Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh một số giống lúa lai mới tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh...

Tài liệu So sánh một số giống lúa lai mới tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh

.PDF
96
189
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------------------------- HÀ VĂN HÙNG SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI MỚI TẠI HUYỆN CAN LỘC TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT Mã số : 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM VĂN CƯỜNG HÀ NỘI - 2010 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2010 Tác giả luận văn Hà Văn Hùng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu ñề tài, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình và những lời chỉ bảo chân tình từ rất nhiều ñơn vị và cá nhân trong và ngoài ngành nông nghiệp. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân ñã dành cho tôi sự giúp ñỡ quý báu ñó. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp ñỡ nhiệt tình của Thầy giáo – PGS. TS. Phạm Văn Cường là người trực tiếp hướng dẫn và giúp ñỡ tôi về mọi mặt ñể tôi hoàn thành ñề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến ñóng góp quý báu của các thầy, cô trong khoa Nông học, các thầy cô trong Viện ðào tạo Sau ñại học. Tôi xin cảm ơn sự giúp ñỡ của Trung tâm Giống cây trồng Hà Tĩnh tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Cảm ơn sự cổ vũ, ñộng viên và giúp ñỡ của gia ñinh, người thân, bạn bè trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2010 Tác giả luận văn Hà Văn Hùng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... ii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng v 1 MỞ ðẦU 1 1.1 ðặt vấn ñề 1 1.2 Mục ñích yêu cầu 2 1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN 2 1.4 Giới hạn của ñề tài 3 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1 Tình hình sản xuất lúa lai trên thế giới và ở Việt Nam 4 2.2 Tình hình sản xuất lúa và lúa lai ở Hà Tĩnh 2.3 Ưu thế lai và biểu hiện ưu thế lai về tính trạng nông sinh học ở 11 lúa lai F1 15 2.4 Tình hình chọn tạo giống lúa lai trên thế giới và Việt Nam 22 2.5 Triển vọng, ñịnh hướng phát triển lúa lai Việt Nam 35 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 3.1 Nội dung nghiên cứu 38 3.2 ðịa ñiểm nghiên cứu 38 3.3 Vật liệu nghiên cứu 38 3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm 38 3.5 Chỉ tiêu theo dõi 40 3.6 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 42 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43 4.1 Một số ñặc ñiểm cây mạ của các giống lúa lai 43 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... iii 4.2 Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng 44 4.3 ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây 46 4.4 ðộng thái ra lá của các giống lúa lai 48 4.5 ðông thái ñẻ nhánh của các giống lúa lai 50 4.6 Chỉ số diện tích lá của các giống lúa lai 52 4.7 Chất khô tích lũy của các giống lúa lai 53 4.8 Một số ñặc ñiểm hình thái của các giống lúa lai 54 4.9 Tình hình phát triển sâu, bệnh 60 4.10 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 63 4.11 Chất lượng gạo 67 5 KẾT LUẬN 74 5.1 Kết luận 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... iv 75 DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa lai của Việt Nam 1992 – 2006 7 2.2 Sự phát triển lúa lai tại Việt Nam (1992 – 1996) và (1997 – 2001) 8 2.3 Diện tích, năng suất, và sản lượng hạt giống lúa lai F1 của Việt Nam từ 1992 – 2003 8 2.4 Tình hình sản xuất lúa ở Hà Tĩnh trong những năm gần ñây 12 2.5 Tình hình chung của ñịa phương 13 2.6 Diễn biến cơ cấu giống lúa năm 2009 tại 3 xã của huyện Can Lộc 14 3.1 Danh sách các giống lúa lúa lai triển vọng và nguồn gốc chọn tạo 38 4.1 Chất lượng mạ khi cấy của các giống lúa lai 43 4.2 Thời gian sinh trưởng của các giống lúa lai 45 4.3 ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa lai 47 4.4 ðộng thái ra lá của các giống lúa lai 49 4.5 ðộng thái ñẻ nhánh của các giống lúa lai 51 4.6 Chỉ số diện tích lá của các giống lúa lai 52 4.7 Chất khô tích lũy của các giống lúa lai 54 4.8 Một số ñặc ñiểm hình thái của các giống lúa lai 55 4.9 Một số ñặc ñiểm nông sinh học của các giống lúa lai 57 4.10 Một sô ñặc ñiểm nông sinh học của các giống lúa lai 59 4.11 Tình hình phát triển sâu bệnh 61 4.12 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất vụ Xuân 63 4.13 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất vụ Mùa 65 4.14 Một số chỉ tiêu về chất lượng gạo trong vụ Xuân 68 4.15 Một số chỉ tiêu về chất lượng gạo trong vụ Mùa 70 4.16 Chất luợng ăn uống và dinh dưỡng của các giống lúa lai 72 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... v 1. MỞ ðẦU 1.1. ðặt vấn ñề Lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực chính của hơn một nửa dân số thế giới, tập trung tại các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Lúa gạo có vai trò quan trọng trong việc ñảm bảo an ninh lương thực và ổn ñịnh xã hội. Theo dự báo của FAO - Food and Agricuture Organization, thế giới ñang nguy cơ thiếu hụt lương thực do dân số tăng nhanh (khoảng chín tỷ người năm 2010), sức mua lương thực, thực phẩm tại nhiều nước tăng, biến ñổi khí hậu toàn cầu gây hiểm họa khô hạn, bão lụt, quá trình ñô thị hoá làm giảm ñất lúa, nhiều nước phải dành ñất, nước ñể trồng cây nhiên liệu sinh học vì sự khan hiếm nguồn nhiên liệu rất cần thiết cho nhu cầu ñời sống và công nghiệp phát triển. Chính vì vậy, an ninh lương thực là vấn ñề cấp thiết hàng ñầu của thế giới ở hiện tại và trong tương lai. Lúa ưu thế lai hay gọi tắt là lúa lai là một khám phá lớn ñể nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả canh tác lúa. Nhiều nước ñang tập trung nghiên cứu về vấn ñề này. Lúa lai ñã ñược nghiên cứu và phát triển rất thành công ở Trung Quốc và hiện diện tích gieo trồng lúa lai của nước này ñã lên ñến 18 triệu ha, chiếm khoảng 66% diện tích trồng lúa của Trung Quốc. Lúa lai cũng ñã và ñang ñược mở rộng ở các nước trồng lúa châu Á khác như Việt Nam, Ấn ðộ, Myanmar, Philippines, Bangladesh với quy mô ước ñạt 1,35 triệu ha năm 2006, trong ñó diện tích lúa lai của Việt Nam khoảng 560 nghìn ha (Tống Khiêm, 2007). Việc sử dụng lúa lai ñã góp phần nâng cao năng suất và sản lượng lúa, ñảm bảo an toàn lương thực, tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho nông dân thông qua việc sản xuất lúa lai. Việt Nam là một quốc gia sử dụng lúa gạo làm lương thực chính, và là nước xuất khẩu lúa gạo ñứng thứ hai trên thế giới. Việc nghiên cứu và áp dụng lúa lai là rất cấp thiết. Tuy vậy, việc áp dụng gặp phải một số khó khăn: Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 1 Giống lúa lai chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài (hiện tại nước ta nhập khẩu hơn 80 % giống F1 của Trung Quốc), không chủ ñộng ñược nguồn giống, giá giống lúa lai cao, khó kiểm soát thị trường giống; Các giống lúa lai thường có nhược ñiểm là chất lượng lúa gạo chưa cao, khả năng chống chịu sâu bệnh kém; Qui trình công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai rất nghiêm ngặt, các tỉnh phía Bắc và ven biển Trung Bộ nơi tiêu thụ chính về lúa giống lại rất khó chủ ñộng công nghệ sản xuất lúa lai Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu chọn tạo các giống lúa lai có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với ñiều kiện canh tác của từng vùng là rất cần thiết và ñang ñược nhiều nhà khoa học trong nước quan tâm. Nhằm ñáp ứng việc sản xuất lúa gạo trên ñịa bàn tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ việc thực hiện ñề tài “So sánh một số giống lúa lai mới tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh” là rất cần thiết. 1.2. Mục ñích yêu cầu 1.2.1. Mục ñích So sánh một số giống lúa lai mới nhằm chọn lọc giống lúa lai thích hợp với tỉnh Hà Tĩnh. 1.2.2. Yêu cầu - ðánh giá ñặc ñiểm sinh trưởng và phát triển của các giống lúa lai - ðánh giá một số chỉ tiêu sinh lý của các giống lúa lai. - ðánh giá tình hình nhiễm sâu, bệnh hại của các giống lúa lai. - ðánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa lai. - ðánh giá chất lượng của các giống lúa lai. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiến 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Việc nghiên cứu các ñặc ñiểm nông sinh học của các giống lúa lai sẽ góp phần trong việc ñược các giống lúa lai có triển vọng phù hợp với Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 2 ñiều kiện canh tác và khí hậu của từng vùng nhằm bổ sung nguồn giống cho sản xuất. Trên cơ sở tìm hiểu mối quan hệ giữa năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất sẽ xác ñịnh ñược các tính trạng tốt phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa lai, xây dựng quy trình canh tác phù hợp cho từng giống và hoàn thiện công nghệ sản xuất hạt lai F1. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của ñề tài có ñóng góp tích cực trong việc bổ sung các giống lúa lai mới có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng kháng bệnh khá góp phần nâng cao hiệu quả từ việc sản xuất lúa gạo trên ñịa bàn. Làm ña dạng hoá cây trồng, chủ ñộng ñược nguồn giống, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận từ sản xuất lúa lai. 1.4. Giới hạn của ñề tài - ðề tài ñược tiến hành từ tháng 10/2009 ñến tháng 10/2010 tại Trung tâm Giống cây trồng Hà Tĩnh tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. - Các biện pháp kỹ thuật canh tác ñược áp dụng trong ñiều kiện sản xuất tại ñịa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 3 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình sản xuất lúa lai trên thế giới và ở Việt Nam 2.1.1. Sản xuất lúa lai trên thế giới Lúa lai là một tiến bộ kỹ thuật về di truyền học của thế kỷ XX ñã và ñang ứng dụng trên thế giới. Công nghệ sản xuất giống lúa lai ñược coi là cuộc cách mạng thứ 2 (sau cách mạng xanh) trong sản xuất lương thực. ðể mở rộng ñược diện tích lúa lai trong sản xuất thì ñòi hỏi nhà sản xuất phải tạo ra ñược nhiều hạt giống. Các nhà khoa học Ấn ðộ và Nhật Bản là những người ñầu tiên ñề xuất ñầu tiên về vấn ñề mở rộng sản xuất hạt lai thương phẩm, (Kadam, 1937; Richaria và Omura, 1966 và Craigmiles , 1966), Nhật Bản (Shinjyo). Tại viện nghiên cứu lúa quốc tế ( IRRI ) Athwal và Virmani, 1972 ñã xây dựng chương trình nghiên cứu về lúa lai làm cơ sở cho phát triển sản xuất lúa lai thương phẩm. Tuy nhiên các ñề xuất trên chưa thành công vì chưa tìm ra phương thức sản xuất hạt lai thuận lợi ñể sản xuất ra hạt lai thương phẩm. Trung Quốc là nước ñầu tiên thành công trong lĩnh vực nghiên cứu sử dụng ưu thế lai của lúa. Bắt ñầu nghiên cứu lúa lai từ năm 1964 do Yuan và cộng sự tiến hành tại ñảo Hải Nam, họ ñã tìm ra dòng bất dục ñực di truyền tế bào chất và cho rằng ñây là công cụ di truyền quan trọng ñể phát triển lúa lai. Năm 1973, lô hạt giống lúa lai F1 ñược sản xuất ra ñầu tiên với sự tham gia của ba dòng bố mẹ là: dòng bất dục di truyền tế bào chất (Cytoplastmic Male Sterile - CMS), dòng duy trì bất dục (Maintainer) và dòng phục hồi (Restores) vào năm 1974 và ñược giới thiệu cho sản xuất giống lúa lúa lai cho ƯTL cao, ñồng thời quy trình sản xuất hạt lai ba dòng cũng ñược ñưa vào năm 1975 (Yuan và Virmani, 1988). Năm 1974 Trung Quốc ñã giới thiệu một số giống Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 4 lúa lai cho ưu thế cao như: Shan ưu 2, Shan ưu 6, Shan ưu 63…ñồng thời quy trình kỹ thuật sản xuất hạt lai “ ba dòng” ñược giới thiệu ra sản xuất vào năm 1975. Năm 1976, Trung Quốc ñã sản xuất ñược hạt lai F1 thương phẩm ñể gieo cấy trên diện tích 140.000 ha và cho ñến nay quy trình nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt lai F1 ngày càng hoàn thiện và năng suất tăng lên vững chắc. ðến năm 2002 diện tích trồng lúa lai ở Trung Quốc ñã lên tới 18,7 triệu ha. Với những thành công về lúa lai của Trung Quốc ñã mở ra triển vọng to lớn trong phát triển lúa lai ở nhiều nước trên thế giới. Nhờ phát minh ra lúa lai, Trung Quốc ñã giải quyết ñược vấn ñề thiếu hụt lương thực ñối với một ñất nước ñông dân nhất thế giới, hơn một tỷ người. Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra giống lúa lai ñầu tiên năm 1974. Năm 1976, diện tích lúa lai của Trung Quốc là 12,4 triệu ha, năng suất bình quân 6,9 tấn/ha. Năm 1995, diện tích lúa lai hai dòng là 2,6 triệu ha, chiếm 18 % diện tích lúa lai của Trung Quốc, năng suất cao hơn lúa lai ba dòng từ 5 – 10 % (Dương Văn Chín, 2007). Năm 2006, diện tích gieo trồng lúa lai của Trung Quốc lên tới 18 triệu ha, chiếm 66 % diện tích trồng lúa cả nước, năng suất bình quân 7 tấn/ha, cao hơn lúa thuần 1,4 tấn/ha (Trần ðức Viên, 2007). Ngoài cái nôi là Trung Quốc, lúa lai cũng ñã mở rộng ra các nước trồng lúa châu Á khác như Ấn ðộ, Philipines, Bangladesh, Myanmar, Indonesia, Ai Cập và Việt Nam, nhờ sự giúp ñỡ của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Quốc tế FAO (Food and Agricuture Organization), Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế IRRI (International Rice Research Institute), Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc UNDP (United Nations Development Programme) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB - Asian Development Bank). Trong những năm 2001 – 2002 diện tích trồng lúa lai của các nước trên khoảng 800.000 ha (Dat Tran, 2004); năm 2006 chỉ tính Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 5 riêng diện tích lúa lai của Việt Nam và Bangladesh ñã ñạt 786.429 ha (Tống Khiêm, 2007; Khaleque, 2007). 2.1.2. Sản xuất lúa lai ở Việt Nam Lúa là cây lương thực chính tại Việt Nam, cung cấp lương thực và là ngành sản xuất truyền thống trong nông nghiệp. Mục tiêu sản xuất lúa ñến năm 2010 là duy trì diện tích trồng lúa ở mức 3,96 triệu ha, sản lượng ñạt 40 triệu tấn, cao hơn năm 2003 là 5,5 triệu tấn (Thủ tướng Chính phủ, quyết ñịnh số 150/2005/Qð-TTg ngày 20/06/ 2005). ðể ñạt ñược mục tiêu trên, khả năng mở rộng diện tích không nhiều, và có thể ảnh hưởng ñến hệ sinh thái, do vậy chủ yếu phải tăng năng suất. Giống là một biện pháp kỹ thuật ñể tăng năng suất hiệu quả nhất. Sử dụng ưu thế lai của cây lúa (lúa lai) ñể tạo ra những giống lai F1 năng suất cao ñang ñược nghiên cứu và sử dụng trong những năm gần ñây. Việt Nam bắt ñầu nghiên cứu lúa ưu thế lai vào năm 1983. Lúa lai thương phẩm ñược gieo trồng tại Việt Nam từ những năm 1991. Lúa lai ñã thể hiện ñược ưu thế về: tiềm năng năng suất, chịu thâm canh và khả năng chống chịu sâu bệnh. Diện tích lúa lai tăng lên nhanh chóng từ 59 ha năm 1991 lên 584.000 ha năm 2006. Kỷ lục diện tích lúa lai ñạt ñược 600.000 ha và năm 2003 (Tống Khiêm, 2007). ðộng lực thúc ñẩy phát triển lúa lai với tốc ñộ nhanh là sự kết hợp của ba yếu tố: tiềm năng UTL cao về năng suất, sự quan tâm của lãnh ñạo và chính sách hợp lý của Nhà nước. Sự phát triển nhanh chóng của lúa lai tại Việt Nam ñược thể hiện qua sự tăng lên về diện tích, năng suất và sản lượng (Bảng 2.1 và Bảng 2.2) Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 6 Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa lai của Việt Nam 1992 – 2006 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) 1992 11.094 6,60 73.220 1993 34.648 6,80 235.606 1994 60.077 5,40 324.416 1995 73.503 6,10 448.368 1996 102.800 6,58 677.400 1997 187.700 6,35 1.191.856 1998 200.000 6,50 1.300.000 1999 233.000 6,47 1.507.510 2000 340.000 6,45 2.193.000 2001 480.000 6,50 3.120.000 2002 500.000 6,30 3.125.000 2003 600.000 6,30 3.780.000 2004 577.000 6,22 3.556.000 2005 353.000 6,50 2006 584.000 Nguồn: Nguyễn Khắc Quỳnh và Ngô Thị Thuận, 2005; Tống Khiêm, 2007. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 7 Bảng 2.2: Sự phát triển lúa lai tại Việt Nam (1992 – 1996) và (1997 – 2001) Năm / Tốc ñộ phát triển Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) 1992 TðPTBQ (%) 11.340 102.800 + 55,5 6,66 1996 6,58 - 0,2 75.525 677.172 + 55,3 1997 2001 187.700 438.700 TðPTBQ (%) + 23,6 6,35 5,58 - 0,2 1.191.895 2.763.711 + 23,4 Nguồn: Theo Nguyễn Công Tạn và ctv, 2002 TðPTBQ: Tốc ñộ phát triển bình quân . Qua nhiều năm phát triển lúa lai, chúng ta thấy năng suất lúa lai cao hơn so với lúa thường, ñây là một minh chứng cho sự phát triển lúa lai lớn mạnh của Việt Nam (Bảng 2.3) Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, và sản lượng hạt giống lúa lai F1 của Việt Nam từ 1992 – 2003 Năm Diện tích (ha) Năng suất (kg/ha) Sản lượng (tấn) 1992 1993 1994 173 154 123 302 541 484 52,25 83,64 59,53 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 101 267 410 340 455 620 1.450 1.600 972 1.751 2.200 2.200 1.700 2.300 1.700 2.400 98,17 467,52 902,00 750,00 773,00 1.426,00 2.400,00 3.848,00 2003 1.700 2.050 3.485,00 Nguồn: Theo Bui Ba Bong, 2004 (Trích tài liệu tiếng nước ngoài) Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 8 Cũng theo Nguyễn Trí Hoàn (2007) và Tống Khiêm (2007), diện tích sản xuất giống tăng từ 123 ha năm 1994 lên 1.430 ha năm 2007, năng suất hạt giống lúa lai F1 trung bình ở Việt Nam ñã ñạt khoảng 2,0 tấn/ha, kỷ lục ñạt 3,5 – 4,0 tấn/ha tại Nam ðịnh, trên tổng số 1500 – 2000 ha/năm. Hiện tại Việt Nam sản xuất ra 3.500 – 4.000 tấn hạt lai F1/năm; cung cấp 20 – 25 % tổng nhu cầu hạt giống. Lúa lai thương phẩm ñược phát triển mạnh ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Năng suất bình quân ñạt 6,0 – 6,5 tấn/ha, cao hơn lúa thuần từ 15 – 20 %. Các giống lúa ñang ñược sử dụng gồm: Bác ưu 903, Bác ưu 64, Shan ưu quế 99, Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, D ưu 6\527, TH3-3, VL20, HYT 83. Tổng kinh phí khuyến nông dành cho lúa lai là 15 tỷ ñồng từ năm 1991 ñến năm 2006, kinh phí khuyến nông hỗ trợ sản xuất hạt giống khoảng 52 tỷ ñồng từ năm 1994 – 2007. Các vùng chuyên sản xuất hạt giống ñược hình thành như: Nam ðịnh, Thanh Hóa, Lào Cai, Quảng Nam và ðắk Lắk. Lúa lai sản xuất ra 70 % ñược người dân dùng ñể ăn, 20 % bán ñi ñể mua giống, 10 % cho chăn nuôi. Trong khi ñó lúa thường có tới 35,5 % ñem bán, 25,5 % cho chăn nuôi, 38 % ñể ăn (Nguyễn Khắc Quỳnh và Ngô Thị Thuận, 2005). Cũng theo hai tác giả này: ước tính nước ta cấy 600.000 ha lúa lai mỗi năm thì có khoảng 3 – 3,5 triệu hộ nông dân tham gia sản xuất lúa lai và có tới 12 – 15 triệu người sử dụng gạo lúa lai, trong ñó 10 – 12 triệu người ăn quanh năm gạo lúa lai (lấy năng suất bình quân 6 tấn/ha; tỷ lệ gạo xay xát 65 %; gạo ăn bình quân 13 kg/người/tháng; diện tích trồng lúa lai bình quân 2.000 m2/hộ/năm). * Những trở ngại chính trong sản xuất lúa lai tại Việt Nam - Tuy lúa lai ñã ñưa vào sử dụng hơn 17 năm (1991 – 2008), nhưng sản xuất lúa lai hiện tại vẫn chưa có quy hoạch cụ thể và chắc chắn. Những tỉnh có ñiều kiện sản xuất lúa như vùng ñồng bằng Bắc Bộ, năng suất lúa lai cao hơn lúa thuần, mà tỷ lệ diện tích trồng lúa lai còn ít do sản xuất lúa hàng hoá Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 9 chưa ñược chú trọng. ðối với các tỉnh khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa diện tích cấy lúa ít, thiếu lương thực; trồng lúa lai rất thích hợp nhưng diện tích gieo trồng lúa lai còn thấp do khó khăn về thuỷ lợi và chính sách hỗ trợ, nhất là chính sách khuyến nông. - Hệ thống quản lý giống chưa tốt, nên nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng việc nhập khẩu ñể kinh doanh hạt giống lúa lai kiếm lời, nhiều khi không chú ý ñến nguồn gốc, chất lượng gieo trồng của lô hạt giống, nhất là những vụ thiếu hạt giống ñã nhập cả lô giống lẫn, giống kém chất lượng làm giảm năng suất, gây hại cho sản xuất và tâm lý xấu cho nông dân. Hiện nay vẫn còn rất ít những công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, xã hội trong sản xuất lúa lai ở nước ta. - Lúa lai bị sâu bệnh tấn công mạnh, năng suất cao nhưng không ổn ñịnh, nguồn giống phụ thuộc nước ngoài, giá lúa lai giống cao, vì vậy không khích lệ nông dân trồng. - Chất lượng gạo lúa lai thấp hơn lúa thường, giá lại rẻ hơn. - Diện tích lúa lai càng mở rộng, nguy cơ xói mòn gen trong quần thể ngày càng lớn, các thế hệ sau phân li, nguy cơ hình thành một quần thể lúa cỏ khó kiểm soát trong tương lai (Dương Văn Chín, 2007). - ðộ thuần hạt giống: sản xuất hạt lai ngoài Trung Quốc còn tồn tại vấn ñề về ñộ thuần của các dòng A, B, R và của hạt lai F1 chưa ñược ñảm bảo. ðộ thuần ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, nếu ñộ thuần hạt giống giảm ñi 1 % thì năng suất lúa lai thương phẩm giảm 100 kg/ha (Nguyễn Công Tạn và ctv, 2002). Nếu ñộ thuần không ñảm bảo, dẫn ñến năng suất lúa lai giảm, làm người dân không có ñộng lực ñể sử dụng. - Tiềm năng UTL: các giống lúa lai trong loài, trong phạm vi giống Indica, chỉ có thể vượt năng suất so với lúa thuần 20 – 30 %, sự khan hiếm các dòng duy trì và dòng phục hồi là vấn ñề khó khăn chủ yếu cho việc chọn giống lúa lai ba dòng. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 10 - Giá thành hạt lai cao hơn lúa thuần 5 – 6 lần, hướng phát triển trong tương lai, giảm giá thành sản xuất hạt lai hay hỗ trợ cho người sản xuất hạt lai sẽ khuyến khích nông dân sử dụng. - Chất lượng hạt lai: ngày nay mức sống người dân ngày càng ñược cải thiện, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Người ta không chỉ ăn no mà còn phải ăn ngon, vì vậy cần chất lượng gạo cao, tuy nhiên hiện nay chất lượng gạo của lúa lai còn thấp ñây là một vần ñề hạn chế sự tiếp nhận lúa lai của nông dân. - Sản xuất hạt lai F1 trên diện rộng: Muốn mở rộng diện tích lúa lai thương phẩm cần phải có hạt giống lai ñể cung ứng với số lượng lớn. Hiện tại chúng ta gặp rất nhiều khó khăn như thiếu nhân lực có kỹ thuật cao, cần nguồn tài chính lớn ñể mua sắm trang thiết bị chuyên dùng, ñào tạo ñội ngũ cán bộ chỉ ñạo và tổ chức sản xuất tại cơ sở. ðây là những vấn ñề trở ngại cho việc mở rộng diện tích sản xuất lúa lai. Vấn ñề chọn tạo và tiến hành trình diễn lúa lai lâu hơn lúa thường cũng là một vấn ñề hạn chế. 2.2. Tình hình sản xuất lúa và lúa lai ở Hà Tĩnh 2.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Hà Tĩnh Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía ðông là biển ðông, Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt ñới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với ñặc trưng khí hậu nhiệt ñới ñiển hình của miền Nam và có một mùa ñông giá lạnh của miền Bắc. Hà Tĩnh có 2 mùa rõ rệt: Từ tháng 4 ñến tháng 10, mùa này nóng, khô hạn kéo dài kèm theo nhiều ñợt gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng, nhiệt ñộ có thể lên tới 40oC, trung tuần tháng 9 ñến tháng 10 thường có nhiều ñợt bão kèm theo mưa lớn gây lũ lụt, từ tháng 11 ñến tháng 3 năm sau kéo theo gió mùa ñông bắc lạnh và mưa phùn kéo dài. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 11 Hiện nay trong xu thế phát triển Hà Tĩnh cũng không ngừng ñẩy mạnh sản xuất và ñã có những bước tiến mới, chúng ta có thể nhận thấy ñiều này qua số liệu bảng sau: Bảng 2.4: Tình hình sản xuất lúa ở Hà Tĩnh trong những năm gần ñây Năm Diện tích Năng suất Sản lượng (Nghìn ha) (tạ/ha) (Nghìn tấn) 2004 102,244 47,46 485,215 2005 98,468 46,12 454,126 2006 101,849 46,73 475,938 2007 100,844 36,07 363,707 2008 100,476 46,26 464,830 2009 100,564 46,51 467,706 - 1,64 - 2,00 - 3,61 2009/2004 (%) Nguồn: Cục thống kê Hà Tĩnh 2009 Qua bảng số liệu trên ta thấy: - Về diện tích: Trong những năm gần ñây diện tích ñang có xu hướng giảm do việc mở rộng các khu ñô thị, khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và việc chuyển ñổi cơ cấu cây trồng ở những diện tích không chủ ñộng nước. Diện tích một số vùng ñồng bằng chuyển diện tích thấp trũng sang nuôi trồng thủy sản. Ở những vùng bán sơn ñịa thì chuyển từ trồng lúa sang trồng màu. Việc chuyển ñổi này ñã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, hạn chế sự phụ thuộc của sản xuất nông nghịêp vào ñiều kiện tự nhiên. - Về năng suất: Năng suất biến ñộng không ñáng kể qua các năm, riêng năng suất năm 2007 giảm mạnh so với các năm khác. Nguyên nhân là do năm 2007 ñã bị ảnh hưởng của cơn bão số 2 và cơn bào số 5 kèm theo mưa to, gió lớn ñã làm cho nhiều diện tích ñất trồng lúa bị ngập và hư hỏng nặng. - Về sản lượng: Mặc dù những năm gần ñây diện tích có xu hướng giảm nhưng sản lượng thay ñổi không ñáng kể. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 12 2.2.2. Tình hình sản xuất lúa lai ở Hà Tĩnh Hà Tĩnh có 3 vụ lúa trong năm: Lúa ñông xuân; Hè thu và lúa mùa, kết quả ñiều tra cho thấy trên 12 huyện thị trong tỉnh, diện tích lúa cả năm là 101.234 ha trong ñó lúa ðông xuân với diện tích 54.206,4ha chiếm 53,55%; vụ Hè thu 38.038,8 ha chiếm 37,58% và vụ Mùa 8.989 ha chiếm 8,88%. Các huyện ðức Thọ, Thị xã Hồng Lĩnh không còn diện tích gieo cấy lúa mùa. Diện tích lúa lai gieo trồng hàng năm 10.540 ha chiếm 9%, trong ñó trà Xuân muộn: 5.840 ha chiếm 11,26%, Hè Thu: 4.700 ha chiếm 12%. Lúa lai ñược gieo cấy chủ yếu ở các huyện Hương Khê, Hương Sơn, ðức Thọ, Can Lộc và có xu hướng giảm dần: Năm cao nhất 2003 diện tích 18.428 ha, (vụ ðông Xuân 9.585 ha, Hè Thu 8.843 ha) trong ñó huyện có diện tích lúa lai lớn nhất là Can Lộc 4.850 ha ( vụ ðông Xuân 1.864 ha, Hè thu 2.986 ha). ðến năm 2007 diện tích lúa lai toàn tỉnh cả năm chỉ còn 5.755 ha chiếm 6,16%, (vụ ðông xuân 3.279 ha, Hè thu 2.476 ha) trên tổng số diện tích gieo cấy cả năm 93.369 ha. Hiện nay tổng diện tích gieo trồng của lúa lai chỉ bằng 5,6% tổng diện tích trồng lúa toàn tỉnh trong vụ ðông Xuân, năng suất bình quân từ 2,8 – 3,5 tạ/sào, các giống lúa lai chủ yếu hiện nay trồng ở Hà Tĩnh là: Nhị ưu 838, Thục Hưng 6, Khải Phong số 1, Thụy Hương 308, Quy ưu 1... Bảng 2.5: Tình hình chung của ñịa phương Tổng S xã ñất (ha) S ñất nông S ñất nghiệp (ha) lúa (ha) Tỷ lệ ñất Năng Sản lúa/ ñất suất lúa lượng lúa NN % (tạ/sào) (Tấn) Thuần Thiện 2766 759 440 57,97 2,5 4400 Thiên Lộc 3351 710 400 56,34 2,6 4160 Thanh Lộc 814 660 340 51,51 2,4 3264 Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh Trong 3 xã ñiều tra thì Thiên Lộc là xã có tổng diện tích ñất ñạt lớn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 13 nhất 3351 ha, tiếp ñó là xã Thuần Thiện 2766 ha. Tuy nheien diện tích ñất nông nghiệp của xã Thuần Thiện lại lớn hơn cả và diện tích ñất lúa ñạt cao nhất 440 ha, do vậy tỷ lệ ñất lúa của xã này cũng cao hơn 2 xã còn lại là 7,97%, sản lượng lúa trong năm ñạt 4400 tấn. Thanh Lộc là xã thấp nhất về diện tích ñất lúa và sản lượng lúa. ðây cũng là xã có mức ñộ thâm canh kém hơn 2 xã trên. Bảng 2.6: Diễn biến cơ cấu giống lúa năm 2009 tại 3 xã của huyện Can Lộc ST T Xã … … Giống Diện Tỷ lệ % tích (ha) IR1820 220 50 1 X23 132 30 DV108; KD18,.... 88 20 IR1820 120 30 Thiên 2 Nhị ưu 838 200 50 Lộc Nếp 97, KD18,.... 80 20 IR1820 136 40 Thanh 3 X30 100 29,4 Lộc Nếp 98, KD18,..... 104 30,6 Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh Thuần Thiện Năng suất trung bình (tạ/ha) 72.22 63.89 69.44 75.00 83.33 61.11 69.44 66.67 61.11 Cũng như các ñịa phương khác trong cả nước, Can Lộc (Hà Tĩnh) là tỉnh có cơ cấu giống lúa ña dạng các loại lúa thuần và lúa lai. Một số giống lúa chủ yếu ở cả 3 ñịa phương ñiều tra là IR1820, X30, Khang Dân 18, Nhị ưu 838,…Giống lúa Nhị ưu 838 là giống lúa lai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Diện tích cấy lúa lai tăng, nguồn gốc giống nhập từ Trung Quốc là chính nên không thể quản lý ñược chất lượng của tất cả các lô giống nhập. Lượng hạt giống F1 nhiều, nhiều công ty tham gia nhập, việc mua và bán ñều phải cạnh tranh dẫn ñến một số lô giống có chất lượng kém ñược ñưa vào không qua kiểm soát gây thiệt hại cho nông dân. Một số giống lúc ñầu tiềm Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan