Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài “ phân bón hóa học – lớp 11 hóa học – ban ...

Tài liệu Sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài “ phân bón hóa học – lớp 11 hóa học – ban cơ bản” cho học sinh lớp 11 trường thpt tân lập, đan phượng, hà nội

.DOCX
18
22896
122

Mô tả:

Giáo án 11 cơ bản Phiếu thông tin về nhóm giáo viên dự thi - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - Trường trung học phổ thông Tân Lập - Địa chỉ: Xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội Điện thoại: 0433662765 - Thông tin về giáo viên: 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Môn: Hóa học Ngày sinh: 04/01/1984 Điện thoại: 01689212830 Email: [email protected] 2. Họ và tên: Vũ Thị Tú Lan Ngày sinh: 26/11/1982 Điện thoại: 0975307793 Môn: Sinh học Email: [email protected] 1 Giáo án 11 cơ bản 1. Tên chủ đề: Sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài “ Phân bón hóa học – Lớp 11 hóa học – Ban cơ bản” cho học sinh lớp 11 trường THPT Tân Lập, Đan Phượng, Hà nội. 2. Mục tiêu dạy học : - Kiến thức của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là : +Môn Hóa học: Công thức hóa học, tính chất vật lí, tính chất hóa học, tác dụng và cách điều chế của phân bón. + Môn Sinh học :Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng phát triển của cây trồng. + Môn Công nghệ : Cách sử dụng phân bón trong trồng trọt một cách hợp lý và an toàn. + Giáo dục môi trường : Dư lượng phân bón ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí gây ảnh hưởng sức khỏe con người và hướng giải quyết. + Môn Giáo dục Công dân : Có ý thức bảo vệ môi trường và xử lí tình huống liên quan đến bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. -Kĩ năng: + Học sinh cần có năng lực tìm hiểu, thu thập, xử lí thông tin và làm việc nhóm. + Vận dụng những kiến thức liên môn: Hóa học; Sinh học; Tích hợp giáo dục môi trường; Công nghệ; Giáo dục công dân khi học bài “Phân bón hóa học”. -Thái độ : + Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm + Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề trong thực tiễn. 3. Đối tượng dạy học của dự án: Học sinh khối lớp 11 – Ban cơ bản – Trường THPT Tân Lập, Đan Phượng, Hà nội. 4. Ý nghĩa, vai trò của dự án: - Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống xã hội làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống. - Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế, từ đó tự xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân. - Qua việc thực hiện dự án sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong môn học nhanh và hiệu quả. 2 Giáo án 11 cơ bản - Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy khả năng tư duy tích cực, sáng tạo và độc lập. Như vậy, qua dự án này học sinh không chỉ nắm được thành phần, tính chất lí hóa của phân bón mà còn thấy được vai trò quan trọng của phân bón, hiểu được tác hại của việc sử dụng phân bón không đúng cách, từ đó nêu được những biện pháp bón phân thích hợp nhằm bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. 5. Thiết bị dạy học:  Máy chiếu.  Máy ảnh.  Máy vi tính.  Hóa chất: Đạm urê, đạm amoni sunfat, phân lân, phân kali clorua, nước cất, dung dịch HCl loãng  Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, giá, thìa, ống hút,... 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: - Cách thức: Mô tả bằng giáo án và slide powerpoint, sử dụng sơ đồ tư duy khái quát bài học. - Thời gian: Bài học được tiến hành trong 2 tiết học (90 phút) Trong quá trình dạy học chia thành các hoạt động. Các hoạt động này tương ứng với các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho học sinh về nhà chuẩn bị trước. - Nhiệm vụ của giáo viên: Chia nhóm, phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm chuẩn bị. - Nhiệm vụ của học sinh: Học sinh tự nghiên cứu các tài liệu trong sách, các tạp trí, các thông tin trên mạng internet sưu tầm các tư liệu và trình bày kết quả bằng powerpoint hoặc tranh ảnh, video... Cụ thể chia hoạt đông cho từng nhóm như sau: + Hoạt động 1: Tìm hiểu về các loại phân bón hóa học: phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phức hợp và phân vi lượng. + Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách bón phân hợp lý. + Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của dư lượng phân bón ảnh hưởng đến cây trồng, con người và môi trường. Từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục. + Hoạt động 4: Tìm hiểu về hoạt động sản xuất phân bón và ảnh hưởng của nó đến con người và môi trường. -Hoạt động 5: Tìm hiểu thực trạng việc bón phân cho cây rau ở xã Tân Lập, từ đó đề xuất cách bón phân hợp lý để sản xuất rau an toàn. 3 Giáo án 11 cơ bản 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập. - Sau khi thực nghiệm chúng tôi đã khảo sát mức độ hiệu quả của bài giảng tích hợp liên môn mà chúng tôi vừa thực nghiệm với 3 lớp 11A1 (42 học sinh), 11A2 (41 học sinh), 11A3 (40 học sinh) thu được kết quả như sau: Lớp Rất hiệu quả Hiệu quả Bình thường 11A1 11A2 11A3 20 18 19 14 15 15 8 8 6 Không hiệu quả 0 0 0 8. Các sản phẩm của học sinh. Ảnh : HS làm thí nghiệm nhận biết phân bón Ảnh : Trình bày của học sinh nhóm 2 4 Giáo án 11 cơ bản Ảnh : Trình bày của nhóm 3 về tác hại do dư lượng phân bón hóa học Ảnh : Giáo viên chỉ ra một số biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường. 5 Giáo án 11 cơ bản Nhóm `1 6 Giáo án 11 cơ bản Bài 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC Kiến thức liên quan đến bài học: Kiến thức về muối amoni, muối nitrat, photphat. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS biết: - Khái niệm phân bón hóa học và phân loại - Thành phần, tác dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng. - Tác hại của dư lượng phân bón ảnh hưởng đến cây trồng, con người và môi trường 2. Kĩ năng: - Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học. - Sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học. - Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng. - Kĩ năng tư duy độc lập và làm việc nhóm. 3.Thái độ: - Học sinh có ý thức và tích cực trong bài học, thông qua đó các em yêu thích hơn môn hóa học, cũng như các môn Sinh học; Công nghệ; Giáo dục công dân. Sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết một số tình huống cụ thể. - Học sinh hứng thú với việc sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết một số tình huống cụ thể - Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống. II. CHUẨN BỊ : * Chuẩn bị của giáo viên: Một số tranh ảnh, tư liệu về sản xuất các loại phân bón ở Việt Nam: Nhà máy phân đạm Hà Bắc; Nhà máy Supephotphat Lâm Thao; Mỏ apatit. Máy chiếu, bảng nhóm, bút dạ, giấy A4, máy vi tính. Mẫu vật các loại phân bón. Sơ đồ về nội dung chính của bài học về thành phần, tính chất, cách điều chế các loại phân trong bài. GV chia nhóm học sinh thành 5 nhóm cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Phiếu học tập theo phụ lục 01. * Chuẩn bị của học sinh: (theo phụ lục 01) III. PHƯƠNG PHÁP: - Đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm. - Phương pháp trực quan : sử dụng tranh ảnh, mẫu vật thật, xem phim. - Phương pháp thuyết trình. 7 Giáo án 11 cơ bản IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG. 1. Ổn định tổ chức – Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ Hoàn thành dãy biến hóa sau : HNO3  H3PO4  Ca(H2PO4)2   KNO3 (NH4)2HPO4 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG GV: Em hãy quan sát hình ảnh và nhận xét sự sinh trưởng của cây trong 2 trường hợp sau: HS: Sau khi sử dụng phân bón cây tốt hơn GV: Cây sinh trưởng phát triển tốt hơn khi cây được bón đầy đủ phân bón. Vậy phân bón hóa học là gì? Có những loại nào? Tác dụng, cách điều chế và cách sử dụng mỗi loại thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay Hoạt động 1 : Tìm hiểu về phân bón hóa học. Mối quan hệ giữa phân bón và năng suất cây trồng GV : Phân bón hóa học là gì ? HS : Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất mùa * Định nghĩa phân bón hóa học: Phân bón hóa học: chứa các nguyên tố dinh màng. GV : Hãy kể tên một số phân bón hóa học dưỡng như N, P, K,…Mn, Fe, Zn,… bà con nông dân thường sử dụng ? HS: Có 5 loại phân hóa học thường dùng là phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phức hợp (phổ biến là phân NPK) và phân vi lượng 8 Giáo án 11 cơ bản GV yêu cầu đại diện nhóm 1 lên bảng trình bày phần chuẩn bị ở nhà của HS bằng sơ đồ tư duy. GV cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa và đặt câu hỏi GV đặt thêm các câu hỏi cho các nhóm. GV : Tại sao lại có thể coi urê là đạm amoni ? HS : Vì (NH2)2CO +2H2O  (NH4)2CO3 GV : Hãy tính độ dinh dưỡng của đạm urê nguyên chất ? 2 .14 %m N = . 100=46,67% 60 HS : GV : Tại sao supephotphat (super lân) chia thành supephotphat đơn và supephotphat kép ? HS : * Supephotphat đơn được điều chế qua 1 giai đoạn: Ca3(PO4)2+2H2SO4Ca(H2PO4)2+2CaSO4 * Supephotphat kép được điều chế qua 2 giai đoạn: Ca3(PO4)2+3H2SO4  2H3PO4 + 3CaSO4 Ca3(PO4)2 +4H3PO4  3Ca(H2PO4)2 GV: Tại sao phân lân nung chảy không tan trong nước nhưng vẫn được sử dụng làm phân bón cho cây? HS: Vì phân lân nung chảy tan được trong axit xitric 2% có trong đấtPhân lân nung chảy thích hợp cho đất chua phèn Nội dung bài theo sơ đồ bài học GV: Cho HS quan sát 4 loại mẫu vật phân bón do giáo viên đã chuẩn bị trước : Urê, đạm amoni sunfat, phân lân nung chảy và kaliclorua GV:Yêu cầu học sinh nhận biết các loại phân hóa học trên bằng màu sắc và thí nghiệm thật? (GV chuẩn bị trước dụng cụ, nước và hóa chất HCL) HS lên bảng trả lời và tự bố trí thí nghiệm: Kết quả : - KCl màu hồng - Phân lân nung chảy màu xám - Hai chất còn lại hòa vào nước sau đó lấy ở mỗi loại 2ml cho vào 2 ml dung dịch HCl loãng đã chuẩn bị sẵn. Ống nghiệm nào có khí bay lên là urê, còn lại là amoni sunfat. (NH2)2CO +2H2O  (NH4)2CO3 (NH4)2CO3+2HCl 2NH4Cl+CO2+ H2O 9 Giáo án 11 cơ bản Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bón phân hợp lý. GV : Theo tổ chức FAO, ở nước ta, cho đến năm 1990, trung bình phân bón làm tăng 35% tổng sản lượng, bón 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên chất thu được 13 tấn hạt ngũ cốc. Vậy chúng ta cần bón phân hóa học như thế nào cho hợp lý và hiệu quả? GV: Yêu cầu đại diện nhóm 2 lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm. HS : Trình bày như sơ đồ bên Cụ thể : + Phân Đạm : Cần nhiều cho cây ăn lá và các loại rau, thường được bón sớm lúc cây còn non. + Phân Lân: Cần nhiều cho cây lấy thân, củ, hoa: cây họ đậu, mía…, dùng khi bón lót. + Phân Kali: Bón cho cây ăn quả, lấy củ như: Bưởi, xoài, dưa chuột, khoai tây, cam, quýt….Bón vào lúc cây có quả làm cho quả ngọt hơn và có màu sắc đẹp. 10 Giáo án 11 cơ bản GV cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung và chỉnh sửa GV nhận xét, bổ sung và đặt thêm câu hỏi cho các nhóm: GV: Trong thực tế loại đạm nào được sử dụng rộng rãi nhất? Tại sao? HS: - Đạm urê được sử dụng rộng rãi do hàm lượng N cao (46%), tan nhiều trong nước, cây dễ hấp thụ và có MT trung tính phù hợp với nhiều vùng đất GV: Có nên bón đạm amoni hoặc urê cho đất có môi trường kiềm không ? Tại sao ? HS : - Không, vì: NH4+ + OH-  NH3 + H2O GV: Vậy có thể bón đạm amoni và urê cùng với vôi bột được không? HS: - Không, vì: NH4+ + OH-  NH3 + H2O GV:Tại sao trời rét đậm không nên bón Ure? HS: Trời rét đậm không nên bón phân Ure cho cây vì phân Ure khi tan trong nước thu nhiệt làm nhiệt độ hạ, cây không hấp thụ được, có trường hợp cây còn bị ngộ độc và chết. GV: Khi trời rét bà con thường bón tro cho cây, tại sao ? HS: Vì trong tro có K2CO3 cung cấp K+ cho cây, tăng sức chống chịu rét GV: Giải thích câu thành ngữ sau: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên. Tại sao sau mưa giông lúa (cây cối )lại xanh tốt? HS: Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, N 2 trong không khí bị biến đổi thành đạm dưới dạng ( NO3-, và NH4+ )cung cấp cho cây. 11 Giáo án 11 cơ bản Hoạt động 3: Tìm hiểu về dư lượng phân bón ảnh hưởng đến cây trồng con người và môi trường. - Việc lam dụng bón quá nhiều phân bón, cây không hấp thu hết gây ảnh hưởng đến cây trồng, con người và môi trường. GV: Yêu cầu HS nhóm 3 lên trình bày. HS: Nhóm 3 lên bảng trình bày phần chuẩn bị của nhóm. GV: Cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung và kết luận. GV: Đặt câu hỏi cho các nhóm. GV: Bón quá nhiều phân cây có thể bị chết vì sao? HS:Bón quá nhiều phân bón tạo môi trường ưu trương nên cây không hút được nước. GV: Khắc phục bằng cách nào? HS: Bón phân hóa học vừa đủ, phù hợp nhu cầu cây trồng. GV có thể bổ sung thêm -Trồng cây xen canh ví dụ trồng cây họ đậu để cải tạo đất tăng lượng đạm cho đất một cách tự nhiên. - Cần sử dụng các loại phân bón dạng chậm tan để cây trồng sử dụng một cách từ từ tăng hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường. - Tăng cường bón phân hữu cơ có tác dụng làm tăng hàm lượng mùn trong đất, do đó tăng khả năng giữ phân. GV: Thông báo: Theo ông Đinh Vũ Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT), do nông dân thiếu hiểu biết, sử dụng phân bón bừa bãi, mỗi năm có tới 60-65% lượng phân đạm bị cây trồng "chê" (tương đương 1,77 triệu tấn), gần 60% lượng lân (khoảng 2,1 triệu tấn) và kali (344 nghìn tấn) được bón nhưng cây trồng không hấp thụ. Lượng đó sẽ tồn sư lại trong môi trường đất. - Các dạng phân hóa học đều là các muối của acid (hoặc là muối kép hoặc là muối đơn) nên khi hòa tan thường gây chua cho môi trường đất 12 Giáo án 11 cơ bản - Sự tích lũy cao các hóa chất dạng phân bón cũng gây hại cho môi trường sinh thái đất về mặt cơ lí tính. Đất nén chặt, đất trở nên chai cứng, tính thông khí kém đi, vi sinh vật ít đi vì hóa chất hủy diệt vi sinh vật. - Nếu trong sản phẩm có chứa nhiều đạm, nhất là không cân đối thì đạm sẽ chuyển từ NH4+ sang NO3-, khi vào cơ thể người NO3- sẽ chuyển sang dạng NO2-, gây hại cho tim, phổi và gan. VD: Dư lượng Nitrat gây ra hội chứng trẻ xanh (Methemoglobinemia), ung thư dạ dày. Đặc biệt, dư lượng Nitrat biểu hiện rõ nhất ở trẻ em. GV: Tại sao một số ngư dân vẫn dùng phân đạm urê để bảo quản hải sản? Có ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng không? Theo em cách khắc phục thế nào? HS: Vì: + Khi urê hòa tan trong nước thì thu một lượng nhiệt khá lớn, giúp hải sản giữ được lạnh và ức chế vi khuẩn gây thối do vậy hải sản không bị ươn, hỏng, làm cho hải sản tươi lâu. + Giá rẻ - Khi ăn phải các loại rau hoặc hải sản có chứa dư lượng phân urê cao thì người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và tử vong. Nếu ăn rau hoặc hải sản có hàm lượng urê ít nhưng trong một thời gian dài sẽ bị ngộ độc mãn tính, thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân, giảm trí nhớ và mất ngủ. Khi hàm lượng N vượt quá ngưỡng cho phép, có thể dẫn đến suy giảm hô hấp của tế bào, làm tăng sự phát triển của các khối u và là tiền đề gây ra bệnh ung thư. Cách khắc phục: - Dùng đá lẫn muối, để trong thùng kín, sạch duy trì ở 00C (ngăn cấp đông). Ngộ độc cấp tính Hội chứng trẻ xanh biểu hiện ở người lớn và trẻ em. 13 Giáo án 11 cơ bản Hoạt động 4 : Tìm hiểu về hoạt động sản xuất phân bón, ảnh hưởng của nó đến môi trường? Nhu cầu về phân bón rất lớn, các nhà máy phân bón trong nước phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của nông dân tuy nhiên do hoạt động sản xuất này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. GV : Yêu cầu nhóm 4 lên trình bày. HS - Một số công ty sản xuất phân bón hóa học ở nước ta Ướp cá bằng muối và nước đá giúp bảo quản cá được lâu - Một số nhà máy sản xuất phân đạm, lân như : nhà máy đạm Phú Mỹ, đạm Hà bắc, nhà máy phân lân Ninh Bình, Văn Điển, Lâm Thao… - Quá trình sản xuất phân bón đã thải ra một số hóa chất độc hại như SO2, SO3, H2S, NO2, phốt pho… tích tụ, ngấm vào đất vào nước qua nhiều năm khiến môi trường ở khu vực xung quanh bị ô nhiễm nặng gây nên một số bệnh nguy hiểm. GV: Cho các nhóm nhận xét, bổ sung. GV: Kết luận, đánh giá GV: Thông báo: Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, tính từ năm 1991 đến cuối năm 2005, tại xã Thạch Sơn có 304 người chết thì đã có tới 106 người (chiếm 34,86%) chết do mắc bệnh ung thư. Theo báo cáo của đoàn khảo sát của Cục Bảo vệ môi trường và Viện Công nghệ môi trường thì không khí khu vực Thạch Sơn bị ô nhiễm rất nghiêm trọng bởi các chất khí sulfur oxide (SO2, SO3), chì (Pb), sulfur hydro (H2S), amoniac (NH3), acid hydro (HCl), hydro florua (HF), nitrite kim loại (NO2). Hàm lượng các thông số trên đều vượt quá tiêu chuẩn môi trường VN cho phép. Các chất ô nhiễm tập trung chủ yếu xung 14 Giáo án 11 cơ bản quanh khu vực Công ty supephôtphat và hóa chất Lâm Thao và Công ty cổ phần pin ăcqui Vĩnh Phú. Hậu quả của ô nhiễm môi trường là vô cùng nguy hiểm, có ảnh hưởng không chỉ tới sức khỏe của con người đang sống mà ngay cả các thế hệ tương lai cũng có thể phải gánh chịu. GV: Vậy mỗi chúng ta cần phải có biện pháp gì để làm không khí xung quanh trong sạch hơn ? HS : Trồng rừng, trồng cây, bảo vệ môi trường sống xung quanh, tuyên truyền ... GV bổ sung : Trong gia đình có thể trồng một số loại cây trồng như là những chiếc máy lọc không khí tự nhiên, hiệu quả là cây nhện, cây lan ý, cây cọ cảnh, cây kim tiền… Hoạt động 5: Tìm hiểu thực trạng bón phân cho rau tại xã Tân Lập em. Từ đó đề xuất quy trình bón phân hợp lý? GV: Yêu cầu nhóm 5 lên trình bày. GV: Cho các nhóm khác bổ sung GV: Nhận xét và bổ sung. Yêu cầu HS nêu được - Loại đất : Đất thịt nhẹ, đất hơi chua. - Các loại rau hay trồng: Su hào, các loại rau cải, các loại rau thơm... -Đa số sử dụng phân bón hóa học. -Một số sử dụng phân chuồng hữu cơ đã hoai mục, nước giải để bón cho cây. GV cho học sinh theo dõi một đoạn phim. Giải pháp cụ thể : Lượng phân và cách bón cho bắp cải theo Nhà máy Supe photphot và Hóa chất Lâm 15 Giáo án 11 cơ bản tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn: - Lượng phân bón cho 1ha: 20 - 25 tấn phân chuồng hoai mục, 350 - 400 kg super lân, 300 kg đạm urê, 200 kg phân kali. - Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân. Rạch hai hàng trên mặt luống bón phân, sau đó lấp đất hoặc bón theo hốc trồng cây. - Bón thúc lần 1: Thời kỳ hồi xanh, sau trồng 7 - 10 ngày, bón 70 kg urê và 60 kg kali sunfat hoà tưới vào gốc kết hợp xới vun làm cỏ vét rãnh. - Bón thúc lần 2: Thời kỳ trải lá bàng, sau trồng 20 - 25 ngày, bón 150 kg urê và 80 kg kali sunfat, bón cách gốc 20 cm kết hợp xới xáo làm cỏ lấp phân. - Bón thúc lần 3: Thời kỳ cuốn bắp, sau trồng 30 - 35 ngày, bón nốt lượng phân còn lại, có thể bón vào gốc hoặc hòa nước tưới. Thao hằng ngày vẫn nhả đầy khói mang mùi khó chịu Cây lan ý Lá cây nhện Cây cọ cảnh 16 Giáo án 11 cơ bản GV : Thông báo : Phân bón hóa học rất cần thiết cho cây trồng nhưng có thể phá hủy hệ sinh thái và chuỗi thức ăn của vi sinh vật. Đất cần vi khuẩn để phân hủy các chất hữu cơ. Phân hóa học làm tăng lượng nitơ trong đất tạo môi trường quá ưu trương nên rễ cây; giun, vi khuẩn… không thể sống trên đó, đất trở thành đất chết! Tệ hại hơn,việc phun bón thừa phân hóa học gây lắng đọng nitrat, ô nhiễm nguồn nước ngầm và môi trường xung quanh, dẫn đến bệnh chậm phát triển ở trẻ em và ung thư dạ dày, vòm họng ở người lớn. Do vậy khi bón phân hóa học cần chú ý: - Bón vừa đủ, phù hợp nhu cầu cây trồng; - Áp dụng qui tắc 4 đúng: đúng loại, đúng liều, đúng lúc, đúng cách; - Cải tạo đất và môi trường sau khi bón phân. Các em cần lưu ý hướng sử dụng phân bón, hạn chế sử dụng phân bón hoá học và tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và phân vi sinh. Vì thế hệ hôm nay và mai sau, vì sức khỏe và phồn vinh của loài người. Trong sản xuất chúng ta phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của người sản xuất đối với người tiêu dùng. Không nên vì lợi ích trước mắt mà làm cho thiên nhiên nghèo đi, ảnh hưởng đến môi trường sống của cả cộng đồng. Sau khi nghiên cứu bài học này các em hãy tuyên truyền để giúp cho những người khác hiểu về ưu và nhược điểm của phân bón hóa học để sử dụng một cách hợp li khoa học là bảo vệ chính cuộc sống tương la của chúng ta. 4.Củng cố Câu 1: Đạm urê có thành phần chính là A. (NH4)2CO3 B. (NH2)2CO C. NH4Cl D. Ca(H2PO4)2 Đáp án:B Câu 2: Khi bón đạm amoni cho cây, không bón cùng A. phân hỗn hợp B. phân kali C. phân lân D. Vôi Đáp án: D Câu 3: Phân lân nung chảy phù hợp nhất với đất có môi trường A. Axit B. Bazơ C. Trung tính D. Cả A, B, C Đáp án: A Câu 4: Sau khi bón đạm cho rau có thể thu hoạch rau thời gian nào tốt nhất để sản phẩm an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân? Giải thích? A. A. 1-3 ngày sau khi bón. B. 5-9 ngày sau khi bón. C. 10-15 ngày sau khi bón. D. 16-20 ngày sau khi bón . Đáp án: C Đáp án C vì lượng nitrat trong rau thấp an toàn cho sức khỏe con người. Câu 5: Cây trồng có thể hấp thu nguyên tố Nitơ, Photpho, Kali dưới dạng. A. NH3, P2O5, K2O B. NO3-, P, K+ C. NH4+, H2PO4-, K+ D. N2, PO43-, K+. Đáp án B Câu 6: Một loại phân Lân nung chảy có chứa 30% Ca(PO4)2. Độ dinh dưỡng của phân Lân là: A. 30% B. 13,74% C. 16,03% D. 18,4% Câu 7: Loại phân bón có tác dụng làm tăng sức chống bệnh, chống rét, chịu hạn, giúp cây hấp thụ đạm tốt hơn. A. Phân Đạm. B. Phân Lân. C. Phân Kali Câu 8: Cách điều chế ”HNO3 + muối cacbonat” là của loại phân bón nào sau đây: A. Đạm Nitrat. B. Đạm. C. Supe photphat đơn D. Phân Kali. 17 Giáo án 11 cơ bản Đáp án: A Câu 9: Loại phân bón hóa học nào dùng để bón cho cây trồng đạng trong thời kì sinh trưởng mạnh có tác dụng làm cành lá cứng khỏe, hạt chắc, củ, quả to A. Phân Đạm B. Phân Lân Phân Kali Đáp án : B Câu 10: Theo tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn: Lượng phân bón cho 1ha là 20 - 25 tấn phân chuồng hoai mục, 350 - 400 kg super lân, 300 kg đạm urê, 200 kg phân kali. Vậy muốn trồng rau bắp cải trong vườn nhà có diện tích 40 m 2 em cần lượng phân bón mỗi loại là bao nhiêu. Đáp số: 80-100 kg phân chuồng hoai mục, 1,4 – 1,6 kg supe Lân, 1,2 kg đạm ure, 0,8 kg Kali. 5. Bài tập về nhà. - Dự án nghiên cứu tiếp theo dành cho học sinh các nhóm về nhà hoàn thành: Em hãy chọn một đối tượng cây trồng và hãy đề xuất một công thức bón phân hợp lí để sản xuất an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao. - Giáo viên in sẵn phần sản xuất rau an toàn cho học sinh về nhà nghiên cứu thêm (theo phụ lục 03) - Học bài và ôn tập kiến thức của cả chương nitơ - photpho. - Làm các bài tập SGK và bài tập phần luyện tập. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan