Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánhhiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sen 2 vụ ở huyện th...

Tài liệu So sánhhiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sen 2 vụ ở huyện tháp mười

.PDF
79
357
105

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -----˜ & ™----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HAI MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA 3 VỤ VÀ SEN 2 VỤ Ở HUYỆN THÁP MƯỜI Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện NGUYỄN QUỐC NGHI LÊ THỊ MỸ LINH MSSV: 4061700 Lớp: Kinh Tế Nông Nghiệp 1-k32 Cần Thơ, 2010 LỜI CẢM TẠ ---o0o--Qua bốn năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ, thầy cô đã giảng dạy, trang bị cho tôi nhiều kiến thức bổ ích không những về chuyên ngành mà cả những kiến thức thực tiễn trong cuộc sống giúp tôi tự tin khi bước ra khỏi ngưỡng cửa đại học. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh nói riêng và tất cả quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung đã tận tình giảng dạy tôi suốt bốn năm qua. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Quốc Nghi đã giành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn tôi để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trưởng Phòng Nông Nghiệp, các anh, các chị ở Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ở huyện Tháp Mười đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập trong thời gian qua. Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và công tác tốt! Kính chúc Trưởng Phòng Nông Nghiệp, các anh, các chị tại Phòng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn ở huyện Tháp Mười luôn dồi dào sức khoẻ, công tác tốt. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện LÊ THỊ MỸ LINH i LỜI CAM ĐOAN ---o0o--Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào tại cơ quan thực tập. Ngày …. tháng …. Năm 2010 Sinh viên thực hiện LÊ THỊ MỸ LINH ii MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát........................................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2 1.3 Kiểm định giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu.......................................................... 2 1.3.1 Kiểm định giả thuyết .................................................................................... 2 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................... 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3 1.4.1 Phạm vi về không gian.................................................................................. 3 1.4.2 Phạm vi về thời gian ..................................................................................... 3 1.4.3 Phạm vi về nội dung ..................................................................................... 3 1.5 Lược khảo tài liệu nghiên cứu ............................................................................... 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 5 2.1 Phương pháp luận ................................................................................................. 5 2.1.1 Một số khái niệm .......................................................................................... 5 2.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế ....................................................................................... 8 2.1.3 Các chỉ tiêu tài chính .................................................................................... 9 2.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 9 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu........................................................................ 9 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 10 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................ 16 3.1 Đặc điểm tự nhiên............................................................................................... 16 3.1.1 Lịch sử hình thành ...................................................................................... 16 3.1.2 Địa hình...................................................................................................... 16 3.1.3 Khí hậu....................................................................................................... 16 3.1.4 Tiềm năng phát triển của hương sen Tháp Mười......................................... 17 3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................... 19 3.2.1 Kết quả sản xuất nông lâm – Thủy sản........................................................ 19 3.2.2 Công tác phát triển nông thôn ..................................................................... 21 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA 3 VỤ VÀ MÔ HÌNH SẢN XUẤT SEN 2 VỤ................................................ 23 4.1 Đánh giá nguồn lực của nông hộ ......................................................................... 23 4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của hai mô hình.......................................................... 30 4.2.1 Đặc điểm sản xuất của vùng nghiên cứu ..................................................... 30 4.2.2 Các chỉ số đo lường hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất......................... 30 4.2.3 Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất 3 vụ lúa ............ 31 4.2.4 Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất 2 vụ sen............ 32 4.2.5 So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình 3 vụ lúa và mô hình 2 vụ sen............ 34 4.2.6 Đánh giá hiệu quả kinh tế khi bao gồm chi phí cơ hội................................. 35 4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hai mô hình............... 37 4.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất 3 vụ lúa.............. 37 4.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất 2 vụ sen........... 41 4.4 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của hai mô hình ...................................... 46 4.4.1 Mô hình sản xuất lúa 3 vụ........................................................................... 46 4.4.2 Mô hình sản xuất sen 2 vụ .......................................................................... 48 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA 3 VỤ VÀ SEN 2 VỤ .................................................................. 49 5.1 Đối với sản xuất lúa 3 vụ .................................................................................... 49 5.1.1 Giảm thiểu chi phí sản xuất......................................................................... 49 5.1.2 Các lưu ý để gia tăng lợi nhuận................................................................... 49 5.2 Đối với sản xuất sen 2 vụ ................................................................................... 50 5.2.1 Giảm thiểu chi phí sản xuất......................................................................... 50 5.2.2 Các lưu ý để gia tăng lợi nhuận................................................................... 50 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 52 6.1 Kết luận .............................................................................................................. 52 6.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 53 6.2.1 Đối với Nhà nước và Chính quyền địa phương .......................................... 53 6.2.2 Đối với người nông dân .............................................................................. 54 6.2.3 Đối với các cơ quan, tổ chức khuyến nông, các viện nghiên cứu................. 55 6.2.4 Đối với các đơn vị cung cấp các yếu tố đầu vào.......................................... 55 6.2.5 Đối với ngân hàng ...................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 56 PHỤ LỤC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ...................................................................... 57 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA............................................................................... 70 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Mô tả địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 10 Bảng 2: Kết quả diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa năm 2009 ............................ 20 Bảng 3: Kết quả diện tích gieo trồng cây hoa màu năm 2009 ..................................... 20 Bảng 4: Diện tích đất sản xuất ................................................................................... 23 Bảng 5: Thống kê nguồn lao động của nông hộ.......................................................... 23 Bảng 6: Số nhân khẩu của nông hộ ............................................................................ 24 Bảng 7: Lao động gia đình tham gia sản xuất............................................................. 25 Bảng 8: Trình độ học vấn của nông hộ....................................................................... 25 Bảng 9: Nông dân tham gia mô hình Tiến Bộ Kỹ Thuật của sản xuất lúa 3 vụ ........... 26 Bảng 10: Hình thức tiếp cận Tiến Bộ Kỹ Thuật của nông hộ ..................................... 27 Bảng 11: Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ ............................................................. 27 Bảng 12: Số buổi tham gia tập huấn Tiến Bộ Kỹ Thuật của nông hộ.......................... 28 Bảng 13: Vốn sản xuất của nông hộ........................................................................... 29 Bảng 14: Cơ cấu chi phí sản xuất của mô hình lúa 3 vụ ............................................. 31 Bảng 15: Lợi ích và chi phí của mô hình sản xuất lúa 3 vụ......................................... 32 Bảng 16: Cơ cấu chi phí sản xuất của mô hình sen 2 vụ............................................. 33 Bảng 17: Lợi ích và chi phí của mô hình sản xuất sen 2 vụ ........................................ 34 Bảng 18: So sánh các chỉ số tài chính của mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sen 2 vụ....... 35 Bảng 19: So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình theo chi phí cơ hội...................... 37 Bảng 20: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình lúa 3 vụ....................... 38 Bảng 21: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình sen 2 vụ ....................... 42 So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sen 2 vụ ở Tháp Mười CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 . ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Từ xa xưa cho đến nay, trong suốt quá trình lịch sử xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam chủ yếu dựa vào nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam giữ vị trí quan trọng với 80% dân số và 73% lực lượng lao động xã hội làm nông nghiệp. Vì thế chúng ta cần phải xây dựng một nền nông nghiệp mạnh và phát triển bền vững. Như chúng ta đã biết, Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là Đồng Bằng Sông Hồng ở Phía Bắc và Đồng Bằng Sông Cửu Long ở Miền Nam. Nhưng Đồng Bằng Sông Cửu Long được xem là một vựa lúa lớn nhất cả nước. Có nhiều tỉnh thành đạt năng suất lúa rất cao như: An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp,…Trong đó huyện Tháp Mười là một đơn vị hành chính thuộc Thành Phố Đồng Tháp, hầu hết người dân nơi đây sống bằng nông nghiệp trong đó chủ yếu là trồng lúa 3 vụ và trồng sen 2 vụ. Do có truyền thống trồng lúa và sen lâu đời được truyền từ thế hệ Ông Cha cho con cháu nên người dân nơi đây có rất nhiều kinh nghiệm trong việc trồng lúa và trồng sen, chủ yếu là sản xuất lúa 3 vụ và sản xuất sen 2 vụ. Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên sản xuất lúa 3 vụ và mô hình sản xuất 2 vụ sen của người dân vẫn chưa cao do ảnh hưởng của nhiều nhân tố tác động như địa hình, thời tiết, đất đai,… Hay những nhân tố chủ quan như: trình độ, kỹ thuật sản xuất,… Đánh giá hiệu quả trong sản xuất là một vấn đề rất quan trọng, vì nó phản ánh kinh nghiệm và phương thức sản xuất của người nông dân để từ đó đạt được mục tiêu lợi nhuận. Hiện nay, trên thị trường có nhiều biến động nên giá lúa và giá sen rất bấp bênh, đầu ra không ổn định còn phụ thuộc rất nhiều vào giá cả của thị trường, và một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này là do việc sản xuất nhỏ lẻ không tập trung của bà con nông dân, cộng với sự liên kết không chặt chẽ giữa bốn nhà với nhau như Nhà Nước, Nhà Doanh Nghiệp, Nhà khoa học, và Nhà nông. Ngày nay, việc áp dụng một mô hình sản xuất phù hợp đem lại hiệu quả đang được nhiều người quan tâm, yêu cầu đặt ra hiện nay cho các nhà nghiên cứu là phải có một mô hình sản xuất phù hợp để giúp người nông dân thấy được tính hiệu quả khi áp dụng mô hình này trong sản xuất nhằm tận dụng các nguồn lực sẵn có như con người và áp dụng những thành công khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời, qua việc nghiên GVHD: Nguyễn Quốc Nghi 1 SVTH: Lê Thị Mỹ Linh So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sen 2 vụ ở Tháp Mười cứu cũng giúp họ thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, còn giúp người nông dân nâng cao trình độ sản xuất cho chính bản thân họ và góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.Vì vậy, em chọn đề tài: “So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sen 2 vụ ở huyện Tháp Mười” làm luận văn tốt nghiệp. 1.2 . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sản xuất sen 2 vụ ở huyện Tháp Mười nhằm đưa ra những phương hướng và biện pháp để tăng hiệu quả sản xuất lúa 3 vụ và sản xuất sen 2 vụ, đồng thời qua đó giảm chi phí không cần thiết và tăng thu nhập cho người nông dân ở huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết các mục tiêu cụ thể sau đây: (1) Đánh giá nguồn lực của nông hộ trong hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sen 2 vụ ở huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp. (2) Đánh giá hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và mô hình sản xuất sen 2 vụ ở huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp. (3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sen 2 vụ ở huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp. (4) Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sen 2 vụ ở huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp. 1.3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Kiểm định giả thuyết Hiệu quả sản xuất của hai mô hình phụ thuộc vào nhiều yếu tố sản xuất. Với những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra của đề tài, những giả thuyết chủ yếu cần được khẳng định lại, và dựa vào đó đề ra các giải pháp thiết thực để ứng dụng vào sản xuất. - Các nhân tố như diện tích, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc nông dược, chi phí chăm sóc, chi phí thu hoạch, chi phí chuẩn bị đất, chi phí thủy lợi, chi phí lao động gia đình, chi phí gieo sạ và cấy không ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. - Hiệu quả sản xuất của hai mô hình là tương tự như nhau. GVHD: Nguyễn Quốc Nghi 2 SVTH: Lê Thị Mỹ Linh So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sen 2 vụ ở Tháp Mười 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu - Nguồn lực sản xuất của nông hộ sản xuất 3 vụ lúa có gì khác với nông hộ sản xuất 2 vụ sen như thế nào? - Hiệu quả kinh tế của hai mô hình 3 vụ lúa và 2 vụ sen như thế nào? - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sản xuất sen 2 vụ? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi về không gian: Mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sen 2 vụ ở huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp. 1.4.2. Phạm vi về thời gian: Từ tháng 01.02.2010 – 30.4.2010 1.4.3. Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về so sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sản xuất sen 2 vụ ở huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp. Bằng cách đi phỏng vấn thực tế từ người nông dân, chọn một cách ngẫu nhiên số mẫu nghiên cứu ở huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU (1). Nguyễn Phương Trang, (2007), thực hiện đề tài: “So sánh hiệu quả của hai mô hình sản xuất chuyên canh lúa và lúa màu của nông hộ ở xã Mỹ Thạnh Trung huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long”. Qua quá trình phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất, tác giả đưa ra một nhận định là hộ áp dụng mô hình lúa - màu sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình chuyên lúa. Mô hình cần được quan tâm đầu tư để tăng hiệu quả sản xuất cho bà con. (2). Đào Thị Tho, (2007), đã thực hiện nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình lúa-cá và lúa-màu ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, Tỉnh Bạc Liêu”. Kết quả điều tra cho thấy mô hình lúa - màu phát triển hơn so với mô hình lúacá, chính vì thế Chính Quyền Địa Phương cần nhân rộng và phát triển mô hình này nhằm mục đích đem lại lợi nhuận cho nông hộ sản xuất. (3). Nguyễn Thị Yến (2007), đã nghiên cứu đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình 3 vụ lúa và mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ màu ở huyện Phong Điền - TP Cần Thơ”. Nội dung: Cần phải chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nên chọn mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ màu vào sản xuất để thay đổi cơ cấu mùa vụ đạt hiệu quả kinh tế và phát triển biền vững nông nghiệp. GVHD: Nguyễn Quốc Nghi 3 SVTH: Lê Thị Mỹ Linh So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sen 2 vụ ở Tháp Mười (4). Trần Minh Tuấn (2007), thực hiện đề tài “Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình lúa đơn và lúa cá ở huyện Châu Thành A - Hậu Giang”. Đề tài mô tả và đánh giá được hiệu quả của mô hình lúa đơn và lúa cá ở huyện Châu Thành A - Hậu Giang. Đề tài đã xác định mô hình lúa cá đạt hiệu quả kinh tế hơn mô hình sản xuất lúa đơn truyền thống và đề xuất những giải pháp cơ bản mang tính khả thi để phát triển mô hình tại huyện Châu Thành A. (5). Châu Thị Kim Lan (2007), thực hiện nghiên cứu “Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình lúa đơn và lúa cá ở xã Trường Xuân - Cờ Đỏ - TP Cần Thơ”. Đề tài cũng xác định mô hình lúa cá đạt hiệu quả sản xuất hơn mô hình lúa đơn. Vì trên cùng diện tích đất trồng lúa người nông dân tận dụng nguồn nước tưới sẵn có trong ruộng lúa để nuôi cá. Mô hình lúa cá đạt hiệu quả kinh tế, được nhân rộng và phát triển. ( 6). Đinh Kim Xuyến (2009), tiến hành nghiên cứu “ So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình 1 vụ lúa - 1 vụ đậu nành -1 vụ khoai lang với mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ khoai lang tại huyện Bình Tân - Vĩnh Long”. Qua khảo sát thực tế của tác giả thì tác giả cũng chứng minh được rằng mô hình 1 đạt hiệu quả cao hơn mô hình 2 nên cần được nhân rộng và phát triển. GVHD: Nguyễn Quốc Nghi 4 SVTH: Lê Thị Mỹ Linh So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sen 2 vụ ở Tháp Mười CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Khái niệm về cây sen Là loại cây thân mềm sống chủ yếu ở dưới nước. Sen có giống màu đỏ, cánh kép gọi là quì. Một giống khác có thân, lá, hoa đều nhỏ gọi là sen tịch thượng, được trồng vào chậu nước hay bể cạn. Có thuyết cho rằng sen đã có mặt trên trái đất hàng trăm triệu năm trước đây. Ở Việt Nam, hoa sen được xếp vào bộ tứ quí (bốn mùa): lan, sen, cúc, mai và còn là biểu tượng của mùa hạ và được xếp vào hàng "tứ quân tử" là tùng, trúc, sen, cúc. Hoa sen có mùi thơm dịu nhẹ. Cây sen có rất nhiều tác dụng. Hoa sen thường dùng để thờ cúng. Nhụy sen có những hạt trắng dùng để ướp với trà làm thành trà sen. Lá sen dùng để gói hàng, gói cốm. Hạt sen dùng làm một vị thuốc bỉ, để nấu chè, hầm chim, gà,... Tâm sen phơi khô, sắc uống có tác dụng an thần. Cây sen rất ưa ánh sáng. Hoa sen nở về mùa hè. Vào mùa hoa sen nở, hương sen thoang thoảng thơm trong gió bay xa hàng trăm mét. 2.1.1.2. Khái quát về cây lúa Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô, lúa mì, sắn (khoai mì) và khoai tây. Lúa là các loài thực vật sống một năm, có thể cao tới 1-1,8 m, đôi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp bản (2-2,5 cm) và dài 50-100 cm. Các hoa nhỏ thụ phấn nhờ gió mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 30-50 cm. Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5-12 mm và dày 2-3 mm. Cây lúa non được gọi là mạ. Sau khi ngâm ủ, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính. Sản phẩm thu được từ cây lúa là thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới (chủ yếu ở Châu Á và Châu Mỹ La Tinh), điều này làm cho nó trở thành loại lương thực được con người tiêu thụ nhiều nhất. GVHD: Nguyễn Quốc Nghi 5 SVTH: Lê Thị Mỹ Linh So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sen 2 vụ ở Tháp Mười 2.1.1.3. Khái niệm nông hộ Nông hộ (hộ nông dân) là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,… hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền. Nông hộ có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặt biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác: ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng. Nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay nguồn lực của quá trình tái sản xuất (lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật,...), là đơn vị sản xuất tự thực hiện tái sản xuất dựa trên việc phân bổ các nguồn lực vào các ngành sản xuất để thực hiện tốt các chức năng của nó. Trong quá trình đó, nó có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị khác và với hệ thống kinh tế quốc dân. Khai thác đầy đủ những khả năng và tiềm lực của nông hộ sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nền kinh tế quốc dân. 2.1.1.4. Khái niệm hộ sản xuất Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh. Hộ sản xuất nông nghiệp là hộ chuyên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế tổng hợp và một số hoạt động khác nhằm phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp) có tính chất tự sản xuất, do cá nhân làm chủ hộ, tự chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh. 2.1.1. 5. Khái niệm về hiệu quả Xét góc độ thuật ngữ chuyên môn, hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó là mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hoá và dịch vụ có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi phí gọi là hiệu quả kinh tế. Tiêu chí về hiệu quả thực ra là giá trị. Có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có giá trị và ngược lại thì sẽ không có hiệu quả. Hay hiệu quả kinh tế là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa kết quả lượng sản phẩm tiêu thụ được với lượng vốn bỏ ra 2.1.1.6. Khái niệm về sản xuất Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và quy trình biến đổi (inputs) để tạo ra một sản phẩm và dịch vụ nào đó (outputs). Mỗi quá trình sản xuất được mô tả bằng một hàm sản xuất. GVHD: Nguyễn Quốc Nghi 6 SVTH: Lê Thị Mỹ Linh So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sen 2 vụ ở Tháp Mười 2.1.1.7. Mục tiêu sản xuất Đối với các doanh nghiệp, mục tiêu sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận.Đối với nhà quản lý một ngành nghề nào đó từ cấp địa phương trở lên, họ quan tâm đến tổng giá trị sản phẩm của ngành đó để báo cáo lên cấp trên. 2.1.1.8. Chi phí sản xuất Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Trong sản xuất nông nghiệp thì chi phí sản xuất là số tiền mà nông hộ sản xuất phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu được thu nhập ròng. 2.1.1.9. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau. - Hiệu quả kinh tế: là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp tới nền kinh tế hàng hóa với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả mang lại và chi phí đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, nó vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển theo các quy luật sinh vật nhất định và cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu). Con người chỉ tác động tạo ra những điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo quy luật sinh vật chứ không thể thay đổi theo ý muốn chủ quan. - Hiệu quả xã hội: là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất (Viện kinh tế nông nghiệp, 1995). GVHD: Nguyễn Quốc Nghi 7 SVTH: Lê Thị Mỹ Linh So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sen 2 vụ ở Tháp Mười 2.1.1.10. Hiệu quả sản xuất Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau: Hiệu quả sản xuất = Thu nhập trên một đơn vị diện tích – Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích Trong đó: - Thu nhập trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng trên một đơn vị diện tích - Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích. Chi phí trong sản xuất lúa bao gồm: Chi phí chuẩn bị đất; chi phí giống; chi phí gieo sạ, cấy; chi phí phân bón; chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; chi phí chăm sóc; chi phí vận chuyển trong sản xuất; chi phí thủy lợi; chi phí thu hoạch,... 2.1.1.11. Nguồn lực nông hộ Các tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm đất đai, lao động, kỹ thuật, tài chính, con người,… Chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất của nông hộ. Nếu biết tận dụng mối liên hệ này sẽ giúp nông hộ tận dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất. 2.1.2. Các chỉ tiêu kinh tế 2.1.2.1. Chi phí Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của chủ cơ sở nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. 2.1.2.2. Doanh thu Doanh thu là tổng các khoản thu nhập của nông hộ từ hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu = Năng suất x Đơn giá x Đơn vị diện tích lợi nhuận 2.1.2.3. Lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của sản xuất kinh doanh đó chính là phần chênh lệch thu nhập và chi phí Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí GVHD: Nguyễn Quốc Nghi 8 SVTH: Lê Thị Mỹ Linh So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sen 2 vụ ở Tháp Mười 2.1.2.4. Thu nhập ròng Đó là tổng thu nhập nhận được sau khi trừ đi các khoản chi phí hay còn gọi là lợi nhuận. Thu nhập ròng được tính toán từ tổng thu nhập có điều chỉnh thêm các khoản chi phí hoạt động sản xuất, khấu hao, lãi suất, thuế và các chi phí khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất, là con số có tính chất chi phối quyết định sản xuất của nông hộ. Thu nhập ròng = Doanh thu – Chi phí 2.1.3. Các chỉ tiêu tài chính 2.1.3.1. Thu nhập/Chi phí Là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng thu nhập chia cho tổng chi phí. Tỉ số này cho biết một đồng chi phí đầu tư, chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập. Công thức: Thu nhập/Chi phí = Tổng thu nhập/ Tổng chi phí 2.1.3.2. Lợi nhuận/Chi phí Là tỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng chi phí. Tỉ số này nói lên một đồng chi phí bỏ ra, thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức: Lợi nhuận/Chi phí = Tổng lợi nhuận/Tổng chi phí 2.1.3.3. Lợi nhuận/Thu nhập Là tỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng thu nhập. Tỉ số này thể hiện một đồng thu nhập có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng chi phí. Công thức: Lợi nhuận/Thu nhập = Tổng lợi nhuận/Tổng thu nhập 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1.1. Số liệu sơ cấp Phỏng vấn trực tiếp 50 hộ trồng lúa và 30 hộ trồng sen bằng phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với thuận tiện tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Nội dung cần thiết phỏng vấn v Thông tin khái quát về hộ nông dân, lao động tham gia sản xuất, đất sản xuất, kỹ thuật sản xuất, vốn sản xuất. GVHD: Nguyễn Quốc Nghi 9 SVTH: Lê Thị Mỹ Linh So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sen 2 vụ ở Tháp Mười v Thông tin về tình hình sản xuất như sản xuất mấy vụ, chi phí giống sản xuất, chi phí phân bón, chi phí thuốc trừ sâu, chi phí thuốc diệt cỏ, chi phí chuẩn bị đất, chi phí gieo sạ, cấy, chi phí chăm sóc, chi phí thu hoạch, chi phí vận chuyển, chi phí khác,… v Thông tin về tiêu thụ sản phẩm, những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, chính sách đối với hoạt động, kinh doanh, định hướng phát triển trong tương lai. v Thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất như thời tiết, dịch bệnh, khí hậu. Bảng 1: MÔ TẢ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Tháp Mười Đơn vị tính: % Lúa 3 vụ Sen 2 vụ Địa bàn Tỷ Địa bàn Số mẫu Tỷ khảo sát Số mẫu trọng khảo sát trọng (%) (%) Xã Mỹ Xã Mỹ 30 100 50 100 Đông Đông 50 100 30 100 Tổng Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2010 2.2.1.2. Số liệu thứ cấp Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, chủ yếu dựa trên nhiều nguồn như: internet, báo, tạp chí, niên giám thống kê,…và một số nghiên cứu có liên quan trong phần lược khảo tài liệu. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1. Phương pháp phân tích theo từng mục tiêu Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả về nguồn lực của nông hộ ở huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối, và các chỉ số tài chính để so sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và mô hình sản xuất 2 vụ sen ở huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính đa biến để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản suất lúa 3 vụ và sản xuất sen 2 vụ ở huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu 4: Sử dụng kết quả phân tích của các mục tiêu 1,2,3 để làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho hai mô hình. GVHD: Nguyễn Quốc Nghi 10 SVTH: Lê Thị Mỹ Linh So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sen 2 vụ ở Tháp Mười 2.2.2.2. Diễn giải các phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính a. Phương pháp thống kê mô tả - Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn. - Bước đầu tiên để mô tả là tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số liệu thô và lập bảng phân phối tần số. - Tần số là số lần xuất hiện của một quan sát, tần số của một tổ là số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó. Phân tích tần số cho ta thấy mức độ tập trung của các giá trị giúp ta có cái nhìn tổng quan về các quan sát. - Cách tính cột tần số tích luỹ: Tần số tích lũy của tổ thứ nhất chính là tần số của nó, tần số của tổ thứ hai bao gồm tần số của tổ thứ nhất và cả tần số của tổ thứ hai, tần số của tổ thứ ba là tần số của tổ thứ hai và thứ ba hoặc là tần số của chính nó và tần số của cả hai tổ thứ nhất và thứ hai. - Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên cứu, nhờ đó mà các nhà quản trị có thể nhận xét tổng quan về vấn đề nghiên cứu. b. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có tính so sánh được để xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về hiện tượng, quá trình kinh tế. Có 3 phương pháp so sánh: – So sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể. – So sánh số tương đối: Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian. – So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là biểu hiện mức độ chung nhất về mặt lượng của các đơn vị bằng cách san bằng mọi chênh lệch trị số giữa các đơn vị đó, nhằm khái quát đặc điểm điển hình của một tổ, một bộ phận hay một tổng thể các hiện tượng có cùng tính chất. GVHD: Nguyễn Quốc Nghi 11 SVTH: Lê Thị Mỹ Linh So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất lúa 3 vụ và sen 2 vụ ở Tháp Mười c. Phương pháp hồi quy tương quan Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu nào đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng tốt để phát huy và nhân tố ảnh hưởng xấu để khắc phục. Phương trình hồi quy có dạng: Y = β0 + β1 X1 + β2 X2+…+βk X k Trong đó:Y: biến phụ thuộc. Xi ( i = 1,2,…,k) là các biến độc lập. Các tham số β0, β1,… βk được tính toán bằng phần mềm SPSS. Kết quả in ra từ SPSS có các thông số sau: Multiple R: hệ số tương quan bội (Multiple Corrlation Corfficient) nói lên tính liên hệ chặt chẽ của mối liên hệ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập Xi. R càng lớn mối liên hệ càng chặt chẽ. Hệ số xác định R2 (R-square): tỷ lệ (%) biến động của Y được giải thích bởi các biến độc lập Xi hoặc % các Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại do các yếu tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu. R2 càng lớn càng tốt. Adjusted R2: Hệ số xác định đã điều chỉnh dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào 1 biến độc lập nữa không. Khi thêm vào 1 biến mà R2 tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy. + Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy, R2 càng lớn mô hình càng có ý nghĩa vì khi đó Sig.F càng nhỏ + Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α. + F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0 (H0: Tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (β1= β2= β3= …. =βk= 0) hay các Xi không liên quan tuyến tính với Y. H1≠ 0, tức là các Xi có liên quan tuyến tính với Y). + F càng lớn thì khả năng bác bỏ H0 càng cao. Bác bỏ khi F > F tra bảng. Significace F: mức ý nghĩa. + Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao (Sig.F ≈ α). Thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F < mức ý nghĩa α nào đó. Coefficients: hệ số. t_Stat: Giá trị thống kê t, dùng để kiểm định cho các tham số riêng biệt (Xi) ; nếu t _Stat = 0 thì Xi không ảnh hưởng đến Y. GVHD: Nguyễn Quốc Nghi 12 SVTH: Lê Thị Mỹ Linh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan