Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng các hiện tượng, bài tập trắc nghiệm, thảo luận chuyên đề liên quan đến t...

Tài liệu Sử dụng các hiện tượng, bài tập trắc nghiệm, thảo luận chuyên đề liên quan đến thực tiễn đời sống để nâng cao hiệu quả giảng dạy hóa học vô cơ 10, 11.

.PDF
60
165
55

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Viết Tấn SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƢỜNG THPT TỐNG VĂN TRÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI CẤP TỈNH BÁO CÁO SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Sử dụng các hiện tƣợng, bài tập trắc nghiệm, thảo luận chuyên đề liên quan đến thực tiễn đời sống để nâng cao hiệu quả giảng dạy hóa học vô cơ 10, 11. Tác giả: Nguyễn Viết Tấn Trình độ chuyên môn: Cử nhân sƣ phạm Chức vụ: TTCM Tổ Hóa – Sinh – Kỹ. Nơi công tác: Trƣờng THPT Tống Văn Trân- Ý Yên- Nam Định Nam Định, ngày 25 tháng 5 năm 2015 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Viết Tấn Thông tin chung về sáng kiến 1. Tên sáng kiến: Sử dụng các hiện tƣợng, bài tập trắc nghiệm, thảo luận chuyên đề liên quan đến thực tiễn đời sống để nâng cao hiệu quả giảng dạy hóa học vô cơ 10, 11. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Môn hoá học vô cơ lớp 10,11. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến từ năm 2014. 4. Tác giả Họ và tên : Nguyễn Viết Tấn Năm sinh: 06 - 01 - 1985 Nới thƣờng trú: Thị Trấn Lâm - Ý Yên - Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: TTCM Tổ Hóa – Sinh – Kỹ Nơi làm việc: Truờng THPT Tống Văn Trân Địa chỉ : Khu công trình- Thị Trấn Lâm Điện thoại: 0989401385 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến : 100 % 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: THPT Tống Văn Trân Địa chỉ : Ý Yên - Nam Định Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Viết Tấn A. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến. Năm 2015 giáo dục nƣớc ta có nhiều bƣớc đổi mới quan trọng. Giáo dục phổ thông đang thực hiện bƣớc chuyển từ chƣơng trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của ngƣời học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học đƣợc cái gì đễn chỗ quan tâm học sinh làm đƣợc cái gì qua việc học đó. Để đảm bảo đƣợc điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phƣơng pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề trong thực tiễn đời sống. Do đặc thù của môn Hóa Học là môn khoa học thực nghiệm và đƣợc rút ra từ thực tiễn đời sống, phục vụ cho thực tiễn đời sống. Vì vậy khi giảng dạy kiến thức càng thiết thực, càng hấp dẫn, càng lôi cuốn thì học sinh càng dễ dàng tiếp nhận và nhớ lâu. Để những kiến thức khoa học khô cứng trở nên gần gũi với học sinh thì việc cung cấp các kiến thức liên quan đến thực tiễn cuộc sống và hƣớng dẫn học sinh giải quyết các tình huống gắn với thực tiễn, học sinh sẽ có cơ hội rèn luyện tƣ duy kích thích khả năng tìm tòi, suy luận và chủ động trong việc tìm kiếm tri thức khoa học, phát triển năng lực giải quyết các tình huống khác nhau trong học tập cũng nhƣ đời sống. Từ thực tế giảng dạy ở trƣờng THPT tôi nhận thấy: Từ năm 2011 trở về trƣớc hóa học có sức hút gần nhƣ tuyệt đối trong trƣờng THPT vì khi đó đa số các học sinh đều chọn thi khối A. Đến năm 2012 bắt đầu có khối A1 sức hút môn hóa học bắt đầu giảm. Đặc biệt từ năm 2015 với việc đổi mới chỉ thi một kỳ thi THPTQG số lƣợng HS quan tâm đến môn Hóa ngày càng ít hơn nữa. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do kiến thức môn Hóa hiện nay còn đang quá nặng về kiến thức lý thuyết, các bài toán với nhiều quá trình phải suy luận một cách phức tạp và máy móc. Học chỉ để “Đi thi” vì thế khi kỳ thi thay đổi sẽ bị ảnh hƣởng. Khi tôi hỏi học sinh về những vấn đề thực tế mang tính chất toàn cầu liên quan đến môn Hóa nhƣ: Hiệu ứng nhà kính, mƣa axit, ô nhiễm môi trƣờng… các em đều rất mơ hồ. Hoặc khi tôi hỏi về cách sử lý khi gặp hỏa hoạn một tình huống nguy hiểm mà các em có thể gặp bất cứ khi nào trong cuộc sống. Học sinh chỉ trả lời là “Chạy”!. Những kiến thức đó thay vì chỉ cung cấp qua loa một chiều qua bài dạy tại sao không dành thời gian cho học sinh tự tìm hiểu, trình bày, thảo luận để các em có sự hiểu biết toàn diện hơn và ý thức đƣợc vài trò của mình. Tôi nghĩ những vấn đề trên có ý nghĩa hơn rất nhiều so với việc ngồi giải quá nhiều các bài tập. Nhiều khi tôi tự đặt cho mình câu hỏi: Xét cho cùng kiến thức môn Hóa hay bất cứ môn học nào khác dùng để làm gì ? Nó có ý nghĩa gì cho các em trong cuộc sống sau này ? Từ những vấn đề nêu trên; với mong muốn làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của ngƣời giáo viên góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục nhà trƣờng nâng nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng giáo dục, giúp các em tự lực tự mình tìm ra tri thức cũng nhƣ hiểu đƣợc các em đang học cái gì và có ý nghĩa gì trong thực tiễn. Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Sử dụng các hiện tƣợng, bài tập trắc nghiệm, thảo luận chuyên đề liên quan đến thực tiễn đời sống để nâng cao hiệu quả giảng dạy hóa học vô cơ 10, 11” áp dụng cho chƣơng trình hóa học lớp 10, 11 Trƣờng THPT Tống Văn Trân – Ý Yên – Nam Định. B. Mô tả giải pháp I. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến. Từ thực tế giảng dạy tôi thấy trƣớc nay cách truyền đạt kiến thức vẫn nặng về truyền đạt kiến thức một chiều: Đầu tiên từ việc cung cấp các kiến thức trong sách giáo khoa sau đó Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Viết Tấn giáo viên cung cấp thêm các kiến thức nâng cao, hƣớng dẫn học sinh giải các dạng bài tập thƣờng gặp trong đề thi mà ít có sự liên hệ với thực tế điều này dẫn đến những hạn chế: Đối với giáo viên: Việc tập trung vào truyền đạt quá nhiều kiến thức cần đạt trong một tiết dậy nên dẫn đến phƣơng pháp trở nên đơn điệu, thiếu sức hút… Đối với học sinh: + Với những học sinh khá, giỏi: Đa số cố gắng nắm đƣợc bài. Nhƣng hầu hết cũng chỉ nhằm hƣớng tới mục đích “đi thi” chí chƣa xuất phát từ sự ham thích thực sự. Vì vậy sau một thời gian không đƣợc ôn tập lại học sinh sẽ quên đi nhiều kiến thức. + Với học sinh kém hơn, việc nắm đƣợc kiến thức Hóa Học trong chƣơng trình lại càng khó khăn hơn. Do vậy các em dễ có cảm giác chán nản, ngại học môn này. + Khi hỏi về các vấn đề thực tế các em đểu rất lúng túng và gần nhƣ không biết gì. Vì vậy theo tôi việc liên hệ các kiến thức thực tế vào giảng dậy là rất cần thiết nó vừa tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Cùng với việc đặt các câu hỏi thực tiễn về nhà giúp các em chủ động tìm kiếm kiến thức và ý thức đƣợc mình đang học gì và những kiến thức đó sẽ giúp ích gì cho các em trong cuộc sống sau này. II. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. Nếu vận dụng tốt hệ thống các hiện tƣợng hóa học thực tiễn vào bài giảng trong chƣơng trình hóa 10,11 sẽ làm tăng ý nghĩa thực tiễn của môn học, làm cho các bài học trở nên hấp dẫn và lôi cuốn học sinh hơn cùng với việc gắn thêm các kiến thức về môi trƣờng kỹ năng sống giúp cho các em có tri thức toàn diện về các vấn đề trong xã hội. Đồng thời góp phần năng cao năng lực nhận thức, tự học, tích cực chủ động học tập của học sinh. II.1: Cách thức tổ chức cho học sinh: Tôi tổ chức cho học sinh học tập theo các hình thức sau: 1.Lựa chọn các kiến thức thực tế vào giảng dạy. Với mỗi bài về chất cụ thể trong chƣơng trình hóa học vô cơ lớp 10 , 11. Tôi tìm hiểu các kiến thức thực tế có liên quan đến bài giảng thông qua: Sách, báo, Internet ... Đối với từng bài dạy cụ thể tôi lựa chọn các kiến thức thực tế đó và sử dụng linh hoạt trong quá trình giảng dạy. Cụ thể có thể dùng trong những trƣờng hợp sau: a. Sử dụng hiện tƣợng thực tiễn đời sống để bắt đầu vào bài học có thể một câu chuyện hoặc một ứng dụng thú vị nào đó mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi bắt đầu vào bài học Ví dụ 1: Khi dạy bài N2 – Lớp 11 tôi dùng một số câu hỏi tạo hình huống vào bài: Không khí sạch chứa thành phần nhƣ thế nào? Nếu bầu khí quyển chỉ có khí O2 thì sự sống sẽ thế nào? Giải thích: Trong khí quyển thì nitơ chiếm 78,09%; oxi chiếm 20,95%; argon chiếm 0,93% về thể tích còn lại là hơi nƣớc, khí cacbonic . Oxi rất cần thiết cho hô hấp của con ngƣời nhƣng nếu bầu khí quyên chỉ toàn khí O2 thì sẽ không có sự sống. Vì khi đó chỉ cần đốt một que diêm toàn bộ trái đất sẽ cháy nhƣ một ngọn đuốc và không thể dập đƣợc. Ngoài ra theo nghiên cứu, nếu ngƣời thợ lặn hít thở bằng oxi thuần tuý mà không có nitơ thì chỉ lặn sâu không quá 20m và bị trúng độc oxi. Nhƣ vậy có thể thấy N2 trong không khí cũng rất quan trọng. N2 giống một ngƣời canh giữ hòa bình cho cả trái đất. Nếu không có N2 cũng không có sự sống. Ví dụ 2: Tôi thƣờng dẫn dắt vào bài Hiđrosunfua bằng một câu chuyện. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Viết Tấn Năm 1950 tại Mexico một nhà máy hóa chất đã thải ra ngoài môi trƣờng một lƣợng lớn H2S trong vòng 30 phút hậu quả làm cho 22 ngƣời chết và 320 ngƣời trong thành phố Pozarica phải nhập viện vì nhiễm độc. Vậy Hidrosufua có tính chất vật lý và hóa học nhƣ thế nào và nó ảnh hƣơng nhƣ thế nào đến cuộc sống của chúng ta ? b. Sử dụng hiện tƣợng thực tiễn trong quá trình giảng dạy thông qua các phƣơng trình phản ứng hoá học cụ thể, các ứng dụng của các chất. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy đƣợc ý nghĩa thực tiễn bài học. Ví dụ . Khi giới thiệu về tính OXH mạnh của O3 tôi đặt thêm câu hỏi Vì sao sau những cơn giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn ? c. Sử dụng hiện tƣợng thực tiễn thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cƣời có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học. Hƣớng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hoá. Ví dụ 1 : Tại sao những con chuột sau khi ăn thuốc chuột lại đi tìm nƣớc uống. Vậy thuốc chuột là gì? Cái gì đã làm chuột chết ? (Bài: Photpho – Lớp 11). Ví dụ 2: Tại sao nƣớc biển lại mặn? ( Bài:Muối Clorua – lớp 10). d. Sử dụng hiện tƣợng thực tiễn để củng cố lại kiến thức của bài học giúp cho học sinh vận dụng luôn kiến thức vừa học vào suy luận giải thích các hiện tƣợng thực tế mà các em vẫn gặp. Qua đó học sinh sẽ khắc sâu đƣợc kiến thức của bài học. Ví dụ: a.“Nƣớc đá khô” là gì và có công dụng nhƣ thế nào ? b. Làm thế nào để tạo khói màu trên sân khấu? (Bài: Hợp chất cacbon – Lớp 11) e. Sử dụng hiện tƣợng thực tiễn để đặt ra các câu hỏi bài tập về nhà sau mỗi bài dạy và sử dụng trong câu hỏi kiểm tra bài cũ của tiết tiếp theo. Học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tƣợng đó? Giúp các em hình thành thói quen luôn đặt ra các câu hỏi trong thực tiễn và tìm cách giải quyết. Ví dụ 1. Ăn trầu chính là một cách trang điểm của ngƣời phụ nữ trƣớc đây. “Miếng trầu làm cho đôi má thêm hồng, đôi môi thêm thắm, cho lòng thêm say” Hãy giải thích (Bài :pH ,Chất chỉ thị axit, bazơ – Hóa 11) Ví dụ 2: Tại sao nƣớc máy thƣờng dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo? 2. Gắn giảng dạy với nội dung giáo dục môi trƣờng, giáo dục kỹ năng sống. Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đang là một vấn đề nóng và đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội. Vì thế trong quá trình giảng dạy tôi chủ động cho học sinh tìm hiểu và xây dựng 2 chuyên đề về giáo dục môi trƣờng, kỹ năng sống những kiến thức có thể lồng ghép vào chƣơng trình. Với việc các lớp học ở trƣờng tôi đều đƣợc trang bị đầy đủ hệ thống máy tính, máy chiếu, loa… Học sinh có thể tự tìm hiểu trên báo, tivi, internet.. Tự xây dựng bài trên phần mềm Power point và trực tiếp lên bảng thuyết trình. Giáo viên chỉ định hƣớng và bổ sung thêm thông tin. Cụ thể: Sau chƣơng VI: Nhóm OXI- Lƣu huỳnh (Hóa học 10). Tôi cho học sinh chuẩn bị trƣớc trình bầy và thảo luận về các vấn đề: Chuyên đề 1: Giáo dục về ô môi trƣờng. + Sự suy thoái của tầng Ozon. + Hiện tƣợng mƣa axit. + Ô nhiễm không khí. + Ô nhiễm nguồn nƣớc. Sau chƣơng III. Cacbon – Silic ( Hóa học 11). Tôi cho học sinh chuẩn bị trƣớc sau đó trình bầy và thảo luận về các vấn đề: Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Viết Tấn Chuyên đề 2: Kỹ năng sống – Ô nhiễm môi trƣờng. + Cách sử lý khi gặp hỏa hoạn, nguyên nhân gây hỏa hoạn, cách dùng bình cứu hỏa. + Hiệu ứng nhà kính. + Sự ô nhiễm môi trƣờng đất. 3. Sử dụng các bài tập trắc nghiệm về hiện tƣợng thực tế cuối mỗi chƣơng. Cùng với việc cung cấp các kiến thức thực tế trong mỗi bài dậy. Sau mỗi chƣơng tôi đều sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan đến hiện tƣợng thực tế, không đặt quá nặng về việc ghi nhớ máy móc, và tính toán phức tạp mà chú trọng đến khả năng suy luận và giải quyết vấn đề thực tế. Các loại câu hỏi tôi sử dụng: a. Câu hỏi liên quan đến hiện tƣợng thực tiễn đã đƣợc giới thiệu. Ví dụ 1: Na đƣợc thu nhận vào cơ thể chủ yếu dƣới dạng ion Na+ (muối NaCl). Thƣờng mỗi ngày mỗi ngƣời trƣởng thành thì cần khoảng 4-5 gam Na+ . Vậy nếu muốn cung cấp 4,6 (g) Na+ cho cở thể thì cần dùng lƣợng muối ăn NaCl tƣơng ứng là bao nhiêu ? A. 10,1 (g) B. 11,7 (g) C. 5,85 (g) D. 15 (g) Ví dụ 2: Mùa đông, các gia đình ở nông thôn thƣờng hay sử dụng than tổ ong để sƣởi ấm, một thói quen xấu đó là mọi ngƣời thƣờng đóng kín cửa để cho ấm hơn. Điều này có nguy hại rất lớn đến sức khỏe, nhƣ gây khó thở, tức ngực, nặng hơn nữa là gây hôn mê, buồn nôn thậm chí dẫn đến tử vong. Khí là nguyên nhân chính gây nên tính độc trên là A. COCl2. B. CO2. C. CO. D. SO2. b. Các câu hỏi mang tính chất vừa giới thiệu tính chất, ứng dụng của các chất vừa suy luật tìm phƣơng án giải quyết. Theo tôi đây là một dạng bài mới và hay giúp học sinh vừa giải quyết vấn đề vừa cung cấp thêm các thông tin cho học sinh. Ví dụ 1: Hoa Cẩm Tú Cầu là loài hoa tƣợng trƣng cho lòng biết ơn và sự chân thành. Vẻ kì diệu của Cẩm Tú Cầu là sự đổi màu ngoạn mục của nó. Màu của loài hoa này có thể thay đổi tùy thuộc vào pH của thổ nhƣỡng nên có thể điều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng pH đất trồng <7 =7 >7 Hoa sẽ có màu Lam Trắng sữa Hồng Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm 1 ít vôi (CaO) hoặc đạm 2 lá (NH4NO3)và chỉ tƣới nƣớc thì khi thu hoạch hoa sẽ có màu lần lƣợt là A. Hồng – Lam. B. Lam - Hồng. C. Trắng sữa - Hồng. D. Hồng - Trắng sữa. Ví dụ 2: Ngƣời ta biết chất diệp lục trong cây xanh có công thức phân tử C55H70O5N4Mg. Cây xanh tạo chất này nhờ CO2 (trong không khí), hiđro (từ nƣớc trong đất) và các chất vô cơ là nitơ, magie (từ đất lên). Khi cây bị vàng lá ngƣời ta nghi là không đủ chất diệp lục. Vậy theo em nên bón loại phân nào sau đây giúp cây tạo chất diệp lục hiệu quả nhất ? A. NaNO3 và KCl B. (NH4)2SO4 và MgSO4 C. Ca3(PO4)3 và MgCO3 D. Ure 4. Thay đổi cách kiểm tra đánh giá. Ngoài việc kiểm tra những kiến thức trọng tâm của chƣơng, thì cũng cần sử dụng thêm những câu hỏi cả trắc nghiệm và bài tập dựa trên kiến thức đã học để giải quyết vấn đề của thực tiễn đời sống. Việc đổi mới giảng dạy cần thực hiện một cách đồng bộ: Cùng với việc đổi mới giảng dạy cần đổi mới cả kiểm tra đánh giá để đạt đƣợc kết quả cao nhất. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Viết Tấn II. 2: Các giải pháp cụ thể cho từng chƣơng: Lớp 10 II.2.1. CHƢƠNG 5: NHÓM HALOGEN (Hóa Học 10) 1. Sử dụng hiện tƣợng thực tiễn trong bài dậy. Bài 22: Clo Ví dụ 1. Khí clo đã đƣợc dùng làm vũ khí ở đâu và khi nào ? Đó là xế chiều ngày 24 - 4 - 1915 (thế chiến thứ nhất 1914 - 1918) giữa 2 ngôi làng có tên là Steenstraat và Poel Kappelle (nƣớc Bỉ) xuất hiện một đám khói màu vàng lục xuất phát từ phòng tuyến của quân Đức bay là là cách mặt đất 1 mét theo chiều gió tiến dần đến phòng tuyến quân Pháp. Đó là khói của 150 tấn clo chứa trong 5830 thùng điều áp vừa đƣợc các binh sĩ của trung đoàn quân tiên phong 35 và 36 Đức thả vào không khí. Mƣời lăm phút sau, bộ binh Đức đƣợc trang bị đặc biệt bám theo đám khói clo đó tấn công thẳng vào cứ điểm Pháp. Sự tác động của khí độc thật vô cùng ghê gớm. Hàng trăm binh sĩ Pháp hỗn loạn chạy ngƣợc về phía sau tìm không khí để thở. Khi quân Đức tới nới họ trông thấy nhiều xác chết với gƣơng mặt xanh nhợt nằm la liệt bên những ngƣời hấp hối, cơ thể co giật dữ dội, miệng ứa ra một chất dịch màu vàng nhạt. Kết quả là tuyến phòng thủ của quân Pháp bị phá vỡ và khí clo đã giết chết 3000 ngƣời và làm 7000 ngƣời bị thƣơng. Áp dụng: Sử dụng để vào bài Clo. Ví dụ 2. Clo trong cơ thể tồn tại ở dạng nào vào có vai trò gì ? Giải thích: Clo trong cơ thể chủ yếu ở dạng muối NaCl và một phần ở dạng muối KCl. Cl còn có trong dịch vị ở dạng HCl. Cl đƣợc đƣa vào cơ thể chủ yếu dƣới dạng muối NaCl. Khi cơ thể nhận đƣợc nhiều muối ăn thì Cl sẽ đƣợc dự trữ dƣới da. Cl tham gia vào quá trình cân bằng các ion giữa nội và ngoại bào. Nếu thiếu Cl, con vật sẽ kém ăn và nếu thừa Cl thì có thể gây độc cho cơ thể. Bổ sung Cl cho cơ thể chủ yếu dƣới dạng muối NaCl. Mỗi ngày mỗi ngƣời cần khoảng 10-12,5 gram NaCl… Áp dụng: Cung cấp thêm cho học sinh trong qua trình giảng dạy về phần ứng dụng. Ví dụ 3: Tại sao nƣớc máy thƣờng dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo ? Giải thích: Trong hệ thống nƣớc máy ở thành phố, ngƣời ta cho vào một lƣợng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nƣớc: Cl2 + H2O  HCl + HClO Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nƣớc. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta sử dụng nƣớc ngửi đƣợc mùi clo. Ví dụ 4: Cloramin là chất gì mà sát trùng đƣợc nguồn nƣớc? Giải thích: Cloramin là chất NH2Cl và NHCl2. Khi hoà tan cloramin vào nƣớc sẽ giải phóng cho ra khí Clo. Clo tác dụng với nƣớc tạo ra HClO. Cl2 + H2O  HCl + HClO Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Viết Tấn HClO có tính oxy hóa rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số enzim trong vi sinh vật, làm cho vi sinh vật chết. Cloramin không gây độc hại cho ngƣời dùng nƣớc đã đƣợc khử trùng bằng chất này. Áp dụng: Giáo viên dùng các câu hỏi VD3, VD4 cho học sinh về nhà tìm hiểm trƣớc Bài 23: Hiđroclorua. Axit clohiđric và muối Clorua. Ví dụ 1. Vì sao nƣớc mắt lại mặn ? Giải thích: Nƣớc mắt mặn là vì trong một lít nƣớc mắt có tới 6g muối. Nƣớc mắt sinh ra từ tuyến lệ nằm ở phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nƣớc mắt thu nhận đƣợc muối từ máu (trong một lít máu có 9 g muối). Nƣớc mắt có tác dụng bôi trơn nhãn cầu, làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xƣớc và vì có muối nên còn có tác dụng hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt. Áp dụng: Sử dụng để vào bài mới Ví dụ 2: Axit clohiđric có vai trò nhƣ thế nào đối với cơ thể ? Giải thích: Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch vị dạ dày của ngƣời có axit clohiđric với nồng đọ khoảng từ 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tƣơng ứng là 4 và 3) . Ngoài việc hoà tan các muối khó tan, axit clohiđric còn là chất xúc tác cho các phản ứng thuỷ phân các chất gluxit (chất đƣờng, bột) và chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ đƣợc. Lƣợng axit clohiđric trong dịch vị dạ dày nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thƣờng đều mắc bệnh. Khi trong dịch vị dạ dày, axit clohiđric có nồng độ nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5) ta mắc bệnh khó tiêu, ngƣợc lại, nồng độ lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5) ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày có chứa muối natri hiđrocacbonat NaHCO 3(còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hoà bớt axit trong dạ dày. NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O Trong công nghiệp, một lƣợng lớn axit clohiđric dùng để sản xuất các muối clorua và tổng hợp các chất hữu cơ. Áp dụng: Giáo viên có thể đƣa vấn đề này trong phần ứng dụng của axit clohiđric. Ví dụ 3: Tại sao ngƣời ta lại ngâm rau hoặc hoa quả vào nƣớc muối ? Tại sao có thể bảo quản thực phẩm bằng cách ƣớp muối? Giải thích: Chúng ta thƣờng rửa rau sống bằng nƣớc muối bởi:trong rau sống chứa nhiều vi khuẩn. Khi ta ngâm nƣớc muối tức là nồng độ nƣớc muối cao hơn nồng độ trong rau sống. Theo cơ chế thẩm thấu và thẩm tách thì nƣớc muối sẽ từ bên ngoài đi vào bên trong làm cho vi khuẩn từ trong rau sống sẽ đi ra. khi vi khuẩn đi ra ngoài gặp môi trƣờng Muối cơ thể chƣa có khả năng thích nghi kịp thời dẫn tới vi khuẩn bị chết. Khi tiếp xúc với muối, thịt bị mất nƣớc do hiện tƣợng thẩm thấu và khô đi, nhất là trên bề mặt. Bề mặt cứng và khô ấy ngăn không cho vi khuẩn thâm nhập vào nên có thể bảo quản thịt lâu ngày. Áp dụng: Sử dụng trong quá trình giảng dậy bài để tạo hứng thú cho học sinh. Ví dụ 4: Tại sao nước biển lại mặn ? Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Viết Tấn Giải thích: Các con sông, suối, …Các dòng nƣớc trên lục địa đều chảy về biển, đại dƣơng và hoà tan mọi vật thể có thể hoà tan. Do quá trình bay hơi, các nguyên tố, hợp chất tụ tập trong nƣớc biển ngày càng nhiều theo thời gian, trong đó nhiều nhất là NaCl, MgCl2 và một số ít muối khác tạo nên muối biển. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần trạng thái tự nhiên. Cuối bài học sử dụng thêm các câu hỏi cho học sinh về nhà tìm hiểu nhƣ: Ví dụ 5: Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trƣớc một ít muối ăn (NaCl)? Ví dụ 6: Vì sao muối thô dễ bị chảy nƣớc ? Ví dụ 7: Biển chết nằm ở đâu ? Ví dụ 5: Biển chết nằm ở đâu ? Gải thích: "Biển Chết" nằm ở biên giới Palestin và Jordan, gọi là "biển" nhƣng thực ra "Biển Chết" chỉ là cái hồ khá lớn. Biển chết không hề có đƣờng nƣớc thông với bất kỳ đại dƣơng nào. Từ bao đời nay nƣớc hồ chƣa bao giờ chảy ngƣợc về hai con sông trên. Nƣớc trong hồ có nồng độ muối ngày càng cao, do nằm trong khu vực có khí hậu cực nóng, nên nƣớc hồ bốc hơi rất nhiều mà lƣợng muối lại không hề giảm đi. Hiện nay hàm lƣợng muối của Biển Chết đã đạt đến 23  25%, tức cứ 10 kg nƣớc hồ thì có 2 kg muối. Đây cũng là nƣớc hồ có hàm lƣợng muối cao nhất thế giới. Do hàm lƣợng muối cao nên sức đẩy của nƣớc khá lớn đến mức có thể nằm vừa phơi nắng vừa đọc báo trên mặt biển. Vì hàm lƣợng muối quá cao nên trừ vài loài rong tảo ra chẳng có sinh vật nào có thể tồn tại đƣợc. Cây cỏ trên bờ hồ cũng chỉ lơ thơ, thƣa thớt còn quanh hồ hiếm khi chẳng có bóng ngƣời. Vì vậy chẳng có cái tên nào thích hợp hơn cái tên "Biển Chết". Ví dụ 6: Vì sao muối thô dễ bị chảy nƣớc ? Giải thích: Muối ăn có thành phần chính là natri clorua, ngoài ra còn có ít muối khác nhƣ magie clorua …, Magie clorua rất ƣa nƣớc, nên nó hấp thụ nƣớc trong không khí và rất dễ tan trong nƣớc. Muối sản xuất càng thô sơ thì càng dễ bị chảy nƣớc khi để ngoài không khí. Ví dụ 7: Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trƣớc một ít muối ăn (NaCl)? Giải thích: Do nhiệt độ sôi của nƣớc ở áp suất 1at là 100oC, nếu ta thêm NaCl thì lúc đó làm cho nhiệt độ của nƣớc muối khi sôi (dung dịch NaCl loãng) là > 100oC. Do nhiệt độ sôi của nƣớc muối cao hơn của nƣớc nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc rau không lâu nên rau ít mất vitamin. Vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và xanh hơn. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Viết Tấn Bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo Ví dụ 1. Nƣớc Javen thƣờng dùng để tẩy trắng quần áo là gì ? Giải thích: Tên gọi nƣớc Javen là do lần đầu tiên đƣợc Bectole điều chế ở thành phố Javen gần Pari (Pháp). Trong công nghiệp, nƣớc Javen đƣợc điều chế bằng cách điện phân dung dịch muối ăn 15 - 20% trong thùng điện phân không có màng ngăn với cực âm bằng titan và cực dƣơng bằng than chì. Nƣớc Javen có tính oxi hóa mạnh là do tính oxi hóa của axit hipocloro. Axit hipocloro là axit rất yếu, yếu hơn cả axit H2CO3, trong dung dịch nó bị chuyển hóa theo ba kiểu khác nhau: Áp dụng: Dùng để vào bài. Ví dụ 2 . Bột tẩy là chất gì ? Giải thích: Là clorua vôi Ca(OCl)2.CaCl2.8H2O, hoặc biểu diễn thành phần chính là CaOCl2. Chất bột trắng, mùi clo, phân huỷ trong nƣớc và trong axit, điều chế bằng cách cho clo tác dụng với vôi tôi. 2Ca(OH)2+ 2Cl2  Ca(OCl)2+ CaCl2+ 2H2O Áp dụng: Trong quá trình giảng dậy về phần clorua vôi Ví dụ 3: Trong 3 loại chất tẩy giửa: Nƣớc clo, nƣớc giaven, clorua vôi loại nào đƣợc sử dụng rộng dãi nhất trong thực tế, tại sao? Áp dụng: Đặt câu hỏi cho học sinh về nhà tìm hiểu. Bài 25: Flo - Brom – Iot. Ví dụ 1: Sherlock Homes đã phát hiện cách lấy vân tay của tội phạm lƣu trên đồ vật ở hiện trƣờng nhƣ thế nào chỉ sau ít phút thí nghiệm ? Giải thích: Lấy một trang giấy sạch, ấn một đầu ngón tay lên trên mặt giấy rồi nhấc ra, sau đó đem phần giấy có dấu vân tay đặt đối diện với mặt ống nghiệm có chứa cồn iốt và dùng đèn cồn để đun nóng ở phần đáy ống nghiệm. Khi xuất hiện luồng khí màu tím bốc ra từ ống nghiệm, bạn sẽ thấy trên phần giấy trắng( bình thƣờng không nhận ra dấu vết gì) dần dần hiện lên dấu vân tay màu nâu, rõ đến từng nét. Nếu bạn ấn đầu ngón tay lên một trang giấy trắng rồi cất đi, mấy tháng sau mới đem thực nghiệm nhƣ trên thì dấu vân tay vẫn hiện ra rõ ràng. Trên đầu ngón tay chúng ta có dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi. Khi ấn ngón tay lên mặt giấy thì những thứ đó sẽ lƣu lại trên mặt giấy, tuy mắt thƣờng rất khó nhận ra. Khi đem tờ giấy có vân tay đặt đối diện với mặt miệng ống nghiệm chứa cồn iôt thì do bị đun nóng iôt “thăng hoa” bốc lên thành khí màu tím ( chú ý là khí iôt rất độc), mà dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi là các dung môi hữu cơ mà khí iôt dễ tan vào chúng, tạo thành màu nâu trên các vân tay lƣu lại. Thế là vân tay hiện ra. Áp dụng: Dùng để tạo hình huống bắt đầu vào bài học. Ví dụ 2 . Mặt trong của chảo chống dính chứa chất gì ? Giải thích: Măt trong của chảo chống dính chứa (-CF2-CF2-)n đƣợc tôn vinh là “vua chất dẻo” thƣờng gọi là “teflon”. Politetra floetilen chỉ chứa 2 nguyên tố C và F nên liên kết với nhau rất bền chắc. Khi cho teflon vào axit vô cơ hay axit H2SO4 đậm đặc, nƣớc cƣờng thủy( hỗn hợp HCl và HNO3 đặc), vào dung dịch kiềm đun sôi thì teflon không hề biến chất. Dùng teflon tráng lên đáy chảo khi đun với nƣớc sôi không hề xảy ra bất kì tác dụng nào. Các Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Viết Tấn loại dầu ăn, muối, dấm,… cũng xảy ra hiện tƣợng gì. Cho dù không cho dầu mỡ mà trực tiếp rán cá, trứng trong chảo thì cũng không xảy ra hiện tƣợng gì. Một điều chú ý là không nên đốt nóng chảo không trên bếp lửa vì teflon ở nhiệt độ trên 250 oC là bắt đầu phân hủy và thoát ra chất độc. Khi rửa chảo không nên chà xát bằng các đồ vật cứng vì có thể gây tổn hại cho lớp chống dính. “chảo không dính” khi chiên rán thức ăn lại không bị dính chảo? Áp dụng: Khi giới thiệu về ứng dụng của flo. Ví dụ 3. Đối với cơ thể muối iot có vai trò nhƣ thế nào ? Giải thích: Để cơ thể khoẻ mạnh, con ngƣời cần đƣợc cung cấp đầy đủ các nguyên tố hoá học cần thiết. Có những nguyên tố cần đƣợc cung cấp với khối lƣợng lớn và có những nguyên tố cần đƣợc cung cấp với khối lƣợng nhỏ (vi lƣợng). Iot là một nguyên tố vi lƣợng hết sức cần thiết đối với con ngƣời. Theo các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể con ngƣời cần đƣợc cung cấp từ 1.10-4 đến 2.10-4 gam nguyên tố iot. Cơ thể tiếp nhận đƣợc phần iot cần thiết dƣới dạng hợp chất của iot có sẵn trong muối ăn và một số loại thực phẩm. Nhƣng việc thiếu hụt iot vẫn thƣờng xảy ra. Hiện nay, tính trên toàn Thế Giới một phần ba số dân bị thiếu iot trong cơ thể. ở Việt Nam , theo điều tra mới nhất, 94% số dân thiếu hụt iot ở những mức độ khác nhau. Thiếu hụt iot trong cơ thể dẫn đến hậu quả rất tai hại. Thiếu iot làm não bị hƣ hại nên ngƣời ta trở nên đần độn, chậm chạp, có thể điếc, câm, liệt chi, lùn. Thiếu iot còn gây ra bệnh bƣớu cổ và hàng loạt rối loạn khác, đặc biệt nguy hiểm đối với bà mẹ và trẻ em. Để khắc phục sự thiếu iot, ngƣời ta phải cho thêm hợp chất của iot vào thực phẩm nhƣ : muối ăn, sữa, kẹo… Việc dùng muối ăn làm phƣơng tiện chuyển tải iot vào cơ thể ngƣời đƣợc nhiều nƣớc áp dụng. Muối iot là muối ăn có trộn thêm một lƣợng nhỏ hợp chất của iot (thƣờng là KI hoặc KIO3 ). Thí dụ: Trộn 25 kg KI vào một tấn muối ăn. Ngƣời ta cũng cho thêm hợp chất iot vào bột canh, nƣớc mắm… Việc dùng muối iot thật dễ dàng và đơn giản. Về mùi vị, màu sắc, muối iot không khác gì muối ăn thƣờng. Tuy nhiên hợp chất iot có thể bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Vì vậy phải thêm muối iot sau khi thực phẩm đã đƣợc nấu chín. Áp dụng: Cung cấp thông tin cho học sinh khi giới thiệu về Iot. Ví dụ 4: Br2 là chất rất độc và dễ bay hơi. Trong phòng thí nghiệm chẳng may đánh vỡ lọ đựng Br2. Làm thế nào để khử độc Br2. Giải thích: Dùng dung dịch NH3 đặc 2NH3 + 3 Br2  N2 + 6HBr . Do đó mất tính độc Áp dụng: Khi dậy về tính chất hóa học của Br2. Ví dụ 5. Làm thế nào để phân biệt muối iod và muối thƣờng ? Dùng chanh và nƣớc cơm có phân biệt đƣợc không ? Giải thích: Muối iod ngoài thành phần chính là muối ăn (NaCl) còn có một lƣợng nhỏ NaI (nhằm cung cấp iod cho cơ thể). Để phân biệt muối thƣờng và muối iod ta vắt nƣớc chanh vào muối, sau đó thêm vào một ít nƣớc cơm. Nếu thấy màu xanh đậm xuất hiện chứng tỏ muối đó là muối iod. Do Nƣớc chanh có môi trƣờng axit. Trong môi trƣờng axit, NaI không bền bị phân hủy một phần thành I2. I2 mới tạo thành tác dụng với hồ tinh bột có trong nƣớc cơm tạo thành phức chất có màu xanh đậm Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng: Giáo viên đặt câu hỏi về nhà cho học sinh tìm hiểu. GV: Nguyễn Viết Tấn 2. Sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá. Trắc nghiệm chƣơng Halogen. Câu 1: Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể ngƣời cần đƣợc cung cấp 1,5.10-4 g nguyên tố iot. Nếu nguồn cung cấp chỉ là KI thì khối lƣợng KI cần dùng cho một ngƣời trong một ngày là bao nhiêu? A. 0,01 (g) B. 0,02 (g) C. 1,96 .10-4 (g) D. 10-4(g) Câu 2: Na đƣợc thu nhận vào cơ thể chủ yếu dƣới dạng ion Na+ (muối NaCl). Thƣờng mỗi ngày mỗi ngƣời trƣởng thành thì cần khoảng 4-5 gam Na+ . Vậy nếu muốn cung cấp 4,6 (g) Na+ cho cở thể thì cần dùng lƣợng muối ăn NaCl tƣơng ứng là bao nhiêu ? A. 10,1 (g) B. 11,7 (g) C. 5,85 (g) D. 15 (g) Câu 3: Có hai nguyên tố halogen khi ở dạng đơn chất đều độc hại với cơ thể ngƣời nhƣng ở dạng hợp chất muối natri lại cần thiết cho cơ thể ngƣời. Hãy cho biết tên hai nguyên tố đó ? A. Cl, Br B. Br, I C. F, Br D. Cl, I Câu 4: Các chất Freon (thí dụ CF2Cl2) gây ra hiện tƣợng “lỗ thủng tầng ozon”. Hãy cho biết Freon trƣớc đây thƣờng dùng để làm gì ? A. Chất làm lạnh B. Sản xuất Clo C. Nguyên liệu đốt cháy D. Pha chế vào xăng. Câu 5: Nguời ta có thể sát trùng bằng dung dịch muối ăn NaCl nồng độ khoảng 0,9%, chẳng hạn nhƣ hoa quả tƣơi, rau sống đƣợc ngâm trong dung dịch NaCl từ 10 – 15 phút. Khả năng diệt trùng của dung dịch NaCl là do A. dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Na+ độc. B. dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cl khử. C. vi khuẩn chết vì bị mất nƣớc do thẩm thấu D. dung dịch NaCl độc. Câu 6: Clorua vôi và nƣớc Giaven đều có tính oxi hóa mạnh nên thƣờng đƣợc dùng để tẩy trắng và sát trùng. Nhƣng tại sao clorua vôi lại đƣợc dùng rộng rãi hơn nƣớc Giaven? A. Ở dạng bột chuyên chở và dễ sử dụng hơn B. Sản xuất dẻ hơn C. Có sẵn trong tự nhiên D. Cả A, B đều đúng. Câu 7: Dùng clo để khử trùng nƣớc sinh hoạt là một phƣơng pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên cần phải thƣờng xuyên kiểm tra nồng độ clo dƣ ở trong nƣớc bởi vì lƣợng clo dƣ nhiều sẽ gây nguy hiểm cho con ngƣời và môi trƣờng. Cách đơn giản để kiểm tra lƣợng clo dƣ là dùng kali iotua và hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tƣợng của quá trình kiểm tra này ? A. Xuất hiện mảu đỏ B. Xuất hiện mảu xanh tím C. Xuất hiện mầu đen D. Xuất hiện khí bay ra Câu 8: Một lƣợng nhỏ khí clo có thể làm nhiễm bẩn không khí trong phòng thí nghiệm. Nếu hít phải lƣợng Clo trên có thể dẫn đễn ngộ độc. Để khử độc khí Clo trên ngƣời ta dùng dung dịch nào sau đây ? A. dd NH3 B. dd NaCl C. dd NaOH D. dd Đƣờng Câu 9: Brom là một chất lỏng rất độc và dễ bay hơi nên rất nguy hiểm. Trong phòng thí nghiệm chẳng may đánh đổ một ít brom lỏng ra nền nhà. Ngƣời ta khử độc Br 2 bằng cách nảo sau đây A. Đổ vào đó một ít nƣớc B. Dùng chổi quyét C. Nhỏ dd NH3 đặc vào đó. D. Nhỏ dd NaOH vào đó. Câu 10: Clo sử dụng để sát trùng nƣớc sinh hoạt không đƣợc vƣợt quá 0,5ppm (phần triệu) vì lý do chủ yếu nào sau đây? Sáng kiến kinh nghiệm A. An toàn cho ngƣời dùng. GV: Nguyễn Viết Tấn B. Giảm ăn mòn ống dẫn. C. Bảo vệ môi trƣờng. D. Giảm giá thành. Câu 11: Muối thô để một thời gian trong không khí thƣờng bị chảy nƣớc, đó là do: A. Có lẫn MgCl2, là chất dễ hấp thụ nƣớc trong không khí. B. NaCl hấp thụ nƣớc trong không khí. C. Có lẫn NaHCO3 dễ phân hủy tạo nƣớc. D. Một lý do khác. Câu 12: Nƣớc Javen, clorua vôi đều có tính oxi hóa mạnh, thƣờng đƣợc dùng để tẩy trắng, tẩy uế, sáttrùng. Tuy nhiên, clorua vôi đƣợc sử dụng nhiều hơn nƣớc Javen, đó là do: A. Clorua vôi rẻ tiền hơn, có hàm lƣợng hipoclorit cao hơn, dễ bảo quản và chuyên chở hơn. B. Clorua vôi là muối của kim loại Ca với hai loại gốc axit ( Cl- và ClO- ) nên có tính oxi hóa mạnh hơn. C. Clorua vôi có giá thành tƣơng đƣơng nƣớc Javen nhƣng dễ sản xuất hơn nên phổ biến hơn nƣớc Javen. D. Nƣớc Javen ở dạng lỏng, dễ bay hơi còn clorua vôi ở dạng rắn, khó bay hơi nên không độc hại nhƣ nƣớc Javen. Câu 13: Kaliclorat ( KClO3 ) thƣờng đƣợc dùng để chế tạo thuốc nổ, sản xuất pháo hoa, sản xuất diêm,..Để điều chế KClO3 với giá thành hạ, ngƣời ta thƣờng làm nhƣ sau: Cho khí Cl2 đi qua nƣớc vôi đun nóng, lấy dung dịch thu đƣợc trộn với KCl và làm lạnh. Khi đó KClO3 sẽ kết tinh. KClO3 kết tinh là do: A. KClO3 có độ tan nhỏ hơn CaCl2 . B. KClO3 có độ tan lớn hơn CaCl2 . C. KClO3 có độ tan xấp xỉ độ tan của CaCl2 D. M KClO3 lớn hơn MKCl. Câu 14: Clo đƣợc dùng để sát trùng nƣớc trong hệ thống cung cấp nƣớc sạch, khi xử lý nƣớc thải. Vào sáng sớm, khi mở vòi nƣớc máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi xốc của khí clo. Khả năng diệt khuẩn của clo là do: A. Có HClO, chất này có tính oxi hóa mạnh. B.Cl2 là chất có tính oxi hóa mạnh. C. Cl2 độc nên có tính sát trùng. D. Có HCl là chất khử mạnh. Câu 15: Thỉnh thoảng nƣớc máy có mùi khí clo, đặc biệt là vào sáng sớm. Nguyên nhân phải thêm clo vào nƣớc máy là: A. Để khử trùng nƣớc. B.Để chống sâu răng. C.Để bảo vệ đƣờng ống dẫn nƣớc. D.Để giữ cho ống dẫn nƣớc luôn sạch. Câu 16: Iod là nguyên tố vi lƣợng rất cần thiết đối với con ngƣời. Mỗi ngày cơ thể con ngƣời cần đƣợccung cấp từ 1.10-4 đến 2.10-4 g iod. Thiếu iod làm não bị hƣ hại nên ngƣời ta trở nên đần độn, chậm chạp, có thể điếc, câm, liệt chi, lùn. Thiếu iod còn gây ra bệnh bƣớu cổ và hàng loạt rối loạn khác. Để khắc phục sự thiếu hụt iod, ngƣời ta phải cho thêm hợp chất của iod vào thực phẩm nhƣ: muối ăn, sữa, kẹo,… Muối iod là muối ăn có trộn thêm một lƣợng nhỏ: A. KI hoặc KIO3 B.NaI C. NaIO3 D.NaI và KIO3 Câu 17: Đầu que diêm ngoài S, C, P còn chứa 50% KClO3. Vai trò của KClO3 là: A. Chất cung cấp oxi để đốt cháy C, S, P. B. Làm chất kết dính. C. Làm tăng ma sát giữa đầu que diêm và vỏ bao diêm. D. Làm chất phát hỏa. Câu 18: Ứng dụng nào sau đây không phải của clorua vôi ? A. Tiêu diệt vi khuẩn cúm gà. B. Tẩy trắng vải sợi. C. Tẩy uế các hố rác, cống rãnh. D. Dùng trong việc tinh chế dầu mỏ. Câu 19: Để diệt chuột ngoài đồng, ngƣời ta có thể cho khí clo qua những ống mềm vào hang chuột. Hai tính chất nào của clo cho phép sử dụng clo nhƣ vậy? A. Clo độc và nặng hơn không khí. B. Clo độc và có mùi xốc. C. Clo độc và tan đƣợc trong nƣớc. D. Clo có mùi xốc và nặng hơn không khí. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Viết Tấn Câu 20: Thiếu muối iot gây ra bệnh bƣớu cổ. Khối lƣợng KI cần lấy để trộn với muối ăn để sản xuất 10 tấn muối iot chứa 1,9% iot là A. 0,19 tấn B. 0,248 tấn. C. 1,9 tấn. D. 2,48 tấn. Câu 21 Thiếu iot gây ra bệnh bƣớu cổ, vì vậy cần phải dùng muối iot. Muối iot là muối ăn có trộn thêm một lƣợng nhỏ hợp chất của iot (thƣờng dùng là KI hoặc KIO3). Khối lƣợng KI cần dùng để sản xuất 10 tấn muối iot chứa 2,5% KI là. A. 7,5 tấn B. 2,5 tấn C. 0,75 tấn D. 0,25 tấn Câu 22: Nhà máy Hóa chất Biên Hòa (VICACO) đƣợc thành lập năm 1976, tiền thân là nhà máy sản xuất xút (NaOH) đầu tiên tại Việt Nam đƣợc xây dựng năm 1962. Trong dây chuyền sản xuất của nhà máy, bên cạnh sản xuất xút luôn luôn có sản phẩm phụ là : A. Cl2 B. N2 C. O2 D. CO2 Câu 23 Trong công ngiệp, ngƣời ta sản xuất xút từ muối ăn. Khối lƣợng NaCl cần có để sản xuất 15 tấn NaOH (hiệu suất 80%) là: A. 12,422 tấn B. 13,422 tấn C. 16,422 tấn D. 27,422 tấn. 3. Để kiểm tra đánh giá cuối chƣơng. Cùng với việc kiểm tra đánh giá các kiến thức trọng tâm của chƣơng cần sử dụng cả các bài tập thực tiễn vào bài kiểm tra. Có kiểm tra đánh giá học sinh sẽ càng quan tâm và chú ý hơn vì tâm lý của học sinh vẫn bị ảnh hƣởng bởi tƣ tƣởng học để lấy điểm. Ví dụ: Sở GD – ĐT Nam Định Trƣờng THPT Tống Văn Trân ĐỀ KIỂM TRA CHƢƠNG HALOGEN. Môn: Hóa Học 10 ( 45 phút ) I. Trắc nghiệm (2 đ) Câu 1: Nguời ta có thể sát trùng bằng dung dịch muối ăn NaCl nồng độ khoảng 0,9%, chẳng hạn nhƣ hoa quả tƣơi, rau sống đƣợc ngâm trong dung dịch NaCl từ 10 – 15 phút. Khả năng diệt trùng của dung dịch NaCl là do A. dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Na+ độc. B. dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cl khử. C. vi khuẩn chết vì bị mất nƣớc do thẩm thấu D. dung dịch NaCl độc. Câu 2: Brom là một chất lỏng rất độc và dễ bay hơi nên rất nguy hiểm. Trong phòng thí nghiệm chẳng may đánh đổ một ít brom lỏng ra nền nhà. Ngƣời ta khử độc Br2 bằng cách nảo sau đây A. Đổ vào đó một ít nƣớc B. Dùng chổi quyét C. Nhỏ dd NH3 đặc vào đó. D. Nhỏ dd NaOH vào đó. Câu 3: Clo đƣợc dùng để sát trùng nƣớc trong hệ thống cung cấp nƣớc sạch, khi xử lý nƣớc thải. Vào sáng sớm, khi mở vòi nƣớc máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi xốc của khí clo. Khả năng diệt khuẩn của clo là do: A. Có HClO, chất này có tính oxi hóa mạnh. B.Cl2 là chất có tính oxi hóa mạnh. C. Cl2 độc nên có tính sát trùng. D. Có HCl là chất khử mạnh. Câu 4: Thiếu muối iot gây ra bệnh bƣớu cổ. Khối lƣợng KI cần lấy để trộn với muối ăn để sản xuất 10 tấn muối iot chứa 1,9% iot là A. 0,19 tấn B. 0,248 tấn. C. 1,9 tấn. Câu 5: Hỗn hợp khí nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thƣờng? D. 2,48 tấn. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Viết Tấn A. CO và O2. B. Cl2 và O2. C. H2S và N2. D. H2 và F2. Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá -1, flo và clo còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7. B. Muối AgI không tan trong nƣớc, muối AgF tan trong nƣớc. C. Flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo. D. Dung dịch HF hòa tan đƣợc SiO2 Câu 7: Dung dịch axit nào dƣới không đƣợc chứa trong bình thuỷ tinh: A. HF. B. HCl. C. H2SO4. HNO3 Câu 8: Khí nào sau đây không bị oxi hoá bởi nƣớc Gia-ven? A. SO . B. CO . C. HCHO. 2 2 D. D. H S. 2 II. Tự luận (8 đ) Bài 1. Có hai nguyên tố halogen khi ở dạng đơn chất đều độc hại với cơ thể ngƣời nhƣng ở dạng hợp chất muối natri lại cần thiết cho cơ thể ngƣời. a.Hãy cho biết tên hai nguyên tố đó, tên hợp chất muối natri của chúng. Đồng thời cho biết vai trò của 2 nguyên tố đó đối với cơ thể ngƣời. b. Hãy phân biệt 2 muối trên bằng phƣơng pháp hóa học ? c. Nếu dùng nƣớc chanh và nƣớc cơm có nhận biết đƣợc hai muối trên không? Giải thích? Bài 2: Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HClđặc lấy dƣ. Toàn bộ khí sinh ra đƣợc hấp thụ hết vào 145,8 gam dung dịch NaOH 20% (ở nhiệt độ thƣờng) tạo ra dung dịch A. Hỏi dung dịch A có những chất tan nào ? Tính nồng độ phần trăm của từng chất tan đó. Bài 3. Trong phòng thí nghiệm ngƣời ta điều chế hidroclorua theo sơ đồ thí nghiệm dƣới đây a. Hãy cho biết các hóa chất tƣơng ứng với X, Y, Z trong hình vẽ là gì? Viết ptpƣ minh họa. b. Phƣơng pháp trên còn có thể dùng để điều chế những axit nào trong số các axit sau : HCl , HF, HBr, HI ( Giải thích ngắn gọn ) Hết Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Viết Tấn II.2.2. CHƢƠNG 6: OXI – LƢU HUỲNH (Hóa Học 10) 1. Sử dụng hiện tƣợng thực tiễn trong bài dậy. Bài 29: Oxi – ozon Ví dụ 1: Các nhà khoa học đã chứng minh con ngƣời có thể nhịn ăn tối đa 3 tháng , nhịn uống tối đa 3 ngày nhƣng không thể nhịn thở quá 3 phút. Nhƣ vậy các em có thể thấy đƣợc O2 quan trọng nhất với sự sống của con ngƣời và các loài động vật. Vậy O2 sinh ra từ đâu và có những tính chất vật lý hóa học gì ? Chúng ta cùng nghiên cứu và trả lời trong tiết học hôm nay Áp dụng: Sử dụng để vào bài mới tạo hứng thú cho học sinh. Ví dụ 2. Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà? Giải thích: Ban ngày do có ánh sáng mặt trời, cây quang hợp nên hấp thụ CO2 và thải ra O2 (nhớ chất diệp lục) as 6nCO2 + 5nH2O clorophin (C6H10O5)n + 6nO2 Do ban đêm không có ánh sáng cây không quang hợp, chỉ hô hấp nên hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 làm trong phòng thiếu O2 và quá nhiều CO2. Áp dụng: Trong quá trình giảng dạy về trạng thái tự nhiên cua O2. Ví dụ 3: Máy khử độc O 3 dùng để khử trùng thức ăn, rau quả…Hoạt động dựa trên cơ chế tính chất nào ? Giải thích: Máy tạo Ozon khử độc lấy không khí từ bên ngoài, không khí đƣợc đƣa vào một điện trƣờng và tia lửa điện với hiệu điện thế trên 4000V (nằm trong máy) khí ozon đƣợc tạo ra và đẩy lên qua một đầu lọc rồi hoà tan trong nƣớc bằng lực quay ly tâm. Rau, quả, thịt cá đƣợc khử độc ngay trong máy, hết thời gian khử độc, xả nƣớc ra bên ngoài, vặn đồng hồ một phút để máy vắt khô, mở nắp ra chờ trong vòng ba phút, khí ozon sẽ đƣợc phân ly thành một phân tử (O2) và một nguyên tử oxi [O] rất có lợi cho sức khoẻ: O3 O2 + [O] Áp dụng: Dùng trong khi dạy về tính chất hóa học của O 3. Ví dụ 4. Vì sao sau những cơn giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn ? Giải thích: Sau những cơn mƣa, không khí trong lành, sạch sẽ. Sở dĩ nhƣ vậy là có hai nguyên nhân: Nƣớc mƣa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí đƣợc trong sạch. UV Trong cơn giông đã xảy ra phản ứng tạo thành ozon từ oxi: 3O2  2O3 Khi nồng độ ozon nhỏ, ngƣời ta cảm giác trong sạch, tƣơi mát.Do vậy sau cơn mƣa giông trong không khí có lẫn ít ozon làm cho không khí trong sạch, tƣơi mát. Áp dụng: Vấn đề này đƣợc dùng để củng cố bài Oxi – Ozon giúp học sinh kiểm nghiệm trong cuộc sống. Ví dụ 5. Oxi có vai trò nhƣ thế nào đối với sự hô hấp ? Nếu thở bằng khí O 2 tinh khiết có tốt không? Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Viết Tấn Giải thích: Không khí là hỗn hợp gồm 78% nitơ; 21% oxi và một lƣợng nhỏ khoảng 1 % gồm các khí cacbonic, agon, xenon, heli... Khi hô hấp, ta hít không khí vào và thở ra khí CO2, N2, và một lƣợng nhỏ O2 chƣa sử dụng hết, ngoài ra còn có thêm một lƣợng nhỏ các chất là sản phẩm của những phản ứng sinh hóa phức tạp diễn ra trong cơ thể nhƣ các loại hiđrocacbon, rƣợu, amoniac, axit fomic, axit axetic, anđehitfomic và thậm chí cả xeton nữa. Cơ thể cần đƣợc bổ sung oxi thƣờng xuyên. Dƣới áp suất thƣờng, nếu hàm lƣợng oxi thấp dƣới 16% là bắt đầu hiện tƣợng thiếu oxi, gây ra bất tỉnh đột ngột. Tuy vậy, chúng ta không thể thở bằng oxit tinh khiết mà phải thở bằng oxi đƣợc pha loãng bằng khí nitơ. Nếu thở bằng khí oxi tinh khiết thì ngay cả ngƣời khoẻ mạnh cũng chỉ sau 2 - 3 ngày đêm là bắt đầu bị phù phổi. Áp dụng: Đặt câu hỏi về nhà cho học sinh tìm hiểu. Ví dụ 6. Vì sao khi sử dụng máy photocopy phải chú ý đến việc thông gió ? Giải thích: Chúng ta đều biết khi máy photocopy làm việc thƣờng xảy ra hiện tƣợng UV phóng điện cao áp do đó có thể sinh ra khí ozon theo phản ứng: 3O2  2O3 Với một lƣợng ít ozon trong không khí thì có tác dụng diệt khuẩn, diệt vi trùng. Nhƣng nếu lƣợng ozon lại vƣợt qua giới hạn cho phép sẽ gây tổn hại cho đại não, phá hoại khả năng miễn dịch bệnh, gây mất trí nhớ, biến đổi nhiễm sắc thể, gây quái thai ở phụ nữ mang thai, ...Hiển nhiên là lƣợng ozon do máy photocopy sinh ra rất bé nên nếu ngẫu nhiên mà tiếp xúc với nó cũng chƣa có thể gây nguy hại cho cơ thể. Nhƣng nếu tiếp xúc với ozon trong thời gian dài và nếu không chú ý làm thông gió căn phòng thì do ozon tập hợp nhiều trong phòng đến mức vƣợt tiêu chuẩn an toàn thì sẽ có ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời. Áp dụng: Đặt câu hỏi về nhà cho học sinh tìm hiểu. Bài 31: H2O2 (Hóa học 10 - Nâng cao). Ví dụ 1. Giải thích tại sao trong tàu ngầm ngƣời ta dùng natripeoxit để cung cấp oxi và hấp thụ CO2 do đoàn thủy thủ hô hấp thải ra? Giải thích: Na2O2(r) + 2H2O(l) →2NaOH(l) + H2O2(l) (1) 2H2O2 → 2H2O(l) + O2(k) (2) Trong tàu ngầm ngƣời ta dùng natripeoxit để cung cấp O2 (theo 2) và hấp thụ khí CO2 do thủy thủ đoàn hô hấp thải ra bằng dung dịch NaOH tạo ra từ (1) Áp dụng: Khi giới thiệu về ứng dụng của H2O2 và hợp chất Ví dụ 2. Hãy giải thích tại sao những bức tranh cổ ( vẽ bằng bột chì, thành phần chính là muối bazơ 2PbCO3.Pb(OH)2) thƣờng có màu đen? Tại sao có thể dùng H2O2 để phục hồi bức tranh cổ này? Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Viết Tấn Giải thích: Những bức tranh cổ vẽ bằng bột chì (thành phần chính là muối bazơ 2PbCO3.Pb(OH)2) . Khi để lâu bột chì tác dụng với H2S trong không khí tạo thành PbS màu đen. 2PbCO3.Pb(OH)2 + 3H2S  3PbS + 2CO2 + 4H2O Có thể dùng H2O2 để phục hồi những bức tranh này, vì PbS (màu đen) biến thành PbSO4 màu trắng theo phản ứng : PbS + 4H2O2  PbSO4 + 4H2O Áp dụng: Khi giới thiệu về ứng dụng của H2O2 và hợp chất Bài 30: Lưu huỳnh. Ví dụ 1: Thuốc súng bắt đầu đƣợc sử dụng từ khi nào ? Giải thích: Ngƣời Trung Quốc phát hiện ra cách sản xuất thuốc súng khi trộn muối ăn với than gỗ và lƣu huỳnh. Họ đã sử dụng chúng từ khoảng năm 650 của công nguyên dùng cho pháo hoa và để chuẩn bị những vụ nổ. Tại Trung Quốc, thuốc súng đƣợc nhồi trong ống tre để làm ra bom và tên lửa (hoả tiễn). Ngƣời ta cho thêm vào đó những viên đá và những mảnh sành. ý tƣởng sử dụng loại thuốc nổ này để làm những quả đạn đại bác đã xuất hiện trong óc ngƣời Trung Quốc từ hồi đó. Áp dụng: Dùng là câu dẫn để bắt đầu vào bài học. Ví dụ 2. Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân thì không đƣợc dùng chổi quét mà nên rắc bột S lên trên? Giải thích: Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc. Vì vậy khi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu nhƣ ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi. Áp dụng: Để củng cố tính tính OXH của lƣu huỳnh. Ví dụ 3. Thuốc nổ đen đƣợc ngƣời Trung Quốc và Việt Nam sử dụng từ nhiều thế kỉ trƣớc khi ngƣời Châu Âu biết đến thuốc nổ. Giải thích ý nghĩa của công thức kinh nghiệm “nhứt đồng thán, bán đồng sinh, lục đồng diêm” Giải thích: Thuốc nổ đen là hỗn hợp nghiền mịn, trộn đều: diêm tiêu KNO3, than gỗ C và lƣu huỳnh S theo tỷ lệ khối lƣợng; KNO3 202 74,82% S 32 11,85% Khối lƣợng gam % Phản ứng chủ yếu: 2KNO3 + S + 3C → K2S + N2↑ + 3CO2 ↑ C 36 13,33% Hỗn hợp thuốc nổ 270 100% Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Viết Tấn Kết quả là thuốc nổ đen cháy tạo ra một thể tích khí lớn gấp khoảng 2000 lần thể tích thuốc nổ ban đầu. Nó sẽ cháy yên lặng trong bình hở và sẽ nổ tung trong bình kín.Công thức kinh nghiệm thuốc nổ đen: nhất đồng thán (một phần than), bán đồng sinh (nửa phần lƣu huỳnh), lục đồng diêm (sáu phần diêm) gần đúng với công thức thuốc nổ đen hiện dùng: 15% C + 10% S + 75% KNO3 Áp dụng:Đặt câu hỏi về nhà cho học sinh tìm hiểu. Bài 32: Hiđro sunfua Ví dụ 1: Năm 1950 tại Mexico một nhà máy hóa chất đã thải ra ngoài môi trƣờng một lƣợng lớn H2S trong vòng 30 phút hậu quả làm cho 22 ngƣời chết và 320 ngƣời trong thành phố Pozarica phải nhập viện vì nhiễm độc. Vậy Hidrosufua có tính chất vật lý và hóa học nhƣ thế nào và nó ảnh hƣơng nhƣ thế nào đến cuộc sống của chúng ta ? Áp dụng: Dùng để bắt đầu vào bài học. Ví dụ 2. Tại sao hiđrosunfua lại độc đối với ngƣời? Giải thích: Khí H2S độc với ngƣời vì khi vào máu, máu hóa đen do tạo ra FeS làm cho hemoglobin của máu chứa Fe2+ bị phá hủy H2S + Fe2+ (trong hemoglobin) → FeS↓ + 2H+ Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con ngƣời sẽ tích tụ một lƣợng khí H2S tƣơng đối cao. Chính lƣợng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lƣợng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Áp dụng: Giới thiệu thêm thông tin cho học sinh trong quá trình dạy. Ví dụ 3: Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị trúng gió? Để dây bạc sáng trắng trở lại, ngƣời ta ngâm dây bạc trong nƣớc tiểu. Giải thích tại sao? Giải thích: Khi bịtrúng gió đột có lƣợng khí H2S, trong cơ thể con ngƣời sẽ tích tụ một lƣợng khí H2S tƣơng đối cao. Chính lƣợng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lƣợng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám: 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ + 2H2O (đen) Trong nƣớc tiểu có NH3, khi ngâm dây bạc vào xẩy ra phản ứng Ag2S + 4NH3  2[Ag(NH3)2]+ + S2-. Ag2S bị hòa tan , bề mặt Ag lại trở nên sáng trở lại. Áp dụng: Dùng đặt câu hỏi củng cố sau bài học. Ví dụ 4: Vì sao dùng đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi ? Giải thích: Khi bạc gặp nƣớc sẽ có một lƣợng rất nhỏ đi vào nƣớc thành ion. Ion bạc có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần 1 tỉ gam bạc trong 1 lít nƣớc cũng đủ diệt các vi 5 khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển nên giữ cho thức ăn không bị ôi thiu. Áp dụng: Đặt câu hỏi về nhà cho học sinh tìm hiểu. Bài 32: Lưu huỳnh đioxit và lưu huỳnh trioxit Ví dụ 1. Màn khói giết ngƣời đã xảy ra ở đâu ? Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Viết Tấn Ngày 5 tháng 12 năm 1952, nƣớc Anh (nƣớc đƣợc mệnh danh là xứ sở của sƣơng mù) tại Luân Đôn đã xẩy ra sự kiện “màn khói giết ngƣời” làm chấn động thế giới. Việc giám sát môi trƣờng cho thấy hàm lƣợng khí SO2 cao tới 3,8mg/m3, gấp 6 lần và nồng độ bụi khói lên tới 4,5mg/m3 gấp 10 lần so với ngày thƣờng. Dân trong thành phố thấy tức ngực, khó thở và ho liên tục. Chỉ trong vòng 4, 5 ngày đã có hơn 4000 ngƣời chết trong đó phần lớn là trẻ em và ngƣời già, hai tháng sau lại có trên 8000 ngƣời nữa chết. Nguyên nhân của “màn khói giết ngƣời” ở thành phố Luân Đôn là do khói than của các nhà máy quyện vào với sƣơng mù buổi sớm mùa đông gây ra. Áp dụng: Để tạo tình huống vào bài mới. Ví dụ 2: SO2 độc hại nhƣ thế nào với con ngƣời và ảnh hƣởng gì đến môi trƣờng? Giải thích: Ðioxit sunfua (SO2) là chất gây ô nhiễm không khí có nồng độ thấp trong khí quyển, tập trung chủ yếu ở tầng đối lƣu. Đioxit sunfua sinh ra do núi lửa phun, do đốt nhiên liệu than, dầu, khí đốt, sinh khối thực vật, quặng sunfua,.v.v... SO2 rất độc hại đối với sức khoẻ của ngƣời và sinh vật, gây ra các bệnh về phổi khí phế quản. SO2 trong không khí khi gặp oxy và nƣớc tạo thành axit, tập trung trong nƣớc mƣa gây ra hiện tƣợng mƣa axit. Áp dụng: khi giới về tính chất vật lý của SO2. Bài 33: Axit sunfuric và muối sunfat Ví dụ 1: Vì sao không nên rót nƣớc vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể rót từ từ axit sunfuric đậm đặc vào nƣớc ? Giải thích: Khi axit sunfuric tan vào nƣớc sẽ tỏa ra một nhiệt lƣợng lớn. Axit sunfuric đặc giống nhƣ dầu và nặng hơn trong nƣớc. Nếu bạn cho nƣớc vào axit, nƣớc sẽ nổi trên bề mặt axit. Tại vị trí nƣớc tiếp xúc với axit nhiệt độ cao làm cho nƣớc sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm. Trái lại khi bạn cho axit sunfuric vào nƣớc thì tình hình sẽ khác: axit sunfuric đặc nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nƣớc, nó sẽ chìm xuống đáy nƣớc, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch. Nhƣ vậy nhiệt lƣợng sinh ra đƣợc phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nƣớc sôi lên một cách quá nhanh. Một chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric bạn luôn luôn nhớ là “ phải rót từ từ ” axit vào nƣớc và không nên pha trong các bình thủy tinh. Bởi vì thủy tinh sẽ dễ vở khi tăng nhiệt độ khi pha. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho học sinh trả lời về cách pha loãng axit H2SO4 khi dạy phần tính chất vật lí của axit sunfuric đặc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan