Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng công cụ phát triển cộng đồng giúp người dân giữ gìn bản sắc dân tộc (trư...

Tài liệu Sử dụng công cụ phát triển cộng đồng giúp người dân giữ gìn bản sắc dân tộc (trường hợp người thái ở bản khoan, xã mường sại, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la)

.PDF
114
6
141

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ ------------------------- PHẠM THỊ LÊ SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG GIÚP NGƢỜI DÂN GIỮ GÌN BẢN SẮC DÂN TỘC (TRƢỜNG HỢP NGƢỜI THÁI Ở BẢN KHOAN, XÃ MƢỜNG SẠI, HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Dân tộc học Mã số: 60 22 70 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ SỸ GIÁO HÀ NỘI-2010 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Phạm Thị Lê năm 2010 Lời cảm ơn Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Lê Sỹ Giáo, người thầy đã hết sức hỗ trợ tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đặc biệt đến lãnh đạo và người dân Bản Khoan, xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La về sự giúp đỡ nhiệt tình của họ trong quá trình nghiên cứu điền dã của tôi tại đây. Tôi cũng trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo tại Bộ môn Dân tộc học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã chỉ bảo, động viên khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập của tôi. Luận văn này cũng không thể hoàn thành nếu không có những người thân trong gia đình và các bạn bè của tôi, những người bằng nhiều cách khác nhau đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu của mình MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 4 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 6 3. Đối tƣợng, phạm vi, địa bàn nghiên cứu ....................................................... 9 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 9 5. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 10 CHƢƠNG 1: ....................................................................................................... 12 KHÁI QUÁT VỀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH CÓ SỰ THAM GIA (PRA) VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA .............................................................................................................................. 12 1.1. Lịch sử của phƣơng pháp Đánh giá nhanh có sự tham gia (Participatory Rapid Appraisal - PRA)..................................................................................... 12 1.2 Định nghĩa PRA............................................................................................ 13 1.3. Các đặc điểm của PRA ............................................................................... 13 1.4. Các công cụ thuộc phƣơng pháp PRA đƣợc sử dụng trong phạm vi luận văn ........................................................................................................................ 15 1.4.1 Số liệu thứ cấp ........................................................................................... 15 1.4.2 Quan sát trực tiếp...................................................................................... 16 1.4.3 Vẽ bản đồ thôn bản ................................................................................... 16 1.4.4 Lập bản lƣợc sử của cộng đồng ............................................................... 17 1.4.5 Lập lịch thời vụ.......................................................................................... 17 1.4.6 Thảo luận nhóm......................................................................................... 18 1.4.7 Phỏng vấn sâu ............................................................................................ 19 1.4.8 Ma trận xếp hạng ƣu tiên ......................................................................... 20 1.5 Ứng dụng các kỹ thuật phƣơng pháp PRA ............................................... 21 1.5.1 Thiết lập lịch trình .................................................................................... 21 1.5.2 Làm việc với đối tác Địa phƣơng – những ngƣời dân tham gia nghiên cứu thực địa ........................................................................................................ 23 1.5.3 Đào tạo kỹ năng sử dụng công cụ PRA cho các nhà nghiên cứu địa phƣơng................................................................................................................. 24 1.5.4 Tiến hành khảo sát thực địa........................................................................ 25 CHƢƠNG 2: ....................................................................................................... 30 NHỮNG NÉT VĂN HÓA VẬT CHẤT TRUYỀN THỐNG HIỆN DIỆN QUA CON MẮT CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU ĐỊA PHƢƠNG ............. 30 2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu ................................................................ 30 2.2 Văn hoá vật chất truyền thống trong xã hội hiện đại ............................... 32 2.2.1 Nhà ở (hƣớn) .............................................................................................. 32 2.2.2 Trang phục ................................................................................................. 39 2.2.3 Ăn - uống - hút ........................................................................................... 42 2.2.4 Phƣơng tiện vận chuyển, nông ngƣ cụ và đồ dùng sinh hoạt .............. 51 CHƢƠNG 3: ....................................................................................................... 55 NHỮNG NÉT VĂN HÓA TINH THẦN HIỆN DIỆN QUA CON MẮT CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU ĐỊA PHƢƠNG .................................................... 55 3.1 Thế giới quan - Nhân sinh quan ................................................................. 55 3.2 Các kiến thức bản địa về nông nghiệp và tín ngƣỡng .............................. 59 3.3 Nghi lễ vòng đời ............................................................................................ 66 3.3.1 Những nghi lễ trong sinh đẻ ..................................................................... 66 3.3.2 Nghi lễ trong hôn nhân ............................................................................. 69 3.3.3 Tang ma ...................................................................................................... 74 3.3.4 Âm nhạc và diễn xƣớng dân gian ............................................................ 79 3.3.5 Tri thức dân gian ....................................................................................... 81 CHƢƠNG 4: ....................................................................................................... 83 XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN TẠI ..................... 83 4.1 Mƣờng – Tổ chức xã hội truyền thống ....................................................... 83 4.2 Quy ƣớc về sở hữu đất đai ........................................................................... 85 4.3 Gia đình – Hạt nhân của xã hội Thái. ........................................................ 86 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 94 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 103 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình thực hiện các dự án hỗ trợ tại các cộng đồng ở vùng nông thôn và miền núi các tỉnh phía Bắc nói chung và cộng đồng các dân tộc thiểu số nói riêng, tôi nhận thấy rằng sự hỗ trợ từ bên ngoài (dự án) mang tính vật chất, xã hội hay văn hóa cũng chỉ là một trong những lực đẩy tác động phần nào lên sự thay đổi nhận thức và hành vi của người dân trong cuộc chiến đấu để chống lại đói nghèo, vì sự công bằng của xã hội và hơn nữa vì cuộc sống của tương lai, của các thế hệ sau không bị thiệt thòi như thế hệ hiện tại. Sâu hơn nữa trong suy nghĩ của tôi, họ là những cộng đồng mạnh mẽ với nguồn sức mạnh vốn có cùng tồn tại với lịch sử phát triển của tộc người, bảo vệ, duy trì các giá trị của cội nguồn dân tộc. Khi tôi có cơ hội hợp tác với Viện Văn hóa Nghệ Thuật Việt Nam để thực hiện dự án “Thu thập Văn hóa Phi vật thể vùng ngập thủy điện Sơn La” (2007 - 2009) nhằm thu thập thông tin và phục dựng các hình ảnh là “di sản văn hóa” của các tộc người sống trong khu vực phải di rời ra khỏi lòng hồ Thủy Điện Sơn La, tôi và các cộng sự đã thảo luận tổ chức một cuộc nghiên cứu nhỏ có sử dụng phương pháp Đánh giá nhanhcó sự tham gia (Participatory Rapid Appraisal – PRA) với mục tiêu nghiên cứu văn hóa của các dân tộc dựa vào “tính sở hữu văn hóa” của cộng đồng đó và tiếng nói của người dân đối với việc bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống. Việc sử dụng công cụ PRA để nghiên cứu khảo sát văn hóa có sự tham gia của người dân nhằm kiểm chứng tính khả thi và tiềm năng của phương pháp này để nghiên cứu văn hóa. Đồng thời PRA cũng thể hiện được tính chủ động của người dân tham gia trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc thông qua các hình thức họ thể hiện sự hiểu biết của mình về văn hóa của cộng đồng và phù hợp với các mục đích trung tâm mà phương pháp này thể hiện như: Tăng quyền: Kiến thức là sức mạnh. Kiến thức phát sinh từ quá trình và kết quả của nghiên cứu rằng, thông qua sự tham gia của người dân ta được chia sẻ những thông tin sở hữu của người dân địa phương. Cho nên những suy nghĩ độc quyền của nhà nghiên cứu đối với thông tin và sử dụng suy nghĩ áp đặt cho các quyết định quy hoạch và quản lý sẽ đem lại những kết quả chủ quan phiến diện. Tăng quyền được thể hiện khi người dân địa phương tự tin thể hiện các kiến thức của họ, đó mới là kết quả mà nghiên cứu hướng tới Tôn trọng: Trong quá trình sử dụng PRA, các nhà nghiên cứu trở thành những người học, lắng nghe, tôn trọng các khả năng trí tuệ của địa phương và phân tích. Nhà nghiên cứu phải tránh bày tỏ những thái độ bất ngờ rằng người dân địa phương rất thông minh, họ có thể làm rất nhanh các mô tả qua hình vẽ, bảng biểu, v.v…. Một nguyên tắc tốt đẹp được hướng tới là khi bạn thực sự có thể hiểu được nụ cười của người địa phương, bài thơ và bài hát, sau đó bạn có thể cảm thấy bạn đang bắt đầu hiểu văn hóa của họ. Địa phương hóa: Việc sử dụng rộng rãi và sáng tạo của vật liệu từ địa phương và đại diện khuyến khích chia sẻ trực quan và tránh áp đặt các mong muốn từ bên ngoài. Tính toàn diện: Nâng cao tính nhạy cảm, thông qua sự chú ý đến những nhóm người tham gia quy trình bao gồm các nhóm dễ bị tổn thương, phụ nữ, trẻ em, người già, và người nghèo. Phương pháp PRA được viết trong phạm vi luận văn này không nhất thiết nhằm đạt mô tả đầy đủ hình ảnh hoàn toàn của nền văn hóa của một dân tộc – Văn hóa Thái. Theo quan điểm của tôi, đóng góp lớn nhất của phương pháp này giúp tôi tiếp cận thật gần khi nghiên cứu về một cộng đồng là chủ nhân đang sở hữu những giá trị văn hóa và nội lực huy động sức mạnh để phát triển. Tôi cảm nhận được sự tham gia của cộng đồng như là một suối nguồn thông tin phong phú. Họ cảm thấy được nhắc đến, được kể về những câu chuyện của mình một cách tự nhiên khi tự bản thân họ chủ động tham gia những hoạt động nghiên cứu và sở hữu các “kết quả” – là tài sản văn hóa – mà họ khám phá. Đây là lý do tôi sử dụng các công cụ của phương pháp PRA trong nghiên cứu này tại bản Khoan, thuộc xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La . Tôi hy vọng rằng với sự chia sẻ kinh nghiệm của cuộc nghiên cứu có sử dụng phương pháp PRA này sẽ phần nào giúp ích các bạn nghiên cứu khác có cùng chung chí hướng tìm ra những phát hiện thú vị khi nghiên cứu các cộng đồng thiểu số và đóng góp cho sự nghiệp nghiên cứu chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề nghiên cứu về văn hóa người Thái luôn là đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều học giả , nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như Dân tộc học, Sử học, Xã hội học, v.v… Các công trình của các nhà khoa học này với nhiều cách tiếp cận khác nhau đã tạo nên một kho tư liệu khá phong phú về Văn hóa Thái. Về đại thể, có thể chia các công trình nghiên cứu này thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là các nghiên cứu về văn hóa truyền thống, và nhóm thứ hai là các công trình nghiên cứu về sự biến đổi của văn hóa trong hiện tại. Các công trình nghiên cứu về văn hóa truyền thống của người Thái ở Việt Nam đã được thực hiện từ khá sớm và cho ta hiểu được những nét truyền thống văn hoá của người Thái trong lịch sử. Đây là những công trình khảo cứu, mô tả khá đầy đủ về các lĩnh vực trong đời sống người Thái trong xã hội cổ truyền. Những nghiên cứu này cung cấp nguồn tư liệu rất giá trị để có thể hình dung được lịch sử phát triển của một tộc người vốn được xem là có tiến trình phát triển vượt bậc trong lịch sử Việt Nam Trong luận văn “Các giá trị văn hóa vật chất của người Thái ở miền núi Nghệ An” (1998) tác gải Artha tìm hiểu các giá trị văn hóa vật chất của người Thái ở Nghệ An thông qua các biểu hiện cụ thể về hệ thống công cụ sản xuất, hệ thống thủy lợi, về ăn mặc, ở, các phương tiện vận chuyển, đi lại v.v.... Tác giả đã có sự so sánh về tính đồng nhất và tính khác biệt trong sinh hoạt vật chất giữa các nhóm Thái ở Nghệ An với bộ phận người Thái ở Thái Lan. Tác giả Vi Văn An với công trình “Thiết chế bản Mường truyền thống của người Thái ở miền Tây nghệ An” (1999) đã mô tả khái quát về người Thái ở miền Tây nghệ An ở các khía cạnh lịch sử, quan hệ xã hội, chế độ ruộng đất, tổ chức hành chính và bộ máy quản lý bản mường và sự biến đổi của thiết chế xã hội bản Mường. Tác giả Cầm Trọng trong những nghiên cứu khá nổi tiếng như “Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam” (1978) và “Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam” (2005) đã giới thiệu văn hoá Thái trong lịch sử Việt Nam với sự phân chia thành các vùng văn hoá và nhóm địa phương, quang cảnh tự nhiên của nơi cư trú và sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt ăn uống, ở, mặc, đi lại; Quan hệ gia đình, xã hội và một số nét cơ bản về văn hoá phi vật thể của người Thái ở Việt Nam. Nhóm tác giả Cầm Trọng, Hoàng Lương, Nguyễn Văn Hoà, Lê Sĩ Giáo cũng có những nghiên cứu đáng ghi nhận về dân tộc Thái với các vấn đề như: Ngôn ngữ và văn tự, lịch sử, dân tộc học, văn học và nghệ thuật, y học được thể hiện trong tuyển tập nghiên cứu “Văn hoá và lịch sử người Thái ở Việt Nam” Tác giá Hoàng Lương với ấn phẩm “Hoa văn Thái” đã giới thiệu đến người đọc những dòng nghiên cứu tìm hiểu về hoa văn Thái như Kỹ thuật tạo hoa văn (dệt, thêu, chấp vải màu) của phụ nữ người Thái cũng như các giá trị văn hoá và lịch sử của hoa văn Thái. Trong cuốn “Sơ lược giới thiệu các nhóm ngôn ngữ Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” của tác giả Lã Văn Lô và Đặng Nghiêm Vạn chú trọng mô tả văn hóa xã hội của các nhóm dân tộc này qua thiết chế xã hội – Mường và sự phân chia quyền lực cai quản của xã hội có phân chia của hai giai cấp: Giai cấp thống trị: chúa đất, dòng họ chúa, các chức sắc thượng đẳng cha truyền con nối và Giai cấp bị trị: là những người nông dân tự do, một số chức dịch hạ đẳng, nông dân, gia nô. Cùng có mối quan tâm nghiên cứu về kết cấu xã hội – Bản làng của các dân tộc thiểu số các tỉnh phía bắc, nhóm các nhà nghiên cứu dân tộc học Ngô Ngọc Thắng, Lê Sĩ Giáo, Hoàng Nam đã công bố ấn phẩm “Văn hoá bản làng truyền thống các dân tộc Thái, Mông vùng Tây Bắc Việt Nam”. Trong công trình tập thể này các tác giả đã nhấn mạnh những đặc điểm chung và riêng của bản làng truyền thống của các dân tộc Thái, Mông vùng Tây Bắc. Văn hoá bản làng Thái, H'mông trong điều kiện đổi mới và việc kế thừa, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc từ truyền thống của văn hoá bản làng Tác giả Đỗ Thuý Bình lại bày tỏ mối quan tâm khác về Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu cùng tên, tác giả đã cung cấp những tài liệu nghiên cứu về gia đình các dân tộc Tày, Nùng, Thái và đưa ra những bình diện cơ bản của đời sống hôn nhân. Những vấn đề liên quan tới kết cấu gia đình, những mối quan hệ trong gia đình và giữa các gia đình với dòng tộc. Một số chức năng cơ bản của gia đình. Phân tích những nghi lễ của chu kỳ đời sống Trong quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy trong tất cả các công trình nghiên cứu đã công bố, chủ yếu viết lại những hiểu biết và quá trình tìm hiểu của các nhà nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm, chưa có công trình nghiên cứu nào do người dân – đối tượng nghiên cứu – là những người tự tin sử dụng các phương pháp nghiên cứu hàn lâm về lịch sử văn hóa của cộng đồng mình. Với các công trình nghiên cứu PRA, kể từ đầu những năm 1990, phương pháp PRA đã phát triển và lây lan với tốc độ đáng kinh ngạc và có nguồn gốc chủ yếu giữa các tổ chức phi chính phủ (Non governmental organazation - NGO) ở Đông Phi và Nam Á. PRA đã được áp dụng ở hầu hết mọi miền để phục vụ sự phát triển vì các cộng đồng nghèo ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Trong khi đó các công trình viết về PRA cũng chỉ đề cập đến những lĩnh vực chủ yếu ví dụ bao gồm: Quản lý tài nguyên thiên nhiên; Xác lập quyền đất đai của người dân bản địa; Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên cộng đồng; Khai thác kiến thức bản địa, Cải thiện đời sống cho người dân ở các khu ổ chuột; HIV/AIDS; Tập huấn cao nhận thức và hành động; Các chương trình chống đói nghèo; quản lý thiên tai; đàm phán và giải quyết xung đột, v.v… Rất ít công trình đề cập đến việc sử dụng PRA trong việc nghiên cứu và bảo tồn văn hóa bằng kiến thức của các nhà nghiên cứu là người bản địa. Mục đích của luận văn này đề cập đến quá trình nghiên cứu có sự tham gia của người dân với tư cách là chủ nhân văn hóa và họ thực hiện các cuộc khảo sát nghiên cứu văn hóa như những nhà nghiên cứu thực sự. Các kết quả của luận văn này là bước khởi đầu đóng góp cho việc áp dụng PRA cho lĩnh vực này. 3. Đối tƣợng, phạm vi, địa bàn nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa truyền thống của người Thái bản Khoan trong xã hội đương đại và việc sử dụng các công cụ của phương pháp PRA để “khảo sát văn hóa”. Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này tác giả chỉ nhấn mạnh đến việc nghiên cứu Văn hóa truyền thống của người Thái tại bản Khoan trong xã hội đương đại và hiệu quả sự dụng của các công cụ của phương pháp PRA được áp dụng trong nghiên cứu. Người dân đã tham gia các hoạt động nghiên cứu và cùng nhau đưa ra kế hoạch nhằm bảo tồn văn hóa của cộng đồng. Địa bàn nghiên cứu: Luận văn được tiến hành trên cơ sở một nghiên cứu trường hợp (case study) tại bản Khoan, xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Các nguồn tư liệu được sử dụng cho luận văn bao gồm: Nguồn thứ nhất: Tư liệu điền dã dân tộc học: các biên bản phỏng vấn sâu, các ghi chép, ảnh, v.v… được ghi chụp tại địa bàn nghiên cứu. Các bảng biểu thống kê, các báo cáo, tài liệu sưu tầm do UBND xã Quỳnh Nhai, và một số cá nhân cung cấp. Nguồn thứ hai: sách, luận án, chuyên khảo, bài nghiên cứu từ tạp chí, các website về chủ đề có liên quan. Nguồn thứ ba: nguồn tư liệu điền dã đóng vai trò quan trọng nhất được tác giả thu thập từ việc khảo sát và nghiên cứu thực địa. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phân tích tư liệu sẵn có: Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu này, cho phép tổng hợp những thông tin từ những nghiên cứu đi trước, phân tích các văn bản thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Phỏng vấn sâu: Đây là phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong quá trình điền dã dân tộc học nhằm ghi nhận các ý kiến, các câu chuyện của bản thân những người tham gia các hoạt động khảo sát. Các phỏng vấn sâu cũng được sử dụng để thu thập các thông tin chung liên quan đến các vấn đề lịch sử của làng, của dân tộc thông qua hệ thống câu hỏi mở. Tham dự thảo luận nhóm: Nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp này để tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống của người Thái tại bản Khoan và đánh giá thái độ của họ khi tham dự các hoạt động này. Đặc biệt, bằng phương pháp quan sát tham dự, tác giả đã cùng tham gia hoạt động của các thảo luận nhóm để có thể đánh giá chính xác và khách quan hơn về những thái độ cũng như độ tin cậy về thông tin mà người dân cung cấp. 5. Kết cấu của luận văn Nội dung của luận văn được trình bày trong các phần sau: Phần mở đầu (6 trang) Phần này trình bày về tính cấp thiết của đề tài, sơ lược về tình hình nghiên cứu trước đó, nêu phạm vi, đối tượng, mục đích, các khái niệm cơ bản và khung phân tích, các nguồn tư liệu và phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu. Chương 1: (16 trang) Khái quát về phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA) và ứng dụng của nó trong nghiên cứu văn hóa tại bản Khoan Chương 2: (26 trang) Những nét văn hóa truyền thống hiện diện qua con mắt của các nhà nghiên cứu địa phương Chương 3: ( 28 trang) Những nét văn hóa tinh thần hiện diện qua con mắt của các nhà nghiên cứu địa phương Chương 4: (8 trang) Những nét xã hội truyền thống trong bối cảnh xã hội hiện đại Kết luận: (2 trang) CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH CÓ SỰ THAM GIA (PRA) VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA 1.1. Lịch sử của phƣơng pháp Đánh giá nhanh có sự tham gia (Participatory Rapid Appraisal - PRA) Trong thực tế triển khai các dự án phát triển cộng đồng, việc làm thế nào để dự án phản ánh tốt nhất nhu cầu và nguyện vọng thực tế của người dân tại cộng đồng luôn được các cán bộ làm công tác phát triển đặt ra. Tại châu Mỹ Latinh, từ những năm 60 của thế kỷ truớc việc nghiên cứu về một phương pháp có sự tham gia để xây dựng các dự án phù hợp với cộng đồng dân cư đã được tiến hành. Đến những năm 1970 lý thuyết về phương pháp Đánh giá nhanh/ nông thông có sự tham gia của cộng đồng (PRA) đã được hình thành tại khu vực này. Vào những năm 1980, phương pháp Đánh giá nhanh nông thôn (RRA) được xây dựng và trở thành sáng kiến của trường Đại học Khon Kaen của Thái Lan. Tuy nhiên, phương pháp PRA/RRA lại được sử dụng đầu tiên tại Kênya và ấn Độ vào những năm 1988 và 1989. Ở Việt Nam, từ cuối những năm 80 ngày càng nhiều các tổ chức quốc tế như Ngân hàng tế giới (World Bank), Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO), các cơ quan nghiên cứu, phát triển trong nước đã sử dụng PRA để xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án ở các quy mô khác nhau về quản lý tài nguyên, phát triển nông nghiệp, nông thôn, v.v…. Điều này cho thấy PRA có thể áp dụng cho những điều kiện văn hóa – kinh tế xã hội và các vùng sinh thái khác nhau, với ý nghĩa PRA là một phương pháp tiếp cận triển vọng “từ dưới lên” – nghĩa là từ nhu cầu thực tế của người dân đưa ra đối với các nhà làm công tác phát triển ở các lĩnh vực. 12 Đánh giá nhanh hay đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (Participatory/ Rapid Rural Appraisal – PRA/RRA) là một phương pháp đánh giá nhu cầu ở cộng đồng với sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan. Phương pháp có sự tham gia của cộng đồng (PRA) được phát triển từ Thẩm định giá nhanh nông thôn (RRA). Sự khác biệt là PRA trong đó nhấn mạnh quá trình trao quyền cho người dân địa phương, trong khi RRA là chủ yếu là xem như là một phương tiện cho người ngoài để thu thập thông tin. PRA chú trọng đã được đặt vào việc tìm kiếm những cách để thể hiện sự đa dạng của kiến thức địa phương thông qua việc tạo điều kiện từ bên ngoài như cung cấp vật lực, kinh phí, kỹ thuật, v.v…. 1.2 Định nghĩa PRA Để hiểu về về PRA trước hết ta phải biết đến định nghĩa “PRA là gì?” Theo tài liệu tập huấn về PRA tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau đã định nghĩa “PRA là quá trình liên tục, là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân trong cộng đồng cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện thực tế của họ để họ lập kế hoạch hành động và thực hiện.” [75; tr. 3] hay có thể hiểu là “PRA là một phương pháp được tiến hành ở một địa điểm cụ thể bởi một nhóm liên ngành và được thiết kế để thu thập được những thông tin cần thiết và những giả thiết cho sự phát triển nông thôn trong đó sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương vào suốt các tiến trình của các chương trình/đề án phát triển nông thôn là yếu tố quyết định sự thành công” [77; tr 11] 1.3 Các đặc điểm của PRA PRA hoạt động thường diễn ra trong các nhóm, làm việc trên mặt đất hoặc trên giấy. Thông thường tổ chức thảo luận nhóm trên mặt đất thì thu hút sự tham gia của nhiều người hơn, đây là nơi để thực hiện các phương pháp trực quan hóa giúp trao quyền cho những người không biết chữ. Kỹ thuật trực quan hóa giúp cung cấp phạm vi cho sự sáng tạo và khuyến khích sự trao đổi thẳng thắn quan điểm giữa những người tham gia. Họ cũng cho phép kiểm tra chéo các nguồn thông tin. 13 PRA phải được xem như một quá trình học hỏi được xây dựng dựa trên kiến thức và năng lực vốn có của người dân về xác định vấn đề, ra quyết định, huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện… để cùng phát triển cộng đồng của chính họ. Phương pháp PRA phụ thuộc vào người điều hành/hướng dẫn kỹ thuật, nhưng không có nghĩa người này chiếm hết thời gian thực hiện hoạt động nhóm. Tuy nhiên nhiều người thấy khó khăn khi đóng vai trò này khi họ phải mất thời gian giải thích, làm quen, phá băng để tạo ra sự thu hút. Họ luôn mong muốn đạt đến kết quả chắc chắn rằng người dân địa phương, cho dù họ có biết chữ hay không, là phụ nữ hay nam giới, giàu hay nghèo đều có thể tham gia vào quá trình phân tích của họ. Phương pháp PRA gồm có các kỹ thuật/công cụ khác nhau, được lựa chọn và phối hợp một cách linh hoạt phù hợp với nghiên cứu. Sử dụng một hay kết hợp các phương pháp PRA sẽ tạo ra một hình ảnh rất chi tiết về cộng đồng, nó thể hiện sự phức tạp và đa dạng của thực tế người dân địa phương tốt hơn nhiều so với các kỹ thuật điều tra thông thường như bảng câu hỏi. Những người thực hiện PRA có thái độ thích hợp (đúng) hướng đến những thành viên cộng đồng, tiếp xúc với các tầng lớp, những người nghèo, phụ nữ, những nhóm người chịu thiệt thòi với thái độ tôn trọng, quan tâm những điều họ nói, lắng nghe họ nói chứ không phải dạy họ, không định kiến. Với những ứng dụng hiệu quả của PRA, các cán bộ phát triển luôn xem các bộ công cụ của nó là công cụ phát triển cộng đồng. Ưu điểm của phương pháp PRA so với các phương pháp khác là người dân tại cộng đồng tự phân tích thực tế nhu cầu và đời sống của họ, đây là một phương pháp trao quyền cho người dân để quyết định các công việc của cộng đồng, trong đó nhà nghiên cứu/cán bộ làm công tác phát triển tham gia để học hỏi và cùng với các thành viên cộng đồng tìm hiểu, phân tích và đánh giá các khó khăn, thuận lợi đồng thời đưa ra các giải pháp, quyết định kịp thời nhằm giải quyết các khó khăn của cộng đồng, để lên kế hoạch hành động chính mình và để giám sát và đánh giá các 14 kết quả dựa trên phân tích những khía cạnh không gian và thời gian của các vấn đề kinh tế - xã hội – văn hóa và môi trường. Khi so sánh với phương pháp quan sát tham dự của ngành dân tộc học, PRA có những nét tương đồng đó là cùng tham gia trực tiếp vào đời sống cộng đồng, có sử dụng nhiều công cụ chung (thảo luận nhóm, phỏng vấn bán cấu trúc, ghi âm, chụp ảnh, v.v…), tuy nhiên PRA có lợi thế về tìm kiếm sự đồng thuận giữa các thành viên trong cộng đồng khi họ trao đổi về các thực tế bản sắc văn hoá mà họ đang nắm giữ ví dụ như họ thấy các bài hát của dân tộc rất hay cần phải bảo tồn, vì các bài hát này giúp họ bảo vệ được tiếng nói và chữ của người Thái lưu truyền qua các thế hệ, v.v… 1.4 Các công cụ thuộc phƣơng pháp PRA đƣợc sử dụng trong phạm vi luận văn Các công cụ thuộc phương pháp PRA là những cách làm hay kỹ năng sử dụng các kỹ thuật khác nhau nhằm thu hút người dân vào quá trình đánh giá, phân tích vấn đề và lập kế hoạch hành động trong phát triển cộng đồng. Danh sách một số công cụ được ứng dụng khi thực hiện phương pháp PRA: - Xem xét tài liệu thứ cấp - Quan sát trực tiếp - Vẽ sơ đồ cộng đồng: Để phân tích các vấn đề theo không gian. - Lập bản lược sử của cộng đồng, lịch mùa vụ: Để phân tích các vần đề theo thời gian. - Để phân tích ra quyết định: thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu. - Xếp hạng ưu tiên (cho điểm, biểu quyết) 1.4.1 Số liệu thứ cấp Trước khi khảo sát ở thực địa, nhóm PRA cần thiết thu thập tất cả các thông tin sẵn có (thông tin chính thức và không chính thức) nhằm có được các thông tin cơ 15 bản của vùng nghiên cứu về tài nguyên, việc sử dụng đất, vùng sinh thái, hệ thống canh tác, kinh nghiệm quản lý tài nguyên nông nghiệp, những trở ngại, những cơ hội, làm cơ hội để thu thập các thông tin mới. Hoạt động này sẽ giúp cho nhóm tiết kiệm thời gian không phải khai thác lại một lần nữa các thông tin này và xác định được những thông tin còn thiếu cần thu thập. 1.4.2 Quan sát trực tiếp Quan sát trực tiếp được vận dụng thể hiện sự quan sát một cách có hệ thống các sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó. Quan sát trực tiếp cũng là cách chúng ta kiểm tra chéo những câu nói, câu hỏi, những trao đổi của các thành viên cộng đồng tham gia nghiên cứu. 1.4.3 Vẽ bản đồ thôn bản Bản đồ thể hiện vị trí, cung cấp thông tin về đất, cây trồng, các nguồn tài nguyên, các hoạt động sản xuất, hệ thống thủy lợi, các cơ sở hạ tầng, những cơ hội và thách thức của cộng đồng khi sử dụng các nguồn tài nguyên, thiên nhiên v.v…. Bản đồ giúp cho nhóm PRA và các thành viên cộng đồng hiểu rõ ranh giới và những đặc tính của cộng đồng Các bước thực hiện: - Thành lập nhóm người dân cả nam và nữ từ 5 đến 7 người. - Các vật liệu văn phòng phẩm (giấy khổ lớn, bút lông màu, băng keo dán). - Thúc đẩy viên giải thích rõ mục đích ý nghĩa và tiến hành theo các bước như sau: - Đề nghị nhóm phác họa sơ đồ trên giấy khổ lớn. - Thúc đẩy viên đặt câu hỏi để người dân giải thích ý nghĩa của những gì họ vẽ và tạo điều kiện để thúc đẩy họ tham gia trao đổi, tranh luận trong quá trình vẽ bản đồ thôn bản. - Thảo luận: khó khăn, cơ hội, thuận lợi, giải pháp. 16 - Thời gian cần thiết: 120 phút. - Vai trò của thúc đẩy viên: hỏi, khuyến khích, tạo thuận lợi cho nhóm trao đổi và các thành viên tự làm. 1.4.4 Lập bản lƣợc sử của cộng đồng Bất kỳ một cộng đồng nào cũng có lịch sử phát triển của mình với nhiều sự kiện có ý nghĩa trong quá khứ. Cộng đồng đó kế thừa những kinh nghiệm và kiến thức môi trường để phát huy những nội lực. Lập bản sơ lược lịch sử giúp ta biết được những sự kiện chính yếu trong cộng đồng cũng như những khó khăn và những thành tựu đạt được trong đời sống của họ. Các bước thực hiện: - Thành lập nhóm người dân cả nam và nữ từ 5 đến 7 người. - Các vật liệu văn phòng phẩm (giấy khổ lớn, bút lông màu, băng keo dán). - Thúc đẩy viên giải thích rõ mục đích ý nghĩa và tiến hành theo các bước như sau: - Đề nghị nhóm phác họa sơ đồ lên mặt đất (nếu không có giấy khổ lớn) hoặc trên tờ giấy khổ lớn. - Thúc đẩy viên đặt câu hỏi để người dân giải thích ý nghĩa của những gì họ vẽ và tạo điều kiện để thúc đẩy họ tham gia trao đổi, tranh luận trong quá trình vẽbản lược sử của cộng đồng. - Thảo luận: khó khăn, cơ hội, thuận lợi, giải pháp. - Thời gian cần thiết: 120 phút. - Vai trò của thúc đẩy viên: hỏi, khuyến khích, tạo thuận lợi cho nhóm trao đổi và các thành viên tự làm. 1.4.5 Lập lịch thời vụ 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan