Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh pháp luật hình sự một số nước asean...

Tài liệu So sánh pháp luật hình sự một số nước asean

.PDF
362
999
119

Mô tả:

BỘ TƯ PHÁP VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ CÔNG TRÌNH NHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, SO SÁNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Văn Lợi Viện trưởng Viện khoa học quản lý môi trường Thư ký đề tài: ThS. Nguyễn Văn Cương 8225 Hà Nội – Tháng 1/2010 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 1. Chủ nhiệm: TS. Phạm Văn Lợi Viện trưởng Viện Khoa học quản lý môi trường 2. Thư ký: ThS. Nguyễn Văn Cương Phó trưởng ban Dân sự kinh tế, Viện Khoa học pháp lý II. DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN CHÍNH 1. TS. Trần Mạnh Đạt Trưởng ban Tư pháp hình sự, Viện Khoa học pháp lý 2. ThS. Nguyễn Văn Hiển Phó Trưởng ban Tư pháp hình sự, Viện Khoa học pháp lý 3. ThS. Lê Tuấn Sơn Tổ phó Tổ 30 Bộ Tư pháp 4. ThS. Nguyễn Minh Khuê Nghiên cứu viên, Viện Khoa học pháp lý 5. ThS. Nguyễn Mạnh Cường Nghiên cứu viên, Viện Khoa học pháp lý 1 MỤC LỤC PHẦN I: BÁO CÁO PHÚC TRÌNH Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ 5 QUỐC GIA ASEAN .................................. 5 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ 5 QUỐC GIA ASEAN ......................................................... 6 II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 5 QUỐC GIA ASEAN .......... 11 Chương 2. NGHIÊN CỨU, SO SÁNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 5 QUỐC GIA ASEAN: PHẦN CÁC QUY ĐỊNH CHUNG ................................................................ 22 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................................................ 22 1. Đối tượng áp dụng của pháp luật hình sự. ...................................................................... 22 2. Nguyên tắc pháp chế trong việc áp dụng pháp luật hình sự ......................................... 25 II. CHẾ ĐỊNH TỘI PHẠM VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ......................................... 27 1. Pháp luật Thái Lan ............................................................................................................. 27 2. Pháp luật Philippines ......................................................................................................... 33 3. Pháp luật Malaysia............................................................................................................. 41 4. Pháp luật Singapore ........................................................................................................... 49 5. Pháp luật Indonesia............................................................................................................ 55 III. HỆ THỐNG HÌNH PHẠT ............................................................................................. 58 1. Pháp luật Thái Lan ............................................................................................................. 59 2. Pháp luật Philippines ......................................................................................................... 64 3. Pháp luật Malaysia............................................................................................................. 78 4. Pháp luật Singapore ........................................................................................................... 80 5. Pháp luật Indonesia…………………………………………………………………84 Chương 3. NGHIÊN CỨU, SO SÁNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 5 QUỐC GIA ASEAN: PHẦN CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ ............................................................... 89 I. CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA ........................................................... 89 II. CÁC TỘI VỀ CÔNG VỤ ................................................................................................ 92 III. CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE ................................................ 97 IV. CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO CÁ NHÂN ............................................ 102 1. Pháp luật Thái Lan ........................................................................................................... 103 2. Pháp luật Philippines ....................................................................................................... 109 3. Pháp luật Malaysia........................................................................................................... 112 4. Pháp luật Singapore ......................................................................................................... 114 2 5. Pháp luật Indonesia.......................................................................................................... 118 V. CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU................................................................................ 122 VI. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ ..................................... 128 1. Pháp luật Thái Lan ........................................................................................................... 129 2. Pháp luật Philippines ....................................................................................................... 135 3. Pháp luật Malaysia........................................................................................................... 139 4. Pháp luật Singapore ......................................................................................................... 145 5. Pháp luật Indonesia.......................................................................................................... 153 VII. TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG ............................................................................... 154 1. Pháp luật Thái Lan ........................................................................................................... 155 2. Pháp luật Philippines ....................................................................................................... 157 3. Pháp luật Malaysia........................................................................................................... 161 4. Pháp luật Singapore ......................................................................................................... 163 5. Pháp luật Indonesia.......................................................................................................... 165 Chương 4. NHẬN XÉT, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................... 168 I. VỀ NGUỒN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ................................................................ 168 II. VỀ CHẾ ĐỊNH TỘI PHẠM VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ................................. 170 III. VỀ HỆ THỐNG HÌNH PHẠT .................................................................................... 171 IV. VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM CỤ THỂ ............................................................................ 172 1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia .............................................................................. 172 2. Các tội về công vụ ........................................................................................................... 172 3. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe ........................................................................ 173 4. Về các tội xâm phạm tự do cá nhân............................................................................... 174 5. Các tội xâm phạm sở hữu ............................................................................................... 175 6. Các tội xâm phạm về trật tự quản lý kinh tế................................................................. 176 7. Tội phạm về môi trường ................................................................................................. 177 V. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 177 PHẦN II: HỆ CHUYỂN ĐỀ CỦA ĐỀ TÀI CHUYÊN ĐỀ 1. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA THÁI LAN ThS. Nguyễn Văn Cương- Viện Khoa học pháp lý ......................................................... 186 CHUYÊN ĐỀ 2. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA MALAISIA ThS. Nguyễn Văn Cương - Viện Khoa học pháp lý ........................................................ 209 3 CHUYÊN ĐỀ 3. ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH CHẾ ĐỊNH TỘI PHẠM TRONG PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN ThS. Lê Tuấn Sơn - Bộ Tư pháp ........................................................................................ 228 CHUYÊN ĐỀ 4. HỆ THỐNG HÌNH PHẠT TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN TS. Phạm Văn Lợi - Viện Khoa học quản lý môi trường ............................................... 262 CHUYÊN ĐỀ 5. PHÂN TÍCH QUI ĐỊNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO CỦA CÔNG DÂN TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN ThS. Lê Tuấn Sơn - Bộ tư pháp ......................................................................................... 292 CHUYÊN ĐỀ 6. PHÂN TÍCH QUI ĐỊNH VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN Ths. Nguyễn Văn Cương - Viện Khoa học pháp lý ......................................................... 314 CHUYÊN ĐỀ 7. PHÂN TÍCH QUI ĐỊNH VỀ TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN TS. Phạm Văn Lợi - Viện Khoa học quản lý môi trường ............................................... 342 4 Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ 5 QUỐC GIA ASEAN Thực hiện nhiệm vụ được giao về việc nghiên cứu, so sánh pháp luật hình sự một số quốc gia ASEAN, trên cơ sở cân nhắc tình hình của 10 quốc gia ASEAN1 cũng như dựa vào những nguồn tư liệu có thể tiếp cận được2 và trong phạm vi nguồn lực có hạn, Ban Chủ nhiệm đề tài đã quyết định chọn lựa 5 quốc gia tiêu biểu nhất để tiến hành nghiên cứu gồm: Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia và Singapore. Đây là 5 thành viên sáng lập Hiệp hội ASEAN3 và trong một thời gian dài, họ cũng là 5 trong số những thành viên chủ chốt nhất của Hiệp hội. Năm quốc gia này cũng có những đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và lịch sử rất đặc trưng cho khối ASEAN. Nội dung nghiên cứu, so sánh bao gồm cả các quy định chung của pháp luật hình sự và một số chế định tội phạm căn bản nhất4 trong pháp luật hình sự của các quốc gia này. Tất nhiên, với tư cách là một đề tài nghiên cứu tiến hành bởi nhóm cán bộ nghiên cứu của Việt Nam – một thành viên Hiệp hội ASEAN, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thường xuyên có sự so sánh, đối chiếu pháp luật của các quốc gia được nghiên cứu với chính các quy định tương ứng trong pháp luật Việt Nam để hiểu rõ hơn điểm tương đồng, khác biệt của các hệ thống pháp luật trong cộng đồng ASEAN. 1 Trước đây (trước năm 1999), khu vực Đông Nam Á được quan niệm gồm 10 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Brunei, Indonesia, Philippines và Myanmar. Kể từ khi Đông Timo tách khỏi Indonesia để thành một quốc gia độc lập, hiện nay, khu vực Đông Nam Á có tất cả 11 nước (gồm 10 quốc gia trước đây và Đông Timor). Tuy nhiên, Hiệp hội các quốc gia ASEAN chỉ gồm 10 quốc gia Đông Nam Á trước đây vì Đông Timor chưa gia nhập Hiệp hội này. 2 Nguồn tư liệu này chúng tôi khai thác từ các cơ sở dữ liệu trên Internet (gồm cả cơ sở dữ liệu miễn phí và cơ sở dữ liệu phải trả tiền) cũng như thông qua các mối quan hệ nghiên cứu để thu thập, củng cố tư liệu nghiên cứu cho Đề tài. Nhân đây, chúng tôi xin trân thành cảm ơn giáo sư Andrew Harding, Khoa Luật Đại học Victoria, một trong những chuyên gia quốc tế hàng đầu về pháp luật các nước Đông Nam Á đã tạo điều kiện chia sẻ nguồn tư liệu pháp luật về các nước Đông Nam Á mà giáo sư sau hàng chục năm chuyên nghiên cứu về pháp luật các nước trong khu vực Đông Nam Á đã thu thập được. 3 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 bởi 5 quốc gia sáng lập là: Thai Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia và Philippines (http://en.wikipedia.org/wiki/ASEAN). 4 Gồm các chế định cơ bản như: các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội phạm về công chức, công vụ, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của công dân, các tội xâm phạm quyền tài sản và sở hữu của công dân, các tội trong lĩnh vực kinh tế và các tội trong lĩnh vực môi trường. 5 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ 5 QUỐC GIA ASEAN Trong 5 quốc gia được chọn để nghiên cứu trong đề tài này, xét về kinh tế, Singapore là quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất, vào khoảng 52 ngàn USD (tính theo sức mua tương đương). Hiện nay, Singapore đã được coi thuộc về “thế giới thứ nhất” (nước phát triển) trong khi đó, các quốc gia còn lại vẫn chỉ được coi là các nước đang phát triển (Indonesia và Philippines) hoặc ở trình độ phát triển trung bình (Thái Lan và Malaysia). Tổng sản lượng bình quân đầu người5 của Philippines năm 2008 là 3.300 USD6, của Indonesia là 3.900USD, của Thái Lan là 8.500 USD, của Malaysia là 15.300 USD và của Singapore là 52.000 USD7. Về diện tích, trong khi Singapore có diện tích chỉ là 697km2, 4 nước còn lại đều là quốc gia có diện tích ngang hoặc hơn diện tích của Việt Nam. Cụ thể, Philippines có diện tích 300.000km2, Malaysia có diện tích 329.487km2, Thái Lan có diện tích 513.120km2 và Indonesia có diện tích lớn nhất 1.904.569km2. Về dân số, nói chung, ngoại trừ Singapore là một quốc đảo với dân số chưa đến 5 triệu người, các quốc gia còn lại đều có một số dân tương đối lớn. Cụ thể, Malaysia có 25,7 triệu dân, Thái Lan có 65,9 triệu dân, Philippines có 97,9 triệu dân và Indonesia có tới 240,2 triệu dân (xem bảng 1). 5 Tất cả đều tính theo phương pháp tính sức mua tương đương. Con số tương ứng của Việt Nam mới là 2.800 USD. 7 Con số tương ứng của Hoa Kỳ chỉ có 47.000 USD, của Anh là 36.600 USD, của Pháp là 32.700 USD và của Nhật là 34.200 USD, Thụy Điển là 38.500 USD. 6 6 Bảng 1: Thông tin chung về 5 quốc gia ASEAN8 Quốc gia Diện tích (km2) Dân số GDP chính GDP/đầu người (triệu thức/GDP tính theo tính theo sức Từng là người - sức mua tương mua tương thuộc địa Tháng đương (tỷ USD- đương (USD- của 7/2009) 2008) 2008) Thái Lan 513.120 65,9 272,1 /553,4 8.500 Không Malaysia 329.847 25,7 214,7/386,6 15.300 Anh Singapore 697 4,6 154,5/240 52.000 Anh Indonesia 1.904.569 240,2 510,8/915,9 3.900 Hà Lan Năm giành độc lập 31/8/1957 9/8/1965 (ngày tách khỏi Malaysia) 17/8/1945 Tây Ban Nha Philippines 300.000 97,9 168,6/320,6 3.300 (tới 1898), Hoa Kỳ (tới 4/7/1946 1946) 8 Số liệu trích dẫn từ nguồn World Fact Book (https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/th.html) (truy cập ngày 29/8/2009). Các số liệu được ước tính vào tháng 7/2009. 7 Về sắc tộc, các quốc gia được nghiên cứu đều là quốc gia đa sắc tộc. Chẳng hạn, theo điều tra dân số tiến hành năm 2000, ở Indonesia, tỷ lệ sắc dân sống ở quốc gia này như sau: Javanese 40.6%, Sundanese 15%, Madurese 3.3%, Minangkabau 2.7%, Betawi 2.4%, Bugis 2.4%, Banten 2%, Banjar 1.7%, các sắc dân khác 29.9%9. Tại Thái Lan, người Thái chiếm tới 75% dân số, người gốc Hoa chiếm 14% dân số, những sắc dân khác chiếm 11%. Tại Malaysia, theo ước tính vào năm 2004, người Malay chiếm 50,4% tổng số dân, người gốc Hoa chiếm 23,7%, người bản địa (sắc tộc thiểu số) chiếm 11%, người gốc Ấn chiếm 7,1% dân số và 7,8% tổng số dân là người thuộc các sắc tộc khác10. Tại Singapore, theo điều tra dân số năm 2000, số người gốc Hoa chiếm tới 76,8%, người Malay chiếm 13,9%, người gốc Ấn chiếm 7,9% và người thuộc sắc dân khác chiếm 1,4%11. Tại Philippines, theo điều tra dân số năm 2000, tỷ lệ người dân thuộc các sắc tộc khác nhau như sau: người Tagalog 28.1%, người Cebuano 13.1%, người Ilocano 9%, người Bisaya/Binisaya 7.6%, người Hiligaynon Ilonggo 7.5%, người Bikol 6%, người Waray 3.4%, các sắc dân khác 25.3%12. Về tôn giáo, các quốc gia được nghiên cứu đều là các quốc gia đa tôn giáo. Tuy nhiên, mức độ ưu trội của một tôn giáo nhất định ở mỗi quốc gia là không giống nhau. Chẳng hạn, tại Thái Lan, theo điều tra dân số năm 2000, có tới 94,6% người theo đạo Phật, 4,6% người theo đạo Hồi, chỉ có 0,7% người theo đạo Thiên chúa và 0,1% người theo các tôn giáo khác hoặc không theo tôn giáo nào13. Tại Indonesia, theo điều tra dân số năm 2000, có tới 86,1% người theo đạo Hồi, 5,7% người theo đạo Tin Lành, 3% theo đạo Công giáo (La Mã), 1,8% người theo đạo Hindu và 3,4% số dân còn lại theo tôn giáo khác hoặc không theo tôn giáo nào14. Tại Malaysia, theo điều tra dân số vào năm 2000, số người theo đạo Hồi chiếm tới 60,4% dân số, số người theo đạo Phật chiếm 19,2% dân số, số người theo đạo Thiên chúa chiếm 9,1% dân số, số người theo 9 Số liệu trích dẫn từ nguồn World Fact Book (https://www.cia.gov/library/publications/the-worldfactbook/geos/id.html) (truy cập ngày 30/10/2009). 10 https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/my.html 11 https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/sn.html 12 https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/rp.html 13 https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/th.html 14 https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/id.html 8 các tôn giáo truyền thống của Trung Quốc (Đạo giáo và các loại đạo khác) chiếm 2,6%, số người theo các tôn giáo khác là 1,5% và số người không theo tôn giáo nào là 0,8%15. Tại Singapore, theo điều tra dân số năm 2000, số người theo Đạo Phật chiếm 42,5% dân số, số người theo đạo Hồi chiếm 14,9% dân số, số người theo Đạo giáo chiếm 8,5% dân số, số người theo đạo Hindu chiếm 4% dân số, số người theo đạo Công giáo (La Mã) chiếm 4,8% dân số, số người theo các nhánh Thiên chúa giáo khác chiếm 9,8% dân số, số người theo các loại tôn giáo khác là 0,7% và số người không theo tôn giáo nào là 14,8%16. Tại Philippines, theo điều tra dân số năm 2000, tỷ lệ người theo các loại tôn giáo khác nhau cụ thể như sau: người theo Công giáo (La Mã) 80.9%, người theo đạo Hồi 5%, người theo Anh giáo 2.8%, người theo đạo Iglesia ni Kristo 2.3%, người theo đạo Aglipayan 2%, người theo nhánh Thiên chúa giáo khác 4.5%, người theo tôn giáo khác 1.8%, còn lại là người không theo tôn giáo hoặc không xác định tôn giáo cụ thể (0,7%)17. Nhìn lại lịch sử, nhìn chung, cũng giống như nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, hầu hết các quốc gia được nghiên cứu (ngoại trừ Thái Lan) đều trải qua thời kỳ bị thực dân phương Tây xâm lược (giai đoạn thực dân hóa). Trước thời kỳ bị thực dân phương Tây đô hộ, các quốc gia này thường thiết lập chế độ phong kiến hoặc chế độ thần quyền. Chẳng hạn, về mặt lịch sử, Philippine từng là thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha trong hơn 300 năm (từ năm 1565 đến năm 1898). Sau đó, Philippine trở thành thuộc địa của Hoa Kỳ cho tới sau Thế chiến thứ 218. Indonesia là thuộc địa của Hà Lan trong hơn 300 năm từ năm 1602 cho tới tận những năm cuối thập niên 1930 khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra và Nhật Bản đã giành thuộc địa này của Hà Lan về tay mình. Tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của ông Sukarno, Indonesia đã giành lại nền độc lập của mình ngay 15 https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/my.html https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/sn.html 17 https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/rp.html 18 Thực tế, trong thời gian xảy ra thế chiến thứ 2, Philippines cũng bị chiếm đóng bởi quân Nhật. Khi còn là thuộc địa của Hoa Kỳ, Philippines cũng đã giành được một phần quyền tự trị khi năm 1934 chính phủ tự trị đầu tiên (nhưng đặt dưới sự bảo hộ của Hoa Kỳ) được thành lập. Philippines chỉ thực sự được công nhận là quốc gia độc lập bởi Hoa Kỳ từ ngày 4/7/1946 (tức là sau khi Thế chiến thứ 2 đã kết thúc). 16 9 sau khi phát xít Nhật thua trận và tuyên bố đầu hàng đồng minh. Tuy nhiên, Hà Lan và nhiều quốc gia Tây Phương đã không công nhận nền độc lập này. Ngay sau thế chiến thứ hai, Hà Lan đã có các hoạt động nhằm tái chiếm Indonesia làm thuộc địa. Trước sự kháng cự của người Indonesia và áp lực của cộng đồng quốc tế, nỗ lực này của Hà Lan đã bất thành. Tháng 12/1949, Hà Lan phải chính thức công nhận nền độc lập của Indonesia. Di sản của thời kỳ bị thực dân hóa này vẫn rất đậm nét, nhất là trong lĩnh vực pháp luật. Chẳng hạn, do ảnh hưởng của Anh trong suốt hàng trăm năm đô hộ, cho đến nay, hệ thống pháp luật của Malaysia và Singapore vẫn là hệ thống luật án lệ - giống với hệ thống pháp luật của nước Anh. Hệ thống pháp luật của Philippines thì có sự kết hợp của cả truyền thống pháp luật Tây Ban Nha lại vừa có dáng dấp ảnh hưởng bởi pháp luật của Hoa Kỳ. Chính vì thế, tuy luật thành văn là nguồn luật chính ở Philippines, án lệ (nhất là án lệ của Tòa Tối cao trong các vụ việc liên quan đến việc giải thích Hiến pháp) cũng là một nguồn luật được công nhận chính thức19. Pháp luật của Indonesia thì vẫn mang dấu ấn của hệ thống luật thành văn theo mô hình của Hà Lan20. Riêng trường hợp của Thái Lan, tuy không bị “thực dân hóa”, nhưng trước sức ép của các thế lực thực dân phương Tây trong thế kỷ 19, quốc gia này đã buộc phải “hiện đại hóa” hệ thống pháp luật (mà kỳ thực là “phương Tây hóa” hệ thống pháp luật của mình). Mô hình pháp luật của quốc gia này về cơ bản là hệ thống luật thành văn của Châu Âu lục địa. Một điểm cũng cần lưu ý ở đây là, trong thời kỳ thuộc địa, nhất là thời kỳ đầu, các chính quyền thuộc địa thường áp dụng chính sách phân biệt đối xử rất rõ ràng trong lĩnh vực pháp luật nói chung và lĩnh vực luật hình sự nói riêng. Chẳng hạn, tại Indonesia, trước năm 1918, khi Indonesia đang là thuộc địa của Hà Lan, chính quyền thuộc địa tại nước này đã áp dụng 2 loại quy định luật hình sự khác nhau cho 2 nhóm dân: dân bản địa (người Indonesia) và người đến từ 19 http://www.aseanlawassociation.org/papers/phil_chp2.pdf. Bộ luật dân sự Philippines còn quy định rõ (Điều 8 – Các quyết định của Tòa án áp dụng hoặc giải thích luật hoặc Hiến pháp là một phần của hệ thống pháp luật Philippines). 20 Điều này thể hiện rõ nét nhất trong các quy định của Bộ luật dân sự Indonesia và Bộ luật hình sự của Indonesia (http://www.aseanlawassociation.org/papers/LegalSystem.pdf). 10 Hà Lan và châu Âu21. Điều dễ hiểu là, người bản địa thường bị áp dụng quy định hà khắc hơn so với người châu Âu khi phạm cùng một loại tội. Do pháp luật hình sự là lĩnh vực pháp luật mang tính cổ xưa và truyền thống nhất trong các lĩnh vực pháp luật nói chung, nên những biến động lịch sử kể trên cũng để lại dấu ấn đậm nét trong mô hình thiết kế các đạo luật trong lĩnh vực này, trong đó có mô hình thiết kế Bộ luật hình sự. II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 5 QUỐC GIA ASEAN Có một đặc điểm chung về nguồn của pháp luật hình sự ở cả 5 quốc gia được nghiên cứu đó là tất cả các quốc gia này đều có Bộ luật hình sự. Với bối cảnh lịch sử như vừa nêu, mỗi quốc gia có một thời điểm ban hành Bộ luật hình sự khác nhau. Chẳng hạn, Bộ luật hình sự của Malaysia và Singapore được ban hành từ năm 1936 khi mà hai quốc gia này vẫn còn là thuộc địa của Anh (Malaysia chỉ giành lại độc lập từ năm 1957). Sau khi Malaysia giành lại độc lập từ Anh (năm 1957), Bộ luật này chỉ được sửa đổi, bổ sung một số điều khoản cho phù hợp với tình hình mới chứ không thay thế toàn bộ. Vì thế, về cơ bản, cơ cấu của Bộ luật hình sự Malaysia và Singapore vẫn được giữ nguyên cho tới ngày nay. Với trường hợp của Philippines, trong thời gian còn làm thuộc địa của Tây Ban Nha, pháp luật hình sự của Tây Ban Nha được áp dụng trực tiếp tại Philippine cho mãi tới năm 1876 khi chính quyền thuộc địa tại Philippine ban hành Bộ luật hình sự áp dụng riêng cho lãnh thổ Philippine. Bộ luật này còn có hiệu lực cho tới năm 1930 (tức là cả trong thời gian Philippine là thuộc địa của Hoa Kỳ). Bộ luật hình sự đầu tiên của Philippine được ban hành lần đầu vào năm 193022 (có hiệu lực từ ngày 1/1/1932) và hiện Bộ luật này vẫn còn hiệu lực (sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung). Bộ luật hình sự hiện hành của Indonesia thực chất là Bộ luật hình sự dành cho người Indonesia do chính quyền thực dân Hà Lan ban hành vào năm 1918 21 22 http://www.aseanlawassociation.org/papers/LegalSystem.pdf http://en.wikipedia.org/wiki/Revised_Penal_Code_of_the_Philippines 11 (khi Indonesia đang là thuộc địa của Hà Lan). Bộ luật này được sửa đổi, bổ sung một số điểm vào năm 1948 bởi chính quyền mới (khi Indonesia đã giành lại độc lập từ năm 1945). Bộ luật này được áp dụng thống nhất trong toàn lãnh thổ Indonesia từ năm 195823. Thái Lan ban hành Bộ luật hình sự hiện hành vào năm 1956. Bên cạnh các Bộ luật hình sự có quy định trực tiếp về tội phạm và hình phạt, tại cả 5 quốc gia ASEAN được nghiên cứu trong đề tài này, các quy định về tội phạm và hình phạt còn được tìm thấy trong các đạo luật chuyên ngành điều chỉnh những lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Trong mối quan hệ giữa các đạo luật chuyên ngành và Bộ luật hình sự, khi có sự khác nhau trong quy định của đạo luật chuyên ngành với quy định của Bộ luật hình sự thì các đạo luật chuyên ngành được ưu tiên áp dụng. Trong Bộ luật hình sự của một số nước (chẳng hạn Thái Lan24, Philippines25) còn quy định rõ, các quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự được coi như nguồn bổ sung khi áp dụng để xử lý các tội phạm được quy định trong các đạo luật chuyên ngành. Về cấu trúc, nhìn chung, Bộ luật hình sự của cả 5 quốc gia đều có sự tách bạch 2 phần: phần các quy định chung về tội phạm và hình phạt và phần quy định về các tội phạm cụ thể. Trong phần các tội phạm cụ thể, một số Bộ luật hình sự còn chia thành 2 phần là các tội phạm thường và các tội vi cảnh. Chẳng hạn, Bộ luật hình sự Indonesia được chia thành 3 quyển: Quyển 1 “các quy định chung” từ Điều 1 đến Điều 103 và Quyển 2 “Các tội phạm thường” từ Điều 104 đến Điều 488 và Quyển 3 “Các tội vi cảnh” từ Điều 489 đến Điều 569 (xem bảng 2). 23 http://www.aseanlawassociation.org/papers/LegalSystem.pdf Điều 17 Bộ luật hình sự Thái Lan quy định rõ “trừ trường hợp các đạo luật chuyên ngành có quy định khác, các quy định trong Quyển 1 [tức là phần chung – chú thích của nhóm nghiên cứu đề tài] sẽ được áp dụng đối với các tội quy định trong các đạo luật chuyên ngành”. 25 Điều 10 Bộ luật hình sự Philippines quy định rõ “nếu trong tương lai có tội phạm được quy định trong các đạo luật chuyên ngành thì các quy định của đạo luật ấy sẽ được ưu tiên áp dụng so với các quy định trong Bộ luật này. Trong trường hợp này, trừ khi các đạo luật chuyên ngành có quy định khác, các quy định của Bộ luật này sẽ được áp dụng với tư cách là nguồn luật bổ sung”. 24 12 Bảng 2. Khái quát cấu trúc của Bộ luật hình sự 5 quốc gia ASEAN Tên Bộ luật hình sự Số điều Số phần 3 quyển: 1. Bộ luật hình sự Thái Lan 398 điều Quyển 1 “Các quy định chung” (Từ Điều 1 đến Điều 106); Quyển 2 “Các tội phạm cụ thể” (Từ Điều 107 đến Điều 366); Quyển 3 “Các tội vi cảnh” (Từ Điều 367 đến Điều 398). 3 quyển: 2. Bộ luật hình sự Indonesia 569 điều Quyển 1: Các quy định chung (Điều 1-103); Quyển 2: Các tội phạm thường (Điều 104 đến Điều 488); Quyển 3: Các tội vi cảnh (Điều 489 đến Điều 569) 3. Bộ luật hình sự Philippines 4. Bộ luật hình sự Malaysia 5. Bộ luật hình sự Singapore 2 quyển: 367 điều Quyển 1 “Các quy định chung” (Điều 1-113) và Quyển 2 “Tội phạm và hình phạt” (Điều 114 đến Điều 367). 511 điều Không nói rõ là chia thành 2 phần nhưng thực chất có thể coi Chương 1 đến Chương 5A (Điều 1 đến Điều 120B) cộng với Chương 23 (nỗ lực phạm tội – Điều 511) là các quy định chung; Chương 6 đến Chương 22 (Điều 121 đến Điều 510) là phần các tội phạm cụ thể. 499 điều Không nói rõ là chia thành 2 phần nhưng thực chất có thể coi Chương 1 đến Chương 5A (Điều 1 đến Điều 120B) là các quy định chung; Chương 6 đến Chương 21 (Điều 121 đến Điều 499) là phần các tội phạm cụ thể. 13 Đi vào chi tiết hơn, có thể thấy rằng, về cơ bản, trong phần chung của các Bộ luật hình sự, các nội dung sau đây được quy định: - Nguyên tắc pháp chế trong việc áp dụng pháp luật hình sự; - Cơ sở phát sinh trách nhiệm hình sự; - Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự; - Các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi; - Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình phạt; - Các giai đoạn thực hiện tội phạm; - Chế định đồng phạm; - Các loại hình phạt và ý nghĩa pháp lý của mỗi loại hình phạt; - Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đi vào chi tiết, cấu trúc của phần chung của 5 Bộ luật rất khác nhau (xem bảng 3). Bảng 3. Kết cấu phần chung trong Bộ luật hình sự 5 nước ASEAN TT 1 Bộ luật Thái Lan Kết cấu phần chung 2 thiên (106 điều): Thiên 1 “Các quy định áp dụng với mọi tội phạm”. Thiên này gồm 9 chương: Chương 1 “Các định nghĩa”, Chương 2 “Áp dụng luật hình sự”, Chương 3 “Hình phạt và các biện pháp bảo đảm an toàn cho công chúng”, Chương 4 “Trách nhiệm hình sự”, Chương 5 “Nỗ lực phạm tội”, Chương 6 “Chính phạm và tòng phạm (trong vụ đồng phạm)”, Chương 7 “Phạm nhiều tội”, Chương 8 “Tái phạm”, Chương 9 “Thời hiệu”. Thiên 2 “Các quy định áp dụng riêng với tội vi cảnh”. 2 Indonesia 9 chương (103 điều): Chương 1 “Phạm vi áp dụng”, Chương 2 “Hình phạt”, Chương 3 “Miễn trừ, tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự”, Chương 4 “Nỗ lực phạm tội”, Chương 5 “Tham gia phạm tội” (tương tự như chế 13 định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam), Chương 6 “Phạm nhiều tội”, Chương 7 “Yêu cầu truy tố tội phạm của nạn nhân”, Chương 8 “Thời hiệu”, Chương 9 “Giải thích thuật ngữ”. 3 Philippines 6 thiên (113 điều): Thiên mở đầu “Hiệu lực của Bộ luật hình sự”; Thiên 1 “Tội phạm và các tình tiết ảnh hưởng trách nhiệm hình sự”; Thiên 2 “Người phải chịu trách nhiệm hình sự trong vụ đồng phạm”; Thiên 3 “Hình phạt”; Thiên 4 “Chấm dứt trách nhiệm hình sự”; Thiên 5 “Trách nhiệm dân sự (trong vụ án hình sự)”. 4 Malaysia 7 chương (121 điều): Chương 1 “Sơ khởi (hiệu lực của Bộ luật)”; Chương 2 “Các định nghĩa và giải thích”, Chương 3 “Hình phạt”, Chương 4 “Các ngoại lệ” (tức là các tình tiết miễn trừ, tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự), Chương 5 “Hỗ trợ phạm tội (trong vụ đồng phạm)”, Chương 5A “Cấu kết phạm tội” (tương tự như phạm tội có tổ chức trong pháp luật hình sự Việt Nam) và Chương 23 “Nỗ lực phạm tội”. 5 Singapore 6 chương (120 điều): Chương 1 “Sơ khởi (hiệu lực của Bộ luật)”; Chương 2 “Các định nghĩa và giải thích”, Chương 3 “Hình phạt”, Chương 4 “Các ngoại lệ” (tức là các tình tiết miễn trừ, tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự), Chương 5 “Hỗ trợ phạm tội (trong vụ đồng phạm)”, Chương 5A “Cấu kết phạm tội” (tương tự như phạm tội có tổ chức trong pháp luật hình sự Việt Nam). Trong phần các tội phạm cụ thể, ngoại trừ Bộ luật hình sự của Thái Lan và Bộ luật hình sự của Indonesia có 1 phần riêng quy định về các tội vi cảnh, Bộ luật hình sự của Philippines, Malaysia và Singapore đều không có phần này. Trong phần các tội phạm thường, nói chung, các Bộ luật hình sự đều tập 14 trung điều chỉnh các nội dung cơ bản như: - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; - Các tội về công vụ; - Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; - Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, các quyền tự do của người dân; - Các tội xâm phạm sở hữu; - Các tội về tình dục, hôn nhân, gia đình. Tuy nhiên, đi vào chi tiết, cách kết cấu chương, điều của phần này cũng không hoàn toàn giống nhau (xem bảng 4). Bảng 4. Kết cấu của phần quy định về các tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự 5 nước ASEAN TT Tên Bộ luật 1 Thái Lan Kết cấu phần các tội phạm cụ thể 12 Thiên: Thiên 1 “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”26; Thiên 2 “Các tội xâm phạm bộ máy hành chính công”, Thiên 3 “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp”, Thiên 4 “Các tội về tôn giáo”, Thiên 5 “Các tội về trật tự công”, Thiên 6 “Các tội gây nguy hiểm cho công chúng”, Thiên 7 “Các tội về giả mạo và thay đổi”, Thiên 8 “Các tội về thương mại”, Thiên 9 “Các tội về tình dục”, Thiên 10 “Các tội xâm phạm tính mạng và thân thể”, Thiên 11 “Các tội xâm phạm quyền tự do và danh tiếng”, Thiên 12 “Các tội xâm phạm sở hữu”. 2 Indonesia 31 Chương: từ Chương 1 (quyển 2) đến Chương 31 (quyển 2): Chương 1 “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”, Chương 2 “Các tội xâm phạm nhân phẩm của Tổng thống và Phó Tổng thống”, Chương 3 “Các tội xâm phạm tới các quốc gia có quan hệ hữu nghị với Indonesia”; Chương 4 “Các tội đảm bảo sự thực thi công vụ của nhà nước”, Chương 5 “Các tội xâm phạm trật tự công”, 26 Có một thiên mới bổ sung là Thiên 1/1 quy định về các tội khủng bố. 15 Chương 6 “Đấu súng/đọ kiếm/dao”, Chương 7 “Các tội xâm phạm tự do của người khác”, Chương 8 “Các tội xâm phạm cơ quan công quyền”, Chương 9 “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp”, Chương 10, “Giả mạo tiền giấy”, Chương 11 “Giả mạo con dấu”, Chương 12 “Giả mạo văn bản”, Chương 13 “Các tội xâm phạm việc quản lý hộ tịch”, Chương 14 “Các tội mang tính đồi trụy”, Chương 15 “Bỏ mặc người cần giúp đỡ”, Chương 16 “Các tội xâm phạm danh dự”, Chương 17 “Tiết lộ bí mật”, Chương 18 “Các tội xâm phạm quyền tự do cá nhân”, Chương 19 “Các tội xâm phạm tính mạng”, Chương 20 “Ngược đãi”, Chương 21 “Tội gây chết người hoặc thương tích”, Chương 22 “Trộm cắp”, Chương 23 “Tống tiền”, Chương 24 “Biển thủ”, Chương 25 “Lừa đảo”, Chương 26 “Xâm phạm quyền của chủ nợ”, Chương 27 “Hủy hoại tài sản”, Chương 28 “Tội phạm về chức vụ”, Chương 29 “Tội phạm về lai dắt hàng hải”, Chương 29A “Tội phạm trong lĩnh vực hàng không”, Chương 30 “Tiêu thụ đồ gian”, Chương 31 “Vấn đề tái phạm trong một số tội danh cụ thể”. 3 Philippines 14 Thiên: Thiên 1 “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”27; Thiên 2 “Các tội xâm phạm các quyền tự do cơ bản của công dân28”; Thiên 3 “Các tội xâm phạm trật tự công cộng”; Thiên 4 “Các tội xâm phạm lợi ích công”; Thiên 5 “Các tội về ma túy”; Thiên 6 “Các tội xâm phạm đạo đức công”29; Thiên 7 “Các tội do quan chức thực hiện”30; Thiên 8 “Các tội xâm phạm con người”; Thiên 9 “Các tội xâm phạm tự do cá nhân”; Thiên 10 “Các tội xâm phạm tài sản”; Thiên 11 “Các tội xâm phạm tiết hạnh”31; Thiên 12 “Các tội xâm phạm chế độ quản lý hộ tịch”; Thiên 13 27 Được quan niệm khá hẹp, chỉ bao gồm các tội: phản quốc, gián điệp, kích động chiến tranh, cướp biển. Các tội gây bạo loạn, lật đổ, đảo chính, 28 Được quan niệm gồm: quyền tự do đi lại, cư trú; bất khả xâm phạm về chỗ ở; tự do hội họp; tự do tôn giáo. 29 Gồm các tội như: Đánh bạc, mại dâm, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. 30 Tức là các tội về chức vụ (như tham ô, nhũng nhiễu, lạm quyền, nhận hối lộ, tiết lộ bí mật công tác, v.v.). 31 Tức là các tội xâm phạm sự chung thủy vợ chồng (ngoại tình), tội hiếp dâm, các tội về tình dục khác. 16 “Các tội xâm phạm danh dự”; Thiên 14 “Vi phạm gần như tội phạm”32. 4 Malaysia 17 Chương: từ Chương 6 đến Chương 22: Chương 6 “Các tội chống lại nhà nước”, Chương 7 “Các tội liên quan đến lực lượng vũ trang”, Chương 8 “Các tội xâm phạm trật tự công cộng”, Chương 9 “Các tội liên quan tới công chức”, Chương 10 “Xúc phạm cơ quan công quyền”, Chương 11 “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp”, Chương 12 “Các tội về tiền tệ và con dấu của chính quyền”, Chương 13 “Các tội về đo lường”, Chương 14 “Các tội ảnh hưởng tới sức khỏe, an toàn, sự thuận tiện của công chúng, đạo đức”, Chương 15 “Các tội liên quan đến tôn giáo”, Chương 16 “Các tội xâm phạm thân thể con người”, Chương 17 “Các tội xâm phạm sở hữu”, Chương 18 “Các tội liên quan đến văn bản và chứng từ ngân hàng”, Chương 19 “Vi phạm hình sự trong hợp đồng dịch vụ”, Chương 20 “Các tội về hôn nhân”, Chương 21 “Bôi nhọ danh tiếng của người khác”, Chương 22 “Xúc phạm hoặc gây phiền nhiễu người khác”. 5 Singapore 17 Chương: từ Chương 6 đến Chương 22: Chương 6 “Các tội chống lại nhà nước”, Chương 7 “Các tội liên quan đến lực lượng vũ trang”, Chương 8 “Các tội xâm phạm trật tự công cộng”, Chương 9 “Các tội liên quan tới công chức”, Chương 10 “Xúc phạm cơ quan công quyền”, Chương 11 “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp”, Chương 12 “Các tội về tiền tệ và con dấu của chính quyền”, Chương 13 “Các tội về đo lường”, Chương 14 “Các tội ảnh hưởng tới sức khỏe, an toàn, sự thuận tiện của công chúng, đạo đức”, Chương 15 “Các tội liên quan đến tôn giáo”, Chương 16 “Các tội xâm phạm thân thể con người”, Chương 17 “Các tội xâm phạm sở hữu”, Chương 32 Các tội với lỗi vô ý hoặc bất cẩn. 17 18 “Các tội liên quan đến văn bản và chứng từ ngân hàng”, Chương 19 “Vi phạm hình sự trong hợp đồng dịch vụ”, Chương 20 “Các tội về hôn nhân”, Chương 21 “Bôi nhọ danh tiếng của người khác”, Chương 22 “Xúc phạm hoặc gây phiền nhiễu người khác”. Về kỹ thuật lập pháp, có thể thấy rằng, cách kết cấu của từng điều luật cụ thể trong 5 Bộ luật hình sự được nghiên cứu vừa có điểm chung lại vừa có những điểm dị biệt. Trong phần các quy định chung, các điều luật của các Bộ luật hình sự chỉ chủ yếu mang tính giải thích các khái niệm hoặc ghi nhận các nguyên tắc, chính sách làm cơ sở áp dụng chung khi xử lý các tội phạm cụ thể. Còn trong phần quy định về các tội phạm cụ thể các điều luật thường được kết cấu theo mô thức “người nào thực hiện hành vi X thì bị phạt hình phạt Y…”. Ví dụ, đối với tội giết người (murder), Điều 248 Bộ luật hình sự Philippines quy định: “Người nào có hành vi tước đoạt tính mạng của người khác…thì phạm tội giết người và phải chịu hình phạt tù chung thân… nếu có một trong các tình tiết sau: (1) … nhờ người có hung khí hỗ trợ; (2)…giết thuê…; (3) …bằng cách phóng hỏa, bỏ thuốc độc, đặt chất nổ…; (4) … lợi dụng hoàn cảnh thiên tai…; … ; (6)… bằng thủ đoạn tàn ác”. Cũng với tội giết người, Bộ luật hình sự Thái Lan (Điều 288) quy định: “người nào có hành vi giết người… thì bị phạt tử hình hoặc tù từ 15 năm đến 20 năm”. Bộ luật hình sự Malaysia (Điều 302) và Bộ luật hình sự Singapore (Điều 302) quy định “người nào phạm tội giết người thì phải chịu hình phạt tử hình”. Quy định về tội giết người trong Bộ luật hình sự Indonesia (Điều 340) cũng có kết cấu tương tự “người nào cố ý và có dự mưu tước đoạt tính mạng của người khác thì bị phạt tử hình, tù chung thân hoặc bị phạt tù đến 20 năm”. Tuy nhiên, đi vào chi tiết, trong một số Bộ luật hình sự, cách kết cấu các điều luật cũng có những điểm đặc thù. Chẳng hạn, đi kèm với phần quy phạm có tính khái quát, trong Bộ luật hình sự của Malaysia và của Singapore thường có 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan