Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng câu hỏi khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan trong dạy học chươn...

Tài liệu Sử dụng câu hỏi khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan trong dạy học chương i chuyển hoá vật chất và năng lượng - sinh học 11 - ban cơ bản

.DOC
129
220
69

Mô tả:

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình DH, thao tác tư duy phát triển theo quy luật “từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng”. PTTQ trong dạy - học có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động nhận thức của học sinh. PTTQ giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ và chính xác đồng thời khắc sâu, mở rộng, củng cố và nâng cao tri thức lĩnh hội, qua đó phát triển tri thức, kỹ năng kỹ xảo cần thiết. SH là môn khoa học nghiên cứu về sự sống, nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên nằm trong một tổng thể thống nhất. Một trong các phương pháp nghiên cứu đặc thù của bộ môn là phương pháp quan sát. Để HS chủ động tìm ra kiến thức, trong hoạt động DH GV phải là người hướng dẫn HS quan sát nhằm thu được lượng thông tin nhiều nhất về một, một nhóm đối tượng nào đó. Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, GV có nhiều cơ hội tìm kiếm các PTTQ từ nhiều nguồn khác nhau nhằm phục vụ cho quá trình giảng dạy. Tuy vậy, mức độ GV sử dụng PTTQ vẫn còn hạn chế. Để KTKT từ PTTQ một cách hiệu quả GV cần có kỹ năng nhất định về sử dụng PTTQ mà quan trọng hơn là kỹ năng dùng CH định hướng HS quan sát PTTQ rút ra kiến thức. Vì vậy, việc xây dựng và sử dụng CH hướng dẫn HS KTKT từ PTTQ là việc làm cần thiết với mỗi GV đặc biệt là sinh viên mới ra trường. Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng câu hỏi khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan trong dạy học chương I: chuyển hoá vật chất và năng lượng - Sinh học 11 - CTC” 2. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống câu hỏi khai thác kiến thức từ PTTQ 3. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và sử dụng CH hướng dẫn HS KTKT từ PTTQ trong DH 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được hệ thống CH theo mục đích quan sát và sử dụng CH đó như là kỹ thuật dạy học thì sẽ nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học 11. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu a. Nghiên cứu cơ sở lý luận về CH, PTTQ, CH KTKT từ PTTQ b. Phân loại được các dạng PTTQ sử dụng trong chương I: chuyển hoá vật chất và năng lượng - Sinh học 11 - CTC c. Xây dựng hệ thống CH KTKT từ PTTQ d. Đề xuất quy trình sử dụng CH hướng dẫn học sinh KTKT từ PTTQ e. Soạn ba bài thuộc chương I: Chuyển hoá vật chất và năng lượng - Sinh học 11 - CTC 6. Phạm vi nghiên cứu Chương I: Chuyển hoá vật chất và năng lượng - SH11 - CTC 7. Phương pháp nghiên cứu a. Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu cơ sở lý luận về CH, PTTQ, CH hướng dẫn HS KTKT từ PTTQ b. Quan sát sư phạm: Dự giờ dạy của GV ở THPT. c. Điều tra thăm dò bằng phiếu điều tra, phỏng vấn GV THPT. d. Xử lý số liệu bằng thống kê toán học. 8. Đóng góp mới của đề tài - Hoàn thiện cơ sở lý luận về CH, các mức độ CH KTKT từ PTTQ. - Bổ sung thêm hệ thống PTTQ trong dạy học chương chuyển hoá vật chất và năng lượng SH11 - THPT. - Xây dựng được hệ thống CH KTKT từ PTTQ để dạy học chương chuyển hoá vật chất và năng lượng - SH11 - THPT. - Thiết kế được một số bài soạn mẫu để làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và GV giảng dạy SH - THPT. 2 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Nền giáo dục thế giới, đặc biệt là nền giáo dục của các nước tiên tiến khẳng định tầm quan trọng của PTTQ trong quá trình hình thành và phát triển hứng thú nhận thức của con người. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp nói rằng: “Muốn yêu khoa học trước hết phải thấy nó một cách sống động, sờ mó đến nó, cho bàn tay nhào nặn nó” [7] Trong quá trình DH, thao tác tư duy phát triển theo quy luật: từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng. Theo Scorat: “Bản chất của sự vật, hiện tượng được trẻ khám phá dựa vào sự quan sát thế giới bên ngoài” và “phương pháp vấn đáp đi từ những gì trẻ biết để giúp trẻ vận dụng trực giác, khả giác và tinh thần của mình để khám phá ra sự thật quá hiển nhiên”. Qua đó có thể thấy, trong quá trình DH, CH đặc biệt là CH KTKT từ PTTQ có ý nghĩa cực kì to lớn. A. Komenxki - nhà sư phạm lỗi lạc người Tiệp Khắc viết: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách, …. Hãy tìm ra phương pháp cho GV dạy ít hơn, HS học nhiều hơn.” Như vậy, có thể khẳng định: Trong PP mà Komenxki nói tới không thể thiếu CH đặc biệt là CH KTKT từ PTTQ. 1.1.2. Ở Việt Nam Có nhiều tài liệu nghiên cứu về CH - BT như: “Sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện năng lực tự học SGK SH10 THPT” của Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc, “Xây dựng và sử dụng CH - BT để tích cực hoá hoạt động của học sinh trong dạy học chương I phần di truyền học - SH12 - THPT” của Th.S Khuất Duy Hùng, “Xây dựng và sử dụng CH - BT để phát huy khả năng tự học của HS trong dạy học chương “Chuyển hoá vật chất và năng lượng 3 SH11 - THPT” của Th.S Đặng Thị Thái Anh, “Xây dựng và sử dụng câu hỏi để dạy học chương III: sinh trưởng và phát triển, Sinh học 11 - THPT theo hướng tích cực hoá hoạt động của HS” của Nguyễn Thị Thảo. Những nghiên cứu này đã chú trọng việc sử dụng CH - BT giúp HS tự lực, tích cực hoá hoạt động với SGK từ đó hình thành cho HS phương pháp tự học. Các tài liệu nghiên cứu về PTTQ như: “Nghiên cứu sử dụng PTTQ theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ học ở trường THCS” của T.S Phan Minh Tiến khẳng định việc kết hợp phương pháp dạy học với PTTQ trong tất cả các môn học đều đem lại hiệu quả cao. Sử dụng PTTQ trong DH SH là vấn đề được nhiều tác giả nghiên cứu như đề tài của Th.S Nguyễn Thị Thu Huyền “Sử dụng PTTQ và tư liệu để tổ chức hoạt động trong dạy học SH10 - THPT” đề cập tới vấn đề sử dụng PTTQ và tư liệu để xây dựng CH khai thác PTTQ nhưng chưa đưa ra quy trình sử dụng các CH khai thác đó. Tóm lại: Các đề tài trên đã khẳng định vai trò của CH và PTTQ trong DH nói chung và DH SH nói riêng. Các nghiên cứu này mới chú ý sử dụng riêng CH hoặc bổ sung PTTQ giúp hình thành kiến thức cho HS. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và thiết bị dạy học, GV và HS có điều kiện tiếp xúc nhiều với PTTQ mới và hiện đại. Đôi khi việc sử dụng quá nhiều PTTQ trong giờ học đối với GV lại là “con dao hai lưỡi”. Vì vậy, để khai thác tối đa hiệu quả do PTTQ đem lại bên cạnh cơ sở vật chất còn rất cần có nhiều loại CH khác nhau với các cấp độ khác nhau. Như vậy, đề tài của chúng tôi tập trung chủ yếu vào vấn đề này. 4 1.2. Cở sở lý luận của đề tài 1.2.1. Phương tiện trực quan 1.2.1.1. Khái niệm “PTTQ là tất cả các đối tượng nghiên cứu được tri giác trực tiếp bằng các giác quan” [2 tr.68] PTTQ là những phương tiện mà GV và HS sử dụng trong quá trình DH nhằm xây dựng cho HS những biểu tượng về sự vật, hiện tượng, quá trình để hình thành khái niệm, phát triển năng lực nhận thức 1.2.1.2. Phân loại PTTQ Dựa vào những tiêu chuẩn và mục đích nghiên cứu khác nhau về PTTQ mà phân thành các loại PTTQ khác nhau:  Theo Nguyễn Cương, PTTQ bao gồm các mẫu vật, mô hình, maket, hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ, tranh vẽ, ảnh,… VD: Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa liều lượng phân bón và mức độ sinh trưởng của cây (SGK - 23),…  Theo Nguyễn Ngọc Bảo, PTTQ bao gồm vật thật, vật tượng trưng, vật tạo hình, thí nghiệm, ngôn ngữ giàu hình ảnh của GV,… VD: Hình 4.1. Cây lúa trồng trong các dung dịch dinh dưỡng khoáng khác nhau (SGK - 20),…  Theo Grabenxki và Parmenop thì PTTQ gồm 3 nhóm:  Nhóm 1: Hoá chất, mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm, mô hình. VD: Thí nghiệm chứng minh vai trò của nguyên tố khoáng (bài 4 SH11) cần: Hoá chất là các nguyên tố khoáng và nước cất, dụng cụ là các chậu,…  Nhóm 2: Các thiết bị máy móc, dụng cụ giúp thực hành thí nghiệm. VD: Thí nghiệm của Garô đã thiết kế dụng cụ được mô phỏng trong hình 3.2 (SGK - 17),… 5  Nhóm 3: Nhóm dụng cụ trực quan tượng hình: sơ đồ, bảng vẽ, tranh ảnh, bản đồ, đồ thị, biểu đồ, hình ảnh của GV và HS trên bảng, phim ảnh. VD: Hình 8.1. Sơ đồ quang hợp của cây xanh, hình 8.2. Cấu tạo của lá cây,…  Theo hai tác giả Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành thì PTTQ bao gồm ba loại chính:  Các vật tự nhiên: Mẫu sống, mẫu ngâm, mẫu nhồi, tiêu bản ép khô, tiêu bản hiển vi,… VD: Mẫu lá cây thật, mẫu lá ngâm trong dung dịch foocmon,...  Các vật tượng hình: Mô hình, tranh, ảnh, phim, sơ đồ, biểu đồ,… VD: Hình 9.2. Chu trình Canvil,...  Các thí nghiệm: Cắt sát gốc cây cà chua đang sống và để 2 giờ thấy hiện tượng rỉ nhựa. 1.2.1.3. Vai trò của PTTQ  Đối với hoạt động giảng dạy của GV: - PTTQ là phương tiện DH hiệu quả, luôn gắn bó với hoạt động giảng dạy, là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao hiệu suất giảng dạy. PTTQ sẽ phát huy được hiệu quả tối đa nếu được sử dụng với những kỹ thuật và PP DH hợp lý. - PTTQ giúp GV hình thành ở HS những động cơ học tập tích cực, HS làm quen với PP nghiên cứu, là điều kiện để GV tổ chức các hình thức hoạt động phong phú nhằm nâng cao khả năng tự lập của HS. - PTTQ là một phần công cụ giúp GV có thể kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS nhanh, đủ, chính xác.  Đối với hoạt động nhận thức và rèn luyện kỹ năng của HS - PTTQ là nguồn thông tin quan trọng, phong phú, sinh động, giúp HS quan sát đối tượng, thụ nhận hình tượng của sự vật dễ dàng, đầy đủ, sâu sắc và chính xác hơn. 6 - PTTQ cung cấp cho HS những kiến thức bền vững, chính xác và giúp HS kiểm tra lại tính đúng đắn của lý thuyết trước một sự vật hay hình ảnh. Từ đó giúp HS hứng thú học tập hơn và tăng cường chú ý đến đối tượng nghiên cứu. - Thông qua quan sát, thực hành, thí nghiệm mà gây được hứng thú, kích thích tư duy tìm tòi sáng tạo của HS.  PTTQ không chỉ tác động đến quá trình nhận thức của HS mà còn giúp HS phát triển các năng lực tư duy và kỹ năng cần thiết. PTTQ khắc phục được khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, làm dễ dàng hoá quá trình nhận thức của HS, chuyển đối tượng từ trừu tượng sang cụ thể giúp HS lĩnh hội đầy đủ, chính xác đồng thời khắc sâu, mở rộng, củng cố và nâng cao tri thức được lĩnh hội. Qua đó phát triển năng lực tư duy, kỹ năng, kỹ sảo cần thiết. Tóm lại: PTTQ có khả năng to lớn, làm tăng chất lượng nhận thức của HS. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật thì PTTQ càng đóng vai trò quan trọng, góp phần thay đổi PP DH, tạo ra hứng thú học tập và thế hệ trẻ năng động sáng tạo, thích ứng với điều kiện xã hội. Cần lưu ý: - PTTQ là hình thức biểu hiện của PP vì vậy nó chỉ có vai trò hỗ trợ cho hoạt động của GV và HS trong DH nhằm tạo ra những thuận lợi cho giảng dạy và học tập. Hiệu quả của PTTQ chỉ được phát huy tối đa khi người GV có khả năng và cách thức sử dụng chúng hợp lý trong điều kiện cụ thể. - PTTQ chỉ có thể phát huy vai trò của mình dưới sự tổ chức của người GV để định hướng cho HS khai thác kiến thức như thế nào, sử dụng ra sao cuối cùng là giúp HS nhận thức một cách tích cực, chiếm lĩnh khái niệm, hình thành kỹ năng kỹ sảo cần thiết. 7 1.2.1.4. Yêu cầu khi sử dụng PTTQ - Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, dùng đến đâu đưa ra đến đó. - Biểu diễn phải thong thả theo một trình tự nhất định để HS dễ theo dõi, kịp quan sát. - Đối tượng quan sát phải đủ lớn, đủ rõ. - Phải nêu được CH định hướng HS quan sát và thảo luận. - Nên bổ sung kết hợp nhuần nhuyễn các loại PTTQ. - Chuẩn bị trước các thí nghiệm đảm bảo độ chính xác. 1.2.2. CH KTKT từ PTTQ 1.2.2.1. Khái niệm về CH KTKT từ PTTQ Hỏi: là nêu ra điều mình muốn người khác trả lời về một vấn đề nào đó. Theo Aristole: “CH là một mệnh đề trong đó chứa đựng cả cái đã biết và cái chưa biết” Câu hỏi = Cái đã biết + Cái chưa biết - CH được xem là sản phẩm của tư duy; là phương tiện trong quá trình DH, hướng dẫn quá trình nhận thức của HS; là động lực kích thích, định hướng, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập của HS. - Trong đời sống hàng ngày cũng như trong nghiên cứu khoa học, con người thắc mắc và tranh luận khi biết nhưng chưa đầy đủ và cần biết thêm. Nếu biết tất cả hoặc không biết gì về sự vật nào đó thì không có gì để hỏi. Vì vậy, dấu hiệu bản chất của CH là phải có mối quan hệ giữa cái đã biết và điều chưa biết, phải có tỷ lệ phù hợp giữa hai đại lượng đó thì chủ thể nhận thức mới xác định được phương hướng mình phải làm gì để trả lời CH đó. - Trong DH, GV phải mã hoá những thông tin “tường minh” trong SGK thành CH. HS trả lời CH rút ra liều lượng kiến thức nhất định. - Như vậy, có thể hiểu: CH khai thác kiến thức từ PTTQ là dạng CH “mã hoá” nội dung chứa đựng trong PTTQ, để “giải mã” HS cần tri giác, phân tích PTTQ, từ đó hình thành tri thức nhất định cho HS. 8 1.2.2.2. Phân loại CH KTKT từ PTTQ Tuỳ thuộc vào tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại CH KTKT từ PTTQ khác nhau nhưng theo GS.TS Trần Bá Hoành, CH nói chung và CH KTKT từ PTTQ nói riêng gồm 5 loại: - CH kích thích quan sát, chú ý: Nhận thức lý tính dựa trên nhận thức cảm tính, quan sát tinh tế và sự chú ý sâu sắc là điều kiện cần cho suy nghĩ tích cực. VD: Hãy quan sát hình 1.3 SGK trang 8 và kể tên những con đường xâm nhập của nước và iôn khoáng vào mạch gỗ của rễ? Hãy quan sát hình 15.2 SGK trang 63 và mô tả cấu tạo của túi tiêu hóa? - CH yêu cầu so sánh, phân tích: Loại CH này hướng dẫn HS vào nghiên cứu chi tiết những vấn đề khá phức tạp; nắm vững sự vật, hiện tượng gần giống nhau, những khái niệm có nội hàm gần chồng chéo một phần. Đây là loại CH hiện nay được sử dụng nhiều nhất. VD: Phân tích hai hình: 2.2 SGK trang 11 và 2.5 SGK trang 13 để so sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây bằng cách điền vào phiếu học tập sau: Tiêu chí Cấu tạo Thành phần dịch mạch Hướng vận chuyển Động lực Tốc độ vận chuyển Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây - CH yêu cầu tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá: Đây là loại CH đặc trưng cho một chu trình SH, mang tính lý thuyết dẫn tới hình thành kiến thức đại cương đặc biệt là sự phát triển những mối liên hệ có tính quy luật trong tự nhiên. 9 - VD: Phân tích hình vẽ 16.2 (C) SGK trang 68 để thiết kế sơ đồ tiêu hoá trong ống tiêu hóa của thú ăn TV? - CH liên hệ với thực tế: Là CH áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống, sản xuất, giải thích các hiện tượng trong tự nhiên. CH đặt ra càng gần gũi với thực tế sẽ thu hút được sự chú ý và kích thích sự suy nghĩ của HS. VD: Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng? - CH kích thích tư duy sáng tạo, hướng dẫn HS nêu vấn đề, đề xuất giả thuyết. Loại CH này gợi ý cho HS xem xét một vấn đề dưới nhiều góc độ sáng tạo, có thói quen suy nghĩ sâu sắc, có óc hoài nghi khoa học. VD: Từ hình 8.1 và phương trình tổng quá của quá trình QH SGK trang 36 em hãy đề xuất các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường? 1.2.2.3. Vai trò của CH KTKT từ PTTQ CH là sản phẩm của tư duy, ở đó chứa đựng kiến thức khoa học và một “thế năng tâm lý” để trở thành một động lực thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo. Mối quan hệ giữa cái đã biết và điều chưa biết là dấu hiệu quan trọng làm cơ sở cho việc thiết kế và sử dụng CH trong dạy - học. Trong quá trình dạy - học, CH là cốt lõi, gắn kết các yếu tố cấu trúc thành một chỉnh thể toàn vẹn từ mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện và các hình thức tổ chức DH. CH giúp vận hành, thúc đẩy quá trình DH đạt kết quả cao. Có thể khái quát vai trò của CH KTKT từ PTTQ trong DH như sau: - CH KTKT từ PTTQ là phương tiện “mã hoá” nội dung dạy học nói chung và PTTQ nói riêng, hoạt động tìm câu trả lời chính là hoạt động “giải mã” mà động lực của quá trình giải mã chính là nguồn tri thức mới. - CH KTKT từ PTTQ là công cụ để phát triển các thao tác tư duy. Khi tìm lời giải người học phải quan sát, phân tích, xác định mối quan hệ, so sánh, đối chiếu điều đã cho và điều cần tìm, đòi hỏi phải suy luận logic, người học luôn luôn suy nghĩ nên tư duy được phát triển. Như vậy, CH phát huy tính 10 tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập của HS, khắc phục lối dạy học truyền thụ một chiều. - CH KTKT từ PTTQ là phương tiện để rèn luyện kỹ năng làm việc với các nguồn tài liệu học tập khác nhau. CH có vai trò định hướng nghiên cứu tài liệu mới thông qua hoạt động phân tích nguồn tài liệu để tìm lời giải. HS tìm được lời giải chính là tìm được kiến thức mới. - CH KTKT từ PTTQ giúp HS tự lĩnh hội và củng cố kiến thức một cách có hệ thống. - CH KTKT từ PTTQ giúp kiểm tra, đánh giá và tự đánh giá mức độ nắm vững tri thức cho HS. Như vậy: CH đặc biệt là CH KTKT từ PTTQ cụ thể hoá mục tiêu DH, là kỹ thuật DH đồng thời là PP tổ chức quá trình DH, giúp kiểm tra đánh giá kết quả đạt được của mục tiêu và điều chỉnh quá trình tiến tới mục tiêu DH. 1.2.2.4. Yêu cầu về CH KTKT từ PTTQ  Yêu cầu về CH trong khâu nghiên cứu tài liệu mới - CH phải hàm chứa một lượng kiến thức để khi tổ chức HS trả lời CH sẽ lĩnh hội được kiến thức mới có hệ thống theo mục tiêu bài học. - CH phải được sắp xếp một cách có hệ thống theo mục tiêu bài học trong đó CH nêu ra một vấn đề lớn có tính khái quát được đưa ra đầu tiên sau đó là CH gợi ý hướng dẫn nhằm giải quyết từng phần nhiệm vụ. - CH phải nêu được nhiệm vụ cần giải quyết. - CH phải chứa đựng cách thức tổ chức hoạt động tự lực của HS để khi trả lời CH sẽ hình thành và phát triển năng lực tư duy.  Yêu cầu về CH trong khâu củng cố, hoàn thiện tri thức - CH phải có tác dụng hệ thống hoá ở mức cao hơn, phạm vi rộng hơn, nâng cao kiến thức mà HS đã chiếm lĩnh được. - CH phải có tác dụng khắc sâu mở rộng kiến thức vào giải quyết các tình huống khác nhau trong nhận thức lý thuyết, trong thực tiễn sản xuất và 11 đời sống (nghĩa là yêu cầu HS đưa những kiến thức mới chiếm lĩnh vào hệ thống tri thức, kỹ năng sống của HS). - CH phải có tác dụng cung cấp thông tin ngược giúp GV có cơ sở điều chỉnh quá trình DH đạt hiệu quả tối ưu.  Yêu cầu về CH trong khâu kiểm tra đánh giá - CH phải có tác dụng đánh giá khách quan, toàn diện chất lượng lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS theo mục tiêu dạy học đã đề ra. - CH phải có tác dụng kiểm tra mức độ vận dụng, sáng tạo tri thức mà HS tiếp thu được vào cuộc sống thực tiễn. - CH phải có tác dụng phân loại được trình độ HS đồng thời cung cấp thông tin ngược để GV điều chỉnh toàn bộ quá trình DH. 1.3. Thực trạng việc sử dụng CH KTKT từ PTTQ trong dạy học 1.3.1. Giáo viên Quá trình điều tra được tiến hành ở trường THPT Đa Phúc và trường THPT Sóc Sơn (đều thuộc huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) với tổng số 5GV. Kết quả điều tra thu được như sau: Kết quả Câu hỏi Câu 1: Theo thầy (cô) phương tiện trực quan (PTTQ) trong dạy học bao gồm: A. Vật thật B. Vật tượng hình C. Thí nghiệm D. Tất cả ý trên Câu 2: Theo thầy (cô) việc sử dụng PTTQ trong dạy học có cần thiết không? A. Không cần thiết, mất nhiều thời gian B. Cần thiết và sử dụng chủ yếu là tranh ảnh C. Cần thiết, sử dụng vật thật và vật tượng hình D. Rất cần thiết, rèn luyện kỹ năng quan sát và phát 12 Số lượng % 0 0 0 5 0 0 0 100 0 0 0 5 0 0 0 100 triển các thao tác tư duy của HS Câu 3: Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng PTTQ trong bài dạy của mình không? A. Không, chỉ cần thuyết trình hết nội dung bài học trong SGK B. Có, sử dụng các hình ảnh trong SGK C. Có, sử dụng các hình ảnh trong SGK, SGV D. Có, sử dụng các hình ảnh trong SGK, SGV, mạng internet và phần mềm dạy học Câu 4: Mục đích thầy (cô) sử dụng PTTQ trong quá trình tổ chức dạy học Sinh học 11 là: A. Bổ sung kiến thức cho bản thân B. Minh hoạ cho bài dạy C. Tư liệu củng cố bài học D. Phương tiện tổ chức quá trình dạy học Câu 5: Kiến thức từ PTTQ mà HS khó trả lời: A. Khái niệm B. Cấu tạo, quy luật C. Cơ chế của quá trình D. Giải thích hiện tượng E. Áp dụng 13 0 0 0 1 4 0 20 80 1 3 1 5 20 60 20 100 0 1 2 3 0 0 20 40 60 0 PHIẾU ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ SỬ DỤNG CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ PTTQ Kết quả Số lượng % A. Ai? Cái gì? Bao giờ? Ở đâu? 0 0 B. Vì sao? Như thế nào? 2 40 C. Yêu cầu HS so sánh hai hiện tượng 1 20 D. Yêu cầu đề xuất giải đáp một hiện tượng 2 40 3 60 5 100 C. Áp dụng: Áp dụng kiến thức vào tình huống mới 2 40 D. Phân tích: Phân chia vấn đề lớn thành vấn đề nhỏ 1 20 2 40 2 40 A. Hệ thống câu hỏi - bài tập 1 20 B. Các PTTQ 1 20 C. Thực hành 2 40 Câu hỏi Câu 1: Loại câu hỏi (CH) nào có tác dụng kích thích tư duy tích cực của HS nhiều nhất? Câu 2: Thầy (cô) thường sử dụng CH ở mức độ nào sau đây? A. Biết: Nhận biết, ghi nhớ, nhắc lại sự kiện, định nghĩa, nội dung định luật,… B. Hiểu: Giải thích, chứng minh kiến thức đã lĩnh hội được hơn từ đó làm sáng tỏ những mối quan hệ giữa các vấn đề nhỏ E. Đánh giá: Nhận định, phán đoán về giá trị, ý nghĩa của mỗi kiến thức F. Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin, khai thác, bổ xung thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới. Câu 3: Thầy (cô) thường sử dụng biện pháp nào sau đây để phát huy tính tích cực, tự giác của HS? 14 D. Thí nghiệm 2 40 E. CH và PTTQ 5 100 A. Dùng đến đâu đưa ra đến đó 4 80 B. Chỉ dùng vật thật cho chính xác 0 0 C. Vừa dùng CH vừa dùng PTTQ 3 60 D. Những PTTQ quá nhỏ cần phóng to/ đưa đến từng 2 40 A. Xác định mục tiêu dạy học 0 0 B. Phân tích nội dung dạy học 0 0 C. Xác định nội dung có thể mã hoá thành CH 0 0 D. Diễn đạt khả năng mã hoá đó thành CH 2 40 E. Sắp xếp các CH theo mục đích lý luận dạy học 3 60 A. Kích thích quan sát, chú ý của HS 2 40 B. Yêu cầu HS so sánh, phân tích 1 10 C. Yêu cầu HS tổng hợp, khái quát và hệ thống hoá 3 60 D. Yêu cầu HS liên hệ thực tế 0 0 E. Kích thích tư duy sáng tạo, hướng dẫn HS nêu vấn 4 80 A. Nghiên cứu tài liệu mới 4 80 B. Củng cố, hoàn thiện tri thức 3 60 C. Kiểm tra, đánh giá 1 20 Câu 4: Để sử dụng PTTQ có hiệu quả thầy (cô) thường: bàn cho HS quan sát Câu 5: Khi xây dựng CH, thầy (cô) gặp khó khăn ở bước nào? Câu 6: Theo thầy (cô) loại CH hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ PTTQ nhằm: đề, đề xuất giả thuyết Câu 7: CH hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ PTTQ dùng trong khâu nào của quá trình dạy học? Câu 8: Khi HS khó trả lời thầy (cô) thường: 15 A. Yêu cầu HS dừng lại và trả lời toàn bộ đáp án 0 0 B. Ngắt câu trả lời của HS, gọi HS khác trả lời tiếp 0 0 C. Giải thích một chút rồi HS tiếp tục trả lời 3 60 D. Đưa ra CH nhỏ, đơn giản hơn 4 80 Từ kết quả trên cùng với quá trình quan sát sư phạm trong hai đợt thực tập sư phạm chúng tôi có một số nhận xét sau: - GV đánh giá đúng vai trò của CH, PTTQ và CH hướng dẫn HS KTKT từ PTTQ trong quá trình DH. Vì vậy, trong quá trình DH, GV đã chú trọng phát huy PP DH tích cực bằng PP vấn đáp kết hợp PP trực quan. - PP trực quan: 100% GV được hỏi sử dụng PTTQ để DH trong đó có tới 80% GV không chỉ sử dụng các PTTQ ở SGK, SGV mà còn sử dụng các phương tiện có trên mạng internet và các phần mềm DH khác. - PP vấn đáp: là PP chủ yếu được tất cả các GV được hỏi sử dụng trong quá trình DH. Tuy nhiên CH đặt ra chủ yếu ở mức độ biết (60%) và hiểu (100%). Nguyên nhân là do khi xây dựng CH, GV gặp khó khăn ở khâu diễn đạt khả năng mã hoá nội dung kiến thức thành CH (40%) và khâu sắp xếp CH theo mục đích lý luận dạy học (60%) - Trong quá trình DH, CH KTKT từ PTTQ được 80% GV sử dụng trong khâu nghiên cưú tài liệu mới; 60% GV sử dụng trong khâu củng cố, hoàn thiện tri thức; rất ít GV (20%) sử dụng loại CH này vào khâu kiểm tra, đánh giá. 1.3.2. Học sinh Quá trình điều tra được tiến hành ở hai trường THPT Đa Phúc và trường THPT Sóc Sơn (đều thuộc huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) trong đó có: 44 HS lớp 11M trường THPT Đa Phúc (có máy chiếu) và 99 HS lớp 11B và 11M trường THPT Sóc Sơn. Kết quả điều tra thu được như sau: Kết quả Câu hỏi 16 Số lượng % Câu 1: Hoạt động ở nhà của em trước khi tới trường là gì? 1. Học bài cũ A. Làm câu hỏi - bài tập trong sách giáo khoa (SGK) 120 84 B. Trả lời câu hỏi và làm thêm các bài nâng cao 10 7 C. Đọc thêm các tài liệu liên quan ngoài SGK 14 9.8 A. Theo nhắc nhở của thầy (cô) 58 40.5 B. Tự trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài 25 17.5 C. Tóm tắt bài mới 21 14.7 D. Ghi lại điều chưa hiểu 11 7.7 E. Tự đặt câu hỏi để tìm hiểu bài mới 8 5.6 F. Tìm thông tin từ kênh hình, bảng biểu, sơ đồ, thí 26 18.2 A. Bỏ qua, không quan tâm tới vấn đề đó nữa 29 20.3 B. Tới lớp nghe thầy (cô) giảng 61 42.7 C. Ghi lại vấn đề đó và tới lớp chủ động hỏi thầy (cô) 57 40 79 55.2 B. Viết sơ lược ý trả lời rồi thảo luận với bạn bè 37 25.9 C. Chờ câu trả lời của người khác 18 12.6 D. Trả lời dựa theo câu trả lời của các bạn 9 6.3 2. Đọc trước bài mới trong SGK nghiệm,… trong và ngoài SGK Câu 2: Khi đọc bài, gặp vấn đề không hiểu em thường làm gì? Câu 3: Trong giờ học, khi thầy (cô) ra câu hỏi em thường làm gì? A. Tập chung suy nghĩ và làm theo yêu cầu của thầy (cô) để tìm câu trả lời Câu 4: Đối với những câu hỏi thầy (cô) hướng dẫn em khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan: 17 kênh hình, bảng biểu, sơ đồ, thí nghiệm,… em thường làm gì để tìm câu trả lời? A. Tập chung phân tích các phương tiện trực quan theo dẫn dắt của thầy (cô) B. Chỉ lướt qua rồi hỏi bạn bè C. Không để ý tới các phương tiện trực quan đó Câu 5: Khi thầy (cô) ra câu hỏi, em thường gặp 99 69.2 35 24.5 4 2.8 12 8.4 42 29.3 88 61.5 những khó khăn gì? A. Không hiểu câu hỏi B. Hiểu câu hỏi nhưng không làm được C. Làm được nhưng không diễn đạt được theo ý nghĩ của mình Từ kết quả trên cùng quá trình quan sát sư phạm, trò chuyện với một số HS trường THPT Đa Phúc và THPT Sóc Sơn chúng tôi có một số nhận xét sau: - Đa số HS rất đam mê các môn học ứng dụng như: Vật lý, hoá học, sinh học… (thể hiện rõ ở câu 2). Vì vậy trong quá trình học, các em hay chú ý tới các CH thầy (cô) đặt ra (55.2% HS tập chung suy nghĩ và làm theo yêu cầu của thầy (cô) để tìm ra câu trả lời) đặc biệt là những CH yêu cầu các em KTKT từ PTTQ (69.2% HS tập chung phân tích các PTTQ theo dẫn dắt của thầy (cô)). - Tuy nhiên có khoảng 29% HS hiểu được CH mà GV đặt ra nhưng không làm được. Điều này chứng tỏ CH mà GV đặt ra chưa phù hợp với HS và đặc điểm của địa phương. Kết quả là 84% HS học bài cũ theo CH - BT trong SGK. Số HS làm được CH mà GV đặt ra nhưng không diễn đạt được theo ý nghĩ của mình chiếm 61.5%. Con số này chứng tỏ quá trình dạy học chưa phát triển cho HS ngôn ngữ và năng lực diễn đạt (yếu tố quan trọng để 18 thành công trong cuộc sống). Qua nhiều lần không trả lời được CH, không diễn đạt được ý nghĩ của mình, HS sẽ chán nản dần PP DH của GV cuối cùng là không yêu thích môn học từ đó không hình thành ở HS PP tự học. Điều này thể hiện rất rõ qua kết quả câu 1: 17.5% HS tự trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài, 14.5% HS tóm tắt bài mới, 7.7% HS ghi lại điều chưa hiểu và 5.6% HS tự đặt CH để tìm hiểu bài mới (ý thức và PP tự học thấp, giảm nhanh qua các mức độ). 19 Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN 2.1. Nguyên tắc xây dựng CH KTKT từ PTTQ 2.1.1. Bám sát mục tiêu bài học Mục tiêu là đích mà quá trình dạy - học cần đạt được. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên khi xây dựng CH KTKT từ PTTQ là phải bám sát mục tiêu dạy - học để tránh đặt những CH lan man, không đúng trọng tâm. 2.1.2. Đảm bảo tính chính xác, khoa học CH được phải đảm bảo tính chính xác, khoa học của nội dung bài học thì việc định hướng tìm tòi của HS mới đạt được mục tiêu dạy - học. 2.1.3. Đảm bảo nguyên tắc hệ thống theo mục đích dạy học Trong quá trình DH, PTTQ và CH KTKT từ PTTQ phải được biên soạn một cách logic hệ thống thể hiện qua từng bài, từng chương, từng phần và toàn bộ chương trình sao cho lời giải của CH trước là cơ sở tìm tòi của CH sau. 2.1.4. Đảm bảo phát huy tính tích cực, phù hợp với đối tượng HS Khi DH, GV luôn phải ghi nhớ: “HS không phải là chiếc bình cần đổ đầy kiến thức mà các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên” (trích lời hiệu phó trường THPT Đa Phúc). Nói cách khác, việc phát huy tính tích cực của HS trong giờ học là nhiệm vụ thiêng liêng của GV. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, CH KTKT từ PTTQ mà GV đặt ra phải phát huy được tiềm năng trong các em và điều đó đòi hỏi mỗi GV phải có nghệ thuật đặt CH. Nghệ thuật đặt CH chính là nghệ thuật xác định tỷ lệ giữa cái đã biết và điều chưa biết để các em cảm thấy yêu cầu của thầy, cô phù hợp với khả năng của mình. Nếu CH quá khó, HS không trả lời được sẽ gây cho các em tâm lý chán nản và không muốn phát biểu trong giờ học. Ngược lại, nếu đáp án của CH được tìm ra một cách quá dễ dàng, không cần suy nghĩ HS cũng không thích phát biểu: “Cô hỏi toàn những cái trong SGK, con chẳng thích giơ tay vì 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất