Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sổ tay hướng dẫn nuôi cá nước ngọt...

Tài liệu Sổ tay hướng dẫn nuôi cá nước ngọt

.PDF
166
1
77

Mô tả:

i ÍYỄN DUY K H O Á T 001474 IÔNG LÂM .3 NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIÊP KS. NGUYỄN DUY KHOÁT Sổ TAY HƯỔNG DAN NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT ( Tái bản lần thứ 1) NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP Hà nội 2002 LÒI NÓI ĐẦU Nghê nuối cá nước ngọt ở nước ta ỉ ù một nghê truxén thống ìâu đời. Cảnh nhà có "vườn cây ao cá” lù sự hiểu hiện của những gia đình nông thôn vào loại trung hùi ngày xưa, vì "thứ nhất canh trì, thứ /thì canh viên”. Điều đó đến nay vẫn đủng. Canil trì lù nuôi cá ao, nói rộng ra là nuôi trồng tìuiỷ sản, là nghề "một vốn bốn lời". Ngày nay phong trào làm kinh tểVAC lù sự phát huy có chọn lọc và không ngừng đổi mới, nâng cao những kinh nghiêm truyền thống của nhân dân. Nhiều gia đình nuôi cá ngày nay không chỉ nhằm cái thiện bữa ăn hàng ngày mà còn thu được khối lượng sản phẩm hàng hoá bán trên thị trưởng, không ít gia đình đã làm giàu nhờ nuôi cá. Trong mấy năm gần đây, nghề nuôi cá ở nước ta đỡ đạt được nhiều thành tựu về nghiên cứu khoa học kỹ thuật: di nhập thuần hoá, sản xuất nhún tạo được thêm các đối tượng cá nuôi mới như cá chép lai, các ró hu ịtrôi An Độ), cá Mrigan, cá trê lai... vù nuôi cứ rô phi đơn tính, v.v... đã làm phong phú thêm cơ cấu đàn cá nước ngọt có phẩm giống tốt, giá trị kinh tê cao. Vì thế các quy trình nuôi cá và hình thức 3 nu ói cá thâm canh cũng không ngừng được đổi mới tiến bộ. Các quy trình đó cần được phổ biển kịp thời VÙ sâu rộng trên khắp miền đất nước. Cuốn sách: "Sổ tay hướng dẫn nuôi cá nước ngọt" được tác giá biên soạn trên cơ sở các quy trình kỹ thuật Ngành ĩỉntỷ sản, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đỡ được ứng dụng thành công trong sản xuất đại trà, kết hợp với nhũng kinh nghiệm thực tể sáng tạo của tổ chức và phong trào nuôi cá ao và cá lồng tại một sô' cơ sỏ sản xuất trong cả nước. Chúng tồi hy vọng rằng với nội dung thiết thực và cách trình bày dễ hiểu, cuốn sách này sẽ có ích cho các hộ gia đình muốn phát triển nghề nuôi cá. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP 4 Phần thứ N hất MỘT SỔ ĐIỀU CẦN BIẾT KHI THựC HIỆN NUÔI CÁ NƯỚC NGOT TRONG MÔ HĨNH VAC L TIỀM NÀNG MẶT NƯÓC VÀ TRUYỀN THỐNG NUÔI CÁ LẨU ĐÒI CỦA NHÂN DẨN TA Đất nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có bờ biển dài 3260 km, địa hình dốc từ Tây sang Đông, hàng năm có mưa nhiểu đã tạo ra vô số các lảng nước: từ những dòng sông hùng vĩ, đầm hồ mÊnh mông, đến những kênh mương, ao hồ nơi thôn xóm... đó là những vùng đất đai chìm, có sắc thái độc đáo về thuỷ sinh vật học, tạo nên cảnh non nước hữu tình và chứa đựng một tiềm năng lớn về thuỷ sàn. Nếu không tính các sông ngòi, kênh rạch khai thác tự nhiên, chỉ tính riêng diện tích nước ngọt có khả năng nuôi cá ở các loại hình khác nhau hiện nay éS-cổ tóĩ 1.024.000 ha. Về các giống loài cá nước ngọt riêng khu hệ cá sổng Hồng và sông Cửu Long đã có gần 600 loài, trong đó có khoảng 90 loài có giá trị kinh tế cao. 5 Đất nước ta lại là một đất nước nông nghiệp, đến nay cả nước dân cư nông nghiệp vẫn chiếm 75-80% dân số. Từ nhiều thế kỷ trước, người nông dân nước ta đã biết nuôi cá cùng với công việc trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc, gia cầm (tất nhiên ở trình độ thô sơ). Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" của nhà sử học . Ngô Sĩ Liên có chép rằng: . Đời nhà Trần, trong triều đình cũng có ao nuôi cá. Nhà vua đã bổ nhiệm một chức quan trực tiếp trông coi. Cụ thể: défi vua Trần Nhân Tôn có Trịnh Giác Mật làm phản, lập căn cứ người "man" ở vùng thượng du để chống lại triều đình. Nhà vua đã sai tướng Trần Nhật Duật đến dụ hàng. Mật đã quy thuận triều đình rồi đem theo cả vợ con ra mắt nhà vua. Vua Trần ngợi khen rồi cho Mật ở lại kinh, ban cho tước "Thượng phẩm" vào hầu ao nuôi cá. Đời vua Trần Dụ Tông (một ông vua thời Trần mạt), năm 1363 đã sai đào hồ ở vườn ngự trong hậu cung. Bắt nhân dân Hải Đông chở nước mặn về chứa ở đó để nuôi các loài hải vật như đổi mồi, cá biển; lại bắt dân Hoá Châu (Huế) chở cá sấu về thả. Còn hồ Thanh ngư để thả cá thanh phù (cá diếc). Cá đều được chức Khách đô vua đặt ra coi giữ. 6 Trong sách "Vân Đài Loại ngữ" của nhà bác học Lè Quý Đôn, ông đã dành 26 điều mục để ghi chép về nguồn gốc, đặc điểm, cấu tạo, điều kiện sống và địa lý phân bố của nhiều loài cá trong sông hổ nước ta. Trong dịp đi công cán vùng Son Nam, Tuyên Quang, Lạng Son, ống đã ghi: "ở xứ Son Nam nước ta, dân vùng ven sông đi vớt cá con về bán buôn cũng giống như người phưcng Bắc (Trung Quốc) Phạm Nãi nổi: "Nuôi cá ba năm được lời tới mấy nghìn vạn. Lợi nuôi cá to thật”. Hon hai thế kỷ đã trôi qua, những điều ghi chép của Lê Quý Đôn đã để lại cho ta một tài liệu lịch sử đáng quý về tri thức khoa học kỹ thuật nghề nuôi cá cổ truyền của dân tộc ta. Ỏ vùng đồng bằng sông Hồng: chỉ tính riêng các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã có khoảng 120.000 ha mặt nước có thể nuôi cá nước ngọt, tìnong đó 29.600ha là ao, 13.000ha ruộng trũng, 5í.000ha mặt nước lớn. Nhiệt độ không khí ở các tỉnh phía Bắc dao động từ 10 - 38°c, vào mùa đông có ngày nhiệt độ khồng khí xuống tới 5-6°C, nhưng nhiệt độ nước ít khi xuống dưới 15°c, nhờ thế các sinh vật làm thức ăn cho cá cũng như các loài cá nuôi sinh trưởng .phát ttiển thuận lợi. 7 Qua các tỉnh đồng bằng Bắc bộ ta thường gặp những cái ao nằm trong luỹ tre làng. Những ao này đã bao đòi gắn bó với đời sống kinh tế ở nông thôn. Gia đình có được một vài cái ao thoáng rộng ở cạnh nhà, soi bóng vườn cây ăn quả, lại thả thêm đàn vịt bơi bồng bềnh trên mặt nước, cảnh sắc thật êm đềm. Hàng năm thả vào ao vài trăm con cá giống, mè, trôi, trắm, chép... mỗi khi nhà có khách hoặc muốn bữa ăn tươi chỉ việc mang vó ra cất mấy mẻ là có mâm cơm hấp dẫn. Đến cuối năm tát ao thu hoạch thêm được món tiền tiêu Tết. Sang mùa xuân ấm áp người ta lại tu sửa ao, những ao dày bùn được bốc íên bón cho các gốc cây cải tạo đất vườn, rồi sử dụng lòng ao để trồng một vụ rau cần "Thứ nhất canh trì, thứ nhì canh viên" (Trì nghĩa là ao, viên là vườn). Đó là phương thức canh tác cổ truyền VACkếthợp. Và như nhiều bậc lão nông còn nhớ, nghề vớt cá bột trên sông Hồng, sông Đuống v.v... ở miền Bắc đã có từ lâu đời. Trước đây khi công nghệ sản xuất cá giống nhân tạo chưa phát triển thì nguồn cá giống nuôi chính là vớt cá bột thiên nhiên về ương nuôi. Hàng năm cứ vào tiết tháng 4-5 âm lịch, khi lúa chiêm ngoài đổng đã mẩy hạt, đỏ đuôi là dấu hiệu đã đến mùa cá bột. ít ngày sau vào những buổi hoàng hôn và ban đêm, từ phía chân trời Tây Bắc có 8 inh chớp nhav nháy và những đám mây đen đặc đùn lẽn là sự báo hiệu đã có mưa rừng. Những trận mưa ■gưồn dồn nước xuống hạ ỉưu. Cá mè, trôi, trắm đã ngược dòng lên bãi đẻ. Trứng cá trôi theo nước lũ vé xuôi và nở thành cá bột. Những ngư dân mang các dụng cụ xăm vọt ra bờ sông để vớt lấy hằng hà sa số những con cá bột nhỏ li ti về ưotag thành cá giống rồi quẩy đi bán khắp các làng quê. Từ những thực tiễn, người nông dân đồng bằng Bắc bộ đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm thành những câu tục ngữ như "Sâu ao cao bờ”, "Thưa ao béo cá”, "Nước cở cú lớỉì", "Hoa m>ư tòng hoa cốc" (mùa cá bột theo mùa lúa chiêm), "Thiếu tháng tám mất hoa ngư, thiếu tháng tư mât hóa cốc", v.v... Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long Sách "Gia Định thành thống chí" có ghi: "Cửu Long là 9 con rồng, cửa sông là những miệng rồng tuôn nước ra biển Đông”. Hai ngành lớn của dòng Mékong là sông Tiền và sông Hậu. Sang mùa mưa, nước tràn xuống đầy biển, đầy hổ, rồi những vùng ven sông, kênh rạch, bưng bầu đều ngập nước, mang Iheo vào nguồn tôm cá tự nhiên rất lớn. Tuy nhiên khoảng hai chục nãm nay, nguồn lợi tôm cá khai thác tự nhiên ngày càng giảm sút, song nhân dân đã phát triển mạnh các hình thức nuôi cá. 9 Vùng đổng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích mặt nưóc nội địa gần 1 triệu ha chiếm gần 30% tổng diện tích tự nhiên của vùng. Riêng diện tích nước ngọt vào khoảng 345.OOOha. Nghề nuôi cá ở các miệt vườn Nam bộ cũng đã có từ lâu. Bà con thường sử dụng các mặt nước nhỏ như ao, đìa, mưomg vườn để kết hợp nuôi các giống cá địa phương như tra, vồ, cá mùi, cá chép, cá rô phi và tôm càng xanh đạt được năng suất khá cao. Nhân dân vùng Đồng Tháp Mười hiện đang phát triển nuôi cá trong ruộng lúa. Trong ruộng người ta đào một cái chuôm (đìa) rộng chừng nửa công, sâu hơn mặt ruộng độ 60cm. Đất đào chuôm được đổ lên tôn cao mặt ruộng. Trong chuôm cắm chà và thả thức ăn dụ cá đến trú ở. Sang mùa khô nước rút, cá trên ruộng trút xuống đìa, nhiều nhất là cá lóc. Cá được tiếp tục nuôi lớn một thời gian rồi thu hoạch. Nghề nuôi cá bè được phát triển đầu tiên ở tỉnh An Giang từ trên 20 năm qua đã tạo ra sản lượng cá hàng hoá khá lớn. Theo thống kê năm 1990, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của toàn vùng này là 220.000ha (gồm cả nuôi nước ngọt và nước lợ). 10 Trong đó riêng cá nước ngọt là 90.000ha Nuôi tôm càng xanh 7.120ha Nuôi cá bè 650 chiếc (Trong sách này sẽ không đề cập đến nuôi trổng thuỷ sản mặn lợ). Nhân dân Nam bộ cũng có câu tục ngữ "Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, khống sợ nghèo nuôi vịt'1. Ở các tỉnh trung du, miền núi và Tây Nguyên Một số địa phương cũng đã có nghề nuôi cá cổ truyền, chẳng hạn bà con dân tộc Tày ở huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Cạn vẫn giữ tập quán nuôi cá chép ở các thửa ruộng bậc thang cấy lúa. Người ta dùng ống bương, nứa làm máng dẫn nước từ khe suối làm mưa nhân tạo xuống một cái chuôm nhỏ diện tích 68m2 đào ở một góc ruộng để kích thích cá vật đẻ rồi thu trứng về ấp và ương san thành cá giống rồi san rộng ra nuôi ờ nhiều ruộng lúa khác. Ruộng nuôi cá kết hợp với cấy lúa đều được đào chuôm và xẻ rãnh cho cá đi lại và trú ẩn. Từ khi đất nước thống nhất đến nay, phong trào nuôi cá ở gia đình miền nủi ngày càng được phát Hiển nhờ việc nhân dân đào ao ven suối và ngăn khe 11 đắp đập làm ao nuôi cá nước chảy, tự túc được cá ăn tươi trong gia đình và địa phương. Nhất là cùng với sự ra đời của các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, đất nước ta đã hình thành nhiều hổ chứa nước lớn như hổ Cấm Sơn (Bắc Giang), Núi Cốc (Thái Nguyên), Thác Bà (Yên Bái), Suối Hai (Hà Tây), Tam Hoa (Lạng Sơn), Khe Lang, Kẻ Gồ (Nghệ Tĩnh), cẩm Ly (Quảng Bình), Sông Đà (Hoà Bình), Trị An (Sông Bé), Ialy (Tây Nguyên), Dầu Tiếng (Tây Ninh) v.v... đã được các gia đình ngư dân và một số hộ nông dân trong vùng phát triển kinh doanh nuôi cá lổng. Các bè cá đã kết thành nhũng làng nổi trên sóng nước. % * * Trong vòng 30 năm qua, công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật về nuôi trổng thuỷ sản ở nước ta đã đạt được một số thành tựu rất đáng kể: Đội ngũ các nhà khoa học nghề cá ngày một đông đảo, nhiều Viện và Trung tâm nghiên cứu được thành lập. - Vào khoảng 1960 - 1970, nước ta đã nghiên cứu thành công việc sinh sản nhân tạo một số loài cá nuôi như mè, trôi, trắm cỏ và sản xuất được kích dục tố sinh sản cá. 12 - Đã đi giống, thuần hoá và lai tạo thành công một số loài cá mới như nhóm cá chép Ân Độ, cá rô phi, cá trê phi, cá chép kính Hunggari, V .V .... - Từ năm 1992 đến nay, phong trào nuôi cá trê lai, cá bống tượng, cá chiên, tiếp theo là nhập nội cá rô phi hổng và rô phi vằn thuần chủng dùng làm nguyên liệu sản xuất cá rô phi đon tính đực nuôi cho năng suất cao. - Các tổ chức khuyến ngư từ Trung ương đến địa phương được thành lập đã mở được các lóp tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ tiên tiến về nuôi cá cho nhân dân. Hiện nay nhân dân ta không chỉ nuôi cá trong ao hồ nước tĩnh mà còn phát triển mạnh hình thức nuôi cá lồng, bè trên các sông nước chảy. Nguyên liệu làm lồng cũng ngày càng cải tiến, có thể bằng tre, gỗ, lưới sắt và lưới nilon. Nuôi cá lồng bè nếu khắc phục được những rủi ro về dịch bệnh cá hoặc thiên tai trong mùa lũ sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ gia đình ở các tỉnh phía Nam phát triển nuôi cá bống tượng, hoặc rô phi đơn tính để xuất khẩu cho thu nhập mỗi năm từ vài ba chục đến hàng trăm triệu đồng. Nuôi cá đang trở thành một ngành sản xuất hàng hoá. 13 II. NHỮNG ĐIỀU CẨN BIẾT VÊ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CÁ 1. Đặc điểm lý hoá của ao hồ nuôi cá Do những đặc điểm hình thành các ao hồ kênh rạch khác nhau và phân bô ở những vùng địa lý khác nhau (như đồng bằng, trung du, miền núi và ven biển) mà có diện tích, độ sâu, chất đáy, chất nước khác nhau có ảnh hưởng trực tiếp đến nuôi cá. 1.1. Đặc điểm của đáy ao hồ Những ao hồ đầm được hình thành từ lâu đời có lớp bùn đáy rất dày, có thể từ 0,40 - 0,60m, có những hổ còn sâu hơn. Chất đáy là do sự lắng đọng của các chất hữu cơ cùng đất đai bị rửa trôi tích tụ lâu năm. Đối với những đáy ao hổ ở vùng trung du, miền núi và ven biển đất trơ và đáy thường có nhiều cát sỏi. Chất đáy có liên quan rất lớn đến chất nước ao hổ. Nếu ao hồ được hình thành ở vùng đất thịt hoặc đất pha cát nhất là ở các khu đông dân cư thì chất đáy màu mỡ, chỉ số pH thường là trung tính hoặc hơi kiềm (pH = 7-7,5) như vậy là thích hợp với nuôi cá. Ao hồ hoang hoá hình thành ở trên vùng đất chua mặn hoặc hoàn toàn là đất cát, đất sét, độ pH ở đây 14 thường thấp (pH = 4,5 - 5,5) và khá năng giữ nước và độ màu mỡ rất kém vì nghèo chất dinh dưỡng, phù du sinh vật kém phát triển, nuôi cá chậm lớn. Nếu nước bị chua phèn còn làm chết cá. Muốn nuôi được cá ở các ao này phải cải tạo bằng cách rửa chua, bón vôi và phân chuồng. Trên mặt bờ ao phải trồng cỏ để hạn chế đất bị rửa trôi. Trước khi nuôi cả phải kiểm tra lại độ pH. 1.2. Đặc điểm lý hoá học của nước ao hồ Toàn bộ đời sống của cá và các sinh vật làm thức ăn tự nhiên cho cá đều gắn bó với nước, nếu tính chất chung của nước và riêng của từng loại vực nước có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của cá. Nước có khả năng hoà tan nhiều chất vô cơ, hữu cơ, các chất muối dinh dưỡng và chất khí, dẫn đến đặc điểm của từng vực nước tốt, xấu khác nhau. ] .2.1 .Yếu tố nhiệt độ Nhiệt độ nước ao hổ thường phụ thuộc vào nhiệt độ không khí nhưng mức độ biến thiên chậm hơn nhiệt độ không khí và ở hồ lớn khác vởi quy luật của ao hồ nhỏ. Nói chung nhiệt độ trong nước thường ổn định và điều hoà hơn trên cạn, biểu hiện rõ là về mùa lạnh, nước trong ao hồ càng ở dưới sâu càng ấm, còn sang mùa nóng thì nước ở độ sâu lại mát 15 hơn ở tầng mặt. Những hổ lớn nhiệt độ không khí xuống tớí 0°c - 7°c nhưng nhiệt độ nước thấp nhất trong hồ nước chỉ xuống khoảng I2°c. Mùa hè nhiệt độ không khí lên tới 36-38°C nhưng nhiệt độ nước chỉ lên 33 - 34°c. Nhiệt độ nước cũng còn thay đổi theo ngày đêm. Bởi vậy trong các ao hồ nuôi cá người ta thường thả bèo tây vào một góc ao để che nắng mùa hè và ngăn bớt gió rét mùa đông. Người ta cũng thả những loài cá yếu chịu rét xuống các ao sâu để chống rét cho cá. 1.2.2. Hàm lượng oxy hoà tan Nguồn oxy trong nước bao gđfti: Oxy không khí hoà tan trong nước do sóng và gió (Đối với các bể ương cá hiện đại, người ta còn trang bị máy sục khí để dẫn truyền oxy). Nguồn ọxy cung cáp chính trong ao là do hoạt động quang hợp cùa thực vật thuỷ sinh, tuy nhiên lượng oxy trong noóc có ít hơn đến 20 lần so với trên mặt đất. Nguồn oxy trong nước thường lù te lM n bị tiêu hao do sự hô hấp của sinh vật thuỷ sãlt-và do quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ tỊXMkgrmsdc. Do đó hàm lượng oxy trong nuớeìmờữ có sự thay đổi và ở các hổ ao khác nhau cũngc6 hMng oxy hoà tan khác nhau, ở hồ lớn hàm lượng H kỹtoà tan lớn, 16 thường từ 5-9mg Ơ2/lít và có lúc lên tới 11 m gO ^ít. Ớ ao hồ nhỏ hàm lượng oxy hoà tan nhỏ hon. Độ sâu của ao hồ khác nhau cũng có hàm lượng oxy hoà tan khác nhau. 0 tầng nước mặt từ 0-0,5m hàm lượng oxy hoà tan ổn định từ 7,5-8,5mg/lít. Càng xuống sâu, hàm lượng oxy càng giảm dần. Hàm lượng oxy còn thay đổi theo thòi gian ngày đêm: ở điều kiện ao bình thường, hàm lượng oxy cao nhất trong nước thường đạt 8-11 m g02/lít vào lúc 15 - 17 giờ (3-5 giờ chiều) và thấp nhất là 0,8-1,28mg02/lít vào lúc 1-7 giờ sáng. Như vậy là chỉ trong 1 ngày đêm mà cá phải chịu đựng và thích ứng với sự dao động quá lớn về hàm lượng oxy, đó cũng là lý do về ban đêm và lúc sáng sớm, nhiều loài cá (như mè, trôi, trắm, chép) thiếu oxy thường phải nổi đầu lên mật nước. 1.2.3. Khí COi (cacbonic) Khí CQ2 có hại cho sự hô hấp của cá, hàm lượng C 02 trong nước cao sẽ làm cá ngạt thở. Nguồn C 02 được tạo ra trong nước ao hổ là do sự hoà tan khí C 02 từ không khí vào nước bởi sóng, gió. Còn do quá trình hô hấp của sinh vật trong nước (hấp thụ 0 2 và thải C 02) và do quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ có trong nước. Sự biến động C02 trong nước hoàn toàn npươc lai vói hàm lượng 17 oxy trong nước: ở tầng mặt, hàm lượng C 02 thấp và tầng đáy ao có hàm lượng C 02 cao. 12.4. KhíH 2S (Suynỷua hydrô) Khí H2S cũng là chất khí độc hại cho cá, được tạo ra bởi quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh lắng đọng dưới đáy nếu ao nước bị tù đọng, giàu chất hữu cơ, thiếu nguồn nước bổ sung thường xuyên, mỗi khi "trở trời" các chất hữu cơ phân giải nhanh, tạo ra nhiều khí H2S, vượt quá ngưỡng chịu đựng của cá và khồng có lợi cho sinh vật phù du phát triển. Các ao hồ nước lưu thông thì hàm lượng H2S thấp hoặc không có. 1.2.5. Độ pH pH là một ký hiệu dùng để diễn tả mức độ chua (axit) hoặc kiềm (base) của nước. Người ta thường -dùng một loại giấy so màu nhúng xuống nước, hoặc dụng cụ chuyên dùng đo độ pH của ao nuôi cá. Chỉ số pH = 7 là nước trung tính, chỉ số pH càng thấp là nước càng chua, chỉ số pH càng cao, nước càng kiềm. Trong điều kiện đất chua, những quá trình trao đổi lý hoá học giữa các thành phần trong đất và nước ao tạo ra các chất bất lọi cho sự phát triển các loài sinh vật, vi khuẩn cố định đạm (Aiotobacter) không phát triển và không có khả năng liên kết đạm 18 tự do, các vi khuẩn amôn hoá và nitrat hoá cũng như các sinh vật phù du cũng không phát triển được, cá chậm lớn, còi cọc. Độ pH còn có ảnh hưởng đến sự hô hấp của cá; Nếu nước bị chua phèn nhiều sẽ tác động lên chất nhờn của mang cá và da cá, ngăn cản sự hô hấp có thể làm cá chết. Ngược lại, nếu nước có độ kiềm cao thì chất kiềm cũng phá huỷ mang và da cá. Độ pH ở ao hồ nuôi cá thường biến động không' lớn, từ 7 - 7,6, tương đối ổn định, không có sự chênh lệch ở các khu vực trong hồ và các tháng trong năm. Ớ độ sâu độ pH có giảm hơn, dao động từ 6,5-6,8 chính là do ảnh hưởng của sự phân huỷ yếm khí lóp đáy bùn giàu chất hữu cơ. 12.6. Các yếu tố dinh dưỡng Các yếu tố dinh dưỡng chính trong nước ao hồ là xác định hàm lượng đạm, lân và lượng tiêu hao oxy của các họp chất hữu cơ có trong nước. - Hàm lượng đạm N 03: thay đổi theo mùa vụ, vào mùa nước lớn hàm lượng N 0 3 lớn, vào mùa nước cạn hàm lượng N 03 thấp, biến động chung từ 00,2mg/lít. - Hàm lượng NH4 +: biến động từ 0-0,38mg/lít - Hàm lượng p20 5 từ 0,02-0,075mg/l. 19 - Hàm lượng muối dinh dưỡng trong nước ao hồ cũng thay đổi theo mùa và độ sáu ao. Vào mùa nước lớn hàm lượng cao, mùa nước cạn hàm lượng muối dính dưỡng càng thấp. Độ sâu của ao hồ: Hồ ao càng sâu, hàm lượng muối dinh dưỡng tăng dần từ mặt tới độ sâu. Hàm lượng muối dinh dưỡng còn thay đổi theo từng vùng và địa phương khác nhau. Những ao hồ gần khu dân cư giàu chất dinh dưỡng hơn nhỡng ao hồ ở vùng đồi trọc, khô cằn. 2. Thức ăn tự nhiên trong vùng nước ao, hồ Nguồn nước tốt là nguồn nước phát triển nhiều loài sinh vật làm thức ăn cho cá. Thức ăn tự nhiên trong ao hồ bao gồm nhiều loài sinh vật trong nước, từ các vi khuẩn cho đến các tảo và các thực vật bậc cao sống trong nước đến các động vật sống lơ'lửng trong nước hay động vật sống đáy. Ngoài ra, thức ăn tự nhiên còn gồm cả các chất mùn bã hữu cơ là xác các động thực vật khi chết chìm xuống đáy và trong quá trình phần huỷ đã tạo nên một loại thức ăn thích hợp cho cá. 2.1. Tảo (Thực vật phù du): là nhóm thức ăn quan trọng, chúng là nguồn thức ăn ban đầu cho các loại 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất