Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu trước năm 1925...

Tài liệu Sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu trước năm 1925

.PDF
99
717
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------*&*------- NGUYỄN NGỌC ĐIỆP SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA PHAN BỘI CHÂU TRƢỚC NĂM 1925 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chính trị học Hà Nội 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------*&*------- NGUYỄN NGỌC ĐIỆP SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA PHAN BỘI CHÂU TRƢỚC NĂM 1925 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC Mã số: 60310201 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hồng Tung Hà Nội 2014 2 MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG Chƣơng I BỐI CẢNH LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA PHAN BỘI CHÂU 1.1 Vài nét về con người và quá trình hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu. 11 1.2 Điều kiện lịch sử tác động đến sự chuyển biến tư tưởng chính trị Phan Bội Châu. 21 Chƣơng II NỘI DUNG SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA PHAN BỘI CHÂU TRƢỚC NĂM 1925 2.1 Con đường tiếp nhận và triết lý cốt lõi của sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu. 39 2.2 Một số phương diện chính của sự chuyển biến. 52 2.3 Những đóng góp của tư tưởng chính trị Phan Bội Châu đối với lịch sử dân tộc. 83 3 KẾT LUẬN 89 4 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 2 11 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một giai đoạn có sự biến động to lớn về mọi mặt. Sự biến động ấy đặt ra nhiều vấn đề, trong đó vấn đề bức thiết nhất là tìm tòi, xác định con đường, cách thức để đấu tranh nhằm giải phóng hoàn toàn dân tộc Việt Nam khỏi sự thống trị của thực dân Pháp. Chính trong bối cảnh lịch sử ấy, các chí sĩ yêu nước Việt Nam đã không ngừng tìm kiếm con đường cứu nước, họ đã đi theo nhiều hướng khác nhau và một số người đã đến rất gần với con đường cách mạng vô sản. Nhưng do hạn chế về nhiều mặt khác nhau nên các phong trào đấu tranh do họ khởi xướng đều thất bại. Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh đã để lại những giá trị nhất định, đặc biệt nó phản ánh sự phát triển của tư tưởng cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Một trong những nhà tư tưởng tiêu biểu giai đoạn này là Phan Bội Châu (1867 -1940). Phan Bội Châu là một nhà yêu nước chân chính, là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu người tôn sùng” [41, 72], một con người mang dấu ấn thời đại “là một hiện tượng xã hội tất yếu, tiêu điểm phản ánh một thời kỳ lịch sử dân tộc….cũng là một tiêu điểm phản ánh hiện tượng có tính thế giới đó trong lịch sử thế giới” [33, 269]. Ông được coi là người có tư tưởng tiến bộ nhất trong số các trí thức Nho học, phân hoá từ giai cấp phong kiến, ý thức được trách nhiệm lịch sử, nỗ lực không ngừng để vươn lên cùng với thời đại, tìm đến một phương thức cách mạng mới, một con đường cứu nước mới vượt ra ngoài khuôn khổ ý thức hệ truyền thống. Mặc dù chưa giành được thắng lợi trong thực tiễn cách mạng nhưng những cống hiến của Phan Bội Châu đã thúc đẩy sự phát triển của phong trào yêu nước, đặt nền móng cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ vô sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo ở thời kỳ sau đó. 4 Là một nhà tư tưởng tiêu biểu trong khoảng hai chục năm đầu thế kỷ XX, tư tưởng của ông được coi là một trong những bộ phận quan trọng trong di sản tư tưởng dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại nhiều tư tưởng có giá trị lớn, nhất là trên lĩnh vực chính trị. Sự hình thành, phát triển trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu là một quá trình phức tạp, trải qua nhiều thời kỳ khác nhau. Từ một nhà Nho yêu nước đầy nhiệt huyết, ông trở thành ngọn cờ tư tưởng tiêu biểu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trong suốt những thập niên đầu thế kỷ XX. Tư tưởng chính trị của ông là “là sự biểu hiện tiêu biểu và sinh động cho sự trỗi dậy đầy sức sống đang tìm hướng vươn lên của dân tộc, là bản lề nối liền giữa truyền thống và hiện đại, là sự tích lũy cần thiết chuẩn bị cho bước nhảy vọt tất yếu trong tiến trình phát triển tư tưởng của dân tộc” [26,197]. Nhiều tư tưởng quý giá của ông đến nay vẫn còn tỏa sáng, ẩn chứa nhiều điều bổ ích. Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập toàn diện quốc tế. Để có thể thực hiện thành công sự nghiệp đó đòi hỏi phải biết kế thừa những tinh hoa trí tuệ, tư tưởng của các thế hệ đi trước để lại, phát huy những giá trị tư tưởng chính trị truyền thống, tiếp thu những giá trị tư tưởng nhân loại nhằm nâng cao năng lực tư duy, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đất nước đặt ra hiện nay. Đồng thời, xuất phát từ mong muốn được hiểu biết sâu sắc hơn lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu trước năm 1925” làm luận văn cao học chuyên ngành Chính trị học. 2. Tình hình nghiên cứu Đã từ lâu, tư tưởng của Phan Bội Châu trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Trong tổng thể tư tưởng của Phan Bội Châu, thì tư tưởng chính trị của ông thu hút sự đầu tư, dày công nghiên cứu 5 nhất của các nhà khoa học. Điểm qua những công trình nghiên cứu này, có thể phân loại như sau: Hướng thứ nhất tập trung đi vào con người, sự nghiệp cứu nước của Phan Bội Châu: + Phan Bội Châu con người và sự nghiệp cứu nước, Luận án Tiến sĩ sử học của Chương Thâu, bảo vệ năm 1981 tại Viện Sử học. Tác giả đã đi sâu tìm hiểu tư tưởng của Phan Bội Châu trên các lĩnh vực như vấn đề giải phóng dân tộc, về thế giới quan, quân sự, đạo đức, kinh tế…và rút ra những bài học lịch sử của Phan Bội Châu để lại cho cách mạng Việt Nam. + Nghiên cứu Phan Bội Châu, do PGS Chương Thâu tuyển tập, biên soạn, Nxb CTQG xuất bản năm 2004. Tác giả tập trung đi sâu vào giới thiệu, phân tích sự nghiệp cứu nước của Phan Bội Châu, cùng một số tác phẩm của ông. Ngoài ra còn có một số bài viết mang tính chuyên khảo của tác giả về Phan Bội Châu. + Phan Bội Châu - nhà yêu nước, nhà văn hóa do PGS.TS Chương Thâu biên soạn, Nxb Văn hóa Thông tin phát hành năm 2012. Tác giả đã khái quát các thời kỳ hoạt động cách mạng, chỉ rõ nội dung tư tưởng chính trị, tư tưởng triết học và giá trị của di sản tư tưởng Phan Bội Châu trong nghiên cứu chủ thuyết phát triển Việt Nam hiện nay. Phần phụ lục có trích dẫn tuyển tập thơ văn của ông. + Phan Bội Châu và một số giai đoạn trong lịch sử chống Pháp của nhân dân Việt Nam do Tôn Quang Phiệt biên soan, Nxb Văn hóa ấn hành năm 1958. Tác giả đã phân tích cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu, từ đó khẳng định địa vị của Phan Bội Châu trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. + Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, của tác giả Tôn Quang Phiệt, do Ban nghiên cứu Văn Sử Địa xuất bản năm 1956. Trong nghiên cứu này, tác 6 giả đã tập trung đề cập những khía cạnh về Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh: cuộc đời, sự nghiệp cứu nước, bối cảnh thời đại, điều kiện giai cấp; từ đó khẳng định vị trí của hai ông trong lịch sử đấu tranh chống Pháp, giải phóng dân tộc Việt Nam. + Phan Bội Châu, con người và sự nghiệp, do tập thể tác giả Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Trần Ngọc Vương, Trần Kim Đỉnh biên soạn, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ấn hành năm 1997. Cuốn sách tập hợp các bài viết giới thiệu về cuộc đời hoạt động cứu nước; chỉ rõ những đóng góp về văn hóa và tư tưởng; cung cấp một số tư liệu mới về Phan Bội Châu. + Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam ở thời đại ông của tác giả Boudael (Hồ Song dịch - 1997). Tác giả đã nghiên cứu một cách khái quát, toàn diện bối cảnh xã hội Việt Nam tác động đến Phan Bội Châu, chỉ rõ một số hoạt động yêu nước, phong trào cụ thể. + Phong trào Đông Du và Phan Bội Châu, Nxb Văn hóa Nghệ An ấn hành năm 2005. Công trình tập hợp các bài viết nghiên cứu về phong trào Đông Du, khẳng định tính tiên phong thời đại và vai trò của Phan Bội Châu đối với phong trào Đông Du. + Phong trào dân tộc Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật Bản và châu Á: Tư tưởng của Phan Bội Châu về cách mạng và thế giới, sách tham khảo gồm 2 tập của Shiraishi Masaya (người dịch tập 1: Nguyễn Như Diệm; người dịch tập 2: Trần Sơn), Nxb. Chính trị Quốc gia phát hành năm 2000). Tập 1, tác giả đã trình bày bối cảnh thời đại của Việt Nam trước khi Phan Bội Châu sang Nhật Bản. Những vấn đề về nhà nước, dân tộc, nhân dân mà Phan Bội Châu quan tâm nghiên cứu. Việt Nam trong mối quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc, châu Á và Pháp. 7 Tập 2, tác giả đã nghiên cứu tư tưởng của Phan Bội Châu về cách mạng và thế giới; sự thất vọng của Phan Bội Châu đối với Nhật Bản; quan hệ Nhật - Pháp và Việt Nam; phong trào Đông Du tan rã; Phan Bội Châu từ sau phong trào Đông Du; phong trào dân tộc Việt Nam sau thế hệ Phan Bội Châu. + Phong trào yêu nước cách mạng đầu thế kỷ XX nhân vật và sự kiện do GS Đinh Xuân Lâm, Chương Thâu chủ biên, Nxb Lao động ấn hành năm 2012. Cuốn sách đã giới thiệu nhiều bài viết tập trung phân tích vào những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và mối quan hệ giữa Phan Bội Châu với một số nhà yêu nước cách mạng đương thời. + Sào Nam thiên cổ sự của tác giả Vũ Ngọc Khánh, Nxb Thuận Hóa phát hành năm 1998. Cuốn sách đã ghi lại những mốc lịch sử gắn liền với hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu; đồng thời phân tích các tác phẩm thơ văn yêu nước của ông Hướng thứ hai đi vào làm rõ tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu và một số phương diện cụ thể: + Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng Tháng Tám tập 2, Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó trước nhiệm vụ lịch sử của GS Trần Văn Giàu, Nxb CTQG xuất bản năm 1996. Tác giả trên cơ sở phân tích tư tưởng triết học, chính trị của Phan Bội Châu để từ đó khẳng định: Phan Bội Châu xứng đáng là nhà tư tưởng tiêu biểu và xuất sắc nhát của Việt Nam đầu thế kỷ XX. + Tư tưởng triết học và tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu của tác giả Nguyễn Văn Hoà, Nxb CTQG phát hành năm 2006. Tác giả đã tập trung phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu, nội dung và ý nghĩa của những tư tưởng đó đối với cách mạng Việt Nam hiện nay. 8 + Thế giới quan của Phan Bội Châu của TS Lê Ngọc Thông do Nxb Lao Động phát hành năm 2005. Cuốn sách đã phân tích những nội dung cơ bản, chỉ ra những nét nổi bật trong thế giới quan của Phan Bội Châu. + Tư tưởng Phan Bội Châu về con người do PGS.TS Doãn Chính, TS Cao Xuân Long viết, Nxb CTQG phát hành năm 2013. Hai tác giả đã phân tích những tiền đề, điều kiện, quá trình hình thành, nội dung chủ yếu, giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử của tư tưởng Phan Bội Châu về con người trong bối cảnh xã hội hiện nay. + Ảnh hưởng của “Tân Thư” trong tư tưởng Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, của tác giả Lê Sỹ Thắng, đăng ở tạp chí Triết học, số 2-1997, trang 26-30. Trong bài viết của mình, tác giả đã phân tích ảnh hưởng của “Tân Thư” đến tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu; chỉ ra những giá trị tích cực, tiêu cực trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu dưới những ảnh hưởng của “Tân Thư”. + Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX của TS Trần Thị Hạnh, Nxb CTQG phát hành năm 2012. Tác giả tập trung phân tích tiền đề, khuynh hướng tư tưởng dân chủ và phương thức hoạt động thực tiễn nhằm cải biến xã hội Việt Nam của các Nho sĩ duy tân yêu nước trong đó có Phan Bội Châu... + Sự truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản Phương Tây vào Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đề tài do PGS,TS. Nguyễn Văn Vĩnh chủ nhiệm, Viện Chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan chủ trì; đề tài được nghiệm thu tháng 12 năm 2010. Công trình nghiên cứu này đã tiếp cận tư tưởng Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh dưới góc độ của khoa học chính trị trong bối cảnh khủng hoảng về tư tưởng chính trị và đường lối cách mạng Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. 9 + Sự chuyển biến trong tư tuởng chính thể của Phan Bội Châu trước năm 1917, Luận văn thạc sĩ Triết học của Nguyễn Vinh Phú, ĐH QG HN (2006). Tác giả đã tập trung phân tích những nhân tố hình thành hình thành và làm rõ sự chuyển biến trong tư tưởng Phan Bội Châu về chính thể nhà nước giai đoạn trước năm 1917. + Bước chuyển tư tưởng của Phan Bội Châu từ bạo động cách mạng sang đấu tranh ôn hoà cuả tác giả Đỗ Minh Tứ và Hoàng Thị Thu Huyền đăng trên Tạp chí triết học năm 2011. Bài viết đã phân tích những điều kiện ảnh hưởng đến bước chuyển tư tưởng của Phan Bội Châu từ bạo động cách mạng sang đấu tranh ôn hoà, một số biểu hiện cụ thể của đường lối ôn hòa trong tư tưởng Phan Bội Châu. + Vấn đề vọng ngoại và hệ luận quốc tế trong chiến lược cứu nước của Phan Bội Châu trích trong “Văn hóa chính trị và lịch sử dưới góc nhìn văn hóa chính trị” của PGS.TS Phạm Hồng Tung, Nxb CTQG năm 2010. Tác giả đã là rõ tư tưởng “vọng ngoại” gắn liền với từng chặng đường hoạt động của Phan Bội Châu. Từ đó đưa ra một số kết luận mới về tư tưởng “vọng ngoại” trong chiến lược cứu nước của Phan Bội Châu. + Tư tưởng Chính trị Phan Bội Châu – Luận văn thạc sĩ của Biện Thị Hương Giang. Tác giả đã làm rõ cơ sở hình thành, nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Phan Bội Châu. Từ đó, rút ra ý nghĩa đối với cách mạng Việt Nam và công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Ngoài những công trình tiêu biểu nêu trên, còn có nhiều công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành, công bố tại các cuộc hội thảo lớn trong và ngoài nước. Mặc dù có khá nhiều cách nghiên cứu, tiếp cận đa chiều xung quanh tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu, song theo như tìm hiểu của tác giả, hiện vẫn chưa có một công trình nghiên cứu một cách đầy đủ về sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị của cụ Phan trước năm 1925 (trong đó chỉ rõ những nhân tố ảnh hưởng, nội dung sự chuyển biến và những đóng 10 góp của tư tưởng chính trị đó đối với lịch sử dân tộc). Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn làm hướng nghiên cứu chính, mong muốn góp một phần nhỏ bé, giúp chúng ta có thể hiểu hơn về một con người yêu nước Việt Nam vĩ đại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích Mục đích của luận văn là làm rõ sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu trước năm 1925. Từ đó chỉ ra và đánh giá về những đóng góp, giá trị của tư tưởng chính trị Phan Bội Châu đối với cách mạng Việt Nam. 3.2 Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: - Phân tích bối cảnh lịch sử trong nước và thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và các yếu tố tác động tạo nên những chuyển biến tư tưởng chính trị Phan Bội Châu. - Làm rõ sự chuyển biến tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu (trước năm 1925) trên các phương diện cụ thể; chỉ ra những đóng góp của tư tưởng chính trị đó đối với lịch sử dân tộc Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu trước năm 1925. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Tư tưởng và quá trình hoạt động của Phan Bội Châu từ 1904 đến trước năm 1925. 11 5. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Luận văn được xây dựng trên cơ sở những nguyên lý khoa học cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về vấn đề nghiên cứu, kế thừa và phát huy các di sản tư tưởng truyền thống trong lịch sử dân tộc. - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể cũng như liên ngành trong nghiên cứu chính trị học như phương pháp lô gíc lịch sử, phân tích tổng hợp, so sánh và hệ thống hoá, kết hợp kết quả nghiên cứu trong khoa học lịch sử với khoa học chính trị….. 6. Đóng góp của luận văn - Phân tích một cách toàn diện, đa chiều về nhân tố góp phần tạo nên sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu. - Hệ thống hoá quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu (trước năm 1925) trên các phương diện và làm nổi bật những đóng góp của tư tưởng chính trị đó đối với lịch sử dân tộc. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm có 2 chương 5 tiết 12 CHƢƠNG 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA PHAN BỘI CHÂU 1.1 Vài nét về con ngƣời và quá trình hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu 1.1.1 Gia đình, quê hương a) Gia đình Phan Bội Châu trước tên là Phan Văn San, biệt hiệu là Sào Nam, lấy nghĩa “Chim Việt làm tổ cành Nam - Việt điểu sào nam chi”, tỏ ý luôn luôn thiết tha với quê hương, đất nước. Phan Bội Châu còn có tên hiệu nữa là Thị Hán, ngụ ý là một hảo hán, một đấng nam nhi lỗi lạc ở đời theo lối hào hiệp, ngang tàng như những nhân vật trong tiểu thuyết Thủy Hử của Trung Quốc. Khi viết bài luận Pháp Việt đề huề, Phan Bội Châu lại ký tên Độc Tỉnh Tử, có nghĩa là người đều say cả, chỉ một mình tỉnh như Khuất Nguyên nhà Sở ngày xưa. Về sau, vì sợ phạm húy với hoàng tử Vĩnh San, tức vua Duy Tân, con thứ vua Thành Thái, nên đổi lại là Phan Bội Châu, Bội Châu có nghĩa là đeo ngọc. Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm Đinh Mão (1867). Đây là năm mà sau khi tạo được bàn đạp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, quân Pháp bất ngờ dùng vũ lực tấn công ba tỉnh miền Tây. Sau này, Phan Bội Châu đã viết “Một tiếng khóc oa oa hình như đã báo trước cho tôi rằng: mày sẽ phải làm người dân mất nước” [45, 10]. Nơi ông sinh ra là Làng Sa Nam, xã Đông Liệt, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là quê mẹ của ông. Năm lên ba tuổi, ông cùng gia đình chuyển về quê nội thuộc làng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hòa, cùng huyện) sinh sống. Ông thuộc dòng dõi “thế nghiệp độc thư, tố thanh hàn” tức là thuộc gia đình nhà nho nghèo đời này qua đời khác nhưng sống thanh bạch, gần gũi với nhân dân. Phan Bội Châu lại là con một đã bị “độc 13 đinh” bốn đời mà anh em Phan Bội Châu cũng ít, chỉ có hai người em gái, nên tình cảm giữa cha mẹ, con cái, anh em càng thêm khăng khít. Sinh trưởng trong một gia đình lễ giáo, ngay từ thuở bé, Phan Bội Châu đã được hấp thụ một nền giáo dục rất chặt chẽ nhờ vào sự đảm đang nuôi nấng, dạy dỗ của mẫu thân, nhưng phần lớn cũng nhờ vào sự nghiêm khắc của phụ thân, lúc bấy giờ làm nghề dạy học. Thân sinh của Phan Bội Châu là cụ Phan Văn Phổ “một người thông nho” [13,15], thông hiểu kinh truyện, nhưng không đỗ đạt gì và sống bằng nghề dạy học. Là một thầy đồ nghèo, sống ở nông thôn, ông được mọi người quý mến bởi cung cách sống đạm bạc, giản dị của người nông dân xứ Nghệ. Với trình độ học vấn uyên thâm, ông thường được dân làng Xuân Hồ, Xuân Liễu tranh nhau đón về dạy chữ cho con cháu mình. Năm 30 tuổi, ông lấy vợ và 36 tuổi thì sinh Phan Bội Châu. Mẹ của Phan Bội Châu tên thật là Nguyễn Thị Nhàn, cũng là dòng dõi nhà Nho học. Bà là người phúc hậu có tính thương người, nhà tuy nghèo nhưng vẫn hay giúp đỡ những kẻ khốn khó. Phan Bội Châu nói về mẹ “Mẹ rất nhân từ, ham làm ơn. Trong nhà tuy rất nghèo, những đụng khi thân bằng lân lý có việc cấp nạn, tùy sức đến đâu thì giúp đến ấy; một đồng tiền, một hột gạo cũng chia sẻ cho nhau mới đành. Khi tôi còn bé, mẹ tôi dỗ tôi, nửa câu nói cũng không khinh suất. Tôi hầu mẹ tôi 16 năm, tuyệt chẳng bao giờ nghe một tiếng mắng chưỡi ai; dầu có ai ngang trái với mình, chỉ trả lời lại bằng một tiếng cười lạt mà thôi. Mẹ tôi thường nói “Ta chỉ ở với trời” [13,16] . Thuở bé, vì các anh em trai trong nhà đều học chữ Hán, nên bà cũng học lỏm được ít nhiều “Mẹ tôi hồi còn trẻ, thường ngồi kề bên các anh, nghe đọc sách, hay nhớ mãi đến chết cũng không quên” [13,16]. Bà nhớ thuộc lòng được mấy thiên Chu Nam trong Kinh Thi và truyền khẩu cho Phan Bội Châu lúc 14 Phan mới bốn, năm tuổi chưa đi học. Bà mất lúc Phan Bội Châu mới 18 tuổi, nhưng tình cảm của bà đối với Phan thật sâu đậm. b) Quê hương Nghệ Tĩnh là một vùng địa thế rộng nhưng đất xấu. Cho đến đầu thế kỷ này ruộng ít, phần lớn còn là công điền, là vùng đất lắm đồi núi, sông, biển. Đời sống của nhân dân còn dựa nhiều vào kinh tế tự nhiên: vườn tược, săn bắn, đánh cá, đốn gỗ…Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển kém hơn nhiều nơi khác. Dân đông, nhiều người phải bỏ quê hương đi nơi khác kiếm sống. Nét nổi bật của dân Nghệ Tĩnh là học tập rất cần cù, làm thầy đồ đi dạy học là một nghề của nhiều người. Nghệ An nằm trong không gian văn hóa Nghệ Tĩnh, thời xa xưa vốn là một góc rừng biển xa xôi đối với kinh thành Thăng Long. Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, Nghệ An giữ vị trí đặc biệt quan trọng, được coi là chốn “biên viễn” hiểm yếu. Nơi đây là tuyến phòng ngự ngoại xâm khá kiên cố, từng là địa bàn chiến lược của nhà Trần thời kỳ chống quân Mông Nguyên, là căn cứ địa của Trần Quý Khoáng và của Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Dưới thời Lê Trịnh, Nghệ An cũng là chỗ dựa của Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm để chống nhà Mạc, khôi phục nhà Lê. Sau đó, việc Trịnh, Nguyễn phân tranh, chia cắt đất nước để lại nhiều ảnh hưởng quan trọng trong sự phát triển của lịch sử vùng này. Vốn là một mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, sau khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, phong trào đấu tranh chống Pháp ở đây phát triển sâu rộng trong một thời gian tương đối dài. Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Xuân Ôn rồi đến Phan Đình Phùng, huyện nào cũng lập quân thứ và tổ chức kháng chiến. Ngay trên mảnh đất Sa Nam và Đan Nhiễm, năm 1874, nghĩa quân của Trần Tấn, Đặng Như Mai, sau đó của Trần Xuân, Vương Thúc Mậu cũng mấy phen “đọ sức” với giặc Pháp. Phan Đình Phùng mất, 15 phong trào chống Pháp ở Nghệ Tĩnh vẫn tồn tại dai dẳng. Nhiều người bỏ vào núi hay trốn sang địa phương khác, sống ngoài vòng pháp luật, đi về bí mật như kẻ du hiệp. Những người khác chống Pháp một cách tiêu cực: không làm cho Pháp, không học chữ Pháp, không dùng đồ Pháp. Tinh thần yêu nước và hoạt động chống Pháp vẫn phát triển liên tục cho đến cách mạng Tháng Tám. Do tinh thần đấu tranh bền bỉ, dai dẳng như thế, đã có lúc chính quyền thực dân ra lệnh cấm người Nghệ Tĩnh đi lại, cư trú ở địa phương khác. Thậm chí, tổng đốc An Tĩnh Tôn Thất Đản đã đề nghị triệt hạ, làm cỏ cả hai tỉnh với một lý do khét tiếng “Hữu Nghệ Tĩnh bất phú, vô Nghệ Tĩnh bất bần” (có Nghệ Tĩnh không giàu thêm, không có Nghệ Tĩnh cũng không nghèo hơn). Điều kiện tự nhiên, lịch sử và xã hội có ảnh hưởng đến con người. Đặng Thai Mai đã từng nói “ Người Nghệ Tĩnh can đảm đến sơ suất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khó khăn, tằn tiệm đến cá gỗ”. Tính cách địa phương của con người chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, của tình hình đấu tranh xã hội và của lịch sử. Trong lịch sử Nghệ Tĩnh có những người ngang tài thị tài kiểu Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Công Trứ, có những người coi thường công danh của các triều vua như Nguyễn Thiếp, có người chống triều đình như Hoàng Phan Thái, Trần Tấn…Ở đó có lính Tam phủ bỏ chúa lập vua gây thành loạn kiêu binh, có đấu tranh hào hộ rất dai dẳng mà không có nông dân khởi nghĩa. Cái tiêu biểu của người xứ Nghệ là chí khí, nghị lực, gan góc, giỏi chịu đựng, ngang tàn không chịu ràng buộc đến ngang bướng. Là dân xứ nghèo, họ sống rất tiết kiệm, nhưng trọng danh dự, giàu tín nghĩa, nặng ân tình, nên đối với bà con, làng xóm, khách khứa bạn bè, nhất là đối với việc nước, việc dân họ lại trọng nghĩa, hào hiệp, rộng rãi, dễ coi thường tài sản, tính mệnh. “Phan Bội Châu sinh ra trên mảnh đất ấy, được nuôi lớn bởi truyền thống đấu tranh bất khuất và dòng sữa ngọt thơm của quê hương với tất cả cái “cốt tính xứ Nghệ” nhiều ưu điểm mà cũng không khỏi những nhược điểm và hạn chế” [61,18] 16 1.1.2 Cuộc đời cứu nước, giải phóng dân tộc của Phan Bội Châu a) Thời kỳ trước năm 1911 Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, được thừa hưởng một nền giáo dục Nho học bài bản, Phan Bội Châu nổi tiếng là người thông minh, sớm có tinh thần yêu nước, thương nhân dân lao động và ý chí căm thù giặc sâu sắc. Năm 6 tuổi được cho đi học, chỉ trong 3 ngày, ông đã học hết cuốn “Tam Tự Kinh”, không sai một chữ. Lên bảy tuổi, học đến sách Luận ngữ, ông đã mô phỏng để viết ra cuốn “Phan tiên sinh luận ngữ” có ý mỉa mai, chế diễu các bạn học nên bị phụ thân quở phạt. Năm 1873, Pháp đem quân ra Hà Nội, thực hiện đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ nhất. Triều đình Huế vội vã ký với Pháp hiệp ước Giáp Tuất (1874) trong đó có một điều khoản nhường Nam Kỳ cho Pháp, khiến sĩ phu cả nước phẫn uất. Ở Nghệ Tĩnh, nổi lên phong trào Văn thân do Trần Tấn, Đậu Mai, Lê Kiên khởi xướng song bị triều đình Huế đàn áp một cách tàn nhẫn. Dù chỉ là một đứa trẻ mới lên 9 tuổi rất lấy làm cảm kích, cũng muốn noi gương của Trần Quốc Toản năm xưa đã đã giúp Hưng Đạo Vương đại phá quân Nguyên ở bến Chương Dương, nêu cao lá cờ “Phá cường địch, báo hoàng ân”, ông đã tụ tập trẻ con trong trường lại để tập trận giả bằng những súng đạn do chính ông làm ra. Năm 1883, khi nghe tin Bắc Kỳ bị mất và “nghĩa quân nổi lên như ong dậy”, Phan Bội Châu sớm đã hưởng ứng phong trào với lòng đầy nhiệt huyết, hăm hở “muốn hưởng ứng khởi nghĩa Đảng Bắc Kỳ. Nhưng lực lượng không có, nên không làm gì nổi, mới đêm khuya chong đèn, thảo bài văn hịch “Bình Tây thu Bắc” lén “dán trên cây lớn các ngả đường, mong có dịp cảnh động” [8, 51]. Nhưng tờ hịch dán được mấy ngày thì bị người đi đường xé nát. Phan Bội Châu tự nhận thấy mình “thân còn ti tiện, hơi tiếng còn bé”, chưa có danh vọng nên nói phải cũng chẳng ai nghe. 17 Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, tỉnh Nghệ An rơi vào tay giặc. Hưởng ứng hịch Cần Vương của vua Hàm Nghi, nhân dân Nghệ Tĩnh nổi dậy đánh Pháp dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước. Nhận thấy hạn chế của phong trào Thân hào Nghệ Tĩnh “tuy vẫn ngu trung chẳng công hiệu gì, nhưng vì đaị nghĩa sở kích, thật đáng kính trọng” [8, 52], Phan Bội Châu cũng vì đại nghĩa nung nấu, tổ chức ngay một hội “thi sinh quân” gồm 60 người chuẩn bị lên đường ứng nghĩa, giết giặc cứu nước. Nhưng chưa kịp hành động đã bị tan rã sau một trận địch kéo về làng càn quét. Công việc tuy chưa thành nhưng chí hướng diệt thù cứu nước của Phan Bội Châu đã chuyển biến mạnh từ đây. Ông nhận thấy muốn tập hợp quần chúng để mưu công cuộc giải phóng dân tộc trước hết phải nâng cao trình độ, đúc kết kinh nghiệm và chăm lo tu dưỡng đạo đức cá nhân. Giai đoạn từ hai mươi tuổi trở đi, trong khoảng mười năm, Phan Bội Châu tránh mọi hoạt động lộ liễu, theo nghề dạy học, để có dịp “tu dưỡng”, hòa mình trong quần chúng, “gây giống trồng cây”, tuyên truyền tư tưởng yêu nước cho đồng bào và giáo dục rèn luyện những thanh niên ưu tú sẵn sàng ra đi theo tiếng gọi của Tổ quốc. Ông viết “Trong mười năm ấy thực là một thời đại mà tôi chỉ là con sâu co mái nấp” [8, 60]. Sau khi được xóa cái án “hoài hiệp văn tự”, năm 1900, Phan Bội Châu trở lại Nghệ An dự kỳ thi hương và đỗ luôn giải thủ khoa. Năm đó, thân sinh của ông qua đời, các em cũng đã trưởng thành, Phan Bội Châu có được cái “hư danh” “để mượn đó mà che lấp đời” [8, 60], lại nhẹ gánh nặng riêng tư, để từ đó “mới được phát triển chí nguyện của mình”. Đó là lúc ông kiên định lập trường và mục tiêu chiến đấu cho độc lập, tự do của nước nhà. Bắt tay vào hành động thực sự, năm 1901, Phan Bội Châu tụ họp khách “lục lâm”, các dư đảng của phong trào Cần Vương, quyết định làm một cuộc 18 bạo động cướp thành Nghệ An, nhưng âm mưu bại lộ, Phan Bội Châu suýt bị bắt nếu không được Tổng đốc Đào Tấn vì tình riêng mà che chở cho. Năm 1904, Phan Bội Châu cùng Nguyễn Thành, Đặng Thái Thân, Đặng Tử Kính, Lê Vũ, Đỗ Đăng Tuyển và các chiến hữu cùng với Kỳ ngoại hầu Cường Để thành lập tổ chức cách mạng lấy tên là Hội Duy Tân. Duy Tân hội đã tôn Cường để làm hội chủ, Phan Bội Châu làm tổng thư ký. Hội đề ra chủ trương dùng vũ trang bạo động kết hợp với ngoại viện (cụ thể là nước Nhật vì đồng chủng, đồng văn) đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Nam độc lập tự chủ. Ngày 23 tháng 2 năm 1905, theo kế hoạch của Duy Tân hội, Phan Bội Châu và các đồng chí sang Trung Quốc rồi tiếp tục lên tàu đi Nhật với dự định xin chính phủ Nhật viện trợ cho Việt Nam binh lính, vũ khí và tiền bạc để đánh Pháp. Tuy nhiên, dự định không thành, Phan Bội Châu đã chuyển đổi chủ trương cầu viện quân sự thành cầu học. Trước đề nghị của các nhà chính trị Nhật Bản, tháng 6 năm 1905, Phan Bội Châu đã bí mật về nước, bàn cách đưa Cường Để xuất dương và vận động một số thanh niên ưu tú sang Nhật du học. Tháng 10 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật với ba thanh niên, sau đó lại có thêm 45 người nữa; đến năm 1908, số học sinh sang Nhạt du học đã tăng lên khoảng 200 người. Tại trường Chấn Võ và Đông Á đồng văn thư viện, lưu học sinh Việt Nam được phiên chế vào các ban ngành chuyên môn, buổi sáng học văn hóa, buổi chiều học các tri thức quân sự và luyện tập ở thao trường. Khi công việc đang tiến triển tốt đẹp thì ngày 10/6/1907, tại Pari, hai chính phủ Pháp – Nhật đã ký điều ước và tuyên bố chung về vấn đề kiều dân Nhật sống ở Đông Dương và những người Đông Dương là “thần dân Pháp và được Pháp bảo hộ” sống trên đất Nhật. Căn cứ vào những thỏa hiệp với Pháp, tháng 2/1909, Chính phủ Nhật ra lệnh giải tán du học sinh, đồng thời trục xuất Phan Bội Châu và Cường Để ra khỏi Nhật Bản. Sau sự kiện này, phần lớn du 19 học sinh phải quay về nước, số còn lại thì sống chung với dân chúng để vừa học vừa làm, một số khác thì sang Trung Quốc. Sau khi bị trục xuất, Phan Bội Châu đến Trung Quốc và qua Xiêm (Thái Lan) tính kế lâu dài “gieo hạt giống cách mạng ở nơi non xanh nước biếc” ấy, để đợi ngày về nước hoạt động. b) Giai đoạn 1911 – 1924 Sau sự kiện cách mạng Tân Hợi thành công vào tháng 10/1911 đã thôi thúc ông quay lại Trung Quốc. Hướng theo tôn chỉ cách mạng Trung Quốc do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, Phan Bội Châu quyết tâm xóa bỏ xu hướng quân chủ, chuyển hẳn sang xu hướng cách mạng dân chủ tư sản. Phan Bội Châu đã tập hợp các đồng chí còn lại tuyên bố giải tán Duy Tân hội và thành lập Việt Nam Quang Phục hội, suy phong Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm hội chủ, Phan Bội Châu làm phó hội chủ; đổi tôn chỉ sang chủ nghĩa dân chủ để đánh đuổi quân Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nhà nước Cộng hòa Dân quốc. Việt Nam Quang phục hội ra đời đánh dấu một bước tiến mới của cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX . Đánh giá sự kiện này, GS. Đinh Xuân Lâm đã viết: “Việt Nam Quang Phục Hội ra đời đánh dấu một bước tiến mạnh trong tư tưởng của những người lãnh đạo cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ trên con đường dân chủ tư sản. Lần đầu tiên, chủ trương thành lập chế độ dân chủ cộng hòa được nêu lên rõ ràng trong chương trình của một tổ chức cách mạng” [36, 153] Hội đã cử người về nước hoạt động nhằm tạo nên những tiếng vang nhằm “đánh thức đồng bào đang trong cơn mê”, “làm tỉnh hồn nước”. Một loạt các vụ bạo động khiến thực dân Pháp hoang mang, chúng nhân cớ đó khủng bố ác liệt, khép án tử hình vắng mặt với Phan Bội Châu, Cường Để, Hải Thần…. Chúng đòi Chính phủ Trung Quốc bắt Phan Bội Châu và các đồng chí của ông về tội giết người. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc do Viên Thế Khải đứng đầu, vì muốn thu phuc lòng người, phần vì có cảm tình với 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan