Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing vĩ mô đến hoạt động sản xuất v...

Tài liệu Sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing vĩ mô đến hoạt động sản xuất và kinh doanh nhãn hiệu sản phẩm g7 của cà phê trung nguyên

.DOC
15
1583
65

Mô tả:

Đề tài 1: Hãy chọn một nhãn hiệu sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao của một doanh nghiệp đang kinh doanh trên thị trường Việt Nam. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường Marketing vĩ mô đến hoạt động sản xuất và kinh doanh nhãn hiệu sản phẩm đó. Từ đó nhận định cơ hội và đe dọa từ các nhân tố môi trường này. 1. Khái niệm và sự cần thiết môi trường Marketing. Phân định môi trường Marketing vĩ mô. 1.1. Khái niệm và cần thiết môi trường Marketing. 1.1.1. Khái niệm. Môi trường Marketing là bao hàm tác nhân và lực lượng bên ngoài Marketing, có ảnh hưởng đến khả năng quản trị marketing trong công cuộc triển khai và duy trì mối quan hệ thành công với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. 1.1.2. Sự cần thiết nghiên cứu môi trường marketing - Những biến đổi trong môi trường có thể tạo ra sự xung đột, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp cũng như có thể tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển. - Nghiên cứu môi trường Marketing giúp doanh nghiệp sử dụng các công cụ hoặc các biến số Marketing có thể kiểm soát được để tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro. - Nghiên cứu môi trường Marketing là cơ sở để xây dựng chiến lược chính sách hoặc chương trình Marketing của doanh nghiệp cho từng giai đoạn phát triển. 1.2. Phân định môi trường Marketing vĩ mô. 1.2.1. Nhóm môi trường Kinh tế - Dân cư. 1.2.1.1. Môi trường Kinh tế. - Tình hình kinh tế, tốc độ tăng trưởng, lạm phát thất nghiệp. - Tham gia của các tổ chức kinh tế, thương mại. - Tình trạng phân bổ thu nhập trong nền kinh tế. 1.2.1.2. Môi trường dân cư. - Quy mô và tốc độ tăng dân số - Kết cấu nghề nghiệp và cơ cấu độ tuổi của dân cư - Thay đổi trong quy mô và cấu trúc ngân sách chi tiêu của gia đình - Phân bố dân cư về mặt địa lý - Sự đa dạng của các dân tộc và tôn giáo 1.2.2. Nhóm môi trường Chính trị - Pháp luật. Các chính sách của Chính phủ, cấu trúc chính trị, hệ thống quản lý hành chính thông qua hệ thống luật và văn bản dưới luật ảnh hưởng và khống chế các tổ chức và cá nhân trong xã hội. - Chính sách quản lý và điều hành vĩ mô. - Cấu trúc chính trị. - Luật pháp điều tiết hoạt động kinh doanh. 1.2.3. Nhóm môi trường Tự nhiên – Công nghệ. 1.2.3.1. Môi trường Tự nhiên. Điều kiện địa lý, tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, địa hình, kết cấu hạ tầng các khu vực địa lý. Thực trạng môi trường tự nhiên hiện nay: - Thiếu hụt và khan hiếm nguyên liệu. - Mức độ ô nhiễm. - Chi phí năng lượng. - Chính phủ can thiệp nhiều hơn trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. 1.2.3.2. Môi trường công nghệ. Những vấn đề trong môi trường công nghệ: - Sự chênh lệch về khoa học kĩ thuật. - Tình hình nghiên cứu và phát triển. - Sự phát triển của hệ thống thông tin điều khiển học. - Sự gia tăng các luật định (sở hữu trí tuệ, …). 1.2.4. Nhóm môi trường Văn hóa – Xã hội. Là những lực lượng ảnh hưởng tới những giá trị cơ bản của xã hội, nhận thức, sự ưa thích, và hành vi của người tiêu dùng => tác động nhiều chiều đến doanh nghiệp. - Nền văn hóa. - Nhán văn hóa. - Nhóm xã hội. 2. Giới thiệu về tập đoàn Trung Nguyên và sản phẩm cà phê hòa tan G7. 2.1. Sơ lược về Trung Nguyên. Ra đời vào giữa năm 1996- Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt nam, nhưng đã nhanh chóng tạo được uy tín và trở thành thương hiệu quen thuộc đối với người dùng trong nước và quốc tế. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên đã trổi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần và thương mại dịch vụ G7, công ty truyền thông và bán lẻ Nam Việt và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng. Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10/2/1971 tại Ninh Hòa - Khánh Hòa, Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần Trung Nguyên đã tạo ra một đế chế cà phê mà danh tiếng của nó vượt ra ngoài biên giới Việt Nam. Anh trở thành thần tượng trong suy nghĩ của giới trẻ với những hoài bão lớn lao, những ý tưởng táo bạo cùng sự thành công thần kỳ của mình. 2.2. Cà phê hòa tan G7 3 in 1. G7 không chỉ là một sản phẩm, một thương hiệu cà phê hoà tan mà G7 còn là một minh chứng cho một khát vọng lớn, một lối tư duy đột phá, sự sẵn sàng đối đầu và cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu đến từ các công ty đa quốc gia bằng chính tinh thần quật khởi cùng sự thông minh và mưu trí của người Việt mới. Sản phẩm cà phê hoà tan G7 chính là sự hội tụ của những gì tốt nhất, đặc biệt nhất của thế giới. Cà phê được thu mua từ những vùng nguyên liệu tốt nhất, công nghệ sản xuất hiện đại bậc nhất thế giới kết hợp với những bí quyết pha chế huyền bí Phương Đông. Công nghệ hiện đại và duy nhất chỉ có trong quá trình sản xuất ra G7 đó là khả năng chiết xuất độc đáo: chỉ lấy những phần tinh túy nhất chỉ có trong từng hạt cà phê để cho ra đời sản phẩm cà phê hòa tan với hương vị khác biệt, đậm đặc và đầy quyến rũ. Chính những đặc biệt trên đã và đang tạo nên sự khác biệt riêng cho cà phê hòa tan G7 mà không một sản phẩm mà cà phê hòa tan nào trên thị trường có được. Khi không đủ thời gian cho cà phê rang xay Trung Nguyên, sự lựa chọn tốt nhất chính là cà phê hòa tan G7. Được chế biến từ nguồn nguyên liệu tốt nhất với công nghệ hiện đại và bí quyết chiết xuất đặc biệt, Cà phê hòa tan G7 có hương vị khác biệt, đậm đặc và quyến rũ, đúng “gu” thưởng thức cà phê Việt Nam. “G7 3in1 – Cà phê hòa tan số 1 – Thứ thiệt từ Buôn Ma Thuột”. (Cô đặc gấp 2 lần) Chắt lọc tinh túy từ những hạt cà phê ngon nhất Buôn Ma Thuột kết hợp bí quyết chế biến khác biệt giúp cô đặc gấp hai lần, cà phê G7 3in1 có khẩu vị và hương thơm đậm đà mà không một loại cà phê hòa tan nào có được. 3. Thực trạng sự tác động của nhân tố môi trường Marketing vĩ mô đến hoạt động sản xuất và kinh doanh G7. 3.1. Kinh tế - Dân cư. Việt Nam đang trên đà phát triển với nhiều cơ hội hợp tác và hội nhập mới. Điều này tác động lớn đến cà phê G7 của Trung Nguyên. Tăng trưởng GDP năm 2010 đạt 6,78%. Trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh trong năm 2010, nhất là về cuối năm. Cụ thể, tăng trưởng GDP quý 1/2010 đạt 5,84%, nhưng đến quý 2 đã tăng 6,44%, quý 3 tăng 7,18% và quý 4 ước tăng 7,34%. Như vậy, mức tăng GDP quý 4 năm nay đạt cao nhất kể từ quý 2/2008. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lưu ý, mức tăng trưởng GDP năm nay đạt được do tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp và xây dựng đạt cao nhất trong các ngành kinh tế, tăng 7,7%; tiếp đến là dịch vụ tăng 7,52%; khu vực nông, lâm và thủy sản tăng năm nay tăng 2,78%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta hiện nay khá cao tạo nhiều cơ hội cho Trung Nguyên đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại cuộc họp báo ngày 31/12, Tổng cục thống kê cho biết, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của nước ta năm 2010 khoảng 46,21 triệu người, tăng 2,12% so với năm 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 là 2,88%. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy Việt Nam hiện là nước đông dân thứ 3 Asean và thứ 13 trên thế giới. Cụ thể, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người, tăng 9,47 triệu người so với năm 1999 (với sai số thuần là 0,3%). Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm, giảm 0,5%/năm so với 10 năm trước và là tỷ lệ tăng thấp nhất trong vòng 50 năm qua. Tiêu thụ nội địa cà phê có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn cả về lượng và giá trị. Lượng tiêu thụ bình quân đầu người của thành thị năm 2002 (2,4kg) cao gấp 2,72 lần tiêu thụ của nông thôn (0,89 kg). Trong khi đó, giá trị tiêu thụ bình quân đầu người của thành thị đạt 20.280 đồng, cao gấp 3,5 lần mức của nông thôn. Tình hình tiêu thụ của cả hai loại cà phê bột và cà phê uống cũng có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn. Khu vực thành thị tiêu thụ cà phê uống liền nhiều gấp 2,74 lần khu vực nông thôn, trong khi đó, chênh lệch về giá trị tiêu thụ loại cà phê này là gần 5 lần giữa hai khu vực. Giá trị tiêu thụ tiêu thụ cà phê bột ở khu vực thành thị lớn gấp 2,65 lần khu vực nông thôn (7,8 và 2,9 nghìn đ/người/năm). Tiêu thụ cà phê bình quân đầu người tăng dần từ nhóm có thu nhập thấp nhất đến nhóm có thu nhập cao nhất. Giá trị tiêu thụ chênh lệch khoảng 9 lần giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất. . Như vậy, về mô tả thống kê, tiêu thụ cà phê có xu hướng thay đổi theo thu nhập. Hầu hết các khu vực ở Việt Nam đều tiêu thụ cà phê, nhưng rất khác biệt. Nam Trung Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ là ba khu vực tiêu thụ cà phê nhiều nhất trong cả nước. Vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng tiêu thụ rất ít cà phê, thậm chí khu vực Tây Bắc hầu như không tiêu thụ với mức tiêu thụ bình quân đầu người chỉ có 0,03 kg/năm. Lượng tiêu thụ cà phê ở khu vực Tây Nguyên nhiều thứ 4 trên cả nước nhưng vẫn ở mức thấp so với 3 khu vực đứng đầu. Giá trị tiêu thụ của các khu vực diễn biến không hoàn toàn giống như lượng tiêu thụ. Đặc biệt là ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, mặc dù lượng tiêu thụ đầu người rất cao (1,5kg/người/năm) nhưng giá trị tiêu thụ chỉ đạt 6230 đ/người/năm. Trong khi đó ở khu vực Tây Nguyên, các con số này lần lượt là 0,28 kg và 4150đ. Một trong những nguyên nhân giải thích hiện tượng này là khu vực Tây Nguyên chủ yếu tiêu thụ các loại cà phê bột, có chất lượng cao, với lượng cà phê bột tiêu thụ ở khu vực này cao thứ 3 trong toàn quốc (0,12 kg/người/năm) so với mức 0,08kg của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhóm giàu là nhóm có thay đổi lượng tiêu thụ cà phê lớn nhất. Tại Hà Nội, năm 2004 nhóm giàu và nhóm trung bình đều có mức tiêu thụ cà phê nhiều hơn 26% so với năm 2002, trong khi đó, nhóm nghèo chỉ tăng mức tiêu thụ 14% so với năm 2002. Tại TP HCM, lượng tiêu thụ cà phê trong gia đình năm 2004 của nhóm người có thu nhập cao tăng tới 32% so với năm 2002; trong khi đó, nhóm thu nhập trung bình và nghèo chỉ tiêu thụ tăng 13 và 19% so với 2002. - Cơ hội: tốc độ tăng trưởng khá cao tạo điều kiện cho Trung Nguyên đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn. - Thách thức: Lạm phát tăng cao: 11,75% năm 2010, đồng tiền mất giá gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung Nguyên như giá thu mua nguyên liệu đầu vào tăng làm ảnh hưởng tới doanh thu lợi nhuận cũng như thị phần của Trung Nguyên. 3.2. Chính trị - Pháp luật. Việt Nam có một nền chính trị ổn định rất thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác động lớn đến môi trường Marketing của doanh nghiệp đồng thời những quyết định Marketing chịu tác động mạnh mẽ của những diễn biến trong môi trường chính trị. Môi trường này gồm có luật pháp, các cơ quan nhà nước và những nhóm gây sức ép có ảnh hưởng và hạn chế các tổ chức và cá nhân khác nhau trong xã hội. Yếu tố chính trị pháp luật có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp cũng như Trung Nguyên sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. + Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó. + Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp .+ Các đạo luật liên quan mà Trung Nguyên cần tuân thủ như: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá ... + Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới Trung Nguyên nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với Trung Nguyên như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng. - Cơ hội: Tạo ra môi trường bình đẳng cho Trung Nguyên có thể hoạt động một cách hiệu quả ,bảo vệ Trung Nguyên khi Trung Nguyên tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Với sự gia nhập WTO ngành cà phê Việt Nam có bước chuyển mình mới đặc biệt là cà phê Trung Nguyên đã được biết đến không chỉ trong nước mà cả trên thị trường nước ngoài, tạo thêm nhiều định hướng phát triển. - Thách thức: Hạn chế nhất định đối với Trung Nguyên như các loại thuế làm ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận. 3.3. Tự nhiên – Công nghệ. Chiết xuất trực tiếp từ những hạt cà phê xanh, sạch, thuần khiết từ vùng đất bazan huyền thoại Buôn Ma Thuột kết hợp bí quyết khác biệt của cà phê tươi và công nghệ sản xuất hiện đại nhất Việt Nam. Nói về nguyên liệu, Trung Nguyên chọn lọc những vùng nguyên liệu ngon nhất thế giới: hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột nổi tiếng nhất Việt Nam, được đánh giá là ngon nhất thế giới với khẩu vị mạnh mẽ, đậm đà hương vị cà phê nguyên gốc đến từ vùng đất quê hương của cà phê Ethiopia; Hạt Arabica thơm ngon đầy quyến rũ của vùng đất Jamaica; Thương hiệu nổi tiếng của cà phê xuất khẩu hàng đầu thế giới Brazil… Tất cả được hội tụ, chắt lọc để nguyên liệu tạo nên những sản phẩm cà phê đặc biệt nhất. Ngành cà phê thế giới trong một thời gian dài được thống trị bởi các hãng cà phê đến từ Âu-Mỹ với công thức: Nguyên liệu tốt, công nghệ cao, một số quan điểm về văn hóa. Điều này ngày nay đã thay đổi bởi Trung Nguyên đã làm được điều rất khó – tạo nên một công thức cà phê đặc biệt nhất thế giới: nguyên liệu tốt + công nghệ cao + bí quyết phương Đông + quan điểm mới về cà phê. Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại nhất cùng những bí quyết huyền bí phương Đông là những nét độc đáo chỉ có ở Trung Nguyên. Bởi Trung Nguyên được các tập đoàn hàng đầu thế giới chuyển giao công nghệ, thân thiện với môi trường. Còn bí quyết phương Đông chính là sự phối trộn các nguyên liệu thảo dược quý hiếm, những nguồn năng lượng đặc biệt từ đá quý và các chất phụ gia đặc biệt trong quá trình rang xay. Trung Nguyên có quan điểm mới về cà phê, coi đó không chỉ là một thức uống thông thường mà là một thức uống cho trí não, một nguồn năng lượng sáng tạo cho tương lai. Theo thống kê thì tỉ lệ tiêu thụ cà phê nội địa tại Việt Nam rất thấp, chỉ khoảng 0,5kg/người/năm. Trong khi đó, ở các nước Bắc Âu thì tỉ lệ tiêu thụ của người tiêu dùng là khoảng 12 kg/người/năm, tức một tháng tiêu thụ cà phê của họ đã gấp 2 lần khối lượng tiêu thụ cà phê của người Việt trong một năm. Điều nghịch lý là ở chỗ, đất nước chúng ta có sản lượng xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới, nhưng lại chỉ dừng lại ở mức xuất khẩu thô. Hạt cà phê Robusta được công nhận là cà phê ngon nhất thế giới, nhưng lại không có thương hiệu cà phê Việt nào được thế giới biết đến. Thứ nữa, người nông dân trồng cà phê tại Việt Nam luôn bị đặt trong tình trạng cuộc sống không đảm bảo do sự "nhảy - nhót" của giá cà phê. Thế cho nên, với mong muốn xóa bỏ những bất công ám ảnh ấy, phía Trung Nguyên đã bỏ ra hẳn 5 năm với một chiến lược dài hơi từ hoàn thiện hệ thống nhà máy công nghệ và bí quyết pha chế với kinh phí đầu tư khoảng 2.200 tỉ đồng chỉ với một khát vọng duy nhất là chinh phục thực khách thế giới bằng thương hiệu cà phê Việt. Và việc tiếp nhận Nhà máy Cà phê Sài Gòn cũng nằm trong chiến lược này của Trung Nguyên. Đến nay, Trung Nguyên đã sở hữu một hệ thống gồm 4 nhà máy chế biến cà phê lớn nhất châu Á, gồm: 2 nhà máy chế biến cà phê rang xay và 2 nhà máy chế biến cà phê hòa tan. Việc tiếp nhận nhà máy mới do Vinamilk nhượng quyền thì tổng công suất sản xuất cà phê hòa tan của Trung Nguyên sẽ được nâng lên gấp 3 lần so với sản lượng cà phê hòa tan của một hãng cà phê là đối thủ chính tại thị trường trong nước, ông Lê Tuyến cho biết. Bên cạnh đó, vào tháng 6/2009, Trung Nguyên cũng đã cho khởi công xây dựng nhà máy chế biến cà phê rang xay hiện đại nhất thế giới tại Buôn Ma Thuột với mức đầu tư gần 40 triệu USD. Song song với sự đầu tư này, Trung Nguyên cũng đã xây dựng và đảm bảo nguồn nguyên liệu tốt nhất và ổn định bằng kế hoạch trồng 3.500 hécta cà phê theo tiêu chuẩn UTZ. UTZ chính là chứng nhận nguồn gốc lẫn các nguyên tắc tiêu chuẩn trồng cà phê để từ đó người tiêu dùng có thể yên tâm rằng cà phê mình đang thưởng thức được đảm bảo về chất lượng từ khâu trồng cho đến sản xuất. Dự tính từ 3 cho đến 5 năm tới, Trung Nguyên sẽ chính thức ngồi vào "ngôi vương" trong lĩnh vực cà phê rang xay tại châu Á. - Cơ hội: với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nguyên liệu phong phú dồi dào cùng công nghệ dây chuyền tiên tiến hiện đại, cà phê Trung nguyên sẽ ngày càng mở rộng thị phần với giá cả cạnh tranh. - Đe dọa: Trái Đất ngày càng nóng lên, thời tiết thay đổi thất thường có thể làm ảnh hưởng tới sản lượng cà phê. Bên cạnh đó các đối thủ cạnh tranh cũng đầu tư thiết bị máy móc thiết bị hiện đại như Nescafe, Vinacafe, cà phê lon Birdy… đe dọa đến thị phần của Trung Nguyên. 3.4. Văn hóa – Xã hội. Cà phê Buôn Ma thuột nức tiếng thơm ngon và từ trước đến nay được coi là đặc sản của cao nguyên này. Người đi xa không quên mang theo cà phê để làm quà tặng, kẻ đến đây không bao giờ bỏ qua cơ hội thưởng thức ly cà phê mỗi sớm. Cứ thế, yếu tố văn hóa chứa đựng trong thức uống hằng ngày kia được vun bồi và nảy nở. Đầu tiên là trong hàng quán bình dân, tiếp đến là những thương hiệu chế biến, rang xay cà phê nổi tiếng, đáp ứng nhu cầu của mọi người với những sở thích, phong cách khác nhau, nổi bật trong số đó là cà phê Trung Nguyên. Thưởng thức cà phê ở Buôn Ma Thuột không chỉ để kích cầu khả năng tiêu thụ cà phê bột tăng lên 18-20% sản lượng sản xuất hàng năm, mà thông qua “kênh” này để đưa văn hóa cà phê từng bước tiếp cận với mọi người. Uống cà phê để gắn kết với sự hiểu biết về đời sống sản xuất, qui trình chế biến ra thức uống “quyến rũ” này là ý tưởng của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Trong đó Trung Nguyên với Làng cà phê ở Buôn Ma Thuột là một trong khởi điểm tiên phong để hướng đến triết lý “Cà phê đạo” ở Việt Nam như Trà đạo của Nhật Bản có từ vài trăm năm trước. Trung Nguyên có được lợi thế nổi bật, đó là có vị trí ngay tại Buôn Ma Thuật, quê hương của cà phê. Do đó Trung Nguyên dễ dàng tạo được sự tương đồng về văn hóa với các cơ sở cung cấp nguyên liệu cà phê cũng như dễ dàng tạo được nét đặc trưng của cà phê Việt Nam trong từng sản phẩm cà phê của mình.Đây là điểm mạnh của Trung Nguyên so với các đối thủ cạnh tranh khác khi xay dựng mối quan hệ mua bán và hình ảnh thương hiệu. Việc thiết lập nên triết lý cà phê và tuyên ngôn cho cà phê Việt Nam đã thay đổi cái nhìn của tất cả người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế về một Trung Nguyên đang trên đà tiến tới thống trị thị trường cà phê . Tuy nhiên , cà phê Trung nguyên vẫn còn những khó khăn trước mắt cho những kế hoạch phát triển lâu dài của mình. Tỷ lệ tiêu dùng cà phê trong nước vẫn ở mức rất thấp (0,5kg/người/ năm sơ với các nước trồng cà phê khác có mức trung bình là 3kg/người/năm) không đủ để tạo ra sự tự chủ của sản lượng tiêu dùng nội địa so với xuất khẩu.Ở một mức độ nào đó , cà phê vẫn chỉ là cà phê, doanh nghiệp chưa khai thác được triệt để các giá trị về văn hóa, du lịch, đầu tư, tài chính, kho vận, khoa học kỹ thuật, kinh tế tri thức,… là những ngành, những lĩnh vực có liên quan mật thiết đến ngành cà phê. Trong khi đó , phải san sẻ thị phần với những hãng cà phê danh tiếng đã đặt chân lên thị trường Việt Nam từ rất lâu như :Nescaffe,maccoffee… Bởi vậy , cà phê trung nguyên đang có những chiến lược kinh doanh nhằm tạo nên nét độc đáo cho thương hiệu , tạo nên hương vị cà phê của người Việt , văn hóa cà phê của người Việt giới thiệu với bạn bè quốc tế , đồng thời thu hút thị phần , đưa cà phê trở thành nét văn hóa gắn liền với đời sống xã hội của nước ta.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan