Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại soạn bài cả học kì 1 lớp 11...

Tài liệu soạn bài cả học kì 1 lớp 11

.DOCX
36
45
68

Mô tả:

Sa hành đoản ca a.Hoàn cảnh sáng tác. CBQ thi đỗ cử nhân năm 1831, tại trường thi Hà Nội. Để thi tiến sĩ, cần vào kinh đô Huế. Do vậy, ông đã nhiều lần đi Huế để thi Hội (nhưng đã không đỗ tiến sĩ). Hành trình từ Hà Nội vào Huế qua nhiều tỉnh miền trung như Quảng Bình, Quảng Trị là vùng có nhiều bãi cát trắng mênh mông. Ta thấy hình ảnh những cồn cát miền Trung đã sớm đi vào thơ ca. Miền trung, nhất là Quảng Bình, Quảng Trị, là dãi đất hẹp, có thể bằng mắt thường nhìn thấy một phía là dãy Trường Sơn, một phía là biển đông. Không nghi ngờ gì nữa, hình ảnh bãi cát dài, sóng biển và núi là những hình ảnh có thực đã gợi ý cho tác giả sáng tác bài thơ. - Hình ảnh con đường “cùng đồ” trong bài thơ có nghĩa bế tắc đường đời của một trí thức.Con đường trí thức của nho sĩ thuở xưa không có gì khác hơn là học, thi, làm quan. Một sự kiện nổi bật cho thấy, CBQ bất bình với học thuật, khoa cử nhà Nguyễn. - Một phương diện nữa cũng cần chú ý là người VN nói chung và CBQ nói riêng ở giữa TK XIX đã tiếp xúc với văn hoá phương Tây. Họ không thể không suy nghĩ và so sánh về cái học của phương Đông và Tây. b.Thể loại: Thể ca hành Bài thơ theo cổ thể có phần tự do về kết cấu, vần, nhịp điệu. Bài thơ có tình cảm phóng túng, lời dài mà đa dạng, không bị gò bó thì gọi là ca; nhịp điệu nhanh, gấp khẩn trương, lưu loát mà không bị ngưng trệ thì gọi là hành, bài nào kiêm cả hai đặc điểm thì gọi là ca hành. II.Phân tích 1.Thời đại - Thời đại Cao Bá Quát sống là xã hội không còn minh quân, xã hội chỉ sản sinh ra phường danh lợi an phận, ngủ quên trong vinh hoa phú quý. - “ Sa hành đoản ca” thể hiện tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế tắc, mịt mù đồng thời thể hiện sự dằn vặt, thức tỉnh của kẻ sĩ khi nhận ra những khó khăn trên đường công danh. - Thời đại Cao Bá Quát sống là xã hội không còn minh quân, xã hội chỉ sản sinh ra phường danh lợi an phận, ngủ quên trong vinh hoa phú quý. Những người có lí tưởng như Cao Bá Quát khi chưa tìm được con đường mới có ý nghĩa họ rơi vào trạng thái cô đơn bế tắc. - “ Sa hành đoản ca” thể hiện tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế tắc, mịt mù đồng thời thể hiện sự dằn vặt, thức tỉnh của kẻ sĩ khi nhận ra những khó khăn trên đường công danh. 2.Hình tượng bãi cát và con người đi trên bãi cát - Bãi cát và con đường dài là biểu tượng cho con đường đi tìm chân lí xa xôi, mịt mù, muốn đến được đích phải đầy nhọc nhằn - Đi trên bãi cát ấy là hình ảnh con người vất vả, nhọc nhằn, cô độc. “Đi một bước lùi một bước, lữ khách…nước mắt rơi” - “ Không học được tiên…giận khôn vơi” Nỗi chán nản của tác giả vì tự mình phải hành hạ thân xác của mình theo đuổi công danh. - “ Xưa nay…tỉnh bao người” sự cám dỗ của cái bả công danh đối với người đời. Tác giả đã nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ Nhận định mang tính khái quát về nhưng kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược chạy xuôi nhọc nhằn, được nhà thơ minh hoạ bằng hình ảnh người đời thấy ở đâu có quán rượu ngon đều đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo thoát khỏi sự cám dỗ của rượu. Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm say người. Sáu câu thơ này chuẩn bị cho kết luận của tác giả: cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa. - “ Bãi cát dài…làm chi trên bãi cát?”  Tâm trạng bế tắc của người đi đường, chưa tìm thấy lối thoát trên đường đời. => Nỗi niềm bi phẫn cực độ “ anh đứng làm chi trên bãi cát?” Gọi nó là đường cùng, nhìn thấy phía trước là đường ghê sợ, tác giả đã thể hiện cái mâu thuẩn chưa thể giải quyết trong tâm trạng của mình. Đi tiếp một cách khó nhọc hay từ bỏ nó? nếu đi mình sẽ tầm thường như phường danh lợi xưa nay, nếu bỏ cuộc, chẳng biết rẽ hướng nào vì “phía Bắc núi Bắc núi muôn trùng, phía Nam núi Nam sóng dào dạt” Mọi ngã đều chắn hướng, dưới chân là bãi cát và con đường ghê sợ, biết làm sao đây? Bài thơ kết lại trong một nỗi niềm bi phẫn cực độ: “Anh đứng làm chi trên bãi cát?” Một sự bỏ cuộc, từ chối vì ông biết trước con đường ấy sẽ dẫn đến ngõ cụt. Sự bỏ cuộc thật đáng trân trọng, cái bế tắc tuyệt vọng nhưng không làm họ nhỏ bé, hèn mọn, từ bỏ cái mịt mù vô nghĩa để tìm lại từ đầu một con đường đi đúng để thực hiện lí tưởng… => Vẻ đẹp của nhân cách, của lí tưởng sống ở một con người ý thức được bản thân mình trong cuộc đời. III. TƯ LIỆU THAM KHẢO "... Bài thơ dựng một hình tượng nhân vật (Khách đi đường, cái tôi của tác giả) với ba cung bực cảm xúc và suy tưởng, càng về cuối càng sâu sắc cứng cỏi, đầy bản lĩnh. a. Sáu câu đầu: Bãi cát, bãi cát dài, .... Trèo non lội suối, giận không nguôi. vẽ một chân dung con người thật gan góc, quả cảm, vừa đẫm chất hiện thực, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ đặc sắc. - Bãi cát, cũng là cuộc sống nói chung dài rộng, mênh mông luôn thử thách con người. Điệp từ “bãi cát” nối nhau hai lần và hình ảnh con người bước lên một bước, lại như bị đẩy lùi một bước trong ánh chiều tà mặt trời lặn dựng được thật chính xác những khó khăn, thử thách của cuộc đời đối với mỗi kiếp người. - Giữa bãi cát buổi chiều tà ấy, người khách bộ hành đã gắng gỏi tưởng đến kiệt sức. Mỗi bước anh đi là một dòng nước mắt và mồ hôi tuôn trào lã chã. Nhưng anh không nản, trái lại chỉ tự giận mình không có phép tiên để chiến thắng đường dài, cát bỏng. Câu thơ “Không học được tiên ông phép ngủ, Trèo non, lội suối giận không nguôi” tuy là một lời than về sự hạn hẹp tài năng sức lực của mình, nhưng vẫn cháy lên một khát vọng. b. Bốn câu tiếp: “Xưa nay phường danh lợi... Say cả, hỏi tỉnh được mấy người.” là một sự đối chứng nghiêm khắc để khách bộ hành cũng chính là nhà thơ kẻ đang rong ruổi trên bãi cát cuộc đời tự động viên mình mà tiếp tục vững bước. Đặt hình ảnh người khách bộ hành đi trên bãi cát “Trèo non, lội suối…” với hình ảnh bọn người danh lợi “Gió thoảng hơi men trong quán rượu” bên nhau, thái độ khẳng định và phê phán của Cao Bá Quát thật rõ ràng dứt khoát. Câu hỏi “Say cả, hỏi tỉnh được mấy người”, rạch ròi một sự đánh giá. Nói cụ thể hơn, đối với Cao Bá Quát “Phường danh lợi” kia là những kẻ … “Say cả”. “Người tỉnh” chả mấy ai và đang rong ruổi, đọa đày trên bãi cát mịt mờ, đầy trắc trở. c. Sáu câu tiếp, nhất là bốn câu cuối cùng: Nghe ta ca "cùng đồ" một khúc: Phía bắc núi Bắc, núi muôn lớp, Phía nam núi Nam, sóng muôn đợt, Sao mình anh còn trơ trên bãi cát? Cất cao lên tiếng hát cứng cỏi đầy bản lĩnh của người khách bộ hành, cũng chính là thái độ sống mạnh mẽ của Cao Bá Quát. Bài ca “cùng đồ” của nhà thơ vừa tiếp nối hình ảnh bãi cát khủng khiếp ở đoạn trên, vừa nhận mạnh thêm những thử thách mới. “Phía bắc núi Bắc… Phía nam… sóng muôn đợt”. Vậy là con đường trước mặt người đi đâu chỉ có cát mà thêm cả núi non hiểm trở, “sóng biển” trập trùng nối tiếp. Trước cả một vũ trụ dữ dội như thế “Sao mình anh còn trơ trên bãi cát?”. Câu kết của bài thơ ngân lên như một lời tự vấn, hay một lời hứa, lời thề, một khát vọng quyết tâm tiếp bước, một mình tiếp bước. Có lẽ câu thơ mang cả ba ý nghĩa ấy. Trước những thử thách của cuộc đời, Cao Bá Quát đã từng băn khoăn day dứt, muốn buông xuôi, nhưng rồi ông lại vượt lên và bằng một bản lĩnh của nhà nho chân chính yêu thương con người, căm ghét bất công để đi tới và cuối cùng thì tham gia cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn thối nát. Tóm lại qua bài Sa hành đoản ca này, chúng ta hiểu rõ hơn nhân cách của nhà thơ Cao Bá Quát. Đó là một con người không chỉ rất tài hoa, giàu tình cảm nhân đạo mà luôn luôn sống cứng cỏi, bản lĩnh, từng vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách của cuộc đời và không nguôi khát vọng đạp bằng mọi chông gai, mọi cát bỏng rộng dài trên con đường đi tới…". (Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông – Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nxb Giáo dục, 1997) Tiến sĩ giấy 1.Từ vị thế tiến sĩ đến hình tượng “tiến sĩ giấy”  Trên thực tế, từ xưa đến nay, những người học hành xuất sắc, đạt đến học vị tiến sĩ thường được người đời đề cao, kính trọng. Họ thực sự là những bậc trí thức tài năng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp kinh bang tế thế, bảo vệ và xây dựng đất nước. Dưới thời phong kiến, người đỗ tiến sĩ (thường gọi là ông nghè) dược bổ dụng làm quan, được vinh quy bái tổ, “võng anh đi trước, võng nàng theo sau”. Tuy nhiên, lại có những người đỗ đạt tới tiến sĩ nhưng thiếu tâm, thiếu tài, hoặc do thời thế suy vị, đổi thay nên không được trọng dụng, sinh ra loại “tiến sĩ giấy”. Cách gọi “tiến sĩ giấy” hàm ý chê bai những tiến sĩ rởm, không xứng đáng và không làm tròn trọng trách của mình.  Bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến lây cảm hứng từ lốỉ chơi đèn kéo quân trong dịp tết trung thu. Hoạt cảnh ông nghè vinh quy mô tả người đỗ tiến sĩ, trên người có đủ áo mũ, cân đai, được ngồi kiệu rước về làng. Tứ thơ được xây dựng với ý tưởng châm biếm ông tiến sĩ được làm bằng giấy, bề ngoài oai phong, bảnh chọe nhưng trước sau cũng chỉ là “tiến sĩ giấy”! 2.Nội dung và nghệ thuật bài thơ Tiến sĩ giấy  Bài thơ đề vịnh Tiến sĩ giấy in đậm sắc thái trào phúng, giễu nhại. Phong cách giễu nhại có cơ sở từ tâm thức văn hóa dân gian, từ trò diễn dân gian và lễ hội giả trang, chủ yếu tạo nên tiếng cười bình đẳng, dân chủ, hòa đồng. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật và việc phân tích nội dung nghệ thuật tác phẩm cũng cần được phân tích kết hợp theo bốn phần đề, thực, luận, kết.  Hai câu thơ ở phần đề nêu lên một giả định:Cũng cờ cũng biển cũng cân đai, Cùng gọi ông nghè có kém ai. Sự giả định này thật đáng ngờ. Ban đầu chưa thấy người, mới chỉ có sự phô trương hào nhoáng bề ngoài, với đủ cờ biển, cân đai. Cái vẻ hình thức xúng xính ấy kể ra đã đủ lệ bộ để đóng vai ông tiến sĩ phường tuồng. Ông nào “có kém ai” trên phương diện hình thức bề ngoài. Còn về thực chất nội dung, phẩm chất con người, nào ai đã biết đâu! Hai câu ở phần thực hướng đến xác định bản chất nhân vật, vừa có tả thực theo nghĩa đen vừa có ý tứ theo nghĩa bóng: Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi. Dù là “thân giáp bảng” (thi đỗ đầu) hay “mặt văn khôi” (đứng đầu làng vân) thì vẽ ngoài ấy cũng chỉ là đặc điểm để nhận diện, xác định uy danh con người tiến sĩ. Xét về bản chất, bậc tiến sĩ kia được cấu tạo chỉ bằng những thứ tầm thường: “Mảnh giấy làm nên”, “Nét son điểm mặt”… Theo nghĩa đen, hình dạng ông tiến sĩ được cắt dán bằng giấy, được tô điểm bằng nét mực son. Theo nghĩa bóng, nhà thơ ngụ ý nêu lên một thảm trạng phi lô gích giữa nguồn gốc với kết quả, giữa hình thức với nội dung, giữa hiện tượng với bản chất, cần chú ý Nguyễn Khuyến sử dụng hợp lí, sáng tạo các từ mảnh giấy, nét son, điểm đều liên quan đến khoa cử, cơ sở và phương tiện đế xây dựng, tạo lập, làm nên chân dung ông tiến sĩ oai phong kia!  Hai câu thơ ở phần luận thấp thoáng bộc lộ thái độ chủ quan của tác giả: Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ, Cái giá khoa danh ấy mới hời. Hai câu thơ tạo nên sự đăng đối cả về ngữ nghĩa, âm điệu cũng như sắc thái trữ tình… Có thể nói chính những câu thơ ở phần thực đã làm tiền đề để đi đến nhận thức mới đầy chất cảm thán: Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ… Nó “nhẹ” bởi được làm bằng “mảnh giấy”, “nét son”. Sự tăng tiến, chuyển đổi từ “thân giáp bảng” đến “thân xiêm áo” cho thấy rõ hơn cái vỏ hình thức bề ngoài ngày càng bị vạch trần, lộ rõ thêm. Trong tâm thế đối nghịch trở lại, Nguyễn Khuyên tiếp tục chỉ ra sự lệch pha giữa chất và lượng, giữa thực chất “giá khoa danh” và món “hời” của một thứ hàng không cùng giá trị, không cùng thước đo, thang bậc.Việc sử dụng các từ ngay ở đầu mỗi câu thơ nhằm định vị tính chủ thể ( Tấm thân… Cái giá…) càng tô đậm thêm sắc thái của tác giả.  Hai câu kết hướng đến bóc trần sự thật và bản chất của ông “tiến sĩ giấy” Ghế trẻo lọng xanh ngồi bảnh chọe, Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!  Vẻ ngoài ông tiến sĩ được trưng diện thật oai phong. Xung quanh ông là những đồ oai vệ ghế lọng, lại là thứ quý giá, cao sang, phải là ghế trẻo, lọng xanh. Trên tất cả là con người bảnh chọe, ra dáng “ta đây” uy nghi, sang trọng, vênh vang. Đến câu thơ sau, Nguyễn Khuyến đi tới khái quát, tung hê tát cả, bày tỏ thái độ vừa coi thường vừa tiếc nuối một giá trị đã không còn được như xưa nữa. Sâu xa trong tâm tưởng, Nguyễn Khuyến vẫn hoài vọng về một loại “đồ thật”, “nghĩ rằng đồ thật” nhưng bây giờ đã vỡ lẽ, tỉnh ngộ, đành thừa nhận, chấp nhận thực tại cay đắng, trớ trêu, “đồ thật hóa đồ chơi”!  Cần nhấn mạnh vai trò các từ ngữ bộc lộ sắc thái nghi ngờ, lập lờ, phân vân nước đôi (cũng, củng gọi, có kém ai, sao mà, ấy mới, nghĩ ràng) phù hợp với cách hình dung, nhận diện, đánh giá về ông “tiến sĩ giây”. Đó là kiểu nhân vật phân thân, không đồng nhất giữa cái mã bề ngoài và bản chất, giữa vẻ diêm dúa hình thức và cốt lõi nội dung, giữa những giá trị đang qua đi và sự vô vị, vô nghĩa, hỗn tạp đang ngự trị đời sống thực tại.  Chủ đề giễu nhại “tiến sĩ giấy” và lối thơ tự trào của Nguyễn Khuyến.  Chủ đề giễu nhại “tiến sĩ giấy” xuất hiện và phát triển gắn liền với thời kì suy vong của chế độ khoa cử phong kiến giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Nổi bật trong xu thế sáng tác này có Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương. Nói riêng Trần Tế Xương có nhiều lần đi thi, tuy không đỗ dạt nhưng lại có nhiều thi phẩm giễu nhại ông công, ông nghè, “tiến sĩ giấy” cũng như khoa cử nói chung (Chữ nho, Than đạo học, Giễu người thi đỗ, Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu…).  Với Nguyễn Khuyến, ông không chỉ phê phán những tiến sĩ rôm, “tiến sĩ giấy” cá biệt mà đã nhìn ra sự đổi thay, khác biệt, thoái trào của cả một thế hộ Nho học cuối mùa phong kiến. Vượt qua nhận thức về hiện tượng “bán tiếng, mua danh”, ông Tam nguyên Nguyễn Khuyên tỏ ra thấu hiểu cả quy luật và đường đi nước bước của kẻ đỗ đạt: Anh mừng cho chú đỗ ông nghè – Chẳng đỗ thì trời cũng chẳng nghe (Mừng ông nghè mới đỗ), đồng thời nhìn ra sự vô vị, tự phản tình và châm biếm cả chính mình: Nghĩ mình lai gớm cho mình nhỉ – Thế cũng bia xanh củng bảng vàng (Tự trào)… Đi xa hơn, Nguyễn Khuyến cảm nhận được sự mất giá, thất thế của cả một thế hệ nho sĩ ở tầm dân tộc, thời đại trong bài thơ chữ Hán Đấu xảo kí văn (Ghi những điều nghe thấy trong cuộc đấu xảo): Tầm thường tệ ấp vô tha xảo – Liêu tác quan thường mộc ngẫu nhân (Xứ tôi tầm thường không có gì khéo cả – Gọi là tạc pho tượng gỗ có đủ mũ, xiêm đem ra trưng bày).. Khóc dương khuê Hoạt động của Gv - Hs - Khi hay tin bạn mất, tâm trạng, thái độ của tác giả như thế nào? Tìm những chi tiết diễn tả tâm trạng đó? - Nghệ thuật gì được sử dụng ở đây? PG: Khi hoàn toàn nhận ra đó là sự thật, nhà thơ thấm thía nỗi đau xót qua giọng thơ như chùn xuống với câu cảm thán. DG: Ở đây ta thấy một chữ “ta” ríu rít sum vầy trong “bạn đến chơi nhà” không còn nữa mà nhường cho chữ “ta” nặng trĩu cô đơn giữa khoảng mênh mông mây nứơc. Nỗi đau đã nhuốm sâu vào cảnh vật, trước NK, ND viết “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san” Đó là cái màu tâm trạng, nó cũng hiu hắt mênh mông nhưng không lạnh lẽo như NK. Giảng. Sau tiếng kêu đau đớn xé lòng, trước cái tin bạn mất, nhà thơ nhớ lại những kỉ niệm thân thiết đã từng gắn bó giữa hai người trong suốt Nội dung cần đạt I. Giới thiệu chung 1. Dương Khuê ( 1839 – 1902 ), quê Vân Đình, Ứng Hoà, Hà Đông ( nay là Hà Tây); Đôỗ têến sĩ, là một nhà thơ lớn và là bạn thân của Nguyêỗn Khuyêến. 2. Hoàn cảnh sáng tác. Năm 1902, DK mâết, NK nghe tn viêết bài: “Vãn đôồng niên Vân Đình têến sĩ Dương thượng thư, viêết băồng chữ Hán, sau đó dịch sang chữ Nôm. 3. Thể thơ. Song thâết lục bát, dài 38 câu. 4.Bôế cục: 3 phầần Phầần 1: 2 câu đâồu: Nôỗi đau của nhà thơ khi hay tn bạn mâết. Phầần 2: Tiêếp đêến câu 22: Hôồi tưởng lại những kỉ niệm giữa nhà thơ và bạn. Phầần 3: Còn lại: Nôỗi đau khôn tả trước hiện thực xót xa. 5.Chủ đêồ: Bài thơ là niêồm suy tưởng, nôỗi xót xa vô hạn khi nghe tn bạn mâết. Đôồng thời ca ngợi tnh bạn keo sơn, găến bó của tác gi ả và DK. II. Phân tchh 1.Nôỗi đau của nhà thơ khi hay tn bạn mâết - “Bác Dương”  Cách xưng hô đôếi với những người bạn cao tuổi, vừa thân thiêết vừa kính trọng. - “Thôi đã thôi rôồi”  Thảng thôết, bàng hoàng. Câu thơ đâồu là lời than đau đớn, xót xa, uâết nghẹn đêến độ bàng hoàng, thảng thôết. mấy chục năm trời ở bên nhau. Những kỉ niệm sống dậy trong tâm hồn nhà thơ khá phong phú, đa dạng. Pv. Nghệ thuật gì được sử dụng ở đây? Tác dụng của nó? DG.Sau dòng hồi ức, nhà thơ lại trở về với hiện thực xót xa. Pv. Tâm trạng, nỗi đau ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào. Dg. Nhà thơ dùng những điển tích về tình bạn tri âm, tri kỉ nổi tiếng thời xưa để nói lên nỗi đau mất bạn. Đó là câu chuyện nói về Trần Phồn đời hậu Hán có một người bạn rất thân là Tử Trì, Phồn dành cho bạn cái giường để bạn ngồi, lúc bạn về thì treo giường lên, không để người khác ngồi. Đó là chuyện Bá Nha - Tử Kì, một người có tài chơi đàn, một người hiểu sâu sắc tiếng đàn của người kia, Tử Kì mất, Bá Nha cho rằng không ai hiểu được tiếng đàn của mình nên không chơi nữa. - NT: Nói giảm - Từ láy “man mác”, “ngậm ngùi” Cụ thể hoá tâm trạng  Câu thơ chùn xuôếng  Nôỗi buôồn, đau thương bao trùm cả đâết trời và lòng người. 2. Hôồi tưởng những kỉ niệm giữa nhà thơ và bạn  Thuở trẻ: - Cùng nhau đi thi và cùng đôỗ một khoa  trở thành đôi bạn “ sớm hôm cùng nhau”, sự gặp gỡ đó như duyên trời xui khiêến. - “Kính yêu từ trước đêến sau” tnh bạn đẹp, cao quý, toàn vẹn. - Cùng nhau vui chơi, du ngoạn, thăm thú danh lam thăếng cảnh, thưởng thức têếng đàn, têếng phách, chia nhau một chén rượu ngon, đàm đạo vêồ văn chương. - Sự găến bó thuỷ chung, ngay cả lúc vui và lúc nạn. - Nghệ thuật: Điệp ngữ “cũng có lúc”, “có khi” âm hưởng trùng điệp những kỉ niệm của năm tháng hiện vêồ dôồn dập  sự đôồng điệu của hai tâm hôồn.  Tuổi già - “ Bác già …mới là” + Câu thơ cảm thán + Điệp từ “thôi” nôỗi niêồm tâm sự thâồm kín xót xa của nhà thơ, dâỗu hoàn cảnh cuộc sôếng giữa hai người có khác - Khó gặp nhau. Lâồn gặp bác gâồn đây: cách 3 năm râết vui, câồm tay, mừng vì bác còn khoẻ mạnh. Sự quan tâm thân thiêết, mừng cho bạn cũng như cho mình đã vượt qua bao nhiêu thử thách trong cuộc đời. 3. Nôỗi đau đớn khôn tả trước hiện thực xót xa - “ Làm sao”, “ vội”, “vêồ ngay”, “chợt nghe”, “bôỗng”, “chân tay rụng rời” sự sửng sôết bàng hoàng như không tn vào sự thật đau lòng âếy, đó là nôỗi mâết mát quá lớn trong cu ộc đời. - Mâết bạn, cuộc đời trở nên cô đơn, trôếng văếng, mọi thú vui đêồu không còn ý nghĩa. - “ Rượu ngon ….không mua” Điệp từ “không” (5 lâồn) nhịp thơ dăồn xuôếng  sự trôếng văếng đêến nghẹn ngào chua xót. - Mâết bạn, không còn là người tri âm, tri kỉ nên nhà th ơ không muôến làm thơ, gảy đàn nữa. - Nôỗi lòng “ tuy thương…chứa chan”  Tâm sự chua xót với nôỗi đau chân thành, chỉ còn biêết lâếy nh ớ làm thương, không thể khóc được nữa, nôỗi đau như dôồn cả vào lòng, nước măết chảy vào trong. III. Tổng kếết. “Với tài năng và tâếm lòng, nhà thơ dân tộc Nguyêỗn Khuyêến đã để lại kiêt tác “Khóc Dương Khuê”, một viên ngọc quý viêết vêồ tnh bạn lung linh trong vườn hoa văn học nước nhà.” ( Hoàng Hữu Yên) Thương vợ Câu thơ mở đầu nói hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú. Hoàn cảnh vất vả, lam lũ được gợi lên qua cách nói thời gian, cách nêu địa điểm. Quanh năm là suốt cả năm, không trừ một ngày nào dù mưa hay nắng. Quanh năm còn là năm này tiếp năm khác đến chóng mặt, đến rã rời chứ đâu phải chỉ một năm. Địa điểm bà Tú buôn bán là mom sông, cái doi đất nhô ra ngoài sông ấy chính là nơi đầu sóng ngọn gió. Câu thơ vào đề như lời giới thiệu, lại như một bối cảnh làm hiện lên hình ảnh bà Tú tần tảo, tất bật ngược xuôi: Quanh năm buôn bán ở mom sông. Thấm thìa nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Có điều hình ảnh con cò trong ca dao đã tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương còn tội nghiệp hơn. Con cò trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian (như con cò trong ca dao) mà còn trong cái rợn ngợp của thời gian. Chỉ bằng ba từ “khi quãng vắng” tác giả đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy lo âu nguy hiểm. Có bản chép “nơi quãng vắng”, thay “khi” bằng “nơi” đã bỏ đi cái rợn ngợp của thời gian, đã làm hao hụt cả ý thơ. So với câu ca dao: Con cò lặn lội bờ sông, Câu thơ của Tú Xương: Lặn lội thân cò khi quãng vắng Là cá một sự sáng tạo. Cách đảo ngữ - đưa từ “lặn lội” lên đầu câu, cách thay từ - thay từ “con cò” bằng “thân cò”, càng làm tăng nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Từ “thân cò” gợi cả nỗi đau thân phận, so với từ “con cò” thì từ “thân cò” mang tính khái quát cao hơn và do vậy tình thương vợ của Tú Xương cũng sâu sắc, thấm thìa hơn. Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả đơn chiếc thì câu thứ tư lại làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú: Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Câu thơ gợi cảnh chen chúc, bươn bả trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. Sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại. “Buổi đò đông” đâu phải là ít lo âu, nguy hiểm hơn “khi quãng vắng”. Trong ca dao, người mẹ từng dặn con: Con ơi nhớ lấy câu này / Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua. “Buổi đò đông” không chỉ có những lời phàn nàn, mè nheo, cáu gắt, những sự chen lấn xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc, hiểm nguy. Hai câu thực đối nhau về từ ngữ (“khi quãng vắng” đối với “buổi đò đông”) nhưng lại thừa tiếp nhau về ý để làm nổi bật sự vất vả gian truân của bà Tú: đã vất vả, đơn chiếc, lại thêm sự bươn bả trong hoàn cảnh chen chúc làm ăn. Hai câu thực nói thực cảnh bà Tú đồng thời cho ta thấy thực tình của Tú Xương: tấm lòng xót thương da diết. Cuộc sống vất vả gian truân càng ngời lên phẩm chất cao đẹp của bà Tú. Bà là người đảm đang tháo vát: Nuôi đủ năm con với một chồng. Mỗi chữ trong câu thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý. Từ “đủ” trong “nuôi đủ” vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Bà Tú nuôi đủ cả con, cả chồng, nuôi bảo đảm đến mức: “Cơm hai bữa: cá kho rau muống - Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô” (Thầy đồ dạy học). Trong hai câu luận. Tú Xương một lần nữa cảm phục sự hi sinh rất mực của vợ: Năm nắng mười mưa dám quản công, ở câu thơ này, “nắng mưa” chi sự vất vả, “năm mười” là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo (năm nắng mười mưa) vừa nói lên sự vất vả gian lao, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú. Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, bao giờ ta cùng bắt gặp hình ảnh hai người: bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp ở phía sau, nhìn tinh mới thấy. Khi đã thấy rồi thì ấn tượng thật sâu đậm. Ở bài thơ Thương vợ cũng vậy. Ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ thương mà còn tri ân vợ, về câu thơ “Nuôi đủ cả năm con với một chồng”, có người cho rằng ở đây ông Tú tự coi mình là một thứ con đặc biệt để bà Tú phải nuôi. Tú Xương đã không gộp mình với con để nói mà tách mình riêng, C011 riêng rất rạch ròi là để ông tự đứng riêng ra tri ân vợ. Nhà thơ không chỉ cảm phục, biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách, tự lên án bản thân, ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông là do duyên nhưng duyên một mà nợ hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp đôi duyên, duyên ít nợ nhiều. Ông chửi thói đời bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phái khổ. Nhưng Tú Xương cũng không đổ vấy cho thói đời. Sự hờ hững của ông đối với vợ con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo. Câu thơ Tú Xương tự rủa mạt mình cũng là lời tự phán xét, tự lên án: Có chồng hờ hững cũng như không. Ở cái thời mà xà hội đã có luật không thành văn bàn đối với người phụ nữ: "xuất giá tòng phu” (lấy chồng theo chồng), đối với mối quan hệ vợ chồng thì "phu xướng, phụ tùy” (chồng nói, vợ theo), thế mà có một nhà nho dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quan ăn lương vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhận khuyết điểm. Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao. Nhan đề Thương vợ chưa nói hết được sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như chưa thể hiện được đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của hồn thư Tú Xương, ở bài thơ này, tác giả không chỉ thương vợ mà còn ơn vợ, không chỉ lên án “thói đời” mà còn tự trách. Nhà thơ dám tự nhận khuyết, điểm, càng thấy mình khiếm khuyết càng thương yêu, quý trọng vợ hơn. Tình thương yêu, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xúc mới mẻ đó lại được diễn đạt bằng hình ảnh và ngón ngữ quen thuộc của văn học dân gian, chứng tó hồn thơ Tú Xương dù mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với moi người, vẫn có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc. III. TƯ LIỆU THAM KHẢO 1. Về tác giả "... Có khi tôi đã thấy giật mình cho Tú Xương, khi tôi giả tỉ thơ Tú Xương không có cái khía trữ tình, cái hơi lãng mạn của nó, mà lại chỉ rặt những “Cống hỉ - mét xì - Thôi thôi lạy mợ xanh căng lạy…”. Thật tôi thấy chối tai đấy. ở ai thế nào tôi không hay, nhưng ở tôi, khi mà Tú Xương cứ hiện thực chỉ có như vậy thôi, cái gốc hiện thực ấy mà không có cái ngọn trữ tình, cái tán lãng mạn ấy, thì Tú Xương cũng tắt gió trong tôi từ lâu rồi và đã bay ra khỏi tôi lúc nào không biết chừng. Cho nên ai muốn nói gì đến Tú Xương thì cứ nói ra, tôi đều coi trọng (…) nhưng tôi vẫn cho rằng thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở người Tú Xương chỉ là một cẳng chân trái. Tú Xương lấy cái chân phải trữ tình mà khiến cái chân trái tả thực. Chủ đạo cho đà thơ là ở chân phải và Tú Xương đã băng được mình thơ tới chúng ta bằng nước bước lãng mạn trữ tình." Nguyễn Tuân (Văn nghệ tháng 5, 1961) 2. Về tác phẩm “Thái độ của Tú Xương đối với vợ là “vuốt râu nịnh vợ con bu nó” thật cởi mở, hồn nhiên, đầy tình nghĩa. Đã có mấy ai trên trần gian, cổ kim Đông Tây này như Tú Xương yêu vợ, quý vợ, đùa với vợ bằng cách đưa vợ ra mà làm văn tế sống! Văn tế kể lai lịch, chân dung, đức hạnh, nghề nghiệp của vợ như thế này, vợ nghe không nở ruột, nở gan sao được: Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ, Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ! Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám cho rằng béo rằng gầy Người ung dung, tính hạnh khoan hòa, chỉ một bệnh hay gàn hay dở Đầu sông, bãi bến, đua tài buôn chín bán mười. Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào rơi nói thả. (Văn tế sống vợ) Tú Xương làm thơ, mà thơ với Tú Xương cũng là một thứ đùa vui, âu yếm vợ cho khuây khỏa nỗi vất vả quanh năm. Tú Xương cảm nhận sâu sắc công ơn của vợ đối với bố con ông, đặc biệt là với ông. Tú Xương ghi công vợ thật rạch ròi, chu đáo, không chút mập mờ: Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Có người nhận xét rằng: Tú Xương cũng là một “thứ con đặc biệt” của vợ, tự nhận mà không chút ngượng ngùng sĩ diện. Và càng thấy vợ vất vả bao nhiêu với bố con, Tú Xương càng thấy mình là đoảng, là vô tích sự bấy nhiêu! Trong cơn hối hận chả có cách gì tạ lại công ơn của vợ, Tú Xương chỉ buột một lời tự chửi. Chửi cái anh chồng vô tích sự là mình. Chửi luôn cả thói đời bạc bẽo đã đẻ ra cái loại chồng đoảng như mình nốt. Một tiếng chửi mà để lại nhân cách, nhân phẩm là vậy: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!...”. Nguyễn Đình Chú (Thơ văn Tú Xương, Sđd, tr.29-30) "... Một người vợ cần cù lam lũ như vậy, hy sinh nhẫn nại như vậy hỏi có người chồng nào bạc đãi, hắt hủi; hoặc nữa, còn dám không chung tình? Cho nên trong những lúc hãn hữu, ông trót vui anh vui em, trót làm phiền lòng vợ, nhà thơ không thể không thốt ra những câu có vẻ đùa cợt nhưng chính thật chân thành: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không!. (Thương vợ) Người phụ nữ dũng cảm ấy luôn luôn bị chồng châm biếm, nhưng cách châm biếm của Tú Xương đối với vợ là một cách biểu lộ niềm âu yếm thiết tha, lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ: Có một cô gái, nuôi một thầy đồ. Quần áo rách rưới, ăn uống xô bồ. Cơm hai bữa: cá kho rau muống, Quà một chiều: khoai lang lúa ngo. Sao dám khinh mình: thầy đâu thầy vậy, Chẳng biết trọng đạo, cô lốc cô lô. Cứ mỗi dịp Tú Xương chế giễu tình trạng thất nghiệp của mình, cứ mỗi bận nhà thơ nói đến cái nghèo túng hoặc lối ăn chơi của mình là mỗi bận, mỗi dịp nêu công đức của vợ, để ông đề cao vợ: Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ, Đem chuyện trăm năm giở lại bàn. Hay là: Tiền bạc phó cho con mụ kiếm, Ngựa xe chẳng có lúc nào ngơi. Hoặc: Sách đèn phó mặc đàn con trẻ Thưng đấu nhờ trông một mẹ mày. Người đàn bà chung thủy kiểu mẫu đó luôn luôn gắn bó với chồng trên từng hành động, từng ý nghĩa, từng lo âu và từng hy vọng. Ông đi thi chăng? Bà lo sắm sửa giấy bút, lo chạy tiền lưng gạo bị: Tiễn chân, cô mất hai đồng chẵn Sờ bụng, thầy không một chữ gì!... Làm sao mà không cảm động lúc thi xong, bảng thi sắp yết, bà đi cúng, đi bói xem kỳ này chồng có được lấy đỗ không? Trong thủ tục mê tín kia có bao hàm cả một tấm lòng tận tụy: Sáng đi lễ Phật còn kỳ này kỳ nữa là xong; Đêm dậy vái trời, qua mồng bốn mồng năm cho chóng. Làm sao không xót xa, khi trong cơn mê man của bệnh đau trầm trọng, nửa đêm chợt tỉnh dậy, nhìn với ra sân qua khe cửa hở, nhà thơ thấy bà Tú đặt bàn thờ, đèn nhang nghi ngút, đang lầm rầm khấn vái cầu trời cho chóng vượt qua được cơn tai nạn: Im im thâu đêm, lại thằng này, Bệnh đâu có bệnh lạ lùng thay! Thuốc thang nghĩ lại chua mà đắng, Đường mật xem ra ngọt hóa cay! Lắm bệnh bạn bè đi lại ít, Nặng nhọc họ mạc hỏi han dầy Chỉ bền một nén tâm hương nguyện, Thuốc thánh bùa tiên, ắt chẳng chầy!. Mặt khác, người phụ nữ đó không phải chỉ biết có làm ăn quần quật suốt ngày, không phải chỉ có biết “lặn lội thân cò” và “eo sèo mặt nước”, người đó còn có một trình độ văn hóa nhất định, một trình độ nhận thức nhất định và đặc biệt có một năng khiếu tối thiểu về thưởng thức văn chương. Người vợ hiền đó còn tham gia vào công việc sáng tác của chồng. Phạm Thị Mẫn là người trước ai hết đã thuộc lòng tất cả thơ văn của Trần Tế Xương. Chính bà là người chủ yếu trong việc dạy lại thơ văn đó cho các con bà sau khi nhà thơ mất. Cũng có khi nhà thơ nửa đùa nửa thật hỏi ý kiến vợ về một bài ông mới sáng tác: Viết vào giấy dán ngay lên cột. Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay? Thưa rằng hay thực là hay, Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài! Xưa này em vẫn chịu ngài! (Tết dán câu đối) (Trần Thanh Mại - Tú Xương, con người và nhà thơ. Nxb Văn học, Hà Nội, 1961, tr.108-112) Vịnh khoa thi hương II. Rèn luyện kỹ năng 1. Vịnh khoa thi Hương là một bài thơ trữ tình – trào phúng. Qua việc tái hiện hình ảnh thảm hại của kì thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, nhà thơ bày tỏ sự xót xa, đau đớn của con người trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học. Khoa thi Hương 1897 ấy được miêu tả với cảm hứng trào phúng. Bức tranh trường thi hiện lên với cảnh tượng thật nhốn nháo, lộn xộn. Khoa thi Hương ấy gợi cảm giác đau xót trước hiện thực đất nước. Trong ngày tuyển chọn nhân tài cho đất nước vốn đã chẳng được trang nghiêm mà cái bóng của kẻ xâm lược vẫn bao trùm không tha. Hiện thực đen tối của dân tộc phần nào đwocj táI hiện trong bàI thơ này. 2. Tú Xương thuộc lớp nhà Nho theo nghiệp khoa cử cuối cùng của xã hội phong kiến Việt Nam. Cuối thế kỉ XIX, việc tổ chức các kì thi Hán học chỉ còn là hình thức. Khoa thì năm Đinh Dậu được nhà thơ giới thiệu một cách giới thiệu rất tự nhiên. Kì thi được tổ chức theo đúng thời gian quy định, ba năm một lần. Nhưng có điểm không bình thường: Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Tác giả không dùng thi chung hoặc một cách diễn đạt khác trang trọng hơn mà dùng từ “thi lẫn”. Cách nói ấy đã dự báo tính chất không nghiêm túc của kì thi. Khoa thi Hương 1897 ấy được miêu tả với cảm hứng trào phúng rõ rệt. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh sự nhốn nháo, lộn xộn, nhếch nhác của trường thi và sự xuất hiện ồn ào, ầm ĩ của bọn quan thầy xâm lược. Qua đó thể hiện tâm sự xót xa của một nhà Nho có tự trọng và lòng căm thù giặc của một người dân yêu nước thương nòi. 3. Bốn câu thơ 3,4,5,6 tả cảnh trường thi đều được dùng cấu trúc đảo trật tự thành phần câu và phép đối ngẫu. Hai câu thực, tác giả đảo trật tự thành phần phụ chỉ đặc điểm lên trước. Hai từ “lôi thôi”, “ậm oẹ” đứng đầu câu nhấn mạnh điểm nổi bật nhất của cảnh thi, thật bi hài. Sĩ tử là nhân vật chính của kì thi. Khi Nho học đang ở thời thịnh vượng, các sĩ tử khi đi thi thường có người hầu đi theo cho nên họ không phải làm công việc “đeo lọ” bên mình như sĩ tử trong cảnh thi này. Những sĩ tử đến kì thi trông thật nhếc nhách và tội nghiệp. Còn “quan trường”, những người có trách nhiệm tổ chức và trông coi kì thi thì cũng thảm hại không kém. “Lôi thôi” đối với “ậm oẹ” thật là cân xứng. Lẽ ra họ phải dõng dạc, oai phong trong tư thế của mệnh quan triều đình. Tú Xương đã chọn từ ngữ rất đắt. Không cần nhiều chỉ hai từ đó thôi đã đủ tái hiện bộ mặt nhếch nhác đến thảm hại của kì thi Hán học cuối cùng này. Cảnh tượng trường thi lôi thôi, nhếch nhác là thế nhưng hình ảnh các vị khách mời thì lại khác. Bốn câu thơ trên tác giả đã tận dụng triệt để các hình thức đối ngẫu trong thơ. Đối trong cặp câu thực: hình ảnh sĩ tử >< hình ảnh quan trường; đối trong cặp câu luận: lọng – quan sứ >< váy – mụ đầm là sự đối ngẫu trong mối quan hệ tương đồng. Đối giữa hai câu thực và hai câu luận: sĩ tử, quan trường (nhân vật chính của ki thi) >< quan sứ, mụ đầm (khách mời) là sự đối ngẫu trong quan hệ tương phản. Bên nhân vật chính thảm hại, nhếch nhác bao nhiêu thì bên nhân vật phụ, bọn quan thầy xâm lược lại long trọng, kể cả bấy nhiêu. Sự đối lập hai này làm nổi bật nỗi nhục nhã ê chề của những trí thức Nho học. Chỉ với một vài hình ảnh đặc tả vậy thôi, Tú Xương đã tái hiện cảnh tượng của kì thi Hương Đinh Dậu, qua đó khái quát bộ mặt xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX. 4. Câu kết là tâm sự đau xót, chua chát của nhà thơ trước hiện thực đất nước. Câu thơ vừa là lời tự vấn mình, vừa hướng đến những người đồng môn. Bài thơ thể hiện nỗi đau đớn xót xa của nhà thơ trước vận mệnh dân tộc. Nỗi đau đớn xót xa ấy thể hiện tác giả là người trọng danh dự, danh dự của các trí thức nho học và là người có tấm lòng với dân với nước. Là con người biết trọng danh dự, với tấm lòng lo nước thương đời, ông Tú muốn đánh thức ý thức dân tộc trong con người Việt nam, nhất là những người tài, những người có trách nhiệm và có khả năng cứu nước, cứu đời. Giọng điệu chính của bài thơ là giọng điệu trào phúng, nhưng ở hai câu kết, tác giả đã dùng giọng điệu trữ tình. 5. Vịnh Khoa thi Hương thể hiện tấm lòng tha thiết tình đời của nhà thơ trào phúng Tú Xương. Sống trong hiện thực đen tối của xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX, biết trọng danh dự, biết đau xót trước hiện thực dân tộc như Tú Xướng là một thái độ rất đáng trân trọng. Những nhà Nho như Tú Xương không đủ sức, đủ điều kiện để đứng lên cầm súng chống giặc, cải tạo đất nước nhưng họ đã dùng ngòi bút để thể hiện tấm lòng mình với dân tộc và đánh thức ý thức dân tộc trong mỗi người Việt Nam. Những nhà thơ như Tú Xương đã góp phần làm nên sức mạnh Việt Nam. Tham khảo soạn văn hay bài Vịnh khoa thi Hương môn Ngữ văn lớp 11 I. Tác phẩm – Vịnh khoa thi hương là bài thơ thuộc đề tài thi cử – một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương – đã thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông. Qua bài thơ này, tác giả vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước. II. Tìm hiểu tác phẩm Câu 1. Sự khác thường trong kì thi Hai câu thơ mở đầu có tính tự sự, nhằm kể lại kì thi. Câu thơ tưởng chừng không có gì đặc biệt bởi kì thi ba năm mở một lần, đúng theo lệ thời phong kiến. Nhưng sự bất bình thường đã thể hiện trong câu thơ thứ hai, đó là cách thức tổ chức kì thức: trường Nam thi lẫn với trường Hà. Từ lẫn đã thể hiện sự ô hợp, nhốn nháo trong thi cử. Câu 2. Hình ảnh sĩ tử và quan trường Hai câu thực đã thể hiện rõ sự ô hợp của kì thi. Tác giả chú ý miêu tả hai đối tượng chủ yếu nhất trong các kì thi: sĩ tử (người đi thi) và quan trường (người coi thi). Biện pháp đạo ngữ: lôi thôi sĩ tử cho thấy sự luộm thuộm, không gọn gàng của các sĩ tử trong kì thi. Đó là hình ảnh khái quát sự sa sút về nho phong sĩ khí do sự ô hợp, nhốn nháo của xã hội đưa lại. Hình ảnh quan trường ậm ọe miệng thét loa gợi lên cái oan nhưng là cái oai cố tạo ra. Từ ậm ọe biểu đạt âm thanh của tiếng nói nhưng bị cản lại trong cổ họng đã khẳng định cái oai hờ của quan trường. Biện pháp đảo ngữ ậm ọe quan trường cũng giúp người đọc hình dung được tính chất lộn xộn của trường thi. Câu 3. Sức mạnh châm biếm, đả kích của bài thơ. Đối lập với hình ảnh sĩ tử và quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm. Hai nhân vật này được đón tiếp linh đình: cờ cắm rợp trời. Biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuật đối đã được vận dụng một cách triệt để,t ạo nên sức mạnh đả kich, châm biếm dữ dội, sâu cay: cờ trước, người sau, váy trước, người sau. Tú Xương đã đem cờ che đầu quan sứ đối lập với váy bà đầm, điều này tạo nên một tiếng cười nhưng ẩn trong đó không ít nỗi xót xa. Câu 4. Tâm trạng, thái độ của tác giả Hai câu kết chuyển đổi giọng điều từ mỉa mai, châm biếm sang trữ tình. Đó là lời kêu gọi, đánh thức lương tri. Câu hỏi phiếm chỉ: Nhân tài đất Bắc nào ai đó không chỉ hướng đến các sĩ tử năm đó mà còn đến những người được xem là nhâpn tài đất Bắc. Từ một khoa thi bình thường, tác giả đã làm nổi bật bức tranh hiện thực xã hội đương thời, bên cạnh đó còn thể hiện nỗi đau, nỗi nhục mất nước của tác giả. Bài ca ngất ngưởng của nguyễn công trứ 1. Tìm hiểu chung a. Hoàn cảnh sáng tác: sau những năm tháng công hiến hết mình cho triều đình cho nhân dân đất nước Nguyễn Công Trứ trút bỏ áo quan về quê ở ẩn sống cuộc sống nhàn nhã không lo toan bon chen. Nhân sự kiện ấy nhà thơ viết bài thơ này b. Thể loại: hát nói c. Bố cục: 3 phần: – Phần 1: 6 câu thơ đầu: ngất ngưởng khi làm quan – Phần 2: 10 câu tiếp: ngất ngưởng khi về hưu – Phần 3: còn lại: tổng kết cuộc đời II. Phân tích. 1.Cảm hứng chủ đạo của bài thơTừ “ngất ngưởng” xuất hiện 5 lần.Nghĩa thực của từ “ngất ngưởng” là : Trạng thái của một đồ vật có chiều cao trong tư thế ngả nghiêng, không vững chắc, lúc lắc, chông chênh, gây khó chịu cho mọi người )“Ngất ngưởng” chính là sự ngang tàng, phá cách, phá vỡ khuôn mẫu hành vi “khắc kỉ, phục lễ” của nhà nho để hình thành một lối sống thật hơn, dám khẳng định chính mình, khẳng định bản lĩnh cá nhân bắt nguồn từ ý thức về tài năng và nhân cách của bản thân .=> Đó chính là nội dung xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, làm nổi bật cá tính con người ông.Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách cảu bản thân, NCT trong “bài ca ngất ngưởng” đã phô trương, khoe sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho. Ngất ngưởng chính là sự ngang tàng, phá cách, phá vỡ khuôn mẫu hành vi “khắc kỉ, phục lễ” của nhà nho để hình thành một lối sống, thật hơn, dám là chính mình, dám khẳng định bản lĩnh cá nhân…Ngất ngưởng đối lập với lễ, danh giáo. 2.Những lời tự thuậta .Quãng đời làm quanTrong thời gian làm quan, NCT đã thể hiện thái độ “ngất ngưởng” của mình rất nhiều trong các tp của ông, như: ông cho rằng kẻ làm trai là phải mang lấy cái nợ và phải tung hoành ngang dọc để trả cho trọn cái nợ ấy“ Vòng trời đất dọc ngang ngang dọcNợ tang bồng vay trả trả vayChí làm trai Nam Bắc Đông TâyCho phỉ sức vẫy vủng trong bốn bể” ( Chí anh hùng ) Tuy nhiên, đối với NCT, công danh không chỉ là vinh mà còn là nợ, là trách nhiệm, vì vậy ông coi đó là sự dấn thân tự nguyện đem tự do, tài hoa nhốt vào vòng trói buộc. phù hợp với tâm trạng của con người đã trải qua bao nhiêu phiền luỵ chốn quan trường.- Câu 1 “Vũ trụ …phận sự”: Mọi việc trong trời đất chẳng có việc nào không phải là phận sự của ta.=> Thái độ tự tin, ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm và tài năng của bản thân.- Câu 2 “ông Hi văn tài…vào lồng” => Ông coi việc nhập thế làm quan như một trói buộc, giam hãm vào lồng.=> phù hợp với nhân cách của ôngÔng coi việc làm quan là mất tự do vậy mà vẫn ra làm quan : Vì ông coi việc làm quan là một điều kiện, một phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân vì nước và tài năng của mình. điều quan trọng là trong một môi trường có nhiều trói buộc, ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội của mình và vẫn giữ được bản lĩnh, cá tính.Lối sống “ ngất ngưởng” của NCT được ông thể hiện ngay đoạn đời từ khi ra làm quan, đoạn đời đó được ông tóm gọn trong 4 câu: 3, 4, 5, 6. - Câu 3, 4, 5, 6 Liệt kê tất cả các sự việc lớn nhỏ, các chức phận ông đã trải qua .=> Ông có tài năng thực sự và tận tâm với sự nghiệp, không hề luồn cúi để vinh thân phì gia. + Nghệ thuật: Hệ thống từ Hán Việt uy nghiêm trang trọng, âm điệu nhịp nhàng, nhiều điệp ngữ  khẳng định tài năng lỗi lạc, địa vị xã hội vẻ vang, xứng đáng một con người xuất chúng.b. Khi cáo quan - Câu 7, 8 : Năm cáo quan là một sự kiện lạ, phong cách khác người.Thái độ ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ lúc này như thế nào so với lúc ông sđang làm quan tại triều? (đậm nét hơn, vì đã được “tháo củi sổ lòng” thoát khỏi chốn quan trường).Ngày “đô môn giải tổ” của ông rất đặc biệt : NCT làm một việc ngược đời, đối nghịch. Người ta tán lọng, ngựa xe nghiêm trang, còn ông thì ngất ngưởng trên lưng con bò. Đã là một giống vật thấp kém, bò mà lại bò cái, nhưng lại được trang sức bằng đạc ngựa – đồ trang sức quý của loài vật cao cấp ( ngựa). Song ông còn buộc mo cau vào đuôi bò ở cái chỗ cần che nhất với một tuyên ngôn ngạo ngược: để che miệng thế gian =>trêu ngươi khinh thị cả thế gian kinh kì.- Câu 9 – 12: Cách sống phóng khoáng, thảnh thơi .+ Dẫn các cô gái trẻ lên chơi chùa, đi hát ả đào và tự đánh giá cao các việc làm ấy.+ Ông có quyền ngất ngưởng vì ông về hưu trong danh dự, sau khi đã làm được nhiều việc có ích cho dân… + “ Kìa núi nọ…mây trắng”: câu thơ trữ tình gợi một chút bâng khuâng, ý vị chua chát, những làn mây trắng trên đỉnh núi rất trắng, đậm ý nghĩa tượng trưng, gợi liên tưởng. + “Tay kiếm cung …từ bi”: cương vị, chức phận, cuộc sống đã thay đổi. Tay kiếm cung – một ông tướng có quyền sinh quyền sát  dạng từ bi: dáng vẻ tu hành, trái hẳn với trước.Câu 13 – 16: Quan niệm sống: + Không quan tâm được mất+ Không bận lòng khen chê+ Vui vẻ, không vướng tục Câu 13 – 16, ông là người không quan tâm đến chuyện được mất, không bận lòng vì sự khen chê, có những khi hành lạc: uống rượu, cô đầu, Một nhân cách, một bản lĩnh cao, chấp tất cả, không để luỵ và khinh tất cả những gì của thói thường. Câu 17, 18: Tổng kết cuộc đời mình, NCT cho rằng hai điều quan trọng nhất đối với kẻ nam nhi là trách nhiệm “kinh bang tế thế” và đạo nghĩa vua tôi. Ông đã giữ được trọn vẹn, đã thực hiện một cách xuất sắc.- Khi làm quan trong triều, ông cũng không chấp nhận sự khom lưng, uốn gối hay thói quỵ luỵ thường thấy “ trong triều ai…như ông”Khẳng định tài năng, phẩm giá, lòng trung nghĩa vua tôi. Tấm lòng và lời thề của tác giả suốt đời vì dân vì nước.- Câu cuối: vừa hỏi vừa khẳng định: trong triều không có ai sống ngất ngưởng như ông cả. => Bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống Hương Sơn phong cảnh ca .1 Bài thơ có thể chia thành ba đoạn :+ Đoạn 1 (bốn dòng thơ đầu) : giới thiệu thắng cảnh Hương Sơn, nhận xét tổng quát về cảnh đẹp và thể hiện tình cảm. + Đoạn 2 ( Từ “Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái… Ghập ghềnh mấy lối uốn thang mây”) : Tả cảnh đẹp Hương Sơn. Cảnh Hương Sơn mang vẻ đẹp của chốn tiên cảnh, như một bức tranh đẹp và nhiều sắc màu. + Đoạn 3 ( phần còn lại) : Suy nghĩ của nhà thơ về giang sơn đất nước. Đoạn thơ này có thể gắn với hiện thực đất nước để hiểu rộng và sâu hơn giá trị của bài thơ. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết qua một thắng cảnh của đất nước và tâm sự sâu kín của một nhà thơ về đất nước, cuộc đời 2.Bốn câu thơ đầu giới thiệu bao quát toàn cảnh Hương Sơn và trực tiếp nêu cái thú ban đầu khi đến với Hương Sơn. Hai nhịp cân xứng xác định nét cơ bản bao trùm lên cảnh trí Hương Sơn bằng một nhận xét tinh tế: vừa là danh lam thắng cảnh do tạo hoá ban tặng vừa là công trình tôn giáo. Cảnh được dựng lên vừa mang nét bình dị, gần gũi, vừa thấm đượm không khí huyền diệu, linh thiêng. Đó là niềm “ao ước” không chỉ trong giây lát mà đã trở thành niềm khát khao “bấy lâu nay” của bao du khách. -Câu thơ thứ ba có giá trị tạo hình đặc sắc nhờ cách hợp giữa hình thức điệp từ liệt kê và thủ pháp luyến láy “non non, nước nước, mây mây”… Vừa vẽ ra cảnh trí hùng vĩ của non nước, mây trời Hương Sơn như một bức tranh thuỷ mặc cổ điển vừa tạo được âm điệu ngân nga, bâng khuâng man mác như cảm xúc của du khách trước vẻ huyền ảo chốn bồng lai tiên cảnh. 3. Ba khổ giữa miêu tả cảnh đẹp cụ thể của Hương Sơn. Rừng mơ, suối Yến, tiếng chim ca thỏ thẻ “vườn hoa”, dáng cá “lững lờ” dưới dòng nước trong veo, phẳng lặng, tiếng chuông chùa ngân nga… là những hình ảnh sinh động biến hoá như có hồn. Bức tranh phong cảnh vừa hiện thực vừa mang màu sắc huyền thoại lãng mạn được dệt nên bởi nghệ thuật ẩn dụ nhân hoá: “chim cúng trái”, “cá nghe kinh”, cách phối thanh, phối hình tài hoa tinh tế đã gợi lên được thần thái Hương Sơn. Âm điệu của “tiếng chày kình” (tiếng chuông chùa) như dẫn dụ du khách vào giấc mộng cõi tiên cảnh để tâm hồn được cao khiết, thánh thiện hơn.Khung cảnh thiên nhiên đẹp như trong cõi mộng và không gian tĩnh lặng đã khiến cho “khách tang hải giật mình”. Cái giật mình ấy vừa làm nổi bật lên vẻ tĩnh lặng của không gian vừa diễn tả được sự say sưa của khách khi đứng trước cảnh đẹp Hương Sơn.Qua đoạn thơ, những lớp lang trập trùng cao thấp của thắng cảnh Hương Sơn lần lượt hiện lên như mời gọi, như mê hoặc. Sự lặp lại đại từ chỉ định “này” được lặp lại 4 lần để liệt kê 4 thắng cảnh tiêu biểu nổi tiếng gắn với những huyền thoại li kì về cửa phật đã nhân lên cảm xúc say sưa khoan khoái. Tiếp theo là những câu thơ giàu chất hoạ, chất nhạc với các từ láy gợi hình “long lanh”, “thăm thẳm”, “gập ghềnh” vẽ ra vẻ đẹp mộng ảo, thần tiên huyền bí của “Nam thiên đệ nhất động” .4. Đoạn kết bài thơ là nơi tập trung thể hiện tư tưởng và cảm hứng về tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc của nhà thơ. Câu hỏi “Chừng giang sơn còn đợi ai đây?” vừa kín đáo biểu lộ niềm tự hào của con người đã đóng góp nhiều công sức tôn tạo thêm vẻ đẹp huyền diệu của Hương Sơn vừa nhắc nhở mọi người cùng có trách nhiệm làm đẹp cho giang sơn đất nước. Bài ca kết lại trong sự hoà quyện giữa cảm hứng tôn giáo đầy thành kính trang nghiêm và tình yêu quê hương đất nước tha thiết. Điều đó góp phần làm cho Hương Sơn đẹp hơn, hấp dẫn hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan