Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh năng suất và phẩm chất gạo của 14 giống lúa tại tỉnh sóc trăng 2010...

Tài liệu So sánh năng suất và phẩm chất gạo của 14 giống lúa tại tỉnh sóc trăng 2010

.PDF
74
220
56

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL  TRẦN THANH HẢI SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT GẠO CỦA 14 GIỐNG LÚA TẠI TỈNH SÓC TRĂNG 2010 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Cần Thơ, 2010 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL  TRẦN THANH HẢI SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT GẠO CỦA 14 GIỐNG LÚA TẠI TỈNH SÓC TRĂNG 2010 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên nghành: Phát Triển Nông Thôn Mã ngành: 52 62 01 01 Cán bộ hướng dẫn: TS. HUỲNH QUANG TÍN Cần Thơ, 2010 2 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2010 Cán bộ hướng dẫn Ts. Huỳnh Quang Tín 3 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2010 Cán bộ phản biện 4 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2010 Chủ tịch hội đồng 5 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luân văn nào trước. Tác giả luận văn Trần Thanh Hải 6 LỜI CẢM TẠ Kính dâng Cha mẹ đã chăm lo, tân tụy vì tương lai của con Xin chân thành biết ơn TS. Huỳnh Quang Tín đã tân tình hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Ths. Nguyễn Hồng Cúc và Ths. Huỳnh Như Điền đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi hoàn thành luân văn tốt nghiệp. Dự án Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học cộng đồng (CBDC) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện nghiên cứu này. Chú Phạm Văn Hiệp, Ngô Kim Lý, Kim Suôl và cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng đã tạo điều kiện thuân lợi và tân tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu ở địa phương. Quý thầy cô Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, Quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ đã hướng dẫn tôi tìm tài liệu, phân tích mẫu và hỗ trợ các phương tiện nghiên cứu. Tập thể lớp Phát triển Nông Thôn K33 đã nhiệt tình hỗ trợ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian tôi thực hiện nghiên cứu. 7 TIỂU SỬ CÁ NHÂN 1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và tên: Trần Thanh Hải Giới tính: Nam Sinh ngày: 27 tháng 04 năm 1987, tại Kiên Giang Dân tộc: Kinh Là con của ông Trần Văn Kết và bà Trần Thị Bang Quê quán: Xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang Chỗ ở hiện tại: Số nhà 28/14, đường 91B, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Số điện thoại: 0917 742 919 2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO Từ năm 1994 – 1999: học tại trường tiểu học Bình Giang (xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) Từ năm 1999 – 2003: học tại trường trung học cơ sỏ Bình Giang (xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) Từ năm 2003 – 2006: học tại trường trung học phổ thông Bình Sơn ( xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiển Giang) Từ năm 2007 đến nay: học tại trường Đại học Cần Thơ (3/2, quân Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) 8 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ...................................................................... i NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN ........................................................................ ii NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG ........................................................................................iii LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ iv LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................... v TIỂU SỬ CÁ NHÂN ....................................................................................................... vi MỤC LỤC……………………………………………………………………………… . vii DANH SÁCH BẢNG …………………………………………………………………….xi DANG SÁCH HÌNH …………………………………………………………………….xii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………..xii TÓM LƯỢC................................................................................................................... xiv Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1.1 ĐẶC VẤN ĐỀ ..........................................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................2 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................. 3 2.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GẠO CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ...................................................................3 2.1.1 Nguồn gốc của lúa ngày nay ..............................................................3 2.1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thới giới. ...........................................4 2.1.3 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam. .............................................5 2.1.4 Những thách thức lâu dài của sản xuất lúa của Việt Nam ...................6 2.1.5 Vai trò của giống trong sản xuất lúa ..................................................6 2.2 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC CÂY LÚA ........................................................7 2.2.1 Thời gian sinh trưởng.........................................................................7 2.2.2 Chiều cao cây.....................................................................................8 2.2.3 Chiều dài bông...................................................................................8 2.2.4 Tỷ lệ chồi hữu hiệu ............................................................................9 2.2.5 Tính chống đỗ ngã .............................................................................9 2.2.6 Các hình dạng của bông lúa ...............................................................9 2.3 NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT LÚA.........................10 2.3.1 Năng suất thực tế .............................................................................10 2.3.2 Số bông/m2 ......................................................................................11 2.3.3 Số hạt chắc/bông..............................................................................11 2.3.4 Tỷ lệ hạt chắc...................................................................................12 2.3.5 Trọng lượng 1000 hạt.......................................................................13 9 2.4 PHẨM CHẤT HẠT TRONG CHỌN GIỐNG LÚA................................13 2.4.1 Kích thứớc và hình dạng hạt.............................................................13 2.4.2 Phẩm chất hạt...................................................................................14 Độ trở hồ..........................................................................................14 Hàm lượng amylose .........................................................................14 2.5 ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐAI VÀ DINH DƯỠNG THÍCH HỢP CHO CÂY LÚA ................................................................................................................15 2.5.1 Điều kiện đất đai ..............................................................................15 2.5.2 Dinh dưỡng cho cây lúa ...................................................................15 Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ..................................................... 17 3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .........................................17 3.1.1 Thời gian nghiên cứu .......................................................................17 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................17 3.2 MÔ TẢ ĐIỂM BỐ TRÍ NGHIÊN CỨU..................................................18 3.2.1 Điểm Cống Đôi – Châu Thành .........................................................18 3.2.2 Điểm Phú Lộc – Thạnh Trị...............................................................18 3.2.3 Điểm Chùa Lao Vên – Trần Đề........................................................18 3.3 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ............................................................19 3.3.1 Giống lúa thí nghiệm........................................................................19 3.3.2 Phân bón và thuốc trị sâu bệnh.........................................................19 3.3.3 Các thiết bị sử dụng trong thí nghiệm...............................................20 3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................20 3.4.1 Bố trí thí nghiệm ..............................................................................20 3.4.2 Kỹ thuật làm mạ và chăm sóc mạ .....................................................20 3.4.3 Kỹ thuật làm đất...............................................................................21 3.4.4 Kỹ thuật cấy thí nghiệm ...................................................................21 3.5 CÁC KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ CHỈ TIÊU THEO DÕI THÍ NGHIỆM ...........................................................................................................21 3.5.1 Cỏ dại ..............................................................................................21 3.5.2 Phòng trừ sâu bệnh...........................................................................21 3.5.3 Cấy dặm...........................................................................................22 3.5.4 Quản lý nước lô thí nghiệm..............................................................22 3.6 ĐÁNH GIÁ SÂU BỆNH HẠI LÚA........................................................22 3.6.1 Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) ...................................................22 3.6.2 Sâu đục thân (Stemborrer) ...............................................................23 3.6.3 Sâu cuốn lá (Leaf roller: Cnaphalocrosis medinalis)........................23 3.6.4 Bệnh cháy lá (Maganaporthe grisea) ...............................................24 10 3.6.5 Chuột và côn trùng hại lúa ...............................................................24 3.7 CÁC CHỈ TIÊU NÔNG HỌC .................................................................24 3.7.1 Thời gian sinh trưởng.......................................................................24 3.7.2 Chiều cao cây...................................................................................24 3.7.3 Số chồi.............................................................................................25 3.7.4 Chiều dài bông.................................................................................25 3.7.5 Góc thân ..........................................................................................25 3.8 CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT ................25 3.8.1 Năng suất thực tế .............................................................................25 3.8.2 Các thành phần năng suất.................................................................26 Số bông/m2 ...................................................................................26 Số hạt chắc/bông ...........................................................................26 Tỉ lệ hạt chắc.................................................................................27 Trọng lượng 1000 hạt ....................................................................27 3.9 ĐĂC TÍNH PHẨM CHẤT HẠT GẠO ...................................................27 3.9.1 Kích thước và hình dạng hạt.............................................................27 Chiều dài hạt gạo ................................................................................... 27 Tỷ lệ dài/rộng hạt gạo ............................................................................ 27 3.9.2 Đánh giá về phẩm chất gạo ..............................................................27 Tỷ lệ bạc bụng .................................................................................27 Hàm lượng Amylose ........................................................................28 3.10 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ THỐNG KÊ SỐ LIỆU.............................28 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 29 4.1 TÌNH HÌNH TỔNG QUAN ĐIỂM BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM....................29 4.2 ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI ........................................................................29 4.2.1 Thời gian sinh trưởng.......................................................................29 4.2.2 Chiều cao cây...................................................................................30 4.2.3 Chiều dài bông.................................................................................31 4.2.4 Góc thân ..........................................................................................32 4.3 TÌNH HÌNH SÂU BỆNH XUẤT HIỆN TRÊN LÚA..............................33 4.3.1 Sâu cuốn lá ......................................................................................34 4.3.2 Đạo ôn lá (cháy lá)...........................................................................34 4.3.3 Đạo ôn cổ bông................................................................................34 4.3.4 Sâu đục thân.....................................................................................35 4.3.5 Chuột ...............................................................................................35 4.4 NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT LÚA.........................36 4.4.1 Số bông/m2......................................................................................36 11 4.4.2 Số hạt chắc/bông. .............................................................................37 4.4.3 Tỉ lệ hạt chắc....................................................................................38 4.4.4 Trọng lương 1000 hạt.......................................................................39 4.4.5 Năng suất thực tế .............................................................................39 4.5 KÍCH THƯỚC VÀ HÌNH DẠNG HẠT GẠO ........................................41 4.5.1 Chiều dài hạt gạo .............................................................................41 4.5.2 Tỷ lệ dài/rộng hạt gạo ......................................................................42 4.5.3 Hàm lượng amylase .........................................................................42 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 44 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................44 5.2 ĐỀ NGHỊ................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………....45 12 DANH SÁCH BẢNG Hình Tên hình trang Bảng 3.1: Danh sách 14 giống lúa đã thí nghiệm tại các điểm ở tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2010 .................................................................................................................. 19 Bảng 3.2: Công thức phân bón tại các điểm thí nghiệm ở tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2010 .............................................................................................................................. 20 Bảng 3.3: Phân cấp và đánh giá tính nhiễm rầy của IRRI (1996) ............................. 22 Bảng 3.4: Đánh giá và phân cấp thiệt hại do Sâu đục thân ........................................ 23 Bảng 3.5: Đánh giá thiệt hại sâu cuốn lá của IRRI (1988) ......................................... 23 Bảng 3.6: Phân cấp và đánh giá bệnh cháy lá của IRRI (1996) ................................. 24 Bảng 3.7: Phân cấp tính đổ ngã của cây lúa............................................................... 25 Bảng 3.8: Bảng phân cấp độ hở cổ bông ..................................................................... 25 Bảng 3.9: Bảng phân cấp góc thân ………………………………………………...25 Bảng 3.10: Phân loại chiều dài hạt gạo trắng theo IRRI (1980) ................................ 27 Bảng 3.11: Phân loại hình dạng hạt gạo trắng theo IRRI (1996) ............................... 27 Bảng 3.12: Phân loại cấp bạc bụng dựa theo phần trăm vết đục của hạt theo IRRI (1996)............................................................................................................................. 27 Bảng 3.13 : Thang điểm đánh giá hàm lượng Amylose theo IRRI (1980) ............... 28 Bảng 4.1. Đặc điểm hình thái của 14 giống lúa thí nghiệm tai Sóc Trăng 2010......33 Bảng 4.2: Tình hình sâu bệnh trên 14 giống lúa thí nghiệm tai Sóc Trăng 2010.....35 Bảng 4.3 Năng suất và thành phần năng suất của 14 giống lúa thí nghiệm tại Sóc Trăng 2010 ............................................................................................................41 Bảng 4.4 Phẩm chất gạo của 14 giống lúa thí nghiệm tại Sóc Trăng 2010 .............43 13 DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình trang Hình 3.1: Bản đồ các điểm thí nghiệm tại Sóc Trăng ............................................ 17 Hình 3.2: Rầy nâu................................................................................................. 22 Hình 3.3: Sâu đục thân ......................................................................................... 23 Hình 3.4: Đo chiều cao tại điểm Cống Đôi ........................................................... 24 Hình 3.5: Các hình ảnh lúc thu hoạch lúa tại các điểm thí nghiệm ........................ 26 14 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long FAO Food Agriculture Organization – Tổ chức Nông Lương thới giới IRRI International Rice Research Institute – Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long CBDC Community Biodiversity Development and Conservetion Programme - Chương trình Bảo tồn và Phát triển đa dạng sinh học ở cộng đồng TCN Trước Công Nguyên NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 15 TÓM LƯỢC Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm của cả nước. Việc chọn tạo giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau là chiến lược của nhà chọn giống lúa cả nhà khoa học và nhà nông ở ĐBSCL. Trong những năm qua, nhiều Nông dân tham gia dự án CBDC đã lai – chọn thành công nhiều giống lúa mới phục vụ cho sản xuất tại những cộng đồng. Đề tài: So sánh năng suất và phẩm chất gạo của 14 giống lúa tại tỉnh Sóc Trăng 2010 được thực hiện nhằm chọn những giống lúa mới năng suất cao thích hợp với từng điều kiện canh tác để giới thiệu cho sản suất ở địa phương. Thí nghiệm được thực hiện tại 3 điểm: Cống Đôi, Chùa Lao Vên, Phú Lộc đại diện cho các vùng sinh thái của tỉnh Sóc Trăng. Thí nghiệm gồm 14 giống lúa được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, trong đó giống VNĐ95-20 là đối chứng. Các giống lúa được gieo mạ khô và cấy lúc 15 ngày tuổi, khoảng cách 15 x 20cm và cấy 1 tép/bụi. Kỹ thuật canh tác, công thức phân bón do Nông dân tại các cộng đồng quyết định. Kết quả thí nghiệm cho thấy các giống lúa có thời gian sinh trưởng, chiều cao cây khác nhau rất ý nghĩa giữa các giống nhưng giữa các điểm thí nghiệm thì biến động không đáng kể. Phần lớn các giống có thời gian sinh trưởng ngắn thuộc nhóm A1, đặc biệt NV8 là giống rất ngắn ngày thuộc nhóm A0 (87 ngày). Những giống có năng suất cao, đồng thời có thể chống chịu tốt với các loại sâu bệnh như: NV5, CLV2, HĐ12, PC2, VT2, TC7. Về phẩm chất gạo, phần lớn các giống lúa thí nghiệm này đều có dạng hạt thon dài đáp ứng với tiêu chuẩn xuất khẩu như: ST16, ST8, VT8, HĐ10, HĐ12, TC10, …. Đa phần các giống có hàm lượng amylose trung bình, đặc biệt ST16, ST8 là hai giống có hàm lượng amylose rất thấp thuộc nhóm gạo dẻo cơm. Từ kết quả thí nghiệm cho thấy các giống: NV5, CLV2, HĐ12, PC2, VT2, TC7 được đánh giá là có triển vọng sản xuất trên những điều kiên sinh thái khác nhau và sản xuất hàng hóa như hiện nay. 16 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶC VẤN ĐỀ Cho đến nay lúa vẫn là cây lương thực chủ yếu của hơn 3 tỷ người, chiếm khoảng 40% dân số trên thế giới. Hiện có 110 quốc gia sản xuất và tiêu thụ gạo với mức độ khác nhau, trong đó Việt Nam là nước có nhu cầu gạo nhiều và cũng là nước có sản lượng gạo xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Vì vậy, việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã mở ra nhiều cơ hội như: có thể tăng sản lượng gạo xuất khẩu, thu nhập của người sản xuất và doanh nghiệp tăng thêm nhờ việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, nó đã đặc ra nhiều thách thức đối với ngành nông nghiệp nước ta phải nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm gạo xuất khẩu, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới... . Để đảm bảo an ninh lương thực và giữ vững vị trí xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam như hiện nay, chiến lược phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo phải được cải thiện cả về sản lượng lẫn chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Muốn đạt được mục đính đó việc lai chọn ra những giống lúa mới có năng suất cao, chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, dịch hại và phẩm chất tốt sẽ là mục tiêu quan trọng của các Cơ quan nghiên cứu và những Nhà chọn giống. Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nó là vùng sản xuất lúa lớn nhất Việt Nam, cung ứng hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước (2008), chiếm hơn 50% (hơn 2 triệu ha) diện tích trồng lúa của Việt Nam (Tổng cục thống kê, 2008). Qua đó, đã cho thấy sự đóng góp không nhỏ của đồng bằng nầy đến tổng sản xuất lương thực của quốc gia, nhưng trong những năm gần đây, thời tiết biến đổi thất thường đã gây ra hạn hán kéo dài, nước mặn xâm nhập ngày càng sâu vào đất liền, lượng mưa phân bổ không đồng đều, … chính nguyên nhân này đã làm cho sản xuất lúa ở ĐBSCL gặp rất khó khăn và trở ngại như lịch xuống giống các mùa vụ bị trể, sâu bệnh ngày càng tăng khó kiểm soát, diện tích sản xuất bị thiệt hại ngày càng nhiều hơn nông dân phải gieo lại 2-3 lần do ảnh hưởng bởi hạn hán và mặn xâm nhập, vì thế năng suất vụ lúa Hè Thu qua các năm tương đối thấp (năm 2008 chỉ đạt 4,77 17 tấn/ha) ở ĐBSCL (Tổng cục thống kê, 2008). Riêng tỉnh Sóc Trăng các ảnh hưởng như đã nêu trên đã gây thiệt hại rất lớn về giảm năng suất cho người sản xuất lúa. Vì vậy việc chọn ra những giống lúa thích nghi cho các vùng sinh thái ở tỉnh Sóc Trăng là rất cần thiết. Đề tài “ So sánh năng suất và phẩm chất gạo của 14 giống lúa tại tỉnh Sóc Trăng 2010” đã được thực hiện trong vụ Hè Thu năm 2010 nhằm mục đích nêu trên. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu nầy nhằm tìm ra những giống lúa có năng suất cao và thích ứng với những điều kiện canh tác khác nhau nhằm cải thiện năng suất cao, sản lượng và chất lượng lúa gạo góp phần đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu cho tỉnh Sóc Trăng và vùng sản xuất trọng điểm lúa gạo của cả nước. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài nghiên cứu nầy được tập trung vào các mục tiêu cụ thể như sau: – Đánh giá năng suất 14 giống lúa tại 3 điểm với các điều kiện canh tác khác nhau ở tỉnh Sóc Trăng. – So sánh đặc tính nông học và phẩm chất giữa các giống lúa. – Chọn ra những giống lúa có tiềm năng cho năng suất cao và phẩm chất tốt để giới thiệu cho nông dân sản xuất tại tỉnh Sóc Trăng và đăng ký khảo nghiệm giống quốc gia. 18 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GẠO CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2.1.1 Nguồn gốc của lúa ngày nay Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô, lúa mì, sắn (tên khác khoai mì) và khoai tây. Lúa có hai loài trong họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam châu Á và châu Phi. Hai loài này cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng calo tiêu thụ bởi con người. Người ta cho rằng tổ tiên của chi lúa Oryza là một loài cây hoang dại trên siêu lục địa Gondwana cách đây ít nhất 130 triệu năm và phát tán rộng khắp các châu lục trong quá trình trôi dạt lục địa. Hiện nay có khoảng 21 loài cây hoang dại thuộc chi này và 2 loài lúa được đã thuần hoá là lúa châu Á và lúa châu Phi (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Lúa châu Phi đã được gieo trồng trong khoảng 3.500 năm. Trong khoảng thời gian từ 1500 TCN đến 800 TCN thì lúa châu Phi đã lan rộng từ trung tâm xuất phát của nó là lưu vực châu thổ sông Niger và mở rộng tới Sénégal. Tuy nhiên, nó không bao giờ phát triển xa khỏi khu vực nguồn gốc của nó. Việc gieo trồng loài lúa này thậm chí còn suy giảm do các giống châu Á, có thể đã được những người Ả Rập từ bờ biển phía đông đem tới châu Phi đại lục trong thời gian khoảng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 11 (Hoàng Long, 2010). Tổ tiên của lúa châu Á là một loại lúa hoang phổ biến dường như có nguồn gốc tại khu vực xung quanh chân núi Himalaya, với ở phía Ấn Độ và Trung Quốc. Hiện nay đây là giống lúa chính được gieo trồng làm cây lương thực trên khắp thế giới. Nhiều giả thuyết khác nhau về nơi đầu tiên tiến hành việc gieo trồng hay thuần hoá giống lúa này (Bách khoa toàn thư Wikipedia, 2008). Nhưng lại có nhiều nhà khoa học cho rằng: cây lúa trồng có nguồn gốc ở đông nam châu Á, trong đó ấn Độ, Miến Điện và Việt Nam là những nơi xuất hiện nghề trồng lúa đầu tiên của loài người (http://gaovnf1.vn). 19 2.1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thới giới. Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng châu Á. Ở châu Á, lúa là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của dân châu Phi hoặc lúa mì của dân châu Âu và Bắc Mỹ. Thống kế của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2008) cho thấy, có 114 nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên trên 1.000.000ha tập trung ở châu Á, 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng 100.000ha - 1.000.000ha. Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha, đứng đầu là Ai Cập (9,7 tấn/ha), Úc (9,5 tấn/ha), El Salvador (7,9 tấn/ha). Theo (FAO, 2008) còn cho thấy, diện tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980. Trong vòng 19 năm đó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53 triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999 (156,8 triệu ha) với tốc độ tăng chậm với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn ở mức 155,1 triệu ha. Từ năm 2005 đến 2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 159,0 triệu ha cao nhất kể từ năm 1995 tới nay. Bên cạnh diện tích trồng lúa, năng suất lúa bình quân trên thế giới cũng tăng khoảng 1,4 tấn/ha trong vòng 24 năm từ năm 1961 đến 1985, đặc biệt sau cuộc cách mạng xanh của thế giới vào những năm 1965 - 1970, với sự ra đời của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không quang cảm, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8. Đến những năm 1990 dẫn đầu năng suất lúa trên thế giới là các nước Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha (IRRI, 1990). Từ năm 1990 trở đi đến thời điểm hiện nay năng suất lúa thế giới liên tục được cải thiện đạt 4,3 tấn/ha năm 2008, tuy nhiên chỉ bằng phân nửa năng suất của Ai Cập (9,7 tấn/ha) nước đứng đầu thế giới. Tình hình nhìn chung năng suất các nước trong 8 năm (2000 – 2008) cho thấy năng suất lúa cao tập trung ở các quốc gia châu Á có nhiệt độ ngày và đêm cao hơn và trình độ canh tác phát triển tốt hơn. Các nước nhiệt đới có năng suất bình quân thấp do chế độ nhiệt và ẩm độ cao, sâu bệnh phát triển mạnh và trình độ canh tác hạn chế (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Úc (9,5 tấn/ha), El Salvador (7,9 tấn/ha), Uruguay (7,9 tấn/ha) có mức tăng năng suất lúa lên hơn 1 tấn/ha trong những năm gần đây vươn lên đứng vị trí thứ 2, thứ 3 và thứ 4 trên thế giới cùng một số nước khác là Morocco, Iran, Triều Tiên, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine , Tajikistan, Macedonia. (Hoàng Long, 2010). 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan