Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng bản đồ tư duy với một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy dọc địa lí ...

Tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy với một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy dọc địa lí 11 thpt (ban cơ bản)

.PDF
92
294
108

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN! Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được gửi tới cô giáo hướng dẫn - Thạc sĩ: Nguyễn Thị Huệ - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo để khóa luận của tôi được hoàn thành. Đồng thời, tôi cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám Hiệu trường Đại học Tây Bắc, các thầy cô giáo đặc biệt là tổ Phương Pháp Địa lí, ban Chủ nhiệm khoa Sử - Địa, phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ Quốc tế, Thư viện Trường Đại học Tây Bắc. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 11A1, 11A2, 11A3 và 11A4 trường THPT Tân Lạc - Hòa Bình đã ủng hộ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, tập thể lớp K52 ĐHSP Địa lí và người thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm khóa luận. Trong quá trình nghiên cứu với thời gian và khả năng còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 05 năm 2015 Người thực hiện Khà Thị Loan MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 2 4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3 5. Giới hạn nghiên cứu .......................................................................................... 3 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 3 6.1. Trên thế giới ................................................................................................... 3 6.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 6 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 9 7.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu ................................... 9 7.2. Phương pháp khảo sát điều tra ....................................................................... 9 7.3. Phương pháp lập bảng thống kê, biểu đồ ....................................................... 9 7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................. 10 8. Đóng góp khoá luận ........................................................................................ 10 9. Cấu trúc khoá luận........................................................................................... 10 B. NỘI DUNG .................................................... Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP BĐTD KẾT HỢP MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VỚI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ ............................................. 11 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................. 11 1.1.1. Những vấn đề chung về đổi mới PPDH .................................................... 11 1.1.1.1. Sự cần thiết phải đổi mới PPDH ............................................................ 11 1.1.1.2. Đổi mới PPDH theo hướng tích cực ...................................................... 13 1.1.1.3. Định hướng và giải pháp đổi mới PPDH Địa lí ở trường phổ thông ..... 14 1.1.2. Khái quát chung về kĩ thuật dạy học ......................................................... 16 1.1.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 16 1.1.2.2. Các dạng kĩ thuật dạy học tích cực ........................................................ 17 1.1.3. Khái quát chung về BĐTD ....................................................................... 17 1.1.3.1. Khái niệm về BĐTD .............................................................................. 17 1.1.3.2. Ý nghĩa của việc kết hợp kĩ thuật dạy học tích cực với BĐTD trong dạy học Địa lí 11 ........................................................................................................ 18 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................ 20 1.2.2. Đặc điểm chương trình và SGK Địa lí lớp 11 THPT .............................. 20 1.2.2.1. Mục tiêu chương trình môn Địa lí lớp 11 .............................................. 20 1.2.2.2. Cấu trúc .................................................................................................. 21 1.2.2.3. Nội dung ................................................................................................. 21 1.2.3. Đặc điểm tâm sinh lí Học sinh lớp 11 ....................................................... 23 1.2.3.1. Đặc điểm chung...................................................................................... 23 1.2.3.2. Đặc điểm tâm lý và trình độ nhận thức của HS lớp 11 - THPT ............ 24 1.2.4. Thực trạng việc sử dụng BĐTD trong dạy học Địa lí ở trường THPH ........ 25 CHƢƠNG 2. KẾT HỢP BĐTD VỚI MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VỚI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ .............................................. 27 2.1. Kĩ thuật phòng tranh kết hợp với BĐTD ..................................................... 27 2.1.1. Khái niệm kĩ thuật phòng tranh.................................................................. 27 2.1.2. Cách kết hợp kĩ thuật phòng tranh với BĐTD .......................................... 27 2.1.3. Một số lưu ý trong việc kết hợp kĩ thuật phòng tranh với BĐTD ............ 32 2.2. Kĩ thuật khăn phủ bàn với BĐTD ................................................................ 33 2.2.1. Khái niệm khăn phủ bàn ........................................................................... 33 2.2.2. Cách kết hợp khăn phủ màn với BĐTD .................................................... 33 2.2.3. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn phủ màn kết hợp BĐTD .................................................................................................................. 39 2.3. Kĩ thuật mảnh ghép ...................................................................................... 39 2.3.1. Khái niệm .................................................................................................. 39 2.3.2. Cách kết hợp kĩ thuật mảnh ghép với BĐTD ........................................... 40 2.3.3. Một số lưu ý khi kết hợp kĩ thuật mảnh ghép với BĐTD ......................... 44 2.4. Thiết kế một số giáo án cụ thể ..................................................................... 46 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................................................... 47 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................. 47 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ................................................................ 47 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ............................................................... 47 3.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm............................................................... 48 3.3. Tổ chức thực nghiệm.................................................................................... 48 3.3.4. Đánh giá kết quả điều tra khảo sát ............................................................ 49 3.3.4.1. Kết quả điều tra khảo sát ........................................................................ 49 3.3.4.2. Kết quả điều tra đánh giá ....................................................................... 54 C. KẾT LUẬN ................................................................................................... 57 1. Kết quả đạt được ............................................................................................. 57 2. Một số tồn tại................................................................................................... 57 3. Kiến nghị, đề xuất ........................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 59 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông BĐTD Bản đồ tư duy KT - XH Kinh tế - xã hội KTDH Kĩ thuật dạy học PPDH Phương pháp dạy học DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1: Tóm tắt cách tiến hành BĐTD kết hợp với kĩ thuật mảnh ghép............42 Bảng 2: Nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm khi tiến hành BĐTD kết hợp với kĩ thuật mảnh ghép…………………………………………………………46 Bảng 3: Kết quả phiếu điều tra ý kiến học sinh sau thực nghiệm bằng phương pháp BĐTD kết hợp một số KTDH tích cực…………………………………52 Bảng 4: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra tình hình sử dụng BĐTD kết hợp một số KTDH tích cực trong dạy học ở trường phổ thông.........................................54 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1: Não người và cách tiếp nhận các luồng thông tin. ......................................... 4 Hình 2: Tony Buzan giới thiệu về BĐTD. ............................................................ 5 Hình 3: BĐTD nội dung các nhóm tìm hiểu bài 9 - Nhật Bản, tiết 1 - tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế, trang 74 - 76. .......................................... 28 Hình 4: BĐTD đặc điểm và đánh giá về vị trí địa lí của Nhật Bản, bài 9 - Nhật Bản, tiết 1 - tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế, trang 74 - 76. ....... 29 Hình 5: BĐTD đặc điểm và đánh giá điều kiện tự nhiên của Nhật Bản - Bài 9. Nhật Bản - tiết 1, trang 74 - 76............................................................................ 32 Hình 6: BĐTD kết hợp với kĩ thuật khăn phủ bàn .............................................. 34 Hình 7: BĐTD hoàn chỉnh về một số vấn đề tự nhiên của Châu Phi, bài 5 - Một số vấn đề của Châu lục và khu vực, tiết 1 -Một số vấn đề của Châu Phi, trang 19 - 20. ...................................................................................................................... 38 Hình 8: BĐTD về “Đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á lục địa” trong bài 11. ...... 42 Khu vực Đông Nam Á - tiết 1, trang 98 - 99. ..................................................... 42 Hình 9: BĐTD về “Đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á biển đảo” trong bài 11Khu vực Đông Nam Á - tiết 1, trang 98 - 99. ..................................................... 42 Hình 10: BĐTD tổng thể về “Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á” trong bài 11- Khu vực Đông Nam Á - tiết 1, trang 98 – 99 ............................... 43 Hình 11: BĐTD về “Đánh giá điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á” trong bài 11 - Khu vực Đông Nam Á - tiết 1, trang 100. .................................... 44 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, giáo dục là một trong những vấn đề đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Ở nước ta cũng vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định: giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Xuất phát từ những tư tưởng cơ bản của Đảng về giáo dục và đào tạo chúng ta không ngừng cải tiến chất lượng dạy và học từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. Thông qua đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam với các biện pháp cụ thể là: đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học. Hội nghị lần thứ VI của ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X, trong “chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010” các văn kiện đều nhấn mạnh “đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục chuyển từ truyền đạt tri thức thụ động thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người đọc chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự học của Học sinh (HS). Trong những thập kỉ gần đây, thế giới đã tiếp cận chuyển hoá các phương pháp khoa học, thành tựu của kĩ thuật, công nghệ mới thành phương pháp đặc thù, trong đó việc tiếp cận và sử dụng phương pháp dạy học (PPDH) bằng bản đồ tư duy (BĐTD) là một trong những hướng có nhiều triển vọng. BĐTD là một PPDH khá mới chưa được áp dụng rộng rãi trong dạy học Địa lí ở nước ta. Đây là PPDH chú trọng vào việc phát hiện và xác định các mối quan hệ, cấp bậc của kiến thức. Phương pháp này không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cho HS mà còn giúp các em xác định mối quan hệ giữa các kiến thức, kiến thức trọng tâm… Đồng thời thông qua phương pháp này còn hướng dẫn cho các em một phương pháp tự học, tích cực, hiệu quả cũng như rèn luyện cho các em những kĩ năng cơ bản cần thiết. Qua đó từng bước nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí 11 nói riêng và môn học Địa lí trong trường phổ thông nói chung. 1 Địa lí là khoa học chú trọng đến nghiên cứu các quy luật, các mối liên hệ giữa các thành phần, các hiện tượng và các mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Địa lí được phát triển theo hai hướng: phân tích - nghiên cứu các thành phần riêng biệt của tự nhiên hay những ngành kinh tế và tổng hợp - nghiên cứu thể tổng hợp tự nhiên hay thể tổng hợp kinh tế - xã hội. Các mối quan hệ đó có thể diễn đạt dưới dạng “bản đồ tư duy” để mô hình hoá, hệ thống hoá kiến thức. Do đặc điểm kiến thức của từng bài, từng chương có mối quan hệ chặt chẽ, lôgic, hệ thống nên việc sử dụng “bản đồ tư duy” sẽ có nhiều ưu thế trong việc “mã hoá” hệ thống, mối quan hệ các kiến thức đó. Thực tiễn cho thấy GV đã nhận thức được sự cần thiết phải tiến hành đổi mới PPDH. Tuy nhiên, việc dạy và học các môn học nói chung và Địa lí nói riêng chưa vượt qua quỹ đạo cũ. Đó là PPDH theo kiểu truyền thống, HS tiếp thu kiến thức một cách bị động. Trong khi đó phương pháp BĐTD là một công cụ có ưu thế để “mô hình hoá” các mối quan hệ, hệ thống các đối tượng Địa lí lại hầu như không được sử dụng. Vì vậy, để khắc phục thực trạng trên và góp phần đổi mới PPDH theo hướng tích cực, tôi đã chọn đề tài “Sử dụng BĐTD với một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy dọc Địa lí 11 - THPT (ban cơ bản)” nhằm nâng cao chất lượng dạy - học và hi vọng khoá luận hoàn thành sẽ là nguồn tư liệu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng phương pháp BĐTD kết hợp Kĩ thuật dạy học (KTDH) tích cực vào dạy học Địa lí lớp 11 nhằm pháp huy tính tích cực, chủ động của HS qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí ở các trường phổ thông. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên khoá luận hoàn thành có những nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổng hợp cơ sở lí luận và thực tiễn của việc “sử dụng BĐTD với một số KTDH tích cực trong dạy học Địa lí lớp 11 - THPT”. - Đưa ra phương pháp sử dụng BĐTD kết hợp với một số KTDH tích cực. 2 - Thiết kế một hệ thống BĐTD kết hợp với một số KTDH tích cực để phục vụ dạy học địa lí lớp 11 bằng phần mềm Imindmap (đĩa CD kèm theo). - Thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của đề tài. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Khoá luận tập trung vào việc nghiên cứu sử dụng BĐTD kết hợp với một số KTDH tích cực (kĩ thuật phòng tranh, khăn phủ bàn, mảnh ghép) trong dạy học Địa lí lớp 11 - THPT (ban cơ bản). 5. Giới hạn nghiên cứu - Về thời gian: khoá luận được thực hiện từ tháng 9/2014 đến tháng 5/2015. - Về không gian: khoá luận được nghiên cứu tại trường Đại học Tây Bắc và thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Tân Lạc. - Về nội dung: đưa ra phương pháp sử dụng BĐTD kết hợp với một số KTDH tích cực. 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6.1. Trên thế giới Về mặt lịch sử, lí thuyết BĐTD được Tony và Barry Buzan giới thiệu vào những năm 70 của thế kỉ XX. BĐTD chính thức được giới thiệu với thế giới lần đầu tiên vào mùa xuân năm 1974 với ấn bản của cuốn đi trước được mang tên “Sử dụng trí tuệ của bạn” (Use your head). BĐTD là một công cụ hỗ trợ tư duy hiện đại một kĩ năng sử dụng bộ não mới mẻ. Đó là một kĩ thuật hình họa, một dạng bản đồ, kết hợp giữa từ ngữ, đường nét, màu sắc tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não. BĐTD là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp thế giới. Tony Buzan sinh năm 1942, là một giáo sư người Anh, chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu hoạt động của bộ não và là cha đẻ của Mind Map. Ông hiện là tác giả của 92 đầu sách, được dịch trên 30 thứ tiếng, xuất bản trên 125 quốc gia. Ông cũng là tác giả của quyển sách nổi tiếng về BĐTD “How to mind map” và đã được dịch sang tiếng Việt với tên gọi “Lập BĐTD”. Theo triết lý của Tony Buzan thì BĐTD được hiểu là một cách mở ra sức mạnh tư duy, tạo ra những đột phá 3 trong suy nghĩ. Buzan nghiên cứu chuyên sâu về bộ não, trí nhớ, tìm ra quy luật khi xây dựng BĐTD gồm nhiều nhánh, giúp bộ não ghi chép các sự kiện một cách hệ thống, giúp luyện tập trí não. Tony Buzan dựa vào quy luật phát triển, tiếp nhận thông tin của bộ não: bán cầu não trái và bán cầu não phải có cách ghi nhớ thông tin khác nhau (bán cầu não trái xử lí các thông tin logic, con số, đường nét, từ ngữ, phân tích,…; bán cầu não phải xử lí thông tin về tưởng tượng, màu sắc, không gian, cấu trúc, nhịp điệu,… của đối tượng). Qua việc nghiên cứu đó, ông đã tạo ra một phương thức, công cụ của tư duy là BĐTD. Hình 1: Não người và cách tiếp nhận các luồng thông tin. [3] Phương pháp tư duy của ông được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới; hơn 250 triệu người sử dụng phương pháp Mind Map của Tony Buzan; khoảng hơn 3 tỷ người đã từng xem và nghe chương trình của ông. Năm 2007, ông đã sang Việt Nam và nói về đề tài nghiên cứu của mình và nhận được nhiều sự quan tâm từ phía độc giả Việt Nam. 4 Hình 2: Tony Buzan giới thiệu về BĐTD. [2] Mỗi năm trôi qua số lượng người sử dụng BĐTD mở rộng và lập BĐTD tăng lên theo cấp số nhân. Người ta phỏng tính hiện nay có khoảng hơn 25 triệu người sử dụng BĐTD trên khắp thế giới và họ đang thực hành kĩ thuật này trên mọi quốc gia. BĐTD được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực: lập kế hoạch, thuyết trình, hội thảo, dạy học… Từ năm 1975 Joyce Wycoff đã kết hợp chặt chẽ với Tony Buzan để phát triển BĐTD thành một công cụ đào tạo tư duy hiệu quả và có logic. Trong cuốn “Mindmapping Ứng dụng BĐTD”, J.Wycoff đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể trong hành tình khám phá khả năng của bộ não, khám phá bản thân đồng thời cung cấp những gợi mở thiết thực, có thể áp dụng tức thì giúp chúng ta nghi nhớ, thuyết trình, học tập, lập kế hoạch… trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày bằng cách lập BĐTD. Sau này nhiều nhà khoa học và GV qua nghiên cứu lí thuyết và kiểm nghiệm thực tiễn đã nhận thấy rõ hiệu quả lên lớp khi dạy học bằng BĐTD như Luc De Brabandeer đã đưa ra cuốn sách “sắp xếp ý tưởng với BĐTD” để giúp sắp xếp các ý tưởng trong việc đưa ra những quyết định đúng đắn, quản lí công việc hằng ngày, ghi chú có hiệu quả, quản lí các dự án lập BĐTD bằng máy tính. Tronng cuốn “Phương pháp học tập siêu tốc” của Bobbi Deporter và Mike 5 Hernaki và cuốn “Tôi tài giỏi bạn cũng thế” của Adam khoo cũng đã dạy cách sử dụng BĐTD trong học tập để đạt được hiệu quả cao, giúp tăng cường khả năng nhớ bài học cho HS. Những tài liệu này đã chứng minh rằng sự ứng dụng lí thuyết BĐTD vào quá trình học là hoàn toàn hợp lí và lí thuyết BĐTD có thể ứng dụng vào tất cả các cấp học, môn học. Như vậy BĐTD đã trở thành một phương pháp chung của nhiều ngành khoa học khác nhau. Trên thế giới xu hướng này ngày càng thu hút được sự chú ý không phải chỉ đông đảo các nhà khoa học, nhà chuyên môn mà còn lôi cuốn cả được sự quan tâm của nhiều nhà sư phạm, phụ huynh và các em HS. 6.2. Ở Việt Nam Đổi mới PPDH là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với nền giáo dục Việt Nam. Việc tiếp cận PPDH bằng BĐTD là một trong những hướng có nhiều triển vọng nhưng người Việt Nam mới biết đến BĐTD. Đến nay việc sử dụng BĐTD và kết hợp với những KTDH tích cực khác để dạy học vẫn chưa được ứng dụng ở diện rộng và chưa thực sự trở thành PPDH phổ biến. Đặc biệt vận dụng vào dạy học môn Địa lí ở nước ta còn chưa được phổ biến và gần như quá ít. Giữa lúc cả xã hội bức xúc với việc “đọc - chép” và thói quen “học vẹt” của nhiều HS thì việc ứng dụng BĐTD cùng với các PPDH tích cực khác đã đem lại rất nhiều lợi ích. Tiến sĩ Trần Đình Châu và Tiến sĩ Đặng Thị Thu Thủy đã nghiên cứu một cách kĩ lưỡng và tham mưu cùng với bộ giáo dục và đào tạo đưa thành chuyên đề ứng dụng BĐTD hỗ trợ đổi mới PPDH tới các cán bộ quản lí và GV. Trong ba năm 2011 - 2013, Tiến Sĩ Trần Đình châu và Tiến Sĩ Đặng Thị Thu Thủy cùng các cán bộ nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam, dự án Phát triển Giáo dục kết hợp với Vụ Giáo dục Trung học và Cục Nhà giáo của bộ Giáo dục và đào tạo và Sở Giáo dục và đào tạo các tỉnh đến các vùng miền của đất nước để nghiên cứu và nhân rộng dần phương pháp mới này với hi vọng sẽ giúp HS thoát khỏi lối học vẹt, đóng góp phần mình vào công việc chung của ngành giáo dục. Trên 30 bài báo khoa học cùng với 4 cuốn sách: 6 “ Dạy tốt - học tốt các môn học bằng BĐTD’’ dùng cho GV và HS từ lớp 4 đến lớp 12, “Thiết kế BĐTD dạy - học môn Toán’’ và “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học’’ của hai Tiến sĩ Trần Đình Châu và Tiến sĩ Đặng Thị Thu Thủy do nhà xuất bản giáo dục phát hành đã thu hút mạnh được sự quan tâm của các cấp quản lí giáo dục và đội ngũ các thầy cô giáo, phụ huynh và các em HS. Nhận thấy những hiệu quả khi sử dụng BĐTD vào dạy học, đã có một số đề tài viết về BĐTD như: “củng cố kiến thức bài học bằng BĐTD” - Phan Thị Mộng Thu, Trường THPT Đoàn Kết; “sử dụng BĐTD trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông” - Nguyễn Chí Thuận, Trường THPT Dĩ An; “sử dụng BĐTD - một biện pháp hỗ trợ HS học tập môn Toán” - Trần Đình Châu… và một số bài báo viết về đề tài này. Trong tất cả các đề tài cũng như bài báo viết về việc sử dụng BĐTD trong dạy học đều cho thấy những hiệu quả do BĐTD đem lại trong dạy học, và góp phần quan trọng vào đổi mới phương pháp dạy và học. Phần lớn các nghiên cứu về BĐTD vào dạy học ở nước ta mới dừng lại ở các bài báo, sáng kiến kinh nghiệm trong một số môn học như: Toán học, Lịch sử, Sinh học, Ngữ văn và các bài báo, sáng kiến kinh nghiệm mới chỉ tìm hiểu ở mức độ cơ bản về mặt lí luận và đưa vào ứng dụng vào một số bài học cụ thể. Trong các đề tài đã viết về BĐTD thì đề tài: “sử dụng BĐTD trong dạy học Lịch Sử ở trường phổ thông” của Nguyễn Chí Thuận đã có những nghiên cứu khá chi tiết. Tác giả đã tìm hiểu về thực trạng và giải pháp trong dạy học với BĐTD, giới thiệu khái quát về BĐTD cũng như nguyên lý và ứng dụng BĐTD trong dạy học và giới thiệu một số phần mềm tạo BĐTD, tiến trình một tiết dạy theo BĐTD. Tác giả đã tập trung phần lớn vào nhấn mạnh ưu điểm của BĐTD. Tuy nhiên, về mặt lí luận và tiến trình tiết học với BĐTD còn khá sơ sài, chưa đi sâu phân tích được khả năng kết hợp của phương pháp BĐTD với các phương pháp, phương tiện dạy học khác cũng như tính linh hoạt của BĐTD vào một tiết học. Năm 2010, ứng dụng BĐTD trong dạy và học đã được triển khai thí điểm tại 355 trường trên toàn quốc. Hè 2011, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho tiến hành giảm tải nội dung dạy học từ năm học 2011 - 2012, PPDH bằng BĐTD là một trong năm chuyên đề dạy học tích cực được tập huấn cho 4.000 GV cốt cán 7 bậc Trung học cơ sở cả nước. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã khẳng định: toàn ngành nỗ lực giảm tải mạnh mẽ nội dung dạy học theo 5 tiêu chí trên nguyên tắc vẫn phải giữ được mạch kiến thức và tính thống nhất của chương trình. Điều đó có nghĩa là giảm tải những nội dung trùng lặp, nhàm chán, không phù hợp... nhưng không giảm yêu cầu. Muốn vậy, cùng với giảm tải phải tiến hành áp dụng các PPDH tích cực, từng bước chuyển cách dạy và học từ chỗ trang bị kiến thức cho người học sang dạy HS cách tiếp nhận và tìm tòi kiến thức, vận dụng vào thực tế và biến thành kĩ năng của riêng mình. Cùng với các PPDH tích cực khác, việc triển khai dạy học bằng BĐTD chính là một công cụ phù hợp mà các trường đang thực hiện để tiến hành giảm tải đạt chất lượng. Qua đó ta thấy việc vận dụng lý thuyết BĐTD vào quá trình dạy học ở Việt Nam đã được các nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong thực tế giảng dạy, những nghiên cứu trên đều khẳng định tác dụng của việc sử dụng BĐTD trong việc nắm vững kiến thức, phát triển tư duy độc lập của HS, phát huy năng lực sáng tạo cho HS khá giỏi và việc nên sử dụng phương pháp này trong dạy và học. BĐTD là một phương pháp giúp HS dễ nhớ để hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản. Sau khi đã hệ thống, có thể đi vào chi tiết từng bài. Mỗi bài cũng có thể hệ thống lại xem có bao nhiêu nội dung chính, mỗi ý chính có bao nhiêu ý phụ... dùng bút màu tô đậm những phần quan trọng hoặc gạch dưới những ý chính. BĐTD được sử dụng để hình thành tri thức cho HS, củng cố khắc sâu nội dung kiến thức bài học cho HS, sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học. Để phát huy được hiệu quả cao khi sử dụng BĐTD phải có sự kết hợp với các PPDH cũng như KTDH tích cực khác. Tuỳ từng mức độ, từng bài cụ thể, hình thức và điều kiện dạy học mà phương pháp BĐTD có thể phối hợp linh hoạt với các PPDH cũng như KTDH tích cực khác nhằm giúp HS tự học, biết cách hợp tác trong tự học, tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức. Mặc dù vậy đến nay sử dụng phương pháp BĐTD kết hợp những KTDH tích cực trong dạy học nói chung và Địa lí nói riêng vẫn chưa được ứng dụng ở diện rộng và chưa trở thành phương pháp phổ biến. Vì vậy, để cụ thể hóa phương pháp này trong giảng dạy 8 Địa lí là vấn đề cần được tiếp tục bàn luận, trao đổi. Mặt khác trong số các con đường mới đi tới một số giờ dạy học Địa lí chất lượng cao thì BĐTD kết hợp KTDH tích cực cũng là một con đường để đa dạng hóa hoạt động nhận thức và gây hứng thú cho cả GV và HS. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu Phương pháp này sự kế thừa và phát huy các tài liệu nghiên cứu trước đó của các tác giả mục đích, yêu cầu nghiên cứu về đề tài. Dựa vào đó để tiến hành thu thập, phân tích tài liệu từ các nguồn nghiên cứu khác nhau. Các tài liệu cơ sở lí luận bao gồm: các tài liệu về lí luận dạy học Địa lí, phương pháp giảng dạy Địa lí, rèn luyện kĩ năng Địa lí, phương tiện, thiết bị, KTDH tích cực trong dạy học Địa lí. Nghiên cứu các giáo trình Địa lí các châu lục tập I tập II, Địa lí tự nhiên đại cương, nội dung chương trình SGK Địa lí lớp 11, sách GV, thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11... để xác định mục tiêu nhiệm vụ, nội dung, cách xây dựng và sử dụng kết hợp các KTDH tích cực với BĐTD cho từng bài, cập nhật mở rộng kiến thức từ các nguồn tư liệu khác nhau qua mạng Internet, phần mềm Freemind, phần mềm ConceptDraw Mindmap 5 Professional, CMP, phần mềm Buzan’s imindmap, imindmap Basic. Nghiên cứu lí thuyết về BĐTD kết hợp với một số KTDH tích cực. 7.2. Phương pháp khảo sát điều tra Đây là phương pháp quan trọng nhằm tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng BĐTD với một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Địa lí 11. Trong khóa luận phương pháp này được sử dụng nhờ: thông qua các đợt kiểm tra và thi của HS trường THPT Tân Lạc, thông qua các giờ dạy và tham khảo ý kiến của GV ở trường THPT Tân Lạc bằng các phiếu câu hỏi. 7.3. Phương pháp lập bảng thống kê, biểu đồ Phương pháp lập bảng thống kê được sử dụng trong khóa luận để xử lí số liệu, so sánh kết quả thực nghiệm của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, đánh 9 giá kết quả thực nghiệm sư phạm. Từ các bảng thống kê đã có, tôi xây dựng biểu đồ để thể hiện một cách trực quan hơn vấn đề nghiên cứu. 7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm tại THPT Tân Lạc để đưa ra những kết luận chính xác và tăng tính thuyết phục cho khoá luận. Việc kiểm nghiệm thực tiễn các ứng dụng đã giúp cho tôi có thể khẳng định những kết quả và những đóng góp của khoá luận. 8. Đóng góp khoá luận Khoá luận đã đưa ra được cách sử dụng BĐTD với một số KTDH tích cực một cách logic, khoa học. Khoá luận được hoàn thành là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị đối với GV trong việc giảng dạy theo các phương pháp mới hiện nay. Đồng thời khoá luận sẽ là nguồn tài liệu tham khảo giúp các em HS và các bạn sinh viên thay đổi cách học truyền thống thay vào đó là cách học tư duy logic. 9. Cấu trúc khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, viết tắt, hình ảnh, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng BĐTD với một số KTDH tích cực trong dạy học Địa Lí lớp 11. Chương 2: sử dụng BĐTD với một số KTDH tích cực trong dạy học Địa lí lớp 11. Chương 3: thực nghiệm sư phạm. 10 B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BĐTD VỚI MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Những vấn đề chung về đổi mới PPDH 1.1.1.1. Sự cần thiết phải đổi mới PPDH Trước những yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới là điều quan trọng. Việt Nam đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực con người Việt Nam được phát triển cả về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, mà trước hết là việc xác định mục tiêu đào tạo, cách thức đào tạo nói chung đó là một hệ thống phẩm chất và năng lực được hình thành trên nền tảng kiến thức, kĩ năng đủ và chắc chắn. Sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ khoa học công nghệ thể hiện qua các kiến thức lí thuyết, qua các thành tựu mới và khả năng ứng dụng cao, rộng và nhanh buộc chương trình sách giáo khoa (SGK) và PPDH Địa lí ở trường phổ thông phải luôn được xem xét điều chỉnh phù hợp. Học vấn mà nhà trường phổ thông trang bị không thể thâu tóm được mọi tri thức mong muốn, vì vậy phải coi trọng việc dạy phương pháp học cách đi tới kiến thức loài người trên cơ sở đó mà tiếp tục học suốt đời. Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn, đã lĩnh hội ở nhà trường phổ thông mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách độc lập, khả năng đánh giá các sự kiện, các tư tưởng, các hiện tượng một cách thông minh, sáng suốt khi gặp trong cuộc sống, trong 11 lao động và trong quan hệ với mọi người. Nội dung học vấn được hình thành và phát triển trong nhà trường phải góp phần quan trọng để phát triển hứng thú và năng lực nhận thức của HS, cung cấp cho HS những kĩ năng cần thiết cho việc tự học và tự giáo dục sau này. Để thực hiện các yêu cầu trên của thực tiễn phát triển KT - XH bên cạnh việc đổi mới mục tiêu nội dung chương trình,... Thì việc đẩy mạnh đổi mới PPDH là hết sức quan trọng. Thực trạng dạy học Địa lí ở THPT còn nhiều bất cập. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, cùng với việc đổi mới về mục tiêu, chương trình SGK Địa lí ở cấp THPT theo những định hướng của cải cách giáo dục thì việc đổi mới PPDH Địa lí cũng được chú trọng. Tuy nhiên, cho đến nay việc đổi mới PPDH Địa lí diễn ra vẫn còn chậm chạp, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục. Có thể nêu một số nét về bức tranh chung trong dạy học Địa lí hiện nay như sau: Một số GV Địa lí chưa thực sự thấm nhuần tính cấp thiết, tầm quan trọng, bản chất, phương hướng và cách thức đổi mới PPDH Địa lí, hiểu biết về cơ sở lí luận, thực tiễn của đổi mới PPDH Địa lí còn chưa sâu sắc. Đa số GV vẫn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ hỏi đáp, nặng về thông báo giảng giải kiến thức, nhẹ về phát huy tính tích cực và phát triển tư duy HS, HS tiếp thu kiến thức một cách bị động. Hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu dạy theo lớp là chủ yếu. Các hình thức dạy học cá nhân, nhóm, ngoài trời chưa được thực hiện hoặc được thực hiện chưa có hiệu quả. Cơ sở vật chất phục vụ dạy học, các phương tiện dạy học còn thiếu và chưa đồng bộ. Việc tạo động cơ học tập đúng đắn cho HS và thực hiện các hình thức khen thưởng động viên khác nhau đối với người học đã không được GV quan tâm một cách thích đáng. Nhìn chung giờ học Địa lí chưa mang lại nhiều hứng thú cho HS ở trường THPT. Cách dạy và học như trên không thể đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển xã hội, đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước. Vì vậy, tiếp tục đổi mới 12 một cách mạnh mẽ, có hiệu quả các PPDH Địa lí là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần phải được tiếp tục quan tâm và tìm cách giải quyết. 1.1.1.2. Đổi mới PPDH theo hướng tích cực PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì GV phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Đối với các môn học nói chung và môn Điạ lí nói riêng chương triǹ h SGK đã có sự thay đổ i nô ̣i dung đa da ̣ng , kênh hiǹ h phong phú hơn so với SGK cũ . Điề u này đòi hỏi GV phải thay đổ i phương pháp giảng da ̣y , tăng cường sử du ̣ng phương tiê ̣n da ̣y ho ̣c nhằ m phát huy tí nh tić h cực , chủ động , tự giác của HS . Viê ̣c sử du ̣ng các phương tiê ̣n da ̣y ho ̣c trực quan là hế t sức quan tro ̣ng bởi đă ̣c thù của bộ môn và nhận thức còn hạn chế của nhiều HS . Mă ̣t khác , nhiề u HS vẫn coi Điạ lí là môn ho ̣c phụ nên chưa quan tâm chú ý và học theo kiểu chống đố i. Vì vậy, vấ n đề đă ̣t ra ở đây là làm sao để HS hứng thú , yêu thić h môn ho ̣c và học tập đạt chất lượng cao hơn . Chúng ta thấy rằng , nhiê ̣m vu ̣ tro ̣ng tâm ở đây chính là ph ải đổi mới phương pháp và sử du ̣ng phương tiê ̣n da ̣y ho ̣c theo hướng tích cực , đầ u tư nhiề u hơn vào công tác thiế t kế bài da ̣y và tổ chức da ̣y ho ̣c trên lớp theo tinh thầ n tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng ho ̣c tâ ̣p cho HS . Đồng thời GV cần thâ ̣t sự quan tâm tới viê ̣c bồ i dưỡng phương pháp tự ho ̣c , rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức thông qua biể u đồ , bản đồ, sơ đồ , tranh ảnh,… Và vận dụng kiến thức vào thực tiễn , đem lại niềm tin và hứng thú cho HS. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan