Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng kênh hình có hiệu quả trong dạy học địa lí ở tiểu học...

Tài liệu Sử dụng kênh hình có hiệu quả trong dạy học địa lí ở tiểu học

.PDF
81
284
56

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÙI THỊ THỦY SỬ DỤNG KÊNH HÌNH CÓ HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÙI THỊ THỦY SỬ DỤNG KÊNH HÌNH CÓ HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tự nhiên - Xã hội KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Lê Văn Đăng Sơn La, năm 2015 LỜI CẢM ƠN Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths. Lê Văn Đăng – người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Tiểu học – Mầm non, thư viện Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ em. Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh trường Tiểu học Kim Truy trong suốt quá trình quan sát, tìm hiểu thực tế và thực nghiệm khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp K52 – Đại học Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 05 năm 2015 Ngƣời thực hiện Bùi Thị Thủy DANH MỤC VIẾT TẮT 1. GV : Giáo viên 2. HS : Học sinh 3. SGK : Sách giáo khoa 4. HSTH : Học sinh tiểu học 5. HCM : Hồ Chí Minh 6. TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 4 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 4 5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4 7. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 4 8. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4 9. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 5 10. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................... 5 PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC .................. 6 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 6 1.1.1. Kênh hình và vai trò của kênh hình trong dạy học Địa lí ........................... 6 1.1.1.1. Khái niệm kênh hình ................................................................................ 6 1.1.1.2. Phân loại kênh hình ................................................................................. 6 1.1.1.3. Vai trò của kênh hình trong dạy học Địa lí .............................................. 7 1.1.1.4. Yêu cầu về các loại kênh hình trong dạy học Địa lí ở Tiểu học ............ 10 1.1.2. Chương trình, sách giáo khoa môn Địa lí ở Tiểu học ............................... 11 1.1.2.1. Chương trình môn Địa lí ở tiểu học ...................................................... 11 1.1.2.2. Sách giáo khoa ....................................................................................... 13 1.1.3.Cơ sở tâm lí học của việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí ở tiểu học…….. ............................................................................................................. 14 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 17 1.2.1. Thực tiễn sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí ở Tiểu học hiện nay ......... 17 1.2.1.1. Mục đích khảo sát .................................................................................. 17 1.2.1.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................. 17 1.2.1.3. Nội dung khảo sát................................................................................... 17 1.2.1.4. Các phương pháp điều tra khảo sát ........................................................ 18 1.2.1.5. Phân tích kết quả .................................................................................... 18 1.2.1.6. Đánh giá chung về thực trạng ................................................................ 20 1.2.2. Thực tiễn nhận thức về vai trò của kênh hình trong dạy học Địa lí ở Tiểu học……. .............................................................................................................. 24 Tiểu kết chương 1................................................................................................ 25 CHƢƠNG 2: SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC ......................................................................................................... 27 2.1. Các nguyên tắc trong khai thác kênh hình ................................................... 27 2.1.1. Nguyên tắc mục tiêu ................................................................................. 27 2.1.2. Nguyên tắc hiệu quả .................................................................................. 28 2.1.3. Nguyên tắc hệ thống.................................................................................. 29 2.1.4. Nguyên tắc phù hợp .................................................................................. 29 2.1.5. Kết hợp sử dụng dụng cụ dạy học đã có với việc khai thác cơ sở vật chất ngoài xã hội ......................................................................................................... 30 2.2. Hệ thống kênh hình trong dạy học Địa lí ở Tiểu học ................................... 31 2.2.1. Bản đồ giáo khoa ....................................................................................... 31 2.2.1.1. Khái niệm bản đồ giáo khoa................................................................... 31 2.2.1.2. Phân loại bản đồ giáo khoa .................................................................... 33 2.2.1.3. Phương pháp khai thác bản đồ giáo khoa ............................................ 34 2.2.2. Số liệu thống kê, biểu đồ ........................................................................... 36 2.2.2.1. Số liệu thống kê ...................................................................................... 36 2.2.2.2. Biểu đồ ................................................................................................... 38 2.2.3. Tranh ảnh địa lí ......................................................................................... 40 2.2.3.1. Khái niệm và đặc điểm của tranh ảnh địa lí ........................................... 40 2.2.3.2. Hướng dẫn học sinh làm việc với tranh ảnh .......................................... 41 2.2.3.3. Phương pháp khai thác tranh ảnh địa lí .................................................. 42 2.3. Tìm kiếm kênh hình từ các nguồn ngoài sách giáo khoa ............................. 44 2.3.1. Giới thiệu về mạng Internet ...................................................................... 44 2.3.2. Sử dụng công cụ tìm kiếm hình ảnh trên mạng Internet ........................... 45 2.4. Thiết kế một số giáo án có sử dụng kênh hình theo phương pháp mới ............. 46 2.4.1. Địa lí lớp 4 ................................................................................................. 46 2.4.2. Địa lí lớp 5 ................................................................................................. 52 Tiểu kết chương 2................................................................................................ 60 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 61 3.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................................. 61 3.2. Tổ chức quá trình thực nghiệm .................................................................... 61 3.2.1. Nguyên tắc thực nghiệm ........................................................................... 61 3.2.2. Nhiệm vụ thực nghiệm .............................................................................. 61 3.2.3. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................. 62 3.2.4. Thời gian thực nghiệm .............................................................................. 62 3.2.5. Quy trình thực nghiệm .............................................................................. 62 3.2.6. Phương pháp kiểm tra đánh giá................................................................. 63 3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm ..................................................................... 64 Tiểu kết chương 3................................................................................................. 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 67 1. Kết luận ........................................................................................................... 67 2. Kiến nghị ......................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong thời đại hội nhập và phát triển hiện nay, cả thế giới đều hướng tới một chân trời tri thức mới. Với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, thông tin bùng nổ từng phút. Do vậy, xã hội ngày càng đặt ra những yêu cầu cao hơn cho ngành giáo dục phải đào tạo nên một thế hệ người lao động mới năng động trước những biến đổi của thế giới. Vì vậy, muốn đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội thì việc không ngừng đổi mới các hình thức và phương pháp giáo dục là vấn đề luôn được quan tâm. Việc đa dạng hóa các biện pháp và phương tiện dạy học đã trở thành yêu cầu thiết yếu trong dạy học hiện nay. Trong số các phương tiện dạy học thì kênh hình đã được đặc biệt chú ý, nhất là trong dạy học địa lí. Thực tế cho thấy, trong khi giảng dạy nếu không có tranh ảnh và hình vẽ giáo viên khó có thể hình thành cho học sinh những biểu tượng, khái niệm và khắc sâu nội dung dễ dàng. Trong phân môn Địa lí luôn có những sự vật, hiện tượng mà các em không thể trực tiếp quan sát được mà phải thông qua các hình ảnh như hình dạng thực của Trái Đất được chụp qua vệ tinh, hoạt động của con người ở nhiều nước khác nhau trên thế giới hay các hiện tượng như động đất, núi lửa,… Do đó, hình ảnh nói riêng và kênh hình nói chung có ý nghĩa to lớn không chỉ là nguồn kiến thức mà còn có tác dụng hình thành tri thức, kĩ năng, phát triển tư duy cho học sinh, các hình ảnh sinh động với màu sắc tươi sáng còn có tác dụng hình thành xúc cảm thẩm mỹ cho các em. Ở bậc Tiểu học lớp 1, 2, 3 kiến thức Địa Lí được lồng ghép trong sách giáo khoa Tự nhiên – Xã hội nhưng ở lớp 4, 5 môn này đã được tách riêng và có chiều sâu hơn so với các lớp học trước. Nội dung chương trình địa lí lớp 4 gồm ba phần chính là: Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du, thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở đồng bằng và vùng biển Việt Nam. Nội dung chương trình địa lí lớp 5 gồm hai phần chính là Địa lí Việt Nam và Địa lí Thế giới. Để mô tả chính xác địa hình và hoạt động đời sống của con người thì việc sử dụng biểu đồ, lược đồ và tranh ảnh là không 1 thể thiếu. Do đó, chương trình địa lí ở tiểu học cũng bước đầu hình thành và rèn luyện một số kĩ năng sử dụng kênh hình địa lí cho các em. Đối với giờ học địa lí, nếu là một tiết học tốt sẽ để lại cho tâm hồn trẻ những dấu ấn tốt đẹp, giúp cho trẻ có cách nhìn thêm rộng mở, thêm yêu thương con người và đất nước Việt Nam, yêu sự sống trên Trái Đất. Như chúng ta đã biết, trẻ em đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi tiểu học có ấn tượng mạnh với những hình ảnh trực quan sinh động và hấp dẫn. Sách giáo khoa (SGK) Địa lí và Lịch sử đã được nhà xuất bản Giáo dục phát hành từ năm 2006 đã đáp ứng được yêu cầu đưa kênh hình vào giảng dạy. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của mạng internet đang phát triển trên toàn cầu thì việc trao đổi thông tin của con người trở nên dễ dàng hơn, kho kiến thức nhân loại ngày càng được mở rộng. Như vậy, phải chăng chỉ sử dụng kênh hình đã được giới thiệu trong SGK vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu hiểu biết ngày càng cao của con người. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin, máy tính điện tử, máy chiếu cùng nhiều phương tiện dạy học hiện đại khác ngày càng phổ biến trong các trường học. Chính những phương tiện kĩ thuật dạy học và sự đa dạng hóa các loại hình thông tin đang mở ra nhiều lối đi mới trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng. Chúng lại càng hữu ích trong việc đưa thông tin mới, kênh hình mới phong phú và đa dạng hơn trong quá trình dạy học. Giáo viên có thể tìm kiếm các thông tin mới hơn, phong phú hơn từ nhiều nguồn khác nhau từ đó đổi mới nội dung và cách thức dạy học tạo sự say mê, hứng thú cho học sinh (HS). Tuy nhiên, việc tăng cường và phát triển sử dụng các kênh hình khác nhau cũng là “con dao hai lưỡi” nếu như người giáo viên (GV) không biết vận dụng một cách linh hoạt các phương tiện này sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn. Ở lứa tuổi Tiểu học, khả năng chú ý của các em còn kém, nếu giáo viên sử dụng hình ảnh quá nhiều sẽ làm học sinh mất tập trung vào bài học hoặc nếu GV không biết cách xác định trọng tâm của bài học trong hình ảnh sẽ dẫn đến tình trạng bài giảng lan man, không có trọng tâm, chủ điểm, học sinh không nắm được nội dung chính của bài. 2 Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng kênh hình có hiệu quả trong dạy học Địa lí ở Tiểu học” nhằm nghiên cứu việc sử dụng kênh hình trong giảng dạy phân môn Địa lí từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn học này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Kênh hình từ lâu đã được sử dụng như một cộng cụ để dạy học địa lí vô cùng hữu ích và nó ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong dạy học môn này. Đã có những nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục về việc sử dụng phương tiện trực quan nói chung và kênh hình nói riêng. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đều dừng lại ở mức độ khái quát chứ chưa đi vào phân tích, nghiên cứu cụ thể về việc sử dụng kênh hình có hiệu quả trong dạy học môn Địa lí ở tiểu học. Trong cuốn “Lí luận dạy học Địa lí” của tác giả Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc đã nêu lên vai trò của kênh hình, nó không những được coi như phương tiện minh họa cho bài học mà còn có giá trị tương đương với kênh chữ, một nguồn thông tin dưới dạng trực quan. Tuy nhiên, vấn đề cụ thể ra sao, phương pháp khai thác như thế nào vẫn chưa được đề câp đến. Cuốn “Tự nhiên - xã hội và phương pháp dạy học tự nhiên - xã hội” Bộ giáo dục và đào tạo đã đề cập đến mục tiêu chương trình địa lí lớp 4, 5 và một số phương pháp dạy học các bài học địa lí lớp 4, 5. Trong đó, gồm có các phương pháp quan sát tranh ảnh địa lí, phương pháp sử dụng bản đồ trong dạy học các bài địa lí lớp 4, 5; phương pháp sử dụng số liệu thống kê, biểu đồ. Tuy nhiên các phương pháp này chưa đề cập đến việc mở rộng khai thác kênh hình từ nguồn SGK một cách có hiệu quả. Nhìn chung, việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí đã được nhiều tác giả đề cập đến trong nhiều sách và tài liệu tham khảo khác nhau. Song việc lựa chọn và xây dựng được các kênh hình cần thiết cho mỗi tiết học, đặc biệt là cách sử dụng chúng như thế nào, khai thác ra sao để đạt hiệu quả tốt nhất chưa được thực hiện đầy đủ. 3 Kế thừa thành tựu của các tác giả đã nghiên cứu và xuất phát từ thực tiễn thì việc nghiên cứu về đề tài “Sử dụng kênh hình có hiệu quả trong dạy học Địa lí ở Tiểu học” là cần thiết. 3. Mục đích nghiên cứu vấn đề Chúng tôi chọn đề tài này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và học phân môn Địa lý ở Tiểu học 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Địa lí lớp 4, 5 ở Tiểu học. - Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng kênh hình Đia lí ở Tiểu học. 5. Phạm vi nghiên cứu Việc sử dụng kênh hình trong dạy học phân môn Địa lí lớp 4, 5 trường Tiểu học Kim Truy – Kim Bôi – Hòa Bình. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn việc sử sụng kênh hình có hiệu quả trong phân môn Địa lí ở tiểu học. - Đưa ra các nguyên tắc sử sụng kênh hình có hiệu quả trong phân môn Địa lí ở tiểu học. - Nghiên cứu cách thức sử sụng kênh hình có hiệu quả trong phân môn Địa lí ở tiểu học. - Thiết kế và tổ chức thực nghiệm một số bài dạy địa lí ở tiểu học có sử dụng kênh hình một cách có hiệu quả. 7. Giả thuyết khoa học Nếu sử dụng linh hoạt và hợp lí các kênh hình ở tiểu học một cách có hiệu quả thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lí ở nhà trường tiểu học. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp tài liệu: chúng tôi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài bao gồm các tài liệu tâm lí học, giáo dục học, lí luận dạy học, các phương pháp dạy học môn địa lí thông qua nhiều nguồn khác nhau như sách báo, báo cáo khoa học, mạng Internet, đặc biệt là các sách chuyên nghành như SGK, sách giáo viên, tài liệu bồi dưỡng giáo viên. Qua nghiên cứu như vậy sẽ kế 4 thừa và phát huy được kết quả của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài. Từ đó, xác lập được các kênh hình cụ thể và lựa chọn phương pháp khai thác kênh hình nhằm lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng địa lí. - Phương pháp thống kê: Chúng tôi thống kê những số liệu thu được chính xác để từ đó phân tích, đánh giá, rút ra kết luận. Cụ thể là bảng điểm của các em tại các lớp được thực nghiệm, việc tiến hành phân tích bảng số liệu này là cơ sở chứng minh tốt nhất cho đề tài. - Phương pháp điều tra: Đối tượng điều tra là các em học sinh và GV trực tiếp giảng dạy. Thông qua việc xây dựng bảng đòi hỏi thái độ và các phiếu khảo sát hiện trạng giúp người nghiên cứu nắm được thực trạng hiện nay của việc sử dụng kênh hình cũng như thái độ của HS trong quá tình dạy học. - Phương pháp thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành soạn một số giáo án mẫu đưa vào thực nghiệm. Sau đó tiến hành dạy thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi của đề tài. 9. Đóng góp của đề tài - Đề tài khẳng định tầm quan trọng của kênh hình trong việc giảng dạy môn Địa lí nói chung và môn Địa lí lớp 4, 5 nói riêng. - Đề tài nghiên cứu một số cách cụ thể để tích hợp các kênh hình khác nhau từ đó có sự so sánh đưa chúng vào bài giảng nhằm nâng cao chất lượng môn học cũng như phát triển tư duy địa lí cho học sinh. 10. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung khóa luận có cấu trúc như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng kênh hình trong dạy học môn Địa lí ở tiểu học Chương 2: Sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí ở tiểu học Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 5 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Kênh hình và vai trò của kênh hình trong dạy học Địa lí 1.1.1.1. Khái niệm kênh hình Theo quan điểm truyền thống thì “kênh hình” được hiểu là việc sử dụng hình ảnh để truyền thông tin từ người phát đến người thu. Trong đó, “hình” được hiểu là một loại phương tiện để truyền thông tin, có thể là hình tĩnh (tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, lược đồ,...) và hình động (phim, video clip). Trong dạy và học địa lí thì đó là quá trình người GV hướng dẫn để HS khai thác tri thức từ phương tiện truyền tin chính là tranh ảnh có nội dung địa lí, bản đồ, lược đồ, phim giáo khoa địa lí,.. Bên cạnh đó, một số tác giả cho rằng kênh hình chính là các phương tiện dạy học trực quan, đó là các vật thật, vật tượng trưng và các vật tạo hình được sử dụng để dạy học. N.N. Branxki đã đề cập đến khái niệm “thiết bị dạy học” trong cuốn “phương pháp giảng dạy địa lí kinh tế”. Ông cho rằng thiết bị dạy học là những phương tiện trực quan, nó là một nhân tố ảnh hưởng đến sự tổ chức và kết quả của việc giảng dạy địa lí trong nhà trường. Các thiết bị đó gồm có: Phòng địa lí, bản đồ giáo khoa (xuất bản và xây dựng theo nội dung bài), quả địa cầu địa lí, tranh treo tường, biểu đồ, đồ thị,... Từ khái niệm nêu trên ta thấy kênh hình chính là các phương tiện, thiết bị dạy học mang tính trực quan trong quá trình dạy học. Đó là những công cụ được sử dụng nhằm xây dựng cho HS những biểu tượng về sự vật hiện tượng trên cơ sở đó hình thành những khái niệm địa lí. 1.1.1.2. Phân loại kênh hình Có nhiều cách phân loại kênh hình tuy nhiên đa số các tác giả thống nhất phân loại các kênh hình thành 3 loại sau: - Các vật thật: Động vật, thực vật sống trong môi trường tự nhiên, các khoáng vật, mẫu vật giúp cho HS được tiếp xúc với các vật thật từ đó giúp các em tiếp thu các kiến thức, gây hứng thú tìm tòi học tập. 6 - Các vật tượng trưng: Các loại sơ đồ, lược đồ, bản đồ giáo khoa, biểu đồ, lát cắt địa hình, bảng số liệu thống kê,... Từ đó HS thấy được một cách trực quan hóa các sự vật, hiện tượng được biểu diễn dưới dạng khái quát hóa hoặc đơn giản hóa. - Các vật tạo hình (kể cả phương tiện hiện đại): Tranh ảnh, mô hình, hình vẽ, phim đèn chiếu, băng hình, video clip,... thay cho các sự vật khó có thể quan sát trực tiếp. 1.1.1.3. Vai trò của kênh hình trong dạy học Địa lí Trong SGK địa lí thì kênh hình và kênh chữ đều có vai trò quan trọng như nhau, chúng bổ trợ cho nhau, có quan hệ hữu cơ tạo nên sự thống nhất trong nội dung các bài học địa lí. Cụ thể, kênh hình có các vai trò như sau: - Kênh hình là phương tiện trực quan đối với HS để lĩnh hội tri thức Kênh hình dùng trong dạy học địa lí có tính trực quan cao dùng để minh họa cho các sự vật, các hiện tượng địa lí. Nhờ vào kênh hình HS có các biểu tượng rõ ràng và đúng đắn về các đối tượng địa lí vì chúng trải rộng trong không gian nên HS không thể trực tiếp quan sát được mà phải thông qua kênh hình. Xuất phát từ tâm lí học tập ta nhận thấy nếu HS tiếp nhận thông tin bằng nhiều giác quan thì mức độ hiểu và ghi nhớ bài sẽ tăng lên rất nhiều. Trước đây hầu hết các phương pháp dạy học cũ chỉ trú trọng vào việc đọc – chép tức là HS tiếp thu qua thính giác (nghe) là chính. Theo kết quả thống kê của tác giả Đặng Văn Đức trong cuốn “lí luận dạy học địa lí” về vai trò của các giác quan trong việc thu nhận và ghi nhớ kiến thức như sau: Trong việc thu nhận kiến thức nếu qua nghe chỉ có thể hiểu 13% trong khi qua nhìn là 83%. Bên cạnh đó nếu chỉ nghe thì khối lượng kiến thức nhớ được là 20%, quan sát là 30% nhưng nếu được kết hợp cả nghe và nhìn thì khối lượng kiến thức lên đến 50%. Từ số liệu trên ta thấy vai trò không thể thiếu của các phương tiện trực quan tác động và thị giác của HS sẽ tạo hiệu quả giáo dục cao hơn nhiều so với việc giảng bài thông thường. Do vậy, sử dụng kênh hình kết hợp với kênh chữ sẽ giúp cho HS hiểu bài nhanh hơn vá ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn. 7 Đặc trưng của môn Địa lí chính là kiến thức địa lí trải rộng trong không gian và cũng mang tính trừu tượng cao. Chính vì vậy, nếu người dạy chỉ sử dụng kênh chữ để truyền đạt kiến thức địa lí cho HS sẽ tạo nên sự nhàm chán, đơn điệu cho tiết học hơn nữa không thể lột tả được bản chất, quy luật của một số hiện tượng, khái niệm trừu tượng. Có những hiện tượng nguy hiểm HS không thể trực tiếp quan sát được như động đất, núi lửa, sóng thần thì sự trợ giúp của hình ảnh là không thể thiếu. Hoặc những hiện tượng hiếm có, khó quan sát được như nhật thực, nguyệt thực, sao băng,... GV không thể dùng lời nói để miêu tả được mà phải dùng phương tiện trực quan. Cụ thể, trong khi giảng bài về nạn động đất, sóng thần ở Nhật Bản nếu GV chỉ dùng lời nói để miêu tả thì HS khó có thể hình dung được mức độ tàn phá của thiên tai này như thế nào. Nhưng nếu người dạy biết kết hợp sử dụng kênh hình như cho HS xem một số đoạn video clip quay tại nơi có thiên tai hoặc ảnh chụp thì các em sẽ hiểu bài rõ hơn và nhớ bài lâu hơn. Trong nội dung kiến thức địa lí có rất nhiều số liệu về chỉ tiêu kinh tế - xã hội hoặc các diện tích tự nhiên,... Những số liệu này rất khó nhớ đối với HS. Nhưng nếu những số liệu khô khan cứng nhắc đó được chuyển thành biểu đồ, bảng số liệu để HS so sánh, đối chiếu và nhận ra sự chênh lệch từ đó có ấn tượng về các số liệu và ghi nhớ dễ dàng hơn. Như vậy, ta có thể nhận thấy vai trò quan trọng nhất của kênh hình đó là phương tiện trực quan đồng thời cũng là đối tượng học tập của các em. - Kênh hình là công cụ phục vụ giảng dạy đối với giáo viên Trước đây khi nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì bằng nhiệt huyết của mình thì một số GV đã tự tìm kiếm và sáng tạo ra các kênh hình thủ công. Những sản phẩm từ đơn giản đến đa dạng đều thể hiện được nhiều khía cạnh khác nhau của đối tượng địa lí như hình dáng, cấu trúc, mối liên hệ, các quá trình vận động... Ngày nay, các phương tiện giảng dạy ngày càng đa dạng và chất lượng ngày càng cao, người GV giỏi luôn phải biết vận dụng sao cho hiệu quả nhất các phương tiện ấy để truyền đạt tri thức đến HS. Ngày nay, xu hướng đối mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS, lấy HS làm trung tâm cũng là một dấu hiệu tích cực trong 8 việc phát huy tác dụng của kênh hình. Nếu như trước đây HS chỉ nghe thầy dạy theo hình thức đọc chép thì đó chính là kiểu dạy học lấy thầy làm trung tâm, HS thụ động tiếp nhận kiến thức từ GV. Trong một tiết học hiện nay, HS có thể chủ động khai thác kiến thức từ kênh hình trong SGK từ đó phát triển tư duy, nhận thức của các em. Như vậy, kênh hình không chỉ là công cụ phục vụ cho quá trình giảng dạy của GV mà nó cũng góp phần thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. - Kênh hình là nguồn tri thức mà học sinh cần khai thác Kênh hình không chỉ là hình ảnh bên ngoài của sự vật, hiện tượng địa lí mà còn chứa đựng nội dung bên trong của đối tượng, các khái niệm, các mối liên hệ nhân quả, các quy luật địa lí... Như vậy, kênh hình chứa đựng tri thức địa lí do đó trong dạy học chúng đươc dùng làm công cụ để khám phá tri thức. Vì vậy, kênh hình cũng đươc coi như “điểm tựa” cho hoạt động của HS nhằm nâng cao khả năng tư duy cho các em. Ví dụ như trong bài tập thực hành GV có thể hướng dẫn HS dựa trên cơ sở quan sát và phân tích kênh hình thì các em phải không ngừng tư duy để thực hiện nhiệm vụ học tập. Kênh hình còn là cơ sở quan trọng để HS rèn luyện kĩ năng địa lí vì khi khai thác kênh hình các em phải vận dụng tất cả vốn hiểu biết của mình từ đó hình thành một số kĩ năng địa lí nhất định như kĩ năng đọc hiểu bản đồ, kĩ năng phân tích bản đồ, kĩ năng vẽ biểu đồ,… Ngoài ra, kênh hình còn có vai trò điều khiển HS trong quá trình học tập. Thông qua việc sử dụng kênh hình GV còn giúp HS đào sâu tri thức đã học và kích thích hứng thú học tập của HS, nâng cao năng lực quan sát, phân tích tổng hợp để có thể rút ra kết luận cần thiết. Kênh hình còn tạo ra điều kiện thuận lợi cho GV trình bày bài giảng một cách ngắn gọn, đầy đủ và sâu sắc từ đó điều khiển được quá trình nhận thức của HS cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các em. Hơn nữa, kênh hình còn kích thích sự say mê, hứng thú học tập của HS – đó cũng chính là một trong những mục tiêu quan trọng trong một tiết dạy của người GV. Nếu như trong bài học GV biết cách tích hợp khéo léo các phương tiện trực quan như tranh ảnh, bản đồ, băng hình,… Thì chắc chắn HS sẽ có hứng thú hơn nhiều so với một tiết học thông thường. 9 Tóm lại, kênh hình dạy học địa lí có vai trò rất quan trọng, nếu được sử dụng hợp lí sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học địa lí. 1.1.1.4. Yêu cầu về các loại kênh hình trong dạy học Địa lí ở Tiểu học Trong dạy học địa lí nói chung thì phương tiện dạy học là một trong những nhân tố quan trọng bên cạnh các nhân tố khác như mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học, hoạt động của giáo viên và học sinh. Các nhân tố này có sự kết hợp chặt chẽ tạo thành một thể thống nhất có mối quan hệ biện chứng với nhau để thúc đẩy quá trình dạy học đạt được mục đích nhất định. Vì vậy, kênh hình địa lí phải có những yêu cầu nhất định để phù hợp với quá trình dạy học cũng như với các nhân tố giáo dục khác. Để việc sử dụng kênh hình đạt hiệu quả cao nhất thì kênh hình phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Tính sư phạm: Kênh hình được sủ dụng trong dạy học địa lí phải có tính sư phạm tức là phải giúp HS tiếp thu được các kiến thức, kĩ năng có thể giúp HS tự học, tự nghiên cứu và củng cố kiến thức đưới sự hướng dẫn của giáo viên. Kênh hình còn giúp GV truyền đạt những kiến thức cơ bản, hình thành biểu tượng, khái niệm địa lí cho HS đồng thời thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại. Nhìn chung thì kênh hình được phục vụ cho quá trình giảng dạy của GV và quá trình học của Hs nên nó nhất thiết phải mang tính giáo dục. - Tính trực quan: Khi sử dụng kênh hình GV cần phải đảm bảo rằng mọi HS có thể quan sát rõ ràng và đầy đủ. Giáo viên cần có sự chọn lọc ra những kênh hình điển hình, phù hợp với nội dung bài học. Kênh hình chiếm một khối lượng vừa phải, không quá ít cũng không qua nhiều gây bão hòa, nhàm chán cho HS. Ngoài ra, một người GV có kĩ năng sư phạm tốt còn biết cách lựa chọn thời điểm sử dụng kênh hình hợp lí gây hứng thú cho học sinh. - Tính khoa học: Các hiện tượng địa lí được thể hiện qua kênh hình cần phải phản ánh một cách chân thực các sự vật, hiện tượng thực tế một cách chính xác và khoa học. Bên cạnh đó, ngay trong mỗi phương tiện kênh hình cũng mang tính khoa học tức là nó có nội dung, bố cục và hình thức nhất định, chúng thống nhất và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. 10 - Tính thẩm mĩ: Mỗi kênh hình được sử dụng trong dạy học địa lí có màu sắc, đường nét, hình khối,… Hài hòa, cân đối chính là đảm bảo tính thẩm mĩ. Những tranh ảnh đẹp, sinh động còn có tác dụng khơi dậy đam mê, hứng thú học tập cho học sinh. - Tính khả dụng: tùy theo điều kiện kinh tế của từng trường hợp, tùy địa phương khác nhau mà giáo viên phải biết cách lựa chọn kênh hình sao cho phù hợp. Cụ thể, ở các vùng núi, dân tộc ít người điều kiện khó khăn không thể có các phương tiện hiện đại thì giáo viên cần tự tìm tòi trong thực tế hoặc tự mình sáng tạo ra những phương tiện dạy học sao cho phù hợp mà vẫn đảm bảo nội dung cần thiết. Ở các trường có cơ sở vật chất hiện đại hơn thì giáo viên phải tìm cách nghiên cứu, tận dụng tối đa các phương tiện dạy học ấy trong quá trình giảng dạy. Ngoài ra, việc lựa chọn kênh hình cũng rất quan trọng, giáo viên không thể sử dụng những vật cồng kềnh, khó mang theo và dụng cụ dạy học có thể dễ dàng sử dụng trong trường hợp cần thiết. 1.1.2. Chương trình, sách giáo khoa môn Địa lí ở Tiểu học 1.1.2.1. Chương trình môn Địa lí ở tiểu học a) Mục tiêu dạy học Địa lí ở Tiểu học - Hình thành cho HS một số biểu tượng, khái niệm, mối quan hệ địa lí đơn giản thông qua những sự vật, hiện tượng địa cụ thể của đất nước và thế giới (các châu lục, khu vực Đông Nam á và một số nước tiêu biểu cho các châu lục). - Bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS một số kĩ năng địa lí như: kĩ năng quan sát các sự vật, hiện tượng địa lí; kĩ năng quan sát bản đồ; kĩ năng nhận xét, so sánh, phân tích bảng số liệu, biểu đồ; kĩ năng phân tích các mối quan hệ địa lí đơn giản. - Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS thái độ ham hiểu biết, yêu đất nước, thiên nhiên, con người, có ý thức và hành động bảo vệ môi trường. b) Những nội dung chính của môn Địa lí ở Tiểu học Môn Địa lí lớp 4 có những nội dung sau: 1) Bản đồ và cách sử dụng bản đồ, bản đồ địa hình Việt Nam. 11 2) Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du (dãy núi Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ). - Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi). - Cư dân (mật đô dân số không lớn, ba dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về trang phục, lễ hội). - Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên rừng, nước, đất, khoáng sản (khai thác chế biến gỗ, quặng, trồng trọt, chăn nuôi gia súc, thủy điện,…). Hoạt động dịch vụ (giao thông miền núi và chợ phiên). - Thành phố vùng cao (Đà Lạt). 3) Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền đồng bằng (đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ) - Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi). - Cư dân (mật độ dân số lớn, ba dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về trang phục, lễ hội). - Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên đất, nước, khí hậu và sinh vật (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, thủy sản. Hoạt động dịch vụ (giao thông đồng bằng, thương mại). - Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ. 4) Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền duyên hải (dải đồng bằng duyên hải miền Trung) - Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật). - Cư dân (dân cư khá đông đúc, hai đân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về trang phục, lễ hội). - Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên (trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và chế biến hải sản). - Thành phố: Huế, Đà Nẵng. 5) Biển đông, các đảo, quần đảo - Sơ lược về thiên nhiên, giá trị của biển, đảo. - Khai thác dầu khí và đánh bắt chế biến hải sản. 12 Môn Địa lí lớp 5 có nội dung: 1) Địa lí Việt Nam - Tự nhiên: + Sơ lược về vị trí địa lí, diện tích, hình dạng nước ta. + Một số đặc điểm nổi bật về địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông, biển, các loại đất chính và động, thực vật (sự phân bố và các giá trị kinh tế). - Dân cư: + Sơ lược về số dân, sự gia tăng dân số và hậu quả của nó. + Một số đặc điểm nổi bật về các dân tộc Việt Nam, sự phân bố dân cư. - Kinh tế: + Một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và sự phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. + Một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển kinh tế và sự phát triển công nghiệp. + Một số đặc điểm nổi bật về giao thông, thương mại, du lịch. 2) Địa lí thế giới - Bản đồ thế giới - Vị trí và một số đặc điểm đặc trưng của từng châu lục, từng đại dương trên thế giới. - Vị trí và đặc điểm nổi bật của khu vực Đông Nam á. - Vị trí, thủ đô và một số đặc điểm nổi bật của một số quốc gia tiêu biểu ở các châu lục : Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Liên bang Nga, Pháp, Ai cập, Hoa kì, Ô-xtrây-li-a 1.1.2.2. Sách giáo khoa a) Khổ sách Sách được trình bày với khổ 17cm x 24 cm, cách trình bày thoáng, cỡ chữ to, số kênh hình nhiều và kích thước các hình phù hợp với HS tiểu học. Tạo điều kiện để cho GV tổ chức các hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức mới của HS thông qua làm việc với bản đồ (lược đồ), bảng số liệu, tranh ảnh, hình vẽ đồng thời phát hiện các kĩ năng địa lí của HS 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan