Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh một số dòng lúa tẻ cẩm mới vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm-Hà Nội...

Tài liệu So sánh một số dòng lúa tẻ cẩm mới vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm-Hà Nội

.DOC
70
350
142

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của rất nhiều thầy, cô giáo, người thân trong gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn Th.S Ngô Thị Hồng Tươi người đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả bạn bè và gia đình, những người đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2015 Sinh viên i Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i MỤC LỤC.............................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG............................................................................................iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ........................................................................vi DANH MỤC VIẾT TẮT....................................................................................vii Phần I MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề....................................................................................................1 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài.................................................................2 1.2.1 Mục đích...................................................................................................2 1.2.2 Yêu cầu đề tài...........................................................................................2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................3 2.1 Giới thiệu chung.......................................................................................3 2.1.1 Cơ sở khoa học của đề tài.........................................................................3 2.1.2 Nguồn gốc phân loại cây lúa....................................................................3 2.1.3 Nguồn gốc của lúa cẩm............................................................................6 2.1.4 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới...................................................7 2.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu lúa chất lượng cao.........................14 2.2.1 Tình hình nghiên cứu và chọn tạo lúa chất lượng cao trên thế giới.......14 2.2.2 Tình hình nghiên cứu và chọn tạo lúa chất lượng cao ở Việt Nam........16 Phần III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........19 3.1 Vật liệu...................................................................................................19 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu...........................................................19 3.2.1 Địa điểm.................................................................................................19 3.2.2 Thời gian nghiên cứu..............................................................................19 3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu...................................................19 3.3.1 Nội dung.................................................................................................19 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................20 ii Khóa luận tốt nghiệp 3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu......................................................................23 Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................24 4.1 Đặc điểm sinh trưởng giai đoạn mạ của các dòng tẻ cẩm mới...............24 4.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng tẻ cẩm mới........25 4.3 Động thái sinh trưởng của các dòng tẻ cẩm mới....................................27 4.3.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây......................................................27 4.3.2 Động thái ra lá........................................................................................29 4.3.3 Động thái đẻ nhánh.................................................................................31 4.4 Đặc điểm hình thái của các dòng tẻ cẩm mới.........................................34 4.5 Một số tính trạng số lượng của các dòng tẻ cẩm mới.............................36 4.6 Mức độ nhiễm sâu bệnh tự nhiên của các dòng tẻ cẩm mới...................39 4.7 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng tẻ cẩm mới.40 4.8 Một số tính trạng chất lượng của các dòng tẻ cẩm mới..........................43 4.8.1 Chất lượng thương phẩm của các dòng lúa tẻ cẩm mới tham gia thí nghiệm....................................................................................................43 4.8.2 Chất lượng xay xát của các dòng tẻ cẩm mới.........................................45 4.8.3 Chất lượng gạo của các dòng tẻ cẩm mới...............................................46 Phần V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................47 5.1 Kết luận..................................................................................................47 5.2 Đề nghị....................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................48 iii Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Sản lượng lúa trên thế giới và các châu lục giai đoạn 2008-2013 (triệu tấn)............................................................................................8 Bảng 2.2 Diện tích,năng suất và sản lượng của 10 nước trồng lúa hàng đầu thế giới năm 2013.....................................................................................9 Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn 20082014..................................................................................................11 Bảng 3.1 Danh sách các dòng tẻ cẩm sử dụng trong thí nghiệm.....................19 Bảng 4.1 Đặc điểm giai đoạn mạ của các dòng tẻ cẩm vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội...................................................................................24 Bảng 4.2 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng tẻ cẩm vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội (ngày).........................................25 Bảng 4.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng tẻ cẩm mới vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội (cm)............................................28 Bảng 4.4 Động thái ra lá của các dòng tẻ cẩm mới vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội...........................................................................................30 Bảng 4.5a Động thái đẻ nhánh của các dòng tẻ cẩm mới vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội (nhánh)......................................................................32 Bảng 4.5b Tốc độ đẻ nhánh của các dòng tẻ cẩm mới vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội (nhánh/tuần)..............................................................33 Bản 4.6 Đặc điểm hình thái của các dòng tẻ cẩm mới vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm - Hà Nội....................................................................................34 Bảng 4.7 Một số tính trạng số lượng của các dòng tẻ cẩm mới vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội.......................................................................37 Bảng 4.8 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại tự nhiên của các dòng tẻ cẩm mới vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội.....................................................39 iv Khóa luận tốt nghiệp Bảng 4.9 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng tẻ cẩm mới vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội........................................41 Bảng 4.10 Chất lượng thương phẩm của các dòng tẻ cẩm mới vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội............................................................................43 Bảng 4.11 Chất lượng gạo xay xát của các dòng tẻ cẩm mới vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội............................................................................45 Bảng 4.12 Chất lượng gạo của các dòng tẻ cẩm mới vụ Xuân 2015 tại Gia LâmHà Nội..............................................................................................46 v Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Sơ đồ tiến hoá của hai loài lúa trồng..................................................5 Đồ thị 4.1 Động thái tăng trưởng chiều cao của các dòng, giống lúa tẻ cẩm mới. .29 Đồ thị 4.2 Động thái ra lá của các dòng, giống lúa tẻ cẩm tham gia thí nghiệm....31 Đồ thị 4.3 Động thái đẻ nhánh của các dòng, giống lúa tẻ cẩm mới thí nghiệm....34 Đồ thị 4.4 Năng suất thực thu của các dòng, giống lúa thí nghiệm...................43 vi Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC VIẾT TẮT CCCCC : Chiều cao cây cuối cùng. SLCC : Số lá cuối cùng. SNCC : Số nhánh cuối cùng. IRRI : Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế. FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc. vii Khóa luận tốt nghiệp Phần I MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực chính của nước ta và nhiều nước trên thế giới, nó có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Khoảng 40 % dân số trên thế giới sống bằng lúa gạo, sử dụng lúa gạo làm nguồn lương thực chính. Sản xuất lúa gạo chủ yếu tập trung ở các nước Châu Á với mức tiêu dùng hàng năm khoảng 180 - 200 kg/người, ở Châu Mỹ, Châu Âu khoảng 100 kg/người (Hamer, 1991). Khi bắt đầu thực hiện cuộc cách mạng xanh, hầu hết các chương trình chọn giống lúa đều tập trung phát triển các giống lúa có tính trạng chống chịu sâu bệnh và cho năng suất cao, chất lượng tốt. Lúa cẩm cũng là 1 trong những giống lúa chất lượng cao, tuy nhiên, các giống lúa cẩm chưa được quan tâm nhiều và chưa được đánh giá một cách đầy đủ về chỉ tiêu chất lượng, chưa có hướng sử dụng đúng giá trị của nó. Các giống lúa cẩm này thường cao cây, năng suất thấp, chỉ trồng một vụ trong năm (Lê Vĩnh Thảo, 2008). Hiện nay nhu cầu về dinh dưỡng lúa đen có vai trò rất lớn trên thế giới và trong nước. Nhiều nước trồng lúa trên thế giới đặc biệt là các nước châu Á, thường xảy ra bệnh thiếu sắt trong máu (IDA – Iron Deficiency Anaemia), bệnh thiếu vitamin A gây chứng mù mắt ở trẻ em. Theo Juliano trong gạo các giống lúa đen chứa nhiều sắt, canxi và một số loại vitamin cần thiết cho sức khỏe con người. Tuy nhiên ở nước ta, công tác nghiên cứu tuyển chọn giống lúa cẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao chưa được quan tâm đúng mức (Lê Vĩnh Thảo, 2008). Từ những kết quả nghiên cứu, Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng – Khoa Nông học – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã chọn tạo được một số dòng tẻ cẩm mới cho năng suất và chất lượng tốt. Do đó, việc so sánh, khảo sát, đánh giá các dòng tẻ cẩm mới trước khi đưa ra thị trường là một khâu đặc biệt 1 Khóa luận tốt nghiệp quan trọng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, dựa trên cơ sở khoa học là những nghiên cứu đã thành công, chúng tôi thực hiện đề tài: “So sánh một số dòng lúa tẻ cẩm mới vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm-Hà Nội”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài. 1.2.1. Mục đích Tìm ra những dòng tẻ cẩm triển vọng, có năng suất cao và ổn định để giới thiệu cho sản xuất. 1.2.2. Yêu cầu đề tài - Bố trí thí nghiệm so sánh, quan sát, theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài. - Nghiên cứu các đặc điểm hình thái, nông –sinh học của các dòng lúa tẻ cẩm tham gia thí nghiệm. - Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng tẻ cẩm mới triển vọng. - Thu thập, xử lý số liệu để viết báo cáo. 2 Khóa luận tốt nghiệp Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Giới thiệu chung 2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Lúa gạo là một trong những loại cây lương thực chủ yếu trên thế giới, có vai trò rất quan trọng ở cả lĩnh vực kinh tế và vấn đề an ninh lương thực. Lúa được trồng rộng khắp từ 30o Nam vĩ tuyến đến 40o Bắc vĩ tuyến (Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2011). Lúa là cây lương thực quan trọng có diện tích 148,4 triệu ha ở thế giới, (trong đó châu Á 135 triệu ha). Việt Nam có diện tích sản xuất lúa 4,36 triệu ha, sản lượng 34,6 triệu tấn, năng suất bình quân 4,67 tấn/ha, xuất khẩu 4 triệu tấn gạo năm 2003 (FAO, 2004) (Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lúa 17,6 triệu tấn, năng suất 4,61tấn/ha) (Nguyễn Chí Hoàn, 2004). Lúa gạo là phần lương thực quan trọng của hơn 1/2 dân số thế giới. Vì vậy chất lượng gạo là vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt ở các nước lấy gạo là lương thực chính. Chất lượng gạo là một khái niệm rộng bao gồm các lĩnh vực: Chất lượng kinh tế, chất lượng thương trường, chất lượng dinh dưỡng và chất lượng nấu nướng. Mỗi lĩnh vực có những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá: độ trong của hạt, tỉ lệ gạo gãy, hình dạng hạt, hàm lượng xenlulose. Các quốc gia khác đều có cách đánh giá và hệ thống kiểm tra chất lượng riêng biệt và các hệ thống này thường không thống nhất. Do vậy gây ra nhất nhiều trở ngại cho việc tiêu thụ lúa gạo trên thế giới đặc biệt cho việc thiết lập sản xuất lúa gạo chất lượng cao. 2.1.2. Nguồn gốc phân loại cây lúa Tổ tiên cây lúa đã tồn tại từ đầu kỷ Phấn trắng. Vào giữa kỷ này, xuất hiện một trong những loại nguyên thuỷ nhất thuộc họ Oryzae, đó là loại Streptochasta Schrad. Đến cuối kỷ Phấn trắng xuất hiện các loại tre (Bambusa) và lúa (Oryza). Một số loại khác xuất hiện muộn hơn vào kỷ thứ ba, thời kỳ phát 3 Khóa luận tốt nghiệp triển mạnh nhất của họ Hoà thảo (Gramineae). Các loài lúa Oryza spp. có cùng tổ tiên chung xuất hiện vào thời địa cầu Gondwanaland, sau khi trái đất tách rời thành năm lục địa. Theo Chang (1985), lúa trồng Oryza sativa được tiến hoá từ cây lúa dại hàng năm Oryza nivara. Do điều kiện khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ, lúa Oryza sativa tiếp tục tiến hoá theo ba nhóm: Indica thích hợp với khí hậu nhiệt đới, Japonica thích ứng với khí hậu lạnh và Javanica có đặc tính trung gian (Chang, 1985) . Tác giả Oka (1988) lại cho rằng Oryza sativa có nguồn gốc từ cây lúa dại lâu năm Oryza rufipogon (Oka, 1988). Đến năm 2003, khi nghiên cứu di truyền tiến hoá của 101 giống lúa, bao gồm cả lúa trồng và lúa dại, Cheng (2003) đã chia loài lúa trồng: + Oryza sativa thành hai nhóm tương ứng với hai loài phụ là Indica và Japonica. + Trong khi đó Oryza rufipogon được chia thành bốn nhóm là: nhóm Oryza rufipogon hàng niên và ba nhóm Oryza rufipogon đa niên. Tác giả cũng đã chỉ ra các giống lúa Japonica có quan hệ gần gũi với một nhóm Oryza rufipogon đa niên, còn các giống lúa Indica có quan hệ gần với nhóm lúa Oryza rufipogon hàng niên (Cheng, 2003). Ở châu Phi cũng thấy xuất hiện cả hai loài lúa dại Oryza longistaminata (đa niên) và Oryza brevigulata (hàng niên), do đó nhiều tác giả cho rằng Oryza glaberrima có nguồn gốc từ Oryza breviligulata. Cho đến nay, nhiều nhà khoa học đã đồng ý rằng lúa Glaberrima và lúa Sativa có cùng chung nguồn thủy tổ vào thời kỳ lục địa nguyên thuỷ Gondwanaland.Sau khi các lục địa tách rời nhau, lúa Sativa và Glaberrima tự tiến hoá từ các loài lúa dại bản địa ở hai châu lục là châu Á và châu Phi (Hình 1) (Michael, 2009). 4 Khóa luận tốt nghiệp Lục địa Gondwanalands Tổ tiên chung Nam và Đông Nam Á Tây Phi Châu Lúa dại đa niên O. rufipogo O. longistaminata Lúa dại hàng niên O. nivara O. breviligulata Lúa trồng O. Sativa O. sativa O. glaberrima Indica Ôn đới Japonica Nhiệt đới Hình 2.1. Sơ đồ tiến hoá của hai loài lúa trồng Do những ảnh hưởng khắc nghiệt của môi trường như khô hạn, nhiệt độ thay đổi quá lớn… nhiều loài lúa dại nguyên thủy đa niên đã trở thành loài lúa hàng niên để thích ứng với phong thổ địa phương, khí hậu gió mùa. Về phương diện sinh thái và địa dư, cây lúa châu Á đã trải qua quá trình tiến hóa lâu dài để thích ứng với môi trường khác nhau và được phân chia thành 3 nhóm chính: Indica, Japonica (hay Sinica) và Javanica (Japonica nhiệt đới). Hiện nay lúa Indica được trồng trên 80% diện tích trồng lúa trên thế giới và cung cấp nguồn lương thực cho hơn 3 tỷ người, chủ yếu các nước đang phát triển, còn lại hai loại lúa Japonica và Javanica chỉ chiếm tương đương 11% và 9%. Ba loại lúa này được nhận biết qua sự khác nhau về hình thái như thân, lá, hạt và thành phần cấu tạo hạt, đặc biệt là hàm lượng amyloza, amylopectin, khả năng chống hạn, kháng lạnh v.v… 5 Khóa luận tốt nghiệp - Lúa Japonica (hay Sinica): Có hạt tròn, ngắn, thường không có đuôi, gié ngắn, nhiều chồi thẳng đứng, cây thấp giàn, dễ chịu lạnh và không kháng hạn, hàm lượng amyloza thấp (14 - 17%) và thường được trồng ở các vùng ôn đới. - Lúa Indica: Có hạt dài thon, có hàm lượng amyloza cao (trên 21%), không có đuôi, gié trung bình, thân cây tỏa rộng, cao giàn, không chịu lạnh và có thể chịu hạn hán và được trồng rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. - Lúa Javanica (Japonica nhiệt đới): Có tính chất trung gian giữa lúa Japonica và lúa Indica. Lúa Javanica có hạt to rộng, hàm lượng amyloza cao, thường có đuôi, trấu có lông dài, ít chồi, gié dài, thân cây dày thẳng đứng, cây rất cao giàn, chịu hạn hán nhưng không chịu lạnh và được trồng ở Indonesia, chủ yếu Java và Sumatra. 2.1.3. Nguồn gốc của lúa cẩm Lúa cẩm (lúa đen) là một trong các loại lúa được coi là thực phẩm chức năng có lợi cho sức khỏe con người. Lúa cẩm có chứa nhiều anthocyanin ở vỏ hạt gạo và thường có màu tím (Sosana, 2013). Sắc tố anthocyanin có tác dụng làm giảm cholesterol trong cơ thể con người. So với lúa trắng lúa cẩm chứa nhiều khoáng chất hơn, bao gồm Fe, Zn, Mn và P. Nguồn gốc của lúa cẩm vẫn chưa rõ ràng nhưng có thể có nguồn gốc từ các nước châu Á bao gồm Trung Quốc (Mingwei, 1995), Nhật Bản (Natsumi and Noriko, 1994) và ở Việt Nam (Quan, 1999). Chaudary and Tran (2001) cho rằng lúa cẩm có nguồn gốc từ Sri Lanka, Philippin, Bangladesh, Thailand, Myanmar và Indonesia. Lúa cẩm đa dạng về màu sắc vỏ hạt do hàm lượng sắc tố anthocyanin và khác nhau về hình thái. Lúa cẩm chưa được biết rõ về nguồn gốc, nhưng hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng lúa cẩm có nguồn gốc từ các nước châu Á. Lúa cẩm chủ yếu là lúa nếp và có ở cả hai loài phụ Indica và Japonica (Mingwei, 1995). 6 Khóa luận tốt nghiệp 2.1.4. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới Triển vọng về sản xuất lúa gạo thế giới năm 2013 đã xấu đi đáng kể khi mà sản lượng gạo tại Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia sản xuất gạo đứng đầu thế giới, có xu hướng giảm. Theo đó, sản lượng gạo thế giới năm 2013 được FAO dự báo ở mức 494 triệu tấn, tăng 0,9% tương đương 4,2 triệu tấn so với năm 2012. Con số này cho thấy trong 10 năm trở lại đây, sản lượng gạo thế giới trung bình tăng 10 triệu tấn một năm. Nếu đạt được mức này, năm 2013 sẽ là năm liên tiếp thứ 2 mà sản lượng gạo thế giới có mức tăng trưởng tương đối chậm (FAO, 2012). Phần lớn sự gia tăng về sản lượng lúa gạo năm 2013 trên thế giới là do sức tăng về sản lượng tại châu Á, đặc biệt là Ấn Độ - nơi mà tình hình sản xuất đang hồi phục nhờ điều kiện thời tiết khá thuận lợi. Tuy nhiên, thiệt hại do thiếu mưa tại các vùng phía Đông và do cơn bão Phailin hồi đầu tháng 10 đã khiến sản lượng gạo của Ấn Độ giảm 2 triệu tấn xuống còn 106 triệu tấn. Như vậy, sản lượng gạo của nước này sẽ giảm 1,5% so với mùa vụ năm 2012. Hầu hết các quốc gia châu Á khác dự kiến đang trong giai đoạn thu hoạch, với mức sản lượng tăng đáng kể, đặc biệt là tại Bangladesh Philippines, Campuchia, Hàn Quốc, Myanmar, Pakistan, Sri Lanka và Thái Lan. Vì thời tiết quá ẩm ướt và thiếu ánh nắng mặt trời, nên dự báo sản lượng lúa gạo tại Inđônêxia sẽ không đạt được mục tiêu mà chính phủ nước này đưa ra. Tuy nhiên, sản lượng lúa gạo của Inđônêxia vẫn vượt qua mức kỷ lục năm ngoái. Tương tự, sản xuất lúa gạo tại Việt Nam được dự báo tăng mạnh so với năm ngoái. Tại Trung Quốc, lượng mưa trái mùa và không đủ đã khiến sản lượng lúa gạo tại các vùng ở phía trung đông giảm, nên dự báo chỉ giữ được mức sản lượng của năm ngoái. Ngoài ra, dự báo sản lượng vụ mùa cuối cũng giảm 6% do điều kiện thời tiết tiếp tục khô hạn; khiến sản lượng lúa gạo năm 2013 của Trung Quốc được dự báo đạt 138,9 triệu tấn, giảm 0,7% tương đương 1 triệu tấn so với năm 2012 và là năm suy giảm đầu tiên về sản lượng trong vòng 10 năm trở lại đây (Báo Khoa học phổ thông, 2013). 7 Khóa luận tốt nghiệp Giai đoạn 2008-2013 sản lượng lúa tăng, duy có năm 2009 là giảm nhưng không đáng kể đạt 714,56 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa châu Á đạt 646,918580 chiếm 90,01%. Nam Mỹ đạt 24,52 chiếm 3,41%. Bắc Mỹ, trung Mỹ đạt 23,52 chiếm 3,2%. Châu Phi đạt 26,33 chiếm 3,6%. Châu Âu và châu Đại dương đạt 4,63 chiếm 0,064. Bảng 2.1. Sản lượng lúa trên thêế giới và các châu lục giai đo ạn 2008-2013 (tri ệu tâến) Thế giới, Năm Năm Năm Năm Năm Năm Châu lục 2008 2009 2010 2012 2013 688,414 686,957 701,9986 2011 726,121 Toàn thế giới Châu Á Châu Âu Châu Đại Dương Nam Mĩ Bắc,Trung Mĩ Châu Phi 745,709 738,187 624,499 621,3235 634,6918 657,581 668,579 674,835 3,477 4,242 4,315 4,369 4,336 3,895 0,032 0,080 0,207 0,735 0,928 1,171 24,313 25,089 22,623 26,002 24,185 24,920 12,339 10,398 11,200 10,231 8,7420 9,723 24,365 23,547 26,373 26,120 28,282 29,318 Nguồn: FAOSTAT, 2013 Sản xuất lúa gạo tại châu Mỹ Latinh và vùng Ca-ri-bê được kỳ vọng là hồi phục, mặc dù không đạt được mức sản lượng hồi năm 2011. Hầu hết các quốc gia trong khu vực sẽ có vụ mùa bội thu nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, đặc biệt là tại Brazil, Guyana, Paraguay và Venezuela. Trong khi đó, tại Bolivia, giá gạo thấp cộng với điều kiện thời tiết bất lợi đã khiến sản lượng gạo nước này được dự báo giảm 26% (FAO, 2013). Tại châu Đại dương, mặc dù điều kiện nuôi trồng không ổn định, nhưng Australia vẫn đạt được mức sản lượng kỷ lục hơn 10 tấn/ha. Ngoài ra, diện tích lúa gạo được mở rộng đã đưa sản lượng gạo nước này đạt mức kỷ lục kể từ năm 2002. Tuy vậy, trong khi cả nước đang chuẩn bị gieo trồng cho mùa vụ 2014, đã có một số lo ngại về tình trạng thiếu nước, dự báo một sự sụt giảm về sản lượng trong mùa vụ tới (FAO, 2013). 8 Khóa luận tốt nghiệp Sản lượng gạo khu vực châu Phi được dự báo sẽ giảm 1% trong năm nay. Sự suy giảm này chủ yếu là do sản lượng tại Madagascar, nước sản xuất gạo lớn thứ 2 trong khu vực, giảm 21% vì thiếu mưa và nạn dịch châu chấu. Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra tại Benin, Burkina Faso và Senegal (FAO, 2013). Tại châu Âu, sản lượng gạo dự báo giảm 9% do tình hình sản xuất tại một số nước trong khu vực giảm mạnh. Tại Italia, lượng mưa quá nhiều và nhiệt độ thấp trong mùa hè đã khiến cây lúa không phát triển. Còn tại Tây Ban Nha, giá gạo giảm đã khiến người nông dân thu hẹp diện tích trồng lúa. Tại Bắc Mỹ, sản lượng lúa gạo của Hoa Kỳ cũng được dự báo giảm 7% mặc dù năng suất đạt mức kỷ lục (FAO, 2013). Ngày nay, người ta có xu hướng hạn chế các hóa chất tổng hợp trong thâm canh lúa,chú trọng chỉ tiêu chất lượng hơn số lượng làm cho xu hướng năng có có chút ít chững lại hoặc tăng chút ít. Tuy nhiên, ở những nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển, năng suất lúa vẫn cao hơn hẳn. Để dễ hình dung chúng ta quan sát số liệu thống kê của 10 nước có sản lượng lúa hàng đầu thế giới (FAO, 2013). Bảng 2.2. Diện tch,năng suâết và sản lượng của 10 nước trồồng lúa hàng đâồu thêế gi ới năm 2013 Tên nước Trung Quốc Ấn độ Inđônêxia Băng ladesh Việt Nam 7,90 Thái Lan Myanma Philippin Brazin Nhật bản Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) 30,48 43,50 13,83 11,70 67,20 36,50 51,50 43,70 55,70 44,03 12,30 7,50 4,74 2,30 7,50 31,30 37,30 38,80 50,00 37,30 Sản lượng (triệu tấn) 205,00 159,00 71,27 51,50 38,78 28,00 18,40 11,75 28,00 Nguồn: FAOSTAT, 2013 Theo số liệu của bảng 1.2 thì trong 10 nước trồng lúa có sản lượng trên 10 triệu tấn đã có 9 nước nằm ở châu Á. Chỉ có 1 đại diện châu khác đó là Brazin 9 Khóa luận tốt nghiệp (Nam Mỹ).Trung Quốc và Việt Nam là 2 quốc gia có năng suất cao hơn hẳn. Trung Quốc đạt 67,2 (tạ/ha) và Việt Nam là (55,7 tạ/ha). Điều đó chứng tỏ Trung Quốc vẫn là 1 nước đi tiên phong trong lĩnh vực trồng lúa áp dụng các tiến bộ khoa học trong nông nghiệp, Việt Nam cũng đã vươn lên đứng thứ 2 trên thế giới về năng suất, Việt Nam đã cải thiện được rất nhiều phương thức lao động truyền thống thay vào đó là áp dụng các thiết bị khoa học kĩ thuật hiện đại trong nông nghiệp. Thái lan tuy là nước nhiều năm đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu gạo nhưng năng suất cũng chỉ đạt 31,3 tạ/ha. 2.1.5. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam. 2.1.5.1. Tình hình sản xuất lúa trong nước Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với các nước châu Á, người dân Việt Nam tự hào về hơn 4000 năm nền văn minh lúa nước của nước nhà.Việt Nam nằn trong khu vực nhiệt đới nóng ẩm, lượng bức xạ mặt trời cao và đất đai phù hợp nên có thể trồng được nhiều vụ lúa trong 1 năm (Vũ Khắc Minh, 2008). Từ xa xưa, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu có ý nghĩa quan trọng với đời sống của người dân. Suốt từ Bắc vào Nam đi đâu cũng thấy người dân trồng lúa song diện tích lúa chỉ tập trung ở 2 vùng là: Đồng bằng Châu thổ sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long (Bùi Bá Bổng, 2010). 10 Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn 2008-2014 Năm Diện tích(triệu ha) Năng suất(tạ/ha) 2014 2013 2012 2011 2010 2009 2008 7,80 7,90 7,70 7,60 7,48 7,43 7,40 57,40 55,70 56,30 55,30 53,40 52,30 52,30 Sản lượng (triệu tấn) 44,84 44,03 43,66 42,39 40,00 38,90 38,70 Nguồn: FAOSTAT, 2014 Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 tổng diện tích gieo trồng lúa ước đạt hơn 7,8 triệu ha, giảm 96,8 ngàn ha so với năm 2013, nhưng do năng suất đạt 57,4 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha, nên sản lượng lúa cả nước đạt 44,84 triệu tấn, tăng 80,4 vạn tấn so với năm 2013. Cụ thể, diện tích gieo trồng lúa đông xuân trên cả nước năm 2014 đạt 3,12 triệu ha, năng suất bình quân đạt 66,9 tạ/ha, sản lượng đạt 20,85 triệu tấn. So với vụ đông xuân năm trước diện tích tăng 10,9 ngàn ha (tương đương 0,4%); năng suất tăng 2,3 tạ/ha (3,5%) sản lượng tăng 78,1 vạn tấn (3,9%). Tính riêng trên địa bàn các tỉnh/TP miền Bắc, diện tích gieo trồng đạt 1,16 triệu ha, năng suất đạt 62,5 tạ/ha, sản lượng đạt 7,26 triệu tấn; diện tích tăng 3,8 ngàn ha, năng suất tăng 0,7 tạ/ha, sản lượng tăng 10,6 vạn tấn. Các tỉnh miền Nam, diện tích gieo trồng đạt 1,95 triệu ha, năng suất đạt 69,5 tạ/ha, sản lượng đạt gần 13,6 triệu tấn; so với vụ trước diện tích tăng 7,1 ngàn ha, năng suất tăng 3,2 tạ/ha, sản lượng tăng 67,5 vạn tấn. Đối với địa bàn miền Nam đây là một trong những vụ lúa đông xuân được mùa nhất từ trước tới nay. Đối với lúa hè thu, diện tích gieo trồng trên cả nước đạt 2,11 triệu ha, năng suất bình quân đạt 53,3 tạ/ha, sản lượng đạt 11,24 triệu tấn; so với vụ trước diện tích giảm 13,2 4 ngàn ha (tương đương -0,6%); năng suất tăng 1 tạ/ha (1,9%) sản 11 Khóa luận tốt nghiệp lượng tăng 14,2 vạn tấn (1,3%). Các tỉnh miền Bắc, diện tích gieo trồng đạt 173,9 ngàn ha, năng suất đạt 47,9 tạ/ha, sản lượng đạt 833,1 ngàn tấn, diện tích tăng 1 ngàn ha, năng suất tăng 4,7 tạ/ha, sản lượng tăng 86 ngàn tấn. Các tỉnh miền Nam, diện tích gieo trồng đạt 1,93 triệu ha, năng suất bình quân đạt 53,7 tạ/ha, sản lượng đạt 10,4 triệu tấn; so với năm trước diện tích giảm 14,2 ngàn ha tương đương 0,7%, năng suất tăng 0,7 tạ/ha, sản lượng tăng 56 ngàn tấn. Về lúa thu đông, tổng diện tích xuống giống đạt 614,6 ngàn ha, năng suất đạt 51,8 tạ/ha, sản lượng đạt xấp xỉ 3,2 triệu tấn; so với vụ trước diện tích giảm 73,4 ngàn ha ( khoảng 10,7%), năng suất tăng 0,5 tạ/ha, sản lượng giảm 348 ngàn tấn (10%). Đây là vụ lúa tăng vụ mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, lúa thu đông là vụ lúa kết quả sản xuất khá bấp bênh do nguy cơ bị mất trắng trong mùa lũ ở vùng ĐBSCL vào thời kỳ thu hoạch. Do vậy, các địa phương chỉ sản xuất trên địa bàn chắc ăn, làm bờ bao chống lũ và ưu tiên chọn giải pháp luân canh thay vì trồng lúa. Trong khi đó, tổng diện tích gieo trồng lúa mùa cả nước đạt xấp xỉ 1,97 triệu ha, năng suất bình quân đạt 48,7 tạ/ha, sản lượng đạt 9,57 triệu tấn; so với vụ trước diện tích giảm 21,1 ngàn ha ( giảm 1,1%), năng suất tăng 1,7 tạ/ha, sản lượng tăng 228,7 ngàn tấn (2,4%). Các tỉnh miền Bắc, diện tích gieo trồng đạt 1,18 triệu ha, năng suất đạt 49,6 tạ/ha, sản lượng đạt 5,85 triệu tấn; so với vụ trước diện tích giảm 3,9 ngàn ha, năng suất tăng 2,1 tạ/ha, sản lượng tăng xấp xỉ 230 ngàn tấn. Các tỉnh miền Nam, diện tích gieo trồng đạt 784 ngàn ha, năng suất bình quân đạt 47,5 tạ/ha, sản lượng đạt 3,72 triệu tấn; so với vụ trước diện tích giảm 17,2 ngàn ha (giảm 2,1%), năng suất tăng 1 tạ/ha, sản lượng giảm 0,3 ngàn tấn. 12 Khóa luận tốt nghiệp 2.1.5.2. Xuất, nhập khẩu gạo ở Việt Nam Việt Nam đã xuất khẩu 271.995 tấn gạo trong giai đoạn 1/1 – 12/2/2015, giảm khoảng 57% so với 2 tháng đầu năm 2014. Theo Bộ NN&PTNT, tổng sản lượng lúa vụ Đông – Xuân 2014/15 dự báo đạt 11,33 triệu tấn thóc, cho sản lượng gạo hàng hóa khoảng 4,3 triệu tấn. NN&PTNT dự kiến xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm 2015 là 1,4 triệu tấn. Tháng 2 và tháng 3 là thời điểm thu hoạch rộ lúa đông xuân, ngoài ra, lượng gạo tồn kho đến hết năm 2014 là hơn 700.000 tấn nên nguồn cung lúa, gạo thời điểm này khá dồi dào. Theo thống kê của Hiệp hội lương thực Việt Nam, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 5.96 triệu tấn gạo trong vòng từ 1/1/2014 đến 18/12/2014 giảm khoảng 11% so với mức 6.71 triệu tấn gạo xuất khẩu của cả năm 2013. Mục tiêu mới nhất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) xuất khẩu 6,2 triệu tấn gạo, giảm nhẹ so với mục tiêu 6,5 triệu tấn dự báo hồi đầu năm. Nhờ 70% diện tích lúa trồng các giống chất lượng cao nên phần lớn lượng gạo xuất khẩu của vùng có sức cạnh tranh cao hơn so với gạo cùng phẩm cấp của một số nước lân cận, trong khi giá bán lại thấp hơn nên được khách hàng nước ngoài ưa chuộng. Trong số gạo xuất khẩu trên, thị trường châu Á, châu Phi chiếm 83% lượng gạo xuất khẩu của vùng, còn lại là xuất sang thị trường châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương. Năm nay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo được chỉnh đốn nên tính chuyên nghiệp được nâng lên, có trách nhiệm với khâu sản xuất của người nông dân hơn. Số lượng doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh bảo đảm sản xuất đáp ứng yêu cầu chất lượng và xây dựng thương hiệu hàng hóa tăng thêm. Hệ thống thương lái và xay xát bước đầu được tổ chức lại theo hướng gắn kết với các doanh nghiệp xuất khẩu và mua lúa gạo theo giá thị trường, bảo đảm cho người trồng lúa có lãi từ 30% trở lên. Các tỉnh trong vùng cũng kịp thời hỗ trợ hợp lý cho doanh nghiệp trong việc bao tiêu lúa hàng hóa cũng như hoàn thành tốt việc mua tạm trữ 2 triệu tấn 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng