Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh việc bảo hộ quyền tác giả trong tư pháp quốc tế việt nam và luật dân sự ...

Tài liệu So sánh việc bảo hộ quyền tác giả trong tư pháp quốc tế việt nam và luật dân sự việt nam

.DOCX
8
169
114

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 I. BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ 3 1. Quyền tác giả là gì? 3 2. Bảo hộ quyền tác giả. 3 II. SO SÁNH VIỆC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG TPQT VIỆT NAM VÀ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM. 5 1. Sự giống nhau. 5 2. Sự khác nhau. 7 III. KẾT LUẬN 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 MỞ ĐẦU Trong thời đại hiện nay, việc bảo hộ quyền tác giả không chỉ có ý nghĩa lớn trong việc bảo việc quyền lợi chính đáng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm mà còn có tác động to lớn đến việc thúc đẩy những sản phẩm trí tuệ mới ra đời. Ý thức được điều đó, Việt Nam tham gia nhiều điều ước quốc tế bên cạnh việc đảm bảo quyền lợi của tổ chức, cá nhân Việt Nam còn thể hiện đất nước chúng ta đang trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đề tài dưới đây sẽ đi vào tìm hiểu nội dung của bảo hộ quyền tác giả, so sánh việc bảo hộ quyền tác giả trong tư pháp quốc tế Việt Nam và pháp luật dân sự Việt Nam. Với bố cục như vậy, đề tài sẽ được phân thành những nội dung chính sau đây: I. Bảo hộ quyền tác giả. II. So sánh việc bảo hộ quyền tác giả trong tư pháp quốc tế Việt Nam và trong luật dân sự Việt Nam. III. Kết luận. I. BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ 1. Quyền tác giả là gì? Quyền tác giả là quyền mà pháp luật dành cho người sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Pháp luật mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về quyền tác giả, các nội dung của quyền tác giả. Thuật ngữ copyright trong tiếng Anh được dịch là quyền tác giả được ghép từ danh từ copy (bản sao, phỏng theo) và danh từ right (quyền). Như vậy, nguyên nghĩa tiếng Anh thì quyền tác giả được hiểu là quyền đối với các bản sao từ tác phẩm. Tuy nhiên, nếu ta chỉ hiểu quyền tác giả theo nghĩa đó sẽ không khái quát hết được nội hàm của khái niệm quyền tác giả. Quyền đối với các bản sao chỉ là một trong số các quyền trong nội dung quyền tác giả mà thôi. Quyền tác giả là một khái niệm khá mới mẻ trong pháp luật Việt Nam, nếu như trên thế giới thuật ngữ quyền tác giả được đề cập lần đầu trong các hệ thống văn bản pháp luật quốc tế từ những năm cuối của thế kỷ IXX thì ở Việt Nam ý tưởng về thuật ngữ này được nhắc tới lần đầu tại bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, sau đó thuật ngữ này đó cũng được đề cập ở các bản hiến pháp về sau. Theo quy định tại khoản 2 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) khái niệm quyền tác giả được hiểu “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Nội dung quyền tác giả cũng được đề cập chi tiết trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, theo đó quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm của tác giả hoặc chủ sở hữu. 2. Bảo hộ quyền tác giả. Trong thời đại Cổ đại, Trung cổ việc bảo hộ quyền đối với các sản phầm mang tính chất trí tuệ chưa được đặt ra, có chăng chỉ là những quy định của pháp luật liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu đối với tác phẩm hiện hữu của tác giả. Do đó, mới có chuyện người ta không phép được ăn cắp một cuốn sách do tác giả đó sáng tạo lên nhưng lại có thể sao chép quyển sách đó thành nhiều bản khác nhau. Cùng với dòng chảy của thời gian, ngành công , kỹ nghệ của nhân loại ngày càng có những phát triển vượt bậc, đặc biệt là việc phát minh ra nghề in ấn đã giúp việc sao chép một tác phẩm được dễ dàng hơn. Tuy vậy, khi công nghệ in, ấn mới có những thành tựu thì việc bảo hộ quyền tác giả vẫn chưa thực sự được quan tâm, chỉ đến khi xuất hiện tình trạng nhà in ấn này sao chép lại bản in của nhà in ấn khác mà không được sự đồng ý của tác giả, gây anh hưởng tới quyền lợi cũng như uy tín của tác giả. Xuất phát từ chính việc bảo vệ quyền lợi của mình cũng như của các tác giả, các nhà in đề nghị có được sử bảo hộ của chính quyền đối với tác phẩm mình được phép in lần đầu tiên thông qua việc cấm in ấn trong một thời hạn nhất định. Đây chính là những mầm mống đầu tiên của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, bảo hộ quyền tác giả nói riêng dù cho ban đầu việc bảo hộ này không được sự ủng hộ từ chính quyền các nước cũng như đại bộ phận giới trí thức bấy giờ. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì việc in ấn, sao chép trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết, yêu cầu bảo hộ đối với một tác phẩm ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, bởi lẽ đây là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của tác giả cũng như việc khuyến khích nhân loại sáng tạo ra những tác phẩm mới. Cùng với đó là sự ảnh hưởng của toàn cầu hoá, các quốc gia có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Do đó, việc bảo hộ quyền tác giả không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia gốc của tác phẩm mà còn đặt ra trên phạm vi toàn thế giới. Một trong những công ước quốc tế quan trọng nhất trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm là Công ước Berne đã được sự quan tâm của rất nhiều quốc gia. Công ước Bern không những tăng về số lượng thành viên mà còn được sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện tại. Ngoài ra, có thể kể tới rất các công ước quốc tế khác góp phần quan trọng đến việc bảo hộ quyền tác giả như Hiệp định Trips, Hiệp định Genevơ… Các công ước này góp phần quan trọng, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình thông qua chính những quy định của công ước cũng như yêu cầu ràng buộc đối với thành viên của công ước. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập quốc tế, yêu cầu tham gia vào các công ước quốc tế liên quan đến bảo hộ quyền tác giả như một điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể hội nhập với thế giới. Đầu tiên, có thể kể đến Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoà Kỳ được ký kết trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả là một hiệp định quan trọng ngay sau khi hai quốc gia chính thức bình thường hoá quan hệ. Hiện nay, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 151 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính việc nỗ lực trở thành thành viên của tổ chức này, Việt Nam đã tiến hành sửa đổi nhiều quy định của pháp luật trong đó có lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả để phù hợp với pháp luật quốc tế. Do đó, những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả tương đối đầy đủ và phù hợp với pháp luật quốc tế. II. SO SÁNH VIỆC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG TPQT VIỆT NAM VÀ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM. Như đã nói ở trên, trong nỗ lực hội nhập của mình, Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế trong đó có những công ước quốc tế liên quan đến bảo hộ quyền tác giả. Khi tìm hiểu và so sánh việc bảo hộ quyền tác giả trong Tư pháp quốc tế Việt Nam với Luật Dân sự Việt Nam ta quan tâm nhiều hơn đến các điều ước quốc tế có ảnh hưởng lớn tới Việt Nam như Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, công ước Berne … và những quy định về sở hữu trí tuệ trong pháp luật dân sự Việt Nam, đặc biệt là những quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ. 1. Sự giống nhau. Trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, do những nỗ lực của Việt Nam trong việc sửa đổi những quy định của pháp luật cho phù hợp với pháp luật quốc tế nên những quy định trong nội luật của Việt Nam tương đối giống những quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Thứ nhất, về thời điểm phát sinh quyền tác giả. Trong cả các Điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên cũng như trong pháp luật dân sự Việt Nam đều quy định thời điểm phát sinh quyền tác giả sau khi tác phẩm được hoàn thành. Theo đó, một tác phẩm được bảo hộ khi nó được thể hiện ra bên ngoài thông qua một hình thức vật chất nhất định mà không quan tâm đến nội dung, chất lượng của tác phẩm đó ra sao, đã được công bố hay chưa công bố. Thứ hai, có những quy định chi tiết về điều kiện bảo hộ đối với một tác phẩm, tác giả. Theo đó, tác phẩm được bảo hộ không phải thông qua bất cứ thủ tục hành chính nào, tác phẩm được bảo hộ đồng thời với thời điểm phát sinh quyền tác giả tức là một tác phẩm được bảo hộ khi nó được thể hiện ra ở một hình thức vật chất nhất định. Việc các tác giả đăng ký quyền tác giả của mình với các tổ chức về sở hữu trí tuệ chỉ nhằm đảm bảo việc hơn những quyền của mình liên quan đến tác phẩm mà không phải là căn cứ duy nhất xác định tác giả của một tác phẩm. Thứ ba, quy định về thời hạn bảo hộ. Nhằm đảm bảo quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cũng như đảm bảo sự công bằng, hài hoà với các lợi ích xã hội, các quy định trong các điều ước quốc tế liên quan đến việc bảo hộ quyền tác giả cũng như trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đều quy định thời hạn bảo hộ khác nhau đối với từng loại tác phẩm. Theo đó, thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả đối với một tác phẩm văn học trong công ước Berne và điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 đều quy định là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau thời điểm tác giả qua đời. Quy định này nhằm đảm bảo phần nào lợi ích kinh tế của các người thừa kế của tác giả. Đồng thời, một số quyền nhân thân (hay quyền tinh thần theo quy định của công ước Berne) thì được bảo hộ mãi mãi và không ai có quyền xâm phạm tới những quyền này. Thứ tư, quy định chi tiết về các loại tác phẩm được bảo hộ, các tác phẩm không được bảo hộ. Trong các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia liên quan đến việc bảo hộ quyền tác giả và pháp luật dân sự Việt Nam đều sử dụng phương pháp liệt kê những tác phẩm được bảo hộ. Nhìn chung, quy định của pháp luật dân sự Việt Nam khá tương thích so với các quy định của các điều ước quốc tế Việt nam tham gia về các tác phẩm được bảo hộ. Bên cạnh đó, việc bảo hộ quyền tác giả chỉ đặt ra giới hạn những tác phẩm nhất định, theo đó chỉ những tác phẩm được quy định trong văn bản pháp luật về bảo hộ quyền tác giả mới được nhận được sự bảo hộ từ chính quyền. Đồng thời, không phải mọi tác phẩm đều được bảo hộ, có những tác phẩm cũng là những sản phẩm trí tuệ, hàm chứa trong đó sự sáng tạo nhưng lại không được sự bảo hộ do những lý do nhất định. Thứ năm, quy định cụ thể về nội dung bảo hộ hay nói cách khác đó chính là nội dung của quyền tác giả, chủ sở hữu. Nhằm đảm bảo quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm các điều ước quốc tế cũng như pháp luật dân sự Việt Nam quy định một cách cụ thể, đầy đủ nội dung quyền tác giả trong các văn bản pháp luật. Quy định này nhằm tạo điều kiện để tác giả, chủ sở hữu thông qua đó bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình thông qua những quy định cụ thể đó. Thứ sáu, quy định về thực thi quyền tác giả. Sẽ thật là thiếu sót nếu không đề cập đến việc thực thi quyền tác giả trong việc bảo hộ quyền tác giả, bởi lẽ việc quy định các quyền của tác giả đối với tác phẩm sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có cơ chế thực thi nhằm bảo vệ quyền lợi của tác giả trước sự xâm phạm của các chủ thể khác. Theo đó, tác giả hoặc chủ sở hữu của tác phẩm đều có quyền khởi kiện người vi phạm tác phẩm của mình trước tòa án quốc gia thành viên. 2. Sự khác nhau. Hiện nay, chúng ta tham gia khác nhiều các điều ước quốc tế đa phương và song phương về bảo hộ quyền tác giả. Phần so sánh dưới đây trong phần tư pháp quốc tế Việt Nam ta sẽ đề cập chủ yếu tới điều ước quốc tế có tác động lớn trong việc bảo hộ quyền tác giả như Công ước Berne; hiệp định Trips; Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. (chỗ này bài làm có kẻ bảng nhưng vào đây mình ngại chỉnh sửa quá) Tiêu chí Bảo hộ quyền tác giả trong Tư pháp quốc tế Việt Nam Bảo hộ quyền tác giả trong Luật dân sự Việt Nam Phạm vi Một trong những nguyên tắc quan trọng trong công ước Berne, cũng như nhiều điều ước quốc tế khác đó là nguyên tắc “đối xử quốc gia”. Do đó, bảo hộ quyền tác giả không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, các tổ chức, cá nhân Việt Nam là chủ sở hữu, tác giả của tác phẩm còn được bảo hộ bằng pháp luật của các quốc gia thành viên điều ước trên phạm vi lãnh thổ của chính quốc gia đó. Pháp luật dân sự Việt Nam, đặc biệt là Luật Sở hữu trí tuệ chủ yếu bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Đối tượng Công ước Berne cũng như nhiều điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam tham gia liệt kê các tác phẩm được bảo hộ mang tính chất “mở” cho các thể loại tác phẩm mới trong tương lai bên cạnh các thể loại tác phẩm hiện có. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả được ghi nhận ở nhiều văn bản pháp lý quốc tế khác nhau, các điều ước quốc tế này có thể bổ sung cho nhau về loại đối tượng được bảo hộ. VD: Trong Hiệp định Trips đã có sự bổ sung tác phẩm được bảo hộ cho công ước Berne đối với phần mềm máy tính. Luật SHTT Việt Nam 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2009) lại quy định “đóng” đối với những tác phẩm được nhà nước thông qua việc liệt kê cứng nhắc các thể loại tác phẩm. Đối tượng được bảo hộ được quy định, liệt kê chính thức tại một văn bản là Luật Sở hữu trí tuệ 2009. Quyền của tác giả Trong Công ước Bern các quyền tác giả được quy định thành các quyền tinh thần và quyền kinh tế độc lập với nhau. Đồng thời không có quy định cụ thể quyền nào là quyền tinh thần, quyền nào là quyền kinh tế. Điều 6 bis và điều 14 ter quy định về quyền tinh thần, các quyền còn lại thì được hiểu là các quyền kinh tế. Công ước Berne quy định về quyền tiếp theo đối với tác phẩm mỹ thuật và bản thảo viết tay (điều 14ter) Pháp luật Việt Nam lại phân chia rõ ràng: quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Đồng thời, trong cả Luật Dân sự 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ 2006 đều quy định cụ thể quyền nhân thân và quyền tác giả gồm những quyền gì. Pháp luật dân sự Việt Nam không quy định về quyền tiếp theo. Điều kiện bảo hộ Các tác phẩm được bảo hộ trong tư pháp quốc tế Việt Nam khi được ấn định trên một hình thái vật chất nhất định mà không cần phải trải qua bất kỳ sự kiểm tra hay cho phép nào về mặt nội dung và hình thức. Việc bảo hộ là độc lập đối với chất lượng hoặc giá trị kèm theo của tác phẩm. Nói một cách khác, việc bảo hộ quyền tác giả đối với một tác phẩm không phụ thuộc vào nội dung của tác phẩm đó. Pháp luật Việt Nam cũng quy định việc bảo hộ quyền tác giả không cần thiết phải thực hiện bất kỳ thủ tục hành chính nào. Tuy nhiên, tại khoản 1 điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 quy định “không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh”. Như vậy, khác với các quy định trong tư pháp quốc tế Việt Nam, một tác phẩm có được bảo hộ hay không còn phụ thuộc vào nội dung của tác phẩm có trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng … hay không. Thực thi quyền tác giả Trong tư pháp quốc tế Việt Nam, các tác giả hoặc chủ sở hữu của tác phẩm có thể thực hiện quyền của mình tại nhiều quốc gia thành viên của điều ước. Đồng thời, cùng với việc đăng ký quyền tác giả, việc yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền lợi của tác giả có thể được tiến hành ở các cơ quan nhà nước của nhiều quốc gia thành viên của điều ước. Tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm thực thi quyền tác giả của mình thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam. III. KẾT LUẬN Trên bình diện quốc tế, Việt Nam có tham gia ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương liên quan đến bảo hộ quyền tác giả. Về nguyên tắc, pháp luật quốc gia sẽ có những sửa đổi, bổ sung để dần phù hợp với pháp luật quốc tế, đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay thì việc đó là hết sức cần thiết. Do đó, thông qua việc so sánh ở phần trên ta có thể thấy những quy định về bảo hộ quyền tác giả trong pháp luật dân sự Việt Nam là tương đối phù hợp với các điều ước quốc tế mà chúng ta đã tham gia. Tuy nhiên, do đặc trưng của mỗi quốc gia (Việt Nam cũng không thể là ngoại lệ) liên quan đến kinh tế, chính trị và xã hội nên vẫn có sự khác biệt nhất định giữa việc bảo hộ quyền tác giả trong tư pháp quốc tế Việt Nam và trong pháp luật dân sự Việt Nam. Pháp luật dân sự Việt Nam mà cụ thể là Luật Sở hữu trí tuệ 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có nhiều quy định chi tiết hơn so với các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả mà chúng ta đã tham gia. Tuy nhiên, do chúng ta là một quốc gia đang phát triển nên vẫn có những quy định chưa phù hợp với quy định trong tư pháp quốc tế. Bên cạnh đó, ý thức người dân Việt Nam trong việc tôn trọng quyền tác giả còn rất kém. Do đó, bên cạnh việc tiến hành sửa đổi những quy định của pháp luật cho phù hợp với tư pháp quốc tế, chúng ta cần phải có chiến dịch tuyên truyền thay đổi nhận thức của người dân nhằm đảm bảo thực thi các điều ước trên thực tế.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan