Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh khả năng kháng khuẩn của các dòng lược vàng (callisia fragrans lindl.)...

Tài liệu So sánh khả năng kháng khuẩn của các dòng lược vàng (callisia fragrans lindl.)

.PDF
49
144
112

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG VÕ HỮU VUI SO SÁNH KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA CÁC DÒNG LƯỢC VÀNG (Callisia fragrans Lindl.) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y Tên đề tài: SO SÁNH KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA CÁC DÒNG LƯỢC VÀNG (Callisia fragrans Lindl.) Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiên: PGs. TS. HUỲNH KIM DIỆU VÕ HỮU VUI MSSV: 3092649 Lớp: Thú Y K35 Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y Đề tài: “So sánh khả năng kháng khuẩn của các dòng Lược vàng (Callisia fragrans Lindl.)” Sinh viên thực hiện: Võ Hữu Vui, thực hiện tại phòng Dược lý Thú y và phòng thí nghiệm Vi sinh – Miễn dịch Thú y, Bộ môn Thú y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ, từ tháng 08/2012 đến tháng 11/2013. Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2013 Duyệt Bộ môn Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2013 Duyệt Giáo viên hướng dẫn Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2013 Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả được nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào cùng cấp khác trước đó. Sinh viên thực hiện Võ Hữu Vui ii LỜI CẢM TẠ Để đạt được thành tựu như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự giúp đỡ vô cùng quan trọng của gia đình, thầy cô và bạn bè. Con xin chân thành gửi đến cha mẹ lòng biết ơn sâu sắc, những người đã vượt qua bao nhiêu khó nhọc để nuôi con khôn lớn và đã luôn an ủi động viên giúp con vượt qua những khó khăn trong cuộc đời. Em xin chân thành cảm ơn cô Huỳnh Kim Diệu đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thu Tâm đã luôn động viên, chỉ bảo và quan tâm tôi suốt 5 năm đại học. Chân thành cảm ơn quý thầy cô bộ môn Thú y, Bộ môn Chăn nuôi đã truyền đạt tận tình những kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua. Cảm ơn chị Phan Thị Tư cao học K18 cùng các bạn trong và ngoài lớp đã giúp đỡ và chia sẽ khó khăn với tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! iii MỤC LỤC TRANG DUYỆT ............................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. ii LỜI CẢM TẠ................................................................................................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................................ iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................... v DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ vii TÓM LƯỢC ................................................................................................................... viii CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................ 2 2.1 Giới thiệu cây Lược vàng ....................................................................................... 2 2.1.1 Phân loại .......................................................................................................... 2 2.1.2 Mô tả đặc điểm ................................................................................................ 2 2.1.3 Phân bố, sinh thái ............................................................................................ 3 2.1.4 Bộ phận dùng .................................................................................................. 3 2.1.5 Thành phần hóa học ........................................................................................ 3 2.1.6 Tác dụng dược lý............................................................................................. 4 2.1.7 Công dụng ....................................................................................................... 5 2.2 Các loại vi khuẩn dùng trong thí nghiệm ............................................................... 5 2.2.1 Nhóm vi khuẩn Gram dương .......................................................................... 5 2.2.2 Nhóm vi khuẩn Gram âm ................................................................................ 8 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 18 3.1 Thời gian và địa điểm ........................................................................................... 18 3.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 18 3.3 Phương tiện nghiên cứu ....................................................................................... 18 3.3.1 Nguyên liệu ................................................................................................... 18 3.3.2 Thiết bị, dụng cụ, hóa chất chính ................................................................... 18 3.3.3 Vi khuẩn thí nghiệm ...................................................................................... 18 3.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 19 3.4.1 Điều chế cao thô ............................................................................................. 19 3.4.2 Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cây Lược vàng ...................... 20 3.4.3 Chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................. 23 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN .......................................................................... 24 4.1 Kết quả chiết xuất của 4 dòng Lược vàng ............................................................. 24 4.2 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) đối với vi khuẩn của 4 dòng Lược vàng ............ 24 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 29 5.1 Kết luận ................................................................................................................. 29 5.2 Đề nghị .................................................................................................................. 29 KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 30 PHỤ CHƯƠNG .............................................................................................................. 34 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên chữ CFU Colony forming unit DM Dry matter DMSO Dimethyl sulfoxide EMB Eosinmethylen Blue MHA Muller Hinton Agar MIC Minimum inhibitory concentration MMA Mastitis – Metritis - Agalactia MRSA methicillin resistant Staphylococcus aureus NA Nutrient agar TSA Trypticase Soy Agar TSB Trypticase Soy Broth LV Lược vàng SDS-PAGE Sodium dodecyl sulfate-polyacrylamide gel RAPD Random Amplified Polymorphic DNA v DANH MỤC BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 4.1 Hiệu suất chiết xuất cao 4 dòng Lược vàng 24 4.2 So sánh nồng độ ức chế tối thiểu của cao lá các dòng Lược vàng 25 4.3 So sánh khả năng kháng khuẩn của các dòng Lược vàng 26 4.4 So sánh khả năng kháng khuẩn của cao Lược vàng trên các chủng vi khuẩn thử nghiệm. 27 vi DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1 Cây Lược vàng 2 2 Khuẩn lạc của 6 vi khuẩn đều mọc trên môi trường có cao ở nồng độ 256 µg/ml. 34 3 Khuẩn lạc của 2 chủng vi khuẩn gây bệnh trên cá Ed. tarda, Ed. ictaluri mọc trên môi trường có cao ở nồng độ 512 µg/ml. 34 4 Khuẩn lạc vi khuẩn Sta. aureus không mọc trên môi trường có cao ở nồng độ 512 µg/ml. 34 5 Khuẩn lạc vi khuẩn E. coli và Sal. spp mọc trên môi trường có cao ở nồng độ 4096 µg/ml. 34 vii TÓM LƯỢC So sánh khả năng kháng khuẩn của 4 dòng Lược vàng trên 8 chủng vi khuẩn thí nghiệm Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri, Edwardsiella tarda được thực hiện bằng cách sấy khô lá 4 dòng cây Lược vàng và được li trích riêng bằng methanol trong 5 ngày (lần 1: 3 ngày, lần 2 và 3: cách nhau 1 ngày) và dùng phương pháp pha loãng trong thạch (xác định nồng độ ức chế tối thiểu MIC) để thử khả năng kháng khuẩn của cao thô. Kết quả cho thấy hiệu suất chiết xuất cao của 4 dòng Lược vàng chênh lệch nhau không đáng kể (nhóm LV1 là 1,67%, nhóm LV2 là 1,05%, nhóm LV3 là 1,43%, nhóm LV4 là 1,0). Về khả năng kháng khuẩn: đối với Staphylococcus aureus cả 4 dòng cao Lược vàng có hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất với 512 μg/ml ≤ MIC ≤ 1024 μg/ml, trong đó đạt hiệu quả cao nhất với MIC= 512 μg/ml là dòng LV1, LV3 và LV4. Trên 3 chủng Strep. faecalis, Pseu. aeruginosa, Aero. hydrophila hoạt tính kháng khuẩn của 4 dòng cao Lược vàng là như nhau (2048 μg/ml ≤ MIC ≤ 4096 μg/ml). Trên 2 chủng E. coli và Samonella spp thì hoạt tính kháng khuẩn của 4 dòng cao Lược vàng không có hiệu quả tốt, ở nồng độ MIC= 4096 μg/ml vẫn không ức chế được 2 chủng vi khuẩn này. Trên 2 chủng gây bệnh trên cá Ed. tarda và Ed. ictaluri thì hoạt tính kháng khuẩn của 4 dòng Lược vàng là khá tốt (1024 µg/ml ≤ MIC ≤ 2048 μg/ml) và đạt hiệu quả tốt nhất với dòng LV1 (MIC=1024 µg/ml) .Với các kết quả thu được như trên, sau khi được xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy dòng LV4 là có khả năng kháng khuẩn tốt nhất trong 4 dòng Lược vàng được khảo sát. Từ khóa: cây Lược vàng, khả năng kháng khuẩn. viii CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xã hội ngày nay dân số mỗi lúc càng đông, khoa học kĩ thuật phát triển không ngừng thì bên cạnh đó thì bệnh tật cũng phát triển đa dạng và theo hướng khó điều trị và chẩn đoán hơn. Phần lớn các bệnh hiện nay được điều trị bằng thuốc tây y, mặc dù có hiệu quả khá tích cực nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro do hiện tượng kháng thuốc, sốc thuốc và nhiều tác dụng phụ khác khi sử dụng. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới có ẩm độ và nhiệt độ cao, Việt Nam là nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh trong khu vực và trên thế giới. Trong thực tiễn nước ta đang dần hội nhập vào nền kinh tế chung của thế giới WTO, các sản phẩm được xuất khẩu ra khắp các nước với thế mạnh là các sản phẩm nông nghiệp. Đây là một cơ hội lớn để thúc đẩy nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên nó cũng tạo một áp lực cạnh tranh không nhỏ cho các mặt hàng trong nước do các nước nhập khẩu đòi hỏi chất lượng sản phẩm mỗi lúc càng cao hơn, đặc biệt là với các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật,… Sự phát triển của khoa học kĩ thuật giúp chúng ta phát hiện ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe con người hiện diện trong các thực phẩm như chất bảo quản, chất kích thích tăng trưởng, chất tạo nạc và đặc biệt là dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm động vật tiêu thụ hàng ngày. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, một hướng mới để giảm các chất độc hại trên đang được con người hướng đến là sử dụng các bài thuốc, loại thuốc có nguồn gốc đến từ thiên nhiên. Vài năm gần đây cây Lược vàng nổi lên như một “thần dược” dù chỉ mới được du nhập vào nước ta khoảng 10 năm. Bước đầu nghiên cứu cây Lược vàng đã đem lại một số lợi ích rõ rệt như: hỗ trợ và chữa trị nhiều bệnh như ung thư, bỏng, viêm nhiễm, lao phổi, bệnh tim mạch…nhưng các nghiên cứu này chưa được phổ biến và hiện nay hầu như chưa được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thú y. Vì lý do đó, để góp phần vào nghiên cứu cây thuốc quý giá này chúng tôi thực hiện đề tài: “So sánh khả năng kháng khuẩn của các dòng Lược vàng (Callisia fragrans Lindl.)”. Mục tiêu của đề tài: Xác định tính kháng khuẩn của các dòng Lược vàng trên 8 chủng vi khuẩn gây bệnh phổ biến trên thủy sản và trên gia súc, gia cầm. 1 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu cây Lược vàng Hình 1: Cây Lược vàng (http://trongraulamvuon.com/cach-trong-rau/tac-dung-chua-benh-noi-troi-cua-cayluoc-vang/) 2.1.1 Phân loại Tên khoa học: Callisia fragrans Lindl. Tên khác: (địa) lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, trái lá phất dũ, giả khóm. Họ: Thài lài (commelinaceae). 2.1.2 Mô tả đặc điểm Cây thảo, sống lâu năm. Thân đứng cao từ 15-40cm, có thân bò ngang trên mặt đất. Thân chia đốt và có nhánh. Đốt ở phía thân dưới dài từ 1-2 cm, ở nhánh trên có thể dài tới 10 cm. Lá đơn, mọc so le, phiến lá thuông hình ngọn giáo (15-20 cm x 4-6 cm), bề mặt nhẵn, mặt trên xanh đậm hơn mặt dưới, mọng nước. Bẹ lá ôm khít thân, mép lá nguyên, thường có màu vàng khi về già. Gân lá song song. Lá thường có màu tím ở những nơi cây có nhiều ánh sáng. 2 Hoa hợp thành xim, sắp xếp ở ngọn một trục dài và cong thành chum. Cụm hoa không cuốn, gồm 6-12 bông. Hoa màu trắng, cuống hoa dài 1mm. Lá bắc ngoài cụm hoa hình vỏ trấu (1 cm x 1 cm), màu vàng. Lá bắc ngoài có hình lòng thuyền, kích thước 1,5 mm x 3 mm, phần dưới trắng, phần trên xanh, mép lá nguyên. Đài 3, hình trứng, rời nhau (3 cm x 1,5 cm). Phần dưới xanh, phần trên có màu tím, mép nguyên, có lông mịn phía dưới. Tràng 3, hình trứng kích thước khoảng 1 mm x 2,5 mm, màu trắng, mép nguyên. Nhị 6, rời, chỉ nhị dài khoảng 1,5 mm, phần dưới đính vào cánh hoa, bao phấn hình hạt đậu, kích thước 1/3 x 1/4 mm, đính vào 2 bên trung đới. Bầu trên 3 ô, cao khoảng 0,5 mm, vòi nhụy hình trụ, dài khoảng 1,5 mm, núm nhụy hình chổi. (http://thuocdongduoc.vn/caythuoc-vi-thuoc/278-cay-thuoc-vi-thuoc/992-luoc-vang.html) 2.1.3 Phân bố, sinh thái Cây Lược vàng có nguồn gốc xuất sứ từ Trung và Nam Mỹ. Cây Lược vàng được trồng làm cảnh ở Nga hơn 100 năm trước. Năm 2007, Lược vàng di thực từ Nga vào Việt Nam dưới hình thức cây cảnh, lúc đầu ở Thanh Hóa, giờ đây cây Lược vàng đã nhanh chóng lan ra các tỉnh thành trong cả nước. 2.1.4 Bộ phận dùng Theo Viện nghiên cứu Dược liệu–Bộ Y tế, cây Lược vàng có tính mát không độc, có thể dùng toàn bộ thân, lá, rễ làm thuốc. Có thể dùng tươi hoặc ngâm rượu xoa bóp.(http://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/cayluocvang.htm) 2.1.5 Thành phần hóa học Theo các nghiên cứu đến hiện tại về thành phần hóa học của cây Lược vàng người ta đã tìm được trong cây có chứa các hợp chất acid béo, glycolphospholipid, cholorophyll, các chất màu carotinoit, α/β-tocopherol và một số chất vòng thơm như acid gallic, acid caffeic, quercetin và đã phân lập được hợp chất isoorientin, một flavon C-glucosit mang nhiều hoạt tính sinh học (Chemenko et al., 2007; Olemikov et al., 2008). Theo Cottiglia et al. (2001), Becker et al. (2005) và Liu et a. (2009), hợp chất isoorientin thể hiện hoạt tính kháng khuẩn với giá trị MIC= 100-200 μg/ml. Theo Đỗ Xuân Cẩm (2009) thì trong cây Lược vàng có các hoạt chất sinh học gồm nhóm flavonoid, steroid, các vitamin C, B2, B3, B5 và các chất khoáng như Cu, Fe, Ni,…. Trong đó nhóm flavonoid có chứa hoạt chất quercetin và kaempferol có tác dụng tốt trong điều trị bệnh. 3 2.1.6 Tác dụng dược lý Cây Lược vàng đã được sử dụng rất rộng rãi ở Nga, Việt Nam hỗ trợ và chữa trị nhiều bệnh như ung thư, bỏng, viêm nhiễm, lao phổi, bệnh tim mạch nhưng tác dụng dược lý của cây này chưa được nghiên cứu nhiều (Chemenko et al., 2007; Shantanova et al., 2008). Gần đây, một nghiên cứu ở Viện Dược liệu đã chỉ ra rằng với liều 50 g lá tươi/kg thể trọng, Lược vàng không có tác dụng chống viêm nhưng có khả năng kháng vi khuẩn Staphylococcus aureus. Cao chiết Lược vàng gây chết chuột ở liều tương đương 2100-3000 g dược liệu tươi/kg thể trọng. Liều gây chết 50% số chuột là 2430 g dược liệu tươi/kg thể trọng (Trịnh Thị Điệp, 2008). Theo Susan et al., (2006) kháng thể IgE trong huyết thanh của chó có thể xảy ra sốc phản vệ khi tiếp xúc với nhựa cây Lược vàng. Bằng phương pháp SDS-PAGE (Sodium dodecyl sulfate-polyacrylamide gel) chiết lấy dịch chiết của lá, hoa khi cho tiếp xúc với huyết thanh chó (huyết thanh này không có tiền sử, dấu hiệu dị ứng của kháng thể IgE với dịch chiết này). Kết quả không xảy ra sự quá mẫn trực tiếp từ nhựa của lá nhưng nếu pha loãng huyết thanh 1:200 thì huyết thanh chó gây chứng sốc phản vệ khi tiếp xúc với chất nhựa này. Theo Khoi et al., (2011) đánh giá hiệu quả từ dịch chiết của lá và thân cây Lược vàng gây ức chế hệ thống miễn dịch induced cyclophosphamid trên chuột. Sử dụng với các liều 0,1 g/kg, 0,4 g/kg, 0,023 g/kg và 0,092 g/kg mỗi ngày trong 9 ngày. Tất cả đều kích thích sinh miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào với việc gia tăng trọng lượng của lách và tuyến ức, số lượng các tế bào bạch cầu đồng thời phục hồi sự suy giảm miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Tuy nhiên, các nhà khoa học Nga nhận thấy Lược vàng cũng có tác dụng phụ như: gây tổn thương thanh quản, dị ứng nổi ban đỏ, phù nề tứ chi, phù toàn thân,…Các phản ứng phụ đó hay gặp nhất ở những người có khả năng miễn dịch yếu và cơ địa dị ứng. Chính những nhược điểm đó đã hạn chế việc mở rộng ứng dụng Lược vàng trên lâm sàng, cây thuốc này không thấy đề cập trong các sách y học dân tộc hay các sách tra cứu lớn về thảo dược ở Nga và xuất bản trong thời Liên Xô cũ. Mặc dù hiện nay cây Lược vàng được quan tâm nhiều nhưng có rất ít công trình khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học. Thông tin về thành phần hóa học cũng như công dụng chữa bệnh của cây Lược vàng phần lớn chỉ được tham khảo qua các tài liệu phổ biến khoa học (Nguyễn Văn Đậu và ctv., 2011). 4 2.1.7 Công dụng Theo Seyoum et al., (2006) quercetin có hoạt tính giống như vitamin P, là chất có tác dụng chống oxy hóa, lợi tiểu và chống co giật. Có thể được sử dụng trong điều trị dị ứng, viêm nội tạng, viêm thận, viêm khớp cũng như một số bệnh tim mạch, mắt, nhiễm trùng. Kaempferol có tác dụng làm tăng độ bền của mạch máu, an thần, chống viêm, lợi tiểu mạnh giúp cho cơ thể bài tiết các chất độc hại ra ngoài. Có thể sử dụng để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dị ứng, rối loại chức năng bài tiết. Theo Tim Cushnie et al., (2005) các hợp chất flavonoid có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus nên được sử dụng để điều trị bệnh cho người. Theo Nguyễn Văn Đậu (2011) hợp chất steroid trong cây Lược vàng có hoạt tính tương tự như nội tiết tố sinh dục, có tác dụng diệt khuẩn, chống xơ vữa động mạch, kìm chế sự phát triển của các khối u và có thể sử dụng để điều trị một số dạng ung thư, cũng như một số bệnh tuyến tiền liệt, bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa. Theo Đỗ Xuân Cẩm (2009) trong cây Lược vàng còn chứa betasitosterol sitosterol có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu, làm sạch và săn chắc thành mạch máu, được dùng điều trị chứng xơ vữa động mạch, bệnh rối loạn biến dưỡng, hệ nội tiết, viêm tuyến tiền liệt. 2.2 Các loại vi khuẩn dùng trong thí nghiệm 2.2.1 Nhóm vi khuẩn Gram dương 2.2.1.1 Vi khuẩn Staphylococcus aureus (Sta. aureus) Giới: Procaryotae. Ngành: Firmicutes. Lớp: Firmibacteria. Họ: Micrococaceae . Chi: Staphylococcus. Loài: Aureus. Hiện tại có 32 loài. (Merchant and Packer, 1967). Tụ cầu khuẩn là các cầu khuẩn Gram dương không tạo nha bào, có đường kính 0,7-1 µm, không di động và sắp xếp theo mọi hướng và thường tạo thành cụm (tụ) trông giống như chùm nho, là một loại vi khuẩn sinh mủ điển hình, vết thương mưng mủ gây những chứng viêm có mủ, một số trường hợp chuyển sang 5 chứng huyết nhiễm mủ và bại huyết. Da và niêm mạc của người và động vật là nơi khu trú chủ yếu của tụ cầu khuẩn (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). Sta. aureus là loại gây bệnh thường hay gặp nhất, nó có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với y học và thú y học. Khoảng 30% người khỏe mạnh mang Sta. aureus ở trên da và niêm mạc, khi có những tổn thương ở da và niêm mạc hoặc những rối loạn về chức năng thì các nhiễm trùng do Sta. aureus dễ dàng xuất hiện. Sta. aureus là nguyên nhân gây viêm xoang, viêm amydale, viêm vú cho người (Trần Thị Phận, 2004). Nhiệt độ thích hợp để phát triển của tụ cầu khuẩn từ 32-37oC, pH thích hợp 7,2-7,6. Sau 12-24 giờ khuẩn lạc tròn đường kính 2-4 mm, màu trắng, vàng, vàng chanh, hơi ướt. Phần lớn khuẩn lạc có màu vàng thẫm (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). Vi khuẩn không có nha bào nên đối với tác nhân lí hóa đề kháng kém. Nhiệt độ 70oC diệt vi khuẩn trong môi trường 1 giờ, 80oC làm chết vi khuẩn trong 1030 phút, đun sôi 100oC vài phút vi khuẩn mới chết (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). Tụ cầu khuẩn chịu đựng tốt các thay đổi của môi trường như khô hạn, ánh nắng, thay đổi pH, độ mặn. Sta. aureus kháng được penicillin, tetracycline, trimethoprim-sulfamethazine, chloramphenicol, erythromycin (Anakalo Shitandi and Milcah Mwangi, 2004). Staphylococcus aureus kháng với nhiệt đ ộ thấp. Nhưng lại rất nhạy cảm với môi trường có tính acid, các hợp chất hóa học và thuốc kháng sinh. Acid phenic 3-5% diệt vi khuẩn trong 3-5 phút. Formol 1% diệt vi khuẩn trong 1 giờ (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997). Sự kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus là một đặc điểm rất đáng chú ý. Đa số Staphylococcus aureus kháng penicillin G do vi khuẩn này sản xuất được men penicillinase. Một số còn kháng lại được methicillin gọi là methicillin resistant Staphylococcus aureus (MRSA), do nó tạo ra các protein gắn vào các vị trí tác động của kháng sinh (Lê Huy Chính, 2007). Năm 2001, Nguyễn Văn Phát và Lê Ngọc Thủy thực hiện nghiên cứu trên mẫu sữa bò bị viêm vú, thu được kết quả: Staphylococcus aureus nhạy với vancomycin (94,44%), gentamycin (90,74%), cephalexin (87,04%). Ngược lại, đề kháng mạnh với lincomycin (1,85%), với penicillin (3,70%). 6 Một nghiên cứu khác về kiểm tra tính kháng thuốc của Staphylococcus aureus phân lập từ bệnh viêm vú bò cho kết quả đề kháng như sau: penicillin G (33,33%), ampicillin (16,67%), chloramphenicol (0,00%), chlortetracycline (13,30%), sulphonamide (13,33%), neomycin (6,67%), furazodiol (20,00%), streptomycin (60,00%) (Bùi Thị Tho, 2003). Đặc tính gây bệnh: trong phòng thí nghiệm thỏ cảm nhiễm nhất, tiêm vào tĩnh mạch thỏ 1-2 ml canh khuẩn tụ cầu, sau 36-48 giờ thỏ chết vì chứng huyết nhiễm mủ. Mổ khám thấy nhiều ổ áp xe trong phủ tạng. Nếu tiêm canh khuẩn tụ cầu vào dưới da cho thỏ sẽ gây áp xe dưới da (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). Tụ cầu ký sinh trên da, niêm mạc của người và gia súc. Khi sức đề kháng của cơ thể kém hoặc tổ chức bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Vi khuẩn có thể gây những ổ mủ ở ngoài da, niêm mạc. Một số trường hợp vi khuẩn vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, huyết nhiễm mủ. Ngoài ra, ở người còn thấy độc tố ruột do tụ cầu tiết ra gây nên nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp tính (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997). Trong tự nhiên, ngựa cảm nhiễm nhất rồi đến chó, bò, heo, cừu. Gia cầm có sức đề kháng cao với tụ cầu khuẩn (Lưu Hữu Mãnh, 2010). 2.2.1.2 Vi khuẩn Streptococcus faecalis (S. faecalis) Streptococcus faecalis thuộc họ Enterococceace, sống chủ yếu trong ruột của con người, vật nuôi. Ở động vật liên cầu thường gây những chứng mưng mủ, những bệnh biến chung hay cục bộ như viêm vú (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997). Theo Trần Thị Phận (2004), liên cầu khuẩn gram dương, hiếu khí hoặc vi hiếu khí, phát triển tốt trên môi trường có huyết thanh và máu. Liên cầu khuẩn có hình cầu hoặc bầu dục, xếp thành chuỗi, uốn khúc, dài ngắn khác nhau, đường kính có khi đến 1 µm, đôi khi có vỏ, bắt màu Gram dương, không di động. Chiều dài của chuỗi tùy thuộc vào điều kiện môi trường (Lưu Hữu Mãnh, 2010). Hiếu khí hay yếm khí không bắt buộc, mọc tốt ở tất cả môi trường. Phần lớn các liên cầu gây bệnh thích hợp ở 37oC. Môi trường thạch thường sau 24 giờ nuôi cấy: khuẩn lạc nhỏ, tròn, lồi, bóng, màu hơi xám (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). Liên cầu có sức đề kháng kém đối với nhiệt độ và hóa chất. Ở 70oC liên cầu chết trong 35-40 phút, ở 100oC chết trong 1 phút. Các chất sát trùng thông thường dễ tiêu diệt liên cầu (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997). 7 Phần lớn các chủng Enterococcus faecalis đề kháng với cefaclor và các loại cephalosporin khác. Theo kiểm tra tính kháng thuốc của Streptococcus faecalis phân lập từ bệnh viêm vú bò cho kết quả như sau: penicillin G (31,25%), ampicillin (26,67%), chloramphenicol (0,00%), chlortetracycline (18,75%), sulfonamide (12,50%), neomycin (0,00%), furazodiol (18,75%), streptomycin (37,50%) (Bùi Thị Tho, 2003). Nguyễn Văn Phát và Lê Ngọc Thủy (2001) đã thực hiện một nghiên cứu khác thực hiện trên mẫu sữa bò bị viêm vú. Kết quả là Streptococcus faecalis nhạy với vancomycin (94,12%), chloramphenicol (79,42%), cephalexin (64,71%). Đề kháng mạnh với lincomycin (5,88%), ampicillin (11,76%). Riêng với penicillin (26,47%), ở mức trung gian do quá trình sử dụng lâu dài. Tính sinh độc tố: liên cầu khuẩn có cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp. Có rất nhiều loại kháng nguyên đã tìm thấy ở các liên cầu: nhóm A, B, C và D (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). Liên cầu nhóm A có kháng nguyên protein M có khả năng tiết ra một ngoại độc tố là pyrogenic (erythrogenic toxin), độc tố này tạo nên các nốt ban đỏ (liên cầu nhóm B, C rất ít khi có độc tố này), liên cầu trong nhóm A có khoảng 42 type, trong đó có 12 type rất quan trọng vì hay gây bệnh (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997; Lưu Hữu Mãnh, 2010). Ở người, thường gặp liên cầu trong nhiều bệnh nhiễm khuẩn như eczema, gây mủ ở phủ tạng, viêm họng, mẫn đỏ… Ở động vật, liên cầu thường gây nên những chứng mưng mủ, những bệnh chung hay cục bộ. S. faecalis từ môi trường vấy nhiễm trên lông và da chó, khi da chó có những tổn thương thì vi khuẩn này sẽ gây viêm da kế phát (Merchant et al., 1967). Trong phòng thí nghiệm: thỏ là động vật thí nghiệm dễ cảm thụ nhất. Nếu tiêm liên cầu vào dưới da cho thỏ sẽ thấy áp xe tại nơi tiêm. Nếu tiêm liên cầu vào tĩnh mạch hay phúc mạc thỏ chết nhanh do nhiễm trùng huyết, ngoài ra có thể dùng chuột nhắt để gây bệnh (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997). Trong tự nhiên, liên cầu có ở khắp nơi trên cơ thể người và động vật, bình thường chúng cư trú ở họng và ruột, một số liên cầu có khả năng gây bệnh cho người và động vật (Lưu Hữu Mãnh, 2010). 2.2.2 Nhóm vi khuẩn Gram âm 2.2.2.1 Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) Escherichia coli thuộc họ Enterobacteriaeceae. Được xem là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở người và động vật. 8 E. coli là một trực khuẩn Gram âm hình gậy ngắn, kích thước 2-3 x 0,6 µm, hai đầu tròn, đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn, có lông ở chung quanh thân nên có thể di động, không hình thành nha bào, thỉnh thoảng thấy hiện tượng bắt màu ở 2 đầu. E. coli thường ở phần dạ dày ruột của heo nhưng gây bệnh đường ruột và ngoài đường ruột ở heo (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). Theo Merchant and Packer (1967) và Nguyễn Vĩnh Phước (1977), trực khuẩn hiếu khí và hiếu khí tùy tiện có thể sinh trưởng ở nhiệt độ từ 15 đến 24oC, nhiệt độ thích hợp 37oC, pH thích hợp 7,4. Nhưng sự tăng trưởng có thể xảy ra trong khoảng 15oC đến 45oC. Phát triển tốt nhất ở mật độ pH = 7 nhưng phát triển trong phạm vi pH rộng hơn. E. coli không sinh nha bào, chịu được nhiệt độ đun 55oC trong 1 giờ, 60oC trong 30 phút và 100oC chết ngay. Các chất sát trùng thông thường: acid phenic, biclorua thủy ngân, formol, hydroperoxit 1‰ diệt được vi khuẩn trong 5 phút (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997). Theo Nguyễn Như Thanh và ctv. (1997), trên thạch thường sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt, không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2-3 mm. Nuôi lâu khuẩn lạc hình như nâu nhạt và mọc rộng ra. Trong môi trường nước thịt E. coli phát triển làm môi trường rất đục có cặn màu tro nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có mảng màu xám nhạt trên mặt, môi trường có mùi thối. Trên môi trường EMB, E. coli hình thành những khuẩn lạc to tròn, hơi lồi, bóng, màu tím bầm, có ánh kim (Trần Thị Phận, 2004). Trên môi trường MC, E. coli hình thành khuẩn lạc to tròn đều, hơi lồi, màu hồng nhạt, kích thước 2 – 3 mm (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). Escherichia coli nhạy cảm với polymycin, dihydrostreptomycin, chlortetracycline, tetracycline, oxytetracycline ở mức trung bình. Penicillin, oleandomycin, furaltadone và nicroxyzone ít hiệu quả nhất (Merchant and Packer, 1967). Năm 1999, Lê Văn Tạo đã cho biết hiện nay có 12% Escherichia coli đa kháng với 7 loại thuốc, 32% đa kháng với 6 loại thuốc, 40% đa kháng với 5 loại thuốc, 10% đa kháng với 4 loại thuốc và 6% đa kháng với 3 loại thuốc (Bùi Thị Tho, 2003). Tính sinh độc tố: E. coli có thể tạo ra 2 loại độc tố: độc tố bền vững với nhiệt và loại độc tố dễ bị nhiệt phá hủy. 9 Mặc dù có sẵn trong ruột động vật nhưng chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của con vật kém, chăm sóc quản lý chăn nuôi kém. E. coli thường gây bệnh cho con vật mới đẻ 2-3 ngày, có khi từ 4-8 ngày, gây bệnh đường ruột cho ngựa, bê, cừu, heo con, gia cầm non (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). Ở heo trưởng thành, E. coli còn là một trong những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu đưa đến viêm vú, hội chứng MMA (Bertschinger, 1993). Trong phòng thí nghiệm, tiêm E. coli dưới da cho chuột bạch, chuột lang, thỏ có thể gây viêm cục bộ, nếu tiêm liều cao có sinh ra bại huyết, làm chết con vật. Thường gọi Colibacillois là một bệnh đường ruột: ngựa, bê, cừu, heo và gia cầm non do E. coli gây ra. Ở người cũng có thể gây viêm phổi, viêm não, đặc biệt bệnh tiêu chảy ở trẻ em (Nguyễn Thị Chính và Trương Thị Hòa, 2005). Tính gây bệnh trong ruột, vi khuẩn gắn vào niêm mạc ruột nhờ tiêm mao, độc tố do vi khuẩn tạo ra được hấp phụ vào niêm mạc ruột. Độc tố dễ bị nhiệt phá hủy kích thích men adenylcyclase làm biến đổi ATP thành AMP. Độc tố bền vững với nhiệt làm tăng sự tiết ion Cl‾ và ức chế sự hấp thu Na+ gây mất nước (Lưu Hữu Mãnh, 2010). Theo nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Minh Trang và ctv. (2011), thực hiện trên heo con 1-60 ngày tuổi tại tỉnh Trà Vinh đã cho kết quả, vi khuẩn Escherichia coli nhạy cảm mạnh với imipeneme (97,06%), nhạy cảm tương đối với gentamycin (46,03%), streptomycin (39,68%), ciprofloxacin (38,97%), enprofloxacin (32,35%), amoxicllin/clavulanic acid (30,15%). Vi khuẩn đề kháng cao với nhiều loại kháng sinh gồm tetracycline (97,06%), trimethoprim/sulphamethoazole (86,51%), colistin (86,51%), florfenicol (80,95%), streptomycin (60,32%), gentamycin, cephalothin lần lượt là 53,17% và 25%. Theo Bùi Thị Tho (2003), kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của vi khuẩn phân lập từ heo con bệnh phân trắng của bộ môn Nội Chẩn Dược Độc chất học trường Đại học Nông nghiệp I (Hà Nội) từ năm 1976 đến nay cho thấy tỷ lệ kháng thuốc của Escherichia coli đối với chloramphenicol là 25,78%, với chlortetracycline là 23,21%, với streptomycin và sulphonamide lần lượt là 77,07% , 89,97%. 2.2.2.2 Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa (P. aeruginosa) Trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa còn có tên là Pseudomonas pyocyaneus, thuộc lớp Gamma Proteobacteria, chi Pseudomonadales là vi khuẩn có độc lực thấp, thường tìm thấy trong quá trình mưng mủ ở bò, heo và trong các 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan