñiều kiện không có ôxi. Nhóm này bao gồm: vi khuẩn lên men lactic, clostridia và enterobacteria. - Vi khuẩn lên men lactic: Vi khuẩn lên men lactic là nhóm vi khuẩn yếm khí không bắt buộc (có khả năng sinh trưởng trong ñiều kiện có/hoặc không có ôxi), thông thường có sẵn trên cây thức ăn với số lượng nhỏ, nhưng sẽ tăng rất nhanh sau khi thu cắt, ñặc biệt cây ñược băm chặt nhỏ hoặc làm dập nát. Nhóm vi khuẩn lên men lactic ñược chia thành 2 nhóm nhỏ: homofermentative (Lactobacillus plantarum, Pediococcus pentosaceus và Enterococcus faecalis) và heterofermentative (Lactobacillus brevis và Leuconostoc mesenteroides). Khi ủ thức ăn xanh, vi khuẩn lên men lactic lên men ñường hoà tan hình thành các axit hữu cơ, mà chủ yếu là axit lactic, nhanh chóng hạ pH của khối ủ. Lên men ñường ñể tạo ra axit lactic bởi nhóm vi khuẩn homofermentative sẽ hiệu quả hơn nhóm vi khuẩn heterofermentative. Trong quá trình ủ chua hemicellulose cũng bị thuỷ phân giải phóng ñường pentose và ñường này sẽ ñược lên men tiếp bởi nhóm vi khuẩn lên men lactic tạo ra axit lactic và axit axetic. Theo một số tác giả, lên men ñường bằng nhóm vi khuẩn lên men lactic có hiệu quả nhất. Tổn thất năng lượng cho lên men bởi nhóm vi khuẩn này chỉ khoảng 1,5 - 4%, còn lên men bởi nấm men tổn thất này khoảng 3 - 9%. Lên men butyric gây tổn thất năng lượng rất lớn do các vi khuẩn này sử dụng ñường, axit lactic và một số axit amin. Sự có mặt của axit butyric chứng tỏ ñiều kiện ủ chua không ñược ñảm bảo, protein bị phân giải, sự hình thành một số sản phẩm ñộc cho sức khoẻ gia súc. Sự phát triển của nhóm vi khuẩn lên men butyric sẽ bị hạn chế bằng cách hạ nhanh pH của khối thức ăn xuống 4,2. Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 6 - Clostridia: Clostridia luôn có sẵn trong khối thức ăn xanh nhưng nguồn chính trong khối thức ăn ủ chua là dây nhiễm từ ñất. Chúng tồn tại ở dạng nha bào và chỉ phát triển trong ñiều kiện yếm khí hoàn toàn. Nhóm vi khuẩn clostridia ñược chia thành 2 nhóm nhỏ: saccharolytic clostridia và proteolytic clostridia. Saccharolytic clostridia (Clostridium butyricum và Clostridium tyrobutyricum) lên men axit lactic và ñường hoà tan tạo thành axit butyric, làm tăng pH của khối ủ. Proteolytic clostridia (Clostridium bifermentans và Clostridium sporogenes) lên men các axit amin tạo ra axit axetic, axit butyric, amines và amoniac. Bảng 1.1. Một số phương pháp lên men ñường trong quá trình ủ chua Vi khuẩn lên men lactic Homofermentative: Glucose → 2 Axit lactic Fructose → 2Axit lactic Pentose → Axit lactic + Axit axetic Heterofermentative: Glucose → Axit lactic + Ethanol + CO2 3 Fructose → Axit lactic + 2 Mannitol + Axit axetic + CO2 Pentose → Axit lactic + Axit axetic Clostridia Saccharolytic: 2 Axit lactic → Axit butyric + 2 CO2 + 2 H2 Proteolytic: Khử amin Axit glutamic → Axit axetic + Axit pyruvic + NH3 Lysine → Axit axetic + Axit butyric + 2 NH3 Khử carboxyl Arginine → Putrescine + CO2 Axit glutamic → Axit γ - aminobutyric + CO2 Histidine → Histamine + CO2 Lysine → Cadarverine + CO2 Ôxi hoá/khử Alanine + 2 Glycine → 3 Axit axetic + 3 NH3 + CO2 Enterobacteria Glucose → Axit axetic + Ethanol + 2 CO2 + 2 H2 Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 7 Clostridia phát triển tốt nhất khi pH từ 7,0 - 7,4. Chúng không chịu ñược môi trường axit, pH hạ xuống 4,2 sẽ ức chế hoàn toàn sự phát triển của nhóm này. Clostridia cũng rất nhạy cảm với ñộ ẩm của nguyên liệu thức ăn ñem ủ, chúng phát triển rất mạnh trong ñiều kiện ẩm ñộ cao. Với những thức ăn có hàm lượng chất khô thấp (dưới 15%) thì mặc dù pH có hạ xuống 4,0 cũng không ức chế ñược sự phát triển của nhóm clostridia. Hàm lượng chất khô của thức ăn ñem ủ cao (30 - 40%) sẽ hạn chế rõ rệt sự phát triển của nhóm clostridia. Ngoài ảnh hưởng xấu ñến chất lượng thức ăn ủ chua, vi khuẩn clostridia dây nhiễm trong thức ăn ủ chua còn gây hại cho sức khoẻ gia súc. ðã có nhiều thông báo về bệnh ngộ ñộc thức ăn ở ngựa và bò khi ăn phải thức ăn ủ chua có nhiễm Clostridium botulinum. - Listeria: Thức ăn ủ chua có hàm lượng chất khô thấp có thể chứa Listeria monocytogenes khi dây nhiễm ñất, vi khuẩn mà người ta cho rằng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm não tuỷ, viêm nhau thai rồi dẫn ñến xẩy thai ở gia súc. Rất nhiều trường hợp cừu bị chết do bệnh listeriosis, bệnh này ít gặp ở ngựa do ngựa ít khi ăn thức ăn ủ chua. Trong các mẫu thức ăn ủ chua có pH thấp dưới 4,7 không phát hiện thấy Listeria monocytogenes. - Enterobacteria: Enterobacteria, còn gọi là vi khuẩn lên men axetic hay E. coli, có không nhiều trong thức ăn xanh. Không giống như clostridia, chúng là vi khuẩn yếm khí không bắt buộc, cạnh tranh rất mạnh với vi khuẩn lên men lactic về nguồn ñường hoà tan. Enterobacteria lên men ñường tạo ra hỗn hợp sản phẩm bao gồm axit axetic, ethanol và H2. Giống như clostridia, chúng có khả năng khử carboxyl và khử amin các axit amin ñể tạo ra amoniac. pH thích hợp cho sự phát triển của nhóm vi khuẩn này là 7,0 do vậy chúng chỉ hoạt ñộng ở giai ñoạn ñầu của ủ chua khi mà pH của khối ủ chưa hạ thấp. Các loài thuộc nhóm này thường thấy trong thức ăn ủ chua là Escherichia coli và Erwinia herbicola. Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 8 - Vi khuẩn nhóm Bacillus: Nhóm vi khuẩn này rất phổ biến trong thức ăn xanh, nhưng sẽ bị ức chế khi axit lactic hình thành. Tuy nhiên, nhóm vi khuẩn này có nhiều trong thức ăn ủ chua không kín khí. Nhiều trường hợp xẩy thai ở bò khi ăn phải thức ăn ủ chua nhiễm Bacillus lichiniformis. - Nấm mốc: Nấm mốc có sẵn trong ñất trồng và trên cây thức ăn, phát triển dưới dạng ñơn bào (nấm men) hoặc sợi ña bào (nấm mốc). Các loài nấm men trong thức ăn ủ chua là Candida, Saccharomyces và Torulopsis. Chúng gây hỏng thức ăn ủ chua khi không khí lọt ñược vào khối ủ. ðại ña số nấm mốc là những loài ưa khí nghiêm ngặt nên chúng chỉ phát triển trên bề mặt của thức ăn ủ chua. ðã phân lập ñược rất nhiều loài nấm mốc trên các loại thức ăn ủ chua khác nhau, và phần lớn chúng ñều có khả năng sản sinh ra ñộc tố mycotoxin (Bảng 1.2). Bảng 1.2. Một số loài nấm mốc và mycotoxin của chúng trong thức ăn ủ chua Nấm mốc Penicillium roqueforti Mycotoxin Roquefortine A, B & C; PR toxin; Axit microfinolic; Axit penicillic Byssochlamys nivea Patulin Paecilomyces viriotii Patulin Aspergillus clavatus Patulin; cytochanasin E; tryptoquinolins Aspergillus fumigatus Fumiclavines A & C; fumitoxins A, B & C; gliotoxin Aspergillus flavus Aflatoxins; Axit cyclopiazonic Fusarium culmorum Dioxynivalenol; T2 toxin; HT toxin; zearelenone Fusarium Zearelenone crookwellense Có ít trường hợp gia súc mắc bệnh ngộ ñộc mycotoxin cấp tính khi sử dụng thức ăn ủ chua một phần do một số loại mycotoxin như zearelenone, ochratoxin và một số trichothecenes ñã ñược vi khuẩn dạ cỏ phân giải. Nhưng các ảnh hưởng của Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 9 mycotoxin ñến tỷ lệ thụ thai, miễn dịch, hệ thần kinh của gia súc ñã ñược chứng minh khi gia súc ăn thức ăn ủ chua ñã bị hỏng do tiếp xúc một thời gian dài với không khí. Cũng cần tránh nguy cơ ñộc tố mycotoxin tiếp xúc với con người trong công việc, sự dây nhiễm vào thức ăn của con người. Không nên cho gia súc ăn thức ăn ủ chua ñã bị mốc, ñồng thời phải cẩn trọng khi tiếp xúc. Nén chặt và bịt kín thiết bị ủ hạn chế tối ña thức ăn ủ chua tiếp xúc với không khí sẽ ngăn chặn ñược nấm mốc. Chỉ cần một lỗ hở, lỗ thủng ñể không khí lọt vào khối ủ sẽ gây ra một khoảng mốc lớn trong khối ủ. Sau khi mở túi ủ, bể ủ ñể lấy thức ăn cho gia súc ăn thì có nguy cơ thức ăn sẽ bị mốc do không khí tràn vào khối ủ. Trong trường hợp này phải tính toán diện tích bề mặt mở lấy thức ăn, phương pháp lấy thức ăn, tốc ñộ sử dụng thức ăn ñể hạn chế sự tiếp xúc của thức ăn với không khí. Hiện nay cũng thường sử dụng axit hữu cơ và muối của chúng bổ sung khi tiến hành ủ chua ñể ức chế quá trình tái lên men. Người ta phân biệt 3 giai ñoạn lên men thức ăn trong quá trình ủ chua: - Giai ñoạn thứ nhất: Giai ñoạn ñầu tiên của lên men thức ăn là giai ñoạn lên men hỗn hợp - bắt ñầu từ ngay sau khi ñưa thức ăn vào ủ và kết thúc khi ñiều kiện yếm khí hoàn toàn ñược thiết lập. ðặc trưng của giai ñoạn này là sự lên men thức ăn bởi hỗn hợp các nhóm VSV có sẵn trong nguyên liệu thức ăn ban ñầu. Bên cạnh nhóm VSV kị khí bắt buộc (vi khuẩn lên men lactic, nấm men) còn có nhóm VSV hiếu khí không mong muốn phát triển (vi khuẩn gây thối, nấm mốc). Thời gian ủ càng kéo dài và mức ñộ nén không tốt dẫn ñến giai ñoạn thứ nhất càng kéo dài, làm tăng tổn thất giá trị dinh dưỡng và giảm chất lượng của cỏ ủ chua. - Giai ñoạn thứ hai: ðặc trưng của giai ñoạn này là ñiều kiện yếm khí ñược thiết lập và sự lên men mạnh mẽ của nhóm vi khuẩn lên men lactic, mà kết quả là khối thức ăn bị chua (giảm pH). Sự phát triển của nhóm VSV không mong muốn bị ức chế. - Giai ñoạn thứ ba: Giai ñoạn thứ ba gắn liền với việc kết thúc các quá trình sinh hoá và VSV học trong khối thức ăn ủ chua. Các axit hữu cơ ñược hình thành và tích luỹ trong Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 10 khối thức ăn ủ chua làm hạ pH của khối thức ăn (3,8 - 4,2), làm cho các vi khuẩn lên men lactic bị chết. Trong thức ăn ủ chua tốt, axit lactic chiếm ưu thế hơn so với axit axetic (3 - 4/1). Ủ chua thức ăn có ñộ ẩm cao, thức ăn giàu protein nhưng nghèo ñường hoà tan sẽ dẫn ñến quá trình lên men butyric không mong muốn, làm giảm chất lượng thức ăn ủ chua. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến chất lượng thức ăn ủ chua Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng ñến chất lượng thức ăn ủ chua: (1) chất lượng nguyên liệu ủ và (2) chất lượng lên men thức ăn. 1.2.1. Chất lượng nguyên liệu ủ Chất lượng nguyên liệu ban ñầu sẽ quyết ñịnh chất lượng thức ăn ủ chua. Giá trị dinh dưỡng của cỏ khi còn non sẽ cao và giảm nhanh chóng theo giai ñoạn sinh trưởng. Tuy nhiên hàm lượng chất khô của cỏ sẽ tăng khi cỏ già. Do vậy thời ñiểm thu hoạch cỏ cho ủ chua phải ñược tính toán sao cho hài hoà giữa năng suất chất khô và giá trị dinh dưỡng của cỏ. Việc sử dụng thêm chất bổ sung khi ủ chua một số loại phụ phẩm nông nghiệp/hoặc chế biến nông sản có thành phần các chất dinh dưỡng tương ñối ñơn ñiệu (không cân ñối) sẽ giúp nâng cao chất lượng thức ăn ủ chua. 1.2.2. Chất lượng lên men Các yếu tố ảnh hưởng ñến chất lượng lên men bao gồm: hàm lượng ñường hoà tan, nhiệt ñộ ủ, VSV, ñiều kiện yếm khí, ñộ ẩm của nguyên liệu ủ. - Hàm lượng ñường hoà tan: Thành công của việc ủ chua tùy thuộc vào hàm lượng ñường trong nguyên liệu, chất này sẽ cung cấp cơ chất cho vi khuẩn lactic lên men thành axit lactic mà nồng ñộ tích lũy của nó sẽ hạ pH của khối thức ăn xuống mức cần thiết (4,2). Người ta ñưa ra khái niệm “hàm lượng ñường tối thiểu” khi ủ chua như sau: Hàm lượng ñường tối thiểu là hàm lượng ñường cần thiết ñể hình thành nên axit hữu cơ trong quá trình lên men thức ăn, mà axit hữu cơ này ñủ ñể hạ pH của khối thức ăn xuống 4,2. Hàm lượng ñường tối thiểu sẽ khác nhau ở các nguyên liệu thức ăn khác nhau (do có hệ ñệm khác nhau). Dựa vào tương quan giữa hàm lượng ñường thực tế và hàm lượng ñường tối Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan