Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở tân hồng đồn...

Tài liệu So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở tân hồng đồng tháp 1

.PDF
95
115
131

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH LÚA 2 VỤ VÀ MÔ HÌNH LÚA 3 VỤ Ở TÂN HỒNG ĐỒNG THÁP Giáo viên hướng dẫn: BÙI VĂN TRỊNH Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG THỊ BÍCH NGỌC Mã số SV : 4054195 Lớp: KTNN 1 K31 Tháng 05/2009 So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp Chương 1 GIỚI THIỆU  1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Lý do chọn đề tài Ở bất kì nước nào dù là nước giàu hay nước nghèo nông nhiệp đều có vị trí quan trọng. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu hằng ngày càng tăng về lương thực của xã hội. Vì thế sự ổn định của xã hội và mức an toàn về lương thực của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp. Nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, sản xuất lúa gạo của Việt nam nói chung và của Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cần phải tập trung phát triển nghề trồng lúa theo hướng bền vững là tăng chất lượng, nhưng cũng phải đảm bảo số lượng. Hiện đại hóa và công nghiệp hóa trong trồng lúa là mục tiêu cần đạt được trong sản xuất và tiêu thụ lúa - gạo trong thời gian tới. Trong những năm đổi mới, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển nhanh, tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn, tự tin bước vào hội nhập thị trường nông sản quốt tế. Hoà vào dòng phát triển đó, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, Đồng Tháp nói riêng đang nỗ lực tạo chuyển biến cho nông nghiệp vươn lên trong quá trình hội nhập. Theo số liệu thống kê, hiện ĐBSCL có diện tích trồng lúa trên 3,77 triệu ha, chiếm 51,59% tổng diện tích trồng lúa cả nước, sản lượng bình quân đạt trên 18,19 triệu tấn/năm. Đây cũng là khu vực chiếm hơn 90% lượng lúa gạo xuất khẩu hàng năm của cả nước, giúp Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới Để sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ổn định, tăng năng xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng lúa gạo, đảm bảo quy hoạch diện tích trồng lúa, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu là nhiệm vụ trọng tâm mà vùng ĐBSCL nói chung và huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp nói riêng cần đạt được trong thời gian tới là làm thế nào để hiệu quả sản xuất trên vùng đất canh tác lúa GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 1 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp tăng cao, sản phẩm được đa dạng và phù hợp với thị trường. Trong khi tình trạng sâu bệnh, dịch hại trong canh tác nông sản ngày càng phức tạp. Mà ông cha ta có truyền thống trồng lúa lâu đời nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, thông tin ngày càng được phổ biến rộng rãi, người dân nhận thức được sự đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi là yếu tố làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân. Từ đó, phong trào chuyển đổi sản xuất, áp dụng kỹ thuật, mô hình canh tác mới của các nông hộ diễn ra ngày càng sôi nổi. Một trong những mô hình nổi bật là mô hình thâm canh 3 vụ lúa đang đựơc nhiều nông dân ở ĐBSCL nói chung và huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp nói riêng áp dụng. Để đánh giá hiệu quả của mô hình thâm canh 3 vụ lúa so với mô hình 2 vụ lúa ở huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, giúp cho nông dân có lưa chọn đúng về mô hình sản xuất để đem lại hiệu cao nhất. Vì vậy, em chọn đề tài “ so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Trong những năm qua cùng với sự phát triển của đất nước thì nông nghiệp nước ta không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn như là từ một nước thiếu lương thực nay đã trở thành nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, không thể phủ nhận được sự đóng góp quan trọng của nông nghiệp vào sự phát triển của đất nước. Do đó cần phải phát huy hơn nữa những tiềm năng của đất nước và việc xác định phương hướng, chiến lược thích hợp để có thể khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương là hết sức quan trọng. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng thì việc chấp nhận và thực thi nghiêm túc những điều khoản và qui định chung là điều tất yếu. Trong đó, riêng ngành nông nghiệp phải đảm bảo lượng nông sản đủ lớn, chất lượng tốt, thời gian giao hàng chính xác, giá thành rẻ,…. Để vượt qua được những thữ thách này thì tỉnh Đồng Tháp nói chung và huyện Tân Hồng nói riêng đã xác định rỏ vai trò quan trọng của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế địa phương và đề ra một số giải pháp như là phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá đa dạng có khả năng cạnh tranh cao, xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, tạo điều kiện để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nông dân. GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 2 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp Đồng thời đã và đang phát huy hết tiềm năng của địa phương bước đầu mang lại hiệu quả. Mặt dù vậy, có sự tăng trưởng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của huyện, thực hiện chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng có bước chuyển biến tích cực nhưng còn chậm, hiệu quả chưa cao, chưa nhân rộng mô hình. Mặt khác về phía nhà sản xuất thì mục đích của họ là tối đa hoá lợi nhuận. Sự đo lường của lợi nhuận là sự chênh lệch giữa thu nhập từ việc bán hàng và chi phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Vì vậy, để có thể giúp cho nông dân đạt được hiệu quả cao trong canh tác, cũng như việc phát huy thế mạnh kinh tế nông nghiệp của địa phương thì việc đưa ra mô hình canh tác hiệu quả giúp nông dân có định hướng phù hợp trong sản xuất nhằm nâng cao thu nhập trên diện tích đất canh tác có hạn của mình là vấn đề cấp thiết hiện nay. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ. Qua đó đưa ra sự đánh giá giúp nông dân định hướng lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp với mình, và đưa ra một số biện pháp để nông dân có thể mở rộng và phát triển mô hình hướng đến sự phát triển bền vững. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài thực hiện với các mục tiêu cụ thể như: - Phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ. - Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố chi phí sản xuất đến hiệu quả kinh tế của 2 mô hình. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản và khả thi phù hợp để mô hình có hiệu quả tiếp tục được nhân rộng và phát triển tại địa phương. GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 3 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp 1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định Kiểm định về thu nhập và chi phí của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ. - Kiểm định về thu nhập để khẳng định sự khác nhau giữa mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ, dùng kiểm định Mann – Whitney để chứng minh. - Kiểm định về chi phí là kiểm định sự khác nhau về chi phí giữa 2 mô hình, dùng kiểm định Mann – Whitney để chứng minh. 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu - Hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ như thế nào ? - Hiệu quả kinh tế của mô hình nào phù hơn để hướng đến sự phát triển bền vững trong nông nghiệp. - Các khoản chi phí trong sản xuất tác động như thế nào đến hiệu quả kinh tế của 2 mô hình ? - Kết quả thu được từ việc thực hiện từng mô hình như thế nào ? - Nhà nước cần hổ trợ những gì cho mô hình đạt hiệu quả được nhân rộng và phát triển ? - Hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ như thế nào ? - Hiệu quả kinh tế của mô hình nào phù hơn để hướng đến sự phát triển bền vững trong nông nghiệp. - Kết quả thu được từ việc thực hiện từng mô hình như thế nào ? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian Luận văn được thực hiện trên cơ sở điều tra số liệu tại huyện Tân Hồng tỉnh Đồng tháp. Sau đó được xử lý, phân tích, đánh giá và hoàn thành tại khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ. 1.4.2 Phạm vi thời gian - Số liệu thứ cấp: được sử dụng từ năm 2007- 2008 - Số liệu sơ cấp: được điều tra trực tiếp từ 14/03/09 đến 29/03/09 - Luận văn được thực hiện từ ngày 02/02/09 đến 25/04/09 GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 4 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Vì kiến thức tiếp thu ở nhà trường mới chỉ là những lý luận học được từ thầy cô và sách vở, cộng thêm thời gian thực tập không được nhiều trong khi thực tiển quá trình sản xuất là khá phức tạp và việc thu thập các số liệu sơ cấp của đề tài gặp nhiều khó khăn. Số liệu sơ cấp được sử dụng trong đề tài chưa có sự chính xác cao. Vì vậy, luận văn này chỉ đề cập đến một số nội dung sau: - Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ. - Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập từ 2 mô hình. - So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (1) Nguyễn Quang Diệp (2005), đã “so sánh hiệu quả kinh tế mô hình luân canh lúa mè với mô hình lúa 2 vụ ở Nông trường Sông Hậu TPCT”. Đề tài này tác giả đã cho thấy được giữa 2 mô hình luân canh lúa mè với mô hình lúa 2 vụ thì mô hình luân canh lúa mè đạt được năng suất cao và cũng mang lại lợi nhuận cao hơn cho các nông hộ. Với những nội dung chính là: - Phân tích hiệu quả của 2 mô hình luân canh lúa mè và mô hình lúa 2 vụ - So sánh hiệu quả của hai mô hình - Đưa ra các biện pháp để mở rộng mô hình có hiệu quả Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích các chỉ tiêu kinh tế, phương pháp phân tích các tỷ số tài chính, thiết lập bảng và đồ thị để phân tích hiệu quả của hai mô hình. - Phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính - Phương pháp thu thập thông tin, tham khảo và tổng hợp ý kiến chuyên gia. Luận văn “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp” đã kế thừa mục tiêu (1) là Phân tích hiệu quả của 2 mô hình luân canh lúa mè và mô hình lúa 2 vụ và phương pháp phân tích các chỉ tiêu kinh tế, phương pháp phân tích các tỷ số tài chính, thiết lập bảng và đồ thị để phân tích hiệu quả của hai mô hình. (2) Bùi Thị Nguyệt Minh (2008), đã “Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh sóc trăng”. Đề tài này tác giả đã cho thấy được thấy lợi ích của việc chuyển dịch đã giúp cho GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 5 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp nhiều hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá hơn; từ những vùng đất tưởng chừng như không còn cơ hội để cải tạo hoá, nhân rộng, và hiệu quả thấp làm cho thu nhập của nông dân rất khó khăn nhưng nay đã được chuyển hoá từ những cây trồng thấp cho năng suất, chất lượng không cao sang những cây trồng có giá trị kinh tế cao, có thị trường đầu ra tương đối ổn định. Với những nội dung chính là: - Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng từ khi có chủ trương chuyển dịch cơ cấu so với khi chưa thực hiện chuyển dịch. - Phân tích hiệu quả sản xuất của 2 mô hình đại diện chuyển đổi đại diện (mô hình từ lúa chuyển sang lúa đặc sản và lúa sang lúa - màu). - Ðề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và thúc dẩy cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch nhanh và từng bước diều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Phương pháp phân tích - Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối. - Phương pháp biểu dồ. - Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất. - Thống kê mô tả. - Phương pháp hồi quy tương quan. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, tham khảo và tổng hợp ý kiến chuyên gia qua báo Nông nghiệp Sóc Trăng và Tập chí chuyên ngành. - Thông qua kết quả chuyển dịch và các yếu tố ảnh huởng đến hiệu quả của 2 mô hình chuyển đổi từ lúa sang lúa đặc sản và từ lúa sang lúa - màu mang tính đại diện từ đó đề ra các giải pháp để đạt hiệu quả hơn. Luận văn “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp” đã kế thừa mục tiêu (2) phân tích hiệu quả sản xuất của 2 mô hình đại diện chuyển đổi đạt hiệu quả và phương pháp hồi quy tương quan. GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 6 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp (3) Trần Thị Trâm Anh,…(2005), “Nghiên cứu lợi thế sản xuất lúa ở vùng ĐBSH”. Với những nội dung chính sau: - Đánh giá thực trạng sản xuất lúa gạo của ĐBSH. - Xác định lợi thế và những cản trở trong sản xuất lúa gạo ở ĐBSH - Đánh giá lợi thế so sánh trong sản xuất lúa gạo vùng ĐBSH - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quẩn xuất lúa gạo của vùng ĐBSH Đề tài phân tích với những phương pháp sau: - Phương pháp thống kê kinh tế: Phân tổ thống kê, thống kê mô tả và phương pháp so sánh. - Hoạch toán chi phí và kết quả sản xuất - Phân tích các kênh tiêu thụ - Phương pháp toán kinh tế - Phân tích lợi thế so sánh Luận văn “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp” đã kế thừa phương pháp thống kê kinh tế và phương pháp hoạch toán chi phí và kết quả sản xuất. GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 7 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về sản xuất nông nghiệp - Độc canh: là chỉ trồng một hoặc rất ít loài cây trên 1 khu đất nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Độc canh thường gây rủi ro về dịch bệnh, thiên tai, có khi những người nông dân phải làm để tự nuôi sống mình trong lúc thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, …. Những hậu quả chủ yếu của việc trồng độc canh: + Dịch bệnh dễ phá hoại khi chỉ canh tác một loại cây vì mỗi loại sâu có thói quen dinh dưỡng riêng. + Giãm sút tài nguyên di truyền hạt giống của những giống mới có năng suất cao và giống lai đã được đưa về nông thôn. + Rủi ro kinh tế lớn khi chỉ trồng một loại cây, nếu sâu bệnh hay thiên tai phá hoại sẽ thất bại hoàn toàn. Ngay cả khi được mùa, loại cây trồng đó dễ bị mất giá do cung thường lớn hơn cầu. Độc canh làm cho kinh tế của nông dân không ổn định. - Đa dạng hóa cây trồng trong nông nghiệp: Đa dạng hóa cây trồng là hệ thống cây trồng được bố trí một cách tối ưu trong một diện tích canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của từng vùng nhằm tránh rủi ro trong sản xuất, thị trường nhằm làm tăng thu nhập cho nông hộ, đồng thời bảo vệ môi truờng tiến đến bảo vệ một nền nông nghiệp bền vững. - Sản xuất: là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các nguồn lực cần thiết để tạo ra sản phẩm hàng hoá một cách có hiệu quả nhất. - Kinh tế nông hộ: nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,… để phục vụ cuộc sống và người ta gọi đó là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hoá đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 8 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp cho mỗi nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày từ kinh tế nông hộ. - Lịch thời vụ: là lịch ghi rỏ thời gian bắt đầu và kết thúc của các vụ mùa, công việc vấn đề, … có tính chu kỳ hàng năm dưới dạng sơ đồ. 2.1.2 Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp - Cơ cấu sản xuất: là sự sắp xếp duy nhất và ổn định nhất và ổn định nhất trong hoạt đông năng động của hộ với điều kiện nhất định về mặt vật lý, sinh học, kinh tế, phù hợp với với mục tiêu , sở thích và các nguồn tài nguyên. Những yếu tố này phối hợp tác động đến sản phẩm làm ra và phương pháp sản xuất. Nghiên cứu các sản phẩm là để giúp sự phát triển kỹ thuật nông nghiệp và chuyển giao những kỹ năng này đến nông dân. Khái quát hoá nghiên cứu cơ cấu sản xuất: là hoạt động nhằm sử dụng tài nguyên theo một đia vị sinh thái và kinh tế xã hội với sự tác động của con người để làm ra sản phẩm, chế biến và tiêu thụ. Nói cách khác, nghiên cứu cơ cấu sản xuất là làm thế nào để tác động và quản lý một hệ thống sản xuất nông nghiệp mang tính lâu dài, bền vững và cho hiệu quả cao. Bố trí canh tác hợp lý để tối đa hoá việc sử dụng tài nguyên: là cách bố trí sử dụng tài nguyên thao ưu thế từng vùng sinh thái. Trên cơ sở tài nguyên về đất, nước, sinh học và nguồn lực sẳn có trong vùng sinh thái hoặc một quốc gia. Việc nghiên cứu bố trí những mô hình canh tác thích hợp nhằm tối đa hoá việc sử dụng tài nguyên tại chổ sao cho lâu bền và mang lại hiệu quả cao là việc đầu tiên mà ngành nghiên cứu sản xuất phải đặt ra để giải quyết. Tác động những giãi pháp kỹ thuật thích hợp trên co sở từng mô hình sản xuất tại mỗi vùng sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương trong bối cảnh kinh tế xã hội và tập quán canh tác cũng như môi trường sống của nông dân. Để tác động những giải pháp kỷ thuật thích hợp, nhà nghiên cứu cần biết tổng thể về cơ cấu sản xuất tại đó và mỗi tác động qua lại của những thành phần kỹ thuật trong cùng hệ thống. Nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính lâu bền: Các giải pháp kỹ thuật đưa vào phải đảm bảo tăng thu nhập đồng thời có hiệu quả cao về đầu tư. Ngoài GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 9 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp ra, điều quan trọng là đảm bảo tính lâu bền về độ phì nhiêu của đất đai, khí hậu và môi trường sống tại vùng nghiên cứu. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: là yêu cầu khách quan của sự phát triển sản xuất xã hội. Xem xét lịch sử của nền kinh tế sản xuất tại một vùng, một quốc gia hay trên phạm vi toàn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình thay đổi không ngừng về cơ cấu kinh tế. Nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình được thực hiện thông qua sự điều chỉnh tăng giảm tốc độ phát triển của các ngành trong vùng. Chính phủ và cơ chế thị trường cùng tham gia vào điều chỉnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một vùng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là yêu cầu khách quan, do những nhân tố bên trong và bên ngoài của lảnh thổ qui định. Các nhân tố đó có thể là tình hình chính trị, kỹ thuật sản xuất, sự biến động nguồn lực, những biến đổi trong nền kinh tế và thị trường thế giới,…. Với những biến đổi thường xuyên của những nhân tố bên trong và môi trường bên ngoài thì cần có sự điều chỉnh linh hoạt. Thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp rất cần thiết để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững trong nền kinh tế thị trường. Trong trồng trọt, chuyển dịch cây trồng hợp lý, đưa cây có hiệu quả kinh tế cao phát triển, giảm dần diện tích cây trồng kém hiệu quả. Trong chăn nuôi tăng dần chất lượng sản phẩm của gia súc gia cầm đồng thời tạo mô hình nuôi thuỷ sản theo hướng triệt để, sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp. Hay nói cách khác, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tận dụng và khai thác có hiệu quả những tiềm năng của vùng, đưa nông nghiệp không ngừng phát triển đúng hướng và hiệu quả. Để nông nghiệp đảm đương vai trò cơ sở của mình trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế nông nghiệp nông thôn. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn co hiệu quả cần phải dựa trên những quan điểm sau: + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải nhằm mục đích phát triển sản xuất hiệu quả, nâng cao năng suất hàng hoá + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm khai thác tốt nhất lợi thế so sánh, nang cao hiệu quả kinh tế. GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 10 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp bền vững, khai thác tài nguyên phải bảo vệ sinh thái và đảm bảo về mặt hiệu quả kinh tế xã hội. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2.1.3 Hiệu quả kinh tế và hướng đến sự phát triển bền vững - Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: (1) không sử dụng nguồn lực lãng phí, (2) sản xuất với chi phí thấp nhất, (3) sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người. Muốn đạt hiệu quả sản xuất cần quan tâm một số vấn đề sau: + Hiệu quả kinh tế: tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì không có hiệu quả. + Hiệu quả kỹ thuật: hiệu quả là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật. - Hướng đến sự phát triển bền vững: nông nghiệp bền vững là vấn đề thời sự được nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm như: nông học, sinh thái học, xã hội học,… Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về nông nghiệp bền vững, trong đó đáng quan tâm là định nghĩa của tổ chức sinh thái và môi trường thế giới bởi nó có tính tổng hợp và khái quát cao: “Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thoả mãn được các yêu cầu của thế hệ hiện nay, mà không giảm khả năng ấy đối với các thế hệ sau”. Điều đó có nghĩa là, nền nông nghiệp không những cho phép các thế hệ hiện nay khai thác tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của họ mà còn duy trì được khả năng ấy cho các thế mai sau. Cũng có ý kiến cho rằng, sự bền vững của hệ thống nông nghiệp là khả năng duy trì hay tăng thêm năng suất và sản lượng nông sản trong một thời gian dài mà không ảnh hưởng điều kiện sinh thái. Tài nguyên nông nghiệp chủ yếu là đất đai, nó vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động, nhiệm vụ cơ bản của nông nghiệp bền vững là GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 11 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp quản lý tốt đất đai: sử dụng hợp lý, bảo vệ và không ngừng bồi dưỡng đất đai, làm cho đất đai ngày càng màu mở. Nhưng để đáp ứng yêu cầu cuộc sống, tình trạng khai thác quá mức làm cho đất sản xuất nông nghiệp ngày càng kém màu mở, bên cạnh đó việc áp dụng biện pháp canh tác phù hợp là hết sức quan trọng, có thể đáp ứng yêu cầu cuộc sống, có thể vừa sử dụng vừa quan tâm đến việc cải thiện quỹ đất. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Tân hồng là một huyện đầu nguồn phía bắc tỉnh Đồng Tháp quanh năm có nước ngọt và phù sa bồi đắp. Đây là một huyện nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa. Do là huyện đầu nguồn nên hằng năm phải chịu nước lũ tràn về ngập rất sâu ảnh hưởng lớn đến việc trồng lúa của nông dân ở huyện. Vì thế, trong những năm gần đây thực hiện chủ trương của tỉnh, huyện đã xây dựng đê bao ngăn lũ. Giúp người dân trong huyện sản xuất lúa theo mô hình 3 vụ mang lại hiệu quả cao. Nên đề tài “so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ” được chọn ở huyện Tân Hồng. Nhưng toàn huyện chỉ có một số xã là có đê bao hoàn chỉnh còn lại vài xã thì chưa có đê bao hết như là Tân Thành A, Tân Thành B, Tân Phước và Thông Bình. Và do diện tích ở 3 xã Tân Thành A, Tân Thành B và Tân Phước tương đối bằng nhau và không nhiều nên dể cho quá trình nghiên cứu và điều tra. Nên đề tài chọn khảo sát nông hộ sản xuất lúa ở 3 xã: Tân thành A, Tân Thành B và Tân Phước của huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp. 2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin Nguồn dữ liệu thứ cấp: nguồn số liệu thứ cấp thực tế thu thập từ: - Các báo cáo tổng kết của cơ quan, ban ngành nông nghiệp huyện Tân Hồng như là báo cáo tổng kết phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn năm 2006, năm 2007, năm 2009 và kế hoạch năm 2009. - Niên giám thống kê huyện Tân Hồng năm 2007. - Phòng kinh tế - Ngân sách huyện như là báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện năm 2008 - Các thông tin khác từ sách, báo, internet và các đề tài nghiên cứu có liên quan như: GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 12 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp Lưu Thanh Đức Hải, (2003). Bài giảng nghiên cứu marketing ứng dụng trong các ngành kinh doanh. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng, (2004). Giáo trình kinh tế nông nghiệp, nhà xuất bản thống kê Hà Nội. Võ Thị Thanh Lộc, (2001). Thống kê ứng dụng trong kinh doanh và kinh tế, nhà xuất bản thống kê. Nguyễn Quang Diệp (2005), đã “so sánh hiệu quả kinh tế mô hình luân canh lúa mè với mô hình lúa 2 vụ ở Nông trường Sông Hậu TPCT”. Bùi Thị Nguyệt Minh (2008), đã “Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh sóc trăng”. Nguồn số liệu sơ cấp: được thu thập bằng cách thiết kế bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp 45 nông hộ sản xuất lúa theo mô hình 2 vụ lúa và 45 nông hộ chuyển đổi sang sản xuất lúa 3 vụ. Tổng số mẫu phỏng vấn của hộ nông dân là 90 mẫu ở 3 xã của huyện và sau đó tập hợp số liệu, phân tích số liệu bằng các phương pháp thích hợp trong phân tích kinh tế. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu xác xuất theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: trong trường hợp mà tổng thể bao gồm những nhóm khác nhau, kết quả ước lượng sẽ chính xác hơn nếu ta xem từng nhóm như tổng thể riêng lẻ - lấy mẫu ngẫu nhiên trên chúng rồi kết hợp các kết quả lại với nhau. Bảng 2.1: ĐỊA BÀN VÀ SỐ MẪU PHỎNG VẤN STT Địa bàn nghiên cứu (xã) 1 Tân Thành A 2 Tân Thành B 3 Tân Phước Mô hình Số mẫu 2 vụ 15 3 vụ 15 2 vụ 15 3 vụ 15 2 vụ 15 3 vụ 15 (Nguồn: Tác giả chọn) GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 13 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp 2.1.3 Phương pháp phân tích - Đối với mục tiêu (1) + Dùng phương pháp phân tích các chỉ tiêu kinh tế, phương pháp phân tích các tỷ số tài chính, thiết lập bảng và đồ thị. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế từ việc sản xuất lúa theo hai mô hình. Tổng chi phí: là toàn bộ số tiền chi ra cho hoạt động canh tác để tạo ra sản phẩm bao gồm chi phí lao động, chi phí vật chất và chi phí khác. Tổng chi phí = chi phí lao động + Chi phí vật chất + chi phí khác Thu nhập: là giá trị thành tiền từ sản lượng sản phẩm với đơn giá sản phẩm đó (thu nhập của nông hộ được tạo ra từ sản xuất lúa) Thu nhập = Sản lượng x Đơn giá Thu nhập ròng: là phần chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm đó. Thu nhập ròng = Tổng thu nhập – Tổng chi phí Giả định: Thu nhập ròng bỏ qua thuế, không tính lao động gia đình vào chi phí Thu nhập ròng trên chi phí Thu nhập ròng Thu nhập ròng trên chi phí = Chi phí Tỷ số này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì chủ đầu tư thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Thu nhập ròng trên thu nhập Thu nhập ròng trên thu nhập = Thu nhập ròng Thu Nhập Tỷ số này cho biết trong một đồng doanh thu mà nông hộ có được thì sẽ có bao nhiêu đồng thu nhập trong đó. Thu nhập trên chi phí Thu nhập Thu nhập trên chi phí = Chi phí Tỷ số này cho biết rằng một đồng chi phí mà chủ đầu tư bỏ ra đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu. GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 14 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp Thu nhập ròng trên ngày công lao động gia đình Thu nhập ròng Thu nhập ròng trên ngày công = Ngày công lao động gia đình Tỷ số này cho thấy trong một ngày công lao động bỏ ra, tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập ròng + Kiểm định Mann – Whitney để kiểm chứng lại kết quả ta vừa đánh giá thông qua các chỉ tiêu kinh tế và các chỉ tiêu tài chính. Kiểm định Mann Whitney là kiểm định bằng cách xếp hạng các mẫu độc lập với mục đích kiểm định sự bằng nhau của tổng thể có phân phối bất kì. Trường hợp mẫu nhỏ (n  10 và n1  n2) Trường hợp mẫu lớn (n >10) - Đối với mục tiêu (2) sử dụng phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính nhằm thiết lập phương trình hồi qui để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu quan trọng nào đó (chẳng hạn như chi phí/công). Chọn những nhân tố có ý nghĩa, từ đó phát huy nhân tố ảnh hưởng tốt, khắc phục những nhân tố ảnh hưởng xấu. Phương trình hồi quy có dạng: Y = β0 + β1X1 + β1X2 + ... + βkXk +βnXn Trong đó: Y: biến phụ thuộc là thu nhập ròng Β0 : hệ số tự do Βi (i= 1,n) là các hệ số được tính toán bằng phền mềm SPSS Xi: là các biến độc lập (nhân tố ảnh hưởng) X1: Chi phí cày xới.(1000 đ/công) X2: Chi phí giống.(1000 đ/công) X3: Chi phí gieo, sạ.(1000 đ/công) X4: Chi phí cấy giậm, làm cỏ.(1000 đ/công) X5: Chi phí thuốc nông dược.(1000 đ/công) X6: Chi phí phân bón.(1000 đ/công) X7: Chi phí nước tưới.(1000 đ/công) X8: Chi phí gặt lúa.(1000 đ/công) X9: Chi phí suốt lúa.(1000 đ/công) GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 15 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp X10: Chi phí khác (chi phí vận chuyển và phơi sấy). (1000 đ/công) Kết quả in ra từ phần mềm SPSS có các thông số sau: - Multiple R: hệ số tương quan bội, nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập X. R càng lớn, mối liên hệ càng chặt chẽ. - Hệ số xác định R2 (R – square) tỷ lệ phần trăm biến động của Y được giải thích bởi các Xi. hoặc % các Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại cho các yếu tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu. R2 càng lớn càng tốt. - Hệ số điều chỉnh R2: hệ số xác định đã điều chỉnh dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào 1 biến độc lập nữa không. Khi thêm vào 1 biến mà R2 tăng lên thì chúng ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy. - Số thống kê F: + Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy. F càng lớn càng có ý nghĩa vì khi đó Sig F càng nhỏ. + Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α + F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0. H0: tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (β1= β2 =….= βk = 0) Hay các Xi không liên quan tuyến tính với Y. H1: βi ≠ 0, tức là các Xi có liên quan tuyến tính với Y + F càng lớn thì khả năng bác bỏ H0 càng cao. Bác bỏ khi F >Ftra bảng - Significace F: mức ý nghĩa F Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao. Thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết quả ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F < mức ý nghĩa α nào đó. Giá trị xác suất p: là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết H0 bị bác bỏ. - Đối với mục tiêu (3) sử dụng phương pháp qui nạp và diễn giải từ các kết quả phân tích được của mục tiêu 1 và mục tiêu 2 cùng với tham khảo ý kiến chuyên gia để thực hiện. GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 16 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ CẤU MÙA VỤ  3.1 ĐẶT ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên Hình 3.1: Bảng đồ tỉnh Đồng Tháp Đồng tháp là 1 trong 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có 48.702 km biên giới quốc gia với Campuchia và địa giới của tỉnh nằm trên 2 vùng của ĐBSCL là vùng Đồng Tháp Mười và vùng kẹp giữa sông Tiền – sông Hậu với đoạn sông Tiền chảy qua tỉnh dài 114 km và đoạn sông Hậu dài 30 km. Ngoài việc cung cấp nguồn nước ngọt, bồi đắp phù sa còn là tuyến giao thông thuỷ quan trọng nối cản Đồng Tháp với Campuchia và biển Đông, cảng Cần Thơ và T.P Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.374,08 km2, chiếm 8,17% diện tích ĐBSCL. Trong đó Vùng Đồng Tháp Mười gồm 07 huyện thị chiếm 77,43% diện tích toàn tỉnh, còn lại Vùng Phía Nam kẹp giữa Sông Tiền và Sông Hậu gồm 04 huyện thị chiếm 22,57% diện tích toàn tỉnh. GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 17 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp Huyện Tân Hồng laø moät huyeän phía Baécthuộc tỉnh Đồng Tháp quanh năm có nước ngọt và phù sa bồi đắp. Đây là một huyện nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa và chăn nuôi. Taân Hoàng laø moät huyeän ñaàu nguoàn cuûa tænh Ñoàng Thaùp coù 8 xaõ, 1 thò traán vaø ñaëc bieät hôn laø coù Cöûa khaåu Quoác teá Dinh Baø ñöôïc Chính Phuû coâng nhaän vaøo thaùng 4/2007. Hôn nöõa Nhaø nöôùc Vieät Nam ñaõö ñaàu xaây tdöïng moät caây caàu noái lieàn giöõa 2 Quoác gia Vieät Nam – Campuchia vaø ñaàu tö laøm loä nhöïa cho nöôùc baïn Campuchia vôùi chieàu daøi 28,3km. Ñaây laø ñieàu kieän thuaän lôïi cho huyeän Taân Hoàng phaùt trieån lónh vöïc thöông–maïi dòch vuïseõ thuùc ñaåy kinh teá huyeän nhaø ngaøy caøng phaùt trieån. Huyeän Taân Hoàng coù toång dieän tích töï nhieân 311 km2, coù ñöôøng bieân giôùi giaùp vôùi Campuchia laø 19km. Taân Hoàng laø moät 2 huyeän coù dieän tích töï nhieân töông ñoái lôùn 311 , chieám km 9,55% toång dieän tích töï nhieân caû tænh, ñöùng thöù 6/11 huyeän, thò, thaønh phoá. Trong toång soá ñaát töï nhieân coù 24.159 ha ñaát noâng nghieäp, chieám 77,65% so toång dieän tích töï nhieân vaø chieám 9,92% so toång dieän tích ñaát noâng nghieä p cuûatænh. Daân soá trung bình naêm2007 laø81.871 ngöôøi, trong ñoù nöõ 42.086 ngöôøi, chieám 51,41% daân soá; thaønh thò 8.711 ngöôøi, chieám 10,64% daân soá; ngöôøi maät ñoä daân soá 263ngöôøi/km2. Vuøng naøy haøng naêm ñeàu coù nöôùc luõàtraøn vaøo ve khoaûng thaùng 9, thaùng10 mang phuø sa boài ñaép cho caùnh ñoàng, neân raát thuaän lôïi cho vieäc saûn xuaát noâng nghieäp vaø khai thaùc thuûy saûn. Coù raát nhieàu soâng, keânh, raïch thuaän lôïi cho vieäc vaän chuyeån mua baùn noâng saûn vaø ieàu laøkieän ñ thuaän tieän ñeå löu thoâng vôùi caùc xaõ trong huyeän vaø caùc huyeän trong tænh. Taân Hoàng coù öu theá veà ñaát ñai, ñòa hình, nguoàn nöôùc, ñaëc bieät hôn laø haøng naêm coù nöôùc luõ traøn veà vaø coù ñeâ bao choáng luõ moät ñaûm soá vuøng baûo ñeå saûn xuaát luùa vuï Thu Ñoâng (vuï 3). Do vaäy, trong nhöõng naêm qua Taân Hoàng taän duïng nhöõng öu theá ñoù ñaõ ñaåy nhanh saûn xuaát löông thöïc, nhaát laø caây luùa. Dieän tích gieo troàng luùa khoâng ngöøng taêng leân töø 45.765 ha naêm 7 lên 200đến 49.239ha năm 2008, taêng7,59% hay taêng3.474ha vaøsaûn löôïng luùa naêm 2007 GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 18 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp laø 268.634 taánsang năm 2008 là 311.239 tấn, taêng15,86% hay taêng42.605 taán. Năng suất bình quân cả năm đạt 63,2 tạ/ha * Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Huyện có tổng diện tích 31113 ha với tình sử dụng đất của huyện như sau: Bảng 3.1: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN Diện tích (Ha) TOÅNG SOÁ 31.113 1. Ñaát noâng nghieäp 23.984 a/ Ñaát troàng caây haøng naêm 22.093 - Luùa 21.624 - Maøu vaø caây CN haøng naêm 84 - Rau, ñaäu 385 b/ Ñaát troàng caây laâu naêm 210 - Caây coâng nghieäp laâu naêm 2 - Caây aên quaû laâu naêm 208 c/Ñaát vöôøn lieàn nhaø 1.681 2. Ñaát coù maët nöôùc ñang duøng NTTS 454 3. Ñaát laâm nghieäp 258 4. Ñaát chuyeân duøng 5.158 5. Ñaát khu daân cö 1.259 6. Ñaát chöa söû duïng 0 (Nguồn: niên giám thống kê huyện năm 2007) Tỷ trọng (%) 100 0,77 0,71 0,69 0,003 0,01 0,007 0,00006 0,007 0,05 0,02 0,008 0,17 0,04 0 Cuộc sống của người dân ở huyện chủ yếu là dựa vào nông nghiệp nên diện tích đất dùng cho nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao 77% trong tổng diện tích đất ở huyện, diện tích trồng cây lúa 21.624 ha tương ứng với 69% chiếm đa số trong diện tích đất nông nghiệp.Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chỉ chiếm 2% và thấp nhất là diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm 0,7%. 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội Đồng Tháp có tiềm năng lớn về nông nghiệp, là vùng trọng điểm lương thực của cả nước. Tổng diện tích đất nông nghiệp: 206.784 ha, trong đó cây hàng năm 191.908 ha, cây lâu năm 14959 ha. Đất đai được thiên nhiên ưu đãi rất màu mỡ, cây cối xanh tươi nước ngọt quanh năm. Hai con sông Tiền và sông Hậu hàng năm mang khối lượng lớn phù sa với 600 - 1000 gr/m3 nước, cùng với hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh bồi đắp cho đồng ruộng. Sản lượng lương thực và lương GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 19 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan