Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh đối chiếu phương thức danh hóa trong tiếng anh và tiếng việt...

Tài liệu So sánh đối chiếu phương thức danh hóa trong tiếng anh và tiếng việt

.PDF
222
1
52

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------- NGUYỄN THỊ BÍCH NGOAN SO SÁNH ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HÓA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN TP. HỒ CHÍ MINH - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------- NGUYỄN THỊ BÍCH NGOAN SO SÁNH ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HÓA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu Mã số: 62 22 01 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Tập thể hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Trung Hoa 2. TS. Nguyễn Thị Kiều Thu Phản biện độc lập: 1. PGS. TS. Trần Thủy Vịnh 2. PGS.TS. Phạm Văn Tình Phản biện: Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp Phản biện 2: PGS. TS. Trần Thủy Vịnh Phản biện 3: PGS.TS. Dư Ngọc Ngân THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, nếu có bất kỳ sai phạm nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TP. Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 8 năm 2016 NCS. Nguyễn Thị Bích Ngoan LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “So sánh đối chiếu phương thức danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tạo điều kiện của lãnh đạo và chuyên viên phòng sau đại học, khoa văn học và ngôn ngữ của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tôi chân thành cảm ơn sự hỗ trợ đáng quý này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Trung Hoa, TS. Nguyễn Thị Kiều Thu, Thầy Cô đã rất tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này.Thầy Cô không chỉ là người hướng dẫn mà còn là người đồng hành chia sẻ những khó khăn, trở ngại cùng tôi trong suốt thời gian làm luận án. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh, TS. Trần Hoàng, PGS.TS Dư Ngọc Ngân, những Thầy Cô đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận án. Tôi cũng xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô trong hội đồng và các Thầy phản biện đã có những góp ý quý báu giúp tôi sửa chữa, hoàn thiện luận án tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Tác giả luận án Nguyễn Thị Bích Ngoan MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 0.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, lí do chọn đề tài .............................................1 0.2 Mục đích, nhiệm vụ của luận án….....................................................................2 0.3 Lịch sử vấn đề.....................................................................................................3 0.4 Phương pháp nghiên cứu, nguồn dữ liệu ............................................……….13 0.5 Ý nghĩa của luận án .........................................................................................16 0.6 Bố cục của luận án ............................................................................................16 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................. 18 1.1. Khái quát về danh từ, động từ, tính từ, danh ngữ, mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt ..................................................................................................... 18 1.2. Hiện tượng chuyển loại trong tiếng Anh và tiếng Việt .................................. 33 1.3. Hiện tượng/phương thức danh hóa ................................................................ 38 Tiểu kết .......................................................................................................... 45 Chương 2: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HÓA ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..................................... 46 2.1 Danh hóa động từ trong tiếng Anh .............................................................. 46 2.1.1. Phương thức danh hóa thêm phụ tố vào sau động từ .................................. 47 2.1.2. Danh hóa động từ không có sự biến đổi hình thái (không cần kết hợp yếu tố danh hóa) ............................................................................................. 63 2.1.3. Vận dụng phương thức danh hóa trong văn viết .................................... 64 2.2. Danh hóa động từ trong tiếng Việt ............................................................ 67 2.2.1. Danh hóa động từ bằng “sự, việc, cái, cuộc, nỗi, niềm, cơn, trận, chuyến ..................................................................................................... 67 2.2.2. Danh hóa bằng lượng từ hoặc không cần kết hợp yếu tố danh hóa ........ 81 2.3. So sánh đối chiếu phương thức danh hóa động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt..................................................................................................... 84 2.3.1 Sự khác nhau giữa phương thức danh hóa động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt ...................................................................................................... 84 2.3.2 Sự giống nhau giữa phương thức danh hóa động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt........................................................................................................ 87 Tiểu kết ............................................................................................................. 90 Chương 3: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HÓA TÍNH TỪ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ............................................................. 92 3.1 Danh hóa tính từ trong tiếng Anh ............................................................... 92 3.1.1 Phương thức danh hóa tính từ trong tiếng Anh......................................... 92 3.1.2 Cấu trúc, ngữ nghĩa của tổ hợp danh hóa tính từ ....................................... 93 3.1.2.1 Danh hóa tính từ với mạo từ “the” ....................................................... 96 3.1.2.2 Danh hóa tính từ bằng cách phái sinh tính từ ...................................... 99 3.1.2.3 Danh hóa không cần kết hợp yếu tố danh hóa ..................................... 103 3.2 Danh hóa tính từ trong tiếng Việt ............................................................. 105 3.2.1 Phương thức danh hóa tính từ trong tiếng Việt............................................ 105 3.2.2 Cấu trúc, ngữ nghĩa của tổ hợp danh hóa tính từ ......................................... 107 3.2.2.1 Danh hóa tính từ với “cái”........................................................................ 107 3.2.2.2 Danh hóa tính từ với “sự” ......................................................................... 109 3.2.2.3 Danh hóa tính từ với “vẻ, việc, điều, điềm, tính” ...................................... 111 3.2.2.4 Danh hóa tính từ với lượng từ “những, mọi, một, bao/biết bao/nhiều” ... 112 3.1.2.5 Danh hóa không cần kết hợp yếu tố danh hóa .......................................... 114 3.3 So sánh đối chiếu phương thức danh hóa tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt ....................................................................................... 115 3.3.1 Sự khác nhau giữa phương thức danh hóa tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................................................. 115 3.3.2 Sự giống nhau giữa phương thức danh hóa tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................................................. 117 Tiểu kết ............................................................................................................ 121 Chương 4: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HÓA MỆNH ĐỀ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ......................................................... 122 4.1. Danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh ........................................................... 122 4.1.1. Phương thức danh hóa ............................................................................... 122 4.1.2 Cấu trúc, ngữ nghĩa của tổ hợp danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh ......... 130 4.1.2.1 Danh hóa mệnh đề với “that” hoặc “the fact that” ................................ 130 4.1.2.2 Danh hóa mệnh đề bằng cách phái sinh động từ .................................... 135 4.2 Danh hóa mệnh đề trong tiếng Việt............................................................. 140 4.2.1 Phương thức danh hóa .............................................................................. 140 4.2.2 Cấu trúc, ngữ nghĩa của tổ hợp danh hóa mệnh đề .................................... 143 4.2.2.1 Danh hóa mệnh đề với “việc” ............................................................... 143 4.2.2.2 Danh hóa mệnh đề với “hiện tượng” .................................................... 145 4.2.2.3 Danh hóa mệnh đề với “vụ, trường hợp, tình trạng” ............................ 146 4.2.2.4 Danh hóa mệnh đề bằng cách biến vị ngữ của mệnh đề thành danh ngữ hoặc định ngữ ........................................................................................................ 147 4.3 So sánh đối chiếu phương thức danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt ......................................................................................... 148 4.3.1 Sự khác nhau giữa phương thức danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt ...................................................................................................... 148 4.3.2 Sự giống nhau giữa phương thức danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt....................................................................................................... 150 Tiểu kết ..................................................................................................................... 153 Kết luận ..................................................................................................................... 154 Danh mục tài liệu tham khảo .................................................................................. 158 Phụ lục về việc ứng dụng kết quả nghiên cứu........................................................ 173 .................................................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU 0.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, lí do chọn đề tài Trong các địa hạt từ vựng - ngữ nghĩa học, hình thái học và cú pháp học, từ và chức năng của nó trong câu là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm, thu hút nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà ngữ học. Ở địa hạt hình thái học và cú pháp học, đối tượng này được nghiên cứu từ nhiều khía cạnh như cấu tạo từ, phân loại từ, các dạng thức của từ và các phạm trù ngữ pháp tương ứng. Đời sống ngày càng thay đổi, nhu cầu sử dụng ngôn ngữ ngày càng gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngôn ngữ ngoài những đặc tính bình ổn, kế thừa, đồng thời cần phải được phát triển và biến đổi không ngừng. Sự phát triển này thể hiện rất rõ trong hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ, trong đó có hiện tượng danh hoá. Danh hóa là một phương thức tạo từ mà ở đó, tính từ, động từ được sử dụng như (hoặc được chuyển đổi sang) danh từ. Khi việc giao tiếp và trao đổi thông tin ngày càng gia tăng trong tất cả các lĩnh vực, ngôn ngữ cho phép cô đọng thông tin đang trở thành một chủ đề quan trọng trong ngôn ngữ học đương đại. Những khía cạnh khác nhau của hiện tượng danh hóa đã được các nhà ngôn ngữ quan tâm và phân tích, tiêu biểu như Halliday, Quirk (1964), Chomsky (1970) Gopnik (1972), Biber (1988), Gross(1990), Swales (1990), Halliday và Martin (1993), Atkinson (1998),... Danh hóa được nghiên cứu trong các ngôn ngữ khuất chiết biến hình nói chung, tiếng Anh nói riêng như một hiện tượng của hình thái học và cú pháp học. Trong lý luận ngôn ngữ học hiện đại, danh hóa là cách thức làm giàu vốn từ vựng bằng cách phái sinh ra những từ mới trên cơ sở những từ đã có. Với tính năng này, hiện tượng danh hóa ngày càng được sử dụng và nghiên cứu nhiều hơn. Nói theo cách của Langacker [127, tr.22] Hiện tượng danh hóa không chỉ có sức lan tỏa/ phổ biến mà còn rất quan trọng về mặt lý thuyết (Nominalization is not only pervasive but theoretically significant...) 2 Trong các ngôn ngữ không biến hình, chẳng hạn như tiếng Việt, phương thức danh hóa về mặt thuật ngữ - tên gọi – không được sử dụng, mặc dầu bản chất của phương thức này có tồn tại, hiện diện trong các ngôn ngữ đó, tuy nó không hoàn toàn giống với trong các ngôn ngữ biến hình, cả về cách thức lẫn nội dung ngữ nghĩa. Chính vì vậy, với mong muốn tìm hiểu, khảo cứu, phát hiện ra những nét tương đồng và dị biệt về phương thức biểu hiện cũng như về ngữ nghĩa của phương thức danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó đưa ra những nhận xét, nhận định về những đặc trưng có tính loại hình của hiện tượng này trong hai ngôn ngữ nói trên nên chúng tôi đã chọn đề tài của luận án này là: “So sánh đối chiếu phương thức danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt”. Với đề tài luận án như vậy, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu là các ngữ liệu thể hiện danh hóa được lấy ra từ các văn bản văn học Anh, Việt (xem bảng phụ lục tài liệu tham khảo cho luận án). Hơn thế nữa, do hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt khác nhau về loại hình nên những phương thức danh hoá giữa hai ngôn ngữ này cũng khác nhau. Trước đây cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về hiện tượng danh hóa nhưng nhìn chung chưa có một công trình nào so sánh một cách đầy đủ và bao quát các trường hợp danh hóa ở hai cấp độ (từ vựng và ngữ pháp) trong hai ngôn ngữ. Chính vì thế luận án như một lát cắt đa chiều nhằm so sánh đối chiếu những điểm tương đồng và dị biệt trong phương thức danh hóa cũng như ý nghĩa của những điểm này nhằm làm rõ hơn về đặc điểm loại hình của hai ngôn ngữ nêu trên. 0.2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 0.2.1. Mục đích của luận án - Luận án nhằm tìm hiểu các phương thức danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của hai ngôn ngữ Anh – Việt. 3 - Giúp làm rõ hơn cơ chế vận hành của cấu trúc ngôn ngữ cũng như những khác biệt về loại hình ở hiện tượng danh hóa này của hai ngôn ngữ Anh –Việt. - Giúp cho người học tiếng Anh và tiếng Việt ứng dụng ngôn ngữ tốt hơn. - Giúp cho việc chuyển dịch văn bản một cách chính xác và tinh tế hơn. 0.2.2. Nhiệm vụ của luận án Luận án có các nhiệm vụ sau: - Nhận diện các phương thức danh hóa xuất hiện trong các văn bản văn học tiếng Anh và tiếng Việt. - Mô tả, phân tích những sản phẩm của quá trình danh hóa, từ đó tổng kết, hệ thống các phương thức danh hóa, rút ra các mô hình danh hóa trong hai ngôn ngữ. - So sánh đối chiếu nhằm rút ra những điểm tương đồng và khác biệt hữu quan trong hiện tượng danh hoá giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt. - Đưa ra một số lưu ý về hiện tượng danh hoá và cách chuyển dịch các ngữ danh hóa tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại, đồng thời đưa ra một số lưu ý về cách dạy và học cho giáo viên và học viên khi học tiếng Anh, tiếng Việt như một ngoại ngữ và như tiếng mẹ đẻ. 0.3 Lịch sử vấn đề 0.3.1 Tình hình nghiên cứu hiện tượng danh hóa trong tiếng Anh Trong tiếng Anh, phương thức danh hóa được các nhà ngữ học quan tâm và nghiên cứu khá nhiều. N. Chomsky có thể coi là người đầu tiên nghiên cứu phương thức danh hóa. Ông có 3 bài viết nổi tiếng liên quan đến hiện tượng trên, gồm: Một số nhận xét về hiện tượng danh hoá (Remarks on nominalization); Cấu trúc sâu, cấu trúc bề mặt và cách diễn giải ngữ nghĩa (Deep structure, surface structure and semantic interpretation); Một số vấn 4 đề có tính thực nghiệm trong lý thuyết của ngữ pháp cải biến (Some empritical issuses in the theory of transformational grammar). Trong công trình Remarks on nominalization của N.Chomsky, công trình này được công bố lần đầu vào năm 1970. N. Chomsky đã tập trung khảo sát quá trình danh hóa dẫn đến ba loại kết cấu danh tính khác nhau gồm: 1. Ngữ đoạn danh động tính (gerundive nominal), ví dụ: (1) a. John’s refusing the offer (việc John từ chối lời mời chào) b. John’s being eager to please (việc John hào hức làm vui lòng) c. John’s criticizing the book (việc John bình phẩm cuốn sách) 2. Ngữ đoạn danh tính phái sinh (derived nominal), ví dụ: (2) a. John’s refusal of the offer (sự từ chối lời mời của John) b. John’s eagerness to please (sự háo hức làm vui lòng của John) c. John’s criticism of the book (sự bình phẩm của John về cuốn sách) 3. Ngữ đoạn danh tính “ hỗn hợp” (mixed form), ví dụ: (3) a. John’s refusing of the offer (việc từ chối lời mời của John) b. John’s proving of the theorem (việc chứng minh định lý của John) c. The growing of tomatoes (việc trồng cà chua) Theo F.Newmeyer, N.Chomsky cho rằng ngữ đoạn danh động tính là phái sinh từ câu (desentential) trong khi ngữ đoạn danh tính phái sinh thì mang dáng dấp của danh từ ở cấu trúc sâu chứ không hề phái sinh từ câu mà cũng không được cải biến từ động từ tương ứng [141, tr. 26-29]. Trong tiếng Anh, một trong những trường hợp có xảy ra hiện tượng pha trộn từ loại thường được nhắc đến là quá trình danh hóa động từ như được minh họa trong các ví dụ sau: (4) a. Harriet repaired all the damage efficiently (Harriet sửa chữa các thiệt hại một cách hiệu quả) b. All the damage was efficiently repaired by Harriet. 5 c. Harriet’s repairing the damage so efficiently d. Harriet’s efficient repairing of the damage e. The efficient repairing of the damage by Harriet f. Harriet/Her repairing the damage so efficiently (Kotjevskaja –Tamm, 1993) Trong a và b, repaired là động từ, nhưng trong các ví dụ từ c đến f, repairing vừa giống danh từ (vì xuất hiện sau Harriet’s và her) lại vừa giống động từ (xuất hiện trước the damage, so efficiently, by Harriet, tức có cấu trúc tham tố của một động từ). Spencer cho rằng “repairing” trong các ví dụ trên là cùng một hình thái danh tính (nominal form) và do đó ông cũng băn khoăn về mức độ động tính của yếu tố này [155, tr.106] Spencer không nêu ra các tiêu chí phân loại thật rõ ràng nên phần trình bày của ông về các kiểu loại danh hóa thiếu nhất quán: các kiểu a,b,c, và e thuộc lĩnh vực hình thái pha trộn ngữ nghĩa học, trong khi các kiểu d, và f lại thuộc lĩnh vực ngữ nghĩa học trộn lẫn cú pháp. Điều này cũng làm người đọc băn khoăn về cách ông xác định thế nào là danh hóa. [Nguyễn Thái Ân, 1] Năm 1967, trong khi nghiên cứu về hiện tượng danh hóa từ động từ, Vendler đã đề xuất kiểu phân loại động từ bốn cách (four-way classification of verbs). Theo Vendler, tất cả các động từ có thể được phân loại như biểu thị trạng thái (states), hoạt động (activities), sự tình/ quá trình điểm tính hữu đích (achievements), hoặc sự tình/ quá trình đoạn tính hữu đích (accomplishments). Ông sử dụng khái niệm achievements và accomplishments để phân loại vị từ (predicates) theo bình diện đặc tính của thể (aspect): Vị từ đoạn tính hữu đích biểu thị một sự tình chỉ quá trình đễn ra ngay lập tức; chẳng hạn arrive là vị từ thuộc loại này và có đặc tính điểm tính (punctual); còn vị từ đoạn tính hữu đích biểu thị mội loại sự tình có tính quá trình, có thời đoạn nhưng rồi cũng đạt tới tột điểm; ví dụ: vị từ build thuộc loại này, có thời lượng (durative) và hữu đích (telic). 6 Về phân loại các từ là sản phẩm của danh hóa, Vendler đã phân biệt hai loại từ danh hóa, đó là: danh từ hoàn chỉnh (perfect nominals) và danh từ không hoàn chỉnh (imperfect nominals). + Danh từ hoàn chỉnh (perfect) đi cùng với các từ hạn định (determiners), nó có thể được bổ nghĩa bởi tính từ, chứ không phải trạng từ và không thể xuất hiện trong nhiều thì khác nhau. Hơn nữa không thể dùng loại danh từ này ở dạng phủ định. Tóm lại, danh từ hoàn chỉnh là những từ đã được danh hóa, thường thì những từ này sẽ mất đi đặc tính động từ và nó sẽ có chức năng giống như một danh từ thật sự. Đây chính là lý do vì sao Vendler đặt cho chúng là perfect. Ví dụ : (5). a.The singing of the song (việc hát một bài hát) b. Beautiful singing of the song (việc hát hay một bài hát) c. Quickly cooking of the dinner d. * Having cooked of the dinner e. * Being able to cook of the dinner f. * Not revealing of the secrect. Trong các ví dụ trên chỉ có danh ngữ (a) và (b) mới đúng là danh từ hoàn chỉnh (perfect nominals), những ngữ đoạn còn lại thì không phải. Bởi vì danh ngữ (a) có từ hạn định the đi cùng, và (b) thì có tính từ đứng trước để bổ nghĩa, hai ngữ đoạn trên đáp ứng điều kiện của một danh từ thực thụ đã đề cập ở trên nên được gọi là danh từ hoàn chỉnh. Còn các ngữ đoạn còn lại, ngữ đoạn (c) thì từ cooking được bổ nghĩa bởi trạng từ quickly, cho thấy cooking không phải là danh từ, ngữ đoạn (d) và (e) lại được dùng ở dạng hiện tại phân từ và từ cook có vai trò là động từ hơn là danh từ. Ngữ đoạn (f) cũng không phải danh từ hoàn chỉnh bởi ngữ đoạn được dùng ở dạng phủ định, một danh từ thực thụ không thể có not đứng trước. 7 + Danh từ không hoàn chỉnh (imperfect) thì ngược lại, chúng có thể bổ nghĩa bởi trạng từ chứ không phải tính từ, chúng có thể xuất hiện ở nhiều thì khác nhau, và có thể được dùng ở dạng phủ định. Ví dụ: (6) a.* The singing the song b.* Beautiful singing the song c. Singing the song beautifully d. Quickly cooking the dinner e. Having cooked the dinner f. Being able to cook dinner g. Not revealing the secret. Ở ví dụ (6) trừ hai ngữ đoạn (a)* và (b)*, 5 ngữ đoạn còn lại đều là danh từ không hoàn chỉnh (imperfect nominals). Do đó, danh từ không hoàn chỉnh có thể đứng bên ngoài vị trí danh ngữ, nhưng cấu trúc bên trong của nó có sự tương đồng với cấu trúc của cụm động từ (verbal phrase) hoặc chủ ngữ mà nó phái sinh. Và đây là nguyên do tại sao Vendler gọi chúng là imperfect, vì thế chúng ta có thể dùng tên gọi của hai loại danh từ này để gọi tên cho những danh từ tương ứng và cho những danh ngữ có chứa loại danh từ trên. Năm 1987, Abney đã trình bày đánh giá chi tiết về cú pháp của vị danh từ (động danh từ) - (gerund), và đây là một phần của lớp danh từ hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh. Ông chia vị danh từ thành 4 loại: 1. Acc-ing: John being a spy (việc John sẽ trở thành điệp viên) 2. Pro-ing: singing loudly (việc hát to) 3. Poss-ing: John’s knowing the answer (việc John biết trả lời câu hỏi) 4. Ing-of: singing of the song (việc hát một bài hát). Tên gọi của 4 loại vị danh từ trên xuất phát từ chủ ngữ. Trường hợp thứ nhất chủ ngữ là đối cách (accusative case), trường hợp thứ hai vị danh từ không có một chủ ngữ rõ ràng, cụ thể và trường hợp thứ ba chủ ngữ có chứa sở hữu cách (possessive), trường hợp này còn được gọi là cụm danh động từ 8 (NGP), còn trường hợp cuối cùng với cái tên gọi là “ing-of” chính là dựa vào hình thức của nó. Theo Vendler, danh từ hoàn chỉnh (perfect nominals) bao gồm cấu trúc ing-of và loại danh từ phái sinh (derived nominal) chẳng hạn như “the destruction of the city” (việc phá hủy thành phố), còn danh từ không hoàn chỉnh (imperfect nominals) bao gồm cả 3 loại còn lại (Poss-ing, Pro-ing, Accing). Grimshaw (1990), trong các công trình nghiên cứu của mình, đã đưa ra một trọng tâm mới trong nghiên cứu về danh từ được chuyển hóa (danh từ phái sinh). Grimshaw đã chỉ ra rằng danh từ phái sinh không tạo thành một lớp đồng nhất. Trên thực tế, chúng có thể được chia thành ba lớp chính mà bà gọi là ‘danh từ sự kiện phức tạp’, ‘danh từ sự kiện đơn giản’ và ‘danh từ kết quả’. Chỉ có lớp ‘danh từ sự kiện phức tạp’ bắt buộc phải có kết cấu tham tố (Argument Structure/AS), trong khi hai lớp còn lại thiếu kết cấu tham tố. Ví dụ sau đây cho chúng ta thấy sự tương ứng ở giữa danh từ có kết cấu tham tố (AS) và danh từ tham chiếu (Referential nominals/ R): Danh từ có kết cấu tham tố (Argument Structure) (7) a. the instructor’s (intentional) examination of the student (bài kiểm tra (có chủ định) dành cho sinh viên của trợ giáo) b. the frequent collection of mushroom (by students) (việc hái nấm thường xuyên (bởi sinh viên) c. the monitoring of wild flowers to document their disappearance (sự theo dõi hoa dại để minh chứng sự biến mất của chúng) d. the destruction of Rome in a day (sự phá hủy thành Rome trong một ngày) Danh từ tham chiếu (Referential nominals) (8) viên) a. the instructor’s examination/exam (bài kiểm tra của giáo 9 b. John’s collections (bộ sưu tập của John) c. these frequent destructions (sự phá hủy thường xuyên) Ravelli [148, tr. 141], trong một nghiên cứu liên quan đến phương thức danh hóa, đã đề xuất hai phương thức có thể được sử dụng trong việc phân tích việc thực hiện ẩn dụ của các quá trình như những danh từ được phái sinh từ động từ, đó là sự phái sinh (derivation) và mối quan hệ đồng nguyên/cùng gốc (agnation). Việc phái sinh từ là công cụ chủ yếu để biến diễn hình thành tham thể được biểu thị bằng những danh từ có đặc tính động từ. Ông sử dụng các bên đồng nguyên để biểu thị mối quan hệ giữa một cấu trúc danh hóa và từ tương ứng không mang tính danh từ. Ví dụ: his arrival – he arrived Việc sử dụng mối quan hệ đồng nguyên trong phân tích ẩn dụ của hiện tượng danh hóa cho phép chúng ta hiểu đầy đủ ý nghĩa của biểu thức ẩn dụ của quá trình bằng cách so sánh nó với các hình thức quan hệ tương ứng với việc thực hiện đồng dạng của nó, vì vậy, mỗi phương thức danh hóa động từ có thể được liên quan đến một quan hệ đồng nguyên. Trong công trình nghiên cứu của Banks [86, tr.129], ông đã đưa ra lập luận rằng có một số lựa chọn có sẵn trong một ngôn ngữ tạo ra các hình thức danh hóa của các quá trình, mặc dù không phải tất cả các lựa chọn có sẵn trong một ngôn ngữ là có hiệu lực cần thiết cho một động từ đồng nguyên vì: 1) Danh hóa là hình thái đồng nhất với động từ đồng nguyên (agnate verb) (ví dụ: haul [(v): lôi ,kéo; (n): sự lôi/kéo mạnh], estimate [(v): đánh giá, ước lượng; (n): sự đánh giá, sự ước lượng, change [(v) thay đổi;(n): sự thay đổi ...) 2) Danh hóa không có động từ đồng nguyên, nhưng nó biểu thị một quá trình (ví dụ: trend [(v): có xu hướng, hướng về; (n): phương hướng, xu hướng], occasion. [(v): gây ra, là nguyên nhân ..; (n) cơ hội, thời điểm, lý do...) 10 3) Danh hóa có một động từ đồng nguyên nhưng không đồng nhất về hình thái, ví dụ: growth (sự phát triển), preference (sở thích), reading (đọc)... Năm 1985, trong công trình nghiên cứu theo khuynh hướng ngữ pháp chức năng, lần đầu tiên, M. Halliday đã nêu ra khái niệm ẩn dụ ngữ pháp như là kết quả của phương thức danh hóa trong tác phẩm An introduction to functional grammar và khái niệm ẩn dụ ngữ pháp này được một số nhà ngữ học thuộc trường phái Ngữ pháp chức năng sau này phát triển thêm. Theo cách nhìn của các tác giả thuộc phái ngữ pháp chức năng, cách biểu hiện tiêu biểu và tự nhiên trong ngôn ngữ là thực thể (entity) được mã hóa bằng danh từ, tính chất (quality) bằng tính từ và quá trình (process) bằng động từ. Tuy nhiên, danh từ hoàn toàn có thể được dùng để diễn tả tính chất hoặc quá trình và đó là phép ẩn dụ ngữ pháp [Halliday,114, tr. 321-329; Taverniers,157, tr. 20]. Đây chính là phương thức danh hóa mà các nhà ngôn ngữ học khác đã đề cập. Khi bàn về danh hóa trong mệnh đề, M.Halliday cho rằng bất kỳ quá trình nào trong một tiểu cú cũng gồm có ba yếu tố: (i) bản thân quá trình đó,(ii) các tham tố (participant) trong quá trình, (iii) các chu cảnh (circumstance) có liên quan đến quá trình [114, tr.101-102]. Ngoài ra, còn một số tác giả khác như Lees, V.Adams, J.yoon, R.Quirk cũng đã đưa ra một số quan điểm riêng của mình về phương thức danh hóa. Thời gian gần đây tác giả Liesbet Heyvaert đã bình luận về tư tưởng của một số nhà ngôn ngữ học đối với phương thức danh hóa, đồng thời làm sáng tỏ một số vấn đề có liên quan khác [115]. 0.3.2. Tình hình nghiên cứu phương thức danh hóa trong tiếng Việt Phương thức danh hoá được các nhà Việt ngữ học chú ý khi nghiên cứu ngôn ngữ trên các bình diện cú pháp, ngữ nghĩa, chức năng và đặc biệt là trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy. Trong tiếng Việt, hầu như các nhà Việt ngữ học đều nhận thấy sự tồn tại của phương thức danh hoá. Tác giả Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Người ta 11 dùng phép biến đổi khác nhau để tạo ra những loại câu phức hợp, câu nghi vấn, câu phủ định, câu mệnh lệnh, câu bị động hoặc chuyển về danh ngữ, tức là phép danh ngữ hóa (nominalization) [16, tr. 74]. Phương thức danh hóa cũng đã được chú ý nhưng nhìn chung quan niệm của các nhà Việt ngữ học vẫn chưa thống nhất. Theo Phan Khôi [37, tr.151]: “Khi muốn có một danh từ chỉ về động tác, trạng thái phải mượn động từ hay hình dung từ và đặt lên trên đó chữ “cái (đẹp)” hay “ sự (học)” chẳng hạn. Ông còn cho rằng những cách nói như cái chết, cuộc đi chơi… là nói theo lối Pháp. Nguyễn văn Tu [73, tr. 131-132] khi bàn về mối quan hệ về nghĩa của từ khi chuyển loại có đưa ra 2 ví dụ về danh hoá như một phần của chuyển loại; Hồ Lê [40, tr. 337-340] thì miêu tả từ ghép chính phụ là danh từ, ông đã đưa một vài ví dụ là sản phẩm các tổ hợp của cái, nỗi, sự với động từ, tính từ song hoàn toàn không nhằm mục đích minh hoạ cho phương thức danh hoá; Đái xuân Ninh [47, tr.102] đã dẫn những tổ hợp định danh như: cái đẹp, cái hay, nỗi lo, sự lãnh đạo nhằm minh chứng cho phương pháp phái sinh từ vựng để biểu thị những khái niệm trừu tượng, bằng cách kết hợp động từ, tính từ với những hình vị nhánh. Kết quả của phương thức danh hóa được dùng để thể hiện một phương thức cấu tạo từ chứ không được mô tả. Đỗ hữu Châu [12, tr.118-119] cũng đã đưa ra một số từ như, sự, việc, cuộc, nỗi, niềm, cơn, trận nhưng không phải để mô tả chúng trong vai trò làm công cụ danh hoá động từ, tính từ mà là để làm sáng tỏ khái niệm từ hư – từ loại. Bùi Đức Tịnh cho rằng [69, tr.61]: “Loại từ thường được đặt trước những tính từ và động từ để biến thành danh từ: sự chăm chỉ, vẻ đẹp, tính cần cù; nỗi nhớ thương, sự phát triển, việc đo lường”. Nguyễn tài Cẩn [7], Diệp quang Ban [5] đều có đề cập đến một vài sản phẩm của phương thức danh hoá nhưng chỉ dùng chúng như những ví dụ miêu tả một tiểu loại trong từ loại danh từ; Đinh văn Đức [22, tr.46] khẳng định trong tiếng Việt “mỗi động từ, tính từ có khả năng có một danh từ tương ứng bằng cách kết hợp với yếu tố ngữ pháp chuyên dùng” song ông cũng không mô tả, khảo sát phương thức 12 này. Trong các công trình nghiên cứu về từ, cấu tạo từ, từ loại tiếng Việt của Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Phú Phong, Nguyễn Kim Thản,.. cũng như các nghiên cứu về loại từ tiếng Việt của Lý Toàn Thắng, Hà Quang Năng, Lưu Vân Lăng, Cao Xuân Hạo…một số cấu trúc- ngữ nghĩa kết quả của phương thức danh hóa cũng được đưa ra nhưng cũng không được đi sâu mô tả. Nhiều nhà Việt ngữ học xếp các yếu tố ngữ pháp chuyên dùng (để danh hóa) vào nhóm các từ chỉ đơn vị hay loại từ hành động nên các công trình nghiên cứu về loại từ, từ chỉ đơn vị cũng có nhắc đến những yếu tố này song cũng chỉ dừng lại ở mức đề cập mà không mô tả. Ngoài ra Nguyễn Thị Thuận [66], đã khái quát hóa phương thức danh hóa, nêu lên được các yếu tố danh hóa và ngữ nghĩa của các yếu tố đó khi kết hợp với động từ hoặc tính từ cũng như mệnh đề trong tiếng Việt hiện đại. Nguyễn Văn Vui và Phan Văn Hòa có hai bài báo đề cập đến danh hóa: Chức năng văn bản của danh hóa trong báo chí Anh –Việt từ cách nhìn của ngữ pháp chức năng [74]; Phương thức hoạt động của danh hóa như một công cụ ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh và tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp chức năng [33]. Luận án này tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về phương thức cũng như là ngữ nghĩa của các yếu tố danh hóa, khảo sát dữ liệu để làm rõ hơn cách sử dụng, những điểm tương đồng và dị biệt về mặt ngữ nghĩa của một vài yếu tố danh hóa khi thay thế cho nhau trong cùng ngữ cảnh. Nhiệm vụ chính của luận án chủ yếu đi sâu vào so sánh đối chiếu phương thức danh hóa giữa tiếng Anh và tiếng Việt ở cấp độ từ (danh hóa động từ, tính từ) và trên từ (danh hóa mệnh đề). Luận án chỉ ra phạm vi khả năng danh hoá của mỗi yếu tố danh hoá cũng như sự khác biệt ý nghĩa giữa các yếu tố trong nội bộ nhóm, và đưa ra những tiêu chí giúp cho người học có thể sử dụng chính xác yếu tố danh hoá và hiểu thấu đáo hơn cũng như có thể tạo ra những tổ hợp danh từ thể hiện những sắc thái ý nghĩa khác nhau. Kết quả của luận án có thể góp phần làm cho người 13 nước ngoài học tiếng Việt hiểu rõ những đặc điểm ngữ nghĩa khác nhau của các biện pháp danh hoá, để có thể diễn đạt phong phú hơn, sinh động hơn. Tóm lại, trong tiếng Anh, phương thức danh hóa được nghiên cứu nhiều ở hai cấp độ: danh hoá từ vựng (danh hoá động từ, tính từ), và danh hoá cú pháp (danh hoá mệnh đề). Các nghiên cứu này có thể xuất phát từ việc miêu tả, lý giải hiện tượng danh hoá về cấu trúc cú pháp, về bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng hay trên các quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận. Tuy nhiên tiêu chí phân loại danh hóa trong tiếng Anh cũng chưa thật rõ ràng và đôi khi thiếu nhất quán, có những trường hợp thuộc lĩnh vực hình thái học nhưng lại pha trộn ngữ nghĩa học và ngược lại, nên người học tiếng Anh cũng gặp khó khăn khi xác định khi nào, trường hợp nào, mới thật sự là phương thức danh hóa danh hóa. Đồng thời, các nhà ngữ học thừa nhận sự tồn tại của phương thức danh hoá trong tiếng Anh và tiếng Việt và thừa nhận tính danh từ của tổ hợp: yếu tố danh hóa + động từ/ tính từ/ mệnh đề.Tuy nhiên họ vẫn chưa thống nhất về quan niệm: xem tổ hợp này là từ, danh ngữ, là một cấu trúc danh tính, hay một cấu trúc ngữ pháp gồm một danh từ khái quát + động từ/ tính từ, cũng như chưa có quan niệm thống nhất về khái niệm danh hoá, chưa có tiêu chí phân biệt phương thức này này với các phương thức có cấu trúc gần nó. Riêng các nhà Việt ngữ học chưa mô tả một cách có hệ thống phương thức danh hóa trên các phương diện cấu trúc, ngữ nghĩa, dụng học hay tri nhận. 0.4 Phương pháp nghiên cứu, nguồn ngữ liệu Để đạt được các nhiệm vụ đề ra ở trên, luận án sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp miêu tả, phân tích Phương pháp này được sử dụng để miêu tả, phân tích các phương thức danh hóa và ngữ nghĩa- kết quả của phương thức danh hóa – của hai ngôn ngữ Anh, Việt, rút ra những nhận xét chung về đặc trưng loại hình của phương thức danh hóa trong hai ngôn ngữ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất