Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh hiệu quả kinh tế của một số mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép tại xã ...

Tài liệu So sánh hiệu quả kinh tế của một số mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép tại xã quảng an, huyện quảng điền tỉnh thừa thiên huế

.PDF
56
97
65

Mô tả:

Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nhừng năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển khá nhanh, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, ngành nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển nhảy vọt và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, không chỉ đóng góp cho sự phát triển của đất nước mà còn góp phần đáng kể vào sự thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, làm thay đổi đời sống dân cư các vùng miền núi và ven biển. Với sự ưu đãi của thiên nhiên, tỉnh Thừa Thiên Huế có đường bờ biển dài 126 km, với vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là một trong nhừng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á, với chiều dài 70 km, rộng 22 000 ha mặt nước. Ngoài ra đầm phá Tam Giang –Cầu Hai còn có hệ sinh thái phong phú, đa dạng với 714 loài thực vật phù du, 37 loài động vật phù du, 54 loài thực vật, 230 loài cá… do đó Thừa Thiên Huế có tiềm năng lớn để phát triển về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Xã Quảng An là một trong 33 xã thuộc khu vực vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.Toàn xã có 130 ha diện tích thả nuôi [1], đây cũng có nhiều diện tích đất trũng có khả năng chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, do đó ngành nuôi trồng thủy sản đang phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của xã nhất là nuôi trồng thủy sản nước lợ. Các đối tượng thủy sản được nuôi phổ biến như tôm sú ,tôm thẻ chân trắng, tôm rằn… là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, cùng với sự đáp ứng nhu cầu con giống, sự hoàn thiện các quy trình nuôi và hiệu quả kinh tế cao do nuôi tôm mang lại nên người dân đã đổ xô vào nuôi chuyên canh tôm một cách ồ ạt. Mặc dù sản lượng nuôi tôm ngày càng được nâng cao nhưng do chạy theo lợi nhuận, sử dụng hóa chất và thuốc kháng sinh không đúng quy định, vấn đề xử lí nước không tốt và sự phát triển tràn lan không theo quy hoạch đã vượt ra ngoài sự kiểm soát của người nuôi và cơ quan chức năng. Điều đó dẫn tới hậu quả là môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng và dịch bệnh bùng phát khắp nơi. Để tìm ra lối thoát cho nghề nuôi trồng thủy sản người ta có xu hướng nghiên cứu, sử dụng các mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép, là giải pháp hợp lý đảm bảo sự phát triển bền vững. Việc nuôi ghép tôm sú với các loài ăn mùn bã hữu cơ, các loài thân mềm hai mảnh vỏ đã góp phần làm giảm lượng hữu cơ 1 trong ao, cải thiện nước, giảm số lượng vi sinh vật, giảm tỷ lệ mắc bệnh, ổn định sinh thái môi trường, tăng sản lượng [2]. Đối với những hộ nghèo mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vừng, góp phần giúp người dân trong xã vươn lên thoát nghèo do vốn đầu tư ít và hạn chế đựơc rủi ro do độc canh, thêm vào đó nuôi xen ghép tận dung được diện tích mặt nước và không cần sử dụng nhiều hóa chất như nuôi chuyên canh nên đã góp phần cải thiện ô nhiễm nguồn nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Quảng An, huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên trên địa bàn xã xuất hiện nhiều mô hình nuôi xen ghép khác nhau. Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự đồng ý của trường Đại Học Nông Lâm Huế, Khoa Thủy Sản và thầy giáo hướng dẫn, tôi chọn đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế của một số mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép tại xã Quảng An, huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế” Mục đích của nghiên cứu này là xác định hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép và xác định được mô hình nuôi phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Quảng An. 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Các mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép trên thế giơi Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì các hình thức nuôi, các kỹ thuật mới cũng được áp dụng vào nuôi trồng thủy sản, do đó năng suất và lợi nhuận không ngừng tăng lên. Tuy nhiên do chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt dẫn tới phá hủy hệ sinh thái, làm vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trần trọng, dịch bệnh tràn lan đe dọa sự bền vững của nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng, Đứng trước nguy cơ này, các nhà khoa học, các nhà sản xuất và các tổ chức quốc tế đã đầu tư cho các công trình nghiên cứu cơ bản để tìm ra giải pháp, một trong các giải pháp được ứng dụng có hiệu quả là các mô hình nuôi xen ghép. Hình thức nuôi quảng canh kết hợp thực chất là mô hình nuôi xen ghép các đối tượng với nhau. Khái niệm nuôi xen ghép đã được nói đến rất sớm trong nuôi trồng thủy sản Trung Quốc. Theo Lin’s (1940), nuôi xen ghép là sự kết hợp các loài vào trong cùng một ao nuôi. Hầu hết những nghiên cứu đầu tiên đều được thực hiện ở các đối tượng nước ngọt, là sự kết hợp giữa nhiều loài trong họ cá chép [9]. Những năm gần đây, việc nuôi nhiều loài khác nhau mang lai hiệu quả đáng kể về môi trường sinh thái, tài nguyên và kinh tế. Cơ sở của việc nuôi ghép là các loài này có cùng điều kiện môi trường sống và không cạnh tranh thức ăn với nhau [16]. Hiện nay trên thế giới người ta đang nuôi thử nghiệm và sử dụng nhiều mô hình nuôi xen ghép khác nhau. ở Mêxico người ta nuôi ghép tôm và cá rô phi (Oreochromis mossambicus), Ở Trung Quốc có ba mô hình nuôi xen ghép thân mềm và rong biển. đó là mô hình: Laminaria japonicas và điệp (Argopecten irradians hoặc pectin yessoensis),Laminaria japonicas và hàu (Cassostrea gigas), Laminaria và Undaria ghép với bao ngư, hai lòa rong Laminaria và Undaria là thức ăn ưa thích của bào ngư, ngược lại chất thải của bào ngư lại là phân bón rất tốt cho rong biển. Ở Hawaii, việc nuôi xen ghép đã được thực hiện trong những năm gần đây. Wyban (1982) đã xây dựng mô hình nuôi mới ở môi trường nước lợ, kết hợp cá đối, cá măng sữa, cá rô phi đỏ và cá hồi [17]. Bwanthondi và cộng tác viên (1985) với mô hình nuôi một vài loài cá với hàu bằng hệ thống nuôi giàn bè. Andrea C. Afaro và cộng tác viên (2002) 3 tiến hành nuôi rong biển và vẹm vỏ xanh ở ven biển. Lo-Chai-Chen (1990) đã tiến hành nuôi ghép cá măng, cá đối. tôm, rong câu trên cùng một ao nuôi ở Đài Loan. Ngoài ra còn có nhiều mô hình nuôi ghép khác như tôm càng xanh ghép với cá trôi ấn, cá chép Trung Quốc tại Pakistan [3]. Các nhà nuôi tôm ở Châu Á và Nam Mỹ đều cho rằng sản lượng tôm nuôi tăng lên trong các hình thức nuôi kết hợp hơn là nuôi đơn canh, với những mô hình nuôi xen ghép kết hợp hạn chế được lượng thức ăn cũng như chất thải hữu cơ trong ao nuôi, tỷ lệ sống của tôm nuôi cũng cao hơn, hạn chế được dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên những thử nghiệm có sự lặp lại cần được thực hiện để khẳng định các kết quả và hiểu rõ hơn các hệ thống nuôi kết hợp này. 2.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản và các mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép tại Việt Nam 2.2.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản với 3200km bờ biển và trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ, vùng ven bờ trải dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, cùng 10 vạn đầm phá, 11 vịnh nhỏ, khoảng 24 vạn ha rừng ngập mặn, 29 vạn ha bãi triểu cùng với nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản lợ và mặn. Tuy nghề nuôi tôm ở nước ta phát triển muộn nhưng diện tích và năng suất không ngừng tăng lên rất nhanh, theo những số liệu được ghi chép cho thấy vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX ở Việt Nam đã xuất hiện hình thức nuôi quảng canh. Lúc này diện tích nuôi tôm ở vùng đồng bằng song Cửu Long đạt khoảng 70.000 ha và ở miền Bắc có diện tích nuôi tôm nước lợ là 15.000 ha, trong những năm này kỷ thuật sản xuất giống tôm được đẩy mạnh nghiên cứu. Đến thập kỉ 80, kỷ thuật sản xuất giống tôm nhân tạo được du nhập từ Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan được cải tiến và áp dụng tại Việt Nam với sự thành công này thì nguồn giống được chủ động, nghề nuôi tôm lại được phát triển thêm một bước mới. Thay vì hình thức nuôi quảng canh, thì cuối thập niên 80 lại xuất hiện hình thức nuôi quảng canh cải tiến (có bổ sung thêm giống). Sang thập kỉ 90, phong trào nuôi tôm phát triển mạnh. Tuy nhiên hình thức nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh với năng suất bình quân rất thấp. Nhưng giữa những năm 90 nuôi tôm thương phẩm ngày càng được mở rộng theo hướng tự phát không theo quy hoạch, cùng với ô nhiễm môi trường đã làm bùng nổ dịch bệnh. Ước tính trong hai năm 1994-1995 dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 85000 ha tôm ở đồng bằng sông Cửu Long và gây thiệt hại hơn 294 tỷ đồng [8]. Chính dịch bệnh đã làm cho tốc 4 độ mở rộng diện tích nuôi bị giảm xuống. Vài năm sau khi dịch bệnh suy giảm và cùng với việc Chính Phủ thực hiện nghị quyêt 09 (năm 2000) cho phép chuyển diện tích đất trồng lúa, làm muối có năng suất thấp, đất hoang hóa sang nuôi trồng thủy sản thì diện tích nuôi tôm ngày càng được mở rộng, Bảng 2.1. Diện tích nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam qua 3 năm. 2009-2007 Đơn vị tính 2007 Diện tích nuôi trồng thủy sản ha 999,50 999,75 Diện tích nuôi tôm ha 515,2 500,1 Chỉ tiêu 2008 2009 +/- % 1012,1 19,1 1,92 47,4 47,4 9,2 (Nguồn [19]) Cùng với sự mở rộng diện tích nuôi thì sản lượng thủy sản nước ta trong những năm gần đây cũng không ngừng tăng lên. Theo Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản năm 2012 ước đạt 5,8 triệu tấn, tăng 8,5% so với năm 2011, trong đó, sản lượng khai thác đạt 2,6 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 3,2 triệu tấn. Cụ thể, về nuôi trồng, diện tích thả nuôi tôm nước lợ 658 nghìn ha, sản lượng đạt 500 nghìn tấn (tăng 0,9%). Diện tích nuôi cá tra từ đầu năm đến nay đạt 5,6 nghìn ha (tăng 1,8%). Diện tích đã thu hoạch là 4,3 nghìn ha. Sản lượng cá ước đạt 1,19 triệu tấn (tăng 3,4%), năng suất bình quân 274 tấn/ha. Năm 2012, cả nước có 1.529 cơ sở sản xuất giống tôm sú, 185 sơ sở giống tôm chân trắng, sản xuất được hơn 37 tỷ tôm sú và gần 30 tỷ tôm thẻ giống. Về khai thác, năm 2012 tổng sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 2,6 triệu tấn, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó khai thác hải sản ước đạt 2,4 triệu tấn (tăng 9,6%). Hiện cả nước có khoảng 3.500 tổ, đội với khoảng 21.500 tàu cá tham gia và 136.000 lao động; thành lập gần 20 nghiệp đoàn đánh cá.[20]. Năm 2012 nghề khai thác thủy sản cũng có nhiều biến động. Giá xăng dầu tăng từ ngày 13/8/2012 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động khai thác trong tháng. Chi phí ra khơi đánh bắt tăng khiến cho ngư dân tại một số địa phương không yên tâm khi bám biển sản xuất vì nỗi lo lỗ vốn. Bên cạnh đó, bão trên biển Đông cũng ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt của các tỉnh miền Bắc và Trung bộ. Tuy vậy, sản lượng khai thác trong tháng vẫn tăng nhẹ so với cùng kỳ. Lũy kế 8 tháng đầu năm, sản lượng khai thác vẫn tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm 2011.Đầu tháng, ngư dân từ các tỉnh Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Định trúng đậm khi đánh bắt cá tại khu vực biển Nha Trang do thời tiết thuận lợi. Nhiều tàu 5 cá đánh bắt xa bờ đã lãi lớn sau chuyến bám biển dài ngày tại quần đảo Trường Sa.Thực hiện Quyết định 48 của Chính phủ, để tạo điều kiện cho ngư dân bám biển, các tỉnh đang đẩy mạnh chi ngân sách hỗ trợ. Trong tháng, tỉnh Bình Thuận chi ngân sách hơn 2,6 tỉ đồng để hỗ trợ nhiên liệu cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa của huyện Phú Quý đợt 2 năm 2012. Tương tự, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã ký quyết định hỗ trợ kinh phí hơn 13,2 tỉ đồng thực hiện chính sách khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Về xuất khẩu thủy sản Theo nguồn số liệu của Hải quan và tổng hợp của VASEP, tháng 7/2012, xuất khẩu thủy sản đạt 530 triệu (giảm 1,5% so với cùng kỳ), đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước 7 tháng năm 2012 đạt 3,42 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2011. Dự kiến trong tháng 8/2012, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 620 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm lên 4,04 tỷ USD, tăng 6,51% so với cùng kỳ năm 2011 [20]. 2.2.2. Các mô hình nuôi xen ghép tại Việt Nam Mô hình nghiên cứu nuôi kết hợp trên biển là một hướng nghiên cứu mới đang được nhiều nước quan tâm trong đó có Việt Nam.Đây la một giải pháp hợp lí để nước ta phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững,phù hợp với khả năng đầu tư của người dân, hạn chế rủi ro và hạn chế ô nhiễm môi trường do hoạt động nuôi trồng thủy sản gây ra. Gordin và cộng sự (1980), Folke và Kautski (1992),Quain (1996), là những người đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu các mô hình nuôi ghép các đối tượng thủy sản lợ mặn. Gần đây, các mô hình nuôi xen ghép đã được nghiên cứu nhiều hơn. Bùi Huy Cộng và ctv, (1997) với mô hình lúa cá kết hợp tại Phú Thịnh (Yên Bình, Yên Bái), Đại Bái (Gia Lương, Bắc Ninh), Yên Chính (Ý Yên, Nam Định). Kết quả cho thấy, năng suất lúa ở mô hình 2 vụ lúa, 1 vụ cá tăng 8,7 - 12,2% và năng suất cá đạt 475 - 640kg cá/ha, hiệu quả kinh tế tăng gấp 5 lần so với cấy lúa đơn thuần. Năng suất lúa ở mô hình 1 vụ lúa và 1 vụ cá tăng 17,3% và năng suất cá đạt 1.173 - 1.377kg/ha, hiệu quả kinh tế tăng gấp 3 lần so với cấy lúa đơn thuần. Bên cạnh lợi ích kinh tế, các mô hình này còn góp phần làm sạch môi trường [18]. Trong lĩnh vực mặn, lợ, Thái Ngọc Chiến và ctv đã tiến hành xây dựng 5 mô hình nuôi kết hợp cá - rong biển - động vật thân mềm trong cùng một ao. Nhóm đã xây dựng và đánh giá chất lượng môi trường cũng như hiệu quả kinh tế của các mô hình này. 6 Nghiên cứu mô hình nuôi kết hợp cá mú với vẹm xanh, rong sụn và bào ngư là một bộ phận của đề tài nghiên cứu Khoa Học Công Nghệ Cấp Nhà Nước: Nghiên cứu mô hình nuôi tổng hợp đa đôi tượng hải sản trên biển theo hướng bền vững [2]. Thí nghiệm được tiến hành ở hai lồng nuôi cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttatus) và một lồng nuôi thêm các đối tượng vẹm xanh (Perna viridis), rong sụn (kapaphycus alvarezii), bào ngư vành tai ( Haliotis asinine ). Kết quả tăng trưởng lúc kết thúc thí nghiệm được thể hiện ở bảng 1.2.2 7 8 Bảng 2.2. Kết quả tăng trưởng lúc kết thúc thí nghiệm nuôi đơn và nuôi ghép cá mú với các loài khác. Bắt đầu Kết thúc thí nghiệm Lồng Đối tượng Wtb (g/con) Ghi chú Wtb TLS (%) GWtb GRw (%/ngày) GLtb (con/ngày) GRl (%/ngày) Ghi chú Nuôi ghép Cá mú 137g/con T 830g/con 98,5 1,7 0,54 0,054 0,19 T Vẹm xanh 3-4cm/con T 6-7cm/con 0,007 0,17 C Bào ngư 1cm/con T 4cm/con 85,55 Rong sụn 100g/cụm T 3kg/cụm 100 Cá mú 111,5g/con T 750g/con 96,5 Nuôi đơn 0,25 1,28 0,016 T 3,19 0,50 0,50 B 0,042 0,18 T (Nguồn: [4]) Trong đó: TLS: tỷ lệ sống GWtb, GLtb:giá trị trung bình tốc độ tăng trưởngị tuyệt đối về trọng lượng, chiều dài. GRw, GRl: giá trị tốc độ tăng trưởng tương đối về trọng lượng, chiều dài. T: sinh trưởng tốt, C: sinh trưởng chậm, B: có xuất hiện bệnh. 9 Một kết quả quan trọng rút ra từ mô hình nuôi xen ghép là việc nuôi ghép vẹm xanh, rong sụn với tỷ lệ 3:1:12 (theo trọng lượng) trong cùng một lồng nuôi không ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cá mú số lượng vi sinh vật trong đáy lồng nuôi ghép thấp hơn lồng nuôi đơn rất nhiều (127,0x 10 5CFU/g so với 363,5x105 CFU/g) [2], [4]. Từ tháng 1/2004 đến 10/2005 Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III và trường Đại học Thủy sản Nha Trang đã xây dựng đã xây dựng các mô hình nuôi kết hợp nhiều đối tượng hải sản trên biển đạt hiệu quả kinh tế cao theo hướng bền vững. Kết quả đã xây dựng thành công năm mô hình và kỹ thuật nuôi kết hợp. Đó là các mô hình: + Mô hình 1: Nuôi cá mú lồng kết hợp với rong sụn, vẹm xanh, bào ngư + Mô hình 2: nuôi tôm hùm lồng kết hợp với rong sụn, bào ngư, vẹm xanh. + Mô hình 3: nuôi tôm hùm kết hợp với cá chẽm, hải sâm, rong sụn và vẹm xanh + Mô hình 4: nuôi tổng hợp ốc hương với tôm hùm, hải sâm, rong biển và vẹm xanh. + Mô hình 5: nuôi tổng hợp ốc hương với rong biển, vẹm xanh. Kết quả các mô hình thể hiện qua bảng(1.2.2 Bảng 2.3. Diễn biến các yếu tố môi trường qua thời gian nuôi. Lồng nuôi Các chỉ tiêu Nuôi ghép Nuôi đơn Điểm đối chứng M SD M SD M SD Hàm lượng oxy hòa tan (mgO2/l) 5,63 1,00 4,67 0,32 5,18 1,06 Nhiệt độ (O0) 29,00 3,74 29,80 3,56 30,56 0,01 Độ mặn 32,75 1,71 32,80 1,48 29,78 1,48 pH 8,20 0,43 8,28 0,20 7,59 0,36 BOD3 (mg/l) 4,80 0,71 4,70 O,85 4,82 0,67 NH3-N (mg/l) 0,09 0,06 0,17 0,19 0,14 0,09 NO2-N (mg/l) 0,05 0,10 0,01 0,01 0,02 0,05 NO3-N (mg/l) 0,17 0,12 O,22 0,29 0,20 0,15 10 (Nguồn [4]) Trong nghề nuôi tôm một khi dịch bệnh đốm trắng xuất hiện thì khó có thể cứu vãn và sẽ dẫn tới thua lỗ nặng nề. Đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học và nhà nuôi trồng để đưa ra giải pháp hạn chế dịch bệnh đặc biệt là bệnh đốm trắng xảy ra trên tôm, trong đó các nghiên cứu về các mô hình nuôi xen ghép đã mang lại hiệu quả cao, được coi là một biện pháp thích hợp, an toàn và được ứng dụng rộng rãi tại các vùng nuôi trên cả nước. Trong đó biện pháp nuôi cá rô phi kết hợp trong ao nuôi tôm đã mang lại hiệu quả rất khả quan. Biện pháp nuôi luân canh cá – tôm là chiến lược quản lí môi trường nuôi tôm tốt hơn cả, đây là biện pháp dọn vệ sinh và làm dán đoạn chu trình phát sinh bệnh, làm giảm thiểu những tác động của bệnh đối với nghề nuôi tôm. Cá rô phi là đối tượng nuôi ghép với tôm rất hiệu quả, bởi vì chúng là loài ăn tạp, phù hợp nới vai trò “dọn vệ sinh”. Tại An Giang, người ta nhân rộng mô hình nuôi thủy sản vừa hiệu quả, vừa kinh tế, vừa giảm gây ô nhiễm môi trường. Đó là mô hình nuôi ghép cá tra với các loại ăn đáy để ăn thức ăn thừa hoặc rơi rớt của cá tra, vừa không bỏ phí vừa không gây ô nhiễm môi trường nước vùng bè nuôi cá. Anh Nguyễn Văn Hậu ở xã An Phú huyện Phú Tân, tỉnh An Giang thử nghiệm nuôi ghép cá tra và cá he trong bè, thả 90% con giống cá tra, 10% con giống cá he nuôi chung. Qua theo dõi vùng nước bè nuôi cá suốt vụ không bị ô nhiễm, cá tra không bị bệnh giảm chi phí tiền thuốc cho cá. Có thể nói đây là một trong những mô hình hướng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản lâu dài, bền vững và có hiệu quả kinh tế cao. Từ 2001, theo Nguyễn Đình Quang Duy (Viện Nghiên Cứu nuôi trồng thủy sản III cho biết thưc tế tại khu vực tỉnh Khánh Hòa từ Vạn Ninh đến Cam Ranh, một số người đã thả hải sâm cát tự nhiên trong ao nuôi tôm và trong lồng.Theo kết quả thì hải sâm sau khi thu hoạch có kich cỡ lớn hơn hải sâm trong tự nhiên. Tuy nhiên đây là mô hình tự phát cần nghiên cứu thêm nữa để có hiệu quả hơn. Cũng theo TS Nguyễn Thị Xuân Thu, viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III cho biết, có thể nuôi ghép hải sâm với ốc hương để cân bằng môi trường sinh thái và cải thiện môi trường, nhờ các đặc tính dinh dưỡng khác nhau. Trong ao nuôi tôm, đặc biệt là ao nuôi tôm công nghiệp dạng thâm canh, bán thâm canh lượng mùn bã hữu cơ tồn đọng trong ao rất lớn, lớp mùn bã và vi sinh vật này nếu được hải sâm sử dụng sẽ là nguồn thức ăn phong phú cho chúng phát triển, đồng thời hải sâm có thể thay thế các chế phẩm sinh học trong 11 xử lý ao nuôi thủy sản. Như vậy kết quả phòng bệnh cho tôm, cá hoặc ốc hương sẽ đạt được hiệu quả tối đa. ghép một số loài thủy sản như cá chẽm, cua, ca kèo trong vuông nuôi tôm quảng canh cải tiến, các đối tượng nuôi ghép đều phát triển bình thường. Với diện tích 0,7ha ao hồ tại khu vực đồng Đập Cầu, xã Thạch Mỹ huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh, ông Trần Đình Nghi được hỗ trợ 80kg cá rô phi đơn tính và các loại cá truyền thống khác để thả nuôi. Trong đó tỷ lệ cá rô phi đơn tính chiếm 70%, còn mè, trôi, trắm cỏ mỗi loại 10%. Riêng cá rô phi đơn tính do không sinh sản nên tốc độ phát triển rất nhanh, từ 0,6-0,8 kg/con (vượt 0,1-0,3 kg/con so với yêu cầu đưa ra), còn loại cá mè, trôi, trắm mỗi con đạt từ 1-1,3 kg. Với mật độ và trọng lượng này, sản lượng cá của gia đình ông đạt 10 tấn. Trừ chi phí thức ăn lãi ròng trên 80 triệu đồng [21]. Cùng với các mô hình nuôi kết hợp, tại Nghệ An người ta đã thử nghiệm thành công hai mô hình nuôi hàu cửa sông và cá rô phi đơn tính với tôm sú. Một số nơi người ta còn nuôi ghép tôm hùm nới hải sâm và vẹm xanh, kết quả thu được như sau: Bảng 2.4. Hiệu quả kinh tế các mô hình nuôi ghép và nuôi đơn tôm hùm. Hình thức nuôi Tôm hùm Nuôi ghép Đầu tư lưới lồng 4.000.000 4.800.000 Tổng chi phí sản xuất 14.600.000 41.254.000 Doanh thu 17.500.000 57.752.000 Lợi nhuận 2.900.000 16.498.000 Tỷ suất lợi nhuận 13% 40% (Nguồn [ 5]) Kết quả rút ra khi so sánh hai mô hình này là tôm hùm ít dịch bệnh và có tỷ lệ sống cao hơn 88% so với tỷ lệ nuôi đơn (70-75%) do môi trường nước và đáy lồng nuôi được hải sâm, vẹm xanh, lọc các chất mùn bã hữu cơ, làm sạch môi trường, Tỷ suất lợi nhuận của nuôi ghép đạt 40% cao hơn so với nuôi đơn (13%) [5] 2.3. Tinh hình nuôi trồng thủy sản và các mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép tại tỉnh Thừa Thiên Huế 2.3.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế 12 Nuôi trồng thủy sản là một thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần giải quyết được công ăn việc làm cho khoảng 400.000 người dân sống ven đầm phá. Nghề nuôi trồng thủy sản ở Thừa Thiên Huế bắt đầu phát triển từ những năm 1990, đến nay đã trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt nhờ khu đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có điều kiện hết sức thuận lợi cho việc trồng thủy sản trong nước lợ, nước mặn ven biển. Do nhu cầu thủy sản của thị trường thế giới ngày càng tăng cao nên nghề nuôi tôm trở nên rất hấp dẫn, ngay từ những năm 89, 90 của thế kỉ XIX người dân ở vùng đầm phá ở Thừa Thiên Huế đã chắn phá, đắp đập và vây lưới để nuôi tôm. Việc nuôi tôm được xuất lan tỏa trước tiên ở các vùng nước nông ven bờ của phá. Tại thời điểm này cho đến hết năm 1997 thì môi trường đầm phá hầu như chưa chịu tác động xấu nào, sức tải môi trường cho phép vì diện tích nuôi tôm chưa đáng kể và hình thức nuôi tôm chủ yếu là quảng canh hoặc quảng canh hoặc quảng canh cải tiến với lượng thức ăn, hóa chất, kháng sinh…là rất ít [6] Nhưng đến năm 1998-1999 thì dịch bệnh xảy ra tràn lan, tôm chết hàng loạt làm cho người dân điêu dứng và nghề nuôi trồng thủy sản bắt đầu gặp khó khăn. Tuy nhiên cơn lũ lịch sử 1999 đã cải tạo lại môi trường cho vùng nuôi tôm tỉnh Thừa Thiên Huế. Cũng trong thời gian này giá tôm trên thế giới tăng đột biến cùng với sự khuyến khích của chính quyền địa phương và nghị quyết 09 của chính phủ cho phép chuyển đổi các diện tích hoang hóa, nhiễm mặn, trồng lúa và làm muối năng suất thấp sang nuôi tôm, dã làm cho người dân khắp nơi ồ ạt mở rộng diện tích nuôi tôm theo hình thức bán thâm canh, thâm canh dể nâng cao lợi nhuận [6]. Vì vậy trong những năm 2000-2003 diện tích nuôi tôm ở tỉnh Thừa Thiên Huế tăng rất nhanh, trong những năm tiếp theo diện tích nuôi tôm của cả tỉnh vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ chậm hơn, thậm chí năm 2006 diện tích nuôi tôm còn giảm xuống (giảm 11% so với năm 2005). Sở dĩ có hiện tượng này là do người dân đã chuyển diện tích nuôi tôm kém hiệu quả, ao nuôi ô nhiễm nặng sang nuôi các đối tượng thủy sản khác để giảm rủi ro [22] Bảng 2.5. Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 1999-2006 (Đơn vị tính: ha). Đối tượng nuôi 2005 2006 Diện tích tổng số 2.301 2.651 3.566 3.851 4.465 5.095 5.226 5.354 Dện tích nuôi tôm 1.462 1.770 3.016 3.197 3.622 3.997 3.646 3.081 Diện tích nuôi Cá 1999 630 2000 657 2001 538 2002 126 2003 863 2004 1.062 1.335 13 Diện tích NTTS khác 218 224 12 42 30 36 427,5 (Nguồn: [7] , [8] , [22 ]) Cùng với việc mở rộng diện tích và sản lượng, năng suất tôm nuôi cũng không ngừng tăng lên nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật khoa học tiên tiến. Bàng 2.6. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 1999-2006. Đối tượng 1999 2000 2004 2005 2006 Tổng số 1.084 1.467 2.551 3.242 5.001 5.647 6.296 7.689 Sản lượng tôm 365 549 3.362 3.861 Sản lượng cá 515 657 764 888 2.621 3.137 Sản lượng thủy sản khác 204 161 90 224 313 691 2001 2002 2003 1.697 2.130 3.174 3.443 1.545 1.913 282 291 (Nguồn [7], [8], [(22]) Hiện nay Thừa Thiên huế đang tích cực đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hài hòa với môi trường, đồng thời với việc phát triển và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm sản phẩm của nghề thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm và tăng thu nhập. Phát triển và đa dạng hóa các ngành nghề để tạo khả năng tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống cho các cộng đồng ngư dân ven biển và đầm phá, giúp cho công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển và đầm phá phát triển bền vững. Tỉnh chú trọng tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản; đầu tư phát triển các mô hình trình diễn, tổng kết đánh giá để nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Hoàn thiện quy trình nuôi một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Triển khai ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế biển, đầm phá. Diện tích nuôi trồng toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay đã đạt gần 5.500 ha, trong đó, riêng năng suất bình quân tôm nuôi đạt gần một tấn/ha, sản lượng tôm nuôi đạt hơn 3.500 tấn. Sản lượng cá nước lợ đạt 475 tấn, sản lượng cua 200 tấn... Mô hình chuyển đổi theo hướng nuôi xen ghép (tôm - cá), kết hợp thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, bảo đảm hiệu quả kinh tế, hạn chế được dịch bệnh và tình trạng ô nhiễm môi trường. Hầu hết các hộ nuôi tôm có lãi bình quân 20-40 triệu đồng/ha. Trong vòng năm năm, 14 nuôi tôm trên cát phát triển mạnh, với diện tích 130 ha ở vùng cát Ngũ Điền (Phong Điền) và Vinh An (Phú Vang) năng suất đạt từ 10 đến 12 tấn/ha/vụ.[23] 2.3.2 . Các mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép tại tỉnh Thùa Thiên Huế. Trước đây, người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu nuôi tôm công nghiệp.Mặc dù diện tích và sản lượng của tôm nuôi không ngừng tăng lên do sự phát triển ồ ạt và thiếu sụ quy hoạch đồng bộ nên nuôi tôm ở tỉnh Thừa Thiên Huế gặp không ít khó khăn, nhiều mô hình bị thất bại. Do tôm sú thời gian nuôi kéo dài, đặc tính thích môi trường sạch và thoáng khí, nên sau một thời gian nuôi nhiều địa phương xảy ra tình trạng tôm chết hàng loạt vì nguồn nước bị ô nhiễm. Đứng trước tình hình đó tỉnh Thùa Thiên Huế dã nghiên cứu và đưa ra giải pháp nuôi xen ghép các đối tượng thủy sản nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản nhanh, mạnh, và bền vững, Đặc điểm của nuôi việc ghép là mô hình nuôi được ứng dụng và phát triển do biết cơ cấu hợp lý các giống thủy sản nuôi trong cùng một môi trường, sống tương hỗ lẫn nhau để cùng phát triển. Đặc biệt là việc nuôi ghép theo hướng sinh thái, giúp ổn định chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước ao nuôi. Hiện nay, mô hình nuôi kết hợp đã và đang từng bước được ứng dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Vào năm 2003 – 2004, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II đã triển khai mô hình nuôi sinh thái ốc hương, rong sụn, rong câu, cá dìa, vẹm xanh tại đầm Lăng Cô, bước đầu đã hạn chế dịch bệnh trên ốc hương Chủ trương nuôi ghép đang được các địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai và thực hiện. Trong những năm gần đây do sự tác động của khoa học kỹ thuật, khuyến ngư và tự phát của người dân nên diện tích nuôi xen ghép không ngừng tăng lên. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế hiên nay co nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép trên tất cả cac thủy vực mặn, lợ và ngọt, đặc biệt là nuôi kết hợp một số loài cá nước ngọt và nuôi xen ghép một số đối tượng với tôm thấp triều. Hiện nay đầm phá tại Phú Vang,tỉnh Thừa Thiên Huế đã áp dụng thành công mô hình nuôi xen ghép tôm rằn và một số đôi tượng nuôi có y nghĩa cải tạo môi trường ao cao như cá rô phi, cá đối lá, cá dìa, cá kình, trìa mỡ…[13] Bên cạnh đó, trung tâm Khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên Huế kết hợp với dự án IMOLA II, đã tiến hành thử nghiệm nhiều mô hình nuôi xen ghép khác nhau như: nuôi tôm xen canh ở Quảng Thành (Quảng Điền) và ThuậnAn (Phú Vang). Vào năm 2003, nuôi cá Dìa - rong câu - tôm sú (năm 2005) tại Hương Phong (HươngTrà), mô hình nuôi cá dìa giống sinh sản nhân tạo kết hợp với rong câu 15 chỉ vàng và tôm sú tại xã Hương Phong (Hương Trà) năm 2007, mô hình nuôi ghép tôm sú, cá đối trong ao cao triều tại xã Lộc Bình (Phú Lộc) năm 2009. Tại huyện Hương Trà năm 2010, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn quản lý tài nguyên (CORENARM) đã phối hợp với chuyên gia của phòng nông nghiệp huyện Hương Trà triển khai mô hình tôm xen ghép ở khu vực thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, huyện Hương Trà. Mô hình đã được triển khai trên diện tích 2 ha mặt nước với sự tham gia của 4 hộ trên mỗi năm. Đối tượng thủy sản mà chuyên gia của dự án lựa chọn để nuôi ghép là tôm sú, cá đối, cá dìa và cua. Theo đánh giá đây là những đối tượng có giá trị kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng. Kết quả thực hiện mô hình cũng cho thấy, các chỉ số môi trường ao nuôi như: độ mặn, độ pH đều tương đối ổn định. Tỷ lệ cá kình và tôm sống tương đương nhau, khoảng 80% đến 90% so với số lượng thả ban đầu. Điều quan trọng là, việc nuôi tôm sú xen cá kình và cua không ảnh hưởng nhau mà con tương trợ và bổ sung cho nhau giúp hạn chế được chi phí cho người nuôi và tạo ra môi trường nuôi tốt, ít bị dịch bệnh [24] đã mở ra một hướng đi mới cho ngành nuôi trồng thủy sản tại huyện Hương Trà –phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng nuôi xen ghép. Ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang đã từ rất lâu người ta thả cá chép, cá rô phi, cá dìa trong ao nuôi tôm sú và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân. Ở mô hình nuôi cá lồng, người ta cũng biết kết hợp nuôi cá hồng và cá mú trong lồng để tận dụng không gian nuôi, và thả cá dìa vào lồng để làm sạch lồng. Tuy nhiên các mô hình này còn mang tính chất tự phát do đó hiệu quả chua cao, cần xác định tỷ lệ thả ghép phù hợp để có hiệu quả cao hơn 2.4.Tình hình nuôi trồng thủy sản và các mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép tại xã Quảng An 2.4.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Quảng An Xã Quảng An, Quảng Điền là một trong 33 xã thuộc khu vực đầm phá Tam Giang với diện tích mặt nước đầm phá là 400 ha đây là một trong những vùng đi đầu trong phong trào nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng tại huyện Quảng Điền, trước đây Quảng An là vùng phát triển mạnh nuôi tôm trên đầm phá đặc biệt sau trận lụt lịch sử 1999 tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản. vì vậy có rất nhiều hộ gia đình trở thành nhà tỷ phú nuôi tôm. Với điều kiện là một xã thuần nông ven phá trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở Quảng An, Quảng Điển nuôi trồng thủy sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm và lâu dài. Vì vậy trong nhiều năm vừa 16 qua cùng với Đảng bộ và chính quyền địa phương, các câp, các ngành liên quan đã tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về nuôi trồng thủy sản của xã nhằm tăng thu nhập giải quyết việc làm cải thiện đời sống cho nhân dân. Quảng An là xã đầu tiên phát triển nghề nuôi tôm sú của Quảng Điền bắt đầu từ những năm 1991 nghề nuôi tôm phát triển mạnh mẽ và bùng nổ từ năm 1996-2001 diện tích nuôi trồng thủy sản trong nhưng năm qua không ngừng tăng nhanh qua các giai đoạn [10], [19]. Biểu đồ 2.1. Diện tích nuôi trồng thủy sản xã Quảng An năm 1996-2012. Cũng giống như những ngành sản xuất, chăn nuôi khác, nuôi trồng thủy sản cũng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Những tác động môi trường của việc nuôi trồng thủy sản phụ thuộc vào việc lựa chọn các đôi tượng và các hệ thống nuôi. Sau năm 2001 tình trạng môi trường tại các hồ nuôi bị ô nhiễm, dịch bệnh có xu hướng gia tăng đặc biệt là bệnh đốm trắng xuất hiện và bùng phát trên diện rộng với tình hình thời tiết không thuận lợi đã ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản của xã nhà. Trước tình hình nuôi tôm gặp nhiều khó khăn về kinh tế, dịch bệnh và môi trường vùng nuôi trên địa bàn xã Quảng An. Có nhiều chủ trương, chính sách mới nhằm giải quyết những khó khăn cho người nuôi tôm. Trong năm 2009 lãnh đạo xã chỉ đạo phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững đa canh, xen canh nên hiệu quả kinh tế mang lại khá rõ nét, việc đưa mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép vào thay thế cho hình thức nuôi tôm chuyên canh là một giải pháp được nhiều nghiên cứu ứng dụng và đạt được kết quả cao. Năm 2009 là năm đầu tiên xã Quảng An triển khai và nhân rộng mô hình nuôi xen ghép và đạt được kết quả khả quan, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản của xã nhà. Với tổng diện tích mặt 17 nước là 153.16 ha, trong đó diện tích bỏ hoang là 21.5 ha, diện tích nuôi là 131.66 ha (trong đó nuôi chế phẩm sinh học là 15,25 ha. Bảng 2.7. Bảng thống kê kết quả đạt được nuôi trồng thủy sản tại xã Quảng An năm 2009. Tổng số hộ Có lãi Hòa vốn Thua lỗ Số hộ 183 112 42 29 Tỷ lệ (%) 100 61 17.9 21.1 [Nguồn 10] Đặc biệt năm 2009 với sụ phối hợp của trường Đại Học Nông Lâm Huế và ban chỉ đạo của Ủy Ban Nhân Dân xã và cấp huyện, cùng với sự chỉ đạo của UBND xã và sự hưởng ứng tham gia của người dân nên trong 24 hộ nuôi tôm có sử dụng chế phầm sinh học thì có 19 hộ lãi (chiếm 79%), 5 hộ hòa vốn (chiếm 21%0, không có hộ lỗ vốn. Tổng giá trị mang lại là 5,222 tỷ đồng/ 5 tỷ đồng kế hoạch, đạt 104% [11]. 2.4.2. Tình hình nuôi trồng trồng thủy sản xen ghép tại xã Quảng An Dưới sự chỉ đạo của các cấp, các Ngành và sự quan tâm sâu sắc của các đơn vị có liên quan. Người dân đã dần xác định cho mình những hình thức nuôi phù hợp với thực tế của gia đình và địa phương đó là nuôi xen ghép nhiều đối tượng, nuôi trông thủy sản xen ghép hiện nay đã trở thành giải pháp chiến lược cho sự phát triển kinh tế của xã Quảng An. Từ thực tế sản xuất cơ cấu nuôi xen ghép được xác định là 3 đối tượng chủ lực bao gồm tôm sú – cá kình – cua ngoài ra tùy điều kiện cụ thể xen thêm các đối tượng khác như cá dìa, cá nâu, cá đối cá rô phi, rong câu, tôm đất… Trong các đối tượng nuôi xen ghép với tôm sú, cá rô phi, tôm đất và cua biển đã chủ động được nguồn giống sinh sản nhân tạo. Các đối tượng còn lại gần như phụ thuộc vào tự nhiên. Từ năm 2009 lãnh đạo xã Quảng An đã chỉ đạo nhân rộng nuôi trồng thủy sản xen ghép. Với diện tích nuôi là 131,665 ha trong đó nuôi chuyên tôm còn lại là 13 ha, nuôi xen ghép tôm, cua, cá kình là 111,3 ha nuôi xen ghép tôm với cá dìa là 5,2 ha nuôi xen ghép cá rô phi, trắm cỏ là 1,165 ha. Tổng sản lượng thu được là 72.520 kg, tổng giá trị mang lại là 5,222 tỷ đồng. 18 Nhờ chọn được hướng đi đúng, nhiều cách làm hay nên trong năm 2010 nghề nuôi thủy sản trên địa bàn Quảng An đạt kết quả khá tích cực gần 99% diện tích nuôi trồng thủy sản tại xã Quảng An là nuôi xen ghép. Diện tích thả nuôi 129,1 ha/120 ha đạt 107% kế hoạch, trong đó: + Nuôi chuyên tôm 1,65 ha (chiếm 1,3%). + Nuôi xen ghép tôm với cá kình, cua 113,45 ha (chiếm 87,9%). + Nuôi cá kình, cá dìa 14 ha (chiếm 10,8%). - Tổng giá trị sản lượng cua cá là 5,806 tỷ đồng, bình quân 1 ha thu dưới 45 triệu đồng. - Số hộ có lãi: 127/178 hộ đạt 71%. - Hộ huề vốn: 36 hộ đạt 20%. - Hộ thua lỗ: 16 hộ đạt 9%. Đặc biệt, nhờ nuôi xen ghép nhiều đối tượng nên dịch bệnh ít xảy ra, nhất là bệnh đốm trắng trên toàn xã chỉ có 1,85 ha/4 hộ bị bệnh đốm trắng.[12]. Năm 2012 do sự ảnh hưởng biến đổi khi hậu nên người dân gặp nhiều khó khăn về nguồn giống cá dìa và cá kình là nguồn giống khai thác từ tự nhiên đặc biệt là cá dìa không khai thác được nên người dân chủ yếu nuôi xen ghép tôm, cua, cá với diện tích là 130 ha/188 ha thả nuôi [1]. 19 Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1. đối tượng nghiên cứu Các mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép tại xã Quảng An, huyện Quảng Điên, tỉnh Thừa Thiên Huế - Mô hình xen ghép tôm, cua, cá kình. - Mô hình xen ghéo tôm, cua. - Mô hình xen ghép tôm, cá kình. 3.1.2. Thời gian nghiên cứu Từ ngày 113/2013 đến 25/5/2013 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm phỏng vấn tại xã Quảng An huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.1.4. Điều kiện tự nhiên tại địa bàn nghiên cứu 3.1.4.1. Vị trí địa lí Xã Quảng với diện tích tự nhiên là 1335 ha trong đó diện tích mặt nước đầm phá là 400,42 ha chiếm gần 30% đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản của địa phương. Xã có 5 thôn và 2 hợp tác xã, trong đó thôn An Xuân giáp với phá Tam Giang chiếm ½ diện tích và dân số của xã, đây cũng là nơi tập trung chủ yếu của các cán bộ nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Vị trí xã được xác định như sau: Phía đông: Giáp Biển Phía tây: Giáp Quảng Phước Phía nam: Giáp Quảng Thành Phía bắc: Giáp Quảng Công 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan