Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học lịch sử việ...

Tài liệu Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông tỉnh nam định

.PDF
128
230
93

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÙI THỊ NHUNG SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT Ở ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÙI THỊ NHUNG SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT Ở ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ MÃ SỐ: 60 14 01 11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thế Bình HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Thế Bình - người đã hướng dẫn tôi hết sức chu đáo, nhiệt tình, tận tâm trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Tổ bộ môn Lý luận và phương pháp dạy học Lịch sử, Khoa Lịch sử trường Đại học Giáo dục, Đại học sư phạm Hà Nội, Ban quản lý khu di tích đền Trần-chùa Phổ Minh, Bảo tàng tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, cùng các anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn này! Nam Định, ngày tháng năm 2016 Tác giả Bùi Thị Nhung i DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo DHLS Dạy học lịch sử ĐT Đào tạo GQVĐ Giải quyết vấn đề GV Giáo viên HĐTNST Hoạt động trải nghiệm sáng tạo HS Học sinh NxB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông ii MỤC LỤC Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................. ii Mục lục ............................................................................................................. iii Danh mục bảng................................................................................................. vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT Ở ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NAM ĐỊNH......................................................................... 16 1.1. Cơ sở lí luận. ............................................................................................ 16 1.1.1. Một số khái niệm liên quan. .................................................................. 16 1.2.2. Cơ sở xuất phát của việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam Định ................................................. 20 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam Định ................................................. 24 1.1.4. Những nội dung của di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tỉnh Nam Định cần khai thác trong dạy học Lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam Định. .......................................................... 27 1.2. Cơ sở thực tiễn. ........................................................................................ 31 1.2.1. Đối với giáo viên ................................................................................... 32 1.2.2. Đối với học sinh. ................................................................................... 39 1.2.3. Nguyên nhân, thực trạng của việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT tỉnh Nam Định .......................................................... 45 CHƢƠNG II: HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT Ở ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ iii VIỆT NAM THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THPT TỈNH NAM ĐỊNH .................................................................. 50 2.1. Ví trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình Lịch sử Việt Nam ở trường THPT ................................................................................................... 50 2.1.1. Vị trí. ..................................................................................................... 50 2.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 50 2.1.3. Những nội dung cơ bản của chương trình Lịch sử Việt Nam ở trường THPT ............................................................................................................... 53 2.1.4. Những nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam có thể và cần sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tỉnh Nam Định:................................................. 54 2.2. Một số yêu cầu khi sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam Định. .............................................................. 55 2.2.1. Biện pháp đưa ra phải đáp ứng được mục tiêu môn học ...................... 55 2.2.2. Đảm bảo nguyên tắc vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh ............ 55 2.2.3. Phải phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học để giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản ....................................................................... 56 2.2.4. Phải phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong học tập........... 57 2.3. Các hình thức sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT tỉnh Nam Định. ..................................................................................... 57 2.3.1. Trong giờ học nội khóa ......................................................................... 57 2.3.1.2. Dạy học tại di tích .............................................................................. 60 2.3.2. Sử dụng các di tích quốc gia đặc biệt ở địa phương trong hoạt động ngoại khóa ....................................................................................................... 62 2.4. Một số biện pháp sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT tỉnh Nam Định. ..................................................................................... 65 2.4.1. Dạy học nêu vấn đề ............................................................................... 65 iv 2.4.2. Dạy học theo dự án ............................................................................... 69 2.4.3. Trải nghiệm sáng tạo tại di tích ............................................................. 73 2.5. Thực nghiệm sư phạm. ............................................................................. 77 2.5.1. Mục đích thực nghiệm. ......................................................................... 77 2.5.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ........................................................ 78 2.5.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ................................................ 78 2.5.4. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 86 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 100 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Thống kê những nội dung của di tích lịch sử tỉnh Nam Định ........ 27 cần khai thác trong dạy học Lịch sử Việt Nam ............................................... 27 Bảng 2.1. Phân công nhiệm vụ thực hiện dự án của nhóm 1 .......................... 82 Bảng 2.2. Phân công thực hiện nhiệm vụ dự án của nhóm 2 .......................... 82 Bảng 2.4. Kết quả kiểm tra tại lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ................. 87 vi MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại diễn ra cuộc chạy đua quyết liệt giữa các quốc gia về khoa học - công nghệ. Do đó, một nền giáo dục tiên tiến tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng đóng góp cho sự phát triển năng lực khoa học - công nghệ quốc gia, phát triển nền kinh tế bền vững. “Mục tiêu của nền giáo dục đó là giúp người học nhận ra được những năng lực trí tuệ của mình để tìm tiếp những lời giải cho những vấn đề chưa hẳn hoàn toàn đã biết theo con đường phù hợp nhất với năng lực trí tuệ của cá nhân”[72,7]. Thực tế cho thấy có những học sinh rất thông minh, học rất giỏi nhưng khi đối mặt với những thử thách trong cuộc sống và công việc lại dễ bị thất bại. Đó là do các em thiếu một số năng lực cần thiết. Điều đó chứng tỏ việc rèn luyện, phát huy những năng lực của học sinh trong quá trình dạy học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng. Môn Lịch sử là một môn học đặc thù, cung cấp tri thức nền tẳng về lịch sử và văn hóa dân tộc để xây dựng con người Việt Nam. Trong đời sống xã hội, lịch sử đóng một vai trò rất quan trọng, nó vừa là một công cụ của công tác sư phạm, lại vừa có tác dụng giáo dục trí tuệ và tình cảm. Tri thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn hóa chung của nhân loại và không có bộ phận quan trọng này thì không thể coi việc giáo dục con người đã hoàn thành đầy đủ. Giáo dục lịch sử có vai trò đặc biệt đối với sự trường tồn, hưng vượng của quốc gia dân tộc. Thông qua dạy học Lịch sử đã cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết, giáo dục tư tưởng, tình cảm và hình thành các năng lực cần thiết cho người học. Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc, là đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử, có quan hệ với lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới như là những mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, cái đặc thù và cái phổ biến. Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang dấu ấn, sắc thái địa phương, vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể của một địa phương nhất định dù rằng các sự kiện đó có tính chất quy mô và mức độ ảnh 1 hưởng khác nhau. Có nhiều sự kiện lịch sử địa phương đồng thời là sự kiện của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Khi nói về vai trò của những di tích lịch sử tại địa phương đối với dạy học và giáo dục; nhà Giáo dục Xô Viết Sukhom-lin-ski đã viết: “Đối với mỗi con người chúng ta, Tổ quốc bắt đầu từ một cái nhỏ bé dường như không lộng lẫy lắm và không có gì nổi bật, cuộc sống của chúng ta, vĩnh viễn đến hơi thở cuối cùng chứa đựng một cái gì đó duy nhất và không gì thay thế được như bầu sữa mẹ, như sự âu yếm của mẹ, như lời nói thân yêu. Đó là miền quê thân yêu của chúng ta, nơi thể hiện hình ảnh sinh động của Tổ quốc”[85,173]. Do vậy, chúng ta cần phải có cách nhìn nhận khách quan và có định hướng đúng trong việc sử dụng những di tích lịch sử, văn hóa của địa phương để dạy học lịch sử, từ đó góp phần lôi cuốn, thu hút và định hướng đúng cho sự phát triển nhận thức và năng lực của học sinh. Nam Định tự hào là nơi phát tích của nhà Trần. Nơi đây có nhiều di tích lịch sử - văn hóa nhưng Đền Trần - chùa Phổ Minh là công trình chứa đựng những giá trị mang đậm dấu ấn của nhà Trần - triều đại hưng thịnh bậc nhất lịch sử phong kiến Việt Nam. Vùng đất này được đặc cách phong lên làm phủ Thiên Trường, có cung điện, dinh thự… và trên thực tế nó có vai trò là 1 “hành đô” - kinh đô thứ 2 sau kinh thành Thăng Long. Triều đại nhà Trần tồn tại 175 năm (1225 - 1400), đã để lại những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, quân sự…Do những ý nghĩa quan trọng đó nên di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật này đã được Nhà nước công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 05/10/2012. Là 1 người con của quê hương Nam Định, tôi rất tự hào và rất muốn tìm hiểu về cụm di tích đền Trần - chùa Phổ Minh. Tôi đã tới thăm khu di tích đền Trần-chùa Phổ Minh nhiều lần, tôi nhận thấy ở đây cả 1 nền văn hoá đã tồn tại qua nhiều thế kỷ - một giai đoạn hào hùng của cả dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều giáo viên chưa khai thác hiệu quả giá trị của di tích lịch sử quốc gia đặc biệt duy nhất của địa phương Nam Định trong quá trình dạy học, nhiều giờ học lịch sử địa phương còn mang tính hình thức, nhiều giờ học lịch sử dân tộc có thể khai thác, sử dụng di tích chỉ được giới thiệu sơ qua, các phương pháp dạy học còn đơn điệu, chưa được đầu tư và 2 khai thác đúng hướng; các cấp quản lý chưa thật sự quan tâm, tạo điều kiện cho việc dạy học thông qua di sản. Chính vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề: “Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam Định” làm đề tài cho luận văn của mình với mong muốn đi sâu vào tìm hiểu và khai thác kĩ các giá trị của di tích quốc gia đặc biệt của duy nhất trên quê hương Nam Định trong dạy học lịch sử để góp phần nâng nâng cao nhận thức về giá trị của di tích trong dạy học lịch sử, nâng cao hiểu biết, giáo dục ý thức bảo vệ di sản, tự hào về quê hương Nam Định, qua đó phát triển một số năng lực cho học sinh, góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học lịch sử tại tỉnh Nam Định nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề. Vấn đề nêu ra trong luận văn được thể hiện thông qua các tài liệu của các nhà giáo dục học, các nhà giáo dục lịch sử, và các tạp chí, khoá luận và luận văn, luận án… trong nước và nước ngoài. 2.1. Về tài liệu nước ngoài. Tài liệu của các nhà giáo dục học, giáo dục lịch sử Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” của Đairi. N.G, NxB GD, Hà Nội, 1973 cũng đã chỉ ra rằng thầy giáo bắt buộc phải biết rõ những thành tựu của khoa học lịch sử và các khoa học giáo dục, những vấn đề mà khoa học đang giải quyết, phải biết tất cả những hiện tượng quan trọng nhất của đời sống chính trị xã hội và văn hóa... Muốn vậy, phải sử dụng không ngừng và có hệ thống tất cả mọi nguồn tư liệu muôn hình muôn vẻ: tác phẩm kinh điển, văn kiện của Đảng và Nhà nước, sách chuyên khảo, sách giáo khoa, sách báo tạp chí, tác phẩm hội họa, những cuộc tham quan và khẳng định: “toàn bộ công tác dạy học sẽ vô cùng có lợi, nếu thầy giáo hiểu môn học trên cơ sở tất cả những nguồn tư liệu có liên quan đến sự kiện...”[24,10] nhằm xây dựng nên một bức tranh toàn diện, trọn vẹn, rõ ràng, có hình ảnh, gợi cảm về một biến cố lịch sử hoặc về một quá trình lịch sử. 3 Cuốn “Nghệ thuật diễn giảng” của E. Phancovich (1976), NxB sách giáo khoa Mác-lenin-Hà Nội là một tài liệu quan trọng để khai thác vấn đề. Nó đã nêu lên những đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ diễn giảng, các phương tiện biểu hiện ngôn ngữ của giáo viên, các cách truyền đạt nội dung bài giảng. Ta có thể khai thác nội dung của nó để nghiên cứu tìm ra phương pháp giúp học sinh phát triển các năng lực cần thiết. PTS khoa học giáo dục Liên Xô M.CuGiăc trong cuốn “Phát triển tư duy HS như thế nào” NXB GD, HN 1976 đã chỉ rõ việc sử dụng đồ dùng trực quan có vai trò và ý nghĩa to lớn về việc phát triển tư duy HS. Ông khẳng định: “phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp tốt nhất đem lại sự phát triển tư duy cho HS”. Cuốn: “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào” của IF. Kharlamop (1979) - Xxb Giáo dục đã trình bày lí luận và biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, trong đó có phần: “tăng cường tính tích cực tư duy của học sinh khi giáo viên trình bày kiến thức bằng lời” đã nói lên tầm quan trọng của việc trình bày kiến thức bằng lời, đặc biệt phương pháp so sánh có hiệu quả lớn. Nó cũng khẳng định tầm quan trọng của việc dạy học trực quan, kết hợp việc trực quan với trần thuật, miêu tả…., qua đó cho thấy việc dạy học trực quan có sử dụng di tích là rất quan trọng. Cuốn “Nghệ thuật và khoa học dạy học” của Robert J. Mazano (2011), người dịch GS.TS. Nguyễn Hữu Châu, Nxb Giáo dục Việt Nam đã chỉ ra những cách thức để người thầy có thể khơi dậy sự say mê học tập, kích thích sự tò mò và sáng tạo của học sinh để các em có khả năng kiến tạo kiến thức từ những gì người thầy mang đến và để các em thấy rằng thực sự mỗi ngày đến trường là một ngày vui, từ đó có thể phát triển các năng lực của người học. Trong cuốn sách, tác giả đã đề cập đến phương pháp điều tra lịch sử, tức là: “Học sinh tham gia điều tra lịch sử khi các em dựng lên một kịch bản hợp lý cho những sự kiện xảy ra trong quá khứ, một sự kiện không có sự thống nhất chung trong dư luận”[41,136]. Cuốn “Đa trí tuệ trong lớp học” của Thomas Armstrong (2014), người dịch: Lê Quang Long, Nxb Giáo dục Việt Nam đã mô tả các dạng trí tuệ ở 4 học sinh như : Logic-toán học, không gian, hình thể, âm nhạc, giao tiếp, nội tâm, tự nhiên học; những biểu hiện của các dạng trí tuệ đó, những phương pháp dạy học để có thể phát triển các dạng trí tuệ đó trong lớp học. Đây là một cơ sở rất quan trọng giúp cho người giáo viên phát hiện ra các dạng trí tuệ vượt trội của từng em và đưa ra các biện pháp sư phạm cần thiết để phát triển năng lực chohọc sinh. Trong các công ước quốc tế, các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài về di sản văn hóa hầu hết đã bàn đến di sản văn hóa được bảo lưu từ đời này sang đời khác và có tác dụng giáo dục con người về truyền thống của mỗi dân tộc. Kỷ yếu hội thảo, công ước, hiến chương quốc tế Theo “Hiến chương Quốc tế” về bảo tồn và trùng tu di tích và di chỉ (1964), Đại hội Quốc tế lần thứ hai các kiến trúc sư và kỹ thuật gia về di tích lịch sử, Venice, 1964, được ICOMOS chấp nhận năm 1965 đã coi các di tích lịch sử của các thế hệ con người, thấm đượm một thông điệp từ thời quá khứ, đến ngày nay hãy còn như là những chứng nhân sống của những truyền thống lâu đời cổ xưa. Nhân loại ngày càng ý thức rõ ràng tính thống nhất của các giá trị con người và coi các di tích cổ như là một di sản chung. Khái niệm di tích lịch sử không chỉ là một công trình kiến trúc đơn chiếc mà cả khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có chứng tích của một nền văn minh riêng, một phát triển có ý nghĩa hoặc một sự kiện lịch sử. Khái niệm này không chỉ áp dụng với những công trình nghệ thuật to lớn mà cả với những công trình khiêm tốn hơn vốn đã, cùng với thời gian, thâu nạp được một ý nghĩa văn hoá. Trong “Công ước về bảo vệ di sản tự nhiên và di sản văn hóa”(1972) và “Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể” Pari, 17/10/2003 đã nêu: di sản văn hóa được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người. Tại hội nghị Quốc tế các khoa học lịch sử lần thứ XVII ở Madrit (Tây Ban Nha), từ ngày 26/8 đến 2/9/1990 có báo cáo về vấn đề "Các nhà sử học và việc gìn giữ các di sản văn hóa của nhân loại". Hội nghị đã khẳng định: "Di tích lịch sử - văn hóa là những di sản văn hóa quý hiếm của nhân loại, 5 cần được bảo vệ và sử dụng đúng đắn"[12;20]. Hội nghị đã nhấn mạnh: "Khả năng sử dụng các di tích lịch sử thể hiện trình độ văn minh của xã hội đương thời". Như vậy, qua tài liệu nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Các tác giả đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải sử dụng tài liệu văn hóa - lịch sử trong dạy học ở trường phổ thông; Các tác giả cũng khẳng định nguồn tài liệu nếu được sử dụng hợp lý còn góp phần nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và phát huy được năng lực nhận thức độc lập, sáng tạo cho HS; Các tác giả cũng đã nêu ra một số gợi ý về phương pháp dạy học tài liệu văn hóa - lịch sử địa phương để GV tham khảo; Các công trình nghiên cứu đã cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho việc sử dụng các di tích lịch sử - văn hóa tại địa phương phù hợp với đối tượng, cấp học, đặc trưng vùng miền góp cho chúng tôi nhiều điều bổ ích khi thực hiện nhiệm vụ luận văn thạc sĩ. 2.2. Tài liệu trong nƣớc. Việc sử dụng đồ dùng trực quan nói chung, các di tích văn hóa lịch sử nói riêng và vấn đề dạy học theo hướng phát triển năng lực cũng được các nhà giáo dục học, tâm lí học và giáo dục lịch sử trong nước quan tâm nghiên cứu. Tài liệu của các nhà Giáo dục học, giáo dục lịch sử, tâm lí học, nhà nghiên cứu văn hóa Cuốn “Giáo dục học tập I” của Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt đã đề cập đến các phương pháp giảng dạy trong đó có thuyết trình, minh hoạ, trực quan, diễn giảng….một cách rất kĩ lưỡng. Trong đó các ông cho rằng trực quan chính là một phương tiện cần thiết trong dạy học để bài giảng sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tích cực của học sinh. Trong giáo trình “Giáo dục học” do Trần Thị Tuyết Oanh chủ biên, NxB ĐHSP, HN, 2009. Đây là bộ giáo trình có ý nghĩa rất lớn đối với GV, giúp ích rất nhiều trong việc xác định hệ thống kiến thức phổ thông, hình thành kĩ năng, thái độ để tiến hành các hoạt động dạy học và giáo dục trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Trong đó, các tác giả có đề cập đến việc dạy học những nội dung văn hóa thông qua hoạt động ngoại khóa. Qua đó, giáo dục 6 cho HS lòng yêu quê hương đất nước, yêu con người và cuộc sống lao động cho HS. Cuốn: “Phương pháp dạy học lịch sử tập II” do Phan Ngọc Liên chủ biên-Nhà xuất bản đại học sư phạm-2002, thời trong nội dung cuốn sách, các tác giả đã đề cập đến vai trò của môn Lịch sử đối với việc giáo dục cho HS qua dạy học những nội dung văn hóa “văn hóa là một bộ phận hữu cơ của LSDT; nó có quan hệ khăng khít gắn bó chặt chẽ với kinh tế, xã hội… Văn hóa không chỉ là yếu tố cấu tạo nên lịch sử mà còn làm cho lịch sử phong phú, trở thành một động lực cho sự tồn tại và phát triển xã hội… Vì vậy, khi nghiên cứu, học tập lịch sử không thể không tìm hiểu các vấn đề văn hóa, khoa học, giáo dục”[44,221]. Chương X do Trịnh Đình Tùng viết đã đề cập đến các con đường, biện pháp sư phạm để thực hiện hệ thống phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông: Phương pháp trình bày miệng, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng sách giáo khoa và các loại tài liệu học tập khác, thâm nhập thực tế xã hội, tổ chức việc tự học lịch sử cho học sinh. Phần thứ 6 chương XIII do Nguyễn Thị Côi viết đã đề cập đến vị trí, ý nghĩa và các hình thức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử, các hình thức hoạt động ngoại khóa lịch sử: Sưu tầm, nghiên cứu lịch sử địa phương ở trường phổ thông, biên soạn các tiết lịch sử địa phương, dạy bài học lịch sử địa phương tại thực địa, xây dựng phòng học lịch sử. Cuốn sách:“Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử” của Nguyễn Thị Côi, Nxb ĐHSP-2006, trong chương III: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ bài học trên lớp đã đề cập đến việc kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lí các dạng tổ chức học tập trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực học tập của học sinh; tổ chức tham quan học tập ở nhà bảo tàng lịch sử, cách mạng, nhà truyền thống, di tích lịch sử; ngoại khóa, thực hành. Cuốn: “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử” của Trịnh Đình Tùng” (chủ biên) - Nxb Đại học quốc gia Hà Nội năm 2014 có bài viết: “Dạy học lịch sử thông qua các di sản” của Phạm Mai Hùng đã định nghĩa về di sản, tiềm năng di sản văn hóa Việt Nam, những lưu ý để giáo dục qua các di sản đạt hiệu quả cao. Trong cuốn sách này cũng có bài viết: „Đổi mới dạy học lịch 7 sử địa phương với hình thức ngoại khoá thông qua di sản” của Th.S Nguyễn Minh Nguyệt đã trình bày quan niệm về di sản, giáo dục di sản cần được hiểu như thế nao, hướng tiếp cận trong giáo dục di sản thông qua ngoại khóa lịch sử địa phương: Nguyên tắc chủ yếu khi thiết kế và tổ chức các hoạt động ngoại khóa, một số Modul giáo dục di sản thông qua ngoại khóa lịch sử địa phương ở trường THCS tỉnh Hà Giang. Cuốn: “Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THPT” của Vũ Quang Hiển và Hoàng Thanh Tú - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, trong phần II đã chỉ ra hệ thống phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT: Nhóm phương pháp thông tin, tái hiện lịch sử, nhóm phương pháp nhận thức lịch sử, nhóm phương pháp tìm tòi, nghiên cứu lịch sử. Trong phần III, chương 6 của cuốn sách này đã đề cập đến các hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường THPT như dạy học lịch sử trên lớp, dạy học lịch sử ngoài lớp và hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử. Đây là những vấn đề hết sức quan trọng để xác định các biện pháp nhằm phát triển năng lực học sinh. Cuốn: “Phát triển kĩ năng tự học lịch sử cho học sinh” của Nguyễn Thị Thế Bình - Nhà xuất bản đại học sư phạm năm 2014 đã đề cập đến các biện pháp để hình thành và phát triển kĩ năng tự học Lịch sử cho học sinh trong quá trình dạy học ở trường phổ thông trung học, trong đó có kĩ năng tự học với sách giáo khoa, kĩ năng tự học với đồ dùng trực quan, với phương tiện kĩ thuật hiện đại, với tài liệu tham khảo, phát triển kĩ năng ghi nhớ kiến thức, kĩ năng trả lời câu hỏi và tự đặt câu hỏi, kĩ năng trình bày một vấn đề lịch sử, kĩ năng kết hợp nghe giảng - tự ghi chép, kĩ năng tư duy lịch sử, kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá. Qua đó có thể áp dụng để đưa ra các biện pháp hình thành các năng lực cho học sinh trong dạy học lịch sử có sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Tài liệu về đền Trần-chùa Phổ Minh và triều Trần Cuốn: “Trần Miếu- Di sản và tín ngưỡng dân gian” - Hồ Đức Thọ Nxb Văn hóa Thông tin - 2010 đã khái quát cội nguồn vương triều Trần, giới thiệu việc thờ tự và kiến trúc nghệ thuật của Trần Miếu, các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian tại Trần Miếu. Những kiến thức lịch sử về nhà Trần còn 8 được thể hiện trong cuốn sách: “Trần triều Hưng Đạo Đại Vương” của Hồ Đức Thọ - NXB Văn hoá dân tộc 2010. Chương I của cốn sách đề cập đến Trần triều và quan hệ dòng tộc. Chương II: Triều Trần Hưng Đạo Đại Vương và sự nghiệp văn trị, võ công. Chương III: Trần triều Hưng Đạo Đại Vương trong tâm thức dân tộc Việt, thể hiện qua đền thờ đến bi ký, thư tịch, tín ngưỡng lễ hội và thơ văn. Cuốn: “Di tích lịch sử - văn hoá đền Trần, chùa Tháp tỉnh Nam Định” của tác giả Trịnh Thị Nga- NXB Văn hoá dân tộc Hà Nội - 2011 là tài liệu giới thiệu khá chi tiết giới thiệu về khu di tích dền Trần, chùa Tháp. Chương I: Hành cung Thiên Trường xưa, Phủ Thiên Trường xưa và nay. Chương II đi sâu vào các lễ hội truyền thống tại đền Trần, chùa Tháp. Đây là cơ sở quan trọng để khai thác nội dung sử dụng vào quá trình dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh. Ngoài ra còn rất nhiều cuốn sách khác đề cập đến triều Trần và công trình kiến trúc đền Trần - chùa Tháp. Những kiến thức trong các cuốn sách đó là cơ sở quan trọng để khai thác nội dung sử dụng vào quá trình dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh. Ngoài ra vấn để này còn được nghiên cứu qua các tạp chí, luận văn, luận án các văn bản hướng dẫn như: Trần Bá Hoành với các bài “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” trên tạp chí NCGD số 1/1994,“Dạy học tích cực” trên tạp chí NCGD số 3/1996 nhấn mạnh thế nào là dạy học lấy HS làm trung tâm, chỉ ra đặc trưng của dạy học tích cực. Tiêu biểu Nguyễn Văn Ninh với bài viết “Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử ở trường THPT nhằm phát triển toàn diện học sinh” trên tạp chí giáo dục số 33/2014 đã làm rõ khái niệm đóng vai, phương pháp đóng vai, đưa ra một số biện pháp về phương pháp đóng vai và ý nghĩa vai trò của phương pháp dạy học này trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông. Tác giả Hoàng Thanh Hải viết trong tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 5, năm 1997 đã nêu ra hình thức, biện pháp để “Giáo dục ý thức tôn trọng và bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa cho HS qua môn Lịch sử”. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến hình thức và biện pháp sử dụng di tích lịch sử - văn hóa. 9 Cục di sản văn hóa đã ra “Tạp chí Di sản văn hóa’’ đề cập đến các vấn đề lý luận về di sản văn hóa, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nói chung. Như vậy, các công trình khoa học đã từng bước khẳng định vị trí và vai trò của di sản văn hóa trong lịch sử. Di sản văn hóa địa phương gắn liền với sự phát triển lịch sử góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước. Trong “Kỷ yếu Hội thảo hệ thống năng lực chung cốt lõi của học sinh cho chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam” của Bộ GD và ĐT Hà Nội 2012, đã tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu về giáo dục, PPDH, đưa ra các mô hình giáo dục tiên tiến của các nước như Đức, Pháp, Niudilan, Singapo…từ đó các tác giả đã xác định khung năng lực chung cốt lõi cho chương trình giáo dục phổ thông sau 2015. Hướng dẫn số Số: 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2013 về sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX có trình bày Phương thức tổ chức dạy học các nội dung di sản văn hóa trong trường phổ thông, trung tâm GDTX như: Dạy học trên lớp hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường; dạy học tại nơi có di sản văn hóa; tổ chức tham quan - trải nghiệm di sản văn hóa; dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện;… Được sự hỗ trợ của UNESSCO, Bộ GD&ĐT đã biên soạn cuốn tài liệu "Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông’’. Tài liệu đã đề cập đến khái niệm di sản văn hóa, đặc điểm, phân loại di sản, ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học, giáo dục phổ thông, những di sản thường được sử dụng trong dạy học và các hình thức tổ chức dạy học. phương pháp sử dụng di sản trong dạy học...và một số ví dụ minh họa. Bên cạnh nội dung lý luận là các thiết kế các bài học sử dụng di sản trong dạy học bậc THCS và THPT của các môn học trong đó có môn Lịch sử nhằm mục đích minh họa cho phần lý luận chung “Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2015” đã nêu lên quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt khi xây dựng chương trình phổ thông, biểu hiện phẩm chất và năng lực chung của học sinh phổ thông trong 10 đó có: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. Trong Luận án Tiến sĩ giáo dục của tác giả Hoàng Thanh Hải viết về: "Sử dụng di tích trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THCS", đã đề cập đến cơ sở lý luận và những hình thức, biện pháp trong việc sử dụng di tích. Ngoài ra, tác giả đã có nhiều bài viết bàn về việc hình thức sử dụng di tích trong dạy học lịch sử, giáo dục ý thức HS qua di sản như "Tổ chức hướng dẫn HS phổ thông tham gia lễ hội xuân tại các di tích lịch sử văn hóa”. Luận án “Phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học” của Lương Việt Thái, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2011) đã đề xuất phương hướng tổ chức chương trình, xác định nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục theo định hướng phát triển năng lực. Trong đó, tác giả chú trọng đến những năng lực, kỹ năng cần cho HS suốt đời như năng lực hợp tác, năng lực GQVĐ, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo…và phải sáng tạo hướng dẫn học sinh giải quyết các tình huống, bối cảnh thực tiễn. Luận văn của Khổng Thị Thu: “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ XV đến giữa thế kỉ XIX) ở trường THPT- chương trình chuẩn” đã trình bày khái niệm, nội dung và vai trò ý nghĩa, một số biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Qua luận văn này có thể sử dụng để tham khảo về mặt lí thuyết về hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Tuy nhiên luận văn chỉ đi sâu vào năng lực giải quyết vấn đề và không khai thác sâu về đề tài sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Luận văn của Trương Quốc Tám: “Sử dụng các di tích quốc gia đặc biệt trong dạy học lịch sử địa phương ở tỉnh Quảng Ninh”. Đề tài đã trình bày định nghĩa, vai trò, các hình thức, biện pháp sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt trong dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh. Luận văn của Lê Vân Anh: “Nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông tỉnh Nam Định” đã trình bày về thực 11 trạng, nội dung và thiết kế giáo án dạy học lịch sử địa phương tỉnh Nam Định: Về di tích lịch sử, làng nghề và lễ hội. Trong đó di tích đền Trần và lễ hội đền Trần là một nội dung trong phần di tích và lễ hội. Khóa luận của sinh viên Trần Thị Thanh Dung - VH 902: “Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác lễ Khai ấn đền Trần với phát triển du lịch tỉnh Nam Định” đã khái quát về Nam Định, tìm hiểu về cụm di tích lịch sử đền Trần và lễ Khai ấn đền Trần. Các công trình nghiên cứu kể trên là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho đề tài nghiên cứu của tôi. Tuy nhiên, các tài liệu trên mới chỉ đi vào 1 trong hai khía cạnh mà đề tài của tôi đề cập đến: Có tài liệu đề cập đến các phương pháp dạy học để hình thành năng lực, có tài liệu thì viết về di tích lịch sử đền Trần - chùa Phổ Minh mà chưa có tài liệu hoàn chỉnh nào khai thác nội dung của di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Trần - chùa Phổ Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam Định. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu . 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Quá trình sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam Định. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Về nội dung: Đề tài tập trung vào việc phân tích tầm quan trọng của di tích lịch sử quốc gia đặc biệt và vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực cho học sinh, những hình thức, biện pháp sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam Định. Về hình thức tổ chức dạy học: Cả bài học nội khóa và ngoại khóa. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan