Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác trên nền lúa huyện thạnh trị t...

Tài liệu So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác trên nền lúa huyện thạnh trị tỉnh sóc trăng

.PDF
62
191
127

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL ------ VÕ THỊ NGỌC MƠ SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC TRÊN NỀN LÚA HUYỆN THẠNH TRỊ TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phát Triển Nông Thôn CẦN THƠ, 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ------ VÕ THỊ NGỌC MƠ SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC TRÊN NỀN LÚA HUYỆN THẠNH TRỊ TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phát Triển Nông Thôn Mã ngành: 52 62 01 01 Cán bộ hướng dẫn ThS. NGUYỄN HỒNG CÚC CẦN THƠ, 2010 LỜI CẢM TẠ Chân thành biết ơn Cô Nguyễn Hồng Cúc và Thầy Hùynh Quang Tín đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Chân thành cảm tạ Quý thầy, cô đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập ở trường. Ban Giám Đốc, Đoàn Thanh niên, quý Thầy Cô, Cô cố vấn học tập Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đồng Bằng Sông Cửu Long – Trường Đại Học Cần Thơ, đã tạo điều kiện và hỗ trợ giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học đại học. Quý anh chị cán bộ địa phương của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và thành viên tổ sản xuất giống Phú Lộc của huyện Thạnh Trị. Ông Nguyễn Văn Lý, Châu Kim Hen, Nguyễn Văn Thành đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian triển khai thu thập số liệu tại cộng đồng Thân gởi Đến tất cả các bạn đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và các em đã luôn ủng hộ chị đặc biệt là về tinh thần lời cảm ơn chân thành nhất. Kính gởi Cha mẹ đã luôn chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ, một đời hy sinh vì con cái và làm việc cực khổ để nuôi dạy chúng con học tập đến ngày hôm nay. Cha mẹ là nguồn động lực giúp chúng con luôn luôn cố gắng và nỗ lực để học tập và vươn lên trong cuộc sống. Con xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất. . i SƠ LƯỢC VỀ BẢN THÂN I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và tên: Võ Thị Ngọc Mơ Giới tính: Nữ Năm sinh: 1988 Nơi sinh: Đông Thạnh- Bình Minh- Vĩnh Long Quê quán: Ấp Đông Thạnh C, xã Đông Thạnh, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long Cha: Võ Đựng Vàng Tuổi: 47 Mẹ: Phạm Thị Mỹ Lệ Tuổi: 44 Chỗ ở hiện nay: Ấp Đông Thạnh C, xã Đông Thạnh, huyện Bình Minh- Vĩnh Long QUÁ TRÌNH HỌC TẬP 1. Tiểu học Thời gian từ năm 1994 đến 1999 Tại trường Tiểu học Đông Thạnh A Địa chỉ: Ấp Đông Thạnh C, xã Đông Thạnh, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long 2. Trung học cơ sở Thời gian từ năm 1999 đến 2003 Tại trường Trung học cơ sở Thị Trấn Cái Vồn Địa chỉ: Thị Trấn Cái Vồn- huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long 3. Trung học phổ thông Thời gian từ năm 2003 đến 2006 Tại trường Trung học phổ thông Bình Minh Địa chỉ: Trấn Cái Vồn- huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long 4. Đại học Thời gian từ năm 2007 đến 2011 Tại Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đông Bằng Sông Cửu Long thuộc Trường Đại Học Cần Thơ ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây Cần Thơ, ngày …, tháng …, năm 2011 Sinh viên thực hiện Võ Thị Ngọc Mơ iii NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày , tháng , năm 2011 Cán bộ hướng dẫn (ký và ghi rõ họ tên) ThS Nguyễn Hồng Cúc iv NHẬN XÉT HỘI ĐỒNG ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày ….., tháng ….., năm 2011 Chủ tịch hội đồng Thư ký hội đồng Cán bộ phản biện (ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên) v MỤC LỤC trang LỜI CẢM TẠ......................................................................................................... i SƠ LƯỢC VỀ BẢN THÂN .................................................................................. ii LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. iii NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ........................................................ iv NHẬN XÉT HỘI ĐỒNG ...................................................................................... v MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi DANH SÁCH BẢNG......................................................................................... viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... ix MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................1 1.2.1 Mục tiêu tổng quát........................................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2 1.2.4 Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................3 1.2.5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu................................................................3 1.2.6 Đối tượng nghiên cứu................................................................................3 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU4 2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................. 4 2.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................... 4 2.1.2 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 4 2.2 HIỆU QUẢ LUÂN CANH CÂY MÀU TRÊN ĐẤT LÚA Ở ĐBSCL ........7 2.3 MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ ................................................... 8 2.3.1 Hệ thống canh tác ......................................................................................... 8 2.3.3 Hiệu quả sản xuất ....................................................................................... 11 vi 2.3.4 Ảnh hưởng chi phí đầu vào, giá cả nông sản đến hoạt động sản xuất của nông hộ ........................................................................................................................ 11 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 12 3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 12 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 12 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................12 3.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp.................................................................12 3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp ...................................................................12 3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu.................................................................12 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 17 4.1. THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ NÔNG HỘ.........................................17 4.1.1 Tuổi và trình độ học vấn.....................................................................17 4.1.2 Kinh nghiệm sản xuất.........................................................................18 4.1.3 Số thành viên và diện tích canh tác của nông hộ ...............................19 4.1.4 Thông tin sản xuất............................................................................20 4.1.4.1 Lý do chọn mô hình sản xuất.........................................................20 4.1.4.2 Tập huấn kỹ thuật canh tác ...........................................................20 4.2 SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA BỐN MÔ HÌNH SẢN XUẤT......21 4.2.1 Lịch thời vụ sản xuất ..........................................................................21 4.2.2 Phân tích hiệu quả của từng mô hình...................................................22 4.2.2.1 Mô hình 1 Hai vụ lúa giống ..............................................................22 4.2.2.2 Mô hình 2 Hai vụ lúa cao sản – 1 vụ dưa hấu...................................23 4.2.2.3 Mô hình 3 ( lúa mùa - 1 lúa cao sản -1 dưa hấu) ..............................24 4.2.2.4 Mô hình 4 (1 vụ lúa giống -1 dưa hấu – 1 vụ lúa cao sản.) ..............25 4.2.3 So sánh hiệu quả kinh tế giữa 4 mô hình sản xuất trên nền đất lúa..25 4.3 TƯƠNG QUA GIỮA HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ..........27 vii 4.4 PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC MÔ HÌNH .....................................................................................28 4.4.1 Tình hình sản xuất lúa .......................................................................28 4.4.2 Tình hình sản xuất dưa hấu..............................................................29 4.4.3 Giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất ..........................................30 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 32 5.1 KẾT LUẬN ...............................................................................................32 5.2 KIẾN NGHỊ...............................................................................................33 5.2.1 Kiến nghị đối với người sản xuất .......................................................33 5.2.2 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương ........................................33 5.2.3 Đối với nhà nước ................................................................................34 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................35 viii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Ma trận Swot và các chiến lược 16 Bảng 4.1: Tuổi và trình độ học vấn của nông dân ở 4 mô hình khảo sát 17 Bảng 4.2 Kinh nghiệm trồng lúa và màu của nông dân ở 4 mô hình khảo sát 18 Bảng 4.3 Số thành viên và diện tích đất canh tác của 4 mô hình canh tác 19 Bảng 4.4 Tham gia tập huấn kỹ thuật canh tác lúa 20 Bảng 4.5 Nguồn vốn và phương thức thanh toán chi phí sản xuất 21 Hình 4.6 Lịch thời vụ của hai mô hình sản xuất 21 Bảng 4.8 Chi phí và lợi nhuận của mô hình 1 22 Bảng 4.9 Chi phí và lợi nhuận của mô hình 2 22 Bảng 4.10 Chi phí và lợi nhuận của mô hình 3 23 Bảng 4.11 Chi phí và lợi nhuận của mô hình 4 24 Bảng 4.7 Chi phí và lợi nhuận của của bốn mô hình sản xuất 25 Bảng 4.12 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất 28 Bảng 4.13 Phân tích SWOT về hiện trạng sản xuất lúa 29 Bảng 4.14 Phân tích SWOT về hiện trạng sản xuất dưa hấu 30 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CPCH Chi phí cơ hội CPTM Chi phí tiền mặt CS Cao sản DH Dưa hấu DT Diện tích ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐX Đông xuân HQĐV Hiệu quả đồng vốn HT Hè thu HQLĐ Hiệu quả lao động KNT Kinh nghiệm trồng LĐ Lao động LĐGĐ Lao động gia đình LN Lợi nhuận LN KPCH Lợi nhuận không phí cơ hội NK Nhân khẩu TBVTV Thuốc bảo vệ thực vật x TÓM LƯỢC Ở ĐBSCL, ngoài cây lúa là nguồn thu nhập chính thì cây màu cũng được nông dân quan tâm phát triển trong các hệ thống luân canh với lúa nhằm tăng thu nhập và hạn chế rũi ro trong sản xuất. Bốn mô hình canh tác đã được khảo sát tại huyện Thạnh Trị tỉnh Sóc Trăng đó là 2 vụ lúa giống; 2 vụ lúa cao sản - 1 vụ dưa hấu; 1 vụ lúa mùa - 1 vụ dưa hấu - 1 vụ lúa cao sản; 1 vụ lúa giống -1 vụ dưa hấu - 1 vụ lúa cao sản, với mục tiêu so sánh hiệu quả kinh tế của 4 mô hình canh tác trên nền lúa, phân tích hiệu quả kinh tế của từng mô hình, tạo cơ sở để nông dân lựa chọn mô hình thích hợp Số liệu thu thập được từ các phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA), họp cộng đồng và phỏng vấn 50 hộ nông dân ở 4 mô hình được tổng hợp và xử lý trên phần mềm Excel và SPSS Kết quả khảo sát cho thấy, tùy thuộc vào điều kiện đất đai, địa hình, thủy lợi, quy mô diện tích đất, và khả năng lao động mà nông dân lực chọn các mô hình canh tác khác nhau. Qua kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy:  Mô hình 2 vụ lúa cao sản -1 vụ dưa hấu cho lợi nhuận thuần cao nhất (trên 68 triệu đồng/ ha), kế đến là mô hình 2 lúa giống và mô hình 1 vụ lúa mùa -1 vụ lúa cao sản-1 vụ dưa hấu, với 63 triệu đồng/ha. Thấp nhất là mô hình1 vụ lúa giống - 1 vụ cao sản -1 vụ dưa hấu (49 triệu đồng/ ha)  Mô hình 2 lúa giống có hiệu quả sử dụng đồng vốn cao nhất với 3,36 lần, trong khi các mô hình còn lại cò hiệu quả đồng vốn từ 1,18 đến 1,81 Nhìn chung, cả bốn mô hình đều mang lại nhuận cao cho người nông dân (49 - 68 triệu đồng/ha). Tùy điều kiện của nông hộ (đất đai, lao động, vốn,…) mà nông dân lựa chọn mô hình nào cho phù hợp xi Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sóc Trăng là tỉnh thuộc vùng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng cung cấp sản lượng lương thực quan trọng của cả nước, nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng, đặc biệt là gạo và hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến. Đây là vùng có nhiều tiềm năng kinh tế để phát triển sản xuất, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ lớn cho khu vực và cả nước. Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách Cần Thơ 62km. Diện tích tự nhiên 331.176,29 ha, xấp xỉ 1% diện tích của cả nước và 8,3% diện tích của khu vực ĐBSCL. Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi... Hiện đất nông nghiệp chiếm 82,89%; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là chiếm 62,13%, đất lâm nghiệp có rừng chiếm 3,43%, đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 16,42%, đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97%. Trong tổng số 278.154 ha đất nông nghiệp có 144.156 ha sử dụng cho canh tác lúa, 21.401 ha cây hàng năm khác và 40.191 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái. Riêng đất phi nông nghiệp là 53.963 ha và 2.536 ha đất chưa sử dụng (Niên giám thống kê Sóc Trăng 2008). Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở đây lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú. Thạnh Trị vốn là vùng đất phèn trũng khắc nghiệt với diện tích đất tự nhiên 28.810ha, với số dân khoảng 85.499 người.(Số liệu Thống kê ngày 01/4/2009). Để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển toàn diện, những năm qua huyện đã tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi, đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi và tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật. Chính vì thế mảnh đất “Đồng phèn” hiện nay đã chủ động được an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo , tạo ra cơ hội làm giàu cho bà con - với nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao như: Trồng lúa kết hợp với nuôi thủy sản, 2 lúa - 1 màu, trồng màu dưới chân ruộng (Quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2015 huyện Thạnh Trị). Bên cạnh tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp thì huyện vẫn còn những khó khăn nhất định như: Có nhiều tuyến kênh thủy lợi bị bồi lắng, nguồn cung ứng sản phẩm nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, trình độ kỹ thuật của người dân còn hạn chế, hiệu quả kinh tế của một số mô hình còn thấp do người dân chưa tận dụng hết tìm năng của nông hộ. Do đó đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác trên nền lúa huyện Thạnh Trị - tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các mô hình canh tác trên nền lúa, giúp cho người dân lựa chọn mô hình phù hợp để khai thác tốt tiềm năng cũng như tăng giá trị kinh tế trên 1ha đất canh tác. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác trên nền lúa tại huyện Thạnh Trị - tỉnh Sóc Trăng” nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất nông nghiệp trên nền đất lúa tại địa phương. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1) So sánh chi phí và lợi nhuận giữa các mô hình canh tác trên nền lúa tại Thị trấn Phú Lộc - Thạnh Trị, Sóc Trăng 2) So sánh Hiệu quả kinh tế của các mô hình 3) Tìm ra mô hình nào có hiệu quả cao nhất. 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 1) Có bao nhiêu mô hình canh tác đang tồn tại ở địa phương? 2) Trong các mô hình, mô hình canh tác nào là có hiệu quả nhất? 3) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ? 4) Việc xác định các yếu tố đó có tác dụng gì? Các giải pháp nào cần có để nâng cao hiệu quả đầu tư giảm giá thành sản xuất? 2 1.2.4 Giả thuyết nghiên cứu Mô hình 2 vụ lúa giống, 2 vụ lúa cao sản - 1 dưa hấu, 1 vụ lúa mùa - 1 cao sản - 1 dưa hấu, 1 lúa giống - 1 vụ cao sản - 1 dưa hấu mang lại hiệu quả kinh tế khác nhau. Các yếu tố: tuổi người sản xuất chính, trình độ học vấn, kinh nghiệm trồng lúa, kinh nghiệm trồng dưa hấu, tổng ngày công lao động,… có ảnh hưởng đến lợi nhuận của từng mô hình. 1.2.5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Do giới hạn về thời gian cũng như kinh phí nên đề tài nghiên cứu chỉ chọn 4 mô hình luân canh chủ yếu được người dân sản xuất nhiều trên địa bàn huyện Thạnh Trị là mô hình 2 vụ lúa giống, 2 vụ lúa cao sản-1 dưa hấu, 1 vụ lúa mùa -1 cao sản -1 dưa hấu,1 lúa giống - 1 vụ cao sản - 1 dưa hấu. Nghiên cứu chỉ tập trung phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất trên nền đất lúa (lúa ĐX - dưa hấu XH - lúa HT), các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế; đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thử thách của hai mô hình sản xuất tại ba xã có diện tích sản xuất mô hình trên tương đối nhiều là xã Thạnh trị, Thị trấn Phú Lộc huyện Thạnh Trị tỉnh Sóc Trăng và đề xuất mô hình sản xuất có hiệu quả cao hơn. Thời gian nghiên cứu từ tháng 06 đến tháng 12 năm 2010. 1.2.6 Đối tượng nghiên cứu Các hộ nông dân đang canh tác mô hình 2 vụ lúa giống, 2 vụ lúa cao sản -1 dưa hấu, 1 vụ lúa mùa -1 cao sản -1 dưa hấu, 1 lúa giống - 1 vụ cao sản - 1 dưa hấu trên nền đất lúa ở huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng năm 2010. 3 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1.1 Vị trí địa lý Huyện Thạnh Trị cách Thị xã Sóc Trăng 32 km về hướng Tây Nam. Phía Đông giáp huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng), Tây giáp huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), Nam giáp huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), và Bắc giáp huyện Ngã Năm (Sóc Trăng). Toàn huyện có 8 xã và 1 thị trấn là Phú Lộc và các xã: Châu Hưng, Thạnh Trị, Vĩnh Lợi, Vĩnh Thành, Thạnh Tân, Tuân Tức, Lâm Tân và Lâm Kết; với 75 ấp. Khu vực hành chính của huyện là Thị trấn Phú Lộc nằm trên Quốc Lộ 1A, cách thành phố Sóc Trăng 32 km và thị xã Bạc Liêu 16 km. Diện tích tự nhiên là 28.233 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp năm 2009 là 25.338 ha (diện tích trồng cây hàng năm là 21.631 ha và diện tích canh tác lúa là 20.979 ha). Đây là vùng đất có nguồn gốc từ đất phèn mặn và đã được ngọt hóa từ thập kỷ 90 bởi dự án ngọt hóa Bán đảo Cà Mau. Do vậy, đất đai huyện Thạnh Trị có tính chất và địa hình phức tạp, cao trình phổ biến từ 0,3 đến 0,5m và bị chia cắt bởi các hệ thống sông ngòi và kênh rạch. 2.1.2 Điều kiện tự nhiên Điều kiện Khí hậu Ẩm độ trung bình 83,4%, tháng 9 và 10 là tháng có độ ẩm cao nhất (88%), tháng 2 4 là những tháng có độ ẩm thấp nhất (77%). Nhiệt độ trung bình hằng năm cao tương đối ổn định. Trong mùa khô nhiệt độ có sự biến động cao hơn mùa mưa; biến thiên nhiệt độ trong ngày lớn: trung bình là 26,8ºC, cao nhất là 33,9ºC và thấp nhất là 25,2ºC. Trong năm có hai mùa: mưa và nắng rõ rệt, và mùa gió chính: gió mùa Tây Nam được hình thành từ tháng 5 đến tháng 10, gió mùa Đông Bắc được hình thành từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tổng số giờ nắng trong năm là 2.372 giờ, bình quân mỗi ngày có 6 - 7,5 giờ nắng. Đặc biệt, từ tháng 2 đến tháng 4, số giờ nắng trong ngày lên đến 8 - 9,5 giờ. Tháng có số giờ nắng thấp nhất trong ngày là tháng 9 với 4,6 giờ. Lượng mưa trung bình là 1.840 mm/năm và tập trung chủ yếu từ tháng 6 4 đến tháng 11. Từ tháng 12 đến tháng năm, lượng mưa không đáng kể. Số ngày mưa trung bình là 135 ngày/năm. Những tháng có số ngày mưa nhiều nhất là 6 đến tháng 10 (khoảng 20 ngày). (Quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2015 huyện Thạnh Trị) Nước và chế độ thủy văn Chế độ thủy văn: Chịu sự ảnh hưởng lớn bởi chế độ thủy văn của sông Hậu qua hệ thống kênh Phụng Hiệp, dọc các tuyến kênh trục vào nội đồng. Do vậy, với vị trí nằm sâu trong phần đất liền nên chế độ thủy văn khá ổn định và không ảnh hưởng đến sản xuất. Chất lượng nước: Qua phân tích 9 mẫu nước điển hình thu thập tại 9 địa phương của Huyện, kết quả phân tích như sau: Nhiệt độ nước khá ổn định ở các điểm thu mẫu và dao động từ 29 - 32ºC. Khoảng nhiệt độ này rất thuận lợi cho sự phát triển các loài tôm cá. Hầu hết các điểm khảo sát đều có pH nước trên 7,00 và dao động trong khoảng từ 7,01- 7,93.(Quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2015 huyện Thạnh Trị) 2.1.3 Cơ cấu mùa vụ Theo báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Thạnh Trị,- tỉnh Sóc Trăng năm (2010): Cơ cấu mùa vụ: Cây lúa ở đây được trồng hai vụ chính và cơ cấu mùa vụ được phân bổ tại các địa phương có chút khác nhau nhưng sự khác nhau đó cũng không rõ rệt. Về căn bản, cơ cấu mùa vụ tại các địa phương như sau: - Vụ Hè Thu (HT) và Đông Xuân (ĐX) được phân bổ ở hầu hết các xã trong huyện, bao gồm các xã: Châu Thành, Vĩnh Thành, Vĩnh Lợi, Thạnh Tân, Lâm Tân, Thạnh Trị và thị trấn Phú Lộc. - Vụ Hè Thu (HT) và Thu Đông (TĐ): chủ yếu tập chung ở các xã có địa hình tương đối cao trong Huyện, bao gồm xã Lâm Kết và Tuân Tức. Các giống lúa đang sử dụng: Qua khảo sát thực tế, hiện tại người dân đang sử dụng các giống lúa:  Vụ ĐX: Tài nguyên, hai hoành, nếp than, ST3,…. 5  Vụ HT: OM576, OM2717, OM2718,...  Vụ TĐ: OM2717, OM2718, … Chất lượng và sự thích nghi của giống Các giống lúa được người dân sử dụng khá đa dạng, trong đó có nhiều giống lúa được khuyến cáo sử dụng do có năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh, có thời gian sinh trưởng dài ngày (95 - hơn 100 ngày), thích nghi với đất phèn nhẹ và nghèo dinh dưỡng như MTL 250, MTL243, IR…, các giống lúa thơm, có thời gian sinh trưởng ngắn ngày (85-90 ngày) như OMCS 3536, OM1490, OMCS2000, OMCS2717, OM2718, OM1960… Nhìn chung, về mặt chất lượng giống và tính thích nghi, các giống lúa vừa kể trên đều thích nghi tốt với điều kiện sản xuất của huyện Thạnh Trị. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, việc bố trí cơ cấu mùa vụ và việc sử dụng các giống ở địa phương có những hạn chế nhất định như sau: - Mặc dù được ngành nông nghiệp khuyến cáo nhưng phần lớn nông dân nơi đây có tập quán sử dụng cùng một giống cho tất cả các mùa vụ. Việc này hạn chế cho phát huy năng suất và các tính năng của giống. Một số giống lúa có đặc tính thích nghi tốt ở vụ ĐX như giống MTL250, IR64, MTL243, OM576 nhưng nông dân bố trí trồng ở tất cả các mùa vụ trong năm. - Một giống lúa tuy năng suất cao nhưng chất lượng gạo kém do có hàm lượng amylose cao ( 28,3 - 30%) cho cơm cứng và khi để nguội thường bị rời cứng và khả năng kháng sâu bệnh kém như OM723-11, IR 504,…nhưng vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong sản xuất. - Một số giống lúa thơm như OM3536 có khả năng lôi cuốn chuột nhưng được một số nông dân tự phát trồng ở vùng đất không ngập hoặc ngập ít, hoặc gần vùng màu như Lâm Kết, Tuân Tức. Đây là tiềm ẩn những nguy cơ bị chuột cắn phá. - Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận rất thấp, phần lớn người nông dân sử dụng lúa hàng hóa từ những mãnh lúa tốt hàng xóm làm giống. Nhiều giống lúa tốt nhưng do luân chuyển nhiều lần đã bị thoái hóa, khả năng kháng sâu bệnh kém, đã làm tăng chi phí sản xuất, giá thấp và việc tiêu thụ gặp khó khăn Nhìn chung khi nền nông nghiệp đã chuyển sang sản xuất hàng hóa trong điều kiện thị hiếu tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng; với thực trạng về tập quán sử dụng giống như trên đã đặt ra điều kiện đột phá về công tác giống. Do vậy, một trong những nhiệm vụ rất bức thiết của ngành nông nghiệp của Huyện là tăng cường 6 đầu tư cho công tác giống (Quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2015 huyện Thạnh Trị). 2.1.4 Đặc điểm kinh tế xã hội Theo thống kê ngày 01/4/2009, toàn huyện là 85.499 người. Mật độ dân số trung bình hiện nay của huyện là 297 người/km 2, thấp hơn mức trung bình ở ĐBSCL (434 người/km2). Dân số phân bố không đều, tập trung đông ở vùng nông thôn. Hơn 80% lực lượng lao động của huyện làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và đang có xu hướng chuyển sang hoạt động ở các lĩnh vực phi nông nghiệp, chưa được đào tạo đúng mức và chỉ lao động theo thời vụ. 2.2 HIỆU QUẢ LUÂN CANH CÂY MÀU TRÊN ĐẤT LÚA Ở ĐBSCL Kết quả nghiên cứu việc đưa cây màu vào luân canh với trồng lúa ở vụ HT và TĐ tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh đã mang lại những hiệu quả về mặt kinh tế như: giảm một số chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất, tăng lợi nhuận. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình có trồng dưa hấu mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất với lãi thuần 63,73 triệu/ha, hiệu quả đồng vốn 2,73; mô hình đậu phộng - lúa với lãi thuần 35,75 triệu/ha, hiệu quả đồng vốn 2,38; mô hình bắp - lúa với lãi thuần 25,85 triệu/ha, hiệu quả đồng vốn là 1,84; thấp nhất là mô hình lúa - lúa với lãi thuần 3,13 triệu/ha, hiệu quả đồng vốn 1,29 (Phạm Thị Hồng Trang, 2009) Một kết quả khảo sát điều tra các cơ cấu cây trồng chính được canh tác ở Ô Môn cũng cho thấy các loại hoa màu được đưa vào luân canh với lúa phát triển khá tốt với điều kiện tự nhiên của khu vực này và cho năng suất cao thay đổi tùy vào tính chất đất, trình độ canh tác, khả năng đầu tư của nông dân. Qua kết quả năng suất bình quân trên vụ thì năng suất lúa vụ ĐX trong các cơ cấu đều rất cao biến động từ 6,8 - 7,5 tấn/ha, nhưng năng suất lúa HT thấp biến động từ 3,8 - 4,5 tấn/ha. Các cây màu vụ XH cũng đạt năng suất khá cao (bắp cải 28,5 tấn/ha, dưa hấu 25,8 tấn/ha) so với các vùng khác như Tiền Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng (Trịnh Thị Thu Trang, 1997). Vũ Văn Thu (2007) cho rằng, mô hình luân canh lúa - đậu nành vụ XH tại Quận Ô Môn (Cần Thơ), huyện Chợ Mới (An Giang), huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) trên ruộng trồng lúa 3 vụ đã đem lại thu nhập cho nông hộ từ 13,87 triệu đồng/ha đến 17,58 triệu đồng/ha cao hơn so với lúa vụ XH tương ứng 7,86 triệu đồng/ha đến 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng